triết 1 c4-c19
Câu 4:
*Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
*Đối tượng nghiên cứu của triết học:
-Trung cổ: Do quyền lực của giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực. Nhiệm vụ chủ yếu là giải thích và chứng minh kinh thánh.
-Nửa sau XV đầu XVI: Khoa học chuyên ngành bắt đầu phát triển và xác định đối tượng nghiên cứu của riêng mình. Tạo điều kiện cho những khái quát triết học phát triển hơn (cả duy vật và duy tâm).
-Từ nửa đầu XIX: Triết học Mac ra đời: Xác định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
=>Triết học có đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng. Nó xem xét thế giới như một chỉnh thể và tìm cách đưa ra một hệ thống các quan niệm về chỉnh thể đó. Triết học và khoa học cụ thể có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau.
Câu 6:
*Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí con người trong thế giới ấy.
-Về hình thức: Biểu hiện dưới dạng những quan điểm, quan niệm rời rạc, cũng có thể biểu hiện dưới dạng lý luận chặt chẽ.
-Về nội dung: Phản ánh ở ba góc độ: đối tượng bên ngoài, bản thân chủ thể, mối quan hệ giữa chủ thể và các đối tượng bên ngoài.
-Cấu trúc: Phức tạp, 2 yếu tố cơ bản là tri thức và niềm tin.
*Phân biệt:
-Thế giới quan huyền thoại: đặc trưng cho tư duy nguyên thủy, thể hiện qua các câu truyện thần thoại, chưa hiểu rõ nguồn gốc, trình độ nhận thức thấp.
-Thế giới quan tôn giáo: lấy niềm tin vào sức mạnh của những lực lượng siêu nhiên đối với thế giới làm nền tảng. Niềm tin cao hơn lý trí.
-Thế giới quan triết học: được thể hiện bằng hệ thống lý luận thông qua hệ thống các khái niệm, phạm trù và quy luật. Đặc trưng là nó ra đời và phát triển dựa trên tư duy lý tính, khi nhận thức cảu con người đạt tới trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa.
*Chức năng của thế giới quan duy vật biện chứng và đời sống xã hội:
-Giúp nhận thức đúng đắn về thế giới hiện thực, về bản chất tự nhiên, xã hội,mục đích, giá trị và ý nghĩa cuộc sống.
-Nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo cảu con người.
-Là cơ sở khoa học để đấu tranh với các thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.
Câu 7:
*Định nghĩa vật chất của lenin:
-Vật chất là một pham trù triết học. Vật chất ko tồn tại cảm tính và ko đồng nhất với các dạng tồn tại cụ thể. Vật chất là cái vô hạn, ko do ai sinh ra va ko bao giờ mất đi.
-Thuộc tính chung nhất của vật chất là ‘’thực tại khách quan’’, tồn tại bên ngoài ko phụ thuộc cảm giác.
-Vật chất đem lại cho con người trong cảm giác, nó cho thấy vật chất có trước và quyết định ý thức.
-Vật chất tồn tại khách quan nhưng ko tồn tại trừu tượng mà tồn tại hiện thực qua muôn vàn sự vật cụ thể.
*Ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận của định nghĩa đối với hoạt động nhận thức và thực tiễn:
-Định nghĩa đưa lại thế giới quan duy vật biện chứng về vấn đề cơ bản của triết học:
+Vđe 1: Vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức.
+Vđe 2: ý thức của con người có kn nhận thức được thế giới vật chất.
-Định nghĩa đưa lại phương pháp luận biện chứng duy vật của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức.
Câu 9:
*Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
-Quan niệm của CNDT và CNDV siêu hình. CNDT coi ý thức có trước, CNDV siêu hình chỉ nhận thấy vai trò của vật chất với ý thức.
-Theo triết học duy vật biện chứng:
+Vật chất quyết định ý thức, vật chất có trước, tồn tại khách quan, độc lập và là nguồn gốc của ý thức.
+Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, tác động trở lại vật chất.
*Ý nghĩa p2 luận của việc nắm vững mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức:
-Trong hđ nhận thức và hđ thực tiễn cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan. Cần phải có quan điểm khách quan trong nhận thức và hđ thực tiễn.
-Ý thức có tính độc lập tương đối, có thể tác động lại vật chất thông qua hđ thực tiễn của con người. Vì vậy phải thấy được vai trò tích cực của nhân tố ý thức trong việc sd các đk vật chất.
-Tránh việc tuyệt đối hóa vai trò duy nhất của vật chất trong quan hệ vật chất và ý thức.
-Chống lại bệnh chủ quan, duy ý chí, tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, đánh giá ko đúng vai trò của đk vật chất trong hđ thực tiễn.
Câu 11:
*-Phép biện chứng là môn KH về những quy luật phổ biến về sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy.
-Đặc trưng:
+Chỉ nghiên cứu những quy luật chung nhất, phổ biến nhất trong cả 3 lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
+Là p2 luận chung nhất cho sự nghiên cứu của các ngành khoa học và cảu các hđ thực tiễn.
+Có sự thống nhất giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng.
*Sự ra đời và phát triển của phép biện chứng:
-Thời cổ đại Hi Lạp: Thấy đc sự liên hệ, sự vận động và phát triển nhưng chưa làm rõ được cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và sự phát triển. Quan điểm này chỉ là kq của trực kiến thiên tài.
-Triết học cổ điển Đức(biện chứng duy tâm): Giữa XVIII. Đỉnh cao là phép biện chứng của Hê Ghen. Hơn hẳn về chất so với thời cổ đại nhưng nó vẫn dựa trên nền thế giới quan duy vật, nên ko thực sự khoa học.
-Phép biện chứng duy vật: Giữa XIX. Xác lập đc sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng duy vật đc xác lập. Trở thành 1 KH.
Câu 12:
*Vai trò cảu p2 luận duy vạt biện chứng tronhg nhận thức và hđ:
-Trang bị cho con người một hệ thống các kn, phạm trù, quy luật làm công cụ cho nhận thức KH, giúp con người phát triển tư duy KH.
-Nếu thiếu p2 luận triết học, con người sẽ rơi vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phương huống và thiếu chủ động, sáng tạo trong công việc.
Nắm vững p2 luận duy vật biện chứng sẽ giúp chúng ta tránh đc những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và tư duy siêu hình gây ra.
*Đ2 của p2 biện chứng:
-Là p2 nhận thức đối tượng trong mối liên hệ phụ thuộc, rang buộc lẫn nhau.
-Là p2 nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động, phát triển. Thừa nhận có sự thay đổi về chất và lượng. Ngnhân sự biến đổi là mâu thuẫn nội tại cảu sự vật.
-Thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt, phản ánh đúng hiện thực. Là công cụ giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.
*Nguyên tắc của p2 luận duy vật biện chứng:
-Nguyên tắc khách quan:
+Nhận thức sự vật thì phải xuất phát từ bản thân sự vật, ko đc xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
+Phải tôn trọng quy luật khách quan.
+Phải tôn trọng tri thức KH, nhận thức và hđ theo quy luật khách quan.
-Nguyên tắc phát huy tính năng động chủ quan.
Câu 13:
*Biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan:
-Biện chứng khách quan: là cái vốn có, tự nhiên của thế giới vật chất, là biẹn chứng của các tồn tại vật chất, độc lập với ý thức con người.
-biện chứng chủ quan: là sự phản ánh biện chứng khách quan vào đầu óc con người thông qua quá trình con người nhận thức về hiện thực khách quan.
*Mối quan hệ:
-Theo quan điểm duy tâm, biện chứng chủ quan XĐ biện chứng khách quan.
-Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, biện chứng khách quan quyết định biện chứng chủ quan.
-Biện chứng cảu các tồn tại vật chất quyết định cả nội dung và khuynh hướng vận động của biện chứngchủ quan, tức tư duy biện chứng.
Câu 19:
*Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình truay đổi về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây nên.
*Các hthức bước nhảy:
-Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần: Vừa dựa trên thời gian cảu sự thay đổi về chất, vừa dựa trên tính chất của bản thân sự thay đổi đó.
-Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra băngf con đường tích lũy dần dần những nhân tố của chất mới, đồng thời mất đi dần dần những nhân tố của chất cũ.
-Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi tất cả các mặt, các bộ phận, các yếu tố cấu thành sự vật.
-Bươcá nhảy cục bộ: làm thay đổi một số mặt, một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật.
*Liên hệ:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro