Cau2: Nd quy luat thong nhat va dau tranh cua cac mat doi lap. Y nghia
Cau2: Noi dung quy luat thong nhat va dau tranh cua cac mat doi lap. Y nghia phuong phap luan rut ra tu quy luat
I. Đặt vấn đề:
Phép biện chứng duy vật có 3 quy luật (thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, lượng đổi, chất đổi, phủ định của phủ định) ® 3 hình thức, cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng.
Quy luật thống nhất của các mặt đối lập nói lên nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật và nó có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
II. Nội dung:
1. Khái niệm: Đấu tranh là sự tác động qua lại của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng khách quan.
2. Tính chất của đấu tranh:
* Đấu tranh là hiện tượng khách quan và phổ biến.
- Khách quan: Phép biện chứng duy vật khẳng định mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại đấu tranh bên trong. Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một thể thống nhất của các mặt, các thuộc tính, các khuynh hướng đối lập nhau nhưng lại ràng buộc nhau và tạo thành đấu tranh.
- Mâu thuẫn là hiện tượng phổ biến: Đấu tranh tồn tại khách quan trong mọi sự vật và hiện tượng của giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con người thể hiện:
+ Đấu tranh tồn tại phổ biến ở mọi sự vật hiện tượng, tồn tại trong suốt quá trình phát triển của chúng ta.
+ Không có sự vật, hiện tượng nào lại không có đấu tranh và không có một giai đoạn nào trong sự phát triển của mỗi sự vật, hiện tượng lại không có đấu tranh. Đấu tranh này mất đi mâu thuẫn khác lại hình thành.
* Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
* Khái niệm mặt đối lập: Là sự khái quát những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng... trái ngược nhau trong một chỉnh thể làm nên sự vật và hiện tượng.
Đấu tranh là chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau: Mâu thuẫn phải có 2 mặt đối lập, họ không phải bất kỳ mặt đối lập nào cũng tạo thành đấu tranh, chỉ vì mặt đối lập nào nằm trong một chỉnh thể có liên hệ khăng khít với nhau, tác động qua lại với nhau mới tạo thành đấu tranh.
* Khái niệm thống nhất: Là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.
Ví dụ:
- Trong sự vật: Hai mặt đối lập đồng hoá và dị hoá, nếu chỉ là một quá trình thì sự vật sẽ chết.
- Trong xã hội: Giai cấp tư sản và vô sản là hai mặt đối lập thống nhất với nhau, nếu không có giai cấp vô sản tồn tại với tư cách một giai cấp bán sức lao động thì cũng không có giai cấp tư sản, tồn tại với tư cách mua sức lao động, bóc lột sức lao động để tạo ra giá trị thặng dư.
- Khái niệm "thống nhất" trong quy luật đấu tranh còn gọi là "đồng nhất", hai khái niệm này đồng nghĩa với nhau song khái niệm "đồng nhất" còn có một nghĩa khác đó là sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập.
Trong một cuộc đấu tranh sự thống nhất của các mặt đối lập không tách rời sự đấu tranh giữa chúng, sự thống nhất của hai mặt đối lập ® hai mặt đối lập không nằm yên bên nhau mà luôn luôn đấu tranh với nhau Þ là một quá trình phức tạp và chia ra làm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng khác nhau (ví dụ: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản).
Tóm lại: Bất cứ sự thống nhất của các mặt cụ thể nào cũng đều có tính chất tạm thời, tương đối. Còn sự đấu tranh của các mặt đối lập có tính chất tuyệt đối, nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyển hoá về chất của các sự vật hiện tượng.
* Sự chuyển hoá của các mặt đối lập:
Sự vật và hiện tượng trong thế giới là muôn hình, muôn vẻ nên sự chuyển hoá và các mặt đối lập cũng rất khác nhau, vì vậy phải căn cứ vào từng sự vật mà phân tích sự chuyển hoá của các mặt đối lập, nghĩa là hai mặt đối lập chuyển hoá với nhau hoặc cả hai chuyển thành chất mới.
3. Các loại đấu tranh: Có 4 loại:
a. Đấu trnah bên trong và bên ngoài:
Đấu tranh bên trong: Là đấu tranh nằm ngay trong bản thân sự vật và hiện tượng.
Đấu tranh bên ngoài: Là đấu tranh giữa các sự vật và hiện tượng với nhau.
b. Đấu tranh cơ bản và đấu tranh không cơ bản.
+ Đấu tranh cơ bản: Là đấu tranh quy định bản chất sự vật, hiện tượng.
+ Đấu tranh không cơ bản: chịu sự chi phối của đấu tranh cơ bản.
c. Đấu tranh chủ yếu và đấu tranh thứ yếu:
+ Đấu tranh chủ yếu: Là đấu tranh nổi bật lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định của quá trình phát triển của sự vật.
+ Đấu tranh thứ yếu là đấu tranh không đóng vai trò quyết định.
d. Đấu tranh đối kháng và không đối kháng.
Đấu tranh đối kháng: Là đấu tranh giữa những khuynh hướng, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản trái ngược nhau, không thể điều hoà được.
Đấu tranh không đối kháng là đấu tranh giữa những khuynh hướng, những lực lượng xã hội mà lợi ích căn bản nhất trí với nhau.
III. ý nghĩa phương pháp luận.
1. Phải thừa nhận tính khách quan về đấu tranh của các sự vật, hiện tượng, đòi hỏi chúng ta phải biết phân tích các mặt đối lập của đấu tranh, nắm được bản chất của sự vật, khuynh hướng vận động và phát triển của chúng.
2. Phải biết phân tích thật cụ thể một đấu tranh cụ thể và tìm cách giải quyết đấu tranh cụ thể đối với từng đấu tranh - chúng ta phải tuân theo nguyên tắc sự vật, hiện tượng đối lập nhau thì đấu tranh khác nhau, mỗi quy trình đều có đấu tranh, mỗi đấu tranh lại có đặc điểm riêng.
3. Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết đấu tranh vì đó là sự đấu tranh của các mặt đối lập, bất kỳ đấu tranh nào, bất kỳ giai đoạn nào của đấu tranh, đấu tranh chỉ được giải quyết bằng đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro