
câu 3
PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỀ NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC VÀ RÚT RA Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÀY?
Ý thức theo định nghĩa mac lenin là một phạm trù song song với phạm trù vật chất, theo đó ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất khách quan vào bộ óc con người và có sự cải biến sáng tạo, được hình thành trong quá trình lao động và được diễn đạt nhờ ngôn ngữ.
A, NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC:
nguồn gốc tự nhiên của ý thức ( yếu tố cần)
1, NÃO NGƯỜI: là sản phẩm quá trình tiến hóa lâu dài của của thế giới vật chất và có cấu tạo rất phức tạp , gồm 14- 15 tỷ tế bào thần kinh. các tế bào này tạp nên nhiều mối liên hệ nhằm thu nhận, xử lý, dẫn truyên và điều khiển toàn bộ hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài thông qua phản xạ có điều kiện và không điều kiện.
2, SỰ PHẢN ÁNH là sự tái tạo những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động lẫn nhau. phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến ở mọi đối tượng trong thế giới vật chất. phản ánh của vật chất có quá rình phá triển lâu dài và từ hình thức thấp lên hình thức cao hơn tùy thuocj vào kết cấu của tổ chức vật chất.
VD: sự phản ánh của quá trinhg nỗ lực nghiên cứu học tập, nghiên cứu là kết quả cao trong các kì thi,...
*các hình thức phản ánh:
a, phản ánh vật lí: là hình thức phản ánh đơn giản nhất ở giới vô sinh , thể hiện qua các biến đổi cơ, lí, hóa
vd: nước sôi, phản ứng hóa học của nước và axit...
b, phản ánh sinh học: là những phản ánh trong sinh giới trong giới hữu sinh cũng có nhiều hình thức khác nhau đáp ứng với mỗi trình độ phát triển của thế giới sinh vật
vd: cây cối vươn ra phía có ánh sáng, gấu ngủ đông và chim di cư....
c, phản ánh ý thức: là hình thức phản ánh cao nhất của sự phản ánh thế giới hiện thực, ý thức chỉ nảy sinh ở giai đoạn phát triển cao nhất của hế giới vật chất, cùng với sự xuất hiện của con người.
VD: con người thực hiện các luật cộng đồng,...
nguồn gốc xã hội của ý thức( yếu tố đủ)
1, LAO ĐỘNG: là hoạt động có có mục đích, có tính lịch sử- xã hội của con người nhằm tạo ra của cải để tồn tại và phát triển. lao động làm cho ý thức khoog ngừng phát triển(bằng cách tích lũy kinh nghiệm), tạo cơ sở cho con người nhận thức đc những tính chất mới(được suy ra từ những kinh nghiệm đã có) của giới tự nhiên; dẫn đến năng lực tư duy trừu tượng, khả năng phán đoán, suy luận dàn dược hình thành và phát triển
VD: kinh nghiệm trồng trọt: khoai đất lạ, mạ đất quen; kinh nghiệm từ thiên nhiên: ráng mỡ gà có nhà thì giữ....
2,NGÔN NGỮ(tiếng nói, chữ viết): trong quá trình lao động con người liên kết với nhau , tạo thành các mối quan hệ xã hội tất yếu, dẫn đến nhu cầu cần thiết "trao đổi thông tin" nên ngôn ngữ xuất hiện. ngôn ngữ trở thành "cái vỏ vật chất của ý thưc". nhờ ngôn ngữ, con người khái quát hóa, trừu tượng hóa những kinh nghiệm để truyền lại cho nhau. ngôn ngữ là sản phẩm của lao động, lại thúc đẩy lao động phát triển.
VD: ghi lại các giai đoạn, diễn biến lịch sử thôn qua các tư liệu, câu chuyện lịch sử...
như vậy nguồn gốc trực tiếp và quan rọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển ý thức là lao động, là thực tiễn xã hội.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro