Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

cau 3: vde ý luận của qluat, từ những thay đổi về lượng d=>chất và<+

cau 3: Những vấn đề lý luận của quy luật, từ những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.

Viết lúc 2:56 chiều 31/08/2010 Sửa Xoá

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI

Quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Quy luật này chỉ rõ tính chất và cách thức của sự phát triển.

1- Các khái niệm

1.1- Khái niệm về chất

Chất là tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng được biểu hiện thông qua các thuộc tính và đặc điểm cấu trúc của sự vật. Tính quy định là cái vốn có của sự vật, hiện tượng để phân biệt sự vật này với sự vật khác. Tính quy định này được thể hiện thông qua các thuộc tính. Có thuộc tính cơ bản và không cơ bản. Thuộc tính cơ bản quy định chất của sự vật. Nếu thuộc tính cơ bản mất đi thì chất của sự vật thay đổi. Còn thuộc tính không cơ bản thì trong quá trình tồn tại của sự vật, có những thuộc tính không cơ bản mới nảy sinh vàcó những thuộc tính không cơ bản mất đi nhưng chất của sự vật không thay đổi. Thuộc tính chỉ bộc lộ thông qua quan hệ với sự vật khác.

Trong sự vật, hiện tượng, chất không tách rời với lượng

1.2-Lượng của sự vật

Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, chỉ rõ về mặt quy mô, tốc độ, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng. Nói đến lượng sự vật tức là sự vật đó lớn hay bé, tốc độ phát triển nhanh hay chậm, trình độ cao hay thấp..v..v..đo bằng các đại lượng cụ thể, bằng số tuyệt đối như trong lượng, thể tích hoặc so sánh với vật thể khác, thời kỳ này với thời kỳ khác.

Ví dụ tốc độ của ánh sáng là 300.000km/giây, một cái bàn có chiều cao 80 phân, một nước có 50 triệu dân..v..v

1.3- Khái niệm về Độ

Độ là giới hạn mà trong đó lượng biến đổi chưa gây nên sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật vẫn là nó, mọi sự vật hiện tượng đều tồn tại trong một độ thích hợp khi lượng biến đổi vượt quá giới hạn độ thì sự vật không còn là nó.

Trong phạm vi một độ nhất định hai mặt chất và lượng tác động qua lại lẫn nhau làm cho sự vật vận động. Mọi sự thay đổi về lượng đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật, nhưng không phải những thay đổi về lượng nào cũng dẫn đến thay đổi về chất. Chỉ trong trường hợp khi sự thay đổi về lượng đạt tới mức phá vỡ độ cũ thì chất của sự vật mới thay đổi, sự vật chuyển thành sự vật khác.

1.4-Điểm nút

Là điểm mà tại đó lượng biến đổi đã gây nên sự thay đổi căn bản, tập hợp những điểm nút gọi là đường nút.

1-5-Bước nhảy

Sự thay đổi căn bản về chất, cái cũ mất đi cái mới ra đời phải thông qua bước nhảy.

Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự biến đổi căn bản từ chất sự vật này sang chất của sự vật khác.

+ Bước nhảy đốt biến là bước nhảy xảy ra trong thời gian ngắn làm thay đổi bản chất của sự vật. Bước nhảy này diễn ra bằng một sự bùng nổ mãnh liệt. VD cách mạng tháng Mười Nga là một bước nhảy đột biến.

+ Bước nhảy dần dần là bước nhảy được thực hiện bằng việc loại bỏ dần những yếu tố, những bộ phận chất cũ xảy ra trong một thời gian dài mới loại bỏ hoàn toàn chất cũ thành chất mới.

2- Nội dung quy luật từ những thay đổi dần về lượng dấn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.

Sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội cũng như sự phát triển nhận thức tư duy con người đều đi từ sự thay đổi dần về lượng được tích luỹ lại khi vượt quá giới hạn độ tới điểm nút thì thì gây nên sự thay đổi căn bản về chất. Sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời thay thế.

Sở dĩ như vậy là vì chất và lượng là hai mặt đối lập vốn có của sự vật hiện tượng. Lượng thì thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối ổn định. Do đó sự phát triển của lượng tới một lúc nào đó thì mâu thuẫn với chất cũ. Khi chất cũ kìm hãm thì qua đó nảy sinh yêu cầu tất yếu phải phá vỡ chất cũ, mở ra một độ mới để mở đường cho lượng phát triển. Sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi vê chất, diễn ra một cách phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Quy luật này còn có chiều ngược lại, tức là không chỉ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất mà sau khi chất mới ra đời do sự biến đổi về lượng gây nên thì chất đó lại quy định sự biến đổi về lượng, ảnh hởng của chất mới đến lượng thể hiện ở quy mô, mức độ, nhịp điệu phát triển mới.

Nội dung duy luật này được phát biểu như sau

Mọi sự vật hiện tượng dều vận động, phát triển bằng cách thay đổi dần về lượng, lượng thay đổi đến một lúc nào đó vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì diễn ra bước nhảy, tạo sự thay đổi về chất của sự vật. Kết quả là sự vật cũ, chất cũ mất đi và sự vật mới, chất mới ra đời. Chất mới lại tác động trở lại lượng mới, lượng mới lại tiếp tục thay đổi dần, đến lúc nào đó, vượt quá độ tồn tại của sự vật tới điểm nút thì lại diễn ra bước nhảy tạo sự thay đổi về chất, cứ như vậy sự tác động qua lại giữa hai mặt chất và lượng tạo ra con đường vận động, phát triển không ngừng của mọi sự vật, hiện tượng.

Điều cần chú ý là:

-Quy luật này chỉ được thể hiện trong mối quan hệ giữa chất và lượng hoàn toàn xác định, mối quan hệ này hình thành một cách khách quan chứ không thể gán ghép một cách tuỳ tiện. đồng thời sự chuyển hoá lượng và chất bao giờ cũng phụ thuộc vào những điều kiện nhất định.

-Quy luật lượng-chất được vận dụng trong xã hội thể hiện ở mối quan hệ giữa tiến hoá và cách mạng. Trong sự phát triển của xã hội, sự thay đổi dần về lượng gọi là tiến hoá, còn sự thay đổi về chất theo hướng tiến hoá lên gọi là cách mạng, tiến hoá chuẩn bị cho cách mạng. Trong giai đoạn tiến hoá, chế độ xã hội chưa có sự thay đổi căn bản về chất, còn cách mạng là kết quả của quá trình tiến hoá, chấm dứt một quá trình này, mở ra một quá trình tiến hoá mới cao hơn, chế độ xã hội cũ bị xoá bỏ, chế độ xã hội mới ra đời thay thế. Cách mạng xã hội là phương thức thay thế xã hội này bằng xã hội khác, bạo lực là hình thức cơ bản của cách mạng.

3- Ý nghĩa phương pháp luận

-Trong hoạt động nhận thức thực tiễn, cần phải coi trọng quá trình tích luỹ về lượng, nếu không coi trọng quá trình này thì sự không có sự biến đổi về chất.

-Quy luật này có chiều ngược lại, chất mới ra đời thì làm biến đổi tốc độ, quy mô lượng mới. Cho nên khi chất mới ra đời phải biết xác định tốc độ, quy mô phát triển về lượng cho thích hợp, không được bảo thủ, dừng lại

-Cần phải chống quan điểm tả khuynh, hữu khuynh. Tả khuynh là phủ nhận tích luỹ về lượng muốn có ngay sự thay đổi về chất, còn hữu khuynh là thì ngược lạikhi lượng biến đổi đã tới vượt quá độ nhưng không dám thực hiện sự thay đổi căn bản về chất.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: