Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Triet 41-50

Câu 41: Phân tích kết cấu của lực lượng sản xuất. Nêu vị trí của cách mạng khoa học kỹ thuật trong LLSX.

Trả lời: a) Kết cấu của LLSX:

LLSX bao gồm TLSX và người lao động: LLSX biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.

+ TLSX bao gồm đối tượng lao động và tư liệu lao động.

- Đối tượng lao động: Là những vật có sẵn trong tự nhiên và cả những vật do con người tạo ra được, con người sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Tư liệu lao động có công cụ lao động và những phương tiện khắc phục trong quá trình sản xuất như những phương tiện vận chuyển bảo quản sản phẩm. Công cụ lao động là những vật mà con người đặt ra giữa mình với đối tượng lao động chúng chuyển tác động của con người vào đối tượng để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu con người. Trong các yếu tố cấu thành TLSX thì công cụ lao động con người đóng vai trò quan trọng nhất vì thiếu nó con người không thể sản xuất được, nó là tiêu chuẩn để đánh giá quá trình chinh phục tự nhiên của con người và nó quyết định việc tăng năng suất lao động.

* Người lao động:

Trong LLSX yếu tố con người đóng vai trò hàng đầu. Thiếu con người thì không thể sản xuất được, vì sản xuất chính là do con nười thực hiện cho nên ngày nay, vấn đề quan tâm đến người lao động là một trong những vấn đề quan trọng (quan tâm đến lợi ích cuả họ đến việc bồi dưỡng nâng cao trình độ, kiến thức tay nghề cho họ).

b) Vị trí của cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất:

- Cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra bước nhảy vọt trong LLSX.

- Khoa học đã trở thành lực lươợng sản xuất trực tiếp không thể thiếu được vai trò của khoa học kỹ thuật. Thực chất của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật là nó đã mở ra sự sản xuất tự động hóa với việc phát triển và ứng dụng của điều khiển học, vô tuyến, điện tử và tin học.

- Khoa học là những nguyên nhân của những thay đổi to lớn trong kỹ thuật sản xuất, nó tạo ra những ngạch sản xuất mới đưa đến phát triển công nghệ mới đem lại hiệu quả cao trong sản xuất.

- Vai trò to lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật đối với LLSX được thể hiện ở từng bộ phận trong kết cấu của LLSX cụ thể là:

+ Trong đối tượng lao động sự phát triển của khoa học lý luạn đã giúp phát hiện và đề ra hàng loạt các phương pháp khai thác, các nguồn năng lượng mới tạo ra các vật liệu mới.

+ Trong tư liệu lao động khoa học kỹ thuật đã tạo ra những công cụ mới hiện đại.

+ Trong bản thân người lao động những tri thức khoa học đã kết tinh trong tri thức của con người lao động, người lao động trong LLSX ngày nay không chỉ là những người lao động chân tay mà cả kỹ thuật viên, kỹ sư và những các bộ khoa học phục vụ tực tiếp quá trình sản xuất./.

Câu 42: Phân tích nội dung của quan hệ sản xuất các loại hình QHSX cơ bản ở nước ta hiện nay.

Trả lời: QHSX là gì?

QHSX là những quan hệ cơ bản giữa người với người trong quá trình sản xuất.

- Quan hệ mang tính chất khách quan nó là quanhệ cơ bản quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác của con người.

- QHSX là tiêu chí quan trọng để phân hình thái HTXH này với HTKT khác.

- QHSX được hình thành và biến đổi theo xu hướng phù hợp với tính và trình độ của LLSX.

* QHSX được biểu hiện ở 3 mặt sau:

- QH về mặt sở hữu đối với TLSX: có 2 hình tưức sở hữu cơ bản về tư liệu sản xuất đó là: sở hữu xã hội và sở hữu tư nhân. Mặt này đóng vai trò quyết định đến các vai trò khác của QHSX vì muốn tiến hành sản xuất được cânf phải có TLSX (bao gồm đối tượng xã hội người có TLLĐ). Ai nắm giữ TLSX chủ yếu trong xã hội người đó sẽ có quyền trong việc tổ chức quản lý sản xuất phân công lao động và sẽ có quyền trong việc phân phối sản phẩm do lao động làm ra.

- Quan hệ trong việc quản lý sản xuất: do quan hệ về mặt sở hữu đối với TLSX quyết định.

- Quạn hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động: do quan hệ về mặt sở hữu đối với TLSX quyết định ba mặt trên của QHSX có quan hệ tác động biện chứng với nhau không thể tách rời trong đó quan hệ sở hữu đối với TLSX đóng vai trò quyết định.

+ Các loại hình quan hệ sản xuất cơ bản ở nước ta hiện nay.

- Hiện nay nước ta đang ở vào thời kỳ quá độ đến CNXH do đó các loại hình QHSX của nước ta bao gồm:

- QHSX XHCN (sở hữu Nhà nước về tư liệu sản xuất, kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và nó định hướng phát triển các thành phần khác.

- QHSX dựa trên sở ưữu tập thể về TLSX (trừ ruộng đất sở hữu xã hội) đó là kinh tế tập thể, thành phần kinh tế mà trình độ xã hội hóa của LLSX, tổ chức và quản lý sản xuất thấp hơn kinh tế Nhà nước, nhưng sản xuất với lượng hàng lớn cung cấp cho đời sống xã hội.

- QHSX TBCN (sở hữu tư nhân về TLSX): kinh tế TB tư nhân.

- QHSX dựa trên hình thức sở hữu cá nhân về TLSX và lao động trực tiếp của bản thân người lao động kinh tế cá thể./.

Câu 43: Phân tích quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX. ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu nắm vững quy luật này ở nước ta hiện nay.

Trả lời:a) Một số khái niệm:

- LLSX biểu hiện mối quan hệ con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.

QHSX: biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình SXLLSX và quan hệ sản xuất hợp thành phương thức sản xuất của xã hội.

- Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong một giai đoạn lịch sử nhất định với tự nhiên và có những quan hệ với nhau trong sản xuất.

- Tính chất của LLSX: Là xét về tính chất của tư liệu sản xuất và của lao động. Có hai loại tính chất của LLSX.

+ Tính chất cá nhân

+ Tính chất xã hội

- Trình độ của LLSX là trình độ phát triển của công cụ lao động, của kỹ thuật, trình độ kinh nghiệm kỹ năng lao động của con người, quy mô sản xuất, trình độ phân công lao động xã hội xét những yếu tố trên ta thấy:

+ LLSX có trình độ cao.

+ LLSX có trình độ thấp.

b) Phân tích quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX.

- Trước hết cần phải hiểu sự phù hợp của QHSX có nghĩa là LLSX có tính chất và trình độ như thế nào thì QHSX cũng có tính chất lượng đó là thống nhất biện chứng có chứa đựng mâu thuẫn tiêu chí của sự phù hợp này là năng suất lao động tăng. LLSX phát triển đảm bảo nhưng điều kiện về xã hội và môi trường.

Thứ nhất: QHSX được hình thành biến đổi, phát triển đưa ảnh hưởng quyết định của LLSX.

+ LLSX là yếu tố luôn vận động và biến đổi trong quá trình lịch sử. Sự phát triển từ LLSX bao giờ cũng được bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của công cụ lao động, của quá trình phân công lao động. Nhưng giai đoạn khác nhau của sự phân công lao động cũng đồng thời là những hình thức khác nhau của sở hữu về TLSX.

+ Sự biến đổi của LLSX và QHSX sớm muộn cũng kéo theo sự biến đổi của QHSX.

+ Mâu thuẫn của LLSX và QHSX tất yếu sẽ dẫn đến phải xóa bỏ "Xiềng xích trói buộc" LLSX để xác lập QHSX mới phù hợp với yêu cầu phát triển của LLSX (Trong xã hội có giai cấp đối kháng, mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX thường dẫn đến đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao của nó CMXH).

Thứ hai: QHSX tác động trở lại LLSX (QHSX được hình thành biến đổi theo yêu cầu phát triển của LLSX song nó có tính độc lập tương đối). Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX diễn ra theo hai xu hướng:

+ Nếu QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì sẽ thúc đẩy LLSX phát triển.

+ Nếu QHSX không phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX thì sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX, với hai nền sản xuất có LLSX tương đương (Cơ khí, đại công nghiệp...) song tính chất của QHSX khác nhau sẽ dẫn đến mục đích của sản xuất năng xuất lao động khác nhau.

Chú ý: QHSX có thể tác động mở đường cùng với sự phát triển của LLSX tác dụng đó có giới hạn của nó. Bao giờ QHSX cũng bị LLSX quyết định. Như vậy có thể nói, sự liên hệ tác động qua lại biện chứng giữa LLSX và QHSX trong một phương thức SX đã hình thành nên quy luật phổ biến của toàn bộ lịch sử xã hội loài người: quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX quy luật này chi phối toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại nó làm cho lịch sử là một dòng chảy liên tục xong máng tính dán đoạn. Trong từng giai đoạn lịch sử, quy luật này có những biểu hiện đặc thù của nó.

c) ý nghĩa

Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX nói lên rằng nền sản xuất của xã hội chỉ có thể được phát triển trên cơ sở QHSX phải phù hợp với LLSX, cho nên hiểu và vận dụng đúng quy luật này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển sản xuất.

Trước đây ta đã chưa nhận thức và vận dụng đúng quy luật này thể hiện xây dựng QHSX quá cao quá xa so với tính chất và trình độ của LLSX chưa quan tâm chú ý đầy đủ đến các mặt QHSX.

Nước ta hiện nay đang ở thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội nên LLSX vẫn còn ở trình độ thấp tính chất của công cụ sản xuất là thủ công và nửa cơ khí, nên kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ nên Đảng ta đã đề ra chủ trương đổi mới (Nhận thức và vận dụng đúng quy luật này). Chúng ta khẳng định:

+ Đa dạng hóa các hình thức sở hữu.

+ Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý.

+ Thực hiện nhiều hình thức phân phối theo hiệu quả lao động theo tài sản và vốn đóng góp...

Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, với những việc làm trên chúng đã tạo ra sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của LLSX trong thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam./.

Câu 44: Tại sao nói phương thức sản xuất là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Trả lời: Phương thức sản xuất là gì?

PTSX là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ nhất định với tự nhiên và có những quan hệ với nhau trong sản xuất. Mỗi HTKTXH có PTSX sản xuất nhất định. Các PTSX sản xuất trong lịch sử được thay thế lẫn nhau một cách tất yếu khách quan bằng các cuộc cách mạng xã hội PTSX sau bao giờ cũng tiến bộ hơn PTSX trước.

* PTSX là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội vì:

- Quyết định sự tồn tại của xã hội loài người chính là sản xuất vật chất, nếu không sản xuất thì bất cứ nước nào, xã hội nào cũng bị diệt vong. Mà sản xuất bao giờ cũng được con người tiến hành theo những cách thức nhất định. Nên có thể nói chính phương thức sản xuất quyết định sự tồn tại của loài người.

+ PTSX là tiêu chuẩn để phân biệt các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội loài người. Mác nói, các thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ sản xuất bằng cái gì? với những phương tiện gì?

+ Tính chất và kết cấu của xã hội như thế nào không phải do nguyện vọng, ý muốn chủ quan của conngười cũng không do tư tưởng, lý luận quyết định mà do PTSX quyết định.

- PTSX quyết định sự phát triển của xã hội vì bản thân PTSX luôn thay đổi và cải tiến công cụ (trong quá trình khái quát để giảm nhẹ và tăng năng suất con người luôn tìm cách thay đổi và cải biến công cụ. Chính điều này đã làm cho TLSX thay đổi, LLSX đã tác động dẫn người lao động làm cho trình độ kỹ năng sản xuất của họ cũng thay đổi, như vậy toàn bộ lực lượng được thay đổi theo nó là sự biến đổi của QHSX cho phù hợp với tính chất và trình độ mới của LLSX) PTSX thay đổi làm cho mọi mặt khác của đời sống xã hội cũng thay đổi theo như vậy PTSX làm cho xã hội phát triển từ thấp đến cao. Có thể nói lịch sử xã hội loài người là lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các PTSX.

Câu 45: Tại sao nói lịch sử phát triển của xã hội loài người và lịch sử phát triển kế tiếp nhau của các PTSX.

Trả lời: Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX không những biểu hiện mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa LLSX và quan hệ sản xuất, trong đó LLSX giữ vai trò quyết định, mà còn thể hiện sự nối tiếp của các PTSX khác nhau trong lịch sử.

- Quyết định sự tồn tại của lịch sử loài người chính là sản xuất vật chất nếu không sản xuất bất cứ nước nào, xã hội nào cũng bị diệt vong. Mà sản xuất bao giờ cũng được con người tiến hành theo những cách thức nhất định, nếu có thể nói chính PTSX quyết định sự tồn tại của loài người.

PTSX này được thay thế bằng PTSX khác cao hơn, nguyên nhân của sự thay thế đó là sự phát triển của LLSX sản xuất chính sự thay thế của các PTSX kế tiếp nhau trong lịch sử đã làm cho xã hội loài người phát triển qua các giai đoạn từ thấp đến cao đó là PTSX cộng sản nguyên thủy ? PTSX chiếm hữu nô lệ ?PTSX phong kiến ?PTSX tư bản chủ nghĩa ? PTSX XHCN (giai đoạn thấp của PTSX cộng sản chủ nghĩa tương ứng với các PTSX ấy là các chế độ xã hội đó là XH cộng ssản nguyên thủy ? XH chiếm hữu nô lệ ? XH phong kiến ? XH TBCN ? XHCN (giai đoạn thấp của XH cộng sản chủ nghĩa).

- Sự thay thế của các PTSX trong lịch sử có tính quy luật. Tuy nhiên không phải nước nào cũng nhất thiết phải lần lượt trải qua các phương thức SX ấy mà có thể bỏ qua PTSX này hay PTSX khác để tiến lên PTSX cao hơn. Vấn đề này do những điều kiện cụ thể của từng bước quy định./.

Câu 46: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa CSHT(cơ sở hạ tầng) và KTTT (kiến trúc thượng tầng) trong thời kỳ quá độ nên thời kỳ CNXH ở nước ta.

Trả lời: a) Khái niệm:

- CSHT: Là toàn bộ các quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một mô hình thái kinh tế xã hội nhất định. Đặc trưng cho tính chất của CSHT của xã hội là do quan hệ sản xuất thống trị quyết định.

- KTTT: Là toàn bộ tư tưởng xã hội những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của KTTT được hình thành trên cơ sở hạ tầng quyết định, KTTT bao gồm: Những tư tưởng xã hội (chính trị, pháp luật, đạo đức tôn giáo, nghệ thuật...) và những tổ chức thiết chế khác nhau (Nhà nước, giáo hội chính Đảng, các đoàn thể...).

b) Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:

- CSHT quyết định KTTT.

+ CSHT nào thì KTTT ấy tức là KTTT phản ánh CSHT.

+ CSHT thay đổi thì KTTT cũng thay đổi theo sự thay đổi của KTTT rõ rệt khi CSHT này được thay thế bằng CSHT khác.

- Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT.

+ KTTT có thể tác động trở lại đối với CSHT, vì chức năng của KTTT là bảo vệ duy trì, củng cố và phát triển CSHT đã sinh ra nó.

+ Các bộ phận khác nhau của KTTT đều tác động đến CSHT bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó Nhà nước giữ vai trò to lớn và quan trọng đối với CSHT.

+ Sự tác động trở lại của KTTT đối với CSHT được thể hiện ở hai điểm sau:

Thứ nhất: Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội KTTT có quá trình biến đổi nhất định qua trình độ càng phù hợp với CSHT thì nó càng thúc đẩy CSHT phát triển.

Thứ hai: Khi KTTT tác động ngược chiều với CSHT thì nó sẽ gây cản trở cho sự phát triển của CS hạ tầng.

c) Những đặc điểm của CSHT và KTTT trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

* Về CSHT của nước ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

CSHT bao gồm các thành phần kinh tế các kiểu quan hệ SX với các hình thức sở hữu khác nhau thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN.

Kinh tế Nhà nước thực hiện tốt vai trò chủ đạo.

Kinh tế HTX bao gồm HTX sản xuất nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Kinh tế Nhà nước và kinh tế HTX trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân.

- Kinh tế TB Nhà nước dưới các hình thức khác nhau tồn tại phổ biến.

- Kinh tế cá thể tiểu chủ.

- Kinh tế TB tư nhân chiếm tỷ trọng đáng kể.

* Về KTTT:

- Đảng khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành đông. Xây dựng hệ thống chính trị XHCN.

+ Xây dựng Nhà nước ta của dân do dân và vì dân.

+ Mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+ Phát triển nền tảng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Thực hiện dân chủ XHCN. Phát huy khả năng sáng tạo thành tích cực chủ động của mọi cá nhân./.

Câu 47: Hình thái kinh tế xã hội là gì? ý nghĩa của việc nghiên cứu học thuyết hình thái kinh tế xã hội.

Trả lời: Hình thái kinh tế xã hội:

* Hình thái kinh tế xã hội.

Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Với những quan hệ sản xuất của nó thích ứng với LLSX ở một trình độ nhất định và với một KTTT xây dựng trên những QHSX đó.

* ý nghĩa của việc nghiên cứu học thuyết. Hình thái kinh tế xã hội.

- Nghiên cứu học thuyết. Hình thái kinh tế xã hội cho ta thấy rõ rằng mỗi xã hội đều có quan hệ sản xuất của nó.

- Tiêu biểu cho một chế độ kinh tế của xã hội ấy đều là những quan hệ vật chất, đều là hình thức xã hội của một quá trình sản xuất.

- Việc phát hiện ra những quan hệ vật chất cơ bản ấy của xã hội đã đặt ra cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xã hội đã đặt ra cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu xã hội trên quan điểm duy vật và từ đó đi vào phân tích các quan hệ phức tạp khác của đời sống, xã hội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

- Nhờ có sự khái quát khoa học ấy thì mới có khả năng phân tích một cách đúng đắn các hiện tượng và quá trình lịch sử xã hội cụ thể từ đó phân biệt chế độ xã hội này với một chế độ xã hội khác và đồng thời tìm thấy sự giống nhau và khác nhau giữa các xã hội đó.

- Học thuyết hình thái kinh tế xã hội đã vạch ra nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển xã hội nó đã đặt cơ sở khoa học cho xã hội hoặc nâng xã hội học lên thành khoa học thực sự.

- Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là cơ sở lý luận cho đường lối cách mạng của giai cấp vô sản và quần chúng lao động trong xã hội cũ và xây dựng xã hội mới.

- Nó vũ trang cho chúng ta phương pháp khoa học để nghiên cứu sự phát triển xã hội qua các chế độ xã hội khác nhau hiểu rõ cơ cấu chung của hình thái kinh tế xã hội là những quy luật phổ biến tác động chi phối sự vận động và phát triển của xã hội.

Câu 48: Tại sao nói sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên.

Trả lời: * Sự phát triển của hình thái kinh tế xã hội là một quy luật lịch sử tự nhiên vì:

Lịch sử phát triển xã hội qua nhiều giai đoạn từ thấp đến cao tương ứng với mỗi giai đoạn ấy là một hình thái kinh tế xã hội.

Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử đều do tác động của các quy luật khách quan đó là quá trình lịch sử tự nhiên của xã hội.

+ Các quy luật khách quan của xã hội là:

- Quy luật và sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của LLSX.

- Quy luật CSHT quết định KTTT.

Các quy luật xã hội khác. Đấu tranh giai cấp, chính do tác động của quy luật khách quan đó mà các hình thái xã hội vận động phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao trong lịch sử không phụ thuộc vào ý chí nguyện vọng chủ quan của con người.

Quá trình phát triển khách quan của xã hội có nguồn gốc sâu xa của sự phát triển LLSX. Do đó xét đến cùng LLSX quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế xã hội như một quá trình lịch sử tự nhiên./.

Câu 49: Phân tích nội dung cơ bản của các yếu tố hợp thành các cấu trúc hình thái kinh tế xã hội. Sự vận dụng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.

Trả lời: * Khái niệm:

Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất của nó, thích ứng với LLSX ở một trình độ nhất định và với một KTTT được xây dựng trên quy luật sản xuất đó.

* Căn cứ vào khái niệm trên ta thấy những yếu tố cơ bản hợp thành cấu trúc hình thái kinh tế xã hội bao gồm:

- LLSX quan hệ sản xuất và KTTT mỗi mặt đều có vai trò nhất định và tác động đến các mặt khác tạo nên sự vận động của cơ thể xã hội. Đó chính là hình thái kinh tế xã hội.

LLSX là nền tảng vật chất kỹ thuật của mỗi hình thái kinh tế xã hội. Sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế xã hội xét đến cùng là do LLSX quyết định.

QHSX là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả mọi quan hệ xã hội khác không có những mối quan hệ xã hội đó thì không thành xã hội và không có quy luật xã hội mọi hình thái kinh tế xã hội lại có một kiểu QHSX tương ứng với một trình độ nhất định của mỗi LLSX; QHSX là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt xã hội cụ thể này với cụ thể khác và tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển của lịch sử. Những QHSX là bộ xương của cơ thể xã hội hợp thành CSHT.

KTTT được hình thành trên CSHT tức là nó được hình thành trên những QHSX nhất định KTTT bao gồm những quan điểm về chính trị, pháp luật, đạo đức, triết học... và những thiết chế tương ứng với những quan điểm tư tưởng hợp thành. KTTT xã hội nhà chức năng của KTTT là bảo vệ duy trì phát triển CSHT đã sinh ra nó.

- Ngoài những mặt cơ bản của xã hội đã nói ở trên còn có những QHSX khác như QH dân tộc quan hệ gia đình và các sinh hoạt xã hội khác qua lại biện chứng lẫn nhau hình thành nên những quy luật phổ biến chi phối sự hoạt động của xã hội đó là:

Quy luật về sự phù hợp của QHSX với tính chất và trình độ của TLSX.

Quy luật CSHT quyết định KTTT và các quy luật khác của xã hội.

* Sự vận dụng của Đảng ta:

- Đảng ta đã vận dụng học thuyết về hình thái kinh tế xã hội để xây dựng hình thái kinh tế xã hội ở nước ta.

- Xây dựng nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Xây dựng hệ thống chính trị theo nguyên tắc nhân dân lao động là người chủ xã hội, bảo vệ quyền dân chủ của mọi thành viên của xã hội.

- Mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp cận và vận dụng những giá trị mới của văn minh nhân loại.

- Tạo môi trường cho hoạt động tự do sáng tạo cho mọi sáng kiến cá nhân và đơn vị. Khai thác triệt để yếu tố con người, vì con người, như vậy xây dựng hình thái kinh tế xã hội, XHCN ở nước ta trong thời quá độ là phát triển LLSX và xây dựng QHSX mới theo định hướng XHCN xây dựng một hệ thống chính trị bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân lao động, hoạt động theo nguyên tắc tất cả từ con người vì con người. Tiếp tục cải cách bộ máy Nhà nước xây dựng hoàn thiện Nhà nước CHXHCN Việt Nam Nhà nước của dân do dân và vì dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức XHCN làm nền tảng cho Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo./.

Câu 50: Tại sao nói học thyết hình thái kinh tế xã hội của Mác là hòn đá tảng của chủ nghĩa duy vật lịch sử.

Trả lời: Học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác khẳng định rằng:

+ Xã hội là một hệ thống toàn vẹn các yếu tố của xã hội đều có liên hệ và tác động lẫn nhau trong đó cơ bản nhất là LLSX, QHSX, CSHT, KTTT.

+ Xã hội phát triển theo một quá trình xã hội vận động phát triển trong lịch sử qua nhiều giai đoạn khác nhau mỗi giai đoạn ấy có một kiểu xã hội cụ thể mà tiêu biểu là hình thức QHSX nhất định những QHSX ấy là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt một xã hội cụ thể này với một xã hội cụ thể khác. Những nội dung học thuyết hình thái kinh tế xã hội của Mác thể hiện quan điểm duy vật trong việc xem xét, nghiên cứu xã hội trong lịch sử để xây dựng được học thuyết hình thái kinh tế xã hội. Mác đã đi sâu phân tích và nghiên cứu một cách khoa học một xã hội cụ thể (XHTB) tách quanhệ kinh tế ra khỏi các quan hệ xã hội khác, xem xét mối quan hệ giữa chúng, vạch rõ quanhệ sản xuất là quan hệ cơ bản quyết định tất cả các quan hệ xã hội khác. Từ sự phân tích xã hội tư bản Mác mở rộng việc nghiên cứu các xã hội khác vạch ra chỗ giống và khác nhau giữa các xã hội ấy. Mỗi hình thái kinh tế xã hội có những cái chung (LLSX, QHSX, CSHT, KTTT và những quy luật chung như quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX...) và những biểu hiện đặc thù trong những giai đoạn phát triển cụ thể. Mỗi hình thái kinh tế xã hội cụ thể ấy lại biểu hiện theo một kiểu riêng ở những nước khác nhau.

+ Ngoài quan hệ sản xuất là quyết định Mác còn chú ý đến KTTT được xây dựng trên những cơ sở ấy và Mác cũng thấy vai trò kinh tế xã hội với học thuyết hình thái kinh tế xã hội mác đã đặt cơ sở duy vật cho việc nghiên cứu giải thích các hiện tượng xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #art