Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Triet 31-40

Câu 31: Phân tích nội dung cơ bản của các phạm trù nguyên nhân và kết quả. ý nghĩa của việc nghiên cứu các phạm trù này.

Trả lời: Nguyên nhân là sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vạt hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nào đó.

- Kết quả là một hiện tượng mới xuất hiện có một hoặc nhiều nguyên nhân gây ra.

- Điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả nhưng lại không thể thiếu được cho sự xuất hiện của kết quả điều kiện tham gia một cách chủ yếu vào quá trình sinh ra kết quả.

- Nguyên cớ là hiện tượng không gây ra kết quả nhưng xúc tiến việc xuất hiện kết quả có liên hệ bề ngoài giả tạo với kết quả.

- Mối liên hệ nhân quả là mối liên hệ ngay trong sự vật độc lập với ý thức của con người.

- Quan hệ nhân quả đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định kết quả ra đời sau khi nguyên nhân đã phát triển đến một mức độ nhất định.

a. Mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.

- Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả vì vậy nguyên nhân phải có trước kết quả

- Một nguyên nhân nhất định trong những hoàn cảnh nhất định chỉ có thể gây ra kết quả nhất định và mọi kết quả nhất định bao giờ cũng sinh ra bởi nguyên nhân xác định, nếu các nguyên nhân và hoàn cảnh càng ít khác nhau bao nhiêu thì các kết quả do chúng gây nên cũng càng ít khác nhau bấy nhiêu.

Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ phức tạp.

+ Thứ nhất: cùng một nguyên nhân có thể gây ra nhiều kết quả khác nhau tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể.

+ Thứ hai: cùng một kết quả có thể gây nên bởi những nguyên nhân khác nhau tác đông riêng lẻ hay tác động cùng một lúc lên sự vật thì hiệu quả tác động của từng nguyên nhân với sự hình thành kết quả xẽ khác nhau tuỳ vào hướng tác động của nó.

Nếu nguyên nhân tác đông lên sự vật cùng môi trường thì chúng sẽ gây lên ảnh hưởng cùng chiều với sự hình thành kết quả.

- Ngược lại nếu các nguyên nhân khác nhau tác đông lên sự vật theo các hướng khác nhau thì chúng sẽ làm suy yếu, thậm chí hoàn toàn tiêu diệt tác dụng của nhau.

- Tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân, kết quả có thể tạo được nguyên nhân. Mối quan hệ nhân quả là một chuỗi những sự nối tiếp giữa nguyên nhân và kết quả. Không có nguyên nhân đầu tiên và không có kết quả cuối cùng.

- Trong những điều kiện nhất định nguyên nhân và kết quả có thể chuyển hóa cho nhau, trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác là kết quả và ngược lại.

b) ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này:

- Tính nhân quả là tính khách quan và quy luật con người có thể nhận thức, vận dụng nó để đạt được mục đích của mình, tạo điều kiện cho nguyên nhân đi đến kết quả và ngược lại, đồng thời hạn chế hoặc tiêu diệt những nguyên nhân, những điều kiện sinh ra hiện tượng xấu.

- Cải tạo sự vật hay xóa bỏ sự vật chính là cải tạo hay xóa bỏ nguyên nhân sinh ra nó.

- Mỗi sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vị trí rất khác nhau trong việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn chúng ta cần phải phân loại, xác định vai trò, vị trí của từng loại nguyên nhân để có những biện pháp giải quyết đúng đắn.

- Tìm nguyên nhân xuất hiện của một hiện tượng nào đó, phải tìm trong chính hiện tượng đó và phải tìm những sự tác động của các mặt, các mối liên hệ có trước đó.

Câu 32: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên. ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này.

Trả lời: a) Khái niệm:

Ngẫu nhiên là phạm trù dùng để chỉ cách bắt nguồn một cách hợp quy luật từ những mối liên hệ cơ bản ở bên trong sự vật, không phải từ quá trình phát triển có tính quy luật bên trong của sự vật do đó nó có thể xảy ra.

- Tất nhiên là phải tự dùng để chỉ cái bắt nguồn một cách hợp quy luật từ những mối liên hệ cơ bản ở bên trong sự vật là cái đó toàn bộ sự trước đó quy định và do đó nhất định xảy ra.

b) Mối quan hệ biện chứng:

Cả tất nhiên và ngẫu nhiêu đều tồn tại một cách khách quan trong của quá trình phát triển của sự vật không phải chỉ có tất nhiên mới đóng vai trò quan trọng mà cả cái ngẫu nhiên cũng có vai trò của nó. Tất nhiên có tác động chi phối sự của sự vật còn ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến sự phát triển đó, cụ thể làm cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hay chậm. Nhưng tác động chi phối của tất nhiên trong lĩnh vực khác nhau cũng khác nhau.

- Trong tự niên tính tất nhiên được thể hiện một cách tự phát.

- Trong xã hội tính tất nhiên được thể hiện thông qua hành động có ý tưức của nó là nhận ra ngẫu nhiên không phải tồn tại một cách biệt lập được đang thuần túy mà bao giờ chúng cũng tồn tại trong 1 thể thống nhất hữu cơ. Sự thống nhất hữu cơ do thể hiện ở chỗ.

+ Không có cái tất nhiên thuần tuý tồn tại tách rời những cái ngẫu nhiên, cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đường đi cho mình qua vô số ngẫu nhiên.

- Không có cái tất nhiên thuần túy tách rời các tất nhiên.

- Bất cứ cái ngẫu nhiên nào cũng là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên. Mọi cái tất nhiên đều có yếu tố của tất nhiên.

- Trong những điều kiện nhất định tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho cho nhau, cùng một sự kiện nào đó tròn mối liên hệ này được coi là tất nhiên, xét trong mối liên hệ khác nó lại là ngẫu nhiên.

2. ý nghĩa:

- Trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải căn cứ vào cái tất nhiên chứ không được đưa vào và chỉ dừng lại ở cái ngẫu nhiên mà cần phải có phương án dự phòng các trường hợp ngẫu nhiên có thể xảy ra.

- Trong nhận thức để đạt được cái tất nhiên chúng ta phải nghiên cứu phát hiện ra chúng thông qua hàng loạt cái ngẫu nhiên.

- Ngẫu nhiên và tất nhiên có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện nhất đinh do đó ta có thể loại những điều kiện thích hợp để có thể ngăn cản hoặc kích thích những sự chuyển hóa phục vụ mục đích của con người.

- Chống quan điểm của thuyết định mệnh, đó là lý luận cho việc phủ nhận tác dụngt ích cực của con người đối với biến tính lịch sử vì cho rằng mọi cái đều xảy ra một cách tất nhiên, con người không làm gì được.

- Chống quan điểm duy tâm về siêu hình về tất nhiên và ngẫu nhiên.

Câu 33: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù vật chất và hiện tượng, ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này.

Trả lời: 1. Phân tích nội dung cơ bản của cặp pham trù bản chất và hiện tượng:

a. Khái niệm:

- Bản chất là phạm trù dùng để chỉ tổng hợp tất cả các mặt các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong sự vật quy định, sự vận động và phát triển của sự vật đó.

- Hiện tượng là những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định.

b. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng.

- Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Bản chất và hiện tượng về căn bản phù hợp với nhau thể hiện:

+ Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ ra qua những hiện tượng tương tự và bất cứ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở mức độ nào đó hoặc ít hoặc nhiều.

+ Bản chất nào thì hiện tượng ấy và ngược lại, bản chất là khác nhau sẽ biểu hiện ở nưững hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi theo sớm hay muộn.

- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất mang tính mâu thuẫn.

+ Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt, hiện tượng phong phú hơn bản chất ngược lại bản chất sâu sắc hơn hiện tượng. Vì vậy cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo sự biến đổi của điều kiện và hoàn cảnh.

+ Bản chất bao giờ cũng là mặt bên trong ẩn dấu sâu xa của sự vật, còn sự vật là sự biểu hiện của bản chất đó ra bên ngoài nhưng biểu hiện dưới hình thức đã cải biến nhiều khi xuyên tạc bản chất. Hiện tượng là sự biểu hiện của bản chất cơ bản phù hợp với bản chất nhưng không bao giờ phù hợp hoàn toàn. Chúng biểu hiện bản chất không phải đăng nguyên như bản chất vốn có, mà dưới hình thức cải biến nhiều khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất.

+ Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm, còn hiện tượng không ổn định nó biến đổi nhanh hơn so với bản chất.

2. ý nghĩa.

Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng giúp cho chúng ta có thể tìm ra quy luật vận động của sự vật thông qua hiện tượng.

Muốn nhận thức đúng đắn về sự vật không được dừng lại ở vẻ bề ngoài của sự vật, ở một vài hiện tượng đơn lẻ mà cần phải phân tích một cách tổng thể các hiện tượng để đi sâu tìm ra bản chất thực sự của nó. Không được lẫn lộn hiện tượng với bản chất. Quá trình tìm hiểu bản chất của sự vật là quá trình rất phức tạp lâu dài, đó là quá trình con người phải đi từ hiện tượng đến bản chất từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc và cứ thế liên tục mãi.

Câu 34: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù, nội dung và hình thức. ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này.

Trả lời: 1. Phân tích

a) Khái niệm:

Nội dung là toàn bộ những mặt những yếu tố những quá trình hợp thành cơ sở tồn tại và phát triển của sự vật.

- Hình thức dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật là cách thức tổ chức kết cấu của nội dung.

b) Mối quan hệ biện chứng

- Nội dung và hình thức là 1 hệ thống nhất hữu cơ của sự vật hiện tượng, không có một hình thức nào lại không chứa đựng nội dung và không có nội dung nào mà lại không tồn tại trong 1 hình thức nhất định.

- Cùng 1 nội dung có nhiều hình thức thể hiện.

- Cùng 1 hình thức có thể hiện những nội dung khác nhau.

- Nội dung bao giờ cũng giữ vai trò quyết định, hình thức phải thể hiện nội dung. Nội dung có khuynh hướng biến đổi hình thức là mặt tương đối bền vững ổn định. Sự biến đổi phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ biến đổi phát triển của nội dung hình thức cũng biến đổi nhưng biến đổi chậm hơn. Khi nội dung biến đổi buộc hình thức cũng biến đổi theo cho phù hợp với nội dung mới.

- Hình thức có tính độc lạp tương đối, tác động trở lại nội dung, ảnh hưởng của hình thức với nội dung sẽ khác nhau trong hai tưrờng hợp.

+ Khi hình thức phù hợp với nội dung thì nó thúc đẩy nội dung phát triển.

+ Khi hình tưức không phù hợp với nội dung thì nó kìm hãm sự phát triển của nội dung, nội dung luôn luôn biến đổi hình thức biến đổi chậm hơn và thường lạc hậu hơn so với nội dung.

- Giữa nội dung và hình thức có sự chuyển hóa lẫn nhau. Cả trong điều kiện hay là mối quan hệ này là nội dung thì trong điều kiện này quanhệ khác có thể là hình thức và ngược lại.

2. ý nghĩa của việc nghiên cứu các phạm trù này:

- Nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình tưức. Vận dụng nó vào trong hoạt động thực tiễn để đạt kết quả cao, chống khuynh hướng tách rời hoặc tuyệt đối hóa trong hai mặt.

- Tuyệt đối hóa hình thức: dẫn đến chủ nghĩa hình thức.

- Tuyệt đối hóa nội dung: Không làm cho sự vật phát triển không mạnh dạn vứt bỏ hình thức lạc hậu đã lỗi thời kìm hãm sự phát triển của sự vật.

- Cùng một nội dung trong sự phát triển khác nhau có thể có nhiều hình thức thể hiện, do đó trong hoạt động thực tiễn cải lão phải biết sử dụng mọi hình thức, có thể có được để phục vụ những nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn.

Câu 35: Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù, khả năng và hiện thực ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này.

Trả lời: 1. Phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù khả năng và hiện thực.

a. Khái niệm:

- Khả năng là phạm trù triết học để chỉ cái hiện chưa có chưa tới nhưng sẽ tới sẽ có khi có các điều kiện thích hợp.

+ Khả năng là cái chưa có nhưng nó vẫn tồn tại dưới dạng mầm mống được thể hiện trong lòng hiện thực. Từ hiện thực đó mới xuất hiện khả năng có đủ điều kiện thích hợp nó sẽ trở thành hiện thực.

+ Hiện thực là phạm trù triết học dùng để chỉ cái tồn tại thực sự, cái đã tới đã có, hiện thực gồm có:

+ Hiện thực khách quan (hay là vật chất) tất cả những gì đang tồn tại độc lập với ý thức của con người.

+ Hiện thực chủ quan (hiện tượng tinh thần) nó cũng tồn tại nhưng tồn tại trong óc của con người: ví dụ như ý thức, tư duy.

b) Mối quan hệ biện chứng:

- Khả năng và hiện thực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó với nhau không tách rời luôn chuyển hóa lần nhau vì hiện thực được chuẩn bị bởi khả năng còn khả năng sẽ biến thành hiện thực quá trình phát triển chính là quá trình trong đó khả năng biêns thành hiện thực còn hiện thực này do những quá trình phát triển nội tại của mình lại sinh ra các khả năng mới. Các khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại biến thành hiện thực và cứ tiếp tục như thế mãi. Đó là quá trình vô tận.

- Mỗi sự vật trong những điều kiện nhất định có thể tồn tại một số khả năng chứ không phải chỉ có một khả năng.

+ Ngoài một số khả năng vốn có sự vật trong những điều kiện nhất định khi có thêm những điều kiện mới bổ sung thì ở sự vật sẽ xuất hiện thêm những khả năng mới.

+ Bản thân các khả năng không phải là không thay đổi.

+ Không phải tất cả các khả năng đều tất yếu trở thành hiện thực trong những điều kiện nhất định có khả năng tất yếu trở thành hiện thực nhưng cũng có khả năng không trở thành hiện thực.

+ Khả năng trở thành hiện thực trong tự nhiên và trong xã hội là khác nhau.

+ Trong tự nhiên khả năng biến thành hiện tưực chủ yếu là tự phát nó phụ thuộc vào các điều kiện khách quan.

- Trong lĩnh vực xã hội bên cạnh các điều kiện khách quan khả năng muốn trở thành hienẹ tưực còn cần có các điều kiện chủ quan tức là hoạt động tưực tiễn của con người ở đây khả năng không bao giờ tự nó biến thành hiện thực mà không có tham gia của con người. Hoạt động ý thức của conngười trong đời sống xã hội có vai trò rất to lớn để biến khả năng thành hiện tưực họ có thể đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự biến đổi của khả năng thành hiện thực có thể điều khiển cho hiện thực phát triển theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo ra những điều kiện thích ứng.

2. ý nghĩa:

- Chống quan điểm tách rời giữa khả năng và hiện thực vì nếu không thì hoạt động thực tiễn sẽ không thấy được khả năng tiền năng của sự vận động và phát triển, không thúc đẩy cho khả năng trở thành hiện thực.

- Chống lẫn lộn giữa khả năng và hiện thực phải phân biệt sự khác nhau giữa chún nếu không trong hoạt động thực tiễn sẽ rơi vào ảo tưởng hành động phiêu luư trái quy luật. Muốn cải tạo thực tiễn phải đưa vào cái hiện có chứ không phải dựa vào cái chưa có.

- Trong xã hội bên cạnh vai trò của nhân tố khách quan đòi hỏi phải phát huy tối đa, năng động nhân tố chủ quan nhằm biến khả năng nhanh chóng thành hiện thực, khả năng trở thành hiện thực khi có đủ điều kiện cho nó, do đó phải tạo điều kiện cho khả năng nhanh chóng trở thành hiện thực theo mục đích có lợi cho con người.

- Trong sự vận động, phát triển của sự vật hiện tượng có nhiều khả năng khác nhau có thể phòng ngừa loại bỏ những khả năng có hai cho sự phát triển của sự vật hiện tượng./.

Câu 36: Lênin nói từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tiễn khách quan. Hãy phân tích luận điểm trên và rút ra ý nghĩa của nó.

Trả lời: a) Khái niệm:

- Trực quan sinh động là sự phản ánh trực tiếp khách thể bằng các giác quan và được diễn ra dưới 3 hình thức nhận thức cơ bản kế tiếp nhau như cảm giác tri giác. Biểu tượng đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức được gắn liền với thực tiễn trực quan sinh động còn được gọi là nhận thức cảm tính.

- Tư duy trừu tượng là giai đoạn cao của quá trình nhận thức dựa trên cơ sở của những tài liệu do trực quan sinh động đem lại, tư duy trừu tượng phản ánh hiện thực một cách gián tiếp, khái quát sâu sắc chính xác và đầy đủ hơn sự vật với các hình thức nhận thức như:

Khái niệm, phán đoán, suy luận. Tư duy trừu tượng còn được nhập thức là lý tính.

b) Phân tích luận điểm của Lênin:

Với luận điểm trên Lênin muốn nói đến quá trình nhận thức sự vật của conngười hay nói cách khác đó là quá trình con người đạt được chân lý. Quá trình đó được Lênin diễn đạt qua hai giai đoạn:

+ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng.

+ Từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Giai đoạn 1: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng , trực quan sinh động và tư duy trừu trượng gắn bó thống nhất kế tiếp nhau bổ sung lẫn nhau trong quá trình con người nhận thức thế giới nhưng chúng lại khác nhau.

Trực quan sinh động.

+ Con người nhận thức được hình ảnh bên ngoài trực tiếp cụ thể vè thế giới xung quanh.

+ Là sự nhận thức bề ngoài chưa đi vào bên trong chưa nắm được bản chất và quyluật của hiện thực khách quan. Do đó nhận tưức chưa được sâu sắc chưa đầy đủ những mặt tích cực của giai đoạn này là sát thực tế đưa vào kinh nghiệm là chủ yếu.

+ Nếu nhận thức của con người chỉ dừng lại ở đây thì chưa đủ vì với những tri thức ấy con người chưa cải tạo được hiện thực Lênin nói "Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng" tức là muốn nói nhận thức của con người phải được tiếp tục phát triển lên giai đoạn tư duy trừu tượng.

Tư duy trừu tượng là sự nhận thức đã đi vào bản chất phản ánh được quyluật của sự vật đó là chân lý. Tư duy trừu tượng khác với trực quan sinh động là nó không gắn với sự tác động trực tiếp của sự vật mà thường tách khỏi hiện thực để phản ánh khai quát sự vật trong tính tất yếu và toàn diện của nó, điều đó sẽ có nguy cơ phản ánh sai lệch sự vật, do đó tư duy trừu tượng phải được kiểm tra lại bằng thực tiễn đó là thực chất của bước chuyển từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

+ Trực quan sinh động và tư duy trừu tượng tuy khác nhau nhưng thống nhất ở chỗ trực quan sinh động cung cấp tài liệu cho tư duy trừu tượng không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Ngược lại, không đưa nhận thức cảm tính phát triển lên nhận thức lý tính thì nhận thức không phản ánh được bản chất của sự vật.

- Nhận thức của con người phải đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng nhưng nếu dừng lại ở đây thì chưa được vì đến tư duy trừu tượng ta thu được quy luật lý luận. Liệu những lý luận ấy có đúng không? Lý luận phải quay trở lại thực tiễn và phải được thực tiễn kiểm tra tính chân thực.

Giai đoạn 2: Giai đoạn từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn mới hoàn thành một chu trình của quá trình nhận thức ở đây thực tiễn là điểm bắt đầu và là điểm kết thúc của chu trình đó. Nhưng sự kết thúc này lại là điểm bắt đầu của chu trình tiếp theo mới và cao hơn cứ như thế nhận thức của con người từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Nhận thức của con người càng đi sâu nắm bắt được các quy luật của thế giới khách quan phục vụ cho hoạt động thực tiễn có hiệu quả.

c) ý nghĩa:

Với luận điểm trên, Lênin đã chỉ ra con đường biện chứng của quá trình nhận thức của con người. Nhận thức của con người phải xuất phát từ thực tiễn và giải quyết những yêu cầu của thực tiễn đòi hỏi.

- Hai giai đoạn nhận thức gắn bó với chặt chẽ không tách rời.

+ Nếu tuyệt đối nhận thức cảm tính (TQSD) sẽ dẫn đến chủ nghĩa duy cảm.

+ Nếu tuyệt đối hóa nhận thức lý tính (TDTT) sẽ dẫn tới chủ nghĩa duy lý.

- Phải từ thực tế từ kinh nghiệm và tổng kết thành lý luận do đó định ra đường lối chính sách đúng phù hợp với thực tiễn. Ngược lại cũng phải biết vận dụng quy luật lý luận và điều kiện hoàn cảnh cụ thể thành giáo điều dập khuôn máymóc tránh thoát ly thực tế.

Câu 37: Thực tiễn là gì? Hãy phân tích vai trò thực tiễn với quá trình nhận thức.

Trả lời: Thực tiễn là phạm trù chỉ toàn bộ hoạt động vật chất cảm tính có mục đích có tính lịch sử xã hội của con người nhằm caỉ tạo tự nhiên và xã hội.

Hoạt động thực tiễn tồn tại dưới 3 hình thức:

+ Hoạt động sản xuất vật chất.

+ Hoạt động chính trị xã hội.

+ Hoạt động thực tiễn khoa học.

Trong đó hoạt động sản xuất vật chất là cơ bản và quan trọng nhất 3 hình thức ấy gắn bó và tác động lẫn nhau.

Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức.

- Thực tiễn là cơ sở là động lực của nhận thức.

- Nhận thức ngay từ đầu đã bị quy định bởi những nhu cầu của thực tiễn muốn sống muốn tồn tại con người phải sản xuất và cải tạo xã hội. Buộc con người phải nhận thức thế giới xung quanh.

Bằng hoạt động thực tiễn con người mới làm cho các thuộc tính của thế giới vật chất bộc lộ ra, từ đó mới nhận thức được bản chất quy luật của nó.

- Hoạt động thực tiễn làm các giác quan của con người phát triển tinh tế hơn hoàn thiện hơn, giúp cho con người nhận thức thế giới tốt hơn.

- Hoạt động thực tiễn còn tạo ra các công cụ phương tiện mới tinh vi giúp cho quá trình nhận thức của con người tốt hơn.

- Thực tiễn luôn phát triển, luôn đặt ra những yêu cầu mới đòi hỏi nhận thức phải giải quyết. Do đó nhận thức cũng phải phát triển có như thế mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Với những lý do trên thực tiễn vừa là cơ sở vừa là động lực của nhận thức.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức:

- Mọi tri thức khoa học chỉ có ý nghĩa khi được áp dụng vào đời sống trực tiếp hay gián tiếp.

- Con người nhận thức thế giới xung quanh không phải để trang trí tiêu khiển mà là phục vụ các nhu cầu thực tiễn. Nếu không vì thực tiễn thì nhận thức sẽ trở nên mất phương hướng.

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý:

- Tri thức của con người là kết quả của quá trình nhận thức tri thức ấy có thể phản ánh chưa đúng về hiện thực khách quan muốn kiểm tra sự đúng hoặc sai của tri thức phải bằng thực tiễn.

Nếu thực tiễn xác nhận là đúng thì tri thức đó trở thành chân lý nên không dùng thì phải nhận thức lại.

Câu 38: Tại sao nói sự thống nhất của lý luận và thực tiễn là nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin.

Trả lời: Khái niệm:

- Lý luận là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn là tổng hợp tri thức về tự nhiên, xã hội đã được tích lũy trong quá trình lịch sử của con người, lý luận là sản phẩm cao của nhậnt hức và của sự phản ánh hiện thực khách quan.

- Thực tiễn là phạm trù chỉ toàn bộ vật chất cảm tính có mục đích có tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Hoạt động lý luận là một hoạng động có mục đích của con người, nó thống nhất hữu cơ với hoạt động thực tiễn.

Lý luận bắt nguồn từ thực tiễn phản ánh khái quát những vấn đề thực tiễn sinh động. Lý luận do thực tiễn quy định nhưng lý luận cũng có vai trò tích cực đối với thực tiễn khi lý luận đó phản ánh đúng hiện thực khách quan và thâm nhập được vào quần chúng nhân dân.

Thực tiễn không có lý luận là thực tiễn mù quáng, lý luận không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông, không thể hướng dẫn hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới. Triết học Mác-Lênin đã khẳng định tính thống nhất, gắn bó và tác động lẫn nhau giữa lý luậnv à thực tiễn.

Nói sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý cơ bản của triết học Mác-Lênin vì:

- Nguyên lý này được thể hiện ngay trong từng nội dung của toàn bộ học thuyết triết học Mác-Lênin. Mác nói: Triết học không những chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới.

Mục đích của triết học Mác-Lênin chính là vì thực tiễn lý luận triết học Mác-Lênin ra đời để nhằm cải tạo thế giới.

Mác nói: Giai cấp vô sản đã tìm ra vũ khí lý luận của mình đó là triết học đã tìm thấy vật chất của mình chính là giai cấp vô sản.

Lênin nói "Không có lý luận cách mạng thì không có phong trào cách mạng"./.

Câu 39: Chân lý là gì? Hiểu thế nào về chân lý khách quan. Chân lý tương đối, chân lý tuyệt đối, chân lý là cụ thể?

Trả lời: * Chân lý: chân lý là tri tưức có nội dung phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.

Như vậy chân lý là tri thức chứ không phải là bản thân hiện thực khách quan nhưng tri thức đô phải phản ánh đúng sự thật khách quan. Thí dụ: chân lý "Trái đất quay xung quanh mặt trời và tự động quay trên trục của nó".

- Chân lý khách quan tính khách quan của chân lý. Chân lý bao giờ cũng là khách quan vì nội dung mà chân lý phản ánh là hiện thực khách quan. Chủ nghĩa Mác-Lênin nói đến chân lý tức là nói đến nội dung mà chân lý đó phản ảnh. Xét về chiều sâu của quá trình nhận thức thì ta phân biệt:

- Chân lý tương đối: là những tri thức đúng nhưng chưa hoàn toàn, chưa đầy đủ. Nó phản ánh đúng một mặt, một bộ phận nào đó của hiện thực khách quan trong những điều kiện xác định.

- Chân lý tuyệt đối: là tri thức có nội dung phù hợp đầy đủ hoàn toàn với hiện thực khách quan mà nó phản ánh.

Về nguyên tắc ta có thể đạt tới chân lý tuyệt đối vì trong thế giới khách quan không có sự vật hiẹen tượng nào mà con người không thể nhận tưức được (khả năng nhận thức của con người là vô hạn). Những khả năng đó bị hạn chế bởi điều kiện không gian, thời gian mà khách thể được phản ánh bởi những điều kiện cụ thể của từng thế hệ người với những quy định ấy mà chân lý tuyệt đối cũng chỉ là chân lý tương đối.

Ngược lại, chân lý tương đối là chân lý đúng hoàn toàn ở trong lĩnh vực mà nó phản ánh ở nghĩa này chân tương đối cũng mang ý nghĩa tuyệt đối.

- Chân lý cụ thể: Vì mỗi tri thức đều phản ánh một đối tượng nhất định, đối tượng ấy tồn tại trong thời gian và không gian xác định, hơn nửa tri thức đó là cả một thế hệ người nhất định, cho nên không thể có chân lý trừu tượng, chỉ có chân lý cụ thể.

Nói chân lý tuyệt đối, chân lý tương đối, chân lý cụ thể tức là muốn nói đến việc chân lý được hình thành và phát triển trải qua một quá trình phụ thuộc vào những điều kiện lịch sử cụ thể của chủ thể trong hoạt động nhận thức và hoạt đông thực tiễn.

Ta có thể gọi chân lý khách quan, chân lý tương đối, chân lý tuyệt đối, chân lý cụ thể là bốn đặc tính của chân lý. Bốn đặc tính này có mối quan hệ với nhau. Đã là chân lý thì bao giờ cũng khách quan và cụ thể. Chân lý tuyệt đối cũng mang ý nghĩa là tương đối và chân lý tương đối cũng mang ý nghĩa là tuyệt đối./.

Câu 40: Phân tích nội dung và kết cấu của LLSX. Tại sao nói trong thời đại hiện nay khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp của xã hội.

Trả lời: a) Nội dung và kết cấu của lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất:

* Lực lượng sản xuất là thể thống nhất hữu cơ giữa tư liệu sản xuất (trước hết là công cụ sản xuất) và con người với kinh nghiệm, kỹ năng tri thức lao động của họ.

+ Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quanhệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.

+ Lực lượng sản xuất do con người tạo ra nhưng mang tính khách quan.

+ Kết cấu của lực lượng sản xuất.

+ Lực lượng sản xuất bao gồm hai yếu tố cấu thành đó là tư liệu sản xuất và người lao động.

Tư liệu sản xuất gồm:

+ Tư liệu lao động: có công cụ lao động và những phương tiện lao động khác phục vụ trong quá trình sản xuất như những phương tiện vận chuyển, bảo quản sản phẩm.

+ Đối tượng lao động là những vật có sẵn trong tự nhiên va cả những vật do con người tạo ra và được con người sử dụng trong quá trình sản xuất.

- Yếu tố con người: Đó chính là người lao động với kinh nghiệm, kỹ năng, tri thức lao động của họ. Các yếu tố trong lực lượng sản xuất không thể tách rời nhau mà quan hệ hữ cơ với nhau. Trong đó con người giữ vị trí hàng đầu. Tư liệu sản xuất giữ vai trò quan trọng và khoa học ngày càng trở thành các lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội. Ngày nay lực lượng sản xuất có thêm một yếu tố mới tham gia vào quá trình của nó đó là khoa học.

b) Khoa học đã trở thành LLSX trực tiếp vì:

Không thể phát triển sản xuất nếu thiếu sự tham gia của khoa học. Những sáng chế phát minh trong khoa học được áp dụng trực tiếp vào quá trình sản xuất và trở thành một mắt khâu của quá trình sản xuất.

- Khoa học được kết tinh vào mọi nhân tố của quá trình sản xuất (vào đối tượng lao động, vào tư liệu lao động vào phương pháp công nghệ và cả trong tri thức của người lao động).

- Khoa học trở thành điểm xuất phát cho những biến đổi to lớn trong sản xuất tạo ra những ngành sản xuất mới kết hợp khoa học với kỹ thuật thành một thể thống nhất, đưa đến những phương pháp công nghệ mới đem lại hiệu quả cao trong sản xuất./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #art