triet giai cap
9. Hãy trình bày định nghĩa giai cấp của Lenin, các đặc trưng của giai cấp. tại sao nói đấu tranh giai cấp là 1 động lực thúc đẩy xã hội có giai cấp phát triển.. thực chất của cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta ntn?
9.1.Giai cấp là gì
Trước Mác, các nhà tư tưởng chưa đưa ra được chuẩn mực KH về giai cấp. Họ cho rằng, giai cấp là những người khác về chủng tộc, màu da, tài năng cá nhân, địa vị uy tín XH, sở thích, hay những đặc điểm tâm lý. Đây là những quan niệm phiến diện không khoa học. CN Mác Lê Nin khẳng định: giai cấp XH là sản phẩm khách quan của sự phát triển lịch sử gắn với SX. Lê Nin đưa ra định nghĩa giai cấp sau: "Người ta gọi là giai cấp những tập đoàn to lớn gồm người khác về địa vị của họ trong một hệ thống SX xã hội nhất định, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những TLSX, về vai trò của họ trong tổ chức lao động XH, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải hoặc ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ KT-XH nhất định". Rút ra 4 đặc trưng về giai cấp:
• Giai cấp là những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong SX: Trong SX có người làm chủ, người làm thuê, không bình đẳng.
• Giai cấp là những tập đoàn người khác về quyền sở hữu TLSX: có người sở hữu, có người không sở hữu TLSX.
• Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội.
• Giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập.
Các đặc trưng nêu trên liên hệ mật thiết với nhau, trong đó đặc trưng thứ hai là cơ bản, nó chi phối các đặc trưng còn lại, quy định buộc chặt giai cấp. Bản chất giai cấp XH chi phối toàn bộ đời sống XH cả về KT, CT, VH, XH, tư tưởng... không có CT, tư tưởng đạo đức chung cho cả XH. Phân chia giai cấp dẫn đến sự đối lập giữa nông thôn và thành thị, lao động trí óc và lao động chân tay. Đấu tranh giai cấp là một động lực thúc đẩy XH có giai cấp phát triển Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa những giai cấp mà lợi ích căn bản đối lập với nhau, không thể điều hòa được. Đấu tranh giai cấp là quy luật phổ biến trong XH có giai cấp đối kháng: trong XH nô lệ giai cấp chủ nô bóc lột những người nô lệ dưới hình thức nô dịch, cưỡng bức trực tiếp, trong XH phong kiến thì giai cấp địa chủ phong kiến quý tộc bóc lột những người nông dân tá điền thông qua tô tức cho vay nặng lãi, trong XH TB thì giai cấp tư sản bóc lột công nhân thông qua giá trị thặng dư Đấu tranh giai cấp là một động lực thúc đẩy XH phát triển (mâu thuẫn được giải quyết, XH mới ra đời thay XH cũ) Cội nguồn của mâu thuẫn giai cấp XH xuất phát từ kinh tế. Đó là xung đột giữa LLSX tiên tiến với QHSX lỗi thời. Mâu thuẫn này được biểu hiện về mặt XH thành mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp CM đại biểu cho LLSX tiến bộ với giai cấp thống trị bóc lột, đại biểu cho QHSX lỗi thời, nhưng đang thống trị XH. Cuộc đấu tranh của giai cấp bị áp bức bóc lột chống lại giai cấp thống trị bóc lột, mà đỉnh cao là CM XH làm cho QHSX cùng với giai cấp thống trị bóc lột bị xóa bỏ thay bằng QHSX và giai cấp thống trị mới. Đấu tranh giai cấp là động lực phát triển XH không chỉ trong thời kỳ CM XH, mà cả trong hòa bình. Đấu tranh giai cấp có tác dụng không chỉ xóa bỏ các lực lượng phản động, cải tạo XH mà còn cải tạo cả bản thân giai cấp CM. Đấu tranh giai cấp là quy luật chung của mọi XH có giai cấp, song có sự biểu hiện đặc thù trong từng XH cụ thể, do tương quan lực lượng của các giai cấp và tính chất của sự thống trị quyết định. Hiện nay mâu thuẫn giai cấp lắng xuống là nhờ những cải cách tiến bộ nhất định ở một số nước và kết quả đấu tranh của các giai cấp CM của các nước trên thế giới.
9.2.Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản
Giai cấp vô sản là con đẻ của Đại CN cơ khí - là đại biểu cho LLSX trong phương thức sản xuất TBCN. Trong XHTB tồn tại mâu thuẫn gay gắt đó là LLSX đã được XH hóa cao độ với chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về TLSX. Biểu hiện về mặt XH là mâu thuẫn giữa giai cấp TS và giai cấp VS. Ngày nay, CNTB còn tồn tại, CMVS chưa bùng nổ là vì:
• Giai cấp TS đã tranh thủ những thành tựu của cuộc CM KH công nghệ mới, đưa năng suất lao động ở các nước TB lên cao.
• Giai cấp TS tăng thêm phúc lợi XH, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp XH.
• Chúng điều chỉnh quan hệ sở hữu TLSX, cho công nhân mua cổ phần trong các công ty TB để khống chế tinh thần đấu tranh của họ.
• Bóc lột của CNTB diễn ra tinh vi kín đáo hơn, chủ yếu là giá trị thặng dư tương đối.
Tuy nhiên những điều chỉnh đó vẫn trong khuôn khổ của chế độ TB, chỉ bảo đảm sự ổn định tạm thời của CNTB mà thôi. Những MT quy định bản chất của CNTB vẫn không đổi; giai cấp tư sản vẫn tăng cường bóc lột người lao động với những hình thức nặng nề hơn; sự phân cực giàu nghèo trong XHTB vẫn diễn ra mạnh mẽ. Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của đấu tranh giai cấp vẫn tồn tại.
Vì thế cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản với giai cấp tư sản ngày nay vẫn là một tất yếu. Ở những nước giai cấp vô sản đã nắm được chính quyền, cuộc đấu tranh giữa TS và VS vẫn chưa kết thúc vì:
• Sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị đánh bại vẫn còn, thậm chí còn quyết liệt, nhằm giành lại chính quyền đã mất.
• Những cơ sở kinh tế, XH, CT, những tàn dư tư tưởng, tâm lý, tập quán VH lỗi thời, phản động của giai cấp bóc lột vẫn còn tồn tại.
• Giai cấp TS, đế quốc bên ngoài cấu kết với kẻ thù bên trong, thực hiện âm mưu diễn biến hòa bình, can thiệp hòng xóa bỏ thành quả CM của giai cấp VS và lao động. Do đó cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp VS chống TS kéo dài suốt thời kỳ quá độ nhằm giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa CNTB và CNXH vẫn diễn ra.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro