Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Cau 7. Pt nguon goc, ban chat,dac trung. chuc nang ,kieu va ht cua nn

Cau 7. Phan tich nguon goc, ban chat,dac trung. chuc nang ,kieu va hinh thuc cua nha nuoc.

Nguon goc:

Lịch sử cho thấy không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ, do kinh tế còn thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. xã hội được thực hiện bằng những quy tắc chung. Trong tay họ không có và không cần một công cụ cưỡng bức đặc biệt nào.

Lực lượng sản xuất phát triển đã dẫn đến sự ra đời chế độ tư hữu và từ đó xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng và cuộc đấu tranh giai cấp không thể điều hoà được xuất hiện. Điều đó dẫn đến nguy cơ các giai cấp chẳng những tiêu diệt lẫn nhau mà còn tiêu diệt luôn cả xã hội. Để thảm hoạ đó không diễn ra, một cơ quan quyền lực đặc biệt đã ra đời. Đó là nhà nước. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là nhà nước chiếm hữu nô lệ, xuất hiện trong cuộc đấu tranh không điều hoà giữa giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ.

Tiếp đó là nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản. Nguyên nhân trực tiếp của sự xuất hiện nhà nước là mâu thuẫn giai cấp không thể

điều hoà được. Đúng như V.I.Lênin nhận định: "Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất cứ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được, thì nhà

nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được"1. Nhà nước chỉ ra đời, tồn tại trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển xã hội và sẽ mất đi khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.

Ban chat:

Theo quan điểm lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước xét về bản chất, là một hiện tượng thuộc thượng tầng kiến trúc, tồn tại dựa trên một cơ sở kinh tế nhất định; là công cụ để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, là một tổ chức quyền lực đặc biệt, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm thực hiện và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.

Dac trung cua nha nuoc

Dac trung cua nha nuoc

Bản chất của nhà nước thể hiện ở đặc trưng cơ bản của nó. Ăng Ghen nhận định: bất kỳ nhà nước nào cũng có ba đặc trưng cơ bản sau:

a. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định.

- Khác với tổ chức thị tộc, bộ lạc được hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống, còn nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia dân cư theo lãnh thổ mà họ cư trú.

- Quyền lực của nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trên lãnh thổ không phân biệt huyết thống.

- Xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước.

- Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.

b. Nhà nước có một bộ máy quyền lực chuyên môn mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.

- Nhà nước của giai cấp thống trị nào cũng có một bộ máy quyền lực chuyên nghiệp, bao gồm: các đội quân vũ trang đặc biệt (quân đội, cảnh sát, nhà tù...)

- Bộ máy quy luật hành chính

- Nhà nước thực hiện quyền lực của mình trên cơ sở sức mạnh cưỡng chế bạo lực của pháp luật.

c. Nhà nước hình thành hệ thống thuế khóa để duy trì và tăng cường bộ máy cai trị.

- Nhà nước tồn tại dựa vào thuế khóa, quốc trái và các hình thức bóc lột khác.

Chế độ đóng góp có tính chất cưỡng bức để nuôi sống bộ máy cai trị.

- Hệ thống thuế khóa, cống nạp hoàn toàn không có trong chế độ thị tộc, bộ lạc.

- Nhà nước của giai cấp bóc lột không những là công cụ trấn áp giai cấp mà còn là công cụ thực hiện sự bóc lột các giai cấp bị áp bức

Chuc nang cua nha nuoc

4. Chức năng của nhà nước.

Bản chất giai cấp của nhà nước còn được thể hiện trong những chức năng sau:

a. Chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội.

- Chức năng thống trị chính trị của giai cấp, chức năng giai cấp là chức năng nhà nước làm công cụ chuyên chính của một giai cấp nhằm bảo vệ sự thống trị giai cấp đó đối với toàn xã hội, bắt nguồn từ lý do ra đời của nhà nước.

- Chức năng xã hội của nhà nước là chức năng nhà nước thực hiện sự quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.

- Trong hai chức năng trên thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.

+ Giai cấp thống trị bao giờ cũng biết giới hạn chức năng xã hội trong khuôn khổ lợi ích của mình.

+ Chức năng giai cấp chỉ có thêt thực hiện được thông qua chức năng xã hội.

+ Xã hội không còn giai cấp thì chức năng xã hội sẽ do xã hội tự đảm nhận

b. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.

Sự thống trị chính trị và sự thực hiện chức năng xã hội của nhà nước thể hiện trong lĩnh vực đối nội cũng như trong đối ngoại.

- Chức năng đối nội của nhà nước: Nhằm duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và những trật tự khác hiện có theo lợi ích của giai cấp thống trị (thực hiện bằng pháp luật và bằng sự cưỡng bức của bộ máy nhà nước. Ngoài ra nhà nước còn dùng nhiều hình thức khác: bộ máy thông tin, tuyên truyền, các cơ quan văn hóa, giáo dục...) để xác lập, củng cố tư tưởng, ý chí của giai cấp thống trị. Tóm lại:

+ Chính trị: đàn áp phong trào cách mạng, sử dụng các hệ thống bạo lực để duy trì giai cấp bị áp bức, bị bóc lột trong vòng trật tự bảo đảm địa vị thống trị của chúng.

+ Kinh tế: Duy trì quan hệ sản xuất bóc lột bằng những chính sách kinh tế. Muốn xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ phải xóa bỏ giai cấp thống trị, xóa bỏ nhà nước thiết lập nhà nước của giai cấp cách mạng, dùng nó để cải tạo quan hệ sản xuất cũ thiết lập quan hệ sản xuất mới.

- Chức năng đối ngoại của nhà nước:

+ Nhằm bảo vệ biên giới lãnh thổ quốc gia và thực hiện các mối quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nước khác vì lợi ích của giai cấp thống trị và lợi ích của quốc gia.

+ Nhà nước của giai cấp thống trị bóc lột: mở rộng lãnh thổ, mở rộng phạm vi bóc lột ra nước ngoài.

+ Bản chất nhà nước của giai cấp thống trị là bạo lực và xâm lược. Ph.Ăngghen: "Chiến tranh là phương tiện làm ăn của giai cấp thống trị và bóc lột". VI.Lênin: "Chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc, bản chất của giai cấp thống trị" => Chiến tranh phi nghĩa.

+ Bản chất của giai cấp bị thống trị là hòa bình (vì sao giai cấp bị trị lại có chiến tranh?). Ph.Ăngghen: "Các ông còn đó (chỉ bọn đế quốc xâm lược) chúng tôi phải dùng cái gậy này (cái gậy này là bạo lực của quần chúng nhân dân)". VI.Lênin: "Thịt mà chống lại với sắt thép là điều ngây thơ" => Cuộc chiến tranh này là cuộc chiến tranh chính nghĩa của quần chúng cách mạng chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa do chủ nghĩa đế quốc gây ra.

+ Cần phân biệt chiến tranh và không nên coi mọi cuộc chiến tranh là tàn ác, không thấy được mặt nhân đạo của cuộc chiến tranh chính nghĩa là sai lầm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: