Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TRÍ TUỆ DO THÁI

TRÍ TUỆ DO THÁI | Những Phương Pháp Phát Triển Trí TuệCủa Người Do Thái © Eran Katz | Phương Oanh : dịch | Nxb TriThức, | tna, 14.02.2018Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.ComLỜI GIỚI THIỆU(CHO BẢN TIẾNG VIỆT)Quý bạn đọc thân mến!Cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay là kết quả của mối nhân duyên kỳngộ giữa Công ty Sách Alpha và tác giả của nó là Eran Katz – một nhà văn,học giả người Israel, cũng là người nổi tiếng với kỷ lục Guinness về khảnăng nhớ lại được một dãy số có đến 500 chữ số sau khi được nghe chỉ mộtlần.Eran Katz đến Việt Nam hồi đầu năm 2009 với bản thảo bằng tiếng Anhcủa hai cuốn sách: Secret of a Super Memory và Jerome Becomes a Genius,đã xuất bản bằng tiếng Hebrew (ngôn ngữ chính thức của Israel) và đã đượcdịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông mong muốn hai bản thảo này đượcdịch và xuất bản bằng tiếng Việt.Nhiều nhà xuất bản và công ty sách, nhà sách có tiếng ở Việt Nam nồngnhiệt chào đón ông. Nhưng cuối cùng, ông đã chọn Alpha Books. Và ông đềnghị Công ty chuyển phần lớn tiền bản quyền của hai cuốn sách này cho QuỹSao Biển của Hoa hậu người Việt Ngô Phương Lan – một quỹ từ thiện nhằmgiúp đỡ trẻ em và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam.Cuốn Jerome Becomes a Genius (với tựa đề tiếng Việt Trí tuệ Do Thái)là câu chuyện kể về một chàng trai Do Thái tên là Jerome. Gã trai này có cáivẻ bề ngoài, nói theo cách của người Việt Nam chúng ta, là khá "lấc cấc",sống "lông bông", ăn mặc "lố lăng". Gần như lúc nào anh ta cũng diện độcmột chiếc quần bò bạc phếch, với đủ loại áo phông in những hình thù kỳ dịvà những câu khẩu hiệu nghe rất chướng tai mà anh ta đang hăng hái quảngcáo và tiếp thị. Anh ta cũng rất ham mê thể thao, đặc biệt là môn bóng đá.Thế nhưng, trái với cái vẻ bề ngoài buồn cười đó, anh ta may mắn cóđược một động lực phấn đấu thật đặc biệt, dựa trên một vụ cá cược tưởngnhư đùa bỡn giữa anh ta với hai người bạn thân – một là Itamar Forman,giáo sư đại học; một là tác giả, nhà văn Eran Katz của chúng ta. Trong vòngba năm, Jerome sẽ tích cực làm ăn để có một tài sản trị giá 50 triệu đô-la,đồng thời theo học một khóa Quản trị kinh doanh và thi lấy bằng Thạc sĩ,nhưng theo cách thức mà những người Do Thái thường làm.Rốt cục, Jerome đã làm được hơn thế rất nhiều. Nói đúng hơn, anh đã trởthành một "thiên tài" đúng với ý nghĩa đích thực của từ này. Chỉ hai năm,anh đã kiếm được 20 triệu đô-la, vẫn bằng cái nghề thiết kế mẫu và buôn bánđủ loại áo phông mà anh yêu thích; anh đã học xong chương trình đại họcQuản trị kinh doanh. Và chẳng cần đợi đến khi có đủ 50 triệu đô-la và tấmbằng Thạc sĩ trong tay, Jerome cưới luôn Lisa, cô gái mà anh yêu và tôn thờnhư "một phụ nữ Do Thái đặc biệt".Trong không khí trang nghiêm, tưng bừng và cũng rất lãng mạn của lễthành hôn, ba người bạn lại có dịp gặp nhau và ôn lại câu chuyện cá cược lúctrước. Itamar và Eran ngỏ ý rằng, những mục tiêu cao cả mà họ đã cùngJerome đặt ra không nhất thiết phải được thực hiện quá hoàn hảo. NhưngJerome tươi cười nói, công việc làm ăn của anh hiện nay rất có triển vọng, vàthời gian còn lại một năm nữa là quá đủ để anh hoàn thành nốt những gì cònlại.*Dựa trên cốt truyện lãng mạn này, cuốn sách dần dần hé lộ những bí ẩnvề sự thông thái của người Do Thái. Nó kể chuyện về một dân tộc Do Tháithông tuệ với những phương pháp và kỹ thuật xây dựng và phát triển tầnglớp trí thức đã được giữ kín hàng ngàn năm như một bí mật mang tính vănhóa. Ở thời Trung đại, hơn 17% những nhà khoa học hàng đầu là người DoThái, trong khi dân tộc Do Thái chỉ chiếm 1% dân số loài người.Cho đến nay, người Do Thái luôn được gắn với phẩm chất về chất xámvà trí tuệ. Thuật ngữ "Bộ óc Do Thái", dùng để chỉ một người nào đó thậtthông thái, đã trở thành cụm từ được sử dụng bởi cả những người Do Thái vàngười không phải Do Thái. Không còn nghi ngờ gì nữa, Do Thái có lẽ là dântộc giàu có nhất trên thế giới nếu tính về tài năng. Những cái tên Do Tháinổi bật, chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn trongnhiều lĩnh vực khác nhau. Những số liệu thống kê sau đây cho thấy sự thànhcông vĩ đại mà dân tộc nhỏ bé này đã đạt được:Về tư tưởng: Moses, Sigmund Freud, Albert Einstein. Thậm chí cả Karl Marx vàchúa Jesus cũng là người Do Thái.Chính trị: Cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger, Thủ tướng Áo Bruno Kreisky, Thủtướng Pháp Pierre Mendes-France, Thủ tướng Na Uy Grew Brondenvald...Văn học: Shai Agnon, Shalom Aleichem, Isaac Bashevis Singer, Franz Kafka,Isaac Asimov, Joseph Heller...Âm nhạc cổ điển: Yascha Heifetz, Daniel Burnbaum, Isaac Stern, ArthurRubinstein.Ngành giải trí: Barbara Streisand, Mandy Patinkin, Billy Joel, Simon &Garfunkel, Paul Anka, Jerry Seinfeld, Jackie Mason, Marcel Marceau, Larry King,David Copperfield...Điện ảnh: Woody Allen, anh em nhà Marx, Billy Crystal, StevenSpeilbergSpielberg, Bette Midler, Harrison Ford...Kinh doanh: Reichman, Bronfman, Estee-Lauder, George Soros, Ralph Lauren,Ben Cohen, Adam Citroen...Ở nước Mỹ hiện nay: Có 1/3 triệu phú Mỹ, và 20% giáo sư tại các trường đại họchàng đầu của Mỹ là người Do Thái.*Đọc đến đây, chắc quý bạn đọc rất nóng lòng muốn biết: Người Do Tháiđã sáng tạo ra những gì và nguồn gốc trí tuệ của họ xuất phát từ đâu? Trongkhuôn khổ của Lời giới thiệu này, chúng tôi chỉ có thể nói rằng, để đạt đượcthành công và trở thành một "thiên tài" đích thực, Jerome đã chăm chỉ và cốgắng hết mình. Bên cạnh đó, anh đã được hai người bạn thân nhiệt tình giúpđỡ, được vị giảng sư trường đạo Dahari giảng giải về triết lý, được một cậusinh viên trường đạo là Schneiderman chia sẻ kinh nghiệm học hỏi, được côgái Lisa hướng dẫn các thuật nhớ, được ông bác của Lisa là Samuel cho lờikhuyên, thậm chí còn được những người bình thường như anh chủ quán càphê Fabio khích lệ.Công ty Sách Alpha xin trân trọng giới thiệu cuốn sách rất hay này vớibạn đọc, và xin chân thành kính chúc bạn đọc ngày càng đạt được nhiềuthành công mới trong cuộc sống.Hà Nội, tháng 11 năm 2009CÔNG TY SÁCH ALPHA1MỘT BUỔI TỤ TẬP TẠI QUÁN CAFÉ LADINOChỉ một câu nói. Chỉ từng đó thôi cũng có thể thay đổi cuộc đời mộtcon người. Dù sao, đó là điều đã xảy ra với Jerome...Trên tầng 14 của khách sạn Marriott ở Tulsa, Oklahoma, trong lúc đợithang máy xuống tiền sảnh, tôi bắt đầu thấy hồi hộp. Lúc cửa thang máy mởra là lúc tôi đang duyệt lại một lượt tất cả những điểm cơ bản trong bài phátbiểu sắp tới của mình.Trong thang máy có một anh chàng cao to, vai rộng, mặc một bộ vestmàu trắng đầy hoa văn, trên đầu anh ta ngự một chiếc mũ cao bồi, còn cổ thìđung đưa một chiếc thánh giá bằng vàng. Đôi ủng cao bồi là phụ kiện cuốicùng làm nên bộ trang phục hoành tráng của anh ta, đúng là một hình ảnh rấtấn tượng. Chỉ thiếu mỗi con ngựa, mà có khi nó đang đợi ở ngoài bãi đỗ xecủa khách sạn cũng nên. Trên ve áo anh chàng cao bồi có một tấm card ghitên cuộc hội thảo mà tôi sắp tham dự. Tấm card ghi, "Jim Brown, Houston,TX.""Chào anh," tôi mở lời với người lạ mặt khi bước chân vào buồng thangmáy."Xin chào," anh ta đáp lời với âm mũi đặc trưng của người Texas cùngmột nụ cười tươi, rộng đến tận mang tai. Anh ta liếc nhìn tấm card ghi tên tôivà đọc to, "Eran Katz, Jerusalem, Israel, Diễn giả." Một chút ngạc nhiên làmnụ cười của anh ta còn tươi hơn."Anh đến từ Jerusalem Đó hả?", anh ta hỏi tôi.Jerusalem Đó, theo tôi hiểu, tức là Jerusalem – thủ đô của Israel chứkhông phải Jerusalem – một trong số những thị trấn nho nhỏ ở Mỹ có cùngtên."Một và chỉ một mà thôi," tôi đáp lại, lòng đầy tự hào."Tôi đã luôn mơ ước một ngày được đến đó.""Chín trăm đô, mười hai tiếng, thế là đến nơi rồi," tôi nói lại. Anh chàngcó tên Brown mỉm cười hiểu ý."Anh là diễn giả buổi sáng nay hả?", anh ta nói, nửa khẳng định, nửa dòhỏi."Phải." Tôi nghĩ đến những lo lắng của mình về chủ đề của bài phát biểu,vậy nên tôi quyết định nói sơ qua cho anh ta về chủ đề tôi sắp trình bày."Nghe có vẻ rất thú vị đấy," anh ta động viên tôi."Cảm ơn. Tôi cũng chỉ mong có thế," tôi trả lời khi cánh cửa thang máymở ra tiền sảnh."Chắc chắc là thế rồi," Brown nói chắc như đinh đóng cột khi chúng tôicùng nhau ra khỏi thang máy. "Những người Do Thái các anh là nhữngngười thực sự rất thông minh."Tôi mỉm cười khi chào tạm biệt, rồi hai người đi về hai phía khác nhau.Có thể trong những hoàn cảnh khác, tôi sẽ cảm thấy một chút phân biệtchủng tộc trong những lời anh ta nói, nhưng Jim Brown gây cho tôi ấn tượngrằng anh ta là một người tốt và chân thành. Anh ta không phải là người đầutiên nói những lời đó với tôi, và tôi cũng chẳng phải là người Do Thái đầutiên được nghe lời khen đó. Tôi đi dạo loanh quanh trong tiền sảnh, cảm giáchơi lạ lẫm. Tận sâu trong tâm trí mình, có một điều gì đó vẫn khiến tôi khôngyên – một điều gì đó rất khó nắm bắt mà tôi không thể chạm đến được.Trong lúc tiếp tục suy ngẫm về điều đó, tôi đã đi đến một kết luận rằng, vềcơ bản, bây giờ tôi có hai mối quan tâm:1. Tại sao ai cũng nói như vậy về người Do Thái?2. Làm thế nào để tìm được chính xác chỗ ăn sáng trong vòng hai mươiphút tới?Bởi những thôi thúc của cái dạ dày luôn được đặt lên hàng đầu trongdanh sách ưu tiên nên tôi đành gạt qua một bên bí ẩn về "Những người DoThái thông minh." Tôi có cảm giác rằng vào lúc bảy rưỡi sáng như thế này,một tách cà phê đặc và một chiếc bánh sừng bò sẽ tốt cho kỹ năng thuyếttrình của tôi hơn nhiều so với lời giải cho một thắc mắc nho nhỏ về triết học.Một tuần sau cuộc gặp với Jim Brown, như thường lệ, tôi lại gặp Itamarvà Jerome tại quán Café Ladino. Sáng thứ sáu nào cũng vậy, cứ 10 giờ làchúng tôi hẹn nhau ở quán cà phê nhỏ bé, quen thuộc này, một cái lỗ tí xíutrên bức tường rộng lớn, một góc khuất nằm trong một ngõ nhỏ ở khuNahlaot của Jerusalem. Rất ít người biết đến quán cà phê tuyệt vời này.Jerome đã phát hiện ra nó từ hồi hắn còn đi giao báo buổi sáng. Những bàihát Do Thái tiếng Ladino(1) và ánh sáng màu cam mê hoặc đã thu hút hắnvào cái mà ban đầu hắn cứ ngỡ là một tầng hầm. Hắn bước tiếp thêm bốnbước nữa, những bước chân dẫn hắn từ con phố vào trong một cái hang đượcchiếu sáng bằng những ngọn đuốc. Sàn nhà được trải bằng những tấm thảmBa Tư, những chiếc bàn hình tròn rải rác khắp căn phòng. Nơi đó có khôngkhí mát mẻ, dễ chịu. Chủ nhân của quán, Fabio, là một người đam mê tiếngLadino. Đó là lý do vì sao những bài hát thuần tiếng Ladino, từ những bảnnhạc nhẹ nhàng lãng mạn cho đến những những bài hát salsa khó tìm, luônđều đặn phát ra từ những chiếc loa giấu kín. Trong nhiều năm, Fabio đã cốgắng rất nhiều để cải thiện quán. Anh ta đã cho đập bức tường phía sau, mởmột cánh cửa thông ra khoảng sân nhỏ sau quán. Anh ta thuê người xây mộtkhoảng hiên rất đẹp, trồng vài cái cây quanh đó và đặt một bức tượng bằngđồng pha thiếc mà anh họ anh ta tự tay làm. Thế đấy, đó là nơi chúng tôi vẫngặp nhau vào thứ sáu hàng tuần, đúng 10 giờ; thỉnh thoảng chúng tôi ngồitrong cái hang, đôi lúc lại ở ngoài hiên, tùy thuộc vào thời tiết và tâm trạngmỗi lần đến quán. Những người khách còn lại của quán là những cặp đôilãng mạn hoặc những người khách du lịch tình cờ đi ngang qua.Thực ra thì chính ba chúng tôi cũng gặp nhau rất tình cờ.Itamar Forman và tôi biết nhau từ hồi học đại học. Tôi vẫn thường copybài tập của cậu ta để chuẩn bị cho những buổi thảo luận chuyên đề mà chúngtôi cùng tham gia. Cậu ta đủ tốt bụng để giúp tôi, còn tôi thì đủ tốt bụng đểchấp nhận sự giúp đỡ đó. Có một người bạn như thế, tôi thấy chẳng việc gìphải bắt bản thân mình quá sức, nhất là khi tôi còn có những môn học khácđòi hỏi nhiều thời gian và sức lực hơn. Đôi khi, tôi còn trả tiền cho Itamar đểcậu ta làm bài cho tôi – nhất là khi tôi không có đủ thời gian; như hồi mùa hènăm 1990 chẳng hạn, khi đó là thời gian diễn ra World Cup ở Italia. Dù rấttôn trọng khóa học về "Những nhân tố trong mối quan hệ giữa người DoThái và người Ả Rập kể từ Ngày chuyển giao đến nay," nhưng trong nhữngngày đó, mối quan hệ giữa Macro van Basten và Ruud Gulit của đội Hà Lancòn quan trọng với tôi hơn nhiều.Hiện tại, Itamar là giáo sư giảng dạy môn Khoa học Chính trị. Cậu ta đãkết hôn với Dalia, cô gái cậu ta quen ở trường đại học và họ đã có hai đứacon sinh đôi đặt tên là Omry và Noa.Jerome lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Jerome và tôi gặp nhaunhờ chiếc FIAT 127 nho nhỏ, xinh xinh của hắn. Hắn đã tông vào đuôi xe tôitrong khi lùi ra khỏi bãi đậu. Tôi nhớ mình đã bóp còi chiếc Subaru của mìnhinh ỏi nhưng chả có tích sự gì. Hắn thậm chí còn không thèm nhìn vàogương chiếu hậu trước khi bắt đầu lùi. Lúc đó hắn đang bận nghe tườngthuật trận bóng đá trên đài giữa đội Hà Lan và Brazil, và đúng vào lúc hắnsang số lùi thì Frank Rijkaard làm bàn đưa Hà Lan lên dẫn trước. Vì cũng làmột fan bóng đá cuồng nhiệt nên tôi phải đồng ý với hắn rằng sang số lùi vàođúng lúc ai đó ghi bàn là một điều hoàn toàn khó kiểm soát. Ở đây, chúng tôinói về hai hành động ở hai thái cực hoàn toàn mâu thuẫn với nhau.Khi Jerome chui ra khỏi xe để đánh giá thiệt hại mà hắn đã gây ra, mắttôi bắt gặp hình ảnh một gã cao nghều, gầy nhẳng với mái tóc bờm sư tửloăn quăn, cặp kính tròn màu đen giống cặp kính mà Buddy Holly vẫn hayđeo. Tuy vậy, điều ấn tượng nhất ở vẻ ngoài của hắn lại là chiếc áo. Trên đóin một hình vẽ, màu sáng, trông giống như "bà ngoại" Golda Meir, cựu thủtướng Israel. Chính cái khoảnh khắc đó, tôi đã nhận ra Jerome đặc biệt đếnmức nào. Có bao nhiêu người dám đi khắp nơi với một chiếc áo phô ra hìnhcủa Golda Meir chứ? Kể từ đó, chúng tôi trở thành những người bạn vĩ đạicủa nhau. Jerome là một người cực kỳ đặc biệt. Hắn sinh ra ở Australia vàmặc dù hắn đã sống ở Israel hơn 25 năm nhưng hắn vẫn có chất giọng đặctrưng của dân mới nhập cư. Hắn đặc biệt hay mặc những chiếc áo với màusắc dễ gây ảo giác mua ở Hawaii và các đảo vùng Caribbean, trên nhữngchiếc áo đó in những bức hình nghệ thuật của những người mà chẳng ai nghĩsẽ đem in lên áo. Thay vì những tấm hình của Bon Jovi, Bono(2) hay nhữngngôi sao nhạc rock khác, trong bộ sưu tập của Jerome, người ta sẽ có thể bắtgặp Khadaffi, Madeline Albright, Abba Eban hay thậm chí là NelsonMandela(3) khoác trên mình bộ đồ Người dơi. Đến tận bây giờ, Jerome vẫnkiếm được kha khá từ những chiếc áo như thế.Jerome là một anh chàng vui tính. Hắn rất có khiếu hài hước và niềm lạcquan của hắn dành cho cuộc sống có thể biến mọi trở ngại trên con đườnghắn đi thành những kinh nghiệm vĩ đại. Hắn có đến cả triệu bạn bè và dànhphần lớn thời gian của cuộc đời để chạy xô từ bữa tiệc này sang bữa tiệckhác. Chúng tôi là những người bạn "trí thức" của hắn. Ít nhất, đấy cũng làtừ mà hắn vẫn khoái dùng để giới thiệu chúng tôi với mọi người trong nhữngdịp hiếm hoi chúng tôi đi dự tiệc cùng hắn.Vậy đó, theo lệ thường, như tôi đã nói, chúng tôi lại tụ tập vào một thờiđiểm quen thuộc, ở một nơi quen thuộc mà không hề biết rằng cái ngày thứsáu đặc biệt đó sẽ thay đổi cuộc đời chúng tôi...Chúng tôi đang ngồi tán chuyện về việc làm ăn của Jerome và về chuyếnđi mới nhất của tôi tới Mỹ. Đến cuối buổi, tự nhiên tôi nghĩ đến Jim Brownvà kể cho hai người nghe về cuộc đối thoại trong thang máy."Ai là người đầu tiên quan niệm rằng người Do Thái là những người cótrí thông minh vậy nhỉ?", tôi đặt vấn đề với Itamar. "Chỉ là định kiến hay nócó gắn với một sự kiện nào đó?"Itamar nhún vai và nhìn lên trời."Nghe này," cậu ta nói to suy nghĩ của mình thành lời, "trong quá khứ,và thậm chí cả ngày nay nữa, người Do Thái luôn được gắn với phẩm chấtvề chất xám và trí tuệ. Thuật ngữ 'Bộ óc Do Thái' dùng để chỉ một ngườinào đó thật thông thái, đã trở thành cụm từ được sử dụng bởi cả những ngườiDo Thái và người không theo đạo Do Thái." Cậu ta ngừng lại để suy nghĩmột lát. "Nhưng điều này rất thú vị," cậu ta bỗng nhiên nói tiếp. "Điều bí ẩnnày đã phát triển như thế nào, và về mặt học thuật mà nói thì nó có còn tồntại không? Tớ chưa bao giờ ngẫm nghĩ thật kỹ về vấn đề này.""Không phải chỉ vì một kiểu đại loại như chủ nghĩa bài Do Thái hả?", tôigợi ý, cố tìm lời giải cho vấn đề mình đưa ra."Không hẳn là thế," Itamar nhận xét. "Có những người không chịu ảnhhưởng của những thiên kiến đó, và họ chấp nhận điều này như một thực tếhoàn toàn rõ ràng, mặc dù cũng có xen lẫn một chút đố kỵ. Một kiểu đố kỵxuất phát từ lòng ngưỡng mộ," Itamar khẳng định. "Mặt khác, nếu là quanđiểm bài Do Thái thì 'bộ óc Do Thái' phải được nói bằng những từ ngữ tiêucực chứ.""Rõ ràng là," Jerome xen vào cuộc thảo luận, "một người Do Thái thôngminh là một người Do Thái nguy hiểm. Chính từ điều này, người ta mớidựng nên điều bí ẩn đó – bởi vì đối với họ một bộ óc Do Thái là một kẻ xảoquyệt, nham hiểm và khó lường.""Dù thế nào đi nữa," Itamar tiếp tục mà không thèm để ý đến lời củaJerome. "Có một điều rất thú vị là những người Do Thái, ít nhất, đã thànhcông trong việc liên kết những kẻ không ưa họ và những người ủng hộ họtrong một điều: chưa từng có ai nói người Do Thái ngu ngốc. Một khuônmẫu đã luôn gắn liền với người Do Thái – và mọi đứa trẻ đều lớn lên vớikhuôn mẫu này – rằng dân tộc Do Thái là một dân tộc thông minh, khônkhéo và có đầu óc nhạy bén."Tôi nhìn Itamar đầy ngưỡng mộ. Theo nhịp được quá trình suy nghĩ rấthệ thống và logic của cậu ta lúc nào cũng là một kinh nghiệm rất thú vị vớitôi. Khi ai đó hỏi cậu ta bất cứ câu hỏi gì, cậu ta không bao giờ trả lời chỉmang tính chất chiếu lệ. Cậu ta luôn suy nghĩ theo chiều sâu của vấn đề."Mà thực ra, chả có gì bất thường trong chuyện này," cậu ta tiếp tục, mộtminh chứng hùng hồn cho những điều mà tôi đang nghĩ về cậu ta. "Dân tộcnào chẳng có một vài kiểu khái quát hóa như thế. Hầu như tất cả các dân tộcđều có những nét đặc trưng nhất định gắn liền với mình, cho dù những nétđặc trưng này có thật hay không đi chăng nữa. Người Scotland keo kiệt,người Mexico lười biếng, người Thụy Sĩ nghiêm khắc, người Nhật láu cá,người Đức mô phạm...""Xem nào," Itamar nói tiếp, "còn gì nữa không nhỉ... À, người Italia thìsao nhỉ?""Người Italia là những người tình tuyệt vời," Jerome phát biểu."Còn người Pháp?" Itamar vẫn tiếp tục."Người Pháp cũng là những người tình tuyệt vời," Jerome thông tháikhẳng định."Có dân tộc nào không khiến cậu nghĩ đến chuyện trăng hoa lăng nhăngkhông hả?", tôi hỏi Jerome."Có chứ," hắn trả lời. "Người Polak(4). Tớ không thể tượng tượng racảnh họ trên giường." Ba chúng tôi cùng bật cười khúc khích khi nghĩ đếncảnh đó. Vấn đề ở đây là mặc dù cuộc thảo luận là về chủ đề các mẫu hìnhđặc trưng, câu nhận xét này vẫn cho thấy Jerome là người thích phân biệtchủng tộc và khoái châm biếm."Tại sao những con chó ở Ba Lan lại có mũi tẹt?", Jerome tiếp, và saumột vài giây im lặng, "Bởi vì chúng đuổi theo những chiếc xe đang đậu!"Hắn phá ra cười làm chúng tôi cười theo.Trong mấy phút sau đó, chúng tôi lao vào những trận cười nghiêng ngảkhi cả ba thay nhau kể chuyện cười về các dân tộc khác nhau, mỗi câuchuyện lại khiến người kia nhớ đến một câu chuyện cười đại loại như thế.Dần dần, chúng tôi cạn hết những câu chuyện và ngồi đó im lặng, cố gắnglấy lại hơi sau những trận cười mệt lử. Một lần nữa – 'hình như' những"người Do Thái thông minh" không có sự nhạy cảm với những nét đặc trưngcủa các dân tộc khác và tự chiều chuộng mình bằng việc cười cợt. Nếu chỉđơn giản là kể các câu chuyện theo một mạch thống nhất thì đã đành...nhưng đằng này bạn ta lại kể chuyện đùa để cười đùa, giễu cợt. Liệu bạn cócười không nếu một nhóm những gã người Tây Ban Nha phá lên cười trướcnhững câu đùa về chuyện người Do Thái viêm màng túi?Jerome nghịch chiếc tách cà phê của hắn, nhìn chằm chằm vào đó nhưkiểu đang nằm mơ giữa ban ngày. Tôi mân mê gói đường, còn Itamar hếtgập lại duỗi chân trong khi dán mắt vào cặp vợ chồng già mới bước vàoquán."Và chuyện những người Do Thái thông minh," Itamar lên tiếng, đưachúng tôi trở lại với chủ đề đang dở,. "thật thú vị,". Ccậu ta tiếp tục trầmngâm. "Tớ phải tìm hiểu xem tại sao lại có điều bí ẩn này mới được." Trôngcậu ta như thể thực sự đang rất trăn trở trước vấn đề đó."Các cậu biết đấy," tôi bất chợt lý luận. "Tớ đã giảng một vài buổi tạiViện ngôn ngữ Do Thái về việc cải thiện trí nhớ. Cuối mỗi buổi dạy, sinhviên lớp Torah(5) hay đến chỗ tớ và nói về những phương pháp nghiên cứu,những kỹ năng phát triển trí nhớ mà họ vẫn sử dụng. Điều thú vị, điều này cóliên quan đến vấn đề chúng ta đang thảo luận, là tớ chưa từng bắt gặp nhữngphương pháp đó trong bất cứ cuốn sách nào hay trong bất cứ nghiên cứu nàomà tớ từng thực hiện."Mắt Itamar sáng lên. "Cậu nói nghiêm túc chứ?" Cậu ta kéo ghế thẳng lạivà ngồi dựa về phía tôi."Rất nghiêm túc," tôi trả lời."Điều đó thật đáng kinh ngạc," cậu ta nói bằng một giọng phấn khích màtôi không thể nào hiểu nổi. Cậu ta nhìn đăm đăm ra ngoài cây táo trồng trongsân, đôi mắt đảo đảo cho thấy cậu ta đang suy nghĩ hết công suất."Điều gì đáng kinh ngạc cơ?" Jerome, cũng giống như tôi, đang cố gắnghiểu sự việc."Ở đây, chúng ta có hai điểm," cậu ta phân tích tình huống theo đúng cáikiểu 'Itamar-biết-tuốt' đặc trưng của mình. "Chúng ta có một điều bí ẩn đằngsau sự khôn ngoan và sắc sảo của người Do Thái, và chúng ta có nhữngphương pháp thực tế mà người Do Thái đã sử dụng trong hàng thế kỷ qua!"Cậu ta phá vỡ dòng suy nghĩ của chính mình. "Nếu tớ hiểu đúng, chúng tađang có một câu chuyện vĩ đại trong tay – câu chuyện về một dân tộc DoThái thông tuệ với những phương pháp và kỹ thuật phát triển tầng lớptrí thức đã được giữ kín hàng ngàn năm như một bí mật mang tính chấtvăn hóa. Chúng ta có thể viết nên một cuốn sách kỳ vĩ về tất cả những điềunày.""Tại sao phải làm thế?", Jerome hỏi, chẳng thèm che dấu sự thiếu hứngthú của mình."Để tất cả mọi người trên thế giới này có thể được hưởng lợi từ bí mậtđó, tất nhiên là thế rồi," Itamar đập mạnh tay xuống bàn đầy hăng hái. "Nghĩmà xem. Chúng ta có thể dạy cho những đứa trẻ người Na Uy, chẳng hạnthế, cách để ghi hàng núi thông tin về các bài kiểm tra thông qua việc sửdụng chính những phương pháp đã giúp các sinh viên Do Thái theo học tạitrường đạo nhớ được kinh Talmud giỏi đến vậy! Chúng ta cũng có thể dạycác thương nhân cách đàm phán, thương thuyết bằng chính phương pháp màcác nhà buôn Do Thái đã làm ở châu Âu... hay... thậm chí... chúng ta có thểchỉ cho sinh viên Harvard cách đạt toàn điểm A bằng chính những kỹ thuậtđã biến Marahal của Praha hay Gaon của Vilna(6) thành những học giả Torahvĩ đại!"Nếu chúng ta nói đến những phương pháp có hiệu quả thì tại sao lạiphải bó hẹp chúng trong khuôn khổ bức tường của những trường đạo chứ?Tại sao tất cả mọi người lại không áp dụng những phương pháp đó chứ? Cáccậu có hiểu điều tớ muốn nói không? Chúng ta có thể bật mí những bí mậtcủa bộ óc Do Thái!" Cậu ta kết thúc suy nghĩ của mình bằng một sáng kiến,một điều đang bắt đầu sôi sục lên trong tâm trí mình.Sự kích động của Itamar bắt đầu ảnh hưởng đến tôi. Có một điều gì đótrong những điều cậu ta nói thực sự rất độc đáo. Đó là kiểu ý tưởng mà bạnsẽ tự hỏi chính mình, "Làm sao mà mình lại không nghĩ ra sớm hơn nhỉ?"Một lúc sau, Jerome buông ra một câu làm chúng tôi cụt hứng."Xin lỗi nhé, nhưng chính xác thì 'chúng ta' mà bọn mình đang nói đếnlà ai vậy? Với tất cả lòng tự trọng, tớ chính xác không phải là ứng cử viênthích hợp cho vị trí đồng tác giả đâu đấy. Đầu tiên, tớ chỉ vừa đủ điểm quađược kỳ thi SAT(7). Thứ hai, trừ khi có phương pháp nào đó để phát triển trithức hướng tới việc kiếm một cô bạn gái, còn nếu không, tớ chả hứng thúvới cuốn sách của các cậu đâu," Jerome nói huỵch toẹt. Rồi ngay lập tức, hắnnói thêm "dù vậy, tớ sẵn sàng giúp các cậu tiếp thị tại thị trường Carribe.Biết đâu kế hoạch này lại giúp vụ kinh doanh quần áo của tớ ở đấy phát đạtthì sao. Nó sẽ nhắc người ta nhớ rằng người Do Thái là những người cực lỳsáng láng... đại loại như thế." Hắn cười tự mãn ra vẻ rất đồng tình."Cậu nói gì ấy nhỉ, Eran?" Itamar hỏi tôi. "Cậu có muốn thực hiện ýtưởng này không?""Nghe có vẻ thú vị lắm," tôi trả lời. "Thực sự rất hấp dẫn." Tôi không thểkiềm chế được.Itamar thu xếp mấy thứ đồ lặt vặt của cậu ta và ra hiệu cho bồi bàn đemhóa đơn đến cho chúng tôi. "Đến thứ sáu tuần sau, tớ sẽ tìm hiểu được sựhình thành bí ẩn về người Do Thái thông minh. Tớ có một vài giả thuyết vềsự bí ẩn này." Cậu ta nguệch ngoạc vài dòng ra một tờ khăn ăn nhỏ, nhét nóvào túi bên của chiếc cặp da và kéo ghế đứng dậy. "Xin lỗi nhưng tớ phải điđây. Tớ có hẹn với nha sĩ," cậu ta giải thích.Jerome cũng đứng dậy và thay cặp kính đọc sách bằng một cặp kính râmthời trang. "Cả tớ, cũng phải đi con đường của mình đây," hắn nói. "12 giờtớ có hẹn với chuyên gia chăm sóc sắc đẹp, Bob," hắn lại một lần nữa giởcâu đùa quen thuộc."Còn tớ thì có hẹn với cái hóa đơn, chắc là vậy rồi," tôi thở dài khi thọctay vào túi quần và rút ví ra.Liền kề với bãi đỗ xe bên ngoài, trước khi đến lối vào siêu thị, tôi chợtthấy cô Lippman, cô giáo tôi hồi lớp sáu. Hai mươi năm đã trôi qua kể từ lầncuối tôi gặp cô (nói đúng hơn là làm phiền cô, như tôi vẫn thường vậy), vàtôi nghĩ rằng mình nên lịch sự một chút bằng cách đến chào cô. Tôi băng quađường và gọi to. "Cô Lippman ơi."Cô quay lại và nheo nheo mắt, cố nhận ra xem tôi là ai. "Yossi à," côhướng về phía tôi."Eran ạ," tôi sửa lại."Eran Burnstein!" cô nói thêm."Eran Katz.""Eran Katz hả!" cô kêu lên cùng một nụ cười gượng. "Ôi, tất nhiên là cônhớ rồi."Trên khuôn mặt cô tôi chẳng thấy có dấu hiệu gì chứng tỏ niềm vui củacô khi gặp lại cậu học trò cũ là tôi.Tôi hỏi thăm tình hình cô và tỏ ý muốn nghe những điều cô đã trải quatrong suốt hai mươi năm qua. Rõ ràng là cô đã đi qua rất nhiều sự kiện. Màthực tế là hình như năm nào cũng có một điều gì đó đáng kể xảy ra với cô, vàtôi là một kẻ cực kỳ may mắn mới được nghe tất cả những sự kiện đó, vớitốc độ khoảng mười lăm phút cho mỗi năm.Mặc dù sự chán ngán và khó chịu đã vây xung quanh tôi nhưng tôi nghĩmình nên cho cô một chút cảm giác hài lòng trong nghề nghiệp. Nhiều nămđã trôi qua từ khi tôi phá hoại những buổi cô lên lớp hay đơn giản chỉ làkhông thèm đến lớp, giờ tôi tự hào nói với cô rằng tôi, một học sinh cá biệt,đang viết một cuốn sách về bí mật của bộ óc Do Thái, và tôi đang tìm hiểusự thật đằng sau bí ẩn về sự thông minh của người Do Thái."Cái đó thì có gì mà tìm hiểu?" Cô hỏi tôi, với đúng cái giọng của một bàgiáo. "Đó là một thực tế! Người Do Thái luôn thông minh." Tôi chợt nhớ lạilý do tại sao tôi hay bỏ giờ cô hai mươi năm về trước. Trong mọi trườnghợp, chỉ cần có cơ hội là cô ngăn cản bất cứ ai có ý định viết một cuốn sáchvề bí ẩn sự thông thái của người Do Thái. Cô chính là bằng chứng sống chothực tế rằng không phải người Do Thái nào cũng được Đấng tối cao ban chomột bộ óc. Mặt khác, chính vì cô, niềm hứng thú của tôi với việc tìm hiểu bíẩn này tiếp tục lớn dần lên.2BÍ ẨN VỀ SỰ THÔNG THÁI CỦA NGƯỜI DO THÁIĐúng một tuần sau, chúng tôi lại gặp nhau ở Café Ladino. Chúng tôi đãkhông nói chuyện cả tuần vừa rồi và tôi thấy mình thực sự trông đợi buổi tụhọp lần này. Tôi băn khoăn không biết Itamar có bỏ công tìm hiểu về điều bíẩn đó không và cậu ta có phát hiện ra thông tin gì hay không, hay là sự hàohứng của cậu ta đã nguội dần trong mấy ngày qua.Khi tôi đến quán cà phê thì thấy Jerome đang đợi bên ngoài. Hắn kẹpmột tờ báo dưới cánh tay và mặc một chiếc áo sơ mi, có lẽ là kinh dị nhất màtôi từng thấy: một chiếc áo có cảnh rừng rú loang lổ màu in hình Kofi Anan,Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, đang chuyền cành từ cây nọ sang cây kia.Quán vắng tanh, còn Fabio thì đang đợi chúng tôi với cánh tay giangrộng. Chúng tôi ngồi xuống chiếc bàn quen thuộc trong "hang.". Mười phútsau, Itamar xuất hiện, đóng bộ một bộ vest tối màu, thanh lịch cùng mộtchiếc cà vạt lụa màu vàng sáng, trông có vẻ đắt tiền."Jerome này, đây mới là kiểu chúng ta nên mặc," tôi phát biểu, mắt vẫnkhông rời khỏi Itamar."Trông cậu bảnh lắm," Jerome nhận xét, "nhưng tớ nghĩ bộ này cần thêmmột chút màu sắc nữa... có lẽ là điểm thêm vài vệt hồng hồng, xanh xanh thìđẹp hơn.""Hôm nay tớ phải đi dự một buổi hội đàm," Itamar giải thích vẻ hối lỗi.Cậu ta ngồi xuống ghế và rút ra một đống giấy tờ, sách vở từ trong túi."Các cậu nghĩ sao," cậu ta bắt đầu bằng một vẻ mặt rất thỏa mãn, "nếu tớnói rằng cả tuần vừa qua, tớ chẳng làm việc gì cả? Tớ giữ bí mật tất cảnhững gì có thể các cậu muốn biết về 'Bí ẩn Trí thông minh của người DoThái.'" Cậu ta bắt đầu bới tung đống giấy tờ.Itamar kích động đến nỗi thậm chí không thèm hỏi xem tình hình chúngtôi ra sao như các lần khác. Cậu ta tiến thẳng đến chủ đề mình đang theođuổi, muốn ngay lập tức kể cho chúng tôi nghe những điều cậu ta đã tìm hiểuđược."Trong lúc ở chỗ nha sĩ thứ sáu tuần trước ấy," cậu ta bắt đầu, "tớ đã suynghĩ về vấn đề này từ nhiều góc độ khác nhau. Trước hết, người Do Thái lànhững người sống sót. Họ đã trải qua bao nhiêu điều bất công trong lịch sử?Họ đã phải chịu đựng bao nhiêu cuộc tàn sát? Đã bao nhiêu lần họ bị đẩy rakhỏi đất nước, buộc phải lang thang khắp thế giới để tìm một nơi trú chânmới, để rồi lại bị ném đi một lần nữa khi đã ổn định mọi thứ ở nơi mới?Babylon, Tây Ban Nha, châu Âu. Họ đã sống sót qua những Tòa án Dị giáo,những cuộc tàn sát và, qua tất cả những điều này, dân tộc Do Thái vẫn pháttriển lớn mạnh. Làm thế nào họ giữ được những điều đó? Những dân tộckhác hùng mạnh hơn dân tộc Do Thái nhiều, với những nền văn hóa ấntượng kỳ vĩ, đã không làm được điều đó. Người Ai Cập cổ đại, dân tộc đãxây dựng nên những kim tự tháp vĩ đại, nay đâu rồi? Người Hy Lạp phátminh ra nền dân chủ và sản sinh ra cho thế giới những Plato, những Aristostenay đâu rồi? Người La Mã với thời hoàng kim của công nghệ tiên tiến nayđâu rồi? Tất cả những dân tộc đó đều đã sụp đổ như những tòa tháp xếp bằngnhững quân domino, chỉ còn lại là những đổ nát và chỉ còn tồn tại trong kýức..." Cậu ta dừng lại giữa câu khi cô bé bồi bàn đến để ghi đồ uống.Itamar gãi cằm suy nghĩ và gọi một tách espresso. "Một latte," tôi gọi.Còn Jerome chọn cappuccino."Người Do Thái đã sống sót," Itamar tiếp tục dòng suy nghĩ, "mà khôngcó sự hỗ trợ của bất cứ đội quân hùng mạnh hay thế lực nào, mà họ cũngchưa từng sở hữu sức mạnh nào như thế. Họ thành công trong việc giữ gìntruyền thống của mình trong những điều kiện bất khả thi là bởi vì họ đã họcđược cách sử dụng trí óc trong những hoàn cảnh thay đổi không ngừng. 'Bộóc' đó cho phép họ không chỉ sống sót mà còn có ảnh hưởng đến môi trườngkhắc nghiệt quanh mình và phát triển những kỹ năng ghi nhớ để giúp họtruyền miệng toàn bộ bản Torah từ thế hệ này sang thế hệ khác." Cậu tadừng lại một lát. "Dù sao, đó chính là điểm khởi đầu cho nghiên cứu của tớ.""Và đây chính là điều làm cho người Do Thái thông minh hơn những dântộc khác sao?" tôi hỏi."Chờ một lát đã," Itamar ngắt lời tôi, giọng cậu ta hơi lưỡng lự một chút.Cậu ta ngừng lại, tìm một từ thật chính xác. "Nghe này... thực sự... tớ đãtìm hiểu nguyên nhân và phương thức của sự hình thành bí ẩn về Trí thôngminh Do Thái. Câu hỏi của cậu, nếu đúng là họ có thông minh hơn, rất khótrả lời. Chúng ta không thể kết luận một câu chung chung như thế. Dân tộcnào cũng có kẻ yếu, người mạnh, kẻ xấu, người tốt, kẻ ngu đần, người thôngminh. Tất nhiên, có những người Công giáo, người Hồi giáo, người Hinduthông thái hơn và thành đạt hơn rất nhiều người Do Thái mà tớ biết."Tôi lại nhớ đến lần gặp cô Lippman."Mà còn chưa kể đến nhé, chúng ta đang nói đến loại người Do Tháinào? Gốc Đức? Gốc Tây Ban Nha? Do Thái chính thống? Cải cách? Mỹ?Nga? Chẳng lẽ tất cả đều là những nhà khoa học kiệt xuất sao? Sự khác biệtở đây lớn lắm. Theo như tớ biết thì câu hỏi ai thông minh hơn ai là một câuhỏi hoàn toàn không hợp lý. Mục đích của tớ là hiểu được tại sao người DoThái, với tư cách là một con người cụ thể, lại được cho là người thông minh,và làm thế nào mà điều bí ẩn, hay đặc trưng này, lại được gắn với họ. Cậubiết người ta thường nói đấy, 'không có lửa làm sao có khói.' Cái khói đó cóthể đưa tớ đến với một sự thật cụ thể nào đó. Đó mới là cái tớ muốn tìmhiểu." Itamar kết luận suy nghĩ của mình và quay trở lại với việc sục sạođống giấy tờ.Qua khe mắt, tôi để ý thấy Jerome đang đọc mục tin thể thao dưới gầmbàn. Khổ thân Jerome. Cuộc thảo luận nho nhỏ của chúng tôi không hề lấyđược của hắn một chút xíu hứng thú nào. Nhận ra mình bị "bắt quả tang,"hắn gập nhanh tờ báo lại và để nó ngay ngắn trên bàn."Các cậu có biết Real Madrid đã mua Louis Figo với giá năm mươi sáutriệu đô-la không?" Hắn cố phân bua về điều đã thu hút sự chú ý của hắn hơncuộc đối thoại bên bàn."Thế thì hơi quá đà, phải không?" tôi trả lời, giọng pha chút ngạc nhiên.Itamar nhướn mắt lên và nhìn Jerome vẻ không đồng tình."Chúng ta đang nói về một điều rất thú vị, và đây là cái đã khiến cậu mấttập trung hả? Một cầu thủ bóng đá Bồ Đào Nha kiếm được hàng triệu đô-lachỉ vì hắn ta biết cách đá một quả bóng sao? Niềm ham học hỏi tri thức củacậu nằm ở đâu vậy?"Jerome cười toét đến tận mang tai. "Itamar à! Cậu biết Louis Figo làngười Bồ Đào Nha cơ đấy! Tớ sốc nặng rồi!"Itamar liếc mắt nhìn lại và cười ngượng nghịu. "Tớ tình cờ xem một chúthồi Euro 2000," cậu ta thú nhận. Đến tôi còn phải ngạc nhiên vì điều này.Tôi không bao giờ nghĩ Itamar có thể xem một trận bóng đá; cậu ta lúc nàocũng lớn tiếng phản đối thể thao."Điều quan trọng ở đây là," Itamar nối lại dòng suy nghĩ vừa bị đứt đoạncủa mình trong khi rút một trang ra khỏi đống giấy tờ, "người Do Thái lúcnào cũng thích cái tiếng tăm hơi quá cường điệu đó về sức mạnh và trí tuệcủa mình. Tiếng tăm này bắt nguồn từ rất nhiều thứ – nỗi sợ hãi, lòng đố kị,sự thù ghét và, thật đáng ngạc nhiên, cả các số liệu thống kê thực tế nữa, cáinày tớ sẽ cho các cậu xem ngay đây." Cậu ta lấy ra một trang khác và xemxét nó. "Kết luận đầu tiên tớ rút ra được về bí ẩn này đi liền với con sốnhững người Do Thái nổi tiếng trên thế giới. Các cậu cứ thử nghĩ mà xem,những cái tên Do Thái luôn nằm trên đầu các danh sách ở hầu hết mọi lĩnhvực – những cái tên có ảnh hưởng đến toàn nhân loại: Moses, Maimonides,Spinoza, Sigmund Freud, Albert Einstein. Thậm chí cả Karl Marx và chúaJesus cũng là người Do Thái."Tớ có cả một bản danh sách những người Do Thái nổi tiếng và quyềnlực nhất trong các lĩnh vực khác nhau," Itamar tiếp tục. "Trong văn họcchẳng hạn – Shai Agnon, Shalom Aleichem, Isaac Bashevis Singer, FranzKafka, Isaac Asimov, Joseph Heller, Philip Roth, Herman Wouk, HaroldRobbins. Tất cả đều là người Do Thái.""Còn nhạc cổ điển nữa – Yascha Heifetz, Daniel Burnbaum, Isaac Stern,Arthur Rubinstein, còn nhiều nhiều nữa..." cậu ta lật lật qua các trang giấy."Còn cả một loạt những người hoạt động trong ngành giải trí này.Barbara Streisand, Mandy Patinkin, Billy Joel, Simon & Garfunkel, PaulAnka, Jerry Seinfeld, Jackie Mason, Marcel Marceau , – diễn viên kịch câmngười Pháp, Larry King, ảo thuật gia David Copperfield, và thậm chí cảWilliam Shatner và Leonard Nimoy, thường được biết đến dưới cái tênThuyền trưởng Kirk và Ngài Spock trong Star Trek.""David Copperfield là người Do Thái hả?" Jerome ngạc nhiên hỏi. "Mẹtớ sẽ lăn đùng ra chết mất nếu cụ biết điều này.""Trong ngành công nghiệp điện ảnh thì tràn ngập người Do Thái," Itamarlại tiếp tục, một lần nữa phớt lờ câu nhận xét nho nhỏ của Jerome. "Các cậucó biết diễn viên nào người Do Thái không?""Có chứ, làm gì có ai không biết?" tôi trả lời. "Woody Allen, anh em nhàMarx, Billy Crystal...""Cậu nói đúng." Itamar lại lục tung đống giấy tờ. "Còn có StevenSpeilbergSpielberg, dĩ nhiên rồi, Bette Midler, Harrison Ford, Mel Brooks...""Frankeinstein," Jerome lại xen vào mà mắt vẫn dán vào tờ báo.Itamar nhìn chằm chằm vào hắn, vẻ sững sờ tột độ. "Frankeinstein hả?!""Phải, đó là một cái tên Do Thái mà, chẳng phải sao?" Jerome cười toetoét, cuối cùng cũng nhấc mắt ra khỏi tờ báo một lát."Nói thế thì cũng có khác gì bảo Gấu Yogi hay Pokemon là người DoThái vậy," tôi đùa."Cậu nói cái quái gì thế?" hắn ra thế đề phòng. "Ai mà chả biết Pokemonlà của Nhật. Cậu cứ nhìn tên bọn nó xem: Pikachu này, Jigglypuff này,Butterfree này... những cái tên truyền thống của Nhật từ thời nhà Minhđấy.""Nhà Minh là ở Trung Quốc chứ," tôi sửa lại lời hắn."Còn về kinh doanh thì sao?" Itamar chẳng thèm để ý gì đến cuộc tranhluận bên lề của chúng tôi và quay trở lại với chủ đề chính. "Có gia đìnhRothchild, Reichman, Bronfman, Estee-Lauder, Max Factor, George Soros,Ralph Lauren, Levi Strauss, Ben Cohen và Jerry Greenfield (chủ của hãngkem 'Ben and Jerry'), Adam Citroen (trong hãng xe của Pháp)... Nói cáchkhác, danh sách này dài lắm.""Kissinger là người Do Thái," tôi thốt ra."Chính xác," Itamar xác nhận. "Về chính trị..." Cậu ta đảo mắt vàonhững trang giấy. "Phải, có Kissinger, Disreali, Thủ tướng Áo BrunoKreisky, Thủ tưởng Pháp Pierre Mendes-France, Thủ tướng Na Uy GrewBrondenvald... và danh sách này vẫn còn nữa," cậu ta kết luận."Gấu Yogi là Ấn Độ, tớ nghĩ thế," Jerome chia sẻ điều đang làm đầu óchắn bận tâm. "Nó xuất phát từ yoga. Trong tiếng Sanskrirt, tên của nó cónghĩa là 'chú gấu bay.'" Hắn mỉm cười có vẻ thỏa mãn.Cô bồi bàn quay lại và mang cho chúng tôi những thứ chúng tôi đã gọi,cẩn thận đặt những chiếc cốc ở giữa bàn."Vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, Do Thái có lẽ là dân tộc giàu có nhấtnếu tính đến tài năng," tôi kết lại. "Với danh sách những người Do Thái xuấtchúng như thế, thảo nào mới sinh ra điều bí ẩn đó. Những cái tên Do Tháiluôn đứng đầu mọi thứ.""Hoàn toàn sai," Itamar khiến tôi ngạc nhiên bằng câu trả lời cụt lủn củacậu ta. "Danh sách này là một thứ ảo tưởng, nó dẫn người ta đến những kếtluận sai lầm." Cậu ta đặt lại những tờ giấy lên bàn và đưa mắt nhìn chúngtôi. "Các cậu có biết Newton, Copernic, Mahatma Gandhi, Leonardo daVinci, Michelangelo, Abraham Lincoln and Muhammed có điểm gì chungkhông?" cậu ta hỏi."Tất cả đều là đường một chiều ở London," Jerome nhận xét hài hước."Chẳng ai trong số họ là người Do Thái," tôi nêu ý kiến, nhận ra điều màItamar đang dẫn dắt chúng tôi."Chẳng ai trong số họ là người Do Thái," cậu ta nhắc lại. "Nhưng, mỗingười trong số họ đều để lại dấu ấn đối với thế giới, không hề nhỏ hơn so vớibất cứ ai khác trong lĩnh vực của mình. Vậy danh sách này và danh sách kiacó gì khác nhau?"Jerome cuối cùng cũng bỏ tờ báo xuống khi tôi và hắn cùng đợi câu trảlời sắp tới."Không đi quá sâu vào vấn đề này," Itamar bắt đầu, giải phóng chúng tôikhỏi cảnh chờ đợi, "người ta biết đến một người Do Thái có tài không chỉ vìnhững thành tựu của người đó mà còn vì thực tế rằng anh ta cũng là mộtngười Do Thái. Tớ nhớ đã từng đọc ở đâu đó rằng người ta đã hỏi nhà vănSaul Bellow rằng ông ấy cảm thấy thế nào khi là một người Do Thái và ôngđã trả lời bằng một câu châm biếm đại loại là, 'tôi biết mình là một người DoThái, và mình là một người Mỹ, và mình là một nhà văn. Tuy vậy, tôi còn làmột fan nhiệt thành của môn khúc côn cầu, một thực tế mà chưa ai nhắc tớibao giờ.' Nói cách khác, những người Do Thái tài năng nổi bật bởi vì thực tếhọ là người Do Thái. Lấy ví dụ chẳng hạn, chẳng ai lại đi chỉ vào StephenHawkings và bảo, 'Nhìn một thiên tài người Công giáo này!' Thực tế rằngông ấy là người Công giáo không hề liên quan đến những khả năng của ôngấy, điều đó hoàn toàn khác với những nhận thức của mọi người về người DoThái.""Đúng vậy," Jerome mỉm cười đồng tình."Điều quan trọng nhất," Itamar tiếp tục, "là người Do Thái 'được' PR tốthơn và nhận được sự chú ý đặc biệt bởi vì bản chất Do Thái của họ, chứkhông phải lúc nào cũng tương xứng với khả năng thực sự của họ trong đámđông. Đây là một trong những lý do làm lan truyền bí ẩn đó.""Cậu nói 'khả năng thực sự của họ trong đám đông' nghĩa là sao?" tôihỏi."Đơn giản thế này nhé," cậu ta đáp lời, "cứ thử hỏi một người Mỹ haymột người châu Âu bình thường xem trên thế giới có bao nhiêu người DoThái và họ chiếm bao nhiêu phần trăm dân số thế giới đi, chắc chắc cậu sẽnhận được câu trả lời là trong khoảng vài trăm triệu người, độ từ 15% đến50% dân số thế giới," cậu ta giải thích."Làm gì có chuyện, không thể đến 50% được. Nói thế thì hơi quá, tớ thìnghĩ người Do Thái chiếm khoảng 10% đến 15% dân số thế giới," Jeromeước tính."Đấy, vấn đề là ở chỗ đó đấy," Itamar cười hả hê. "Ngay đến chúng tacòn không nhận thức được!"Itamar rút một tờ giấy khác ra, tờ này trên đầu trang có ghi chữ "Số liệu.""Số liệu chính xác của năm 2000," cậu ta đọc to, "những ông bạn thân mếncủa tôi ạ, tổng số người sống trên hành tinh này là sáu tỉ người, mười ba triệutrong số đó là người Do Thái. Thế đấy! Chúng ta thực chất đang nói đến0,25% dân số thế giới thôi. Không phải 10%, cũng chẳng phải 15%. Chỉ cómột phần tư của một phần trăm thôi! Chỉ có vậy. Đó là tất cả số người DoThái sống trên hành tinh này.""Thú vị thật," tôi lẩm bẩm."Thật đáng kinh ngạc," Jerome reo lên. "Cậu có tính đến những nhà duhành vũ trụ người Nga gốc Do Thái đang ở trên trạm vũ trụ của Nga khôngđấy?""Có chứ, bao gồm cả cháu gái tớ mới sinh tuần vừa rồi nữa ấy chứ,"Itamar cười rạng rỡ đầy tự hào."Bỏ qua Jerry Springer và Geraldo Rivera đi," Jerome buột miệng mỉamai. "Hai người đó không được tính." Itamar bới đống giấy và lôi ra một tờmàu vàng ghi chi chít những con số."Trước khi cho rằng điều bí ẩn này thực ra chỉ là một ảo tưởng sai lầm,để tớ cho các cậu biết một điều ngạc nhiên. Không phải ngẫu nhiên mà điềubí ẩn to lớn này được dựng lên xung quanh bộ óc và sự thông minh củangười Do Thái đâu. Những số liệu thống kê đã cho thấy rằng mặc dù sốlượng ít nhưng tài năng của họ lại tỉ lệ nghịch với số lượng ít ỏi đó."Itamar đưa cho chúng tôi mỗi người một bản phô-tô trang giấy mà cậu tađang cầm."Trong năm tập của bộ sách đồ sộ Toàn cảnh lịch sử khoa học, GeorgeSarton đã miêu tả sự phát triển của khoa học xuyên suốt thế kỷ XIV," Itamarbắt đầu như kiểu lời mở cho một buổi lên lớp. "Trong phần nói về thờiTrung đại, Sarton không chỉ nghiên cứu sự phát triển khoa học và tri thứctrong thời kỳ này mà ông còn so sánh những thành tựu của những dân tộckhác nhau. Nghiên cứu của ông đã đề cập đến rất nhiều lĩnh vực bao gồm cógiáo dục, công nghệ, toán học, vật lý học, hóa học, y học..."Thưa giáo sư," Jerome ngắt lời, "vào vấn đề chính đi thôi.""Vấn đề chính," Itamar hơi ngượng – "17,6% trong số những nhà khoahọc hàng đầu của thời Trung đại là người Do Thái," cậu ta kết luận."Và vào thời kỳ đó, họ chiếm bao nhiêu phần trăm dân số nói chung?"tôi hỏi đầy vẻ tự hào."Một phần trăm," Itamar trả lời. "Nói cách khác, số nhà khoa học ngườiDo Thái nhiều gấp mười tám lần con số người ta thường nghĩ, đấy là nói vềmặt số liệu. Thực tế thậm chí còn thú vị hơn nếu chúng ta so sánh thành tựucủa những nhà khoa học người Do Thái tại các quốc gia riêng rẽ. Như TâyBan Nha chẳng hạn," cậu ta tiếp tục những lý luận của mình. "41% trong sốcác nhà khoa học hàng đầu của Tây Ban Nha thời Trung đại là người DoThái, mặc dù người Do Thái thực tế chỉ chiếm khoảng 2,7% dân số. Số nhàkhoa học Do Thái cao gấp hai mươi lăm lần số nhà khoa học người Tây BanNha không theo đạo Do Thái.""Thời hoàng kim của Do Thái," tôi nhớ lại tên của thời kỳ lịch sử này.Itamar ngừng một chút để suy nghĩ rồi tiếp tục. "Ở đây," cậu ta ra hiệuvề phía Jerome, "sao cậu không đọc to những con số này lên và cho biết cậunghĩ gì về chúng nhỉ."Jerome cầm lấy tờ giấy và bắt đầu đọc."Khoảng những năm từ 1819-1835, người Do Thái nắm giữ 20% nềnkinh tế của Đức mặc dù họ chỉ chiếm chưa đầy 1% dân số.""Vào năm 1952, 24% số sinh viên theo học tại trường Đại học Harvard làngười Do Thái, tại Cornell là 23% và Princeton là 20% cho dù người DoThái chiếm chưa đến 3% dân số.""Quá nhiều phần trăm," Jerome có vẻ hơi bực mình."Đọc tiếp đi," Itamar giục."Một phần ba số triệu phú Mỹ là người Do Thái.""20% số giáo sư tại các trường đại học hàng đầu của Mỹ là người DoThái.""40% số luật sư làm việc trong các hãng luật hàng đầu của Mỹ là... cáccậu không đoán được đâu. Để tớ gợi ý nhé. Họ không theo đạo Phật, và họkhông theo chủ nghĩa vô thần."Jerome phẩy tay thả mảnh giấy rơi xuống bàn, quay tròn."Vậy," Itamar hỏi, "các cậu có thể rút ra kết luận gì từ những điều này?Và cố gắng nghiêm túc đi, một lần này thôi.""Kết luận về cái gì?" Jerome mang một vẻ mặt ngạc nhiên. "Chuyện gìvừa mới xảy ra à? Tớ đang ở đâu vậy?" Hắn nhìn quanh mình như kiểu vừamới tỉnh dậy sau một giấc mơ giữa ban ngày. Hắn lại nhặt tờ giấy lên và liếcnhanh qua những dòng chữ ghi trên đó."À... mình nghĩ," hắn nói to thành lời suy nghĩ của mình, "tài liệu trướcmặt chúng ta cho thấy rằng... để xem nào... hừm... mình biết." Hắn ngồithẳng người lại. "Nó chỉ rõ ra rằng 45% những người nông dân trồng khoaitây ở Idaho thích đọc Harry Potter, 17% số người New York không bao giờđi nghỉ, 22% số người Ailen uống Guinness và 115% dân số Pháp là nhữngkẻ hợm hĩnh – rắc rối đây... và, mặt khác, 'người Do Thái, Ach, dieseJuden!" Hắn nói bằng giọng mũi, bắt chước Charlie Chaplin trong bộ phimTên độc tài. "Người Do Thái, nếu để so sánh, là những người cực kỳ thôngminh, thành đạt, xinh đẹp, mạnh mẽ và (khá phát triển, nếu nói về mặt sinhlý) – có cần thiết không nhỉ? Hai cậu muốn gì ở tớ nào?" hắn cười toét vẻxấu hổ khi mắt đảo hết từ bên này sang bên kia giữa hai chúng tôi."Mà nhân tiện," hắn tiếp, "những số liệu này chứng tỏ, không một chúthoài nghi nào, rằng tớ không phải là người Do Thái. Ở đây chẳng có chỗ nàogiải thích tại sao người Do Thái nào cũng là tỉ phú với chỉ số IQ lên đến3000 trong khi tớ lại chỉ sống trong một căn hộ hai phòng chật chội, chỉ cóbằng trung học và lái một chiếc Toyota đời 82."Lôi dưới đống giấy tờ trên bàn ra tờ báo của Jerome, tôi đưa cho hắn."Thôi, đọc tiếp đi, anh bạn," tôi gợi ý."Tớ đọc hết rồi.""Thì xem lại bài báo về Figo ấy," tôi trấn an. "Tớ chắc chắn là cậu chưaxem kỹ đâu, và sẽ thật đáng tiếc nếu bỏ qua một thông tin giá trị như thếtrong biển kiến thức kỳ vĩ của cậu."Jerome mở tờ báo ra và bắt đầu đọc. "Đội đấu kiếm của Israel luyện tậpcả tuần tại Đan Mạch.""Được đấy chứ," tôi nhận xét, "cậu tìm thấy ngay một bài báo hấp dẫn đểđọc đấy còn gì.""Ít nhất thì trong đó cũng không có bất cứ số liệu phần trăm nào," hắnthở ra vẻ mệt mỏi.Itamar mỉm cười và gật đầu đồng tình. Cậu ta ra hiệu cho cô bé bồi bàn,cô bé đang hối hả bước về phía bàn chúng tôi."Cho tôi một Coca-Cola," cậu ta gọi. Cô bé bồi bàn gật đầu và liếc mắtvề phía tôi."Hai anh có dùng gì thêm không ạ?" cô bé hỏi tôi và Jerome."Ừm, tôi thì không," tôi trả lời."Heineken," Jerome hào hứng. "Heineken không phải Do Thái, mình hyvọng thế."Cô bé bồi bàn dọn mấy cái tách của chúng tôi và chúng tôi nhìn cô bướcđi. Khi cô đã vào trong bếp, Itamar vươn vai, duỗi người, còn Jerome thìquay trở lại với tờ báo.Đột nhiên, Itamar nhặt chiếc túi lên và sục sạo khắp một lượt. "Đâu rồinhỉ?" cậu ta lẩm bẩm. "Đây rồi." Cậu ta cầm lên một tờ giấy khác. "Cậu cómuốn xem một số liệu ấn tượng nữa không?" Cậu ta hướng câu hỏi về phíatôi."Chắc chắn là có rồi.""Giải Nobel vì Hòa bình.""Ừ, nó làm sao?""Giải này được trao hàng năm cho những người thể hiện tài năng kiệtxuất so với phần còn lại của thế giới, đúng không?""Theo tớ hiểu thì là thế," tôi đồng tình."Vậy, nếu chúng ta nói đến đội ngũ những nhà trí thức cấp cao, nhữngngười đã có nhiều cống hiến giá trị cho nhân loại thì chúng ta nên xem baonhiêu người Do Thái đã được nhận giải này, cậu nghĩ có đúng không?""Tất nhiên rồi," tôi nói lớn.Cậu ta chỉ vào một dòng hơi mờ trên trang giấy. "270 người đã đượcnhận giải này kể từ khi nó được bắt đầu vào năm 1901. Cậu nghĩ có baonhiêu người trong số đó là người Do Thái?" Cậu ta đưa chiếc tách về mộtbên miệng để thì thầm câu trả lời với tôi mà không để Jerome nghe thấy."102. Tức là 34% đấy – thực ra là 37%.""Thật đáng ngạc nhiên, đúng không?" cậu ta buột miệng kêu to làmJerome giật mình và nhìn lên."Cái gì đáng ngạc nhiên thế?" hắn hỏi, giọng hắn mang chút vẻ hờn dỗivì bị bỏ ngoài cuộc."Cậu không tin được đâu!" tôi thốt lên với giọng nhiệt tình giả tạo.Itamar gật đầu ngưỡng mộ. "Cậu không thích những thứ như thế này mà,đúng không?" cậu ta tiếp."Các cậu đang nói về cái gì thế?" Jerome bắt đầu mất kiên nhẫn."Bao giờ đội đấu kiếm sẽ trở về từ Đan Mạch thế?" tôi hỏi Jerome. Hắnlàm mặt giận, thừa biết rằng chúng tôi chỉ trêu hắn tí thôi."Giải Nobel Hòa bình. Hóa ra đã có rất nhiều người Do Thái được traogiải thưởng cao quý này. Và thêm vào đó là sức ép mà một người được nhậngiải phải chịu," cậu ta lại quay sang phía tôi, "ở đây còn có một mảnh ghépkhác nữa.""Chưa kể đến," Itamar lại bới trong đống giấy tờ của mình, "có một lĩnhvực mà những cái tên Do Thái nổi trội hơn bất cứ lĩnh vực nào khác. Tớđang nói đến một lĩnh vực mà có lẽ là có đóng góp lớn nhất vào điều bí ẩnmà ta đang tìm hiểu... ngành truyền thông đại chúng Mỹ," cậu ta thốt lên,giọng đầy chất kịch."Để ý mà xem," cậu ta lại cầm một tờ giấy khác trong tay, "hầu hết cáctrường quay lớn nhất ở Hollywood – Disney, Touchstone, Universal, MCA,Caravan, Dreamworks... – được điều hành vởi những người như MichaelEisner, David Geffen, Steven SpeilbergSpielberg, Jeffrey Katzenburg, EdgarBronfmann, và Arnon Milchin, đấy mới chỉ là kể một số thôi. Ba mạngtruyền hình lớn, ABC, NBC và CBS được điều hành bởi những người DoThái. Những ấn phẩm tin tức như Time, Newsweek, The Washington Post,The New York Times, and The Wall Street Journal thuộc sở hữu của ngườiDo Thái, với những biên tập viên và phụ trách chuyên trang người Do Thái."Người Do Thái cũng điều hành những công ty thu âm hàng đầu, nhữngđài phát thanh, nhà xuất bản lớn. Danh sách vẫn còn dài lắm. Nói tóm lại, kểtừ khi thế giới này trở thành một ngôi làng toàn cầu nhỏ bé nằm dưới ảnhhưởng của ngành truyền thông – kẻ thống trị mọi suy nghĩ và khía cạnh củacuộc sống con người, dường như người Do Thái và ảnh hưởng của họ đã cómặt ở mọi nơi." Cậu ta kết thúc bài phát biểu bằng một nụ cười giả tạo rộngđến mang tai."Tớ không muốn nói cho cậu biết trông cậu giống cái gì đâu," tôi lẩmbẩm.Itamar mở to mắt. "Nói đi," cậu ta gật đầu khích lệ."Cậu cứ như một kẻ cực đoan chính trị ấy," tôi giễu. "Điều cậu vừa nóigiống như kiểu tuyên truyền bài Do Thái vậy.""Chính xác!" Itamar reo lên và đập tay xuống mặt bàn. "Tớ lấy nhữngthông tin này trên trang web bài Do Thái mà.""Và mục đích của cái này là...?""Chủ nghĩa bài Do Thái là một trong những lời giải thích mang ý nghĩatiêu cực đằng sau bí ẩn này," cậu ta giải thích, giọng đầy hân hoan."Cứ cho là những số liệu thống kê chúng ta vừa điểm qua là đúng đi.Chúng ta chẳng thể làm gì để thay đổi điều đó được, nhưng thực tế đúng làcó rất nhiều người Do Thái nắm giữ những vị trí quan trọng trong ngànhtruyền thông Mỹ. Đó là sự thật! Vấn đề thực chất ở đây là những tổ chức bàiDo Thái xuyên tạc những thực tế như vậy vì mục đích riêng của họ," cậu tanói giọng chán nản."Trong lịch sử, những người bài Do Thái đều luôn thành công trong việctruyền bá vào đầu óc công chúng suy nghĩ rằng người Do Thái là nhữngngười nguy hiểm. Chẳng thiếu gì những học thuyết tuyên bố rằng người DoThái mang tham vọng làm bá chủ thế giới. Khả năng lập luận của người DoThái là vũ khí duy nhất chống lại được những kẻ thù ghét mình," cậu takhẳng định."Sự thật là," tôi nhẹ nhàng thay đổi quan điểm của mình, "khi thấy quánhiều người Do Thái nắm giữ hầu hết những vị trí quan trọng nhất trongngành truyền thông, người ta có thể cho rằng người Do Thái có ảnh hưởngquá lớn.""Tớ không nghĩ thế.""Tại sao lại không chứ? Nhìn mà xem. Truyền thông là một thứ máy tẩynão. Người Do Thái kiểm soát ngành truyền thông. Còn kết luận nào logichơn nữa chứ? Người Do Thái thực sự kiểm soát suy nghĩ của chúng ta! Cậubiết điều tớ nói là đúng mà," tôi nhoài về phía cậu ta với một vẻ mặt tự mãn.Itamar giơ tay lên và vẫy về một bên, như kiểu định gạt đi những nhậnxét của tôi, và lắc đầu không đồng tình."Đầu tiên," cậu ta bắt đầu, "một người giữ quan điểm như thế rõ ràng làý thức về lòng tự trọng rất tệ." Cậu ta nhìn chằm chằm vào tôi, mắt mở to."Thứ hai, đã bao giờ cậu xem một bộ phim hay một chương trình TV,kiểu chương trình Do Thái, mà cảm thấy chương trình đó đang cố gắng tẩynão người xem bằng những đức tin Do Thái chưa, dù là rõ ràng hay tinh vi đichăng nữa? Chẳng hạn, tớ không nhớ là Người ngoài hành tinh (E.T) có cảnhnào miêu tả lễ minyan(8) buổi sáng dù rằng 'cha đẻ' của nó là StephenSpeilbergSpielberg, một người Do Thái. Tớ cũng chưa thấy có lần nào ClintEastwood hôn lên chiếc mezuzah(9) trên cửa mỗi lần anh ta bước vào phòng,hay cầu nguyện trước khi nhảy lên ngựa và phi nước đại trong bóng hoànghôn hết." Một nụ cười rộng ngoác nở trên khuôn mặt cậu ta."Thực ra, tớ nhớ một lần trong phim Phòng cấp cứu (E.R) GeorgeClooney đã quấn bùa da lên cánh tay bệnh nhân," Jerome nhảy vào. "...nhưng, giờ nghĩ lại, hình như đó là cái băng đo huyết áp thì phải," hắn nhanhchóng tự sửa. "Trông chúng giống nhau lắm, các cậu biết mà."Itamar duỗi chân và bắt đầu gõ nhịp ngón tay lên mặt bàn."Được rồi, vậy có thể người Do Thái kiểm soát Hollywood, nhưng đạoDo Thái, hay tư tưởng Do Thái thì không," cậu ta kết luận."Cậu đi mà nói điều đó với bọn 3K(10) ấy," Jerome nói đúng câu tôi đangđịnh nói khi hắn đứng lên khỏi bàn."Tớ đã thử rồi nhưng thính giác của những kẻ mũ trùm trắng đó có vẻkhông được tốt lắm.""Xin lỗi, các quý ông," Jerome nói và đi về phía nhà vệ sinh.Itamar sắp xếp lại đống giấy tờ cho gọn gàng và đặt chúng trên bàn, ngaytrước mặt tôi. "Cầm đi," cậu ta nói. "Những thứ này dành cho chương đầutiên."Tôi cầm lấy mớ giấy tờ và bỏ vào chiếc túi nhựa đựng cả ổ bánh mỳ đenvừa mới nướng mà sáng đó tôi đã mang theo."Nói tóm lại, bí ẩn đã được phổ biến dựa trên ba điểm cơ bản," cậu ta bắtđầu thiết lập kết luận của mình."Những cái tên Do Thái nổi bật chiếm giữ nhiều vị trí quan trọng trongnhững lĩnh vực khác nhau, các số liệu thống kê cho thấy những thành côngvĩ đại mà dân tộc nhỏ bé này đã đạt được, và cuối cùng là chủ nghĩa bài DoThái."Tôi nhanh chóng ghi vội mọi điều cậu ta nói lên chiếc khăn giấy."Nhân tiện, điều thú vị ở đây là," cậu ta nói thêm, "những người khôngtheo đạo Do Thái có xu hướng gắn thành công của người Do Thái với sự sắcsảo trong trí tuệ của họ.""Nhưng điều đó cũng có lý mà, đúng không?" tôi nói to điều mình đangbăn khoăn."Dù thế, nhưng vẫn còn những nguyên nhân khác nữa. Sự cần cù, độngcơ, sự may mắn. Tuy vậy, rõ ràng trong trường hợp của người Do Thái, sựthành công của họ có thể coi là gắn liền với trí tuệ. Trong suốt lịch sử củamình, có quá nhiều điều chống lại họ, và chắc chắn là may mắn không hềđứng về phía họ. Cậu có nhớ cậu đã hỏi là liệu người Do Thái có thông minhhơn không? Câu trả lời là 'Không.' Họ không thông minh hơn. Nhưng rõràng, họ sử dụng trí thông minh của mình theo một cách khác! Và đó sẽ làbước tiếp theo trong cuộc tìm hiểu của chúng ta: những kỹ năng và phươngpháp độc đáo, cơ bản mà người Do Thái đã sử dụng để phát triển trí tuệ."Itamar lôi trong túi áo sơ mi ra một tập giấy nhỏ, lật qua vài trang và ấnxuống để tập giấy mở đúng trang cậu ta muốn."Chúng ta sẽ xem xét điều này," cậu ta mỉm cười."Xem xét cái gì cơ?" tôi thấy ngạc nhiên vì Itamar có thể bị thu hút bởiphần tiếp theo của cuộc thảo luận dễ dàng đến thế."Những nguyên tắc cơ bản."Tôi nheo mắt cố bắt kịp dòng suy nghĩ của cậu ta."Trước khi nói đến những phương pháp," cậu ta lặp lại, "ta cần phải vạchra một số nguyên tắc cơ bản." Cậu ta ngẩng đầu nhìn tôi.Tôi chậm rãi nhìn lại cậu ta, chờ đợi một lời giải thích mà biết sẽ chẳngbao giờ có. "Nói lại đi." Tôi bắt đầu thấy khó chịu. "Có thể đến lần thứ ba tớsẽ hiểu.""Tại sao?" Cậu ta băn khoăn. "Khi cậu mua một trò chơi điện tử trênmáy tính," cậu ta lập luận, "trước khi học tất cả những thứ về mặt kỹ thuật,những thủ thuật nho nhỏ và những thiết lập cậu có thể thay đổi để cải thiệnkhả năng của nó, đầu tiên cậu phải hiểu được những nguyên tắc cơ bản đã,đúng không?"Lại một sự im lặng nữa bao trùm không khí khi tôi cố gắng hiểu nhữngđiều cậu ta nói, nhưng bất thành. Nếu Jerome là ví dụ điển hình của mộtngười hơi chậm hiểu thì Itamar lại là kiểu người luôn bỏ qua những giảithích cần thiết. Cậu ta luôn cho rằng người khác có thể tự mình hiểu ra."Tất cả những điều này liên quan thế nào tới nhau," tôi hỏi, không để lộra là thực tế tôi cũng chẳng hiểu chính xác ví dụ của cậu ta về trò chơi trênmáy tính."Chắc chắn là phải có những đặc điểm hay hành vi mang tính đặc trưng,chỉ có duy nhất ở người Do Thái," cậu ta ngẫm nghĩ. "Một điều gì đó cho họnhững lợi thế hơn những dân tộc khác.""Có thể, nhưng làm thế quái nào mà tớ biết được chứ?""Cậu không cần phải biết. Thế thì chúng ta mới ngồi đây để nói về điềuđó chứ," cậu ta trả lời.Chúng tôi ngồi im lặng một lúc cho đến khi tôi không thể chịu nổi nữa."Tớ chẳng hiểu gì hết. Không một chút gì," tôi căng thẳng.Đúng lúc đó, Jerome trở về từ nhà vệ sinh và ngồi xuống ghế. "Đang bànchuyện gì vậy?""Bọn tớ đang cố tìm hiểu xem điều gì khiến cho người Do Thái khác vớinhững dân tộc khác, để tìm ra một vài manh mối hoặc những nguyên nhândẫn đến sự thông minh và trí tuệ đặc biệt của họ," Itamar giải thích.Jerome vỗ tay, đan những ngón tay vào nhau và gật gù cười tự mãn. "Lễbris(11)," hắn tuyên bố mà không hề chớp mắt."Hiểu rồi." Itamar chậm rãi ngẩng đầu lên. "Thế cái lễ đó thì có liênquan gì đến bộ óc chứ?"Jerome nhắm mắt lại. Trông hắn cứ như đang chìm trong suy nghĩ để tìmkiếm câu trả lời vậy. Đột nhiên, hắn mở mắt và bắt đầu gật gù đầy quả quyết."Cũng tương tự như những người bị tật nguyền vậy," hắn khẳng định. "Khimột giác quan bị tổn thương, cơ thể sẽ đền bù lại bằng việc phát triển mộtgiác quan khác mạnh mẽ hơn. Như người mù chẳng hạn, thính giác của họphát triển hơn người bình thường rất nhiều. Đối với người Do Thái, cơ quansinh dục của họ bị tổn thương nhẹ nên trí não của họ được đền bù."Chúng tôi cùng ngồi im lặng. Cả Itamar và tôi đều biết hắn đang giễu cợtchúng tôi nhưng không phải ngày nào hắn cũng... sáng láng thế."Vậy cậu giải thích đi, nếu được, là tại sao cậu cũng trải qua quy trìnhtương tự như thế mà lại chẳng được gì từ sự đền bù tự nhiên đó?" Itamarthách thức.Và trong vòng 15 phút sau đó, chúng tôi tham gia vào cuộc thảo luận ngớngẩn về cơ thể con người, việc buôn bán quần áo của Jerome và, dĩ nhiên, cảđội tuyển đấu kiếm Israel nữa – một chủ đề mà từ trước đến giờ chưa từngcó mặt trong những cuộc thảo luận của chúng tôi. Chúng tôi gọi thêm mộtlượt cà phê nữa, và đến khoảng 12 giờ 30 phút, chúng tôi quyết định dừng.Trên đường đi ra, Itamar bỗng nhiên nhớ ra rằng chúng tôi chưa xác địnhnguyên tắc đầu tiên đằng sau trí tuệ Do Thái. "Ngoài lễ bris ra," hắn khởixướng, "hai cậu nghĩ điều gì thực sự khiến người Do Thái đặc biệt?""Họ đang đói," tôi khẳng định, nghe tiếng bụng réo ùng ục khi giờ ăntrưa đang sắp đến. "Tuần sau chúng ta sẽ tìm hiểu sau.""Ôi, thôi nào," cậu ta nằn nì. "Không cần phải là sáng kiến gì vĩ đại lắmđâu. Có lẽ là một điều gì đó mà người Do Thái làm khác những dân tộckhác. Có thể là cái gì đó mà họ sáng tạo ra. Một cái gì đó khác, đi nào?""Họ phát minh ra bánh vòng," Jerome xen vào, thể hiện sự hưởng ứngvới cơn đói của tôi."Không, nghiêm túc đấy.""Họ sáng tạo ra Chúa." Fabio không biết từ chỗ nào bỗng nhiên xuấthiện.Cả ba chúng tôi nhìn anh ta chằm chằm và băn khoăn không hiểu anh tađột nhiên đến từ chỗ nào và làm sao mà anh ta biết chúng tôi nói về chuyệngì. Anh ta đọc được điều chúng tôi đang nghĩ và quay qua Itamar, "Anhmuốn biết người Do Thái sáng tạo ra cái gì và nguồn gốc trí tuệ của họ, đúngkhông?" anh ta nói bằng giọng Achentina."Ờ, đúng," Itamar lẩm bẩm, vẫn còn kinh ngạc."Đó là điều mà ba người thảo luận cả sáng nay, đúng không?"Ba chúng tôi cùng gật đầu như những bọn trẻ con nghịch dại vừa bị bắtquả tang tại trận. Ở một khía cạnh nào đó, tôi còn cảm thấy hơi xấu hổ.Chúng tôi đã không nói chuyện kiểu những cuộc nói chuyện mà người 'bìnhthường' hay nói trong lúc uống cà phê sáng thứ sáu. Thậm chí lúc này, nóivề đội tuyển đấu kiếm Israel có khi còn không làm tôi xấu hổ bằng."Người Do Thái có trí tưởng tượng đặc biệt," Fabio tiếp tục trong khi tựangười vào chiếc máy tính tiền bên cạnh quầy thu ngân. "Họ phát triển kháiniệm về Chúa với hình thức hiện tại. Thời của họ, khái niệm đó không tồntại. Thời đó, chỉ có các pha-ra-ông và những vị thần nhưng không phải dànhcho người Do Thái! Họ có kiểu chúa khác." Anh ta giơ ngón trỏ lên trời."Tôi muốn nói với các anh rằng họ đã tạo ra Chúa. Mọi thứ bắt nguồn từđó."Tôi nhìn Itamar và mỉm cười, "Bingo(12)!""Bingo!" Itamar cười đáp lại, đầy mãn nguyện.Jerome ôm lấy hai chúng tôi và hớn hở, "Thế quái nào mà bọn mình lạikhông nghĩ đến điều này nhỉ? Ai mà nghĩ... người Do Thái lại phát minh raBingo chứ!"3LỜI TIÊN TRI CỦA FRANKELNguyên lý của trí tưởng tượngMột tuần sau, trong lúc tản bộ đến quán Café Ladino, chúng tôi đã rấtngạc nhiên thấy Fabio đang đứng trước cửa quán và đưa tay vẫy chúng tôi.Anh ta có vẻ hào hứng hơn mức bình thường khi thấy chúng tôi đi đến. Cáiviệc anh ta đứng ngoài chờ chúng tôi vào mười giờ đúng làm chúng tôi hơichột dạ."Làm thế nào mà hắn nhớ được chính xác giờ bọn mình đến đây nhỉ?"Jerome tự hỏi."Bọn mình mới chỉ gặp nhau kiểu này trong vòng hai năm qua thôi. Tớnghĩ chả có gì lạ khi cuối cùng hắn cũng nắm được quy luật đó." Itamar trảlời khi ba người chúng tôi vẫy tay chào lại."Các cậu không thấy mình giống những lão già khốt ta bít à?""Còn hơn thế ấy chứ!" tôi gật gù đồng ý."Xin lỗi, cho tớ nói," Jerome ngắt lời, hơi cao giọng, "nhưng tại hai ôngbố các cậu mà bọn mình mới phải tụ tập vào sáng thứ sáu như hội hưu trí thếnày. Người bình thường ấy, họ đi chơi bời vào buổi tối cơ.""Vấn đề ở đây là, Jerome à, với cậu, buổi tối bắt đầu lúc 11 giờ đêm cònđêm thì phải đến 3 giờ sáng. Cái từ 'buổi sáng' thậm chí còn chả có mặttrong từ điển của cậu nữa.""Bởi vì tớ là người bình thường mà!" Jerome phản pháo."Người bình thường ấy, họ làm việc vào buổi sáng.""Tớ làm việc nhiều hơn hai người các cậu. Tớ có công việc kinh doanhcủa riêng mình, văn phòng riêng và thậm chí còn có cả một cô thư ký nữa.Các cậu thì làm gì có cái gì chứ.""Ờ, phải rồi," tôi nói mát. "Văn phòng của cậu có thể được lên DiscoveryChannel đấy, trong chương trình những nơi lạ lùng và quái dị nhất, nhữngnơi chưa từng có ai dám đặt chân đến.""Đúng thế, và còn cô thư ký của cậu nữa, cô ta cứ đến rồi đi, như làn gióvậy," Itamar cười khúc khích.Trước khi Jerome kịp bảo vệ danh dự của mình, chúng tôi đã đến quánvà nồng nhiệt bắt tay Fabio."Que pasa amigos? Nào, vào đi thôi," anh ta nói với một sự nhiệt tìnhđáng ngờ.Itamar, người đầu tiên bước qua cửa, quay lại nói với tôi, "Tuần trướccậu có vô tình để lại tiền boa hậu hĩnh quá không đấy?""Tớ nghĩ có khi còn tệ hơn thế ấy," Jerome thốt ra. "Tớ có cảm giác hắncư xử thế này là do cái vụ 'Trí thông minh Do Thái' thôi."Jerome đã đúng. Fabio tiếp tục diễn thuyết, chính xác từ cái đoạn mà anhta đã kết thúc tuần trước."Các anh có nhớ tôi đã nói sao không, rằng người Do Thái đã sáng tạo raChúa ấy?"Cả ba chúng tôi gật đầu im lặng."Mọi người muốn uống gì nào?"Và thế là Fabio ngồi vào chiếc ghế thứ tư, điều này làm Jerome chán nảnghê gớm, và cho chúng tôi một buổi sáng tuyệt vời để khám phá về nguyêntắc đầu tiên của Trí thông minh Do Thái."Hàng ngàn năm trước, một bộ lạc đã lang thang khắp sa mạc. Một bộlạc mà nhiều năm sau này lớn mạnh và trở thành một quốc gia vĩ đại," Fabiobắt đầu bằng phong cách rất kịch nghệ. Fabio, có lẽ tôi nên nói qua một chút,đã từng học triết trong trường đại học cho đến khi anh ta đi đến cái kết luậnrằng mở một quán cà phê sẽ mang đến nhiều cơ hội phát tài hơn. Mặc dù đổinghề như vậy nhưng những cuộc thảo luận kiểu trí thức thế này vẫn là niềmđam mê của anh ta. "Bộ tộc này có những quy tắc và tục lệ," anh ta tiếp tụcđầy hào hứng, "phù hợp với mọi khía cạnh của cuộc sống nơi sa mạc. Họcũng giao lưu với những người khác sống trong cùng địa bàn, những quốcgia với những giá trị, văn hóa và đức tin khác họ. Tuy vậy, tất cả đều cóchung một điểm rất quan trọng – họ đều tin vào một thứ quyền lực to lớnhơn, thứ quyền lực có thể điều khiển sinh, tử và những điều huyền diệu trongvũ trụ. Vào thời đó, hầu hết cư dân của thế giới đều tôn thờ các vị pha-raông,các vị thần và các thực thể thần thánh khác. Nhưng, khi người Do Tháigặp những người hàng xóm của mình, rất có thể họ sẽ có một cuộc tròchuyện điển hình, kiểu như:"Ông đã nhìn thấy tượng thần Canaanite mới trong công viên chưa?""Chưa, trông nó thế nào?""Hay cực. Kiểu mắt lác với môi sưng ấy. Cái mũi chắc chả trụ được đếnhai tuần đâu. Họ dùng chất liệu không...""Thế cái ông thần này làm gì?""Tôi nghĩ chắc là để tăng năng suất, cầu mưa, và nhất là chống lại cácloại sâu bệnh chung chung, rồi bệnh tật, tiểu đường và tội lỗi gì đó..."Ba chúng tôi cùng mỉm cười. Chúng tôi nhận ra rằng Fabio ngoài việc làmột diễn giả rất lành nghề còn là một diễn viên hài đầy triển vọng nữa."Có một điều cơ bản nào đó về đền thờ bách thần của những người ngoạiđạo đã làm những người Do Thái bận tâm," anh ta tiếp tục. "Người Do Tháicũng tin vào một thứ quyền lực lớn lao hơn và đối với họ thứ quyền lực đó làđộc nhất – vị Chúa Do Thái. Có một điều rất dễ nhận thấy giữa Chúa củangười Do Thái và những vị chúa của người ngoại đạo khác, một điều khôngthể diễn tả được, một điều không có trong bối cảnh ngày nay, và chắc chắn làcũng không ở thời đó; chúa của người Do Thái là một thể vô hình. Vị chúađó không mang một hình dạng, một màu sắc hay một mùi hương cụ thể.Người ta không thể nhìn thấy vị chúa đó. Không ai có thể chạm vào Người.Người ta chỉ có thể tưởng tượng ra Người; một nhiệm vụ bản thân nó đã rấtkhó khăn. Thậm chí đến cả những dân tộc tiên tiến nhất, như là Hy Lạp hayLa Mã chẳng hạn, cũng có những vị chúa được xác định rõ ràng. Mang đứctin đặt vào chúa của những dân tộc khác mới dễ dàng làm sao. Những vịchúa đó là những thực thể mang tính vật chất. Cái gì nhìn thấy được là cóđược. Cái gì không thấy tức là không tồn tại. Đó là quan điểm tâm linh củathời kỳ đó."Bây giờ, hãy thử tưởng tượng xem cần phải có trí tuệ và sáng tạo ở mứcđộ nào mới rút ra được một kết luận rằng Chúa là một điều trừu tượng. Ở núiSinai, chúa đã hiện ra trước Moshe Rabinu dưới hình thức một bụi cây đangbốc cháy, dù Người chẳng phải bụi cây mà cũng chẳng phải đám lửa. Ngườilà một thứ gì đó vĩ đại hơn thế nhiều. 'Bạn sẽ so sánh Chúa với ai [và] bạn sẽso sánh bức chân dung nào với Người?' sách kinh Isaiah đã đưa ra một câuhỏi như vậy đó. Người trông thế nào và Người có những đặc điểm gì? Vậychính xác Chúa là gì? Điểm cuối cùng tự bản thân mỗi người Do Thái phảiquyết định, mà điều này chỉ có thể làm được bằng sự tưởng tượng. Các dântộc khác luôn đấu tranh chống lại những lời sỉ nhục này, và thậm chí chốnglại cả sự hoài nghi đôi nghi nhen nhóm trong trái tim họ. Đơn giản, họ sẽ chỉnhắm mắt lại và cầu nguyện vị Chúa của mình, đến sự tưởng tượng của họ.Họ sẽ cầu nguyện Chúa dưới bất cứ dạng thức nào kết tinh trong tâm trí họ.Họ mang lời cầu nguyện của mình đến một thứ quyền lực cao hơn mà thựctế chỉ đơn giản là sản phẩm sinh ra từ trí tượng tượng của họ nhưng họ biếtrằng hình ảnh đó là đúng. Đó là vị Chúa của họ, và không ai có thể nói vớihọ liệu cái mà mắt họ thấy có thực là Chúa hay không."Hàng ngàn năm trôi qua, và ba tín ngưỡng thờ một thần lớn đã tiếp nhậnquan niệm của người Do Thái về Chúa trời, quan niệm cho rằng thứ quyềnlực lớn lao hơn đó một phần là sản phẩm từ trí tưởng tượng của một conngười."Bất cứ ai tin vào Chúa trời, dù đó là một người Hồi giáo, một người DoThái hay một người Công giáo, đều biết điều tôi đang nói đây. Hình ảnh nàohiện lên trong đầu bạn khi bạn nghe đến từ 'Chúa?'" Fabio đặt ra câu hỏi,chẳng cho riêng ai trong chúng tôi. "Cho dù bạn có muốn hay không thì mộthình ảnh cụ thể nào đó vẫn hiện lên trong đầu bạn.""Đúng vậy," tôi đồng ý với anh ta. "Cá nhân mà nói, tôi hình dung ra ôngnội tôi, ông đã mất nhiều năm trước rồi. Tôi cũng không biết tại sao lại thế.Hình ảnh ông cứ tự nhiên hiện ra, như kiểu có một sự liên kết tự do khi tôitưởng tượng ra Chúa. Cậu thì sao hả Itamar?"Itamar nhắm mắt. "Chúa," cậu ta vỗ vỗ lên trán, "mình thấy những đámmây hình một ông già râu tóc bạc phơ.""Thế còn cậu, Jerome?"Jerome nhìn sang Fabio, giơ tay lên và làm động tác như kiểu đập đậptrong không khí. "Tớ thấy một người đang lượn lờ trong không trung, lomkhom và méo mó. Ông ấy quay lại, xoay một vòng trong khi bay lượn, đưatay lên từ đằng sau đầu, và làm một cử động như thế này..." Jerome đứnglên khỏi ghế để minh họa, "Ông ấy đập quả bóng vào rổ trong tiếng gầm rúcổ vũ của đám đông." Cậu ta giơ hai ngón tay làm thành chữ "V" và nhìnsang trái, sang phải trong khi nhẹ nhàng gật đầu."Michael Jordan," tôi giải thích cho các khán giả đang theo dõi cậu ta."Giáo sĩ Joseph Ashkenazi, còn được gọi là Joseph Cao, sống ở cuối thếkỷ XIII, đã kết luận rằng một người sùng đạo sẽ tạo ra hình ảnh của Chúakhi, 'Những chữ cái của cái tên được tiết lộ hiện ra trước mắt người đó thậtrõ ràng. Người đó sẽ cảm thấy giọng nói, ngửi thấy mùi sấm và sự ồn àotrong mọi giác quan, và sau đó trong tâm trí mình, người đó sẽ nhìn thấy mọicảnh tượng, ngửi thấy mọi loại mùi, nếm mọi loại vị và cảm nhận được từngcái tiếp xúc và tất cả sẽ bừng nở khi những chữ cái thần thánh xuất hiệntrước mắt người đó, và đó chính là hình ảnh tiên tri.' Vị giáo sĩ ấy đó đã nóithế đấy... Josep Cao." Sau khi trích dẫn cả một đoạn từ trí nhớ của mình,Fabio cười bẽn lẽn."Một người, giáo sĩ Nahum, đã viết, 'Khi nói ra tên Người, hãy tưởngtượng đến những chữ cái thần thánh trước mắt mình trong một chiếc bánh xerực lửa...'""Trí tưởng tượng là một khả năng mà chúng ta thường bỏ quên bởi vì nóđòi hỏi một nỗ lực khá lớn," Jerome gật đầu buồn bã."Cậu nói đúng," tôi đồng ý, "đó là bởi vì chúng ta đang sống trong mộtthế giới của những chiếc lò vi sóng – ta muốn mọi thứ lúc nào cũng phải sẵnsàng phục vụ ta. Đó là lý do tại sao hầu hết mọi người thích đến rạp xemphim hơn ngồi nhà đọc sách. Tại xem phim thì dễ hơn nhiều mà. Trong mộtbộ phim, bạn có thể thực sự thấy cốt truyện bày ra ngay trước mặt mình màkhông cần phải căng óc lên để tưởng tượng ra những hình ảnh.""Suy nghĩ khiến chúng ta khó chịu," Itamar nói thêm, "Jan Masrick,Tổng thống Czechoslovakia đã nói vậy.""Chính xác," Fabio tiếp tục, "việc gì ta phải mất công tưởng tượng xemChúa trông thế nào trong khi chỉ cần ra ngoài và mua một bức tượng Chúalàm sẵn, một bản sao ý tưởng của một nhà điêu khắc về Chúa? Đó là suynghĩ của những người ngoại đạo, và thậm chí đó cũng là suy nghĩ của hầuhết mọi người thời nay. Người Do Thái cũng biết rằng cầu nguyện trước mộtbức tượng dễ hơn nhiều nhưng họ lại chọn cách khác. Vì một lý do nào đó,họ cảm thấy rằng một vị chúa mà mũi làm bằng đất sét rồi cuối cùng kiểu gìcũng rơi ra thì không thể nào tượng trưng, chứ chưa nói đến là một quyềnlực cao hơn được. Kết luận rất logic này đã dẫn họ đến việc đòi hỏi bản chấtthật sự của Chúa. Càng nghĩ nhiều về điều đó, người Do Thái càng đi đến kếtluận rằng hình ảnh chân thật duy nhất về Chúa chính là sản phẩm tạo ra từ trítưởng tượng của chúng ta. Vào ngày đó, họ nhận ra rằng trí tưởng tượngchính là sức mạnh. Nếu bạn có thể hình dung ra Chúa, tin vào Người và cảmthông với những gì bạn nhìn thấy bằng con mắt của lý trí, thì chính cái khảnăng tưởng tượng đó sẽ giúp bạn tạo nên những ý tưởng độc nhất mà chưa aitừng nghĩ đến, những ý tưởng có thể làm xoay chuyển thực tại. 'Hình ảnhtiên tri', giáo sĩ Joseph Cao đã gọi như vậy. Và tiên tri là gì?""Hình ảnh tưởng tượng trở thành thực tế," tôi bật ra, cảm thấy sự kíchđộng trào lên từ khám phá này."Giáo sĩ Joseph Cao không phải là người duy nhất nói về trí tưởng tượngtừ quan điểm tiên tri. Giáo sĩ Judah Ha-Levi, khi bàn về trí tưởng tượng củangười Do Thái cũng đã nói với nhà vua Kurazim rằng, 'hình ảnh tiên tri cótính rõ ràng hơn là logic.' Sự tưởng tượng, theo ông, không chỉ mạnh hơnthực tại, nó còn mạnh hơn cả logic. Nói cách khác, một điều không logic cóthể trở nên logic với sự hỗ trợ của một trí tưởng tượng sáng tạo!""Rất đúng," Itamar nói. "Một người bình thường sống ở thời Trung đại,ví dụ thế, liệu có dám mơ đến một ngày đặt chân lên mặt trăng không? Chỉsau hàng ngàn năm, hàng vạn năm nhìn chăm chăm lên mặt trăng, tưởngtượng xem ở trên đó thế nào, thì nhân loại mới tìm ra được phương pháp đểhiện thực hóa giấc mơ đó.""Một ví dụ khác," Fabio nói thêm. "Hãy nghĩ đến một người sống ở thờicổ đại, người đó tưởng tượng mình có thể chuyển hình ảnh của chính mìnhđến một nơi cách đó hàng dặm đường.""Ti-vi," Itamar đáp."Ti-vi, radio, máy fax...""Chính xác," Jerome xen vào phụ họa làm chúng tôi khá ngạc nhiên. "Đãcó ai từng tưởng tượng Đan Mạch giành được cúp bóng đá châu Âu chưa?"Cậu ta lắc đầu hoài nghi.Một sự im lặng nặng nề rớt xuống chúng tôi. Tất cả chúng tôi cùng nhìnchằm chằm vào Jerome với những khuôn mặt hoài nghi. Không phải vìchúng tôi không tin rằng Đan Mạch giành cúp châu Âu. Chỉ đơn giản làchúng tôi không tin vào tai mình nữa."Không hẳn là một ví dụ hay lắm," Itamar nói."Albert Einstein cũng đã thú nhận rằng chỉ với sự giúp sức của trí tưởngtượng, ông ấy mới sáng tạo ra thuyết tương đối." Tôi nhớ lại một cuốn sáchmình đã đọc và cố đưa cuộc thảo luận trở về với chủ đề ban đầu của nó."Trong cuốn tự truyện của mình, Einstein đã nhắc đến hình ảnh mà từ đóông phát triển nên thuyết tương đối. Lần đầu tiên ông bắt gặp hình ảnh đó làkhi ông 16 tuổi, thấy mình ra đường trong một giấc mơ giữa ban ngày. 'Sẽthế nào," Einstein nghĩ, "nếu ta chạy bên một tia sáng với cùng một tốc độnhỉ?' Hầu hết mọi người, theo như Einstein nói, đều sẽ quên giấc mơ nhonhỏ này ngay khi nó vừa nảy lên trong tâm trí họ. Nhưng Einstein lại khác.Ông trằn trọc vì câu hỏi này trong suốt gần mười năm cho đến khi tìm thấycâu trả lời.""Mà nhân tiện," tôi tự ngắt lời mình, "người có trí nhớ tốt nhất thế giớitừng được biết đến là một người Nga Do Thái tên là Solomon Shershevsky.Ông ta nhớ được mọi thứ nhờ sử dụng những kỹ thuật liên tưởng dựa trên trítưởng tượng tuyệt vời của mình. Chẳng hạn, Shershevsky có thể nhớ đượcdanh sách những từ vô nghĩa chỉ sau một lần nghe đọc và có thể đọc lại danhsách đó từ đầu đến cuối. Hơn tám năm sau, khi nhà tâm lý học A. L. Luriahỏi xem ông còn nhớ danh sách đó không, Shershevsky đã đọc lại toàn bộbản danh sách, không sai một từ. Mà rõ ràng là Shershevsky không hề nghĩđến danh sách đó trong suốt tám năm."Vào năm 1920 khi các nhà tâm lý học Xô-viết bắt đầu nghiên cứu trínhớ siêu phàm này, họ đã phát hiện ra rằng bí quyết của ông dựa trên kỹthuật tương tự mà Giáo sĩ Joseph Cao đã nêu ra – sự ứng dụng mạnh mẽ tấtcả các giác quan. Shershevsky có thể nhìn thấy những màu sắc khi nghenhững bản nhạc. Ông ta có thể ngửi thấy giọng nói, cùng với hàng loạtnhững điều cực kỳ lạ lùng khác. Chẳng hạn, khi trò chuyện với chuyên giatâm lý học nổi tiếng L. S. Vigotsy, Shershevsky đã nhận xét, 'Ông có giọngnói màu vàng thật kêu răng rắc!'"Shershevsky nhớ được danh sách những từ vô nghĩa và đọc lại choLuria bằng cách tạo ra những hình ảnh từ những từ ngữ đó, sử dụng trọnglượng và mùi vị của chúng. Thậm chí, ông ta còn nhớ được cách vào việnnghiên cứu ở Mat-xcơ-va bằng cách gợi lại 'vị' mặn của những viên gạchtrên bức tường dẫn vào nơi đó."Tại những cuộc hội thảo về trí nhớ, người ta dạy những kỹ thuật phithường dựa trên việc làm chủ trí tưởng tượng. Tuy vậy, không có gì phảinghi ngờ rằng Shershevsky đã thành công trong việc nâng tầm trí tưởngtượng của mình lên một mức mà hầu như toàn nhân loại không thể nào vươntới được.""Giọng cậu thực ra có màu xanh và những đường cong khá đẹp đấy,"Jerome bắt chước bằng giọng mái, eo éo.Itamar mỉm cười, quay sang Fabio và nói, "Có một điều tôi vẫn chưahiểu lắm. Rõ ràng, một trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo đâu chỉ là đặctrưng của người Do Thái. Vì chúng ta đang nói đến tri thức Do Thái, và đangtìm kiếm những khả năng độc đáo, đặc biệt của người Do Thái, anh có nghĩlà người Do Thái có trí tưởng tượng siêu phàm không, hay đơn giản chỉ là họdùng trí tưởng tượng của mình theo một cách khác? Tôi cũng chẳng hiểu rõcâu hỏi mình đặt ra nữa."Fabio trả lời ngay lập tức, cứ như thể anh ta đã đoán trước được câu hỏivậy. "Dĩ nhiên," anh ta đáp lại, "người Do Thái phát triển một trí tưởngtượng cực kỳ sáng tạo bởi vì họ không còn lựa chọn nào khác nữa. Người DoThái, hơn bất cứ dân tộc nào khác, biết rằng chỉ có trí tưởng tượng mới cóthể cứu được họ thoát khỏi hoàn cảnh của mình. Chỉ với sự hỗ trợ của trítưởng tượng, họ mới thâm nhập được vào trái tim tàn nhẫn của những kẻ ápbức và thuyết phục chúng đối xử với mình tốt hơn, và chỉ có sự giúp sức củatrí tưởng tượng, họ mới có thể vượt qua được những rào cản mà những dântộc khác đã đặt ra với họ. Và thậm chí nếu tất cả những nỗ lực này khôngmang lại cho họ thực tế tốt đẹp hơn thì ít nhất trí tuệ của họ sẽ đưa họ từ thựctế hà khắc đến với vương quốc tinh thần vượt xa khỏi thực tế đó.""Các anh đã xem bộ phim của Pháp tên là La-Boom chưa? Nó khá nổitiếng trong thanh thiếu niên ở thập kỷ 80. Nhớ không?""Có chứ," Jerome thốt ra vui vẻ trong khi tôi đang cố gắng hiểu xemFabio đang dẫn đến đâu."MƠ ƯỚC LÀ THỰC TẠI CỦA TÔI," Jerome bắt đầu gào lên giai điệuquen thuộc. Tôi bỗng nhớ đến rạp hát ba phòng ở Haifa. Nó luôn đông đúc,chật hẹp, đầy bọn trẻ con đủ mọi lứa tuổi, và tất cả chúng tôi cùng nhau hátvang giai điệu này với khí thế hệt như khi hát những bài hát trong chươngtrình The Hocky Horror Picture Show."Anh có để ý mình vừa nói gì không?" Fabio hỏi Jerome."Mơ ước là thực tại của tôi," Itamar nhắc lại."Người viết lời bài này rất có thể khi đó đang nghĩ đến những mối tìnhtrong sáng trẻ con và những hình ảnh đẹp đẽ. Người viết nên lời ca đó có thểkhông hề nghĩ nó sẽ được sử dụng làm khẩu hiệu của Viktor Frankl(13) trongnhững ngày ông phải ở Trại Auschwitz. Không có đến một hình hài của conngười, không có gì giá trị, đói rách và ốm yếu trong thực tại của những cái lòvà buồng khí, Viktor Frankl chẳng có gì ngoài một thứ – trí tưởng tượng.Ông đã viết nên một cuốn sách chân thật đến lạnh lùng có tên là Con ngườiđi tìm ý nghĩa cuộc sống (Man's search for meaning)."Tôi đã đọc cuốn đó rồi," Itamar cắn môi vẻ đau đớn."Frankl đã liên kết những ý nghĩ và những giấc mơ nho nhỏ của mình đểgiúp ông đứng vững và cho ông niềm hy vọng. Trong tất cả những điều đó,có một điều nổi bật hẳn lên." Fabio lôi ra một cuốn sách nhỏ có bìa mềm vàmở đến trang anh ta đã đánh dấu bằng tem vàng. "Các anh có muốn nghekhông?""Sao lại không chứ?" Jerome nhún vai, "hôm nay tôi thấy hơi buồn chánmột tí."Fabio đỡ gáy cuốn sách và đọc. "Chân tôi bị thâm tím hết cả vì đôi giàytệ hại đó. Tôi đã bật khóc vì đau đớn. Tôi phải đi trong một hàng dài những'thây ma' từ trại đến khu lao động. Từng đợt gió lạnh cắt da cắt thịt quấtvào chúng tôi khi tôi nghĩ đến cuộc đời khốn khổ này không biết đến khi nàomới kết thúc. Tối nay chúng tôi sẽ được ăn gì? Liệu chúng tôi có được thêmphần xúc xích để đổi lấy một lát bánh mỳ không? Tôi căm thù sự tồn tại này,sự tồn tại buộc tôi phải ngẫm nghĩ, từ ngày này qua ngày khác, từ giờ nàysang giờ khác, về những chuyện tầm thường đến vậy. Tôi đã buộc tâm trímình phải nghĩ đến chuyện khác. Bỗng nhiên, tôi thấy mình đang đứng saubục diễn giả ở một phòng hội thảo đẹp lộng lẫy, tràn ngập ánh sáng và hơiấm. Một đám đông thính giả đang ngồi trước mặt tôi trên những chiếc ghếbọc da thanh nhã. Tôi diễn thuyết về khái luận tâm lý tại những trại tậptrung. Tất cả những điều trước đó đè nặng lên tôi giờ trở thành một thực tạixa vời. Bằng cách này, tôi cảm thấy mình vươn lên trên thực tại đau đớn,quay lại nhìn cái thực tại đó như một điều đã qua trong quá khứ. Những vấnđề của tôi và chính tôi trở thành chủ đề của đề tài nghiên cứu khoa học, tâmlý của mình!""Nghe hơi buồn nhỉ," Jerome lẩm bẩm. "Những điều họ phải chịuđựng... anh nói gì nhỉ, chúng ta chuyển chủ đề đi.""Tôi không nghĩ thế," Fabio tựa sát vào bàn hơn. "Điều đó không hềbuồn bã. Nó mang đầy cảm hứng bởi vì chống lại mọi thử thách, sự tưởngtượng của Frankl đã trở thành thực tế! Viktor Frankl, cha đẻ của Trị liệu Ýnghĩ, một trong những nhà tâm lý học quan trọng nhất của thế kỷ XX, từngày thoát khỏi Auschwitzs, đã được mời đến diễn thuyết tại hơn 138 trườngđại học trên khắp thế giới. Những ý nghĩ mang tính tưởng tượng của Frankllà nguồn gốc và là sức mạnh giúp ông sống sót. Chỉ mình những ý nghĩ đóthôi đã giúp ông đứng vững và cho ông niềm hy vọng.""Đây chính là ví dụ rõ ràng nhất về chiến thắng của tâm hồn con người,một ví dụ chứng minh rằng trí tưởng tượng có thể vượt qua được cả thực tạitồi tệ nhất," Itamar xen vào."Tôi đã tìm ra được một thứ khác khá thú vị về mối liên hệ giữa ngườiDo Thái và trí tưởng tượng đây, "Fabio tiếp tục rút ra một trang giấy khác."Người Do Thái có khả năng sống trong những ý kiến hoàn toàn mang tínhchất tưởng tượng như thể chúng là những sự việc cụ thể," anh ta đọc to."Điều này được viết bởi một nhà nghiên cứu người Đức tên là Fritz Lentz.Những bài báo ông viết đã được những kẻ cầm đầu Đức quốc xã đọc rất kỹ,mặc dù chính bản thân ông cũng không đồng ý với việc coi chủ nghĩa bài DoThái là cơ sở cho bất cứ nghiên cứu nào. 'Khả năng này của người Do Tháimang lại nhiều lợi thế," ông viết, khi nói về những động thái mang tính cáchmạng trong đó trí tưởng tượng được sử dụng như một động lực để đem lạinhững thay đổi to lớn. "Những người như Marx và Lassalle ở thế kỷ XIX,Eisner, Rosa Luxemburg, Toller và Trotsky, tất cả họ đều là người DoThái," Lentz giải thích. "Họ, những người Do Thái, có thể để đầu óc mìnhhoàn toàn chìm trong những sáng kiến không tưởng, và chính vì thế, họ cóthể đưa ra những lời hứa đầy sức thuyết phục, cùng với sự chân thành xuấtphát từ bên trong, đối với công chúng.""Nhà nước Israel cũng là một sáng kiến không tưởng, thành quả của trítưởng tượng mạnh mẽ của Theodor Herzel," Itamar nói thêm."Để thiết lập nên một nhà nước nơi tất cả những người Do Thái cuốicùng có thể sống chung trong tự do và có quyền định đoạt những vấn đề củachính mình theo cách họ cho là thích hợp nhất. Và nhà nước đó ở đâu chứ?Ở giữa một phương Đông hoang dã, xung quanh là hàng triệu người ẢRập...""Trong một đất nước cằn cỗi, không nước, không tài nguyên thiênnhiên," tôi bổ sung."Một ý tưởng hoàn toàn điên rồ," Jerome khẳng định. "Ý tưởng về nămtriệu người Do Thái với tám triệu ý kiến khác nhau có thể thành công trongviệc điều hành một quốc gia! Thật khôi hài làm sao...""Chính thế đấy. Thực tế là sự tồn tại của đất nước Israel chính là mộtminh chứng rõ ràng cho quan điểm rằng trí tưởng tượng còn mạnh hơn cảthực tại," Fabio tiếp tục. "Nếu người ta có thể hình dung ra một thực tạikhác, bỏ ra ngoài tất cả những ý niệm về sự logic và tính khả thi, rất có thể tasẽ nhận ra được thực tại đó."Và người Do Thái đã biết điều đó từ rất lâu rồi. Đối với họ, sử dụng trítưởng tượng là một việc mang tính bản năng. Đó là yêu cầu cơ bản và thiếtyếu nhất trong việc phát triển trí tuệ để tìm ra con đường sống sót cho mình.""Thực sự thì tớ chẳng tin vào mấy cái buổi tự thảo luận chuyên đề gì đóđâu, mà tớ cũng chẳng tin rằng trí tưởng tượng là một cách để tạo ra sự khácbiệt. Tất cả những thứ đó đối với tớ là vô nghĩa," Jerome thốt lên khi vẫy taygọi cô bồi bàn. "Một Corona nhé," hắn gọi to."Ở đây chúng tôi không có cái đó đâu," Fabio trả lời. "Gọi thứ gì khácđi."Jerome có vẻ ngạc nhiên tột độ."Thế quái nào mà trong một quán cà phê Latino như Café Ladino này lạikhông có bia Mexico chứ?"Fabio mỉm cười hơi bối rối và quay qua cô bồi bàn. "Đem cho anh ấymột cốc Budweiser, miễn phí.""Tại sao cậu lại nghĩ những điều đó là vô nghĩa?" tôi hỏi.Jerome nghĩ một lúc để nhớ lại chủ đề mà chúng tôi lúc trước đang nóidở."Những quan điểm kiểu như trí tượng tượng có thể thay đổi thực tại...cũng giống như kiểu tớ mà tưởng tượng mình giàu có và thành đạt nhưDonald Trump thì tớ sẽ là Donald Trump ấy. Hoàn toàn và dứt khoát là vớvẩn.""Donald Trump thì rõ ràng là cậu không thể rồi," Itamar giải thích,"nhưng cậu có cơ hội được giàu có và thành đạt như Jerome.""Tuyệt nhỉ," hắn khoát tay vẻ coi thường. "Đổi chủ đề đi. Tớ chán nóichuyện này rồi.""Chủ đề gì?" Itamar hỏi."Cái vụ nghiên cứu của các cậu ấy, về trí tuệ của người Do Thái, sựthông thái của người Do Thái, bộ óc, đầu lâu, xương sọ Do Thái... đại loạithế.""Cậu không có hứng thú với bí ẩn về trí tuệ Do Thái hả?" Itamar hỏigiọng mỉa mai."Sao phải hứng thú chứ, tớ có được lợi lộc gì đâu? Các cậu thực sự nghĩmình có thể tìm ra điều đã biến ông thầy đạo người Vilna đó thành một thiêntài rồi có thể làm điều tương tự với một cái đầu đất như tớ sao?" hắn vặnvẹo.Itamar nhìn tôi, mắt lấp lánh."Phải," cậu ta phản lại và nhìn hắn vẻ cương quyết."Ha!""Tớ nói nghiêm túc đấy," Itamar trả lời."Ha! Ha!" Jerome ha đến hai lần."Tớ sẵn sàng bỏ tiền ra.""Thế thì cậu mất tiền rồi đấy," Jerome đáp mà thậm chí còn không thèmnhìn lại Itamar.Itamar nhặt túi lên và rút tập séc ra. Không nói một lời, cậu ta lấy bút vàbắt đầu viết một tấm séc. Jerome nhìn tôi, ánh mắt chứa đựng cả một câu hỏilớn. Tôi nhún vai. Càng ngày mọi chuyện càng trở nên thú vị. Itamar là mộtngười điềm đạm và nghiêm túc, không phải kiểu người làm bất cứ điều gìtheo cảm hứng bất chợt, nhất là khi liên quan đến tiền bạc như thế này. Cậuta xé tấm séc và đưa nó cho Jerome. Jerome nhìn tấm séc chằm chặp, sửngsốt."Chuyện gì vừa xảy ra thế?""Tớ sẵn sàng đưa cho Jerome số tiền này nếu cậu ta chịu tham gia mộtcuộc thí nghiệm," Itamar giải thích."Cậu muốn tớ làm phẫu thuật cấy não hả, có phải số tiền này là để chicho việc cấy não không đấy?""Không. Cậu sẽ phải tự mình cải thiện lấy bộ não của cậu! Nhưng cậu sẽlàm điều đó theo một cách mà chưa bao giờ được thực hiện trên những ngườinhư cậu," cậu ta mỉm cười, "phương pháp của người Do Thái.""Tớ không hiểu," Jerome nói khi đung đưa vẻ khó chịu trên chiếc ghế.Itamar rút một cuốn sổ ra và xé lấy một trang trắng, chưa viết gì."Chúng ta sẽ không làm như người ta vẫn hay làm trong những buổi tựthảo luận chuyên đề, những thứ mà cậu cho là vô nghĩa. Bây giờ, cậu viết rađây hai điều mà cậu muốn làm được trong năm nay. Mà không, trong ba nămtới đi. Hai mục tiêu quan trọng trong ba năm. Trong lúc đó, tớ và Eran sẽtiếp tục thu thập thêm những kỹ thuật và phương pháp mà người Do Thái đãthực hiện trong suốt những thế kỷ qua. Bọn tớ sẽ sắp xếp chúng thành mộtcuốn sách, và cuốn sách đó sẽ là chỉ dẫn cho cậu. Cậu sẽ phải áp dụng mọiđiều bọn tớ khám phá ra để đạt được những mục tiêu đã đề ra. Cậu có hiểutất cả những điều này không?"Ý tưởng này, tôi phải thừa nhận, cực kỳ thú vị. Vấn đề, tôi nên nói rõ,nằm ở con người được chọn để thực hiện nó, với tất cả lòng tôn trọng của tôidành cho anh bạn Jerome thân mến của tôi.Jerome cắn môi. "Chắc chắn rồi, việc gì phải nghĩ chứ?", hắn bằng lòng,mặc dù giọng có đôi chút kích động."OK, vậy là xong. Bắt đầu viết đi," Itamar yêu cầu."Viết cái gì?""Hai mục tiêu mà cậu muốn đạt được.""Không vấn đề." Hắn cầm bút và bắt đầu viết mà không cần suy nghĩ."1. Tôi muốn có một triệu đô-la trong ngân hàng," hắn đọc to trong lúcviết."OK," Itamar gật đầu, "còn mục tiêu thứ hai?"Jerome ngừng lại một lúc. "Các cậu hứa không được cười đâu nhé?" hắncó vẻ lo lắng."Sao bọn tớ có thể làm thế chứ?"Hắn viết số '2.'"Thực ra, tớ chưa nói với các cậu nhưng gần đây tớ đã nghĩ đến việc họcmột khóa quản trị kinh doanh. Tớ nghĩ có thể tớ sẽ học được nhiều điều từđó," hắn giải thích vẻ hối lỗi."Tuyệt," Itamar mỉm cười. "Viết ra đi.""2. Học quản trị kinh doanh," Jerome viết lên trang giấy.Itamar cầm lấy tờ giấy và nhìn vào đó. "Gần như hoàn hảo rồi.""Cậu nói thế nghĩa là sao?" Jerome bối rối."Nếu chúng ta định làm theo cách của người Do Thái, chúng ta sẽ khôngđi hết con đường này. Có nhớ Fabio nói gì không?""Tưởng tượng một thứ mà tớ muốn hả, không đâu?""Không hẳn thế," Itamar mỉm cười trong khi nhìn qua Fabio."Tưởng tượng một thực tại khác, bỏ ra ngoài tất cả những ý niệm vềsự logic và tính khả thi," Fabio nhắc lại."Nâng cao khát vọng của cậu lên một bậc nữa. Một triệu đô-la trong tàikhoản ngân hàng là một mục tiêu thực tế, cũng như việc theo học một khóavề kinh doanh.""Cậu bảo tớ viết gì hả, năm mươi triệu đô-la chắc?! Thật lố bịch.""Xuất sắc," Itamar nói. "Viết ra đi."Jerome nhìn lại Itamar với ánh mắt đầy sự hoài nghi, xóa chữ 'một triệu'đi và viết thay vào đó là 'năm mươi triệu.' Hắn nhìn chằm chằm vào dòngchữ, im lặng trong vài giây. "50 triệu đô-la trong ngân hàng," hắn lẩm bẩm.Trong một giây, tôi thề là đã thấy mắt hắn sáng lên. Cứ như thể hắn, Jeromenhỏ bé, đã viết ra một con số tưởng tượng, đầy hoang đường là năm mươitriệu đô-la vậy."Thế còn khóa học thì sao?""Cậu không muốn đơn giản là chỉ theo học. Cậu muốn có một tấmbằng," Itamar nói với hắn."Sao lại chỉ là một tấm bằng được chứ?" Jerome mỉm cười tinh quái. "Tớmuốn là một tiến sĩ, giống như cậu."Itamar mỉm cười ủng hộ."2," Jerome nhanh chóng ghi ra, "có bằng tiến sĩ về quản trị kinh doanh."Hắn có vẻ thực sự thích thú với tất cả những chuyện này. Ý tưởng của Itamarđang bắt đầu có hiệu quả."Cậu có biết logic của một hệ thống dựa trên việc tưởng tượng và đặt ranhững mục tiêu ngoài khả năng thực hiện của mình không?" Itamar nói vàtiếp tục luôn mà không chờ đợi một câu trả lời. "Cậu tập trung tâm trí vàoviệc kiếm năm mươi triệu đô-la và bỗng nhiên việc kiếm chỉ có hai hay batriệu thôi trở thành một chuyện khá dễ dàng, mà số tiền đó còn hơn nhiềucon số ban đầu cậu viết ra nhé. Đồng thời, khi cậu đã quyết định rằng mìnhsẽ phải có được bằng tiến sĩ thì cậu sẽ tiếp cận việc học hành của mình nhưthể cậu thực sự đã là một tiến sĩ rồi. Điều đó có nghĩa là những tài liệu cậunghiên cứu sẽ dễ dàng và ít thách thức hơn bởi vì cậu tiếp cận những tài liệuđó với một suy nghĩ trong đầu rằng cậu đã biết tất cả nội dung của chúng.""Đó là sự khác nhau giữa những buổi thảo luận chuyên đề tự học và'Những buổi thảo luận chuyên đề kiểu Do Thái', nếu chúng ta có thể gọi nhưthế," Fabio phụ họa. "Mọi người thường bảo bạn phải đặt ra những mục tiêuthực tế và nghĩ đến những cách thực tế để đạt được những mục tiêu đó. Ýtưởng cơ bản của người Do Thái là: hãy tưởng tượng ra điều ngớ ngẩn nhấtcó thể. Hãy đặt ra những mục tiêu phi thực tế đến không tưởng, và sau đóhãy suy nghĩ một cách thực tế về việc bạn có thể đạt được những điều đóbằng cách nào, bởi vì không có gì là không thể cả.""Không có gì là không thể," Itamar nhắc lại. "Có hàng đống người kiếmđược những khoản tiền vượt xa mức nhu cầu của một người bình thường; cónhững người, khi còn trẻ, phải chật vật xoay sở mới kiếm được 300 đô-la đểtrả tiền thuê nhà. Đưa con người lên mặt trăng cũng là một ý tưởng phi thựctế, nhưng đầu tiên bạn học bay, rồi sau đó qua mỗi lần nỗ lực, bạn học đượccách nâng cao hiệu quả và khả năng của mình. Dần dần, cuối cùng bạn thiếtkế được một quả tên lửa. Nghe thì có vẻ bất khả thi, nhưng thực sự có thểlàm được.""Và điều đó chỉ phụ thuộc vào bạn thôi," tôi kết luận.Jerome nhìn chăm chăm xuống sàn nhà lát gỗ sẫm màu. Tôi lấy mộtchiếc khăn ăn trên bàn và viết ra nguyên tắc đầu tiên của trí thông minh DoThái.Nguyên tắc của trí tượng tượng mang ý nghĩa tiên tri – nhận thức điềubất khả thi bằng những phương thức khả thi."OK, vậy chúng ta bắt đầu thế nào đây?" Jerome thốt lên. Hắn muốn bắtđầu, đó đã là một dấu hiệu tốt rồi."Vì tấm séc của Itamar hả?" tôi không thể ngăn mình hỏi câu này được."Không." Hắn ném cho tôi một ánh mắt ngạc nhiên. "Bỗng nhiên tớ cảmthấy rất hào hứng. Tớ cũng không biết tại sao." Hắn vẫn tiếp tục nhìn thẳngvào mắt tôi, nhưng tôi biết tâm trí hắn đang bồng bềnh ở nơi khác. Itamar vỗvai hắn."Cảm ơn các bạn," Fabio đứng dậy, "nhưng tôi có việc phải làm đây.""Anh tuyệt lắm," Itamar đáp lại khi họ bắt tay nhau."Chúng tôi sẽ dành hẳn một phần của cuốn sách cho anh," tôi nói vớiFabio khi chúng tôi bắt tay."Cảm ơn Quý ngài phóng khoáng," Jerome nhiệt thành, xuất phát từ đáylòng. "Bia ngon lắm."Fabio nhận ra rằng cô bé bồi bàn vẫn chưa mang bia tới nên ra hiệu bảoJerome đợi một lát khi anh ta lao về phía bếp."Tuần sau tớ không đến được rồi," tôi nói với cả nhóm. "Tớ sẽ đi châuÂu vài ngày.""Ngay lúc mọi thứ bắt đầu thú vị," Jerome nhặng xị lên."Nhưng tớ sẽ về, và sẽ mang cho cậu sôcôla Toblerone.""Tớ ghét Toblerone.""Không sao. Vậy thì tớ sẽ mang về cho cậu gói tiết kiệm thôi," tôi đùa."Cậu biết sao không? Thay vì sôcôla, tớ sẽ mang cho cậu nguyên tắc tiếptheo của trí thông minh Do Thái," tôi nói mà không biết liệu có giữ được lờihứa hay không...4TRÍ THÔNG MINH CỦA NGƯỜI SỐNG SÓTNguyên tắc của chú chuột lang thangTrên chuyến tàu đến Paris, tôi đã khám phá ra nguyên tắc thứ hai của tríthông minh Do Thái.Khi tàu chầm chậm lăn bánh khỏi sân ga Antwerp rộng lớn, tôi nhìn đămđăm ra bên ngoài cửa sổ, nơi sừng sững những tòa nhà màu xám xịt. Mộtngười thở hổn hển và ngồi xuống bên cạnh tôi. Ông ta khoảng 50 tuổi vàmặc một bộ vest ba mảnh, trên mũi ngự một cặp kính hai tròng khá tinh xảo.Một chiếc mũ kipah che gần hết phần đầu hói của ông ta.Samuel, tôi đã biết tên ông ta trong lúc ở trên tàu, là một thương gia đếntừ Antwerp. Ông đi khắp thế giới, bán những viên kim cương tinh tế cùngvới anh họ mình, ông này tình cờ cũng đang ở London tuần đó. Có thể tôi sẽkhông nhắc đến Samuel nếu không có một chuyện nhỏ, có vẻ rất tầm thườngxảy ra, một chuyện mà sau hai ngày đã kết tinh thành một điều mang tínhcách mạng.Trong lúc nói đến Jerusalem, một nơi mà tám năm trước ông đã đếnthăm, ông bỗng nhớ đến một sân chơi nhỏ có đài phun nước mà ông đã thấyở chỗ đường Herzog giao nhau với phố Tchernikovsky. Thật trùng hợp là tôilại sống ở chính khu đó, ngày nào tôi cũng lái xe qua ngã tư đó và nếu cómột thứ không có ở đó thì chính là một cái đài phun nước!"Xin lỗi," tôi mỉm cười, "nhưng tôi nghĩ là ông nhớ nhầm.""Không, làm gì có chuyện đó," Samuel quả quyết. "Nếu cậu đi từ đại lộRupin, thì cậu không thể không đi qua đó được. Cái đài phun nước đó đứngsừng sững giữa những cái cây ấy.""Có thể ông nhầm với ngã tư nào đó rồi," tôi vẫn bảo vệ quan điểm củamình.Samuel nghĩ một lúc, cố gắng nhớ lại và rồi khẳng định lại chắc chắn,kèm theo một nụ cười, "Nó ở đó mà. Herzog và Tchernikovsky.""Tôi sống ở đó mà, ông Samuel," tôi nói, giọng hơi tỏ vẻ khó chịu. "Cóphải ý ông là tôi không nhớ mình đi qua cái gì và không đi qua cái gì mỗingày không?"Sự tự tin của Samuel làm tôi bực mình. Nếu có một thứ thực sự khiến tôicáu thì đó là việc người ta cứ ngoan cố khẳng định là mình biết điều mà thựcsự họ chẳng biết gì cả, hay nói đúng hơn là họ khẳng định mình biết điều màthực sự họ không hề biết còn tôi thì biết chắc!Tôi lấy điện thoại di động và đặt nó lên bàn, trước mặt chúng tôi."Vợ tôi, Yael, đã sống ở Jerusalem suốt từ nhỏ đến giờ," tôi nói. "Tôi sẽgọi cho cô ấy ngay bây giờ và thử xem ai trong hai chúng ta nói đúng. Ôngcó muốn đánh cược cái gì trước khi tôi gọi cho cô ấy không?"Samuel gật đầu và mỉm cười. Không cần nghĩ ngợi, ông nói, "Một táchcà phê khi chúng ta đến Paris nhé. Tất nhiên, nếu cậu không vội.""Thỏa thuận thế nhé," tôi trả lời. "Tôi sẽ rất vui lòng được ông mời táchcà phê đó."Tôi gọi cho vợ tôi, và sau khi hỏi han chuyện nọ chuyện kia, tôi giảithích cho cô ấy nghe về lý do chính khiến tôi gọi cho cô ấy lúc đó."Ở ngã tư chỗ Herzog giao với Tchernikovsky, ngang chỗ Tu viện Thậpgiá ấy, có cái sân chơi với đài phun nước nào không? Anh đánh cược vớimột người..." tôi kết thúc câu hỏi và nhìn Samuel, cười toe toét và gian xảo.Yael không nói gì một lúc."Vâng, đúng là có thật," cô ấy bắt đầu. "Có một cái sân chơi, nhưngkhông có đài phun nước. Đó là một cái tháp canh hình tròn bỏ lại từ thờithuộc địa Anh, nhưng đúng là trông nó giống một cái đài phun nước."Tôi ngạc nhiên trước những gì Yael nói đến nỗi tôi quay mặt ngay rangoài cửa sổ, quay hẳn khỏi Samuel."Anh đã nói rằng chẳng có sân chơi hay đài phun nước gì hết," tôi thởchậm. "Em có chắc không?""Anh bị làm sao thế? Anh đang đùa đấy hả?" cô ấy trả lời.Tôi liếc nhìn lại Samuel như một kẻ thua cuộc. "Không, anh nghiêm túcđấy. Thực ra anh vừa mất một tách cà phê rồi."Samuel và tôi xuống tàu ở "Gare du Nord" và đi xuống phố để tìm mộtquán cà phê tử tế. Trời bắt đầu tối và gió thu lành lạnh thổi vào chúng tôitừng đợt.Samuel lững thững bước trên đường, tay xách một chiếc cặp JamesBondesque màu bạc. Khi chúng tôi cùng dạo bước, ông chỉ cho tôi mái mộtngôi nhà được chiếu sáng bằng những bóng đèn màu xanh. Tôi sững sờ trướckhung cảnh tuyệt đẹp đó."Ông để ý tới mọi thứ, phải không?" tôi khen ông, tự nhắc mình nhớ đếncái lý do chúng tôi đang đi dạo loanh quanh với nhau thế này."Đó chỉ là bản năng sinh tồn của người Do Thái trong tôi thôi," ông trảlời làm tôi rất ngạc nhiên, từ lúc đó tôi cứ tự hỏi không biết có mối liên hệ gìgiữa người đàn ông Do Thái giàu lòng trắc ẩn này với cuốn sách mà tôi đangviết không.Bỗng nhiên, tôi nhớ lại điều Samuel đã nói với tôi lúc ở trên tàu, về việctôi không để ý đến mọi thứ, "nhất là kể từ khi tôi sống ở đó."Tôi vẫn bước bên cạnh ông, ngẫm nghĩ về con người thú vị này. Kếhoạch ban đầu của tôi là sẽ trả món nợ cá cược trong vòng mười lăm phút rồitiếp tục gặp gỡ những người bạn đang đợi tôi tối nay. Tuy vậy, có một điềugì đó đã khiến tôi có cảm giác rằng nếu làm thế sẽ là một sai lầm.Samuel chỉ một quán nhỏ bên kia đường. Chúng tôi đi nhanh qua đường.Ở lối vào quán, một luồng hơi ấm phả vào mặt chúng tôi. Ánh sáng mờ mờ,sàn nhà ốp gỗ sẫm màu tạo một không khí rất thoải mái. Một đôi trai gáiđang ngồi nắm tay nhau ở chiếc bàn bên cánh cửa sổ lớn nhìn ra ngoàiđường phố. Ở một chiếc bàn khác là một thanh niên tay cầm một cuốn sách.Tay còn lại đặt trên đầu với một điếu thuốc mỏng, dài trên ngón, phả ra từnglàn khói.Chúng tôi ngồi xuống một chiếc bàn trong góc và tiếp tục cuộc tròchuyện. Sau khoảng mười lăm phút, tôi để ý thấy chẳng có lấy một anh bồibàn nào đến hỏi chúng tôi dùng gì."Có chuyện gì với bồi bàn ở đây vậy nhỉ?" tôi nói to khi nhìn quanh quáncà phê."Chúng ta đang ở Paris," Samuel trả lời.'Ừ đúng rồi!' tôi nghĩ thầm. 'Làm sao tôi quên được điều đó chứ. Chúngta đang ở Pháp, nơi khách du lịch bị những tay bồi bàn tấn công.'Sau một hồi vẫy tay loạn xạ, một gã bồi bàn trẻ, mặc toàn một màu đen,xuất hiện ở bàn chúng tôi.Tôi nhớ lại có lần mình đã tự hỏi liệu có phải nghề bồi bàn ở Pháp đượcchính phủ dành cho những kẻ được ra khỏi tù với điều kiện chúng bọn họ sẽlàm được một dịch vụ gì đó cho xã hội, mặc dù từ 'dịch vụ' không hẳn cóthể áp dụng được trong trường hợp này. Những tay bồi bàn này hành độngnhư thể việc mình việc đến bàn của khách là ban cho họ một đặc ân lớn laovậy. Chúng Bọn họ cứ đứng đó, nhìn quanh ngó những người đến và đi, đậpđập bút lên tập giấy và đợi thôi! Chúng Họ không hỏi bạn xem bạn chọn gì.Chúng Họ cũng chẳng thèm mang thực đơn đến. Chúng Họ chỉ đứng đó đợibạn nói thứ bạn muốn! Mọi khách du lịch đến Paris đều biết điều tôi đangnói đây. Và chính vì thế, tay bồi bàn của chúng tôi cũng đang đứng.Sau khi chúng tôi gọi đồ uống, hắn hối hả đi về phía bếp.Thật không may, tôi quên không hỏi xin một cốc nước, một điều thuộcdạng không thể chấp nhận được và không thể tha thứ được theo như tuyênngôn của liên minh bồi bàn Pháp. Nếu như mafia có một nguyên tắc đạo đứcvề việc không làm hại trẻ em và phụ nữ thì trong các quán cà phê ở Phápcũng có một luật bất thành văn rằng một khi việc gọi đồ đã hoàn tất thì bấtcứ cái gì khách quên không gọi đều mất luôn.Thêm vào đó, tôi đang khát.Khi tay bồi bàn quay lại cùng với hai tách cà phê của chúng tôi và thô lỗthả (hay tôi phải nói là đập) chúng xuống bàn, tôi mỉm cười và ra hiệu rằngtôi muốn gọi thêm một thứ khác.Tay bồi nhìn tôi, hoàn toàn sửng sốt."Tôi muốn, nếu không quá phiền, anh có thể mang cho tôi thêm một cốcnước có được không?"Gã sốc thực sự. Gã thực sự không hề mong đợi yêu cầu của tôi, hoàntoàn bất ngờ. Giọng gã run run, pha trộn giữa tức giận và sốc. "Anh muốnmột cốc nước hả?""Một cốc nhỏ thôi, làm ơn," tôi cố giảm hết cỡ yêu cầu của mình. Thựcra, lúc đó tôi đã nghĩ đến chuyện bảo gã thôi, quên yêu cầu của tôi đi. Nhìngã như vậy khiến tôi chạnh lòng, chứng kiến sự bất lực của gã.Gã ậm ừ từ tiếng Pháp nho nhỏ 'ừm' qua mũi, mím môi, và trong lúc vẫnđang run khẽ, gã quay đi và đi trở lại bếp.Samuel quan sát cảnh này và cười. "Bọn họ thế đấy," ông an ủi tôi. Mắtông nhìn theo gã bồi bàn cho đến khi gã khuất dạng sau bếp. Sau đó, Samuelngả về phía tôi và thì thầm, "Tay này không phải ở Paris. Chắc hắn là ngườiở miền trung. Có thể là thung lũng Loire. Chắc hắn đến đây để kiếm thêmchút tiền.""Đó cũng là một phần trong bản năng sinh tồn của người Do Tháichăng?" tôi hỏi. "Khả năng nhận biết và 'chẩn đoán' người khác ấy?""Tất nhiên rồi," ông nhấn mạnh. "Tôi thừa hưởng điều này từ bố tôi."Samuel tự điều chỉnh tư thế ngồi trên ghế và vắt chéo chân lại."Tôi sinh ra ở Berlin, sau đó khi tôi lên ba, chúng tôi phải trốn đi. Giađình tôi sống ở Pháp vài năm rồi chuyển đến Antwerp. Ở đó, bố tôi đã mởcửa hàng đồ trang sức. Tôi nhớ thỉnh thoảng tôi thường bỏ học, chạy đến làmviệc với bố vào buổi tối. Tôi đứng cạnh bố trong cửa hàng, và mỗi lần cókhách bước vào, bố tôi luôn đoán chính xác người đó đến từ đâu, người đólàm nghề gì kiếm sống, và người đó đã lập gia đình hay chưa – và tất cả chỉcần một cái liếc nhanh. Bố tôi là người đã sáng tạo ra thuật ngữ 'Bản năngsinh tồn Do Thái.' Bố tôi nói rằng là một người Do Thái bị ngược đãi, hắthủi ở mọi nơi ông đi đến nên trong suốt cuộc đời, ông đã phát triển một thứbản năng là luôn chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất và gắn cho chúng tầmquan trọng thật to lớn." Samuel nói xong khi gã bồi bàn quay trở lại.Gã bồi bàn đặt cốc nước lên bàn, mà đúng là chiếc cốc nhỏ thật, nhưngtrước khi gã quay đi và bỏ lại những vị khách khó tính nhất trong ngày,Samuel lôi gã vào cuộc trò chuyện. Lúc đầu, gã bồi bàn có vẻ xa cách và bốirối nhưng dần dần một nụ cười cũng nở ra trên khuôn mặt. Gã nồng nhiệt bắttay Samuel trước khi quay trở lại chỗ mình ở góc phòng."Thật không thể tin được," tôi reo lên kinh ngạc. "Ông thực sự đã làmcho một tay bồi bàn người Pháp mỉm cười. Ông xứng đáng được huânchương của quân đội Pháp đấy.""Thật ra hắn đến từ Baloit, ở vùng Loire, miền trung," Samuel trả lời vớivẻ hài lòng."Chắc chắn hắn ấn tượng với chiếc 'ra đa' của ông lắm đấy."Samuel rút chiếc tẩu ra khỏi túi, nhét lá thuốc vào và châm lửa. Tôi quyếtđịnh nói cho ông nghe về cuốn sách mà chúng tôi đang nung nấu.Sau khi giải thích ngắn gọn về Jerome và Itamar, vụ cá cược và Nguyênlý về Trí tưởng tượng của Fabio, tôi quay trở lại với vài điều mà Samuel đãnói."Vậy trí thông minh của người Do Thái có liên quan đến bản năng sinhtồn, một thứ bản năng trong vô vàn những bản năng khác, cho phép người tađể ý tới những tiểu tiết phải không?""Gần như là vậy," Samuel khẳng định, "nhưng không chỉ có vậy. Điềuchúng ta đang nói đến ở đây là khả năng phân tích tình huống và đối mặt vớisự thay đổi bất ngờ của hoàn cảnh với tần xuất gần như là hàng ngày. Đặcđiểm này khá phát triển trong cộng đồng người Do Thái và liên quan đếnviệc người Do Thái không bao giờ có một nơi ở cố định. Họ lúc nào cũngtrong tư thế 'chuẩn bị', sẵn sàng cho khoảnh khắc họ có thể bị tống đi, màcái khoảnh khắc đó thì kiểu gì cũng đến! Khả năng này cũng liên quan đếnthực tế là người Do Thái luôn tập trung ở các thành phố lớn.""Có phải ông muốn nói rằng những người sống ở thành phố thì thôngminh hơn?" tôi chất vấn."Nhìn chung thì đúng là thế," ông trả lời."Thế thì cần phải làm sáng tỏ vài điểm đây," tôi cười.Samuel thổi ra một làn khói trắng và đóng túi thuốc lại."Đến năm 1800, hầu hết dân số thế giới đều sống tại các vùng nông thôn.Hầu hết họ đều làm nông nghiệp và tài sản có giá trị nhất mà một người cóthể sở hữu chính là đất đai. Đất đai là cơ sở cho lòng tự hào và danh dự, và lànguồn gốc của sự giàu có.""Có được sự thoải mái và an toàn về tài chính ở một mức độ nhất định làmong muốn của phần lớn người dân thời đó, mà thậm chí đến tận bây giờvẫn vậy, nhưng điều này lại không áp dụng được với người Do Thái. Họkhông bao giờ nghỉ ngơi hay sở hữu tài sản gì bởi vì họ không được phép.Những kẻ thống trị ngoại bang luôn ngăn cản họ tiếp cận quyền được sở hữuđất đai hợp pháp. Cứ khi nào người Do Thái giành được một chút đất đai thìchẳng bao lâu sau sẽ lại có một kẻ thống trị mới đến, chiếm lấy tài sản củahọ và đuổi họ đi. Người Do Thái cũng phải sống với hàng tá những hạn chếvề kinh tế. Nói về nghề nghiệp, họ phải tham gia vào những nghề nghiệpđược coi là bẩn thỉu và mờ ám như là cho vay nặng lãi, thương mại, bất độngsản, hoặc những nghề nghiệp thuộc về dịch vụ như là y khoa, luật hay tưvấn.Những công việc đó mang tính chất thành thị. Cộng thêm với vấn đềquyền sở hữu đất thì việc người Do Thái túm tụm tại các thành phố là mộtđiều hết sức tự nhiên. Thực tế, vào đầu thế kỷ XX, có khoảng 75% đến 94%số người Do Thái trên thế giới sống ở các thành phố.Một điều rất nghịch lý ở đây là chính những giới hạn và điều luật kìmnén người Do Thái lại cho họ một lợi thế rõ ràng so với những người khác.Việc biến người Do Thái thành thị dân chính là điều đã đặt nền tảng chothành công của họ trong tương lai!"Cậu đã bao giờ xem bộ phim hoạt hình về chú chuột quê lên thăm họhàng ở thành phố chưa?""Hình như là xem rồi," tôi cố nhớ lại."Chú chuột thành phố, nếu cậu để ý, lúc nào cũng được xây dựng vớimô-típ là một sinh vật thành đạt, có trình độ và văn hóa, một sinh vật trải đờivà khôn ngoan.""Mối liên hệ giữa giáo dục và thành công trong cuộc sống thành thịkhông chỉ được khắc họa trong những nhân vật hoạt hình. Những người trẻtuổi tại các thành phố lớn, những loài động vật hai chân, cũng được miêu tảbằng hình ảnh tương tự, và họ cũng rất thành công.""Nhiều phân tích được thực hiện đối với nhiều tầng lớp dân số khác nhauđều chỉ ra mối liên hệ tương tự giữa cuộc sống thành thị với một mức độthông minh cao hơn."(14)."Mối liên hệ giữa người Do Thái và thành thị có hai ý nghĩa. Thành phốcó ảnh hưởng đến trí thông minh, trong khi chính những người Do Thái lạiđược dẫn dắt tới các đô thị bởi vì điều đó góp phần thúc đẩy mưu cầu về trítuệ của họ.""Thế ở thành phố có gì giúp cải thiện trí thông minh của con người mà ởnông thôn không có?" tôi băn khoăn."Một lối sống đòi hỏi chúng ta luôn phải vận động," ông giải thích. "Cậuđã bao giờ thử gọi taxi ở New York chưa? Việc này đòi hỏi phải có một độkhéo léo nhất định, khả năng ứng biến và cả cách suy nghĩ sáng tạo nữa"."Hay đấy," tôi cười.Tôi hoàn toàn nghiêm túc. Ai mà nghĩ chỉ cần đứng bên đường, vẫy vẫymột cánh tay là có thể khiến một chiếc taxi vàng chóe đỗ xịch ngay lại thìngười đó hoàn toàn không thực tế chút nào. Một người New York thực thụsẽ vạch ra hẳn một kế hoạch để vẫy taxi, gồm có: anh ta đi đến chỗ nào, phảiđứng ở đường bên nào, và địa điểm tốt nhất để vẫy được một chiếc taxi –thường thì là trước cửa khách sạn hoặc cửa hàng mua sắm.Cuộc sống thành thị có một mức độ dữ dội đòi hỏi người ta phải pháttriển sự khéo léo mang tính chất sống còn. Tôi muốn nói đến yêu cầu phảiphản ứng tức thì trong những tình huống căng thẳng, với những hoàn cảnhbiến đổi không ngừng của cuộc sống thành thị. Điều này luôn đúng với bấtcứ người dân thành thị nào. Đối với người Do Thái thì khả năng suy nghĩ vàphản ứng thậm chí còn phải nhanh hơn những người khác bởi vì họ là thiểusố. Những dân tộc thiểu số, dù là ai đi chăng nữa, có một lợi thế dễ dàngnhận thấy so với phần đông dân số còn lại – sự thiếu tiện nghi, cảm giác tạmbợ; một giác quan mà họ phải đấu tranh để đạt được và bảo vệ số mệnh củamình. Những khó khăn trong cuộc sống ở một môi trường khắc nghiệt gópphần phát triển trí thông minh mang tính chất sống còn này. Cũng giống nhưví dụ về chiếc taxi ở New York, người ta lúc nào cũng phải nghĩ trước haibước. Là một dân tộc thiểu số, người Do Thái luôn phải đánh giá đúng vị thếvà hiểu rõ những điểm mạnh của mình khi phát triển một chiến lược để cấtcánh trong những thời điểm thuận lợi và sống sót trong những giai đoạn cựckỳ cam go. Bí quyết được ẩn giấu trong mức độ tiếp thu cái mới cao vàkhả năng thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi với tốc độ chóng mặt.Những kinh nghiệm cay đắng đã dạy cho họ rằng số mệnh của họ làkhông bao giờ được tận hưởng sự thoải mái. Không thoải mái và không có gìđảm bảo về tài chính. Bất cứ ai phải thích nghi với những nỗi đau về mặttình cảm đều trở nên cảnh giác và để ý đến môi trường xung quanh mìnhhơn. Người Do Thái làm quen với những địa điểm họ đến giống như cáchmà một con chuột làm quen với một con mèo nhà. Nhân tiện, điều này khôngchỉ áp dụng với người Do Thái. Nó cũng đúng với bất cứ người dân nàoquyết định phải 'nhập gia tùy tục.' Đây là một trong những lý do giải thíchcho việc tại sao tỉ lệ sinh viên người Trung Quốc thành công tại các trườngđại học của Mỹ lại cao đến vậy."Tôi nghĩ về những điều ông nói nhưng không hiểu tại sao mọi thứ đốivới tôi vẫn mù mờ lắm. "OK, đúng là cuộc sống thành thị buộc chúng ta phảisuy nghĩ theo một cách có thể giúp chúng ta đối mặt với sự sôi động, hối hảcủa nó. Nhưng, như ông và tôi, chúng ta đều đã quen với cuộc sống thànhthị.""Và đó chính là gót chân Asin của chúng ta," Samuel đáp lại."Nghĩa là sao?""Quen với mọi thứ. Cảm thấy thoải mái," ông giải thích. "Chúng ta cuốicùng rồi sẽ quen với mọi thứ và điều đó đặt ra cho bản thân chúng ta và sựphát triển trí tuệ vấn đề lớn nhất."Nếu có một điều mà người ta có thể học từ những kinh nghiệm cayđắng trong quá khứ của người Do Thái thì đó chính là nguyên tắc của sựthoải mái. Chung quy lại, nếu muốn phát triển trí thông minh và thành đạttrong cuộc sống thì bạn không bao giờ được cảm thấy hài lòng, thỏa mãnhay đạt đến độ thoải mái và đảm bảo về tài chính! Con người ta phải tiếnbộ hàng ngày, lang thang cả về thể xác và tinh thần. Con người mà cảm thấythoải mái thì bộ óc cũng ngừng làm việc luôn. Khi ta thấy thoải mái, ta sẽchấp nhận mọi việc như nó vốn có. Ta không nghĩ đến chúng nữa. Ta chỉ làmột con người nhỏ bé trong đám đông, chỉ biết đi cùng hướng với mọi thứvà cho rằng nếu mọi người cùng đi một hướng thì chắc chắc đó phải làhướng đi đúng." Samuel ngừng lại một lát."Thú vị thật," tôi lẩm bẩm."Cậu biết đấy," ông tiếp tục. "Freud đã từng giải thích rằng ông cảm thấychất Do Thái của mình, không phải bởi vì truyền thống hay lòng tự hào dântộc, mà bởi vì hai đặc điểm mà ông thấy còn quý hơn vàng – tự do khỏinhững khuôn mẫu niềm tin xưa cũ, những niềm tin thường ngăn cản conngười sử dụng trí tuệ của mình, và đi ngược lại điều mà đa số thường làm.""Tôi đang cố nghĩ xem không biết tất cả những thứ này có ích gì chocông việc làm ăn của Jerome không," tôi lơ mơ nói to. "Cậu ta là anh chàngmà tôi kể với ông ấy.""Cậu ta làm gì?" Samuel hỏi.Tôi kể cho ông nghe về dây chuyền sản xuất quần áo của Jerome."Và cậu ta kiếm được tiền từ công việc đó hả?""Cũng bình thường. Cậu ấy có thu nhập ổn định. Những khách hàngthường xuyên. Sẽ không thể làm giàu được bằng nghề đó, nhưng như ôngnói, cậu ta thấy thoải mái. Nghề kiếm sống mà.""Nếu cậu ta thoải mái với số mệnh của mình thì chẳng có gì để nói nữa,"Samuel bắt đầu, "nhưng nếu cậu ta muốn có nhiều hơn, cậu ta sẽ phải thayđổi.""Hắn đã cố nghĩ ra vài sáng kiến mới nhưng chả ích gì.""Cậu ta làm việc ở đâu?" Samuel hỏi."Jerusalem.""Và cậu ta suy nghĩ tất cả những điều đó ở đâu?""Ở Jerusalem, dĩ nhiên là thế rồi," tôi cười khúc khích vì sự lố bịch củacâu hỏi.Samuel lắc đầu. "Cậu có biết tại sao chúng ta ngồi đây không?" ông hỏi,rồi tiếp luôn, "bởi vì sự thua cược của một anh chàng đã sống ở Jerusalemvài năm rồi. Và tại sao anh ta lại thua? Bởi vì anh ta cảm thấy quá thoải máivà quen thuộc với thành phố của mình đến nỗi mất cả khả năng nhìn thấymọi việc.""Chính xác là ông muốn dẫn tôi đến đâu đây?" tôi mỉm cười ngượngngùng."Các giác quan của cậu đã bị cùn hết rồi!" ông quay trở lại với chủ đềđang nói. "Cậu không còn thấy những điều mới mẻ nữa. Cậu không còn khảnăng suy nghĩ một cách sáng tạo về những điều mới mẻ nữa. Khi một ngườiở một nơi quá lâu thì anh ta sẽ tự tạo ra cho mình những hàng rào về nhậnthức. Anh ta không có đủ sự khích lệ bởi vì anh ta đã biết mọi thứ; chẳngcòn gì mới mẻ dưới bầu trời này nữa nên những giác quan của anh ta bị cùnđi. Anh ta cần phải đi lang thang và thay đổi địa điểm.""Có phải ông định nói rằng hắn cần phải mở một văn phòng nữa ở TelAviv chăng?""Nếu làm được thế thì tốt quá nhưng cũng chẳng cần đến một bước đi xađến vậy. Chỉ cần cậu ta động não ở một chỗ khác là đủ rồi. Sự logic đằng sauviệc 'lang thang' chính là thực tế rằng việc đi đến một nơi khác có thể tácđộng đến chúng ta theo một cách rất đặc biệt."Những nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm trên loàichuột cho thấy sự khác biệt rất thú vị giữa những con chuột sống trong mộtchiếc lồng cả đời và những con thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơikhác.""Những con chuột 'lang thang' thường xuyên gặp được những môitrường 'béo bở', những tác nhân kích thích luôn thay đổi – đồ chơi, vật gâytiếng động, ánh sáng, các loại mùi..., những con chuột này thể hiện một tríthông minh vượt trội hơn hẳn. Sau khi những con chuột đó chết, người tathực hiện một phân tích sâu hơn và phát hiện ra rằng não của chúng pháttriển hơn trên nhiều phương diện nhất định. Vỏ não, chẳng hạn, dày hơn vàđầy hơn so với những con chuột không có các kích thích, hàm lượng của mộtsố loại enzyme cũng cao hơn," ông giải thích, nghe có vẻ rất chuyên nghiệp."Tôi chẳng hiểu gì những điều ông nói, nhưng có vẻ nó cũng khá thuyếtphục đấy," tôi đưa tay đẩy nhẹ cặp kính lên, chứng tỏ sự quan tâm của mình."Ngoài những kích thích có thể nhìn thấy được ở một nơi mới," ông tiếptục, "cơ thể còn kích hoạt những cơ chế phòng vệ cần thiết bằng cách màigiũa các giác quan, tăng cường khả năng tiếp thu và thúc đẩy sự sáng tạo, tấtcả những thứ này nhằm mục đích giúp ta đối mặt với hoàn cảnh mới. Cái nàythì không cần phải cố. Nó thuộc về tự nhiên rồi. Ai đi nước ngoài về đều biếtđến cảm giác đó. Lấy cậu làm ví dụ chẳng hạn. Khi cậu quay trở về Israelsau khi ở nước ngoài một thời gian, có đúng là cậu cảm thấy mình từng trảihơn không? Cậu cảm thấy mình đã có thêm nhiều kinh nghiệm sống và thấyđược những điều mới mẻ. Cậu thấy mình thông minh và khéo léo hơn, đúngkhông?""Ông biết hết những thứ đó rồi," tôi mỉm cười ngượng nghịu."Lòng tự tôn của cậu cũng cao lên," ông tiếp, "bởi vì cậu thấy rằng nếuta đã ở London hay Paris suôn sẻ đến vậy thì làm sao ở Givatayim hayNetanya lại có thể có chuyện gì khó khăn được chứ?! Khi cậu quay trở về từnước ngoài, cậu thấy mình 'vĩ đại hơn' về tinh thần và trí lực. Bỗng nhiênmọi thứ khác đi một chút.""Vậy tức là, khi ta cảm thấy mình trở nên 'nhỏ bé', ta cần phải đến mộtnơi nào đó khác trong vài ngày," tôi cố tóm lại những điều ông nói."Chính xác," ông khẳng định. "Ai cũng trải qua một thời kỳ với cảm giácbị mắc kẹt, vô dụng hay nhàm chán. Khi đó, người ta có ít động lực để cốgắng hơn. Tương lai dường như mờ mịt, như một cỗ xe sa lầy mà chẳng cócon ngựa nào ở đó để kéo nó lên được.""Đúng, chính là cái cảm giác đó.""Nhưng sự thực là có một con ngựa như thế. Nó có tên là 'Thành phốLớn,' và nó không nhất thiết phải ở nước ngoài. Nó có thể là một thành phốkhác trong chính đất nước ta đang sống. Vấn đề cốt yếu ở đây là ta cần phảiđi đến một nơi khác. Bất cứ ai muốn phát triển sự sáng tạo và thành công đềucần phải rời xa sự thoải mái nơi cái tổ của mình.""Nghe giống như đọc truyện cười ngày xưa nhỉ, 'Định nghĩa một chuyêngia là gì?'" tôi nhớ lại."Định nghĩa một chuyên gia là gì?" Samuel nhắc lại."Một người đi ra khỏi thị trấn.""Điều đó hoàn toàn đúng," ông mỉm cười. "Có một câu nói của người DoThái, 'Ở thành phố anh ta sống không có nhà tiên tri.' Một người không thểthành công trong thành phố mình sống bởi vì ở đó ai cũng biết những sai lầmcủa anh ta. Chỉ khi đến một nơi khác, nơi anh ta hoàn toàn thoát khỏi nhữngxiềng xích, những ý niệm xã hội được hình thành từ trước hay theo cách nóicủa cậu, những khả năng thực sự của anh ta. Người Do Thái thành công bởivì họ là những người ngoài. Là một người ngoài, bạn không phải quan tâmđến hiện trạng, điều này giúp bạn chấp nhận những nguy cơ và thử nhữngđiều mới mẻ.""Có một loại rượu táo tên là 'Người ngoài,'" tôi nói to và ngay sau đóthấy hối hận vì đã buột miệng nói suy nghĩ của mình thành lời. Một tiếngthảo luận các vấn đề trí tuệ bắt đầu ảnh hưởng đến tôi rồi đây."Rất vui được biết thông tin đó," ông mỉm cười vẻ giễu cợt. "Nhưng cónhững ví dụ thực tế về những người ngoài đã được đưa vào lịch sử," ông nóitiếp. "Như Napoleon, Karl Marx hay thậm chí là Hitler chẳng hạn, một cáitên đáng nguyền rủa.""Ông nói 'người ngoài' tức là sao?""Napoleon Bonaparte, chẳng hạn, không phải là người Pháp hoàn toàn.Ông sinh ra ở đảo Corsica của Italia, cả bố mẹ đều là người Italia, sau này họmới chuyển đến Pháp."Karl Marx là một người Đức nhập cư vào London, và ở đó ông đã viếtnên bản tuyên ngôn của mình, sau này được những người Xô-viết gọi là chủnghĩa Marx. Bản thân Marx thậm chí còn chưa bao giờ đặt chân đến Nga!""Và Hitler là người Áo chứ không phải người Đức.""Hoàn toàn chính xác! Một sự thật mà người Áo luôn cố gắng che giấu.Ở nơi hắn sinh ra, hắn cảm thấy quá thất vọng, chính vì vậy hắn đã nhập cưvào Đức và thử vận may của mình tại nơi mới. Ở đó hắn đã làm nên vận maylớn. Rất lớn." Samuel mím môi. Ông duỗi người trên ghế và ho vài tiếng mệtmỏi. "Dù sao, thay đổi địa điểm là một điều thiết yếu. Nhiều người thất bại ởnơi này nhưng lại đã làm nên chuyện ở một nơi khác.""Nói cách khác, để Jerome suy nghĩ tích cực và sáng tạo hơn về triểnvọng tương lai của mình, hắn cần phải đến một nơi nào đó không quenthuộc.""Chính xác," Samuel gật đầu đồng tình."Và nếu tôi muốn tiếp tục tập trung vào cuộc trò chuyện này," tôinghiêng người về phía ông, "tôi cần phải đến một nơi."Samuel cố hiểu ý tôi."Tôi cần phải đến nhà vệ sinh," tôi mỉm cười khi đứng dậy.Cạnh nhà vệ sinh, tôi thấy có một máy điện thoại công cộng. Tôi dừnglại một lát, không phải bởi vì tôi chưa từng thấy máy điện thoại để gần toalétbao giờ – thực tế thì ngược lại mới đúng – vì tôi đã nhìn thấy quá nhiềumáy điện thoại để gần nhà vệ sinh trong các nhà hàng đến nỗi tôi tự hỏi haylà các nghiên cứu về tiếp thị đã chỉ ra rằng khi buộc phải 'chết dí trong đó'thì người ta sẽ cảm thấy một khao khát mãnh liệt được gọi cho bạn bè thânthích chăng. Mà thôi, tôi chợt hiểu điều mình phải làm ngay lúc này.Tôi lấy máy điện thoại di động ra và bấm số.Ở đầu dây bên kia, một giọng nói lạc quan trả lời sau vài hồi chuông."Jeromikins," tôi bắt đầu."Ô la la!" hắn nhận ra giọng tôi. "Bonsoir, mon ami.(15) Vì lý do gì màtớ lại có cái vinh dự được nhận cuộc điện thoại vào giờ này nhỉ?""Tớ muốn cậu đến gặp tớ ở Paris ngay ngày mai."Im lặng."Mọi chuyện ổn chứ?""Ổn cả. Cứ coi đây như là bốc đồng đi. Về cái dự án nho nhỏ của bọnmình ấy mà," tôi giải thích."Cậu muốn mình bay đến Paris ngay sáng mai hả?""Ừ.""Vì dự án nho nhỏ của chúng ta.""Ừ."Im lặng."Paris, ngày mai?""Ừ."Jerome bắt đầu lẩm bẩm cái gì đó kiểu như bị nhiễu sóng, không hiểunổi. "HOUSTON, CHÚNG TA CÓ CHUYỆN ĐÂY..." át cả tiếng 'nhiễusóng.' "Cậu có đang bị kích động không đấy?""Tớ muốn cậu gặp một người, và cậu phải gặp ông ấy ở đây, Paris này,gặp trực tiếp, quan trọng lắm," tôi giải thích."Cậu nói nghiêm túc đấy hả? Cậu muốn tớ quẳng đi 800 đô-la vì việcnày hả?""Với một người dự định kiếm 50 triệu đô-la thì tớ nghĩ 800 đô-la còmđâu có nghĩa lý gì," tôi trả lời, cố gắng tỏ ra tự tin hơn suy nghĩ thật củamình. "Mà còn nữa, cậu đã từng làm những điều tự phát như thế này baonhiều lần rồi. Thôi, đến đây đi. Tớ tình cờ có một điều ngạc nhiên chocậu..."Khi tôi quay trở lại bàn, tôi lấy ra một mảnh giấy nhỏ ra và viết lên đónguyên tắc thứ hai của trí thông minh Do Thái:Nguyên tắc của người sống sót – Không bao giờ được cảm thấy thoảimái. Hãy tiếp tục lang thang, cả về thể xác và tinh thần, để trải nghiệmnhững điều mới mẻ. Tôi nói chuyện tiếp với Samuel khoảng một tiếng nữarồi chúng tôi chia tay và hẹn gặp nhau vào tối hôm sau.Đúng hai giờ chiều hôm sau, Jerome xuất hiện ở cửa phòng tôi tại kháchsạn Saint Paul với một chiếc túi nhỏ đặt dưới chân. "Jerome Vĩ đại" đã làmđược.5TẠI SAO NGƯỜI DO THÁI LUÔN TRẢ LỜI MỘT CÂU HỎI BẰNGMỘT CÂU HỎI KHÁC?"Trí thông minh của con người là ánh sáng của Chúa trời, thâm nhậpvào nơi đáy cùng của mọi thứThành ngữ Ả RậpLá đỏ phủ kín vỉa hè. Mặt trời đã gần như lặn hẳn khi chúng tôi thư tháitản bộ dọc theo bờ sông Seine."Cứ như đi trên lớp khoai tây chiên ấy," Jerome nói.Tôi kéo phéc-mơ-tuya túi khoác và lấy ra một chiếc phong bì màu trắngtừ túi trong."Điều ngạc nhiên cho cậu đây," tôi đưa chiếc phong bì cho hắn.Jerome cười toe toét và xé ngay chiếc phong bì ra."Trời ạ, không thể tin được!" hắn hét lên khi nhìn thấy hai chiếc vé trêntay. "Paris San Germain và Marseille." Hắn vỗ vai tôi nồng nhiệt. "Cảm ơnnhé. Đi xem bóng đá tại Paris thay vì ở sân vận động Teddy Kollek ởJerusalem. Cậu mang đến cho tớ ngày hoàng kim rồi đấy."Khi bóng tối phủ kín thành phố thì chúng tôi đã đến Đại lộ San Michelle.Hàng đoàn khách du lịch đi dạo chật kín đường phố. Chúng tôi băng qua hếtđám đông và mười phút sau, thấy mình trong một con hẻm nhỏ, tĩnh lặng.'Café Terrace,' quán cà phê duy nhất trong con hẻm, tựa như bước ra từmột bức tranh của Van Gogh vậy.Samuel đang ngồi ở một chiếc bàn trước quán chờ chúng tôi. Tôi nhìnđồng hồ, mỉm cười và bắt tay chào Samuel."Tôi đến đây được năm phút rồi," Samuel giải thích và đưa tay về phíaJerome. "Tôi là Samuel. Rất vui được gặp cậu.""Tôi là Jerome," hắn bắt tay Samuel. "Ông đi loanh quanh khắp nơi vớichiếc mũ Do Thái này mà không sợ à?" Jerome hỏi, vẫn thiếu tế nhị nhưthường lệ.Samuel phá lên cười. Rõ ràng câu hỏi này không làm ông lúng túng."Thế cậu đi loanh quanh với chiếc áo in hình Jacque Chirac thế nàykhông không sợ à?""Tôi nghĩ là dân Pháp sẽ thích nó." Jerome chỉ vào Samuel khi hắn quaylại phía tôi. "Ông bạn này được đấy." Jerome ngồi xuống."Cậu vẫn hay nói thế với người vừa mới quen hả?" tôi hỏi."Tất nhiên là không rồi. Thường thì tớ hỏi xem họ có biết cô nàng dễthương nào đó có thể hứng thú với tớ không... thế ông có biết cô nàokhông?"Jerome có rất ít khả năng kiềm chế. Giờ tôi mới nhớ ra."Thế chính xác là cậu tìm người như thế nào?" Samuel tủm tỉm cười.Jerome ngồi thẳng lại và đặt tay lên bàn. "Ồ, tôi tìm một cô nàng xinhđẹp, thông minh, có khiếu hài hước, có cổ phần của Microsoft và Yahoo! từnăm 1987. Và cuối cùng, theo thiển ý của tôi, phải góp phần quan trọng chomột mối quan hệ tốt đẹp.""Cậu ta cũng được đấy," Samuel nói với tôi."Ồ, vậy thì, tôi rất vui vì buổi hẹn hò đầu tiên đã thành công," tôi đầuhàng.Tôi không biết liệu Samuel có chuẩn bị để tiếp tục cuộc trò chuyện củachúng tôi hôm trước không, hay chỉ là tình cờ thôi, nhưng chúng tôi đã tiếnđến một nguyên tắc khác liên quan đến trí thông minh của người Do Thái.Samuel ca ngợi Jerome vì quyết định của hắn, cho hắn một vài lờikhuyên rồi hỏi, "Cậu có biết tại sao người Do Thái luôn trả lời một câu hỏibằng một câu hỏi khác không?""Sao họ lại không nên làm thế chứ?" Jerome mỉm cười."Dĩ nhiên, ai cũng biết là thế, nhưng nghiêm túc đấy, có hẳn một triết lýdựa trên điều này. Hôm qua Eran đã kể cho tôi nghe về dự án của các cậu, vàtrên đường về khách sạn, tôi nghĩ rằng một trong những nguyên lý cơ bảncủa trí thông minh Do Thái đó là sự quan tâm dành cho việc học hành vàgiáo dục. Ai cũng có một khao khát cơ bản là được hiểu biết nhưng khôngphải xã hội nào cũng ưu tiên cho giáo dục. Chẳng thiếu gì lý do để biện hộcho việc này: họ không có tiền, và nếu có đi nữa thì có vẻ đầu tư số tiền đóvào phát triển kinh tế sẽ có nghĩa hơn nhiều so với đầu tư vào sách vở,trường lớp hay các thứ 'xa hoa' khác."Nhưng người Do Thái thì khác. Một người có thể sống mà không có vậtchất nhưng không thể sống trong sự ngu dốt.Trong suốt lịch sử, người Do Thái luôn sống ở những nơi tồi tàn. Màngay cả ngày nay cũng vậy, nếu nhìn vào những khu Do Thái chính thống –ngay ở Jerusalem hay Bnei Barak – sẽ thấy rằng hầu hết họ đều sống dướimức nghèo khổ. Một cậu bé có thể không có nổi một miếng thịt nhưngkhông thể không có sách vở. Bố mẹ cậu bé có thể chẳng kiếm được đồngnào khi làm giáo viên bán thời gian nhưng đổi lại, họ sẽ nhận được nhữngđiều quý giá hơn – sự kính trọng và danh dự. Đề cao việc học hành là mộtgiá trị rất cao đối với người Do Thái."Vì vậy, những nhà lãnh đạo Do Thái hiểu rằng tương lai của đạo DoThái dựa vào giáo dục. Giáo dục quan trọng đến nỗi một trong những thầyđạo cấp cao còn thừa nhận rằng ông ta thích học kinh Torah hơn bất cứ bổnphận nào khác, trong đó có việc chăm lo chuyện lễ tế hàng ngày. Sau đó,một triết lý của người Do Thái đã được phát triển 'Thế giới được chống đỡbởi ba điều: Torah, công việc và lòng từ thiện.' Để ý mà xem, giáo dục đứngđầu danh sách đó đấy.""Thức ăn ngon và những trận bóng đá nữa chứ," Jerome bổ sung. "Nếubạn muốn thế giới ổn định hơn nữa và được chống đỡ tốt hơn trên nền tảngnăm điều.""Điều mà có thể người Do Thái không biết hay ít nhất là họ không nghĩsẽ xảy ra đó là việc họ đã đặt nền móng cho sự phát triển của trí thông minhcủa cả cá nhân và tập thể. Người Do Thái tập trung vào việc sử dụng cái đầu,sau đó mới đến chân tay. Đó là một lý do nữa giải thích tại sao hầu hết ngườiDo Thái đều làm việc trong những ngành ít đòi hỏi vận động mà chủ yếu đòihỏi trí óc như y khoa, thương mại, luật, v.v... Đó cũng là lý do tại sao có rấtít vận động viên nổi tiếng người Do Thái. Phát triển trí óc luôn đi trước pháttriển thân thể.""Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng bộ não, tức là suy nghĩnhiều, sẽ giúp phát triển trí thông minh. Nếu bạn làm những việc mang tínhmáy móc như là hái cà chua hay những việc ít đòi hỏi suy nghĩ, sáng tạo thìrất có khả năng sẽ bị teo não.""Đúng rồi đó," tôi đồng ý. "Hồi ở khu định cư, tôi cũng đã nghĩ y nhưthế.""Cậu đã từng sống ở khu định cư hả?" Samuel hỏi có vẻ ngạc nhiên."Đúng vậy. Cả Jerome cũng thế," tôi trả lời đầy tự hào."Tôi cũng đã từng làm tình nguyện viên ở một khu định cư," Samuel trảlời thỏa mãn, "mà... đợi chút. Thế hồi ở khu định cư ấy, cậu nghĩ gì?""Ôi, chả có gì đâu. Chỉ là chúng tôi làm những công việc nhà nông kiểunhư nhặt cà chua, dưa hấu, hành và khoảng năm mươi loại rau củ quả khác.Tôi nhớ là sau hai năm làm công việc nhặt nhạnh đó, tôi chỉ muốn nhặtnhững thứ như kiểu hoa tai, bóng đèn, bóng bay... Nói tóm lại – không phảilà tôi muốn xúc phạm những người nông dân đâu, có Chúa chứng giám –nhưng rõ ràng là nhặt cà chua thực sự không đòi hỏi nhiều suy nghĩ lắm."Ngay cả việc vắt sữa bò, một công việc được coi là thú vị hơn nhiều, thìcông đoạn cần đến bộ óc nhất cũng chỉ là nhớ đặt chiếc ống hút vào vú conbò chứ không phải vào chỗ nào khác. Tất nhiên, để hoàn thành được côngviệc đó, đầu tiên bạn phải túm được vú con bò đã. Và, thêm nữa, phải nhớđưa mỗi con trở lại đúng chuồng và cài then cửa – việc này thì thỉnh thoảngtôi vẫn hay quên. Nhưng dù gì, khoảng thời gian ở khu định cư là một trongnhững giai đoạn tốt đẹp nhất trong cuộc đời tôi vì tôi chẳng cần phải nghĩngợi gì hết...""Cậu nói cũng đúng," Samuel mỉm cười. "Đôi khi, không nghĩ gì lại tốt,nếu người ta đã chọn như thế. Nhưng ta có quyền quyết định mình muốn cảngày làm công việc nhặt cà chua nhàm chán hay đầu tư thời gian cho pháttriển trí não và đấu tranh với sự đơn điệu, buồn tẻ.""Đến lúc bảy mươi thì chẳng làm được gì nữa," Jerome lẩm bẩm."Hừ. Tuổi tác chả liên quan gì hết.""Không liên quan sao?" Lông mày tôi rướn lên đầy thắc mắc."Hoàn toàn đúng." Samuel chậm rãi gật gù. "Con người có thể học tập vàphát triển bộ óc ở bất cứ lứa tuổi nào. Như đại tá Sanders, người sáng lập raKFC, một trong những chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh phát đạt nhất thế giới,đến tận tuổi sáu mươi mới thành lập hãng đấy."Jerome đưa tay lên má. "Tôi nghĩ chắc mình sẽ về hưu ở tuổi năm mươithôi.""Có một điều còn thú vị hơn," Samuel tiếp tục, "đó là người Do Thái cómột phương pháp rất hiệu quả để kích thích não bộ. Phương pháp cân nhắc.""Hỏi và đáp," tôi dõng dạc tuyên bố."Cậu có nhớ tôi đã hỏi cậu tại sao người Do Thái luôn trả lời một câu hỏibằng một câu hỏi khác không?" Samuel quay sang Jerome. "Bởi vì họ đượcdạy như thế và đó là thói quen đã truyền lại qua nhiều thế hệ.""Đạo Do Thái có một nguyên tắc là không bao giờ được coi bất cứ điềugì là chuyện đương nhiên, thậm chí cả những mệnh lệnh nghiêm khắc và cơbản nhất. Cho dù mệnh lệnh có đến từ đâu thì người Do Thái cũng luôn khaokhát được hiểu tại sao họ phải hành động như thế và logic đằng sau mỗimệnh lệnh là gì. Sinh viên trường đạo không phải cứ mù quáng chấp nhận tấtcả những điều thầy đạo nói như những lời thánh truyền mà không có gìchứng minh cho những lời đó. Họ được quyền tranh luận với người dạymình và được khuyến khích đưa ra câu hỏi nếu họ nghĩ rằng hành động củathầy đạo đi ngược lại những điều họ được học. Một giáo viên may mắn làngười được dạy những sinh viên có khả năng giúp mình hiểu biết hơn nhờnhững câu hỏi của sinh viên và việc trả lời những câu hỏi đó. Đó cũng là lýdo vì sao sách Talmud lại đóng một vai trò quan trọng đến vậy trong cuộcsống của người Do Thái. Đó là một tác phẩm không có điểm bắt đầu và cũngkhông có điểm kết thúc. Không có cái gọi là câu trả lời cuối cùng và ai cũngcó thể bắt đầu một cuộc thảo luận tại bất cứ điểm nào trong đó, thậm chí cảnhững điểm đã được tất cả mọi người 'chấp nhận.' Học tập không phải làhọc thuộc như vẹt những điều về quá khứ mà phải là lời mời gọi thảo luận vềtương lai.""Không được coi bất cứ điều gì là hiển nhiên," Jerome kết luận."Đúng vậy," Samuel khẳng định. "Bạn cần phải kiểm tra tất cả, nghiêncứu và đưa ra những câu hỏi. Chúng ta thường chấp nhận nhiều điều màkhông xem xét chiều sâu của những điều đó, và chính vì thế mà cuối cùngchúng ta sống với rất nhiều quan điểm sai lầm. Tôi sẽ cho mọi người một vídụ." Ông ngừng lại nghĩ một lúc."Cậu có biết câu chuyện Adam và Eva bị trục xuất khỏi vườn địa đàngkhi Eva xúi giục Adam cắn một miếng táo cấm không?""Có chứ," tôi trả lời."Hãy kể câu chuyện đó với một học sinh trường đạo và tôi chắc chắnmột điều là cậu học sinh đó sẽ nhảy dựng lên... ai bảo đó là trái táo chứ?""Ừ, phải rồi," Jerome mỉm cười. "Thật ra nó là 'một trái hái từ cây trithức.'""Chính xác, và các nhà hiền triết cho rằng 'trái' đó rất có thể là nho hoặcsung vì chúng ta biết rằng sau đó Adam và Eva phủ đầy mình lá sung."Samuel mỉm cười."Cũng giống như hộp đen ấy nhỉ," Jerome nói to suy nghĩ của mình."Tớ chả thấy liên quan gì hết," tôi nói."Cái hộp đó thực ra đâu phải màu đen. Nó màu da cam mà, để cho dễtìm." Jerome đã cho chúng tôi một ví dụ về một điều chúng tôi cứ tưởngmình biết trong khi thực ra không hề biết."Chung quy lại, tôi muốn giải thích cho thực tế rằng việc học hành củangười Do Thái dựa trên những câu hỏi, nghiên cứu, tranh luận và xem xétchiều sâu, chiều rộng của mọi vấn đề. Phương pháp này là một thứ tài sản cóđóng góp rất lớn vào trí tuệ và khả năng rút ra những kết luận chính xác củangười Do Thái." Ông quay qua Jerome. "Trước khi cậu bước vào một sựkiện mới, đàm phán công việc làm ăn hay đơn giản chỉ là đến thăm một chỗnào đó mới lạ, hãy đưa ra những câu hỏi. Bằng cách này, cậu có thể biến mộttình huống nan giải với hàng tỉ thứ không biết thành một điều quen thuộc vớicảm giác mình có thể kiểm soát được mọi thứ. Giữa tri thức và sự tự tin cómối quan hệ rất mật thiết."Điện thoại của Jerome bắt đầu đổ chuông. Hắn lục tung tất cả các túi đểtìm chiếc điện thoại. Hắn vừa tìm thấy thì chuông ngừng kêu. Hắn nhìnchằm chằm vào màn hình."Số máy đã bị chặn. Tuyệt thật, và trong nửa tiếng tới, mình sẽ phải bậnrộn nghĩ xem đó có thể là ai được." Hắn tắt điện thoại."Lạc quan lên nào," tôi nói."Có thể cậu không biết được đó là ai nhưng việc cố gắng suy nghĩ sẽ làmbộ óc cậu sắc sảo hơn.""Điều này làm tôi nhớ đến câu chuyện về một cậu bé và ông bố có liênquan đến việc học hành và những câu hỏi," Jerome ngắt lời. "Có ai nghechưa?""Chắc là chưa đâu... Cậu kể đi."Jerome mỉm cười và ngồi thẳng dậy. "Một cậu bé đến chỗ bố và hỏi, 'Tạisao bầu trời lại màu xanh?' Bố cậu trả lời rằng ông không biết. Sau vài phút,cậu bé hỏi, 'Đường kính của trái đất là bao nhiêu?' Ông bố gãi đầu và nói,'Đó là một câu hỏi khó, sao con không thử tra trong sách xem?' Một vàiphút sau nữa, cậu bé lại hỏi, 'Tại sao con voi lại có cái vòi dài thế?' 'Con traià, bố không biết.' Cuối cùng, cậu bé quay sang bố và nói, 'Thế bố có bựcmình vì con hỏi nhiều quá không?' 'Dĩ nhiên là không rồi,' ông bố trả lời.'Nếu con không hỏi thì làm sao con học được?"Samuel cười và tự nói với mình, "Mình phải nhớ câu chuyện này mớiđược."Jerome ngả người tựa vào ghế, bắt chéo chân và nhìn chằm chằm vàomột cặp vợ chồng già đi ngoài phố. "Ông có ví dụ nào về một câu hỏi kiểuTalmud không?"Samuel nghĩ một lúc. "Có hai tên trộm đột nhập vào một ngôi nhà quaống khói. Mặt một tên bị đen sì đầy bồ hóng còn tên kia thì mặt mũi vẫnsạch nguyên. Thế cậu nghĩ tên nào đi rửa mặt?"Samuel nhún vai. "Tôi đoán chắc tên mặt bẩn."Samuel lắc đầu. "Cậu đưa ra kết luận mà không nghĩ ngợi chút nào. Tênmặt bẩn sẽ nhìn mặt tên đồng phạm của hắn, thấy một khuôn mặt sạch sẽ vànghĩ rằng mặt hắn cũng sạch như thế. Còn tên kia sẽ nhìn tên mặt bẩn và chorằng mặt mình cũng bị bẩn. Tên thứ hai mới là người sẽ đi tìm chỗ rửa mặt.""Ừ, đúng rồi," Jerome mỉm cười. Hắn nhìn ra đường và ngồi ngẫm nghĩmột lúc. "Nhưng mà... sao hai tên cùng trượt xuống ống khói mà một tên lạichui ra với khuôn mặt sạch sẽ được chứ?"Samuel giơ ngón tay cái lên và nháy mắt với hắn. "Câu hỏi của cậuchứng tỏ cậu có khả năng học Talmud đấy."Tôi lục túi áo và tìm thấy một mảnh giấy nhỏ. Tôi mượn Jerome chiếcbút đắt tiền lúc nào hắn cũng để trong túi áo trái và viết:Để học tập mãi mãi, hãy đưa ra những câu hỏi và không bao giờ được coibất cứ điều gì là chuyện hiển nhiên."Eran chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin cho cuốn sách," Jeromegiải thích. "Tôi thì nhận vai trò dễ dàng hơn nhiều. Chỉ cần thực hiện mọithứ thôi." Hắn mỉm cười ngượng nghịu."Mà nhân tiện," Samuel tiếp tục dòng suy nghĩ, "khi cậu đưa ra nhữngcâu hỏi, cậu sẽ có khả năng nhận ra những thay đổi cần có trong thực tại,như cái băng dán trên tay cậu kia chẳng hạn. Khi đó, cậu sẽ thực sự có khảnăng thay đổi tương lai của mình."Jerome xem xét cái băng tay một lúc. "Cái băng tay của tôi thì có vấn đềgì chứ?"6SỰ SÁNG TẠO CỦA NGƯỜI DO THÁINguyên tắc về việc nâng cấp"Cậu có hay nhìn thấy người ta dán băng lên vết thương không?"Samuel hỏi Jerome. "Hàng tỉ lần rồi phải không?"Jerome gật đầu."Cậu có bao giờ quan sát thật kỹ chiếc băng dán không? Chắc là khôngrồi bởi vì chả có lý do gì để đi quan tâm tới một thứ đơn giản và rõ ràng đếnvậy. Thế giới đã dùng băng dán gần bảy mươi năm nay rồi nhưng chỉ khoảngmột thập kỷ trở lại đây mới có một người để ý thấy một điều mà chúng tacho là hiển nhiên: tất cả các loại băng dán đều cùũng một màu da kem.Trong suốt sáu mươi năm, tất cả mọi người, không cần biết màu da gì, đềusử dụng chiếc băng dán có màu tiêu chuẩn đó và chấp nhận nó như một thựctế. Phải mất sáu mươi năm, người ta mới đặt ra câu hỏi, 'Sao không làmbăng dán màu tối hơn cho những người da tối?' Và vì thế, chỉ trong một thậpkỷ trở lại đây, các công ty mới bắt đầu cải thiện quan niệm về chiếc băng dánvà sản xuất những loại băng có nhiều màu sắc hơn. Sáu mươi năm đó!"Phải mất vài trăm năm các nhà sản xuất nước sốt mới tự hỏi chínhmình, 'Sao người dùng cứ phải dốc ngược chai thủy tinh lên chỉ để lấy ra vàigiọt nước sốt tí tẹo chứ?' Và chính vì vậy, trong vài năm qua, một số nhà sảnxuất đã bắt đầu sản xuất những chai nước sốt bằng nhựa bóp được và có hìnhúp xuống. Hàng triệu người giờ đây đã có thể thưởng thức nước sốt màkhông phải trầy trụa cả tay vì dốc chai." Samuel mỉm cười."Tôi có cảm giác là ông đang muốn dẫn đến một điều gì đó," Jeromethận trọng."Tất nhiên. Tôi muốn nói rằng chẳng cần thiết phải phát minh một loạibánh xe khác làm gì. Những phát minh vĩ đại nhất của loài người đều chỉ làviệc cải tiến những cái có sẵn. Cải tiến ở đây mang ý nghĩa là dùng nhữngcái có sẵn và tìm cách làm cho chúng đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn và hiệuquả hơn."Jerome cầm ống muối lên và xem xét một hồi. "Xem nào," hắn bắt đầu."Lỗ cần rộng hơn để muối khỏi bị tắc lại.""Không tệ chút nào," Samuel mỉm cười."Cái này có liên hệ gì đến trí thông minh Do Thái không vậy?" Jeromehỏi."Có chứ, ít nhiều liên quan," Samuel khẳng định. Chúng ta đã nói đếnviệc người Do Thái phát triển một thứ bản năng sinh tồn đòi hỏòi họ phải đểý rất kỹ đến sự thay đổi không ngừng của hoàn cảnh xung quanh mình, khảnăng thích ứng với những thay đổi này và một nguyên tắc căn bản đó làkhông được coi bất cứ điều gì là hiển nhiên. Người Do Thái luôn cố gắnggiữ một bộ óc cởi mở. Sự cởi mở này cho họ một hiểu biết quan trọng –không việc gì phải phát minh ra một loại bánh xe khác. Cứ sử dụng cái đã cósẵn theo cách phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Tất nhiên, nhiều người DoThái đã có những ý tưởng tác động đến toàn nhân loại nhưng họ cũng đủkhôn ngoan để tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hóa và những conngười sống quanh họ, để đáp ứng nhu cầu của mình. Ở một khía cạnh nàođó, họ là những người bắt chước sáng tạo.""Những người bắt chước sáng tạo?" tôi nói."Một người bắt chước sáng tạo là người áp dụng có hiệu quả một thứ đãcó sẵn để phù hợp với nhu cầu của mình và cải tiến thứ đó. Một tấm đệm chỉlà một chiếc chiếu được cải tiến, một chiếc ô tô chỉ là một chiếc xe ngựa tinhvi...""Và George W. Bush chỉ là phiên bản tốt hơn của George. W. H. Bush,"Jerome ngắt lời."Chính xác thì người Do Thái đã học tập những gì từ các nền văn hóakhác?" tôi hỏi."Họ đã học cách cày cuốc và xây nhà từ người Canaanite, và họ cũngvận dụng những điều luật liên quan đến việc bán và cho thuê đất. Nói tómlại, hầu hết các luật lệ của nền văn minh đều được tiếp thu từ ngườiCanaanite.""Thế còn giai đoạn sau này thì sao?"Samuel ngẫm nghĩ một lúc. "Ngôn ngữ Do Thái – cả viết và nói – là sựcải tiến tiếng Aramaic của người Syri và ngôn ngữ của người Canaanite. Rấtnhiều từ được lấy từ tiếng Ả Rập và Ba Tư." Samuel gật đầu mỉm cười."Tiếng Ả Rập là một ngôn ngữ giàu và đẹp, và nếu cậu biết đọc tiếng Ả Rập,cậu sẽ có thể thưởng thức những bài thơ Ả Rập tuyệt vời của Jubran HalilJubran, Naguib Mahfouz và Taha Hussein."Samuel im lặng một lúc, nhìn chăm chăm xuống bàn ngẫm nghĩ. Jeromelấy chiếc áo khoác đang vắt trên thành ghế và nhẹ nhàng xỏ tay vào. Một cơngió thu ùa đến chỗ chúng tôi. Bầu trời đêm không có lấy một gợn mây. Tôinhìn lên bầu trời đầy sao sáng lấp lánh."Đêm đầy sao..." tôi lẩm bẩm. "Không biết Van Gogh có ngồi ở quánCafé Terrace này khi nghĩ đến việc sáng tạo nên kiệt tác của mình khôngnhỉ?""Đêm, đêm đầy sao..." Jerome bắt đầu ư ử bài hát cũng nổi tiếng khôngkém. "Không biết có phải Don McLean làm bồi bàn cho ông ấy không nhỉ?"hắn đùa."Đó là một ví dụ nữa. Người Do Thái tiếp nhận những điều họ thấy xungquanh mình và biến đổi chúng cho phù hợp với thế giới của họ, Don McLeanđã lấy ý tưởng từ một bức tranh tuyệt vời, kiệt tác của một họa sĩ vĩ đại vàbiến nó thành một phần trong thế giới của mình – ông đã chuyển nó thànhmột bài hát có tên 'Vincent'... Vincent Van Gogh.""Ngưỡng mộ quá," Jerome tán dương hiểu biết về âm nhạc của Samuel."À, còn một điều nữa. Ngày Sabbath.""Ngày đó thì sao?" Jerome hỏi."Một ngày của sự thanh thản... Theo một giáo sĩ người Mỹ thì ngườiBabylon mới là những người nghĩ ra ý tưởng về ngày Sabbath nhưng chínhngười Do Thái lại là những người đem đến cho nó sức sống và một linh hồn.Đây là một sự bắt chước thành công đến mức không còn dấu vết gì của phiênbản Babylon.""Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện mà bố tôi vẫn hay kể," tôinhớ lại. "Ông bảo rằng Shakespeare không thực sự viết tất cả những vở kịchđó, mà là một người khác cũng tên là Shakespeare..."Samuel mỉm cười trong khi Jerome chẳng nhúc nhích gì."Tớ cũng chẳng hiểu câu chuyện đó," tôi cố gắng an ủi Jerome, "cho đếnkhi bố tớ giải thích ý nghĩa của nó – ai nghĩ ra đầu tiên không quan trọng.Người chiến thắng là người thực hiện ý tưởng đó tốt nhất!""Chính xác," Samuel đồng ý. "Và đó chính là điều người Do Thái muốnlàm. Cho dù họ đi đến đâu và trong thời đại nào đi chăng nữa, họ vẫn luôngiữ một đầu óc cởi mở để có thể nhìn ra lợi thế của tất cả những điều họthấy. Bất cứ điều gì lôi cuốn họ, họ đều tiếp thu, bắt đầu từ những thứ đơngiản, nhỏ nhặt nhất như quần áo, đồ đạc, món ăn, đến những quan điểm vềtrí tuệ của những nền văn hóa khác.""Hầu hết con người đều không cởi mở với những ý tưởng mới," tôi đáplại. "Nếu ta lắng nghe hai người trong một cuộc đối thoại, ta sẽ để ý thấyrằng ai cũng chỉ lắng nghe chính mình. Về khoản này thì chính tôi cũng thế.""Tất cả chúng ta đều vậy," Samuel thừa nhận. "Quan điểm về cái tôi luônlà đúng nhất và sự thật của chúng ta luôn là sự thật tuyệt đối nhất. Đó chínhlà vấn đề..."Nhìn vào ngành y khoa mà xem," ông tiếp tục. "Phải mất hai mươi năm,một loại thuốc mới được đưa đến công chúng. Chỉ mất năm năm để pháttriển một loại thuốc nhưng phải mất mười lăm năm để thuyết phục các bác sĩthử loại thuốc đó.""Hãy giữ một đầu óc cởi mở," Jerome kết luận."Một cái đầu cởi mở giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức.Người ta chẳng cần phải đi đâu xa để tìm kiếm những ý tưởng mới, chỉ cầncúi xuống, nhìn bên dưới những cái có sẵn và cố gắng cải tiến, nâng cấp nóhoặc sử dụng nó theo những cách khác. Thế là đủ.""Vậy... chẳng hạn, tôi không cần phải phát minh ra một chiếc áo làmbằng len sợi thép," Jerome đùa. "Tôi có thể tiếp tục bán bộ sưu tập ban đầucủa mình nhưng điều chỉnh và thay đổi vài ba nét.""Nhân tiện, khách hàng của cậu là ai?" Samuel hỏi. "Ý tôi là thị trườngcho sản phẩm của cậu là gì?""Về cơ bản, có hai thành phần chính. Thứ nhất là mẹ tôi và hai bà bạnthân nhất của mẹ tôi. Họ là những khách hàng đầu tiên. Thành phần cònlại... ừm, thực ra thì... Tôi đoán chắc chỉ có một thành phần thôi." Jeromenhe răng cười. "Đùa thôi. Thường là các em tuổi teen, thanh niên hai mấy,học sinh trung học và những khách hàng hơi điên rồ khác.""Và cậu kiếm đủ sống nhờ nghề này hả?""Cũng tạm. Thường thì ngày nào cũng có người hỏi tôi họ có thể đượcchạm tay vào một chiếc áo như thế này ở đâu." Hắn chỉ vào chiếc áo hắnđang mặc."Vậy, nói cách khác, đó là sản phẩm tuyệt vời, nhưng số người biết đếnnó thì chưa đủ.""Cũng có thể nói như vậy," Jerome đồng ý."Vậy vấn đề nằm ở thị trường chứ không phải ở sản phẩm.""Có lẽ thế.""Nếu vậy, cậu hãy tự hỏi xem mình muốn bắt chước công ty nào, công tynào tiếp thị cho sản phẩm của họ mà cậu cho là thành công nhất. Hãy ápdụng những phương pháp của họ nhưng phải nghĩ đến cách áp dụng nhữngphương pháp đó hiệu quả hơn. Đó là cách mà Estee Lauder đã làm.""Người chuyên kinh doanh mỹ phẩm hả?""Bà đã xây dựng được cả một đế chế mỹ phẩm. Bà tin tưởng vào sảnphẩm của mình nhưng cảm thấy người ta chưa biết hết về chúng. Vậy nên,để đến được với càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt, bà đã bắt chướcmột mô hình kinh doanh đã tồn tại trong thế giới thực phẩm – mẫu dùng thửmiễn phí. Bà cho sản xuất những chai nước hoa nhỏ làm mẫu và phát miễnphí. Đó là cách bà xây dựng nên đế chế của mình. Có lần tôi đã nghe bà trảlời phỏng vấn rằng bắt chước là một chiếc chìa khóa chính đáng để dẫn đếnthành công."Jerome khoanh tay và vân vê mấy sợi râu nhỏ trên cằm."Và nếu nói đến chuyện học hành và bắt chước thì cậu nên thực hiệnđiều đó với một nguồn cảm hứng.""Một nguồn cảm hứng?""Làm việc mà không có nguồn cảm hứng thì khó lắm, đúng không?""Ông có nguồn cảm hứng hay mô hình nào để bắt chước không?" tôi hỏi."Dĩ nhiên rồi," ông gật đầu, mắt nhìn theo chiếc xe thể thao Peugeot khinó dần dần khuất khỏi tầm mắt chúng tôi."Ai cơ?" Jerome tò mò.Samuel nhìn đồng hồ và ra hiệu cho bồi bàn mang hóa đơn tính tiền."Mười giờ sáng mai ở cửa nhà ga Phillip-August. Tôi sẽ giới thiệu cậuvới người đó."7HÃY TÌM CHO MÌNH MỘT THẦY ĐẠO SIÊU ĐẲNGNguyên lý của nguồn cảm hứngMưa vẫn đều đặn rơi lên chiếc ô mà Jerome và tôi đang trú. Chúng tôiđang đứng ngay gần lối vào nhà ga Phillip-August. Samuel băng qua đườngDe Monte-Louise và sải những bước dài, mạnh mẽ tới chỗ chúng tôi."Xin chào," chúng tôi bắt tay nhau."Ông có muốn chui vào ô cùng chúng tôi không," Jerome lịch sự lùi lạimột chút.Mắt Samuel mở to vẻ ngạc nhiên. Ông nhìn lên trời và mỉm cười. "Thếnày chưa đủ để gọi là mưa." Ông đút tay vào túi áo và lắc đầu. "Người Israelcác cậu...""Ở Israel, thế này gọi là mưa rồi," tôi phản kháng."Người Pháp các ông," Jerome trả đũa. "Các ông không biết trân trọnggiá trị của nước.""Tôi là người Bỉ," Samuel chữa lại khi ra hiệu cho chúng tôi đi theo ông.Chúng tôi hướng tới đại lộ Menilmontan."Hôm nay tôi sẽ trở về Antwerp," ông bắt đầu, mặc dù tôi đã biết dựđịnh đó từ trước. Lúc ở trên tàu, ông đã nói với tôi rằng công ty chỉ cho ôngbốn ngày ở Kinh đô Ánh sáng."Ông có bọn trẻ đợi ở nhà à?" Jerome tò mò."Tất nhiên! Năm đứa.""Năm?" Jerome nhắc lại đầy sửng sốt. "Chúng bao nhiêu tuổi rồi?""Đứa lớn nhất là hai mươi hai còn đứa nhỏ nhất lên bảy. Mấy đứa kháctôi không nhớ," ông đùa."Và ông rất hay vắng nhà?" Jerome hỏi."Trung bình cứ hai lần một tháng. Tôi cố hết sức để không phải xa nhànhiều hơn mức đó nhưng đôi khi hoàn cảnh bắt buộc phải đi," ông giải thích."Có lần tôi đã đọc bài phỏng vấn của một thương nhân người Mỹ, ông ta nóirằng thành công dựa trên hai quyết định quan trọng. Đầu tiên, bạn phải quyếtđịnh cụ thể mình muốn đạt được điều gì. Thứ hai, bạn phải quyết định cái giámình phải trả để đạt được mục tiêu đó. Đôi khi cái giá tôi phải trả đó là xabọn trẻ nhưng cũng không sao. Tôi đã học được cách cân bằng thời giandành cho công việc và cho gia đình khi tôi ở nhà. Bây giờ, tôi làm việc ít hơnmột chút và kiếm được nhiều hơn một chút.""Mong ước lớn nhất của tôi đấy. Ông phải chia sẻ bí quyết với tôi đấynhé." Jerome thở dài ghen tị.Samuel vỗ vai Jerome. "Cậu có thể đến dự hàng trăm cuộc thảo luận vềquản lý thời gian, các chiến lược quản lý thời gian hiệu quả, quản lý nhân sự,chiến lược tiếp thị... nhưng kinh nghiệm mới là người thầy tốt nhất. Khôngai khôn ngoan hơn một người rút ra được bài học từ những kinh nghiệm.""Người ta có thể học được những bài học từ thành công của người kháckhông?""Tại sao lại không chứ?""Vì rất nhiều lý do. Hầu hết mọi người đều học hỏi tốt nhất từ thànhcông và thất bại của chính mình. Ngay cả những người thành đạt nhất cũngthay đổi và áp dụng những cái mới. Vấn đề là ở chỗ học hỏi từ kinh nghiệmvà lỗi lầm của chính mình là tốt nhưng có một điều: nó lấy của ta thứ mà takhông thể đánh mất – thời gian. Tôi nói đúng chứ?""Đúng vậy," tôi đồng ý."Thử tưởng tượng nếu có một cách để đẩy nhanh quá trình học hỏi. Nếuta có thể học được cái mà người khác phải mất hàng năm mới học được. Chỉcần xây dựng lại những thành công của người khác mà không cần đầu tư thờigian như trước đó họ đã phải làm.""Nghe hấp dẫn đấy.""Tất cả những gì ta cần làm là học hỏi từ những việc làm tương tự vàthực hiện đúng theo cách đó. Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là liệu ta cólàm được không mà là làm như thế nào. Chúng ta đang nói đến một chiếnlược đòi hỏi lựa chọn đúng người để học.""Đó chính là sự bắt chước mà chúng ta đã bàn đến, phải không?" tôinhận xét."Không chỉ là bắt chước, mà còn nhiều hơn thế. Mục đích lớn nhất là táitạo, sao chép. Ta phải bắt chước toàn bộ hành vi của đối tượng. Cách điđứng, nói năng, suy nghĩ, cách tổ chức bản thân và các hoạt động của mình.""Tự biến mình thành một thầy đạo," tôi nói."Chính xác. Hãy biến mình thành một thầy đạo. Hãy học hỏi từ nhữngkinh nghiệm và bắt chước tất cả những hành vi tích cực của một thầy đạo.Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi hành động bắt chước một cách vô thức.Một cậu bé có dáng đi y hệt mẹ, nói giọng Italia như bố dù nó chưa từng đếnItalia bao giờ và không biết một chữ tiếng Italia nào. Điều quan trọng là phảicó chủ ý bắt chước ngay từ đầu.""Nhân tiện, đó cũng chính là cách làm của những doanh nghiệp nhượngquyền kinh doanh. Mỗi chi nhánh của McDonald's, Pizza Hut, KFC đều lànhững bản sao. Những món ăn giống nhau, vẫn là thịt rán, bột nhào. Nếucông ty ban đầu đã thành công thì tại sao lại không làm y hệt như thế ở mộtnơi khác chứ?""'Hãy tự biến mình thành một thầy đạo' có nghĩa là hãy tìm một ngườinào đó để bắt chước. Các nhà hiền triết đã nói rằng để có được những thôngtin cần thiết, hãy thường xuyên tiếp xúc với những người thông thái. Vàothời Mishnah và Talmud, học sinh sẽ quan sát mọi cử động, hành vi, bước đicủa thầy đạo. Học sinh sẽ học được cách thầy ăn, uống, thức dậy, đi ngủ,đứng lên, ngồi xuống.""Tôi không hiểu ý ông ở chỗ 'thức dậy và đi ngủ.' Có thật là học sinhquan sát các thầy đạo khi họ ngủ không?" Jerome hỏi, giọng hơi cảnh giác."Còn hơn thế. Theo phong tục thông thường, học sinh đi theo thầy đạođến nhà tắm để học sự tinh tế, giản dị trong khi tắm, khỏa thân giữa nhữngngười khác.""Thật vậy hả?" Jerome cười toe toét. "Vậy, nếu tôi muốn trở thành mộttay Don Juan, tôi cần phải tiếp xúc với George Clooney và xin phép đượccắm trại trong phòng ngủ của anh ta trong khoảng một tuần để quan sát xemcác ngôi sao Hollywood buông thả thế nào, đúng không? Ông có nghĩ anh tasẽ đồng ý không?""Chắc được thôi, nếu cậu hứa không bỏ lại vụn bánh mỳ trên thảm phònganh ta. Ta sang đường chỗ này," ông lấy tay ra hiệu sang đường tại ngã tưgiữa đại lộ Gambata và Menilmontan."Ngày nay, trong mọi lĩnh vực đều có những con người nổi bật, nhữnghình mẫu đáng để bắt chước. Một trong số đó là Ralph Roberts, người kinhdoanh bất động sản thành công nhất ở Mỹ, một người còn được mệnh danhlà một trong những thương gia vĩ đại nhất thế giới. Ông ta kiếm được hàngtriệu đô-la chỉ nhờ vào việc cho người khác đi theo mình đến bất cứ nơi đâu,kể cả những cuộc họp bàn việc kinh doanh quan trọng. Tất nhiên, ta có thểhọc hỏi người khác mà không cần bỏ ra nhiều tiền đến vậy. Vấn đề là phảichọn được một người thích hợp để cạnh tranh và xác định được cách tốt nhấtđể học hỏi và tiếp thu nguồn cảm hứng từ người đó."Mưa dứt, vài tia nắng bắt đầu phá tan được màn mây và chiếu xuốngđường phố. Jerome gập ô và bỏ nó vào túi."Trí tuệ là tài sản vĩ đại nhất của một con người và khả năng giành đượctài sản này hoàn toàn nằm trong khả năng của ta, ở bất cứ nơi đâu và từ bấtcứ người nào. Học hỏi từ bất cứ ai có thể có ích cho ta là một điều cực kỳđáng giá."Samuel dừng lại và nhìn quanh."Jerome đâu rồi?"Tôi quay lại và nhận ra đúng là Jerome đã biến mất. Tôi ngó quanh quấtthêm một chút nữa đến khi thấy cái bờm ngựa của hắn lất phất trong gióđằng sau một chiếc xe đẩy nhỏ. Jerome có một thói quen khó chịu là khôngnói với người đi cùng khi hắn dừng lại ở đâu đó. Đây không phải là lần đầutiên chuyện này xảy ra. Hắn, có lần, đã chống chế rằng chân hắn dài nên cóthể đuổi kịp chúng tôi trong nháy mắt, vì vậy không việc gì phải lo cho hắn.Đó là chuyện của hắn, hắn bảo – không phải chuyện của chúng tôi.Chúng tôi quay lại chỗ hắn."Tớ đang ở Paris mà vẫn chưa thử chút Grand Marnier(16) nào." Hắn rútví ra. "Ông thích loại gì, Samuel. Tôi đãi."Samuel xoa xoa bộ râu và mặc dù lời mời rất hấp dẫn, ông từ chối.Tôi lấy một chiếc Nutella sôcôla phủ chuối, loại có thể khiến bạn cảmthấy tội lỗi cả tuần liền.Chúng tôi tiếp tục đi dọc đại lộ Gambata và rẽ phải vào đường Rondo."Chúng ta đã nói đủ về việc bắt chước, nâng cấp và học hỏi người khácchưa?" Jerome hỏi sau khi liếm tay."Đã," Samuel trả lời. "Nhưng tôi nêu lên vấn đề 'biến mình thành mộtthầy đạo' bởi vì nó có những điểm bổ sung và quan trọng hơn."Ông tiếp tục đi mà không nói thêm lời nào rồi quay sang Jerome. "Cậucó ngưỡng mộ ai bao giờ không? Không phải đánh giá cao mà là thực sựngưỡng mộ ấy!""Hai người," Jerome trả lời ngay. "Dr. J, ngôi sao bóng rổ của độiPhiladenphia Seventy-Sixers, và Freddie Mercury, ca sĩ chính của nhómQueen.""Thế cậu thể hiện lòng ngưỡng mộ của mình ra sao?""Tôi dán những bức ảnh của họ lên tường. Tôi mua những cuốn sách nóivề họ và đọc những cuốn tự truyện của họ. Và tất nhiên, tôi có tất cả cácalbum của Queen.""Cậu đã xem Dr. J thi đấu bao giờ chưa?""Ba lần.""Và điều gì xảy ra sau mỗi trận đấu.""Tôi đi về nhà và làm vài quả một mình để xốc lại tinh thần.""Cậu đã xem Freddie Mercury biểu diễn chưa?""Một lần, ở Wembley.""Có vui không?""Trời, quá vui luôn." Cơn sóng hồi tưởng cuốn lấy Jerome. "Tôi như đitrên mây cả tuần liền.""Tại sao?""Tại sao à? Bởi vì tôi yêu giọng hát của Freddie và ông ấy là một ca sĩtuyệt vời. Chưa kể đến những bài hát tuyệt tác.""Tại sao cậu yêu những bài hát của ông ta?""Ông hỏi cái kiểu gì vậy?" Jerome nhìn chằm chằm Samuel một lúc."Chúng hay. Chúng khiến tôi cảm động.""Và buổi biểu diễn có tác động như thế nào đến cậu?"Jerome nghĩ một lát. "Ông biết đấy... chỉ là tôi thấy tâm trạng mình rấttốt. Tôi thấy thỏa mãn.""Cậu có nhớ nó có ảnh hưởng đến một việc gì đó cụ thể mà cậu làmtrong tuần đó không?"Jerome nghĩ ngợi một lúc. Một nụ cười từ từ hiện lên trên khuôn mặthắn. "Đúng rồi, tôi có một bài kiểm tra định kỳ ở trường. Bài thi môn tiếngAnh. Hôm đó là ngày cuối cùng của tuần. Tôi làm bài khá tốt. Và tôi cũngnhớ lại... Tôi đã lấy hết can đảm để mời cô nàng tóc vàng cùng lớp đi chơi.Tên cô ấy là Allison Greenberg. Ông có biết tại sao tôi nhớ hết nhữngchuyện này không? Mà thôi, quên chuyện đó đi. Ngại lắm.""Ồ, thôi nào. Lúc này cậu không được dừng lại đâu đấy," Samuel năn nỉ."Ừ thì, ở một mức độ nào đó, tôi muốn mình là Freddie Mercury đến nỗitôi cảm thấy, kiểu như là, mình thực sự là ông ấy vậy. Tôi tưởng tượng rằngtất cả các cô nàng đều say đắm tôi như say đắm ông ấy vậy. Ông cứ cười đi,nhưng thực sự cảm giác đó đã rất có ích với tôi. Tôi bỗng nhiên tràn đầy sựtự tin và cuối cùng, Allison đã đi chơi với tôi.""Thế chuyện gì xảy ra với cô ấy?" tôi tò mò."Chẳng có gì cả." Hắn hơi cúi đầu và cười ngượng nghịu. "Tớ cố hát bài'We are the champions' (Chúng ta là những nhà vô địch) và tớ nhận ra rằngkhông phải thế."Samuel ra hiệu đi về phía bên kia đường, hướng về chỗ có vẻ là một khuvườn với một bức tường lớn bao quanh."Chúng ta sẽ đi về phía đó," ông nói."Nhưng, ông biết không, ông nói đúng đấy. Nó giống như là một kiểucảm hứng vậy," Jerome nói to suy nghĩ của mình."Dĩ nhiên rồi. Cậu được truyền một nguồn cảm hứng. Những bài hát củaông ấy và bản thân ông ấy đã có ảnh hưởng tích cực đến cậu. Chúng cho cậumột lượng cảm xúc nhất định. Đó chính xác là điều tôi muốn nói."Samuel là người đầu tiên bước qua cánh cổng khu vườn. Chúng tôi lầnlượt đi theo ông."Theo tôi thì câu châm ngôn 'hãy tự biến mình thành một thầy đạo'không chỉ có nghĩa là bắt chước một người nào đó. Ta phải tìm ra một ngườicó thể truyền cho ta nguồn cảm hứng, cũng như cách mà Freddie Mercury đãtác động đến cậu vậy. Cảm hứng sinh ra sự tự tin. Nó đánh thức niềm tinvà sức mạnh trong ta mà ta không hề nhận ra là mình có. Nó giúp taphát huy tốt nhất khả năng của mình. Có thể nói cảm hứng chính là nútkhởi động, nguồn năng lượng cho ta khi mọi chuyện không suôn sẻ. Chínhcảm hứng đó cũng là thứ giúp tăng tốc những khả năng của ta. Cũng giốngnhư khi cậu muốn đập vài cú và trở thành Dr. J vậy. Tôi chắc chắn là tối hômđó cậu ném được vào rổ nhiều hơn bình thường.""Đúng vậy.""Tôi chơi piano rất kém," Samuel thành thực. "Sau khi được xem mộtbuổi biểu diễn tuyệt vời, tôi về nhà và ngồi vào đàn, tràn đầy cảm hứng, lướttrên phím, những ngón tay bay bổng tự do, những nốt nhạc cứ thế bay lên từđôi bàn tay.""Một nguồn cảm hứng có thể là một nhà văn, một vị giáo sư, một vậnđộng viên. Quan trọng, đó phải là một người đáng để học."Trong khi lắng nghe họ, tôi chợt nhận ra một điều lạ."Samuel?" tôi thì thầm."Gì thế," ông trả lời và đặt nhẹ tay lên vai tôi."Chúng ta đã ở giữa nghĩa trang."Jerome đứng khựng lại, kinh ngạc. Những tấm bia mộ rải rác khắp nơi,chẳng theo một trật tự nào cả."Ồ! Xung quanh đây toàn mồ mả. Thế mà tớ cứ nghĩ mình đang đi quamột công viên cơ đấy.""Đây là nghĩa trang Pere La Chez, nơi yên nghỉ của tất cả những ngườinổi tiếng nhất ở Paris. Tôi đưa các cậu đến đây là có lý do." Ông rẽ phải vàomột lối đi nhỏ, hẹp và cởi cúc áo khoác. Chúng tôi tiếp tục bước đi trong imlặng, và sau một đường vòng, Samuel bước lên khoảng giữa hai tấm bia màuxám và ra hiệu cho chúng tôi đi theo ông. Lối đi đầy sỏi và cỏ dại. Samueldừng lại trước một tấm bia và đan chéo hai cánh tay.Chúng tôi đứng xung quanh ông và nhìn vào tấm bia đã có những vết cắtvà sứt mẻ vì thời gian. Bên dưới ngôi sao dấu hiệu của người Do Thái khắccái tên Jean-Paul Bernard."Đây là nơi yên nghỉ của hình mẫu của tôi, người chỉ đường cho tôi. Đâylà nguồn cảm hứng của tôi.""Ông ấy là thầy đạo của ông à?" Jerome hỏi."Không." Samuel nở một nụ cười nồng hậu. "Anh ấy là hàng xóm củatôi, hơn tôi ba tuổi. Hồi chiến tranh, chúng tôi ở Le-Marais và Jean-Paulchăm sóc tất cả những đứa trẻ hàng xóm xung quanh. Anh ấy cho chúng tôitham gia những chiến dịch chống lại kẻ thù Đức quốc xã, anh ấy gọi như thếđấy. Có lần, có một chiếc Mercedes đậu ở đường Rosier. Nó là của một tênĐức quốc xã mà người ta bảo rằng có quan hệ với một phụ nữ địa phương.Mặc dù có lệnh giới nghiêm nhưng khi hắn ở trong nhà với cô ta, chúng tôiđã đột nhập vào xe hắn và đổ cát vào bình xăng. Chiếc xe chạy được khoảngba trăm mét thì động cơ chết. Có lần chúng tôi còn làm một tên không thểkiểm soát được xe và đâm vào cột đèn giao thông nữa," khuôn mặt Samuelsáng lên."Jean-Paul là một nguồn cảm hứng. Anh ấy rất thông minh, vui tính. Anhấy là thiên thần của chúng tôi. Cứ như thể anh ấy đến từ một thế giới khácvậy. Trong thời kỳ hoảng loạn như vậy mà anh ấy không hề tuyệt vọng, chánnản hay đánh mất sự hài hước của mình. Lúc nào anh ấy cũng vui vẻ và luôncó mặt khi chúng tôi cần. Cả cuộc đời mình, tôi đã muốn trở thành mộtngười như anh ấy. Tôi nhớ tên mọi quyển sách ở trong phòng anh ấy. Cónhững khi tôi còn bắt chước cách anh ấy nói chuyện, nhưng khi lớn lên rồi,tôi nhận ra rằng tôi không cần phải giống anh ấy, và Samuel Goldman cũngkhông hề tệ chút nào." Ông mỉm cười."Tuy vậy, có những khi tôi cũng 'thôi làm' Samuel và trở thành Jean-Paul. Chẳng hạn, khi thương lượng một vụ làm ăn nào đó, tôi đã học đượccách dùng những câu chuyện cười, câu đùa của anh ấy để tạo ra không khícó lợi cho mình hơn. Trong những lúc khó khăn, tôi nhớ lại niềm lạc quan vàsự mạnh mẽ của anh ấy, nó cho tôi động cơ và lòng quyết tâm, giúp tôi thoátkhỏi sự chán nản. Khi tôi muốn phát triển một thị trường mới cho nhữngviên đá quý, tôi ngồi xuống và nghĩ đến những điều Jean-Paul có thể làm, vàký ức về anh ấy cho tôi nguồn năng lượng sáng tạo để tiếp tục. Đúng nhưJerome nói, khi ta có một hình mẫu đáng để học theo, ta không chỉ muốn họctừ hình mẫu đó mà còn muốn có thêm tự tin để hành động. Sự tự tin bắtnguồn từ thực tế rằng điều ta sắp làm đã được một người khác thực hiệnthành công. Khả năng học từ một người khác có ảnh hưởng rất lớn."Ít nhất, đó là thứ tôi đã nhận được từ tình yêu và tinh thần của conngười này." Samuel bỗng nhiên im bặt và cúi xuống ngôi mộ. "Một người đãra đi khi mới mười bảy tuổi."Chúng tôi nhìn Samuel đang nhẹ nhàng và chậm rãi lau lớp bụi trên tấmbia. Chỉ đến lúc đó tôi mới để ý đến năm tháng được khắc trên phiến đá, bêncạnh tên người mất, khoảng cách giữa ngày sinh và ngày mất rất ngắn."Ông ấy bị sao vậy?" Jerome hỏi.Samuel đứng thẳng người dậy và đập tay vài lần cho hết bụi. "Chết vìmột căn bệnh kinh hoàng có tên là chủ nghĩa Đức quốc xã. Anh ấy đã bị mộttên lính Đức sát hại."Tôi chợt để ý đến một hình khắc ở cuối tấm bia. Trông nó giống như mộtđôi mắt với một cái miệng cười toe toét bên dưới. Dưới khuôn mặt là mộtdòng chữ bằng tiếng Pháp khắc khá sơ sài."Cái gì thế?" tôi chỉ vào chỗ đó.COLONEL JEAN-PAUL BERNARD DORT MAINTENANTLES CLEFS DU KIOSK SONT CHEZ MOIZE"Đại tá Jean-Paul Bernard đang yên nghỉ. Chìa khóa đến quán ăn nhanhở chỗ Moize," ông dịch ra.Samuel đi ra đằng sau tấm bia và quỳ xuống để có thể chạm vào hình vẽdễ hơn."Đây là điều mà anh ấy muốn chúng tôi viết lên bia mộ của mình nếuchẳng may có chuyện gì xảy ra với anh ấy. Người ta đã từ chối làm điều đónhưng chúng tôi vẫn lo được, như cậu thấy đấy.""Moize là ai?" Jerome hỏi."Anh trai tôi.""Thế quán ăn nhanh thì có liên quan gì?""Quán đó thuộc về lão Bartian Bruel ở đường San Antoine. Chúng tôivẫn hay thó cho mình một chiếc kẹo mút khi lão không để ý. Đó là trò đùacủa Jean-Paul. Còn ai ngoài anh ấy dám đòi hỏi một tấm bia mộ thế này chứ?Anh ấy còn trẻ, nhưng là một nguồn cảm hứng tuyệt vời. Tôi thật may mắnđược biết anh ấy.""Tôi thích những trò đùa rùng rợn. Không gì bằng." Jerome nhận xét."Nhân tiện, các cậu biết đấy, đây không phải là người Do Thái duy nhấtcó thể cho ta nguồn cảm hứng," Samuel nói khi chỉ ra lối mà chúng tôi đã đivào."Trong đạo Do Thái, đến thăm mộ của những nhà hiền triết là một điềurất bình thường, với niềm hy vọng rằng sự vĩ đại của họ sẽ truyền sang tamột chút," ông giải thích. "Mỗi người đều có những tài năng đặc biệt riêng.""Có ai đặc biệt nhạy bén trong kinh doanh không?" Jerome hỏi mỉa mai."Xin lỗi nhé, Jerome," Samuel trả lời bằng giọng cũng mỉa mai khôngkém, "nhưng cậu sẽ phải rời khỏi Jerusalem và đi lên phía Bắc. Nhưng mà,lạc quan lên, trên đường đi cậu có thể viếng thăm ba ngôi mộ nữa. Như thếcậu có thể gia tăng được cơ hội của mình trong lần kiểm tra tiếp theo!" Ôngmỉm cười với chúng tôi khi cả ba cùng ra khỏi khu nghĩa trang."Các cậu có biết câu chuyện về người Do Thái và một người ngoại đạotrên tàu không?""Ông cứ kể đi," Jerome nói."Khá nhiều người biết câu chuyện này. Tóm lại là như thế này. Có mộtngười Do Thái và một kẻ ngoại đạo cùng đi trên một chuyến tàu. Khi kẻngoại đạo bỗng nhiên hỏi người Do Thái, 'Sao mà người Do Thái các anhthông minh thế? Bí quyết là gì vậy?' Người Do Thái trả lời ngay, 'Đó là vìchúng tôi ăn đầu cá.'"'Thật vậy hả?' Kẻ ngoại đạo kinh ngạc thốt lên. 'Thế tôi có thể tìm đầucá ở đâu được?''Ồ, thật tình cờ là bữa trưa nay tôi lại mang cá đi.' Người Do Thái lấymột con cá từ trong túi ra và đặt nó lên bàn."'Ông có muốn bán cho tôi nguyên cái đầu thôi không?" kẻ ngoại đạohỏi.'Dĩ nhiên rồi, chỉ cần đưa tôi hai mươi rúp thôi.'"Kẻ ngoại đạo trả tiền và bắt đầu ăn cái đầu cá. Vài phút sau, khi kẻngoại đạo đã xơi xong cái đầu cá và đang liếm ngón tay, anh ta quay quangười Do Thái và nói, 'Thế quái nào mà tôi phải trả những hai mươi rúp chocái đầu trong khi cả con cá mới có mười lăm rúp?'""Người Do Thái mỉm cười và trả lời, 'Đấy, anh thấy chưa, đầu cá bắt đầucó tác dụng rồi đấy.''Ba chúng tôi cùng phá lên cười."Tôi rất thích câu chuyện này bởi vì trong đó có một bài học. Kẻ ngoạiđạo không phải bỗng nhiên thông minh nhờ ăn một cái đầu cá. Anh ta 'trởnên thông minh' bởi vì anh ta tin vào thực tế rằng một cái đầu cá có thểthực sự có ích cho anh ta!" Samuel vẫy tay trong không khí. "Nếu bạn tinrằng một điều gì đó sẽ giúp ích cho mình thì thực tế sẽ là như vậy. Nếu bạntin rằng bạn sẽ không thành công hoặc bạn không có cơ hội đạt được mộtmục tiêu nào đó, bạn sẽ không thể đạt được. Vậy nên cứ cười chuyện viếngthăm mộ các nhà hiền triết đi, nhưng nếu ai đó thực sự tin rằng điều đó sẽgiúp họ thông minh hơn thì họ sẽ nhận được sự giúp đỡ mà họ mong muốn.""Nghe giống như là được các giáo sĩ ban phước vậy," tôi nói."Chính xác! Đó chính là thứ cảm hứng mà tôi đang muốn nói tới. Nósinh ra sự tự tin. Người ta đã kiểm nghiệm và chứng minh được rằng trí nhớlàm việc hiệu quả nhất khi ta tin tưởng vào nó và trí tuệ được tăng cường khita có trong mình sự tự tin!""Nhân tiện, Eran này," Jerome quay sang tôi, "chúng ta vẫn chưa nói đếnnguồn cảm hứng của cậu. Cậu có ai không?"Ngạc nhiên trước câu hỏi của hắn, tôi nhìn lên trời và ngẫm nghĩ. Hai, bacái tên hiện lên trong đầu tôi."Khi còn học trung học, có hai ca sĩ tớ rất ngưỡng mộ, còn người thứ bathì không phải là một ca sĩ." Tôi chần chừ một lúc. "Tớ không tôn thờ họ mùquáng đâu, tất nhiên rồi. Có thể gọi là ngưỡng mộ. Mỗi người đều là mộtnguồn cảm hứng với tớ... bằng những cách rất riêng.""Tiếp đi," Jerome hối thúc."Hai ca sĩ là," tôi lại chần chừ thêm một lúc nữa, "Barry Manilow vàJulio Iglesias." Tôi đợi xem phản ứng của hai người thế nào nhưng đáp lạichỉ có sự im lặng. Jerome thì đang cố cắt nghĩa biểu hiện trên khuôn mặt tôi."Cậu có nghiêm túc không đấy?" hắn hỏi, có vẻ cảnh giác trước câu trảlời của tôi.Tôi có cảm giác mình sẽ sống quãng đời còn lại trong hối hận về cuộc tròchuyện này."Cậu thật sự không sùng bái những ca sĩ Las Vegas, đúng không?" Hắnbóp méo bản chất những lời tôi nói.Kể từ khi còn nhỏ, tôi đã yêu những bài hát của họ nhưng không bao giờdám nói điều đó với bạn bè. Trẻ con thường hay thay đổi và rất độc ác. Vịthế của bạn tại trường học có thể được quyết định bằng loại âm nhạc mà bạnnghe. Nếu hồi đó mà tôi để lộ ra rằng mình mê những ca sĩ hát những bảntình ca nhẹ nhàng thì chắc tôi chẳng bao giờ được ngồi ăn trưa chung với hộiAri Bental và đánh mất cả cái đặc quyền được ngắm Adina Gelman, cô béxinh nhất trường. Đây là lần đầu tiên tôi dám thổ lộ bí mật đen tối đó."Họ là những ca sĩ vĩ đại, và những bài hát của họ khiến tớ cảm thấy tốthơn," tôi cần phải tự bảo vệ mình. "Tớ cũng là một fan ruột của FreddieMercury nữa.""Chỉ có những bà già, độc thân sống với vài ba chú mèo mới đi ngưỡngmộ Barry Manilow và Julio Iglesias." Hắn đặt tay lên vai tôi. "Không phảinhững người đàn ông đích thực!""Đợi một lát. Cậu còn chưa biết người còn lại mà tớ ngưỡng mộ khi họctrung học trong khi tất cả mọi người khác tôn sùng những vận động viên vàngôi sao nhạc rock." Tôi quyết định tiết lộ mọi chuyện. Jerome bỏ vai tôi ravà đưa một tay lên trước miệng, chuẩn bị nghe chuyện tôi sắp tiết lộ."Abba Eban – nhà trí thức, nhà ngoại giao nổi tiếng của Israel," tôi nói.Jerome không nói gì. Hắn chỉ nhìn tôi với vẻ rất sốc. Tôi tự hỏi khôngbiết có phải mình vừa mất đi một người bạn hay không."Eban là một nhà trí thức vĩ đại," Samuel ngắt lời, rõ ràng rất hài lòngvới sự lựa chọn nguồn cảm hứng của tôi."Tôi đã đọc cuốn tự truyện và các cuốn sách khác của ông. Thực ra, lầnnào ngồi xuống để học trước một bài thi, tôi cũng đọc một chương trongcuốn Ngoại giao mới (The New Diplomacy) của ông. Nó cho tôi động lực đểhọc. Nghe có vẻ hơi lạ nhưng sau khi đọc chương đó, tôi thấy môn nào cũngdễ học hơn. Có thể khi đó, tôi thấy mình giống Abba Eban một chút." Tôicười gượng."Hồi học trung học cậu có bạn bè nào không đấy?" Jerome hỏi giễu."Bạn bè tớ đâu có biết về 'sự xấu xa' đặc biệt này.""Tớ chắc cậu là một trong số những người thích xem những chương trìnhtinh tế của Anh... kiểu chương trình có những quý bà thích làm bộ, bẽn lẽnvà những quý ông đầu tóc bóng mượt," hắn nói, giọng đầy khinh miệt."Ờ đấy," tôi đáp, miệng vẫn cười toe toét."Tớ có cảm giác bị ngất vì sốc quá đây," mặt Jerome chuyển trắng nhợt."Ồ, thế thì cậu đến đúng chỗ rồi đấy," tôi chỉ về phía khu nghĩa trang màchúng tôi vừa đến lúc trước."Ai cũng có nguồn cảm hứng của riêng mình," Samuel tóm lại.Hình như vừa chợt nhớ ra điều gì đó."Trong thế giới kinh doanh, thật ra có một người tôi rất ngưỡng mộ. Lúcnãy tôi quên mất không nói," Jerome thổ lộ. Hắn cởi chiếc áo khoác màuđen, để lộ ra chiếc áo phông kiểu Jerome có in hình chính xác là của RichardBranson, con người màu mè phía sau những công ty Virgin: Hãng thu âmVirgin, Hàng không Virgin, Virgin Atlantic và nhiều công ty khác nữa."Ông ấy thực sự là một người phi thường," Samuel đồng ý, chứng tỏ ôngcũng nhận ra người được in hình trên chiếc áo."Ông ấy thật đáng kinh ngạc," Jerome nói, đầy hào hứng. "Khi tôi cốgắng tập trung vào công việc kinh doanh, đây chính là chiếc áo mà tôi mặc.Nó truyền cảm hứng cho tôi. Giống như kiểu mặc bộ đồ của Siêu nhân vậy.Mọi thứ Branson động vào đều trở thành vàng bởi vì một điều đơn giản, ôngấy thật tuyệt vời.""Ông ấy là một chuyên gia PR đại tài," tôi nói khi nhớ lại một vài thànhcông rực rỡ của ông. Branson nổi tiếng hơn hẳn những đồng nghiệp củamình nhờ nỗ lực đi vòng quanh thế giới bằng một chiếc khinh khí cầu vàthực tế là ông đã từng làm tiếp viên trong chính hãng hàng không của mình.""Đó chính là điều tôi thích ở ông ấy. Nếu ta nghĩ đến quan hệ côngchúng theo cách mà Branson làm thì chắc chắn ta sẽ thành công, đúngkhông?" Jerome quay sang Samuel."Chắc chắc rồi," ông mỉm cười trả lời."Thế còn ông thì sao, Samuel?" tôi hỏi. "Ông còn nguồn cảm hứng nàokhác không?""Có chứ. Trong cuộc đời mình, tôi đã 'biến mình thành rất nhiều thầyđạo,' những nguồn cảm hứng của tôi. Những nhà văn như Marcel Proust vàShai Agnon. Trong kinh doanh thì đó là gia tộc Rothschilds. Người Do Tháinói chung, chứ không riêng gì tôi, đều lấy nguồn cảm hứng từ năng lực củangười thầy dạy dỗ mình. Người Do Thái luôn được dạy phải gìn giữ ký ức vềcha ông mình để có thể áp dụng sự khôn ngoan, sáng suốt của tổ tiên và tiếpthu nguồn cảm hứng theo cách của những thầy đạo," ông nói to. "ThầyKenyevsky có một trí nhớ thiên tài và không có người Do Thái nào có trínhớ tuyệt vời hơn ông ấy," ông theo dõi nét mặt của chúng tôi rất kỹ. "NgườiDo Thái đã phát triển những phương pháp ghi nhớ, tập hợp có thể áp dụngđối với các cá nhân. Một học sinh có thể sử dụng những phương pháp này đểghi nhớ khối lượng kiến thức khổng lồ."Jerome mỉm cười. "Vậy hãy chia sẻẽ với chúng tôi những phương phápđó đi," hắn yêu cầu.Samuel, từ nãy đến giờ vẫn sải những bước nhanh và dài, bỗng nhiêndừng lại, lôi từ trong túi áo khoác ra một chiếc phong bì màu trắng và đưa nócho Jerome. Trên bì thư viết chữ 'Lisa.'"Lisa nắm giữ bí quyết ghi nhớ của người Do Thái sao?" Jerome cười."Cũng đại loại thế," Samuel cười to. "Lisa là cháu gái tôi. Suýt nữa thìtôi quên mất việc định nhờ cậu." Ông nhìn Jerome. "Cậu chuyển cái này đếntay Lisa khi về Israel hộ tôi nhé. Đó là món quà từ bác Samuel. Lisa đanghọc tại trường Đại học Hebrew ở Jerusalem, vậy nên tôi nghĩ cũng không cógì quá vất vả cho cậu.""Không vấn đề gì. Tôi rất hân hạnh được làm việc đó." Jerome bỏ chiếcphong bì vào túi áo khoác và nhìn khắp xung quanh, đầy cảnh giác. "Tôithấy mình giống James Bond quá đi mất. Hôm qua khi chúng tôi đi dạo dọcbờ sông thì Eran rút ra chiếc phong bì đựng vé xem bóng đá. Hôm nay, ônglại đưa tôi một chiếc phong bì rất dày... gần một nghĩa trang. Nếu có mộtđặc vụ ở gần đâu đây, có thể họ đã bắt chúng ta rồi." Hắn cười và liếc mắtnhanh nhìn xung quanh một lần nữa.Samuel lịch sự ra hiệu cho chúng tôi đi tiếp."Nhân tiện, cậu có thể hỏi Lisa về bí quyết ghi nhớ của người Do Thái.Có lần con bé đã viết một bài nghiên cứu về chủ đề đó.""Thực ra cháu ông có sống ở Jerusalem không?" Jerome hỏi."Ngay gần, ở Efrat.""Efrat à... thế là người nhập cư rồi," Jerome nói, có vẻ thất vọng ra mặt.Samuel đặt tay lên vai Jerome. "Nhưng nó là người tốt," ông mỉm cười.Chúng tôi đi cùng Samuel thêm một đoạn nữa. Gần đến Gare du Nord,chúng tôi chia tay và hứa sẽ giữ liên lạc."Cậu có nghĩ cậu sẽ giữ liên lạc với Samuel không?" Jerome hỏi tôi.Nhiều năm sau đó, vào một buổi tối thứ ba, tôi đã nhắc Jerome nhớ lạicâu hỏi này của hắn. Tôi nhớ ngày hôm đó bởi vì đó là ngày mà một điềuđáng kinh ngạc đã xảy ra với Jerome, một điều mà không ai có thể ngờ tới.8LUÔN LUÔN GHI NHỚ VÀ KHÔNG BAO GIỜ LÃNG QUÊNĐộng cơ của người Do TháiHai tuần sau khi trở về từ Paris, Jerome và tôi cùng nhau đến khuônviên trường Đại học Hebrew. Jerome cần phải đăng ký học kỳ tiếp theo còntôi thì muốn dành vài giờ để nghiên cứu trong thư viện của trường.Chúng tôi đỗ xe gần ký túc xá Resnick. Jerome lấy một chiếc túi thể thaomàu đen ra khỏi thùng xe, khoác lên vai và bắt đầu tiến đến phía nhà hànhchính."Có gì trong túi thế?" tôi hỏi khi để ý thấy chiếc túi có vẻ khá nặng."Lát nữa cậu sẽ thấy," hắn thở hổn hển khi chúng tôi leo lên những bậccầu thang của khu nhà nhân sự chính trong khuôn viên của trường.Nhìn xung quanh, tôi nhớ lại những năm tháng tươi đẹp của thời sinhviên. Đi qua những lớp học xưa kia tôi đã từng ngồi và trải qua những kỳ thitự nhiên khiến tôi bâng khuâng. Không hiểu tại sao khuôn viên trường Đạihọc Hebrew luôn gợi cho tôi nhớ đến khu Một thế giới nhỏ bé (It's a smallworld after all) ở Disneyland. Từ khuôn viên trường, bạn có thể thấy ngọnnúi Olives gần đó, Đông Jerusalem, ngôi làng Isawivah và các điểm căngthẳng về chính trị khác. Khuôn viên tràn ngập những con người trẻ tuổi đangtận hưởng thời thanh xuân của cuộc đời, lòng đầy niềm lạc quan về mộttương lai tươi sáng đang chờ đợi phía trước sau khi họ nhận được tấm bằngđại học.Cách bố trí khuôn viên cho người đi dạo cảm giác mình đang ở nướcngoài bởi vì mục đích của người thiết kế là làm cho nó trông như một sânbay. Có những hành lang dài, tối với những ngã rẽ ra những lối đi thậm chícòn dài và tối hơn dẫn tới những khu lớp học. Chỉ còn thiếu mỗi hệ thống loathông báo, "Chuyến bay số 415 đi Madrid. Đang làm thủ tục tại Khu G, NhàNhân sự."Chúng tôi đến 'Lễ đường,' trung tâm của khuôn viên. Jerome đặt chiếctúi xuống nền đá hoa và lấy ra một chiếc túi nhựa khá rộng trông như kiểu bộđồ của búp bê Barbie. Hắn lấy một chiếc áo nhỏ khoảng bằng bàn tay in mộttrong những hình thiết kế nổi tiếng của hắn – hoàng tử Charles gội đầu chonữ hoàng Elizabeth. Mặt sau in tên và địa chỉ cửa hàng của Jerome."Đây là mẫu áo nguyên gốc ban đầu của tớ," hắn giải thích. "Theo gợi ýcủa Samuel, tớ đang thực hiện sao chép những chiến lược tiếp thị thành côngđây. Tớ nghĩ là một cái nhỏ làm mẫu miễn phí sẽ là một ý tưởng tuyệt vời.""Tuyệt," tôi cầm chiếc áo nhỏ tí xíu trong tay. "Áo mẫu. Ý tưởng mớiđộc đáo làm sao," tôi nhe răng cười.Jerome lôi ra thêm mấy chiếc áo tí xíu như vậy nữa và bắt đầu phân phátcho những người đi qua. Những sinh viên ngạc nhiên cầm chiếc áo mô hình,mỉm cười và tiếp tục bước đi. Sau một vài phút, tôi để ý thấy một điều rấtthú vị. Khác hẳn với số phận của những tờ rơi thường bị vo viên rồi ném vàothùng rác, không ai dám vứt chiếc áo của Jerome đi. Thay vào đó, họ nhẹnhàng gấp chiếc áo tí xíu lại, như kiểu ta vẫn gập quần áo ở nhà, và cho vàotúi.Tôi hỗ trợ Jerome trong công cuộc tiếp thị của hắn. Trong vòng nửatiếng, chúng tôi để ý một điều thú vị khác nữa – sinh viên từ chỗ khác bắtđầu đến chỗ chúng tôi để nhận những chiếc áo be bé, xinh xinh. Có vàingười còn quay lại xin thêm cái nữa!Khi phân phát xong hết đống áo trong túi Jerome, tôi nhìn đồng hồ. Mấtmột tiếng. Jerome cũng nhìn đồng hồ."Tớ có khoảng năm phút," hắn nói và bắt đầu thu dọn đồ."Làm gì?" tôi hỏi."Trước khi gặp Lisa," hắn giải thích, nói ra tên cô gái bằng giọng Mỹnặng một cách cố ý, "cô cháu gái dễ thương của Samuel.""Cậu có mang chiếc phong bì đi?""Có chứ. Còn lý do nào khác để tớ gặp cô ấy đâu. Tớ chỉ đang thực hiệnlời hứa thôi.""Cậu có bao giờ nghĩ đến khả năng cô ấy là một người rất hay chưa?""Cô ta là người nhập cư. Cô ta có dễ thương hay không chả quan trọngvới tớ." Hắn kéo phéc-mơ-tuya của chiếc túi.Chúng tôi hướng đến thư viện ở ngay bên phải Lễ đường. Ở tiền sảnh thưviện, tôi chuẩn bị chia tay Jerome. Hắn đặt chiếc túi xuống nền nhà và nhìnnhững sinh viên đang ngó quanh tìm bạn bè mình."Những cô nàng nhập cư trông thế nào nhỉ?" hắn hỏi, giọng nửa đùa, nửanghiêm túc."Giống hệt những anh chàng thôi, chỉ có điều dễ coi hơn," tôi trả lờicũng bằng kiểu của hắn."Nếu tớ nhớ không nhầm thì họ hay mặc váy bò dài, đi những đôi xăngđankiểu mẫu mực với tất trắng và đội mũ nữa," hắn nói."Tất cả bọn họ, không trừ một ai.""Không, thực ra... Làm thế nào tớ nhận ra cô nàng được đây?" Hắn nóithành lời nỗi lo của mình."Cậu không nói trước là mình mặc gì à?" tôi vừa hỏi xong thì nghe thấymột giọng nói dịu dàng, e thẹn cất lên."Anh là Jerome phải không?" một cô gái trẻ tiến đến phía chúng tôi."Lisa hả?" Jerome trả lời, rõ ràng cực kỳ sửng sốt.Cả hai chúng tôi cùng ngạc nhiên trước điều mà chúng tôi thấy.Lisa không mặc váy bò dài, đi tất trắng hay xsỏ chân vào đôi xăng-đanmẫu mực, thậm chí cũng chẳng đội mũ nốt. Nụ cười của cô làm lộ ra hàmrăng trắng bóng và hai lúm đồng tiền rất sâu. Khi cười, trông cô còn xinhhơn. Mái tóc đỏ được buộc túm đuôi ngựa sau gáy. Cô đeo cặp kính gọng đỏrất hiện đại, mặc một chiếc áo màu nâu sáng và quần đen."Trông cô không giống người nhập cư," Jerome buột miệng nói, vẫn cáikiểu thẳng thừng của hắn. Đôi mắt xanh của hắn dán vào đôi mắt đẹp và ấmáp của cô gái. Hắn sững sờ trước cô. Nhưng với Jerome thì điều đó cũngchẳng có gì lạ. Nếu tôi giới thiệu với hắn một trăm lẻ một cô thì Jerome chắccũng phải lòng ít nhất đến một trăm cô. Tôi nhớ có lần cùng hắn xem một bộphim tài liệu về Magaret Thatcher trên TV, và lần đó, Jerome đã cố thuyếtphục tôi tin rằng vị cựu thủ tướng của nước Anh thực ra là một phụ nữ rấtquyến rũ.Nghe qua cuộc trò chuyện ngắn của họ trong tiền sảnh, tôi biết được rằngLisa là sinh viên năm thứ hai khoa giáo dục và nghiên cứu về Do Thái. Côđang ở trong ký túc xá Idelson, chung phòng với hai người nữa và làm việcbán thời gian chăm sóc một phụ nữ tàn tật ở French Hill, khu dân cư ngaycạnh trường đại học.Lisa thì biết được rằng Jerome đang sống trong một căn hộ ở khuNachlaot, rằng tháng tới hắn sẽ theo học một chương trình đại học về quảntrị kinh doanh và hắn có công việc kinh doanh quần áo khá phát đạt. Hắncũng nói thêm với cô rằng hắn đang dự định khai trương một chuỗi cửa hàngthời trang dành cho cộng đồng tôn giáo trong vùng bị chiếm đóng. Tôi dámđảm bảo 100% rằng hắn chỉ mới nảy ra ý tưởng đó mười giây trước khi chiasẻ nó với Lisa."Ôi, tôi xin lỗi. Phép lịch sự thông thường của tôi đâu mất rồi nhỉ? Đâylà bạn tốt của tôi, Eran." Jerome hướng về phía tôi. "Cậu ấy có gia đình rồi,"hắn nói, cố tình nhấn mạnh sự khác nhau cơ bản giữa hắn và tôi. Hắn khôngmuốn Lisa mắc sai lầm khi nghĩ đến một cái đuôi tiềm năng.Lisa mỉm cười lịch sự. Tôi muốn nói một câu gì đó thật hài hước nhưngtất cả những gì thoát ra khỏi miệng tôi chỉ là một câu yếu ớt và cực kỳ kémấn tượng, "Rất vui được gặp cô."Jerome nhớ ra mục đích của cuộc gặp và rút chiếc phong bì ra, đưa choLisa."Bác Samuel của cô gửi đấy," hắn mỉm cười.Lisa cẩn thận mở chiếc phong bì, liếc nhìn vào bên trong và rút ra mộttấm thiệp nhỏ. Cô đọc tấm thiệp, nở một nụ cười nồng hậu và cho nó vào lạibên trong chiếc phong bì."Suýt nữa thì tôi quên đưa cho cô. Trí nhớ của tôi không được tốt lắm,"hắn tỏ vẻ có lỗi."Tôi nghe nói cô đã từng làm nghiên cứu về trí nhớ của người Do Tháihay đại loại thế," tôi gợi chuyện."Đúng vậy," cô gật đầu xác nhận."Thật tốt là cô đã không phỏng vấn tôi cho bài nghiên cứu của mình. Tôilà một người Do Thái có trí nhớ tệ hại," Jerome nói."Đừng nói chắc chắn thế," cô nói và mỉm cười."Vậy người Do Thái có thủ thuật bí mật nào đó không? Có nhữngphương pháp cải thiện trí nhớ đặc biệt nào không?""Có thể nói thế," cô trả lời ngắn gọn và nhìn xuống sàn. Sự im lặng bỗngtrùm lên chúng tôi."Các anh đã ăn trưa chưa?""Chưa," cả hai chúng tôi cùng trả lời với một sự thoải mái không thèmche dấu."Chúng ta đến căng tin nhé, ăn vài thứ và tôi sẽ tiết lộ 'bí mật' cho cácanh." Cô nhấn mạnh từ 'bí mật,' mở to mắt và cười thoải mái."Bác Samuel của cô đã nói cho chúng tôi biết việc học quan trọng thếnào với người Do Thái," tôi nói khi lướt con dao qua miếng lườn gà rán."Liệu đó có phải là một phần trong chuyện trí nhớ không, rằng họ có độnglực để ghi nhớ những điều họ được học?""Đúng vậy," Lisa trả lời. "Động lực là một yêu cầu cơ bản trong việc đạtđược mục tiêu, trong đó có mục tiêu hướng tới một trí nhớ tốt. Chúng ta luônnhớ những thứ mình thực sự muốn nhớ, phải không nào?" cô tiếp tục màkhông chờ một câu trả lời. "Tôi chưa thấy người nào, nếu có ai đó nợ họ100.000 đô-la, mà lại không nhớ nhấc điện thoại lên hàng ngày để đòi nợ!"cô cười."Hay có người nào quên đi phỏng vấn xin việc," tôi bổ sung."Đúng thế," Jerome đồng ý. "Tôi không nghĩ mình đã từng quên đi nộpphạt vì đỗ xe sai bao giờ."Ngạc nhiên, cả tôi và Lisa cũng quay sang nhìn Jerome chằm chằm. Mộtcông dân mẫu mực không phải là phẩm chất thường có ở Jerome."Lúc đầu, tôi chẳng bao giờ có ý định nộp phạt cả," hắn giải thích."Vậy động lực của người Do Thái trong phát triển trí nhớ là để giữ gìntruyền thống, phải không?" tôi phỏng đoán."Chính xác. Nhưng đó không phải là động lực duy nhất. Người Do Tháilà dân tộc duy nhất trên thế giới được ban cho một điều răn mà họ có tráchnhiệm phải ghi nhớ. 'Hãy nhớ điều Amelek làm cho ngươi.' 'Hãy nhớ ngàySabbath và giữ sự thanh cao của nó'..."Từ 'nhớ' xuất hiện không dưới 172 lần trong kinh Torah," cô mỉm cười."Nói về động lực, các anh có nghĩ đối với một người theo đạo thì còn nguồnđộng lực nào vĩ đại hơn một mệnh lệnh trực tiếp từ Chúa không? Đó chính làmột trong những lý do khiến người Do Thái phát triển một trí nhớ tuyệt vờiđến vậy. Nhà sử học nổi tiếng Josephus Flavius đã tổng kết những động cơphát triển trí nhớ của người Do Thái rất hay như thế này: Chúng ta (ngườiDo Thái) có trách nhiệm dạy Kinh thánh cho con cháu mình để chúng có thểbiết được những nguyên tắc và những câu chuyện về tổ tiên, để chúng điđúng con đường mà tổ tiên ta và ta đã đi... và để chúng không thể nói rằngmình không biết.""A ha! Đó mới chính là vấn đề đấy!" Jerome thốt lên."Cái gì cơ?" Lisa hơi ngạc nhiên."Những bà mẹ Do Thái, ở đâu cũng thế, đều lo sợ rằng một ngày nào đónhững đứa con mình, đã hoàn toàn trưởng thành, sẽ về nhà và phàn nàn, 'Saohồi xưa mẹ không nói với con rằng có những 613 lời răn dạy?! Hôm qua convừa ăn một chiếc bánh kẹp thịt muối hai tầng. Khéo con phải phạm đến 38điều răn khác nhau mất rồi."Lisa cười và nhìn Jerome vẻ tò mò. Jerome để ý thấy ánh mắt đó nênquay đi chỗ khác ngay. Hắn hơi đỏ mặt và cắn môi. Lisa quay sang tôi, và tôihiểu được khoảnh khắc lúng túng giữa hai người nên chia sẻ với cô một nụcười thấu hiểu, thông cảm. Sợ hai người bọn họ chết vì ngại mất nên tôi ngồithẳng lại, làm mặt nghiêm túc và nói, "Josephus là người Do Thái phảikhông?" Tôi thừa biết ông ấy là người Do Thái nhưng lúc đó, tôi chẳng nghĩra được điều gì khác."Đúng vậy. Tên Do Thái của ông ấy là Yosef Ben-Mathias. Các anh cóbiết gốc của từ 'tục lệ' trong tiếng Do Thái không?""Cô muốn nói là từ masoret với các gốc m s r hả?" tôi trả lời."Từ này thực ra bắt nguồn một từ tiếng Arcadi musru có nghĩa là nắmchắc một thứ gì đó và thả ra. Nói cách khác, truyền đạt quá khứ đến các thếhệ tương lai, đó là nền tảng cơ bản để có tự do.""Hay thật," tôi ngạc nhiên."Thế các anh có biết gốc của từ 'Ivri' không?""Có chứ. Ivri – ah, v, r. Có nghĩa là quá khứ, nhưng cũng có nghĩa là'truyền lại'," lần này thì là Jerome trả lời."Một dân tộc Do Thái với 'một quá khứ' cần phải tiếp tục được 'truyềnlại'. Tương lai của người Do Thái có nền tảng là quá khứ, một quá khứmà người Do Thái có nghĩa vụ truyền lại và tiếp tục. Tương lai cần đếnquá khứ. Hai điều này luôn song hành trong suốt toàn bộ lịch sử của ngườiDo Thái.""Lịch sử của người Do Thái chứa đựng đầy nỗi đau. Vậy chẳng phải sẽtốt hơn nếu ta quên đi quá khứ và bước tiếp sao?" Jerome hỏi."Một câu hỏi rất hay," Lisa nói và lấy ra một bản sao cuốn Kinh thánh ra,bắt đầu lật qua các trang sách. "Đợi tôi một chút, tôi sẽ tìm câu trả lời chocâu hỏi anh vừa đặt ra. Cô tìm thấy trang sách và nói. "Ở đây chúng ta cómột nghịch lý! Bạn phải xóa những ký ức về nỗi đau khỏi đầu mình nhưngđừng quên chúng. Chúng ta có thể rút ra được gì từ điều nghịch lý này đây?Đó là chúng ta có hai trách nhiệm trái ngược nhau. Ta không được phépquên đi quá khứ cay đắng, đau thương nhưng ta phải xóa đi những vết sẹocủa quá khứ đó để sống cuộc sống của mình mà không phải mang trên mìnhgánh nặng của sự trả thù vô ích. Nhớ và quên để có thể sống một cuộc sốngcân bằng và lành mạnh."Jerome vẫn ngẫm nghĩ về câu trả lời của Lisa. "Nhưng tôi vẫn khônghiểu tại sao cần phải ghi nhớ mọi thứ.""Để sống còn," cô trả lời mà không chớp mắt. "Nếu một lần ta đã bịbỏng thì lần sau ta sẽ biết cẩn thận hơn để mà tránh. Chuyên gia thần kinhhọc Oliver Sachs cho rằng trí nhớ chính là nhân tố giúp một cơ thể sống tựthích nghi và sống còn trong môi trường thay đổi không ngừng. Cuộc sốngdựa trên trí nhớ.""Cô biết không, đó chính là điều mà bác Samuel của cô đã nói với chúngtôi. Ông ấy cho rằng giữa bản năng sinh tồn và trí tuệ tồn tại một sợi dây liênhệ mật thiết.""Ồ... chúng tôi là người cùng một gia đình mà!" Cô mỉm cười tỏ vẻ tựhào. "Ghi nhớ quá khứ là một điều thiết yếu để duy trì sự tồn tại của chúngta – với tư cách là những cá nhân và một dân tộc. Tôi thì nghĩ rằng có mộtđiều rất đáng kinh ngạc – đó là tất cả những truyền thống của chúng ta đềuđược truyền miệng. Anh có nghĩ thế không?" Nhận xét cuối cùng của côhướng đến tôi."Ừm... tất nhiên rồi," tôi lắp bắp."Không, thật đấy!" Chắc cô ấy nghĩ mình chưa nói đủ rõ ràng. "Ngay cảkhi chữ viết trở nên thông dụng, các nhà hiền triết vẫn thích truyền đạt lạicác thông tin, lịch sử và những câu chuyện bằng lời nói chứ không muốnngồi viết lại lịch sử Do Thái.""Thật sao?" tôi ngạc nhiên. "Cô có chắc không?""Tôi muốn nói đến tất cả những sự kiện trong lịch sử Do Thái. Có hàng tỉthông tin viết về thời Trung đại, chẳng hạn như những ý tưởng Do Thái,những nhà tư tưởng Do Thái, quan điểm, nhận xét và cách hiểu của họ vềKinh thánh, triết học, các vấn đề liên quan đến luật pháp, những điều thầnbí... Có hàng triệu thông tin về tầm quan trọng của lịch sử Do Thái và lý giảivề lịch sử Do Thái nhưng thực chất chẳng có gì nói về những sự kiện vànhân vật lịch sử. Người Do Thái ở thời Trung đại không hứng thú với việcghi lại lịch sử của mình như những dân tộc khác, như người Ả Rập chẳnghạn. Thậm chí có người còn coi việc viết sử là điều 'lãng phí thời gian' nữa.""Nhưng tại sao?" Jerome hỏi."Bởi vì đối với người Do Thái, nội dung hệ tư tưởng quan trọng hơnnhiều. Hầu hết những cuốn biên niên và văn bản chép sử Do Thái viết ra đềunhận được sự thờ ơ và rơi vào quên lãng. Nếu anh sống ở năm 1500 và muốnxác nhận những di sản lịch sử của người Do Thái, anh chỉ có đúng năm cuốnsách để lựa chọn: Sefer Yosifin, Seder Olam Rabah, Seder Olam Zuta, IgeretRav Sharira Gaon và Sefer Kaballah shel Eben-Daud. Thư viện lịch sử từ cácthế hệ trước để lại chỉ có vậy thôi!""Lạ thật đấy," tôi nhận xét."Lạ đối với những người sống ở thế kỷ XXI, những người nghĩ rằngchẳng có gì thay thế được bút, giấy hay một chiếc máy tính." Cô mỉm cườinồng hậu và tiếp tục. "Với lại, người Do Thái cho rằng ghi mọi thứ ra giấychẳng giúp ích gì cho việc ghi nhớ cả. Thật ra, họ cho rằng ghi ra giấy chỉlàm cho người ta không cần phải nhớ nữa. Thay vì lưu trữ thông tin trongđầu thì ta lại lưu trữ thông tin trên một tờ giấy. Máy tính của anh đã bao giờbị hỏng làm mất hết mọi dữ liệu chưa?""Có chứ, vài lần rồi," Jerome trả lời ngán ngẩm."Vậy sẽ thế nào nếu ta ghi tất cả lịch sử và truyền thống Do Thái ranhững cuốn sách và rồi một ngày chúng bị những kẻ thù ghét Do Thái đốtrụi, mà điều này thì đã xảy ra không chỉ một lần? Khi đó, những truyềnthống Do Thái sẽ ra sao? Nỗi lo sợ phải phụ thuộc vào những thứ vật chất,như sách chẳng hạn, là rất lớn đối với một dân tộc sống lang thang và luôn bịsăn đuổi." Lisa bắt đầu trở nên kích động. "Đó là lý do vì sao họ biết rằngnếu muốn bảo vệ truyền thống của mình, họ phải dựa vào một thứ mà khôngsức mạnh nào hủy hoại được – trí nhớ của mỗi người dân Do Thái trong tậphợp trí nhớ của toàn dân tộc. Vì vậy, trong khi các dân tộc khác ghi lạinhững câu chuyện, lịch sử của mình thì chúng ta, những người Do Thái, lạitin tưởng vào trí nhớ. Điều đó giải thích tại sao họ phát triển những phươngpháp ghi nhớ hay chính xác hơn là những 'kênh' để gìn giữ trí nhớ của toàndân tộcDo Thái."Lisa dựa vào ghế, cho một miếng thịt gà vào miệng."Tôi thì nghĩ rằng không ghi lại lịch sử là một khiếm khuyết của họ,"Jerome nói. "Dù họ có nỗ lực đến đâu thì có những điều vẫn bị thất lạc.""Có thể anh nói đúng và rất nhiều người cũng đã chỉ trích gay gắt sự thờơ của các thế hệ trước đối với việc ghi lại lịch sử dân tộc. Nhưng thực sựkhông phải vậy. Nhà sử học Chaim Yerushalmin thậm chí còn cho rằng sốlượng ít ỏi những văn bản ghi lại lịch sử không phải là dấu hiệu của mộtkhiếm khuyết hay một vết đen trong lịch sử mà nó phản ánh sự độc lập nổibật mà ngày nay chúng ta không còn có nữa.""Nói cách khác, ngày nay chúng ta sợ phụ thuộc vào trí nhớ của mình,"tôi tóm lại."Chính xác." Cô gật đầu xác nhận. "Chúng ta không tin tưởng hay phụthuộc vào trí nhớ của mình. Chúng ta có những công nghệ, như ta đã nóiđến, giấy tờ, máy tính, máy cầm tay, nhiều nhiều nữa. Chúng ta không cầnphải sử dụng trí nhớ của mình nữa, chính thế mà nhiều vấn đề đã nảy sinh.Não bộ có phần giống như một loại cơ, muốn khỏe mạnh cần phải sử dụngthường xuyên. Người Do Thái biết rằng mình có thể trông cậy vào trí nhớ.""Nhưng để đề phòng, họ đã phát triển các phương pháp hỗ trợ trí nhớđó," Jerome mỉa mai."Điều đó cũng không đi ngược lại điều tôi muốn nói. Những phươngpháp đó được phát triển đặc biệt để gìn giữ và cải thiện trí nhớ. Nó cũnggiống như việc một vận động viên thả lỏng trước khi ra sân thi đấu hay đimột đôi giày thích hợp vậy thôi. Anh ta không làm vậy bởi vì anh ta cho rằngmình hơi xuống cấp mà bởi vì anh ta muốn cải thiện khả năng của mình thôi,đúng không?"Jerome sững sờ. Nếu có cái gì đó có thể tác động đến nhận thức củaJerome thì đó chính là những ví dụ về thế giới thể thao. Hắn cười nhe răngđến tận mang tai. "Đó là điều thú vị nhất mà tôi từng được nghe từ miệngmột cô gái theo đạo. Cô có thích thể thao không.""Có," cô trả lời e thẹn. "Có thời gian tôi đã từng làm huấn luyện viên thểlực."Jerome nhìn cô đầy ngưỡng mộ. Lisa giơ ngón trỏ lên và chỉ vào hắn."Nói cách khác, nếu anh muốn nhớ một thứ gì đó, anh phải có niềm tin vàotrí nhớ của mình và dựa vào trí nhớ đó," cô nở một nụ cười nồng hậu."Tôi đã bắt đầu tin vào Chúa rồi đây." Hắn tiếp tục nhìn chằm chằm vàocô gái, đầy xúc động."Họ sử dụng những phương pháp gì?" tôi hỏi vì mục đích chuyên môncủa riêng mình."Ồ, có nhiều lắm," cô vui vẻ quay trở về chủ đề thảo luận của chúng tôi."Nhưng nếu nói về trí nhớ tập hợp của dân tộc Do Thái, có hai kênh chính:nghi lễ và cầu nguyện."Họ nhớ thời gian tổ chức lễ Quá hải và lễ Lều trại bằng cách quan sátchu kỳ nông nghiệp tự nhiên hàng năm của mùa xuân và mùa gặt hái. Mụcđích của những ngày lễ này là để nhắc người Do Thái nhớ đến sự kiện họđược giải phóng khỏi chế độ nô lệ tại Ai Cập và bốn mươi năm lang thangkhắp sa mạc sau đó, cũng như ngày lễ Shavout trở thành một ngày để nhắcngười Do Thái nhớ đến việc tiếp nhận Torah trên núi Sinai. Những sự kiệnnày được duy trì trong bữa ăn ngày lễ Quá hải hay lễ quả đầu mùa. Anh cónhớ gì về bữa ăn ngày lễ Quá hải không?" cô hỏi Jerome.Jerome nhận ra rằng chúng tôi sẽ không nói chuyện về kỳ Olympic vừaqua nhưng vẫn muốn tạo ấn tượng tốt. Hắn ngước lên nhìn trần nhà và ngẫmnghĩ."Ừm, tôi nhớ mấy bài hát, bốn câu hỏi, câu chuyện về bốn người contrai... Tôi nhớ về Thầy Eliezer và những người ngồi tựa ở Bnei Brak khác,đại loại thế... Tất nhiên, có một cái bàn và những món ăn tuyệt hảo. Đó làphần quan trọng nhất của buổi lễ, nhân tố cơ bản trong mọi ngày lễ củangười Do Thái.""Nhân tố cơ bản?"Rõ là thế. Ngày lễ nào của người Do Thái chả như nhau; bọn chúng cốgiết chúng ta. Chúng ta chiến thắng. Nào ăn thôi...""Tuyệt nhỉ!" Lisa ngạc nhiên. "Thế anh có nhớ món ăn đặc biệt nàokhông?""Ồ... Có bánh không men, cỏ đắng, ngò tây, trứng... khoai tây, cágefilte, bánh hạnh nhân, nước nho cho bọn trẻ và rượu cho người lớn, thịt gà,nước sốt táo, trái cây..."Lisa xua tay và mỉm cười. "Tôi không hỏi là mẹ anh hay chuẩn bị móngì. Ý tôi là những món ăn mà sách Haggadah nói đến kia.""Thực ra, chúng tôi thường tổ chức ở nhà bà ngoại.""Mà thôi, thấy chưa, anh nhớ được bao nhiêu thứ mà thậm chí còn chẳngđể ý! Anh cũng đã nhắc đến những điểm quan trọng và cơ bản nhất rồi. Anhnhớ được những điều này bởi vì mỗi năm anh đều tham gia vào nghi lễ đó.Anh đóng một vai trong 'vở kịch.' Bố anh hoặc ông anh, những người chủlễ, là diễn viên chính và bất cứ ai đọc một phần của bản Haggadah đều đóngmột vai phụ. Ai cũng thuộc lòng lời bài hát. Người ít tuổi nhất trong nghi lễluôn biết mình phải chuẩn bị hát 'bốn câu hỏi' và rồi đi tìm miếng bánh.Đúng không?""Thực ra mẹ tôi mới là người chủ lễ.""Thật hả?" Lisa ngạc nhiên.Jerome gật đầu. "Giọng mẹ tôi trầm hơn giọng ông tôi."Lisa nhìn Jerome đầy hoài nghi. "Anh đùa đúng không?""Ông tôi chuẩn bị cá gefilte, rửa bát và thứ ba nào ông cũng đi chơi bàibridge ở câu lạc bộ phụ nữ địa phương... Xin lỗi nhé," hắn cười khúc khích."Cô nói đúng. Tôi nói đùa đấy.""Điều quan trọng," Lisa lại đỏ mặt, "là anh đóng một vai trò tích cựctrong nghi lễ, một nghi lễ với mục đích nhắc người ta nhớ đến câu chuyện vềcuộc di cư khỏi Ai Cập. Có thể người Do Thái không thể tự mình nhớ tất cảsự kiện này. Khả năng ghi nhớ của một nhóm người sẽ tốt hơn nhiều. Tôiđoán chắc là anh chưa đọc những cuốn sách lịch sử nói về cuộc di cư khỏi AiCập nhưng anh biết khá rõ câu chuyện này bởi vì năm nào anh cũng thamgia vào việc tái hiện nghi lễ đó. Sự tham gia chính là một yếu tố góp phầntạo nên trí nhớ. Con người nhớ tốt hơn khi họ là một phần trong đó, nhất làkhi có liên quan đến cảm xúc."Đúng là tôi nhớ những điều liên quan đến bữa ăn ngày lễ đó nhưng có aibảo là tôi nhớ câu chuyện lịch sử đó đâu?""Bởi vì tất cả những thứ anh nhắc đến đều là những hình ảnh biểu trưng,chủ đề hay những từ ngữ chủ đạo nhắc anh nhớ đến một phần của câuchuyện lịch sử! Chẳng hạn, cỏ đắng là biểu tượng cho điều gì?""Được rồi, câu này dễ thôi, đó là cuộc sống cay đắng ở Ai Cập.""Còn bánh không men thì sao?""Câu chuyện về 'lương thực trời cho,' bánh mỳ và hành trình lang thangtrên sa mạc.""Món charoset(17) biểu tượng cho vữa xây nên những kim tự tháp," tôibổ sung."Chính xác. Nói tóm lại, anh nhớ mọi thứ bởi vì nghi lễ gắn liền với nó,"cô lặp lại ý chính của mình."Có lần, tôi gặp một người mù," tôi nhớ lại, "ông ấy có một trí nhớ phithường. Ông ấy thuộc lòng số điện thoại, những cuộc hẹn của mình từ hàngtháng trước hoặc sẽ có trong hàng tháng sau đó, mà không hề cần sổ ghichép hay sắp xếp các cuộc hẹn gì cả. Khi tôi hỏi ông ấy làm thế nào mà ôngnhớ được, ông ấy có vẻ hơi ngạc nhiên và câu trả lời của ông ấy đến giờ vẫnvăng vẳng trong tâm trí tôi. 'Tôi đâu còn lựa chọn nào khác chứ?' Đó là lầnđầu tiên tôi biết rằng người mù thì đâu còn lựa chọn nào khác. Họ, hơn bấtcứ người nào khác, có động lực để trông cậy vào trí nhớ của mình. Họ khôngthể xé một mảnh giấy và ghi ra danh sách những thứ cần phải mua. Họ cũngkhông thể viết số điện thoại ra được. Họ phải ghi nhớ tất cả những thứ nàytrong đầu mình.""Một ví dụ rất hay," Lisa khẳng định. "Người Do Thái cũng như mộtngười mù cố gắng sống sót trong thế giới vậy. Họ cũng không có lựa chọnnào khác ngoài việc phải dựa vào chính mình để hoàn thành nhiệm vụ cao cảnhất – đảm bảo sự tồn tại của dân tộc Do Thái.""Cô có thể mở rộng quan điểm này đến cấp độ cá nhân được không?"Jerome nói to suy nghĩ của mình. "Cô biết đấy... những phương pháp để nhớbài học, như tài liệu để thi cử chẳng hạn.""Nếu anh muốn nói đến kiểu phương pháp để tiết kiệm thời gian, tránhnhững cơn đau đầu và sự căng thẳng không cần thiết trong các kỳ thi thì tôikhuyên anh nên đến thăm một trường đạo," cô nói."Trường đạo sao?" Jerome nheo nheo mắt, có vẻ không tin."Phải. Sao lại không chứ? Có vấn đề gì sao?""Jerome bị chứng sợ những người Do Thái sùng đạo thái quá," tôi giảithích ngay. "Hội chứng này rất phổ biến ở những người Do Thái ngoại đạosống ở Jerusalem với những người Do Thái chính thống. Những người bị hộichứng này luôn cảm thấy rằng người sùng đạo thái quá luôn cố làm cho họsùng đạo hơn." Tôi nhìn sang Jerome. "Cậu có biết tớ đến trường đạo baonhiêu lần vì công việc mà chẳng ai đến bảo tớ phải sùng đạo thế này thế nọkhông?""Nhưng cũng có lần họ làm thế mà, đúng không?""Ừ, tất nhiên là có. Nhưng thế thì sao chứ? Ở New York có người cònthuyết phục tớ theo đạo Phật, và ở Nasville thì họ bảo tớ nên thành một conchiên của Chúa. Cậu sợ cái gì chứ?""Tôi xin lỗi," Lisa xen vào cuộc trao đổi nho nhỏ của chúng tôi. "Ý địnhcủa tôi hoàn toàn mang tính học thuật. Ở trường đạo anh có thể tự mình thấyviệc thực hiện những phương pháp hiệu quả để cải thiện trí nhớ và học tậpnhững thói quen. Chỉ thế thôi." Rõ ràng là Lisa hơi phật ý vì phản ứng cóphần dữ dội của Jerome. "Chính tôi cũng sử dụng một vài trong số nhữngphương pháp đó cho việc học tập ở trường đại học.""Tôi không có ý nói rằng trường đạo có vấn đề gì. Tôi xin lỗi." Jeromecố làm cô dễ chịu hơn. Hắn với chiếc túi thể thao màu đen và lục một hồiđến khi lấy ra một trong những chiếc áo mẫu tí xíu của mình. "Một món quànhỏ cho cô."Lisa vui vẻ cầm chiếc áo và nhìn chăm chú vào nó. "Hay quá. Anh còncái nào khác không.""Tôi nghĩ là không. Nhưng tôi hứa sẽ làm cho cô một cái nữa."Theo thói quen, tôi rút một chiếc khăn ăn từ chiếc hộp để trên bàn ra, trảinó cẩn thận trước mặt mình."Nhớ lại một chút nào," tôi nói. "Trông cậy và tin tưởng vào trí nhớ.Hãy lấy động cơ là những điều bạn muốn ghi nhớ," tôi viết ra."Anh làm gì vậy?" Lisa xoay chiếc khăn ăn để đọc dòng chữ."Tôi chỉ ghi lại những ý chính cô đã nói thôi.""Trông cậy và tin tưởng vào trí nhớ," cô đọc to và bật cười."Có gì buồn cười sao?" tôi hỏi, hơi ngạc nhiên."Vì anh đã viết ra."Tôi mỉm cười ngượng ngùng. Cô ấy nói đúng. Tôi bỗng nhớ là mình đãtừng nghe tại một cuộc hội thảo rằng nếu bạn thực sự muốn thực hiện mộtđiều gì đó mới mẻ vừa học được, hãy bắt đầu ngay. Tôi nhặt tờ khăn giấy lênvà xé nó thành những mảnh nhỏ, bỏ cả đống giấy vào chiếc gạt tàn trên bàn."Tôi sẽ không ghi ra khăn giấy nữa," tôi tuyên bố. "Tôi sẽ nhớ hết."Kể từ ngày hôm đó, tôi đã chuyển những lời đó thành một cách sống mớicho riêng mình. Kể từ ngày hôm đó, tôi luôn cố gắng nhớ từng chi tiết nhỏmột của mọi thông tin. Một điều chắc chắn là rất nhiều trong số nhữngphương pháp mà tôi đã học được trong những tháng tiếp theo đó đã giúp íchcho tôi rất nhiều."Ôi, tôi xin lỗi," cô nói và liếc nhìn đồng hồ, "Tôi phải đi đây. Năm phútnữa vào giờ học rồi." Cô mỉm cười, nhìn về phía cửa ra và bắt đầu thu dọnđồ của mình.Không khí bỗng trở nên im lặng. Rõ ràng chẳng ai trong chúng tôi muốnkết thúc buổi gặp gỡ ngắn ngủi này, cuộc gặp xuất phát từ yêu cầu nho nhỏcủa Samuel nhờ chúng tôi chuyển cho Lisa một chiếc phong bì bí ẩn.Một điều cũng khá rõ ràng, ít nhất là với tôi, rằng giữa Jerome và Lisa cómột cái gì đó, nhưng không người nào trong hai kẻ e thẹn này dám làm gìvới điều đó. Tôi đá chân Jerome dưới gầm bàn và mắt tôi bảo hắn nên nói gìđó. Jerome, cảm nhận được hoàn cảnh, đang cố nghĩ ra một điều gì đó thíchhợp để nói vào lúc này."Lisa này," hắn mở đầu trong lúc vẫn đang cố nghĩ xem nên nói gì. Côgái nhướn mắt và nhìn hắn dịu dàng. "Cô có biết từ đây mà đi về khu buônbán thì đi xe bus nào không?""Một bước đi rất ngọt ngào, Jerome ạ," tôi nghĩ. "Thực sự rất hài hước.""Có mấy chuyến đấy," cô trả lời. "Xe 19, xe 22... mà thực ra tôi nghĩhầu hết các tuyến đều đi về đó đấy."Cô quay đầu về một bên, vẻ lúng túng, khi nói thêm, "nếu anh muốn..."cô quàng chiếc túi qua vai, mặt ửng đỏ, "tôi rất vui lòng được mời anh ăntrưa vào một dịp khác..." cô nhìn Jerome bẽn lẽn."Tôi rất hân hạnh," thằng cún con trả lời, không thèm che giấu niềm vui."Thực ra ngay bây giờ chúng ta ăn thêm một bữa trưa nữa cũng được," hắnnói thêm, tràn đầy hào hứng.Cô gái cười và vẫy tay chào tạm biệt chúng tôi."Tớ không hiểu làm sao mà cậu vẫn độc thân được, cậu lãng mạn quá đimất," tôi trêu hắn. Hắn trả lời tôi bằng một cú đá trả dưới gầm bàn.Hai tuần sau, học kỳ đầu tiên của Jerome bắt đầu.9NHỮNG GHI CHÉP KỲ DIỆU CỦA THẦY DAHARICác phương pháp sử dụng hình vẽ để viết có hiệuquảJerome đặt túi xuống nền nhà và ngồi phịch xuống ghế."Ngày đầu tiên đi học thế nào?" tôi hỏi."Kinh khủng," hắn trả lời cụt ngủn."Câu học những lớp nào?" Itamar cố moi thêm thông tin."Hình như là marketing và tài chính thì phải. Hai lớp." Hắn lại trả lờingắn ngủn, mắt hắn đang lang thang ở chỗ nào không ai biết."'Hình như' nghĩa là sao?""Ờ thì, hoặc là thế hoặc là bài giới thiệu về một môn nào đó. Tớ phảixem lại lịch học," hắn giải thích."Tớ không hiểu," Itamar vặn vẹo, thể hiện nỗi bực tức đại diện cho toànbộ những giảng viên đại học. "Cậu đi học mà không biết mình học cái gìsao?""Thế cậu muốn gì ở tớ nào? Đó chỉ là buổi học đầu tiên thôi mà." Hắnvẫy tay chào Fabio. "Các cậu không biết là buổi học đầu tiên hoàn toànmang tính định hướng sao? Tuần đầu tiên, chẳng ai học gì hết," hắn giảithích."Định hướng hả?""Ừ, định hướng." Jerome ném cho Itamar một cái nhìn thiếu kiên nhẫn."Trong lớp có bao nhiêu nữ sinh viên, trước và sau giờ học họ uống cà phê ởđâu, họ ăn trưa ở đâu, tình hình tiệc tùng tháng này ra sao... Tuần đầu tiênchỉ có vậy thôi.""Mình sắp mất một khoản bộn vì vụ cá cược này đây," Itamar thở dài,mặt mũi bí xị."Thư giãn đi nào." Jerome vỗ vai cậu ta. "Chỉ mới là tuần đầu tiên thôimà.""Ừ, nếu thế," tôi bắt đầu. "Cậu không phiền nếu bọn tớ đưa cậu đi mộtnơi để học một chút chứ?""Học thêm hả?""Một bài học tuyệt vời về các chiến lược viết lách của người Do Thái.Nó sẽ giúp cậu tóm tắt bài học hiệu quả hơn.""Không đời nào!" Jerome thốt lên, có vẻ sững sờ. "Tớ chẳng đi đâu hết.""Thư giãn đi nào." Tôi vỗ vai hắn. "Mà, thầy Dahari đã đồng ý gặpchúng ta vào mười hai giờ rồi, thật bất lịch sự nếu hủy bỏ cuộc hẹn. Thầy làmột người rất bận rộn.""Thầy Dahari là cái người quái quỷ nào vậy?""Một học giả kinh Torah. Một trong những người xuất sắc nhất.""Ông ấy rất có tiếng tăm," Itamar bổ sung."Ồ, vậy chắc vị giáo sĩ đáng kính đó trưa nay sẽ muốn chợp mắt một lát,"Jerome nhận xét."Ờ, có chứ." Tôi gật đầu. "Chính vì thế, bọn mình không nên làm chậmtrễ giờ giấc của ông ấy."***Chợ rau quả Mahane Yehuda nhộn nhịp kẻ mua người bán. Chúng tôi điqua một lối đi hẹp lộn nhộn tiếng quát tháo của những người bán hàng vàmùi của những thứ rau quả tươi, mùi cá và mùi các loại gia vị xộc vào mũichúng tôi.Chúng tôi băng qua phố Jaffa, lượn qua một loạt những chiếc xe busđông nghẹt, những chiếc taxi và những màn khói đen xì phả ra từ ống xả. Tấtcả mọi sự nhộn nhạo chợt biến mất khi chúng tôi rẽ vào một con phố hẹptrong khu đạo Bucharim. Những người Do Thái sùng đạo trong những bộ đồtruyền thống hối hả xung quanh chúng tôi. Itamar tự nhận lấy nhiệm vụ giảithích cho chúng tôi về những sự khác nhau tinh tế giữa các dòng phái tôngiáo khác nhau."Đó, người đó, thuộc dòng 'Neturey Karta." Cậu ta chỉ một người mặcáo khoác sọc đen trắng. "Và theo như đôi tất thì anh ta theo GurHasidism...""Theo như đôi tất?""Phải," Itamar đáp. "Mỗi nhóm đều có quy định về trang phục rấtnghiêm ngặt. Như Gur Hasid chẳng hạn, họ phải đi tất Kusak và cho ốngquần vào trong tất, như kiểu quân đội ấy. Belz và Viznich thì lại đi giày lười,không dây, tất dài, áo khoác màu đen bóng cùng một chiếc thắt lưng lủnglẳng bên hông và một chiếc mũ Shtrainmel.""Thế người kia thì sao?" tôi chỉ một anh thanh niên đang bước nhanh sauchúng tôi."Tớ đoán anh ta thuộc dòng Litai. Anh ta đội mũ Kanitch ở giữa có nếpgấp và một chiếc áo khoác hiện đại.""Ông ấy sống ở đây," Itamar chỉ một chiếc cửa màu xanh, sơn đã bắt đầutróc và giải thích. Một lối đi lát đá dẫn chúng tôi đến lối vào tòa nhà hai tầngở giữa. Tòa nhà được xây bằng loại đá vàng trắng rất thông dụng ởJerusalem, mặc dù qua năm tháng trông nó đã xỉn đi rất nhiều. Cầu thang cóvẻ không được quan tâm lắm, nó tối tăm đến mức gần như không đọc nổibảng tên trên cánh cửa. Dòng chữ "M. Dahari – Học giả Torah" được viếttrên một trong những hộp thư cũ kỹ, rỉ sét, sắp sửa bong ra khỏi bản lề.Chúng tôi lên tầng và gõ cửa căn hộ số bốn. Một người phụ nữ thấp bé,gầy gò, ăn mặc giản dị ra mở cửa cho chúng tôi. "Mời vào," bà hơi cúi ngườichào chúng tôi.Phòng khách khá đơn giản. Một chiếc ghế dài với những chiếc gối tựamàu xám được đặt cạnh một chiếc bàn gỗ màu nâu sáng. Một bức tường treođầy những bức tranh tôn giáo, một chiếc bùa hamsa(18) và nhiều đồ vật mangtính tâm linh khác. Thẳng sang bên là những giá sách ấn tượng chất đầynhững cuốn sách về tôn giáo.Một ông già, nhỏ thó và gầy gò y như vợ ào ào bước vào phòng."Chào mừng!" ông gầm lên cùng một nụ cười. Thầy Dahari có một đôimắt sáng, nồng hậu, bộ râu dài, trắng tinh và một cú bắt tay chặt đến kinhngạc."Ồ...ừm..." Jerome bắt đầu khi vị giáo sĩ nhanh tay túm lấy tay hắn vàdùng cả hai tay ông lắc lắc. "Tôi nghĩ chắc thầy xem nhiều phim của BruceLee (Lý Tiểu Long) lắm.""Ai cơ?" ông hỏi, mỉm cười với vẻ tò mò. Itamar và tôi nhìn đi chỗ khácđể thoát khỏi tình huống khó xử này."Ừm... thầy biết đấy... Bruce Lee, bậc thầy Kungfu. Thực sự thầy làmtôi nghĩ đến ông ấy," Jerome cười, rõ ràng là thấy thích thú. "Ông ấy nhỏ bénhưng cực kỳ mạnh mẽ...""Tôi sẽ coi đó là một lời khen," vị giáo sĩ trả lời."Ồ, tất nhiên đó là một lời khen rồi! Bruce Lee có thể hạ gục hai mươitên chỉ bằng một cú chặt..." Jerome khựng lại khi thấy Itamar huých vàosườn mình."Tuần này, Jerome bắt đầu học chương trình lấy bằng cử nhân về quảntrị kinh doanh," tôi nói để thay đổi chủ đề càng nhanh càng tốt."Ồ, vậy chúc cậu may mắn nhé. Ngồi đi." Vị giáo sĩ chỉ về phía chiếcghế dài.Chiếc ghế có vẻ hơi hẹp để ba chúng tôi có thể cùng ngồi thoải máinhưng chúng tôi vẫn ních vào được."Kinh doanh," ông nói. "Đức Ngài sẽ mang thành công đến cho nhữngngười tôn kính Ngài." Ông quay sang Jerome."Tôi sẽ tôn kính Ngài," Jerome trả lời. "Chúng tôi vẫn chưa thỏa thuậnđược tỉ lệ ăn chia nhưng giúp tôi chỉ có lợi thôi, không đi đâu mà thiệt. Tôihứa đấy."Thầy Dahari gật đầu. Có thể đến lúc này ông mới nhận ra rằng Jerome làmột ca khó nhằn đến mức nào."Vậy tôi giúp gì được nhỉ?" ông hỏi khi quay sang phía tôi.Itamar ngồi dịch ra đằng trước và giơ tay lên. "Chúng tôi xin thầy mộtvài lời khuyên liên quan đến phương pháp hiệu quả nhất để tóm tắt nhữngbài học nhằm cải thiện khả năng hiểu và ghi nhớ. Tôi có nghe nói khoảngmột năm trước, thầy đã giảng về vấn đề này," Itamar giải thích.Thầy Dahari nheo nheo lông mày suy nghĩ."Anh muốn nói tới những phương pháp mà tôi dạy những sinh viênTorah, đúng không?" Ông ngừng lại một lát để nghĩ tiếp rồi nhún vai và tiếptục. "Thực sự thì tôi chẳng thấy có vấn đề gì hết.""Chúng tôi xin cảm ơn thầy," Itamar hơi cúi đầu."Đúng vậy," Jerome phụ họa. "Tôi nghe người ta nói thầy danh tiếnglắm," hắn nói thêm, trong một khoảnh khắc chúng tôi thấy mát mặt vì sự lịchthiệp của hắn, "mặc dù cá nhân tôi chưa từng nghe nói về thầy." Khoảnhkhắc đó lập tức tan biến trong chưa đến một giây."Được rồi." Vị giáo sĩ mỉm cười nồng hậu, thấy thích thú trước 'hiệntượng' Jerome này. "Vậy, nói tôi nghe... Cậu có sổ sách gì để bắt đầu ghi lạicác ý chính không?"Jerome lấy trong túi ra một tập giấy ghi nhớ màu vàng và cho thầyDahari xem ba trang giấy kín chữ.Itamar và tôi liếc nhìn nhau, kinh ngạc. Riêng cái việc Jerome thực sựviết được ba trang giấy đã là cả một sự kiện vĩ đại rồi. Hắn để ý thấy sự thayđổi trong thái độ của chúng tôi."Này! Đừng có tỏ vẻ ngạc nhiên thế chứ. Các cậu chưa đánh giá tớ đủcao đâu.""Đủ cao hả?" tôi nói. "Cho đến lúc này, tớ chưa từng đánh giá cậu caobao giờ."Vị giáo sĩ cầm tập giấy và bắt đầu đọc to câu đầu tiên đập vào mắt ông."Điều hành một công ty có lợi thế là sẽ được hưởng một mức thuế thấp hơnmức thuế đối với cá nhân. Mức thuế suất cận biên xuất phát từ sự khácnhau..." Ông im lặng một lát trong khi mắt lướt nhìn một lượt phần còn lạicủa trang giấy. Rồi ông tiếp tục đọc nhanh hơn và nhấn mạnh hơn. "Điềuhành một công việc kinh doanh trên cơ sở tiền mặt cho phép người kinhdoanh kiểm soát tốt hơn các chi phí...""Nghe cứ như Bill Gates đọc kinh Torah tại lễ trưởng thành ấy nhỉ,"Jerome nói liến thoắng.Hắn nói đúng. Nghe rất giống thế thật."Ồ, vậy thì," thầy Dahari tiếp tục khi mân mê bộ râu, "để tôi dạy cho cậumột vài mẹo nhỏ của người Do Thái chúng ta." Ông đặt tập giấy nhớ lênbàn."Chúng ta sẽ bắt đầu với thực tế rằng cậu đã sử dụng sai loại bút trên mộtloại giấy cũng sai nốt," ông bắt đầu và dùng tay vỗ vỗ vào tập giấy.Jerome nhướn lông mày ngạc nhiên khi rút chiếc bút màu bạc đắt tiền rakhỏi túi áo."Một chiếc Waterman giá 100 đô-la đấy," hắn giải thích, giọng hơi bốirối. "Bố tôi tặng, bố tôi là một người đam mê những chiếc bút.""Cậu có thể tiếp tục dùng nó nếu cậu thích nhưng cậu cần phải thay đổiloại mực, dùng màu đen ấy, đừng dùng màu xanh." Vị giáo sĩ đưa bàn tayphải ra, ý muốn bảo Jerome đưa cho ông chiếc bút. Jerome đành miễn cưỡngđặt chiếc bút vào bàn tay nhăn nheo của ông. Ông cầm bút, xoay xoay, chămchú xem xét nó từ nhiều góc độ rồi mới đưa trả lại cho Jerome. Sau đó, ôngchỉ vào tập giấy ghi nhớ và nói thêm, "thay bằng giấy màu trắng nhé, đừngdùng giấy màu vàng."Vị giáo sĩ ngồi tựa vào ghế và bắt đầu giải thích. "Chuyện kể rằng Mosesđã viết nên kinh Torah bằng 'một ngọn lửa màu đen bên trên ngọn lửa màutrắng.' Chính vì thế mà ngày nay kinh Torah mới được viết bằng mực đentrên giấy da trắng. Những người chép kinh Torah không được phép chépkinh bằng chữ màu. Không được dùng màu xanh, màu vàng hay bất cứ màunào khác. Chỉ được dùng màu đen – thứ màu đen đặc biệt dành cho việcchép kinh. Quy định về việc này rất nghiêm khắc, đến nỗi nếu qua thời gian,mực đen bị phai đi thành màu khác thì cuốn Torah đó cũng sẽ không dùngđược nữa.""Mực chép kinh thì có gì đặc biệt?" tôi tò mò."Nó tồn tại mãi mãi. Nước không thể rửa trôi, ánh nắng mặt trời khôngthể làm mờ đi. Nó tồn tại vĩnh cửu.""Thế loại mực đó làm bằng cái gì?" tôi tiếp tục."Hỏi thế thì khác gì bảo Coca-Cola tiết lộ công thức bí mật của họ.Chúng ta đang nói đến một bí mật đã được truyền từ thế hệ này qua thế hệkhác, từ những người chép kinh Torah ở thế kỷ này đến những người chépkinh Torah ở thế kỷ khác.""Nhưng thầy biết không, hình như tôi đã đọc ở đâu đó về công thức làmnên loại mực đặc biệt này," Itamar xen vào. "Nguyên liệu làm mực lấy từcây Cancantom và tro của một loại cây, bây giờ tôi không thể nhớ ra loại câyđó là gì.""Đúng vậy," vị giáo sĩ xác nhận trước sự ngạc nhiên của chúng tôi. "Tôicũng biết những chất làm nên Coca-Cola." Ông mỉm cười. "Một chút câycoca, vani và quế. Nhưng, các anh đã thấy ai chế biến Coca-Cola tại nhàchưa?"Itamar khoanh tay và gật đầu, vẻ đã hiểu ý. Cậu ta cũng cố vắt chân chorộng chỗ ngồi nhưng không được."Ngoài lý do mang ý nghĩa tôn giáo đó còn có cách giải thích nào khácthật logic, khoa học cho việc sử dụng mực đen trên giấy trắng không?"Itamar trở lại với chủ đề đang dang dở."Tất nhiên là có chứ," thầy Dahari khẳng định. "Chúng ta đang nói đếnsức mạnh của sự tương phản," ông giải thích. "Chữ đen trên nền trắng rấtnổi, rõ ràng và dễ đọc hơn. Nó giúp người ta hiểu và tập trung vào trang giấyhơn. Người ta không sử dụng một cuộn giấy da chép kinh Torah với nhữngchữ cái bị mờ là vì hai nguyên nhân: họ lo ngại rằng một vài chữ cái sẽ mấthình và rất có thể sẽ thay đổi cả nghĩa của từ đó, và thứ hai là nếu kiến thứcviết trên giấy khó đọc thì người đọc rất có thể sẽ không muốn tập trung nữavà từ bỏ.""Vậy, nói cách khác," Itamar phân tích, "nếu ta đọc một thông tin nào đóviết bằng chữ màu trên một tờ giấy màu, sẽ khó hiểu điều ta đang đọc hơn.Mắt sẽ bị mỏi và ảnh hưởng không tốt đến độ tập trung của người đọc.""Đúng thế," vị giáo sĩ xác nhận."Tôi chẳng thấy viết bằng mực xanh trên giấy vàng có vấn đề gì cả,"Jerome buột miệng. "Mà thực ra tôi thấy hai màu đó kết hợp với nhau đượcđấy chứ.""Cậu nói cũng đúng," vị giáo sĩ vẫn tiếp tục đồng ý với ý kiến của tất cảmọi người. "Màu xanh trên nền vàng là một sự kết hợp khá nền nã nhưng nókhông tạo được hiệu quả như màu đen trên nền trắng. Kể từ khi cuốn sách inđầu tiên được ra đời, các cuốn sách luôn được in bằng chữ màu đen trên giấytrắng. Các cậu biết tại sao không?""Ngọn lửa đen bên trên ngọn lửa trắng," Itamar nhắc lại."Thử mà xem. Nếu cậu viết như cách tôi bảo thì khả năng ghi nhớ vàhiểu tài liệu của cậu sẽ được tốt hơn nhiều," ông nói với Jerome."Đó là điểm đầu tiên. Bây giờ ta sẽ chuyển sang điểm tiếp theo." Vị giáosĩ chỉ vào vài dòng trên trang giấy của Jerome."Đừng viết bằng nét chữ thảo. Cố viết để làm sao các chữ cái đứng độclập, không bị dính vào nhau. Có thể các cậu thấy kỳ quặc nhưng một trongnhững thứ giúp mài sắc khả năng hiểu một văn bản chính là quầng trắng baoquanh những chữ cái. Các cậu có thể không để ý đến điều này khi đọc nhưngđó là một thực tế và thực tế đó rất quan trọng.""Thú vị thật," Itamar nhận xét. "Paul Sheele, người đã phát triển nên hệthống đọc hiểu sử dụng đồ họa, cũng đã nhắc đến điều này – tác động củakhoảng trắng giữa các dòng chữ đối với tài liệu đang được đọc."Người ta đã từng nói đến những con chữ màu trắng khắc trong khoảngtrắng sinh ra từ những con chữ màu đen. Theo Zohar thì mỗi chữ cái đều cóhai mặt: mặt chính thống, tức là hình màu đen và mặt không chính thống,hình màu trắng tạo ra từ những đường viền trong của hình màu đen. Hai mặtnày, khi kết hợp với nhau, sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều."Ông ho nhẹ rồi tiếp tục. "Ý tôi muốn nói ở đây là chữ thảo sẽ rất khóhiểu, và nếu các chữ cái đứng riêng rẽ, không dính vào nhau thì văn bản sẽrõ ràng, dễ hiểu hơn.""Phải đó," tôi tán thành. "Nhiều lần chính tôi còn chẳng giải mã được nétchữ thảo của mình!""Và mục đích của chúng ta là để hiểu ngay lập tức chứ không phải đểđánh vật với những con chữ và tốn thời gian vô ích," vị giáo sĩ tóm lại tronglúc với tay rút một cuốn sách từ trên giá xuống."Bảng chữ cái Do Thái," ông mở cuốn sách và chỉ vào những từ trêntrang giấy, "chữ hình vuông xuất phát từ chữ viết của người Sy-ri từ nămngàn năm trước Công nguyên. Nó đã trải qua nhiều thăng trầm cho đến khitrở thành tiếng Do Thái được sử dụng ở Israel ngày nay. Thành công của loạichữ này là ở những chữ cái mới, đơn giản và dễ đọc hơn."Thay đổi một khía cạnh cơ bản như vậy của cuộc sống, một khía cạnhcó mối liên hệ với truyền thống dân tộc không chỉ là một nhiệm vụ đòi hỏisự can đảm. Nhiệm vụ đó còn chứa đựng cả mối nguy hiểm nữa. Cải cách hệthống chữ viết là một bước đi rất mạo hiểm, có thể gây biến động cho cả mộtdân tộc. Nhưng bước đi đó đã được thực hiện bởi vì các nhà hiền triết muốncó một cách viết thực tế hơn, thực chất là hiệu quả hơn thay cho cách viếtmà họ đã có sẵn. Chữ viết của người Asyrie bay bướm hơn chữ cái của tiếngDo Thái trước đây. Những nhà hiền triết đã làm đẹp một chút những chữ cáiđơn giản và thực sự hài lòng với diện mạo mới của chúng. Nhiều năm saunày, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng bộ chữ mới, tương tự như nhữngchữ cái đơn giản, dễ đọc hơn các bộ chữ khác.""Nói ngắn gọn, chữ đẹp bao giờ cũng thu hút mắt người đọc hơn," Itamartóm lại. "Nó làm cho người ta muốn đọc.""Chữ đẹp là chữ rõ ràng," vị giáo sĩ nhấn mạnh. "Nó không chỉ cho bạnđộng lực đọc văn bản mà hơn hết, nó giúp bạn có thể đọc được. Vì thế, hãyviết sao cho dễ nhìn. Đừng có lười nhác. Không phải đơn giản chỉ là chữ dễnhìn thì ta sẽ đọc được ngay mà còn bởi vì về lâu dài, chữ viết rõ ràng sẽgiúp ta nhớ được và hiểu thêm đến 80% các tài liệu. Nói cách khác, thay vìđọc 100 trang chữ viết tháu, cẩu thả, ta có thể đọc được 180 trang với nhữngchữ cái được viết rõ ràng, tách rời nhau. Cùng một lượng thời gian ta cóthể đọc được gần gấp đôi số tài liệu. Tất cả chỉ cần một thay đổi nho nhỏtrong cách viết!" ông kết luận."Nén dữ liệu có hao hụt," Itamar bỗng bật ra, một nụ cười ngớ ngẩn gắntrên mặt cậu ta.Cả ba chúng tôi nhìn cậu ta chằm chằm."Đó là một thuật ngữ trong máy tính," hắn giải thích, có phần kích động."Có những chương trình truy xuất dữ liệu cho phép bạn gọi bất cứ văn bảnhay hình ảnh nào lên màn hình máy tính bằng nhiều cách khác nhau. Nếubạn muốn có thông tin thật nhanh, bạn sẽ có ngay nhưng đổi lại là chất lượngcủa văn bản. Hoặc, nếu bạn muốn nhận được thông tin với mức độ rõ ràngtối đa thì cần nhiều thời gian hơn.""Thế thì có gì à?" tôi cố hiểu."Phương thức hoạt động của những chương trình đó tuân theo đúngnhững điều thầy Dahari vừa nói!" cậu ta giải thích. "Thuật toán chức năngcủa những chương trình này giải mã những điều kiện để một bức hình hoặcmột văn bản rõ hơn hoặc bớt rõ đi. Khi một văn bản quá ngắn gọn, nhữngchương trình này phá vỡ mối liên kết giữa các chữ cái, buộc mỗi chữ đứngriêng rẽ, xa nhau ra. Bằng cách này, mỗi chữ cái sẽ dày và nổi bật hơn, làmcho khi xuất hiện trên màn hình, chúng sẽ trở nên rõ ràng hơn! Đó chính làmột trong những viên gạch dựng nên thế giới máy tính hiện đại ngày nay!""Nén gì ấy nhỉ?" Jerome hỏi."Nén dữ liệu có hao hụt," Itamar nhắc lại."Nói cách khác," vị giáo sĩ đưa chúng tôi trở lại với trọng tâm chính củacuộc thảo luận, "hãy viết thật rõ ràng và dễ đọc.""Cái này cũng có thể áp dụng với cậu đấy," Itamar nói với tôi. "Tớ nhớhồi học đại học, cứ vài phút một lần tớ lại phải gọi cậu để dịch chữ viết củacậu.""Đó là bởi vì, nói theo chuyên ngành tiến hóa, tớ và Jerome mang nhữngnét của người Sy-ri," tôi giải thích. "Nhiều lần, khi không thể đọc nổi chữcủa mình, tớ phải đi nhờ một dược sĩ dịch giúp... Nhiều lúc, đó là nhữngngười duy nhất có thể giải mã được những nét chữ tượng hình của tớ," tôiđùa.Vị giáo sĩ phá lên cười. Thật ngạc nhiên là câu đùa của tôi lại làm ông ấythích thú đến vậy."Nói đến chuyện đọc hiểu," Itamar nhớ lại, "tôi phải kể cho mọi ngườinghe một câu chuyện rất thú vị. Hồi những năm 1950, Albert Einstein vàChaim Weitzman, tổng thống đầu tiên của Israel, đã đi tàu thủy từ châu Âuđến Châu Mỹ. Weitzman nói rằng trong chuyến đi đó, Einstein thỉnh thoảngcó giải thích với ông về thuyết tương đối. 'Khi chúng tôi đến New York,'Weitzman nói, 'tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục rằng Einstein hiểu lý thuyếtcủa ông ấy." Itamar mỉm cười. "Nói cách khác, một điều rất quan trọng làphải có ít nhất một người hiểu cái điều được viết ra trên giấy... chínhbạn."???"Nhưng viết thảo như thế thực sự giúp tiết kiệm thời gian trong khi ghichép nội dung chính của bài học," Jerome nêu lên một điểm rất có lý."Điều đó còn phụ thuộc vào việc ta thích thế nào hơn," vị giáo sĩ đáp."Cái gì quan trọng hơn? Tiết kiệm thời gian khi ghi chép hay tiết kiệm thờigian hơn nữa khi phải giải mã những điều đã được ghi lại trên giấy cả hàngtháng trước. Tùy vào cậu thôi," ông kết luận."Được rồi, nghe này." Vị giáo sĩ ngồi thẳng dậy. "Tôi sẽ chỉ cho các cậuthủ thuật vĩ đại nhất."Ông chậm rãi bước đến chỗ một dãy các giá sách và lấy ra một bản cuốnBabylonian Talmud. Ông ôm chặt cuốn sách quý vào ngực mình và trở lạichỗ ngồi."Đây, cầm đi." Ông đưa cuốn sách cho Jerome bằng cả hai tay. "Mở bấtcứ trang nào cậu thích đi."Jerome đón lấy cuốn sách lớn, linh thiêng và đặt nó lên đùi. Hắn mởcuốn sách và bắt đầu lật qua các trang. Trông hắn như thể bị sập bẫy vậy.Một mặt, hắn hiểu rằng hắn đang xem một cuốn sách thần thánh, có tầmquan trọng rất lớn với dân tộc Do Thái nói chung và thầy Dahari nói riêng.Mặt khác, đối với hắn thì cuốn sách này có mức độ hứng thú cũng tương tựnhư cuốn Chỉ dẫn của Leonard Matlin về các bộ phim 2005 (LeonardMatlin's 2005 Movie Guide) đối với Helen Keller(19).Sau khi lịch sự lật một lượt hết các trang của cuốn sách, Jerome mở mộttrang ngẫu nhiên."Vậy cậu nghĩ sao?" vị giáo sĩ hỏi.Jerome không biết phải nói gì."Đó là một cuốn sách rất to," hắn bắt đầu. "Tôi nhớ hồi còn nhỏ, tôi cómột cuốn truyện Winnie the Pooh cũng to như thế này.""Nhưng nhìn mà xem," thầy Dahari cố gắng gợi ý cho cậu ta. "Đâychẳng phải là cuốn sách đẹp nhất trên thế giới này sao?" Ông đặt bàn tay lêntrang sách để mở. "Tôi không nói đến nội dung của nó. Tôi biết là nội dungcủa nó chẳng có ý nghĩa gì với cậu hết," ông nói cho rõ. "Tôi muốn nói đếncấu trúc đồ họa của những chữ cái trên trang giấy.""Tôi không hiểu những chữ viết ở đây lắm,"Jerome nói."Đó là bởi vì nó được viết bằng một dạng chữ có tên là Rashi. Nhưng lúcnày, chưa cần tập trung vào điều đó. Khi mở một cuốn sách ra, ta thường đểý thấy rằng các dòng chữ được sắp xếp một cách rất rõ ràng theo hàng ngangvà không có sự biến động. Cách sắp xếp này không nhằm mục đích nào khácngoài việc truyền tải kiến thức. Nhưng trong sách Talmud lại khác, như cậuthấy đấy, một văn bản được sắp xếp theo hàng ngang, cột dọc, trong cácnhóm khác nhau với các dạng hình học khác nhau khiến cho các con chữmang sức mạnh của sự di chuyển và tính nghệ thuật.""Tôi muốn hỏi là liệu một văn bản được viết theo cách như thế thì có dễnhớ không?" Itamar hỏi, hướng vị giáo sĩ đến lý do chuyến viếng thăm củachúng tôi."Dĩ nhiên rồi. Và cậu cũng có thể làm điều tương tự," ông trả lời khiquay sang Jerome. "Báo với tiểu thuyết thì cậu đọc cái nào nhanh hơn?""Báo," Jerome trả lời ngay mà không cần đến một giây suy nghĩ."Thế cậu có biết tại sao không?""Báo dễ đọc hơn nhờ cách trình bày các thông tin," Jerome giải thích."Chính xác!" vị giáo sĩ đáp."Hình dạng của văn bản làm cho nó dễ đọc hơn," ông nói thêm. "Lần đầunhìn một văn bản viết cũng giống như lần đầu tiên xem một bức tranh vậy –có thể ta sẽ bị cuốn hút bởi cái ta xem, cũng có thể ta không bao giờ muốnnhìn thấy nó một lần nào nữa. Những chữ cái rõ ràng và một văn bản đượcsắp xếp thành các cột thay vì những dòng chữ dài. Mắt ta có thể nắm bắtđược những dòng chữ ngắn được sắp xếp theo các cột nhanh hơn là nhữngdòng chữ dài thường thấy trong hầu hết các cuốn sách. Khi ta đọc chữ trongcác cột, mắt ta hầu như không phải di chuyển còn khi đọc những dòng dài,mắt sẽ phải đưa qua đưa lại ở những khoảng cách lớn hơn mà đó chính làđiều làm ảnh hưởng đến sự tập trung của mắt và làm tốn thời gian hơn.""Và cuối cùng, mắt sẽ bị mỏi," tôi bổ sung."Vậy chính xác thì điều này có ích gì cho tôi?" Jerome băn khoăn. "Sáchgiáo trình ở trường đại học có được viết trong như trong sách Talmud đâu.""Sách giáo trình thì không thật," vị giáo sĩ nhẹ nhàng xác nhận mặc dùgiọng ông có vẻ rất lạc quan.Ông nhặt cặp bìa tài liệu của Jerome lên và rút ra một tờ giấy trắng.Không chờ Jerome đồng ý, ông lấy chiếc bút ra khỏi túi hắn và kẻ mộtđường thẳng chạy dọc suốt trang giấy, chia tờ giấy làm hai phần."Đừng ghi chép thành những dòng dài trên toàn bộ trang giấy mà hãy sửdụng cả hai lề. Đầu tiên là bên trái, rồi đến bên phải. Đây, để tôi chỉ cho cậuxem."Trong khoảng hơn một phút sau đó, ông tập trung vào việc viết cái gì đólên trang giấy, mà chính xác hơn là chép lại những điều Jerome đã ghi."Nhìn đi," vị giáo sĩ cho chúng tôi xem thành quả lao động của ông."Điều hành một công ty có lợi thế là được hưởng một mức thuế thấp hơnmức thuế đối với cá nhân. Công ty phải đăng ký để trong trường hợp xảy ravấn đề thì tài sản của người sở hữu công ty được tách rời một cách hợp phápkhỏi tài sản của công ty. Hay, nói cách khác, người thu nợ sẽ không cóquyền động đến tài sản cá nhân của chủ sở hữu công ty (như nhà cửa, tàikhoản ngân hàng...).Điều hành một công ty có lợi thế làđược hưởng một mức thuế thấp hơn mứcthuế đối với cá nhân. Công ty phải đăngký để trong trường hợp xảy ra vấn đề thìtài sản của người sở hữu công tyđược tách rời một cách hợp pháp khỏitài sản của công ty. Hay, nói cách khác,người thu nợ sẽ không có quyền động đếntài sản cá nhân của chủ sở hữu công ty(như nhà cửa, tài khoản ngân hàng...)"Cậu thấy đấy. Đây chính là đoạn mà cậu đã viết. Đoạn đầu tiên đượcviết theo cách phổ biến mà hầu hết các sinh viên trên thế giới này đều sửdụng." Ông chỉ vào đoạn đầu tiên trên đầu trang. "Đoạn thứ hai được viếttheo cách tôi đã nói." Ông chỉ vào đoạn được chia thành hai cột riêng biệt."Cậu thấy đoạn nào dễ thu hút mắt và dễ đọc hơn?""Thú vị thật," Jerome nói."Và còn một điều nữa. Cậu thấy tôi viết đoạn nào dễ và nhanh hơn.Một lần nữa, sự im lặng lại bao trùm không gian khi cả ba chúng tôi cùnggật đầu hiểu ý."Đôi mắt không phải là thứ duy nhất bị mỏi và đánh mất khả năng tậptrung khi phải đọc những dòng chữ dài. Tay ta cũng vậy," vị giáo sĩ nói rõ."Các cậu có bao giờ để ý đến một thực tế rằng nếu viết thành cột thì chỉcó cổ tay phải di chuyến còn nếu viết thành dòng dài thì ta sẽ phải nâng toànbộ cánh tay ít nhất là ba lần," ông nhấn mạnh. "Các cậu có nghĩ rằng nhưthế sẽ ảnh hưởng đến tốc độ và hiệu quả của việc ghi chép không?""Hay thật," tôi reo lên. "Tôi chưa bao giờ nghĩ đến điều đó."Jerome lấy tờ giấy ở chỗ vị giáo sĩ và nhìn chăm chú vào nó. Hắn gãicằm và cười toe toét."Thầy làm được rồi," hắn lẩm bẩm."Tôi làm được cái gì cơ?" vị giáo sĩ hỏi lại."Rõ ràng thầy là một người chép kinh thành thục. Cách viết của thầykhông chê vào đâu được và thầy thực sự là một chuyên gia trong Nén dữ liệucó lao lực.""Nén dữ liệu có hao hụt," Itamar sửa lại."Những chữ cái thầy viết không dính với nhau... chữ đẹp," Jerome nhắclại lời khen mà hắn đã định nói."Cảm ơn cậu," vị giáo sĩ nói. "Cậu đã bao giờ nghe nói đến thầy YithakBen Mosche Halevi chưa?"Jerome gãi gãi đầu ngượng ngùng. "Ừm... tôi nghĩ là...""Nhà tiên tri Duran," Itamar gợi ý. "Ông ấy sống ở thế kỷ XIV.""Nhà tiên tri Duran đã phát hiện ra mối liên hệ gần gũi giữa chữ viết đẹpvà khả năng kỳ diệu của nó trong việc cải thiện trí nhớ dựa vào hình ảnh củacon người," vị giáo sĩ giải thích. "Trong lời tựa cho cuốn 'Ma'aseh Efod'ông viết, 'Vẻ lộng lẫy và nét đẹp của chữ viết sẽ để lại dấu ấn trên các giácquan và trí tưởng tượng... bởi vì nó mang sức mạnh của sự ghi nhớ...'"Jerome ghé sát vào tai tôi và thì thầm, "Có mối liên hệ gì với ban nhạcDuran Duran không?""Cũng có thể," tôi đùa."Vậy ý thầy là từ bây giờ tôi nên ghi chép thành các cột sao?" Jerome hỏivị giáo sĩ."Đúng vậy, hãy viết hai cột trên một trang giấy. Tôi đảm bảo là cậu sẽhiểu được gấp đôi, đạt được kết quả gấp đôi," ông quả quyết."Đây đúng là một ý tưởng mang tính cách mạng," tôi nói to suy nghĩ củamình. "Thay đổi cách ghi chép mà ta đã được dạy.""Đúng vậy," ông xác nhận. "Mà hầu hết con người chúng ta đều rất bảothủ khi nghĩ đến việc thay đổi cách làm... Nhân tiện, các cậu có biết địnhnghĩa một người bảo thủ là như thế nào không?""Là thế nào?" tôi nhíu mày."Một người thực sự muốn có sự thay đổi trong cuộc đời mình... nhưngkhông phải ngay lúc này." Ông mỉm cười.Tôi cười đáp lại nhưng hơi miễn cưỡng. "Thầy muốn nói đến một thayđổi có tính quyết định ở đây... ghi chép thành các cột thay vì thành nhữngdòng dài suốt trang giấy...""Chúc may mắn!" ông gầm lên mà không giải thích gì thêm hay làm rõđiều tôi đang băn khoăn.Itamar ngồi thẳng dậy và duỗi cánh tay. Cử động của cậu ta làm tôi bị colại. Tôi khoanh tay trước ngực, lấy chân huých nhẹ vào Itamar, nhắc cậu ta làđến lúc chúng tôi phải đi rồi, để cho thầy Dahari nghỉ trưa.Itamar hiểu ý và ngay lập tức thay đổi thế ngồi."Thôi, tôi nghĩ chúng tôi đã làm thầy mất nhiều thời gian rồi," Itamar nóikhi xoa hai bàn tay và nhìn sang Jerome. "Cậu còn muốn hỏi gì không?"Jerome lén nhìn Itamar một cái và vẫn đông cứng tại chỗ."Để tớ nghĩ đã," hắn nói mà không bỏ cái nhìn khó chịu đó khỏi Itamar,cũng chẳng thấy có ý định nghĩ ngợi gì. Rồi hắn nhìn sang vị giáo sĩ."Thầy có tình cờ biết người Gur Hasid đi tất gì không?" hắn thốt lên.Itamar đứng lên ngay và kéo tay Jerome."Thầy Dahari đáng kính à, chúng tôi rất biết ơn vì thầy đã dành thời giancho chúng tôi. Và thầy đừng lo, chúng tôi sẽ lo cho cậu bé này ở bên ngoài."Vị giáo sĩ, từ lúc đến giờ vẫn chăm chú xem xét tập giấy ghi nhớ củaJerome, chẳng thèm để ý đến những lời nhận xét vô nghĩa của chúng tôi vàra hiệu rằng ông còn có chuyện muốn hỏi. Ông lật đến trang thứ tư. Chúngtôi chưa từng thấy trang đó. Ở trên đầu trang có một vài dòng, phần còn lạithì đầy những hình vẽ nguệch ngoạc các con vật."Cái gì đây?" ông hỏi Jerome."Ừm... đó là..." Jerome cười bẽn lẽn. "Đó là con cá sấu mặc áo LaCoste, còn đây là con gấu mặc áo choàng Timberland... Tôi đang cố gắngkết hợp tên các nhãn hiệu thời trang với các con vật," hắn giải thích."Cái này thì liên quan gì đến việc học hành của cậu," vị giáo sĩ thắc mắc."À. Đấy là tôi tóm tắt bài giảng buồn chán nhất ấy mà." Hắn cười. "Cònở đây nữa." Hắn chỉ vào một trang nữa trong tập giấy. "Nhìn tôi vẽ nhữnghọa tiết đẹp không này..."Itamar và tôi ghé lại gần hơn để nhìn cho kỹ cái mà vị giáo sĩ và Jeromeđang nói đến."Nếu cậu muốn nghe một lời khuyên," vị giáo sĩ đưa trả tập giấy choJerome, vuốt râu và nói. "Không phải bài giảng nào cũng thú vị. Về chuyệnđó thì cậu chẳng làm gì được cả. Một bài giảng thú vị phụ thuộc rất nhiềuvào người giảng nhưng sinh viên cũng có thể làm cho bài giảng trở nên hấpdẫn hơn. Cậu có muốn đi cùng tôi đến một trường đạo để quan sát nhữngphương pháp hiệu quả mà những sinh viên Torah sử dụng không, nhữngphương pháp mà cậu không thể thấy ở bất cứ nơi nào khác trên thế giớinày?"Jerome có vẻ hơi lo lắng, hắn nhìn sang vị giáo sĩ rồi lại quay sang chúngtôi như cầu xin sự giúp đỡ."Đây là lần thứ hai trong tuần có người bảo tớ đến trường đạo đấy. Nếutớ đến đó, liệu người ta có để tớ về không nhỉ?" hắn hỏi, nửa đùa nửa thật."Tôi không dám hứa trước điều gì," vị giáo sĩ đùa lại, rõ ràng ông đã cảmnhận được nỗi lo của Jerome. "Để chắc ăn, tốt nhất là cậu cứ mang giày,khăn, bàn chải đánh răng và những thứ thiết yếu khác đủ dùng trong batháng đi."Jerome cười u ám."Trên mũ có thể in hình con thỏ nếu cậu muốn." Vị giáo sĩ cố đoán xemmốt thời trang nào đang thịnh hành.Ông bắt tay từng người chúng tôi khi chúng tôi xin phép ra về. Chúng tôicảm ơn ông và khi ra đến cửa, ông vỗ vai Jerome."Có một điều," ông nói.Jerome quay lại và thấy ông đứng vuốt râu."Bruce Lee thực sự là một con người phi thường nhưng tôi thấy mìnhgiống fan của Jackie Chan hơn. Tôi nghĩ anh ta nhanh hơn và khỏe hơn..."Mắt Jerome mở to ngạc nhiên. "Thầy Dahari!"Thầy Dahari khoanh tay và tựa vào tường. "Suốt hai mươi năm qua,người ta biết đến tôi với cái danh thầy Dahari. Nhưng trước đó, tôi là MosesDahari, một thợ điện." Một nụ cười rạng rỡ nở trên khuôn mặt ông khi ôngbắt tay Jerome lần nữa. "Biết đâu, một ngày nào đó, người ta sẽ gọi cậu làthầy Jerome?!"10KỸ NGHỆ CỦA TRÍ THÔNG MINHBí quyết học tập tại các trường đạoJerome từ từ cho xe lăn bánh qua những lối đi hẹp của khu mộ đạo MeaShe'arim. Bọn trẻ con kinh ngạc trước chiếc xe màu mè của Jerome, chiếc xetrông giống như xe quảng cáo cho Triển lãm Hoa Quốc tế Hà Lan vậy.Những màu sắc rực rỡ, bóng loáng nổi bật hẳn lên trên nền khung cảnh xámxịt, không có lấy một bóng cây của khu dân cư.Khi Jerome đỗ xe lại, bọn trẻ con tò mò tiến đến và nhìn chằm chằm vàochúng tôi."Thầy Dahari kìa," tôi chỉ về phía người đang đứng ở góc phố. Ông cóvẻ hơi bối rối trước chiếc xe."Thầy Dahari!" Jerome mở cửa sổ và gọi to.Vị giáo sĩ nhìn sang hai bên trước khi dựa vào chiếc xe và gật đầu chochúng tôi biết ông đã nhận ra chúng tôi. "Tìm chỗ đỗ xe đi. Ta sẽ đi bộ," ôngnói bằng giọng của công việc."Có gần đây không.""Không xa đâu.""Vậy thầy vào xe đi, chúng ta sẽ tìm chỗ nào ở gần đấy để đỗ xe,"Jerome gợi ý.Vị giáo sĩ hơi mỉm cười. "Nếu có ai nhìn thấy tôi đi loanh quanh trênmột chiếc xe thế này, tôi mất việc ngay."Trường đạo 'Mir' tọa lạc trên một con hẻm nhỏ ở khu Bucharim. Từngoài nhìn vào, ít ai nghĩ học viện Do Thái này có thể chứa được hơn nămnghìn người. Lối vào chính, ở phía đông tòa nhà, trông khá khiêm tốn. Mộtcầu thang hẹp dẫn lên một lối nhỏ làm bằng đá cẩm thạch trắng. Xa xa khỏilối vào là một khoảng cầu thang đầy sinh viên, tất cả đều mặc áo trắng vàquần đen, tấp nập đi lên đi xuống. Trên tầng hai, chúng tôi đến một hànhlang nhỏ và bên phải hành lang là một phòng thay đồ dài, hẹp chất đầynhững chiếc áo khoác, áo vest và mũ, tất cả cùng một màu đen và giống yhệt nhau. Ở bên phải, chúng tôi thấy một hội trường lớn với khoảng hai trămsinh viên đang ngồi, tất cả đều đang chú tâm vào việc học.Thầy Dahari ra hiệu cho một người trông có vẻ già với bộ râu dài, dày,mái tóc ngả màu xám, đang trò chuyện với một sinh viên ở trước cửa phònghội trường. Ông ấy nhận ra vị giáo sĩ từ xa, gật đầu, thu dọn đồ của mình vàđi đến chỗ chúng tôi."Đây là thầy Aaronson," thầy Dahari giới thiệu."Rất vui được gặp các anh. Tôi nghe nói ba anh đang muốn sám hối."Thầy Aaronson nói nhanh."Cũng không hẳn," Itamar đáp và bắt tay ông. "Chúng tôi chỉ muốn đếnthăm thôi.""Các anh sẽ tham gia buổi cầu nguyện chiều cùng tôi chứ? Không mấtnhiều thời gian đâu.""Có lẽ để dịp khác." Thầy Dahari cứu nguy cho chúng tôi. "Hôm nay tôisẽ đưa họ đi một vòng tham quan việc học tập của sinh viên ở đây."Chúng tôi đi tiếp lên tầng ba.Ở đây, phòng hội trường còn nhiều sinh viên hơn, tất cả cũng đang saymê nghiên cứu. Chúng tôi đi qua đám đông và tiếp tục hành trình lên trênnữa. Ở tầng trên cùng, cuối hành lang, chúng tôi cứ nghĩ đã xem hết một lượttòa nhà rồi thì thầy Aaronson lại mở một cánh cửa nhỏ, hẹp giấu đằng sau nólà cả một phòng hội trường thậm chí còn lớn hơn căn phòng chúng tôi đãthấy ở tầng dưới, chứa khoảng hơn hai nghìn sinh viên đang ríu rít tròchuyện, căn phòng ào ào một thứ âm thanh inh tai.Đây có lẽ là thứ mà ít người nghĩ sẽ thấy đằng sau một cánh cửa nhỏ xíu.Jerome gọi căn phòng là 'Hẻm núi lớn,'(20) (Grand Canyon) có thể bởi vì nógây cho người ta ấn tượng giống như lần đầu tiên chiêm ngưỡng một cảnhtượng hùng vĩ đến vậy. Khi lái xe qua Arizone, đường cao tốc bỗng nhiênkết thúc và ta bị choáng ngợp bởi hình ảnh một vực sâu hun hút trải ra ngaytrước mắt mình, một khe vực với kích thước khổng lồ nhất ta từng thấy.Phòng hội trường lớn này cũng tạo ấn tượng tương tự như vậy; sau khitrèo lên hết những bậc thang, ta cứ nghĩ rằng chẳng còn chỗ nào trong khunhà đủ cho thậm chí chỉ là một phòng nhỏ nữa, chứ huống hồ là một phòngcó kích thước của một khoang chứa máy bay như thế.Một lần nữa, chúng tôi lại tìm đường qua đám đông ồn ào để đến gócphòng. Sinh viên kẻ đứng, người ngồi, người đi đi lại lại, có những ngườicòn đang gào vào mặt nhau. Ngay gần chỗ chúng tôi có một cậu sinh viêntóc đỏ, mặt cũng bừng bừng, có thể do gắng sức hoặc tức giận hoặc phấnkhích hoặc là cả ba thứ đó, đang giơ nắm đấm, giậm chân thình thịch. Trướcmặt cậu ta là một thanh niên cao hơn nhiều, đeo một cặp kính gọng bạc thờitrang, cằm lún phún râu, đang lắng nghe cậu bạn tóc đỏ một cách thiếu kiênnhẫn, thỉnh thoảng lại lắc đầu phản đối rồi chờ đến lượt mình nói, một tayđập bàn trong khi tay kia khua loạn trong không khí, đầy vẻ đe dọa. Cả cănphòng tràn ngập tiếng ồn ào, và nếu không biết trước, thể nào tôi cũng nghĩrằng mình đang có mặt tại Sàn Giao dịch Chứng khoán New York.Jerome đứng sát vào thầy Dahari và hỏi, "Thực sự họ có thể học nổitrong cảnh náo động thế này sao?"Thầy Dahari khoanh tay và gật đầu. "Họ không chỉ học được trong sự ồnào này mà thực ra không nơi nào họ học tốt hơn ở nơi đây! Cậu có muốn biếtbí quyết học tại một trường đạo không? Chính là sự ồn ào này đấy. Đâychính là phương pháp mà không một ngôi trường nào trên thế giới thử ápdụng. Náo loạn, lộn xộn, ầm ĩ. Khi ta đã là một phần trong đó, ta sẽ khôngthể thoát ra được. Ta hoàn toàn tan biến vào trong sự hỗn loạn đó.""Nhưng hình như họ đang sắp choảng nhau kìa," Jerome há hốc miệng."Nhìn thì có vẻ thế, nhưng họ sẽ không bao giờ động đến một sợi tóc củanhau đâu. Họ biết ranh giới mà mình không được vượt qua, phải đi đến ranhgiới đó nhưng không bao giờ được bước qua. Gào thét, vò đầu bứt tóc, cãivã, kích động. Học Torah với toàn bộ năng lượng của cơ thể mình, với cảthể xác và tâm hồn – còn phấn khích hơn hơn cả những cú đấm hay thuốcphiện.""Làm sao ông biết được?" Jerome hỏi."Thế cậu đã thử học như thế bao giờ chưa?""Nếu là tôi thì tôi sẽ không chịu nổi anh chàng tóc đỏ kia được quá mườiphút đâu. Anh ta sẽ hạ đo ván tôi ngay. Những kẻ đầu đỏ luôn chiếm ưuthế." Jerome nhận xét bâng quơ."Cậu tóc đỏ tên là Joseph Hayim Schneiderman, cậu ta là một ngôi saosáng trong ngôi trường này đấy. Rất nhiều người muốn trở thành 'Hevrutah'của cậu ta đấy.""'Hevrutah' à? Hình như tôi đã có lần nghe nói đến thuật ngữ này rồinhưng chính xác thì nó là gì vậy?"Vị giáo sĩ gật đầu, chỉ tay về phía cậu sinh viên tóc đỏ Schneiderman vàanh bạn học.Điệu tăng gô của người Do Thái cổ – Hevrutah"Mỗi sinh viên đều có một người bạn học chung trong suốt thời gian họchành, nghiên cứu. Lúc còn nhỏ, họ được ghép chung với một người nào đó.Khi đã trưởng thành, họ có trách nhiệm tự đi tìm cho mình một người bạnhọc thích hợp nhất.""Những 'Hevrutah' này luôn đi theo cặp, chứ không phải ba hay bốnngười, đúng không?" tôi tham gia."Luôn luôn theo cặp," vị giáo sĩ trả lời."Nguyên lý chủ đạo của việc học cặp đôi là khi bạn học với một ngườibạn, bạn sẽ làm rõ những vấn đề và bổ sung cho những vấn đề đó. Bạn họctừ bạn mình và đồng thời dạy người đó nữa. Một Hevrutah tốt là một ngườicó khả năng tạo nên mối quan hệ trong đó cả hai bên cùng có lợi. Việc la hét,gào thét mà các cậu nhìn thấy ở đây chính là phương pháp động não hiệu quảnhất. Họ tranh luận với nhau, khắc nghiệt với nhau là để mang lại kết quả tốtnhất cho người kia. Phương pháp học này đem đến một mức độ suy nghĩ vàhọc tập rất sâu sắc," thầy Dahari giải thích."Thật thú vị, Socrates(21) cũng đã từng nói về điều này," Itamar bổ sung."Socrates nói rằng sinh viên không thể tiếp nhận được tối đa các thông tinmà giáo viên hoặc một người nào đó dạy cho anh ta. Tri thức chỉ tích lũy vàtrí tuệ chỉ phát triển khi sinh viên đó tự mình xử lý thông tin. Nói cách khác,Socrates cho rằng vai trò đích thực của một nhà giáo dục là khích lệ sinhviên tự mình suy nghĩ về mọi vấn đề thông qua quá trình tự truy vấn. Từ'GIÁO DỤC' (education) thực ra xuất phát một từ trong tiếng Latinh'EDUCARE' có nghĩa là 'rút ra.' Người giáo viên đưa ra những câu hỏi theohướng làm sao để sinh viên suy nghĩ, nghiên cứu, rút ra được những ý kiếncủa chính mình. Bằng cách này, sinh viên sẽ tự đưa ra kết luận cho vấn đề.Khi sinh viên đã nhận ra rằng những ý kiến và kết luận đó là thành quả củatrí tuệ bản thân chứ không phải của giáo viên thì những điều đó sẽ dễ đọnglại trong trí nhớ họ hơn. Cùng với 'Hevrutah,' mỗi người đều là một 'nhàgiáo dục trung lập' của người kia và mỗi người đều có thể thành công trongviệc tiếp thu được những suy nghĩ và ý tưởng tốt nhất từ người bạn họcchung," Itamar giải thích."Còn hơn thế nữa," thầy Dahari nhận xét. "Khi hai người dạy nhau, khibạn dạy một người khác thì trách nhiệm truyền đạt kiến thức cho người kiađược đặt lên vai bạn, chính vì thế bạn có động lực để cố gắng hết sức mình,làm sao đó để hiểu thật sâu vấn đề. Mỗi người cần tự coi mình là nước hoa,với tất cả những hương thơm tỏa ra từ đó." Ông buông hai cánh tay sang haibên."Ờ, có lần tôi cũng thử dùng rồi," Jerome nói, "nhưng cái loại nước hoatôi mua rẻ quá, đến nỗi nó phản tác dụng luôn. Suốt thời gian tôi dùng loạinước hoa đó, không một cô gái nào đến gần tôi, đến cả muỗi còn chả thèm."Itamar nhìn Jerome chằm chằm trước khi quay sang tôi. "Jerome có mộtđiều rất thú vị, đó là lúc nào cũng sẵn sàng đóng góp ý kiến vào một cuộcthảo luận nghiêm túc. Cậu ta quan tâm đến nhiều thứ, nhưng mỗi khi cậu talên tiếng, ai cũng kết luận rằng cậu ta thông minh hơn ta tưởng nhiều."Thầy Aaronson ra hiệu cho anh chàng đầu đỏ Joseph HayimSchneiderman. Mới chỉ một phút trước, dường như còn không phân biệtđược đâu là màu đỏ của tóc còn đâu là màu đỏ của mặt cậu ta thì bỗng nhiên,lúc này cậu ta trông thư giãn, thoải mái đến mức kinh ngạc. Cậu ta đi lại chỗchúng tôi với nụ cười nở rộng trên môi. Vị giáo sĩ giới thiệu nhanh chúng tôivới nhau và sau khi liếc nhìn đồng hồ, ông lịch sự cáo từ."Tôi phải xuống tầng dưới đây, sắp đến lễ cầu nguyện buổi chiều rồi,nhưng tôi cam đoan là mọi người sẽ có rất nhiều chuyện để trao đổi vớinhau," ông có ý chuyển vai trò người chủ nhà lịch thiệp cho Schneiderman."Chúng tôi rất ấn tượng bởi sự sôi nổi của anh khi nãy," Jerome lêntiếng. "Chúng tôi thấy cậu tống vào đầu bạn mình những quan điểm vềTorah. Lúc đó hai người đang tranh luận về chủ đề gì vậy?""Chẳng có gì đặc biệt đâu. Lúc nào chúng tôi cũng học như vậy mà," cậuta xua tay giải thích. "Chúng tôi nói về một vấn đề trong luận văn Kedushincủa Talmud." Ba chúng tôi chậm rãi gật đầu. Thực tế là tôi chưa từng thấymình sôi nổi trong việc thảo luận về Kedushin hay bất cứ luận văn Talmudnào khác."Cậu không giả vờ hăng hái đấy chứ?" tôi lỡ miệng hỏi, ngạc nhiên bởichính câu hỏi của mình."Một câu hỏi rất hay," cậu ta mỉm cười. "Thường thì không. Tuy nhiên,đôi khi chúng tôi buộc mình phải tự tạo ra sự sôi nổi. Nhưng cũng có nhữngngười không thực sự hào hứng đến vậy, sự hào hứng bên ngoài chỉ là cái vỏche đậy sự thờ ơ bên trong." Anh ta giải thích thành thật."Học như thế có thực sự hiệu quả không?" Itamar hỏi. "Ý tôi là, việc lahét, kích động như thế có giúp cậu nhớ và hiểu vấn đề tốt hơn không?""Thường là có. Ta luôn nhớ tốt hơn trong trạng thái bị kích thích.""Đúng vậy..." Itamar đồng ý. "Đó là lý do tại sao Jerome luôn nhớ têntất cả các cầu thủ của đội Hà Lan."Jerome gật đầu và nhích đến gần Schneiderman. "Cậu thử kiểm tra tôixem nào," hắn vỗ ngực thách thức. "Cứ nói ra một năm bất kỳ nào đó. Thửđi...""Một năm gì cơ?" Schneiderman bối rối, rõ ràng không theo nhịp chủ đềcủa Jerome."Ừ. Cứ nói một năm bất kỳ nào đó, tôi sẽ kể tên của cầu thủ xuất sắcnhất của đội Hà Lan trong năm đó."Schneiderman, trông có vẻ rất tò mò. Cậu rụt vai, hít một hơn thật sâutrước khi bật ra một năm theo lịch Do Thái, "1456."Jerome choáng váng. "1456 hả?" hắn hỏi, giọng cực kỳ bối rối trong khiItamar phá lên cười.Schneiderman, ngạc nhiên trước phản ứng của Jerome và Itamar, nghĩrằng mình chọn một năm hơi khó nên xua tay và tiếp tục, "Vậy thì 1460nhé... hay 61 đi. Cũng chẳng có gì quan trọng lắm," cậu cố đưa ra một câuhỏi dễ hơn cho Jerome."1460 à?" Jerome nhìn sang Itamar."Thật đấy hả," Jerome bật ra. "Năm 1456 là năm quái quỷ gì vậy. Có thểnăm đó nhà tiên tri Elijah cũng tham gia đấy nhưng đội Hà Lan chỉ đá vàothế kỷ XX thôi, chứ có đá vào thế kỷ XIV đâu. Lấy một năm nào đó trongthế kỷ XX đi," Jerome thể hiện sự thiếu hiểu biết về thế giới củaSchneiderman."Được rồi, một năm ở thế kỷ XX nhé, ừm..." Schneiderman đứng lên vànghĩ một lúc. "Được rồi, năm 1908 thì sao?"Jerome nhìn chằm chằm vào cậu sinh viên, ánh mắt sắc như dao găm."Thôi quên đi," Jerome thở dài. Rõ ràng, khoảng cách giữa thế giới củahai người quá lớn."Tôi chắc chắn là anh biết," Schneiderman vẫn cố trấn an Jerome, ngaycả sau khi chúng tôi đã giải thích rằng hồi đó, nếu có môn bóng đá, thì có lẽnó cũng chưa được thịnh hành cho lắm."Dù sao, rõ ràng là anh rất am hiểu về chủ đề đó nhưng anh không muốnthể hiện kiến thức của mình trước tôi," Schneiderman tiếp tục. "Cũng y nhưSolomon vậy," cậu chỉ về phía Hevrutah của mình."Thế các cậu làm thế nào nếu gặp phải những chủ đề không được thú vịcho lắm?" tôi hỏi. "Cậu biết đấy... không phải lúc nào ta cũng có thể hàohứng với mọi chủ đề được.""Những lúc như thế, chúng tôi cố gắng tạo nên sự nhiệt tình nhân tạo, sửdụng giọng nói của mình."Giọng nam trung của Schneiderman – Học bằngcách nói thật to"Đó là sự khác biệt giữa lý thuyết và thực hành," Thầy Dahari nhanhchóng giải thích. "Cách hiệu quả nhất để học tập và làm chủ một vấn đề mớilà trải nghiệm nó một cách chủ động. Ta có thể học được mọi thứ lý thuyết tamuốn về kỹ thuật lái xe, bơi lội hay y học, nhưng chỉ mình lý thuyết khôngthôi thì không thể so sánh được với kinh nghiệm ngồi sau tay lái, lặn ngụptrong một bể bơi hay đứng bên bàn mổ. Thực hiện một công việc giúp ngườita đồng hóa thông tin về lý thuyết tốt hơn. Đó là lý do vì sao học Torah lạikhác so với học những phương pháp khác."Ở những trường học thông thường, sinh viên chỉ ngồi im lặng trong lớpvà lắng nghe giáo viên giảng bài, hoặc ngồi trong thư viện và tìm tòi qua cácsách báo, các đề tài nghiên cứu. Còn trong một trường đạo, sinh viên phải'phun trào' và 'bùng nổ' khi nghiên cứu Torah. Họ sẽ phải sử dụng tất cảnguồn năng lượng của mình, để mọi cơ quan tham gia vào sự học đó – vànhất là phải nói thật to! Có người đã từng nói với tôi rằng bằng cách nói tonhững điều ta học được, ta kích hoạt cả hai bán cầu não và cải thiện khảnăng nhận thức, sự tập trung và trí nhớ."Con người ta thường chỉ dùng thị giác, tức là chủ yếu ghi nhớ mọi điềuthông qua việc đọc. Khi ta nói to lên những điều ta học tức là ta bổ sung mộtgiác quan nữa vào việc ghi nhớ – thính giác. Nó cũng giống như xem TV cótiếng hay tắt tiếng vậy. Học bằng cách nói to thực sự giúp in dấu kiến thứcvào tâm hồn của một người để kiến thức đó sẽ tồn tại trong trí nhớ lâu hơn."Thầy Dahari kết thúc một cách đầy hình ảnh."Thế gào thét như vậy không làm ảnh hưởng đến việc học tập của nhữngngười khác sao?" Jerome băn khoăn."Không chỉ có vậy," Thầy Dahari tiếp tục, không để ý đến câu hỏi củaJerome. "Sau đó, các sinh viên lại quay về các lớp học theo độ tuổi và khảnăng của từng người. Tuy vậy, trong các lớp học, chúng tôi cũng có cách họckhác so với các trường học bình thường một chút. Ở đây, không ai phải giơtay xin phát biểu. Ai muốn hỏi hay nói gì thì cứ đứng lên và phát biểu.Những câu hỏi có thể được hỏi vào bất cứ lúc nào và với bất cứ giáo viênnào, thậm chí cả hiệu trưởng.""Tuyệt vời," Jerome thán phục."Tuy vậy, không phải ai cũng chấp nhận việc đó," Thầy Dahari nói thêm."Có những giáo viên không thích bị làm phiền.""Đó chính là điều lúc nãy tôi vừa muốn hỏi đấy. Làm thế nào mà nhữngâm thanh hỗn độn, sự ồn ào lại không làm ảnh hưởng đến sự tập trung củanhững sinh viên khác?""Cũng có người có thể thấy khó chịu nhưng chắc là họ quen với điều đórồi," tôi xen vào. "Nhưng có một thực tế rất thú vị là nhiều người lại tậptrung hơn trong môi trường xung quanh toàn tiếng ồn ào. Như tôi chẳng hạn.Tôi luôn học ở những quán cà phê. Tôi không thể ngồi trong phòng ở nhà màhọc được. Sự im lặng làm tôi thấy ức chế thần kinh lắm."Jerome cười. "Tớ cũng thế, nhưng ngày xưa, tớ đã được dạy là phải ngồiim ở bàn mà học. Thế nên tớ mới nghĩ đáng lẽ ra là phải như vậy.""Vô lý!" tôi xua tay. "Các lý thuyết về giáo dục luôn thay đổi. Mình phảilàm những gì mình thấy là hiệu quả với mình nhất chứ. Ở trường đại họcHebrew ở Jerusalem, người ta còn tiến hành nghiên cứu và nhận thấy rằngsinh viên tiếp thu thông tin tốt hơn trong những lớp học ồn ào.""Thật không thể tin được," Jerome phấn khích. "Ý cậu là tớ có thể họctrong tiếng nhạc AC/DC sao?""Đừng có nhanh nhảu thế chứ. Tất nhiên không thể là AC/DC được rồi.Cái nhóm nhạc kinh dị đó. Tuy nhiên, nhóm khác thì chắc vẫn được," tôiđùa."Thay vì âm nhạc, anh có thể tìm cho mình một Hevrutah để học chungvà thực hành việc động não," Schneiderman có vẻ khó chịu vì phương pháphọc của anh ta bị đem ra bóp méo. "Dù ở phòng tôi vẫn nghe nhạc khi họcmột mình. Billy Joe.""Thật hả?" Jerome ngạc nhiên. "Cậu được phép nghe Billy Joe hả?""Sao lại không chứ? Ông ấy làm gì sai sao?""Không phải thế. Tôi chỉ nghĩ rằng các cậu không được phép...ừm...nghe...ừm nhạc của chúng tôi," Jerome ấp úng."Anh nghĩ buồn cười thật đấy," Schneiderman ngạc nhiên. "Tuy vậy, cómột Hevrutah vẫn tốt hơn nhiều. Nếu anh không có người học cùng thì cóthể tự học một mình bằng cách nói to lên, đứng trong phòng, đi lên đi xuống,nói với chính mình như kiểu đứng trên bục diễn giả ấy.""Có thể tìm một Hevrutah ở đâu nhỉ?" Jerome bâng quơ. "Đăng quảngcáo trên báo à?""Nếu anh muốn tìm, anh sẽ tìm thấy," Schneiderman kết luận. "Chúng tara ngoài hít thở khí trời chút đi," cậu ta gợi ý.Chúng tôi ra khỏi hội trường và bước vào hành lang náo nhiệt nhưng thậtsự mà nói, thật ngược đời, là nó lại ít ồn hơn nhiều so với trong phòng học.Khi đi xuống cầu thang, Jerome tiếp tục hỏi về mặt thể chất của việc họchành. "Tôi thấy người theo đạo luôn học và cầu nguyện theo một nhịp điệu.Cậu biết đấy, đu đưa chậm rãi. Tại sao lại thế?"Kỹ năng Ben-Gurion – Năng lượng của não bộ"Đó chính là câu hỏi mà nhà vua nước Kuzari đã hỏi Giáo sĩ YehudaHalevi," Thầy Dahari trả lời."Thế câu trả lời là gì?""Nhiều năm sau, ông ấy mới phát hiện ra. Động tác đu đưa giúp làm ấmcơ thể và tăng lượng máu lưu thông. Tuy vậy, thói quen này có một sự khởiđầu khiếm tốn hơn nhiều. Thời đó, chúng ta vẫn còn thiếu những văn bảnkinh Torah nên người ta phải chia nhau để đọc. Vậy nên, một người phải cúixuống để đọc và khi người này ngồi thẳng dậy thì người khác lại cúi xuốngvà tiếp tục đọc, cứ như thế cho đến khi nào xong thì thôi."Người ta đã chứng minh được rằng cử động của cơ thể giúp cải thiệnkhả năng suy nghĩ và học tập. Sẽ tốt hơn nếu đứng học hoặc vừa đi vừahọc.""Nhưng sao lại thế?" Jerome thắc mắc."Có hai lý do," Itamar trả lời. "Cử động đu đưa giúp thiết lập mộtnhịp điệu làm cho con người tập trung và gia tăng lượng oxy lên não.Nguồn oxy bổ sung này làm tăng khả năng suy nghĩ một cách rõ ràng.""Cậu nói sao cơ? Tức là nếu tớ ngồi thì não tớ sẽ nhận được ít oxy hơnà?" Jerome đùa."Thực tế là đúng vậy. Và không chỉ lúc cậu ngồi đâu. Lượng oxy trongkhông khí đã giảm đáng kể trong vòng vài trăm năm qua do hậu quả của ônhiễm môi trường. Ngày nay, lượng oxy trong không khí ở các khu đô thị đãgiảm đáng kể so với thời điểm đầu thế kỷ XX. Đó là lý do tại sao nhiềungười dân thành thị lại bị những chứng như đau đầu, dị ứng, uể oải và cáccăn bệnh khác. Tất cả những điều này đều tác động đến khả năng tập trungchú ý và suy nghĩ của con người ở một mức độ nhất định. Để suy nghĩ hiệuquả hơn, con người cần đến nhiều oxy trên não hơn mà một trong nhữngcách rất tốt để tăng lượng oxy là vận động cơ thể như đi lại, đứng lên ngồixuống, bơi lội. Một số người còn gợi ý nên trồng cây chuối trước khi bắt đầuhọc bài.""Giống bức ảnh nổi tiếng chụp cựu Thủ tướng Israel David Ben-Gurionở bờ biển," tôi bổ sung."Chính xác. Và nhìn ông ấy mà xem, một nhà lãnh đạo kiệt xuất. Tất cảlà nhờ ông ấy thường xuyên trồng cây chuối đấy.""Thật tệ là chẳng có điều luật nào yêu cầu các vị thủ tướng chính phủtrồng cây chuối trước khi bắt đầu ngày làm việc của mình," Jerome gợi ý."Đất nước có thể đã khác đi rất nhiều nếu có điều luật như thế. Mà thực ra,tốt nhất là cứ để họ trồng cây chuối cả ngày đi. Như thế, họ sẽ ít gây hại chođất nước hơn."Tất cả chúng tôi đều tìm chỗ ngồi khi ra đến khoảng sân nhỏ trong khuônviên trường, chỉ có Jerome vẫn đứng."Cậu có biết là Einstein đã nghĩ ra thuyết tương đối trong khi đang đi đilại lại không?" Itamar nói."Hình như đã có lần cậu nói với bọn tớ rồi.""Thế các cậu có biết là Victor Hugo đã viết Những người khốn khổ trongkhi đứng không?""Thật à?""Còn Mozart soạn ra nhiều bản nhạc trong khi đi dạo. Beethoven thì đổnước đá lên đầu trước khi ngồi vào cây đàn để bắt đầu sáng tác."Schneiderman rút từ trong túi áo ra một bao thuốc lá và mời chúng tôi."Cái gì cơ, các cậu được hút thuốc nữa hả?' Jerome lấy một điếu và đưalên môi.Cậu sinh viên gật đầu, lấy bật lửa và châm thuốc. "Chỉ ở bên ngoài nàythôi," cậu trả lời, không biết ý Jerome hỏi là chung chung, chứ không phải làở đâu."Họ có thể hút thuốc, miễn là không hít vào," tôi đùa."Thật sao?""Không," tôi trả lời cụt lủn, mặt chẳng biểu lộ cảm xúc gì. Jerome tộinghiệp trông bối rối khủng khiếp. "Họ được phép hút thuốc," tôi giải thích."Họ nghe Billy Joe. Thế đấy.""Vậy, xin nhận lấy lời xin lỗi của tôi," Jerome nói, có vẻ khó chịu. "Tôikhông biết cậu có tin không nhưng cậu là người theo đạo chính thống đầutiên mà tôi tiếp xúc trong suốt cuộc đời mình.""Đó chính là một trong những vấn đề lớn nhất của đất nước Israel này,"Itamar thởi dài. "Nếu không có cuộc thí nghiệm nho nhỏ của chúng ta, có khicậu sẽ sống hết cuộc đời mình mà không được nói chuyện với một ngườitheo đạo chính thống mất. Đó là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhấtcủa hệ thống giáo dục."Thầy Dahari gật đầu đồng ý. Schneiderman hơi cúi thấp đầu và thì thầm,"Chúng ta đều cùng có chung những tội lỗi, ở một khía cạnh nào đó." Anh tangẩng đầu lên, nheo nheo mắt. "Rất nhiều người trong cộng đồng đạo chínhthống sợ những ảnh hưởng đầy tính cám dỗ của thế giới bên ngoài. Nhữngcám dỗ đó có thể dễ dàng áp đảo những người người không có bản lĩnh. Mộtngười nhận thức rõ ràng được những lỗi lầm của mình có thể tận hưởngnhững điều tốt đẹp từ thế giới của các anh trong khi vẫn tránh xa được nhữngđiều xấu xa." Cậu ta đập nhẹ điếu thuốc, để tàn rơi đầy xuống nền đất.Jerome hít một hơi và khoanh tay lại. Mặc dù chúng tôi ngồi dưới bóngrâm nhưng trời vẫn rất nóng bức, mùi mồ hôi ngột ngạt trong không khí."Có ai muốn uống gì đó không?" Jerome chỉ về phía chiếc quán nho nhỏở góc sân."Chính xác là các anh đang nghiên cứu về vấn đề gì vậy?" Schneidermanhỏi sau khi Jerome đã ghi lại những đồ uống mọi người muốn gọi và đi vềphía quán. Itamar giải thích rõ hơn. Khi cậu ta nói về cuộc thí nghiệm củachúng tôi, một suy nghĩ bỗng nhiên nảy ra trong đầu cậu ta.Nghĩa vụ phải vui vẻ – Nguyên tắc của đức tin"Nguyên tắc chủ đạo của phong trào Hasidic là gì?" Itamar quay sangthầy Dahari.Vị giáo sĩ luồn tay qua bộ râu trong lúc tìm những từ ngữ thật chính xácđể trả lời."Hasidic là một phong trào tôn giáo được khởi xướng vào thế kỷ XVIIbởi giáo sĩ Ba'al Shem Toy. Ông cho rằng Đức Chúa thật sự muốn lòng tậntâm, đức tin hơn là những kiến thức sâu sắc về Kinh thánh. Chỉ bằng đức tinxuất phát từ tâm hồn con người mới thực sự đến gần Người hơn.""Vậy, ông nghĩ, làm sao mà phong trào này thu hút được nhiều ngườiđến vậy?""Tôi cho rằng đơn giản là nó đã cho tất cả mọi người Do Thái cơ hộiđược trải nghiệm Chúa qua đức tin. Ta không cần phải là một học giả Torahvĩ đại mới có thể đạt đến mức độ thỏa mãn về tinh thần cao như thế.""Nói cách khác, ta có thể nói rằng phong trào Hasidic đã làm tăng giá trịbản thân của mỗi người Do Thái, nhất là những người không phải nghiêncứu chuyên sâu như các học giả. Mà cho đến thời kỳ đó thì cách duy nhất đểmột người có thể trải nghiệm Đức Chúa là phải có một kiến thức thật sâurộng về luật lệ Do Thái. Vậy, để đơn giản, ta có thể nói, phong trào Hasidicđã mang đến cho những người không có thời gian, sức lực để theo đuổi việchọc hành hay những người không được sinh ra với sự sắc sảo của các học giảmột cách để đến gần Người hơn.""Cũng có thể nói vậy," vị giáo sĩ xác nhận."Vậy chính xác là họ làm thế nào để đạt đến mức độ thành tâm như thế?""Bằng niềm say mê, hạnh phúc chân thành. Các cậu đã bao giờ thấynhững người Do Thái dòng Hasidic cầu nguyện chưa. Họ gào thét, dậmchân, vỗ tay, nhảy múa ầm ĩ và náo động. Đến tận ngày nay, có nhiều ngườivẫn phản đối Hasidic bởi vì đôi khi những môn đệ của phong trào này đi quáxa. Chẳng thiếu gì những câu chuyện về môn đệ Hasidic nhảy múa, nhào lộnhay chạy như điên ngoài đường phố. Mục đích của họ là đạt đến trạng tháixuất thần, niềm sung sướng ở mức độ đỉnh điểm.""Thật thú vị," Itamar thể hiện sự hài lòng. "Nhưng nếu một môn đệHasidic trải qua một ngày tồi tệ với tâm trạng không tốt thì sao? Làm saoanh ta có thể bắt mình hào hứng được?""Tôi không hiểu câu hỏi của cậu lắm," vị giáo sĩ nói."Tôi vừa nhớ lại một câu mà Schneiderman đã nói. Cậu ta bảo sẽ tự đặtmình vào trạng thái nhiệt tình nhân tạo," Itamar nhớ lại.Vị giáo sĩ mỉm cười và gật đầu. "Đúng vậy, những điều Schneidermannói hoàn toàn chính xác. Đơn giản là người đó sẽ tự đặt mình vào một tâmtrạng... nói thế nào nhỉ. Cơ thể con người như một thứ động cơ, ta khởi độngở số một và cuối cùng về số năm. Những cử động nhất định của cơ thể tronglúc nghiên cứu, học tập sẽ từ từ nâng con người lên cho đến khi đạt đến trạngthái hoàn toàn say mê. Khởi đầu thật chậm rồi dần dần lên đến mức caonhất.""Ngày nay, chúng ta biết rằng cách suy nghĩ của một người có thể tácđộng đến hành vi và mức độ thành công của người đó," Itamar khoanh tay."Một cách tiếp cận tích cực sẽ mang lại những kết quả tích cực trong khi mộtcách tiếp cận tiêu cực sẽ dẫn đến những kết quả tiêu cực. Bây giờ, chúng talại biết thêm rằng điều ngược lại cũng đúng – hành động của ta, tức lànhững cử động của cơ thể, cũng có tác động đến cách suy nghĩ của ta.""Vậy tớ đã làm gì sai à?" Jerome quay trở lại và nghe được câu cuốicùng của Itamar."Bọn tớ có nói về cậu đâu," tôi trấn an hắn."Sao lại không?" hắn có vẻ thấy bị xúc phạm khi đưa đồ uống cho mọingười."Bọn tớ đang nói đến mối liên hệ giữa cử động của cơ thể, trạng thái tìnhcảm với cách suy nghĩ của một con người, thứ này xuất phát từ thứ kia, tácđộng qua lại lẫn nhau."Jerome đứng ngay như tượng. "Tớ sợ mình đã cử động sai mất rồi. Tớ cónên đưa đồ uống lại từ đầu không nhỉ? Có lẽ là bớt nhiệt tình đi một chút..."hắn cười toe toét."Bọn tớ đang nói đến những người Do Thái Hasidic mà," Itamar gắtgỏng. "Khi cậu muốn làm ai đó thấy thoải mái, hãy đề nghị người đó thayđổi tư thế." Itamar quay trở lại chủ đề ban nãy. "Đầu ngẩng, lưng thẳng, mắtnhìn thẳng. Không phải khẩu hiệu đâu, đó là một thực tế về mặt sinh lý họcđấy!"Itamar đứng dậy và ra hiệu cho Jerome. "Đây, cậu thử nhé... làm theo lờitớ," cậu ta bắt đầu. "Để tay ra hai bên sườn."Jerome bỏ cốc nước xuống, thẳng người lại và để tay sang hai bên."Tốt. Bây giờ, ngẩng đầu lên và nhìn lên ngọn cây."Jerome làm theo."Cười đi."Jerome, có vẻ thích thú trò này, làm ngay."Rồi, nói to nhé, vẫn cười nguyên như thế, 'Tôi thấy thật kinh khủng.Tâm trạng tôi đang rất tệ hại.'"Jerome nuốt nước bọt, hít một hơi thật sâu để giữ nguyên nụ cười trênmôi, và trong lúc duy trì cái miệng cười, hắn cố mở miệng, "Tôi thấy thậtkinh..." rồi phá lên cười."Thấy chưa," Itamar cười. "Cậu không làm được đâu.""Không thể làm được," Jerome thở trong lúc lấy tay lau nước mắt."Tâm trạng cậu không thể tồi tệ được nếu cậu buộc mình phải giữ cơ thểở một tư thế vui vẻ và một phong cách lạc quan. Mọi sự thay đổi về sinh lýđều dẫn đến thay đổi về tinh thần," Itamar nhấp một ngụm nước."Tớ không tự nghĩ ra cái đấy đâu," cậu ta tiếp tục. "Có một số học thuyếtđã nói về vấn đề này. Khi trạng thái về thể chất đi xuống thì mức độ nănglượng và khả năng suy nghĩ cũng đi xuống theo. Điều ngược lại cũng đúng –khi ta thấy vui vẻ, bay 'trên tầng mây thứ chín' như người ta vẫn nói, thìtrạng thái đó cũng ảnh hưởng đến cách suy nghĩ của ta.""Những cử động trong khi học tập hay cầu nguyện không chỉ giúp tậptrung và gia tăng lượng oxy lên não mà còn cải thiện tâm trạng và làm toànbộ quá trình học tập hiệu quả hơn. Nói cách khác, để học hành và suy nghĩmột cách hiệu quả, ta phải có tâm trạng thật tốt," cậu ta kết luận."Bạn phải sống vui vẻ," Jerome hát toáng lên, "bạn phải sống, phải sốngthật vuiiiii...""Một bài hát rất hay," Itamar nhận xét. "Đúng là tớ chưa bao giờ nghĩđến bài hát đó. Bạn phải sống vui vẻ. Không phải là 'Bạn cần sống vui vẻ'hay 'Bạn nên sống vui vẻ.' Bài hát đó nói rõ rằng 'Bạn phải sống vui vẻ.'PHẢI. Thật chính xác. Người Do Thái phải sống vui vẻ. Chúng ta không cólựa chọn nào khác." Cậu ta ngồi xuống và ngẫm nghĩ.Thầy Dahari rút ra một cuốn sách màu đỏ được trang trí bằng những hìnhvẽ rất đẹp và bắt đầu lật các trang sách. Ông dừng lại ở một trang và mỉmcười. "Cần gì đến những dự án nghiên cứu lớn lao chứ, khi chúng ta cónhững lời khuyên sáng suốt của giáo sĩ Nahman ở thế kỷ XVI?" Ông đưacuốn sách cho Itamar."Cái gì vậy?" Itamar hỏi."Một cuốn sách về đạo đức của giáo sĩ Nahman. Đọc trang đó đi."Itamar hắng giọng. "Những điệu nhảy và những cử động của cơ thể sẽđánh thức niềm vui trong bạn. Và khi bạn càng vui vẻ thì khả năng trí tuệcủa bạn càng trở nên vững chắc.""Tuyệt vời," Itamar xoa trán. "Đây chính là điểm mấu chốt của những gìtôi vừa nói.""Chú ý một điểm nữa," thầy Dahari nói trong lúc mở một trang khác vàđưa cho Itamar xem. 'Nói to giúp tạo nên sự hào hứng và sản sinh ra sứcsống trong tất cả các cơ quan của cơ thể.' Nó cũng dẫn ta đến điều căn bảncủa toàn bộ quá trình – nói to. Cuộc thảo luận của chúng ta đã bắt đầu ởchính điểm này.""Tôi xem lại cuốn sách một chút được không?" Itamar hỏi với bản năngcủa một người vừa khám phá ra một điều gì đó thật vĩ đại. Cậu ta lật lật cáctrang sách."Cậu cứ cầm đi. Tôi còn một bản nữa ở nhà."Schneiderman đứng dậy tìm thùng rác để bỏ vỏ lon soda. Không tìm thấynên anh ta để nó lên tường và lấy tay lau miệng. "Điều ngược lại cũngđúng," anh ta lẩm bẩm. "Sự giận dữ, nỗi sợ hãi, nỗi lo lắng và những tácnhân tiêu cực khác cũng làm hạn chế khả năng trí tuệ của con người.""Về tâm lý mà nói thì có thể giải thích cho thực tế đó được không?" tôithắc mắc."Chắc chắn là có chứ," vị giáo sĩ trả lời. "Sự tức giận dẫn đến chứng hayquên bởi vì nó làm người ta trải qua nỗi đau và sự mất cân bằng về tâm lý.""Mất cân bằng về tâm lý?""Khi một người tức giận thì linh hồn người đó rời khỏi cơ thể và đểnguồn năng lượng bên ngoài chiếm chỗ nó. Sự giận dữ làm hại đến linh hồnvà biến cuộc sống của một người thành địa ngục trần gian.""Ta không thể suy nghĩ một cách logic hay hiệu quả trong khi đang giậndữ," Itamar nhận xét. "Đã ai bảo cậu đừng nói chuyện với người khác tronglúc giận dữ mà hãy chờ đến lúc cái đầu nguội bớt chưa?" cậu ta hướng câuhỏi về phía Jerome."Chưa," hắn trả lời, mặt tỏ vẻ thờ ơ. "Chẳng việc gì phải làm thế. Tớchẳng bao giờ mất bình tĩnh với ai." Jerome chắp tay, nhìn lên trời, nở mộtnụ cười ngây thơ vô tội."Ừ, phải rồi," tôi cười. "Thậm chí cả khi Hà Lan thảm bại trướcArgentina." Tôi vỗ vai hắn khi hắn nhớ lại nỗi bực dọc của mình về kết quảtrận đấu mà chúng tôi cùng xem với nhau.Jerome đứng im và rít một hơi mẩu thuốc lá còn lại, giờ đã không cònchút nicotine nào nữa. "Những cái tên đó sẽ mãi mãi bị xóa khỏi lịch sử."Tôi tiếp tục kể chuyện cầu thủ người Argentina BatistotaBatistuta đã làmJerome nổi điên đến mức nào. Hắn càng ngày càng kích động theo diễn biếncủa câu chuyện tôi kể. Nếu có một điều làm Jerome cáu tiết nhất thì đó lànhững trận thua cay đắng của đội bóng mà hắn yêu thích. Sau khi kết thúcmàn tra tấn của mình, tôi đặt tay lên vai hắn."Nào, Jerome, bây giờ nói cho Joseph Hayim Schneiderman biết đội hìnhtoàn sao của Hà Lan năm 1977 đi nào.""Tớ không thích," hắn lẩm bẩm."Cậu không thích hay không thể nào?""Này... thôi đi mà!" Giọng hắn thay đổi, không còn vẻ tức giận nữa."Được rồi, thế thì nói đi."Jerome hít sâu và liệt kê tên các cầu thủ bằng giọng rất ngoan ngoãn."Hanne Hagary, Rob Rensenbrink, Van Der Kerkhof... cậu vừa lòng rồi chứhả?""Thế tên đầu của Van Der Kerkhof là gì?" tôi hỏi."Tớ không thích nói với cậu," hắn mất kiên nhẫn."Thôi mà. Nói đi," tôi bình tĩnh năn nỉ hắn.Rõ ràng là hắn đang cố nhớ nhưng hình như cái tên vẫn không chịu hiệnra trong tâm trí hắn.Tất cả chúng tôi ngồi im lặng. Jerome cố nhớ lại nhưng cuối cùng đànhchịu bó tay. "Được rồi. Lúc này tớ không nhớ ra. Cậu vui rồi chứ hả??"Cũng hơi hơi rồi," Itamar cười. "Tất cả mọi người ở đây đều chắc chắnlà cậu biết câu trả lời. Chỉ là cậu không thể nhớ ra được khi cậu đang bựcmình thôi, đúng không? Đó chính là vấn đề đấy.""Nói cách khác, không nên học khi đang trong tâm trạng khó chịu. Đầutiên, phải lấy lại bình tĩnh đã, cho dù cậu chẳng bao giờ cần đi chăng nữa,"tôi trêu hắn, một chuyện mà lúc nào tôi cũng rất giỏi.Jerome vặn nắp chai, và khi tôi vừa kết thúc câu nói trêu hắn, hắn túmlấy tay tôi và rót nước xuống đầu tôi. "Tớ không phải là người cần làm mátlại đâu, cậu mới cần ấy!"Mọi người cùng cười."Tớ chỉ định giúp cậu tăng oxy lên não bằng phương pháp củaBeethoven thôi mà." Hắn cười khoái trá.Jerome lại ngồi xuống chỗ bức tường. Tôi lau nước trên mặt và vẩy chokhô chiếc áo đi.Điều này làm tôi nhớ đến ông bác Abraham của tôi. Ông là một trongnhững người bình tĩnh nhất mà tôi từng biết. 'Nếu bực mình mà tốt,' ông vẫnhay nói, 'thì tôi sẵn sàng ngày nào cũng bực mình.' Mỗi lần có chuyện gì đókhiến tôi cáu, tôi đều nghĩ đến câu nói đơn giản đó của bác.Itamar, theo thói quen, rút cuốn sổ ra, vừa ghi vừa nói."Bí quyết học tập trong các trường đạo: học với một Hevrutah, học bằngcách nói to và học trong khi cử động một cách vui vẻ.""Và nghe nhạc của Billy Joe trong lúc hút thuốc Newport nữa chứ,"Jerome bổ sung. "Hay có lẽ tốt hơn là Malboro?""Thực ra, tốt hơn hết là không nên hút thuốc." Thầy Dahari nói, mặc dùông thừa biết là Jerome chỉ đùa thôi. "Thuốc hạn chế hiệu quả học tập.""Chúng tôi có một nguyên tắc nữa mà có thể anh muốn ghi lại."Schneiderman gợi ý. "Theo ý tôi thì nguyên tắc này thậm chí còn quan trọnghơn."Schneiderman – người chinh phục – Bí quyết củasự sáng suốtHầu hết mọi người đều thích thể hiện hiểu biết của mình trước mặt ngườikhác. Tôi cũng vậy khi tôi học chung với Hevrutah của tôi. Đối với tôi, cảmgiác cần phải ngắt lời người bạn học và soi sáng cậu ta bằng những sáng kiếncủa mình là một điều rất bình thường, nhất là khi tôi tin tưởng rằng điều tôicần phải nói có tầm quan trọng lớn lao, sâu sắc. Tôi được nhận vào học tạitrường đạo này bởi vì tôi được coi là người có khả năng chia sẻ kiến thức vớingười khác. Mặc dù vậy, ngày đầu tiên tại trường, thầy hiệu trưởng đã kéotôi ra một bên và nhắc tôi nhớ điều mà các nhà hiền triết đã nói, "Mọi sựhuênh hoang, cho dù anh ta thật sự thông minh đi nữa – đều khiến sự sángsuốt rời bỏ anh ta."Lúc nào cũng phải nhún nhường.Thầy Dahari gật đầu xác nhận. Rõ ràng là ông rất thích nghe cậu sinhviên xuất sắc này phát biểu."Thầy Hanina so sánh việc nghiên cứu Torah với nước," Schneidermannói tiếp. "Nước luôn chảy từ nơi cao xuống nơi thấp. Cũng tương tự như thế,một người biết khiêm tốn thì sẽ học được nhiều điều mới mẻ. Nếu ta nghĩrằng mình biết mọi thứ thì ta sẽ không học được những điều mới mẻ vàkhông bao giờ xem xét lại những cái đã biết. Trong bất cứ trường hợp nào,khi đó 'sự sáng suốt sẽ từ bỏ ta.'"Tuy vậy, người khiêm tốn và nhún nhường không quan tâm đến nhữngđiều mà người khác nghĩ về mình và cũng chẳng cần phải chứng tỏ mình.Mối quan tâm lớn nhất của người đó là lắng nghe và học hỏi những điềumới mẻ.""Chiếc khiên bảo vệ cho sự sáng suốt chính là sự im lặng," Itamar nói."Chính xác!" Schneiderman thốt lên.Itamar lại mở tập giấy và viết.Chúng tôi tiếp tục trò chuyện về cuộc sống tại trường đạo, các mối quanhệ tôn giáo và những vấn đề liên quan khác cho đến khi Joseph HayimSchneiderman phải quay về trường. Chúng tôi tạm biệt, mong sẽ có cơ hộigặp nhau vào một lần khác."Các cậu gặp cậu ta không phải do tình cờ đâu," Thầy Dahari nói. "Tôiđã xin phép hiệu trưởng trường để cậu ta được gặp các cậu lần nữa.""Cảm ơn thầy," Itamar trả lời. "Chúng tôi rất muốn gặp lại cậu ấy, vàchúng tôi thực sự cảm kích vì sự giúp đỡ của thầy.""Tôi cũng muốn tham gia cùng các cậu vào lần sau." Ông gật đầu."Schneiderman không biết mình nổi tiếng đến mức nào đâu. Cậu ta được coilà một người có đầu óc phi thường. Ở một khía cạnh nào đó, người ta chorằng cậu ta được ban cho một trí nhớ đáng kinh ngạc. Mặc dù tôi có biết mộtvài phương pháp mà cậu ta sử dụng, tôi vẫn muốn các cậu tìm hiểu cách cậuta dùng những phương pháp đó một cách sâu hơn. Thêm nữa, tôi cho rằngcậu ta cũng sẽ học được nhiều điều từ các cậu.""Sẽ rất thú vị đây," tôi nói."Đúng vậy," ông gật đầu. "Đó sẽ là một buổi động não về các phươngpháp ghi nhớ. Tích hợp các phương pháp hiện đại với những phương pháptruyền thống của người Do Thái mà các nhà hiền triết xưa đã sử dụng. Tất cảchúng ta đều sẽ học học được nhiều thứ, và cậu, Jerome ạ, cậu có thể rút rađược những điều bổ ích cho mục tiêu mà cậu đang theo đuổi.""Tuyệt vời," Itamar thốt lên."Một sáng kiến vĩ đại," tôi nói thêm."Tôi sẽ mang vài chiếc đĩa CD của Billy Joe và Mordecai Ben-DavisVerdiger đi. Như thế, chúng ta có thể kết hợp truyền thống với hiện đại đểtạo ra hiệu ứng hoàn hảo," hắn đùa. "Tôi sẽ mang cả đĩa của Scorpions nữa.""Là ai thế?" vị giáo sĩ hỏi."Đó là một ban nhạc rock, tôi sẽ bật cho thầy nghe khi tôi muốn xua hếtmọi người đi.""Sao chúng ta không gặp nhau ở Café Ladino nhỉ?" tôi gợi ý.Vị giáo sĩ luồn tay vào bộ râu. "Chỗ đó có chứng nhận kosher(22)không?""Thầy hỏi kiểu gì vậy?" Jerome hành động như thể câu hỏi đó xúc phạmđến hắn ta lắm vậy. "Fabio là một tay cuồng truyền thống. Tôi đã thấy nhiềungười theo đạo ngồi ở đó rồi.""Ai cấp chứng nhận kosher cho quán đó?" vị giáo sĩ vẫn khăng khăng."Đó là chứng nhận kosher Glatt," Itamar trấn an ông."Đúng rồi. Chỗ đó là siêu siêu cực kosher luôn," Jerome lảm nhảm. "Cáichứng nhận đó giống cái mà Giáo chủ của Israel treo trong bếp đấy."Vị giáo sĩ cười phá lên và vỗ vai Jerome. "Cậu đúng là một anh chàngđộc nhất vô nhị đấy Jerome ạ."11HỌP NHÓM VỀ SỰ CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CỦA JEROMEPhần 1: Các phương pháp tăng khả năng tập trungvà tiếp thu kiến thứcSchneiderman, đi cùng với thầy Dahari và Itamar, hôn lên chiếc bùa ởlối vào quán Café Ladino. Cậu giữ chặt ve chiếc áo vest màu đen. Người nàonhìn thấy cậu cũng có ấn tượng rằng có điều gì đó đang làm cậu bối rối. Sựxuất hiện của một học giả trẻ ở một nơi khác hẳn khung cảnh tự nhiên, gầngũi với cậu khơi dậy sự tò mò của những người khách trong quán. (Nhữngsinh viên trường đạo rất ít khi vào quán cà phê cùng với những người DoThái không mộ đạo khác.)Fabio vui mừng đón tiếp những vị khách của mình và dẫn mọi người đếnmột chiếc bàn gỗ ở góc sân, nơi Jerome và tôi đang ngồi đợi. Chúng tôi đứnglên bắt tay nhau."Một nơi rất đẹp," Thầy Dahari buông lời khen trước khi quay sangFabio và bày tỏ mong muốn được xem giấy chứng nhận kosher của quán.Fabio chạy vào bếp và trở lại với một tờ giấy đã được lồng khung. Vị giáo sĩxem xét một hồi và gật đầu hài lòng."Cậu thấy sao, Joseph Hayim?" Jerome hỏi cậu sinh viên. "Cậu đã từngthấy nơi nào đẹp hơn nơi này chưa?"Schneiderman cười ngượng. "Nói thật, tôi không hay đến quán cà phêlắm, nhưng chỗ này có vẻ rất dễ chịu."Chúng tôi cùng ngồi xuống và chăm chú nghiên cứu thực đơn."Mọi người có muốn tôi giới thiệu một chút về các món đặc biệt củaquán không?" Fabio hỏi, anh ta vẫn đứng bên bàn chúng tôi."Món đặc biệt hả?" Jerome ngỡ ngàng. "Ở đây có món đặc biệt từ khinào vậy?"Fabio cười, coi như không nghe thấy câu đùa của Jerome."Hôm nay chúng tôi có rau bina cuộn vỏ bánh filo, mì pasta sốt ô liu đenvà hạt tiêu, sung nhồi kem kaymak, mật ong và hồ trăn. Tất cả đều được chếbiến trong căn bếp thuần đạo của tôi.""Cậu thích thử món gì?"Schneiderman, có vẻ vẫn hơi thiếu thoải mải, chỉ gọi một cốc nước màcũng nói lắp."Một cốc nước! Sự lựa chọn hoàn hảo!" Jerome kêu lên hào hứng."Fabio, anh bạn tốt của tôi ơi, hãy mang đến cho chàng trai trẻ này một cốcnước và tính vào hóa đơn của tôi nhé.""Anh tốt bụng quá," Fabio cười."Cậu có thể gọi món gì đó để ăn." Vị giáo sĩ cố gợi ý để cậu sinh viênlựa chọn.Fabio ghi lại những thứ mọi người gọi và quay đi. Itamar nói choSchneiderman nghe về quán Ladino, về Fabio và những điều đặc biệt củaquán. Schneiderman im lặng lắng nghe, thỉnh thoảng xen vào một vài câuhỏi rồi lại im lặng. Nơi này và cả khung cảnh này đều lạ lẫm với cậu; cậuthấy khó thư giãn."Vậy, nhà trường cho phép cậu ra ngoài vài tiếng hả?" Jerome hỏi."Vâng," cậu lẩm bẩm. "Thầy nói đây là một lý do chính đáng để rangoài.""Jerome đã bắt đầu việc học của mình," tôi nói. "Và cậu ấy đang phải đốimặt với một vấn đề không biết nên làm thế nào. Cậu ấy vừa muốn học thànhtài nhưng lại không muốn học quá nhiều và phải đánh đổi bằng thời gian chonhững lần ngồi quán cà phê hay đi loanh quanh mỗi chỗ một tí.""Đúng vậy đó," Jerome xác nhận. "Chẳng hạn, nếu tôi mà ngồi đây họcđược, ở Café Ladino này, thì thật là lý tưởng." Hắn tựa người vào ghế và thởdài thườn thượt.Bàn cà phê hay bàn làm việc – Điều kiện học tập lýtưởngSchneiderman mỉm cười và nhìn xuống sàn. Sau đó, cậu ngẩng đầu lênnhìn thầy Dahari, quay sang Jerome và nói, "Vậy anh cứ làm thế đi, có saođâu." Cậu nhìn sang vị giáo sĩ một lần nữa để tìm kiếm một dấu hiệu của sựđồng tình. Mặc dù ông thầy không có ý kiến gì với cậu sinh viên của mìnhnhưng ông ra hiệu cho cậu cứ nói tiếp.Schneiderman ngồi thẳng lên để nhận lấy trách nhiệm vừa đặt lên vaimình. "Trong cuốn Naviot Hochma có đoạn viết, 'Một người không thể họctại một nơi mà trái tim người đó không mong muốn.' Mỗi người đều có tráchnhiệm phải tự quyết định mình có thể học tập và ghi nhớ tốt nhất trong hoàncảnh nào, bằng cách thức nào và tại thời điểm nào. Đó chính là cách học củanhững nhà hiền triết danh tiếng." Cậu kết thúc bài diễn văn ngắn của mìnhrồi lại im lặng lần nữa."Trong cuốn 'Trí nhớ và tính hay quên,'" thầy Dahari phá vỡ sự im lặng,"Yehuda Hayman đã giải thích điều chúng ta vừa bàn đến, đối với nhữngngười đã quen học giữa khung cảnh hỗn loạn, náo động và tất cả những cơnđịa chấn trong căn nhà của mình thì sự ồn ào đó không còn ảnh hưởng đếnsự học mà họ đang theo đuổi nữa. Mặt khác, lại có những người nhất thiếtphải thiết lập sự im lặng, tĩnh mịch và êm đềm trong nhà. Có những ngườingồi xuống đâu cũng học được nhưng lại có những người muốn học đượcnhất thiết phải có bàn, có ghế đàng hoàng."Có lần tôi đã đọc ở đâu đó về lời khuyên của một học giả Do Thái rằngnên ngồi học bên bờ sông bởi vì sự thanh bình của nơi đó có thể hỗ trợ khảnăng ghi nhớ của ta. Chúng ta cũng đã nói đến việc phải học với lòng mongmuốn, học trong sự vui vẻ. Nói tóm lại, điều Joseph Hayim nói rất đúng bởivì ta nên học ở một nơi mà cả trái tim và tâm hồn ta đều mong muốn.""Sông nào ấy nhỉ?" Jerome hỏi."Tôi cũng không rõ lắm. Chắc là ở châu Âu," ông trả lời."Tôi nghĩ, không học kiểu đó được đâu... bởi vì nếu mang sách vở ra bờsông Amazon mà ngồi với một con cá sấu nhìn chằm chằm vào sách và mộtcon sư tử săm soi xem ta đang đọc trang nào thì cũng hơi hãi đấy," hắn đùa."Nhưng có một chuyện tôi muốn hỏi cậu, Joseph Hayim à," Jerome giơ ngóntay lên, nhắm mắt lại và tập trung tư tưởng. "Mà tiện thể, cậu có cái tên nàongắn gọn hơn để gọi không? Đến lúc nói xong từ 'Joseph Hayim' thì tôicũng quên khuấy mất mình định nói gì rồi.""Vậy anh có thể gọi tôi là Josik cũng được. Bạn bè tôi thỉnh thoảng vẫngọi thế.""Josik! Tuyệt. Thế có phải đơn giản hơn bao nhiêu không! Mà thôi,chuyện tôi định hỏi là...ừm...tại sao cậu không học trong quán cà phê,chẳng hạn thế?"Mắt cậu sinh viên mở to đầy ngạc nhiên. Rõ ràng cậu chưa bao giờ có ýtưởng đó. Cậu nhìn lên trời, khoanh tay và ngẫm nghĩ."Tôi thích học trong trường đạo," cậu trả lời đơn giản. "Ở đó, tôi cảmthấy thoải mái. Không khí ở đó rất tốt cho việc học và nói thật là tôi khôngthích học một mình.""Cậu ấy nói có lý đấy," vị giáo sĩ nhận xét. "Không nên học một mình vàtách biệt, như thế không tốt bởi vì nó dễ sinh ra tính lười nhác và nảy sinhnhiều cám dỗ.""Cám dỗ tức là sao?" Jerome hỏi."Phải rồi, chắc chắn là thế," tôi lên tiếng. "Cậu không biết có câu nói'Chỉ hai phút thôi' sao?""Là sao?""Cậu ngồi vào bàn học, một mình trong phòng với những cuốn sách vàrồi... nghỉ hai phút thôi, chộp lấy thứ gì đó trong tủ lạnh bỏ vào miệng... chỉmười phút thôi, xem thời sự, cập nhật tin tức nóng bỏng một tí... chỉ mộtgiây thôi, gọi điện cho cô bạn xem tình hình cô nàng thế nào. Đó là nhữngcám dỗ mà thầy Dahari muốn nói tới.""Và những cám dỗ đó thường phát sinh khi ta ở nhà một mình," Itamarbổ sung. "Chính vì thế mà có một 'Hevrutah' là rất tốt. Ngoài động cơ họctập chung và khả năng động não hiệu quả, ta còn có một thứ nghĩa vụ, nếukhông phải với chính mình thì ít nhất cũng là với người bạn học chung. Ta sẽkhông dễ dàng đầu hàng trước những cám dỗ, bỏ cuộc hay cho phép mìnhdừng lại để làm những việc linh tinh khác.""Vậy, học ở quán cà phê có lợi gì chứ?" Jerome thắc mắc."Đầu tiên, cậu đâu có ở một mình," tôi trả lời. "Cậu đâu phải chịu cáicảm giác bị bó chân ở nhà, rầu rĩ và đau khổ trong khi người khác tưng bừngở bên ngoài, chính cậu cũng đang vui chơi đấy chứ. Cậu ngồi trong một quáncà phê, xung quanh đầy người và cậu đang ở một nơi mà cậu muốn, chínhnơi mà cậu đã mơ tưởng tới khi phải ngồi chết dí trong phòng mình. Thứ hai,như thầy Dahari nói đấy, cậu không phải đối mặt với bất cứ cám dỗ nào...không có TV cũng chẳng có tủ lạnh để mà quyến rũ cậu. Chỉ có cậu và táchcà phê mà cậu sẽ phải thanh toán trong khi đó cậu lại chẳng muốn đứng dậy,đi loanh quanh làm gì bởi vì nếu thế, một gã bồi bàn nào đó sẽ đến và dọntách cà phê của cậu đi ngay. Nói cách khác, cậu phải ngồi đó và nhâm nhi càphê của mình. Lúc ngồi đó, rất có thể cậu sẽ muốn học một chút.""Có một câu chuyện cười kiểu như thế nhưng là liên quan đến bia,"Jerome nhớ lại. "Một anh chàng vào quán và gọi một vại bia thật to nhưngđúng lúc người phục vụ đặt vại bia to uỵch trước mặt anh ta thì anh ta lạimuốn đi vệ sinh. Vấn đề là ở chỗ anh ta sợ có người sẽ uống mất vại bia củamình trong lúc anh ta vào nhà vệ sinh. Thế nên, anh chàng viết lại một tờgiấy nhắn, 'Cốc bia này thuộc về người khỏe nhất hành tinh.' Anh ta yên tâmra nhà vệ sinh và khi quay lại thì vại bia đã không còn một giọt. Bên cạnh đólà một tờ giấy nhắn khác, 'Cảm ơn – người nhanh nhất thế giới.'"Trong lúc chúng tôi còn rũ ra cười thì Fabio mang đồ ăn đến."Này, anh thử nói xem, Fabio," Jerome quay sang anh chàng chủ quán,"nếu tôi, hay bất cứ người khách nào khác, vào quán mà chỉ gọi mỗi mộttách cà phê rồi ngồi đó đến năm tiếng liền thì anh có thấy khó chịu không?""Thế chẳng phải anh vẫn hay làm thế còn gì?" Fabio cười và trả lời."Như anh chàng đằng kia chẳng hạn nhé," anh ta chỉ một người đang ngồi ởphía bên kia sân. "Cậu ấy tuần nào cũng đến đây hai, ba lần, mang sách vởtheo để học và lần nào cũng ngồi đến hai, ba tiếng. Nhưng tôi không hề thấykhó chịu. Ngược lại là đằng khác. Tôi mừng vì quán của mình có thể giúpngười ta tập trung vào việc học hành. Là một cựu giáo viên trợ giảng, tôicảm thấy mình có trách nhiệm giúp đỡ cho những người ham học hỏi."Jerome căng mắt nhìn người mà Fabio nói tới. Bỗng nhiên, hắn chỉ vàoanh ta và kêu lên mừng rỡ, "Nhìn kìa, cậu ấy mặc áo phông tớ thiết kế đấy!"Chúng tôi đồng loạt quay lại nhìn xem có gì mà Jerome hào hứng đếnvậy. Từ xa, chúng tôi cũng đã nhận ra ngay một trong những tác phẩm củaJerome. Đó là hình Bill Gates đang vắt vẻo ở lưng chừng một tòa nhà chọctrời và hì hục lau cửa sổ. Bên dưới là dòng chữ, 'Dịch vụ lau chùi Windowsvà Office 2000.'""Tớ có biết anh chàng này thì phải," Jerome lẩm bẩm. "Tớ phải ra chỗcậu ta mới được.""Có một lý do nữa khiến tôi thích học ở trường đạo." Schneiderman quaytrở lại chủ đề đang dở. "Một điều rất quan trọng là ta phải học ở một nơisạch sẽ và linh thiêng.""Bởi vì, cũng giống như một con người vĩ đại, một địa điểm cũng có thểcho ta nguồn cảm hứng và giúp tăng khả năng tiếp thu kiến thức," tôi giảithích ý của Schneiderman."Đúng vậy," cậu gật đầu. "Đối với tôi, trường đạo là một nơi linh thiêngvới một mục đích duy nhất là đem đến cho sinh viên sự sáng suốt của ngườiDo Thái. Tôi thực sự tìm được nguồn cảm hứng, như anh nói đấy, ở một nơinhư thế.""Chúng ta nên đứng dậy, đi rửa tay đã chứ nhỉ?" vị giáo sĩ nói và đứngdậy. Ông thấy khó mà cưỡng lại mùi thơm quyến rũ từ những món ăn ấntượng đang bày trên bàn."Các cậu không tin được đâu," Jerome quay lại bàn cùng lúc với chúngtôi. "Tên anh chàng đó là Itzik Ben-David, cậu ta đang học chung với tớ ởtrường đại học. Tớ vẫn chưa quen hết mọi người bởi vì nhiều người theo họcchương trình quản trị kinh doanh quá, nhưng cậu ta có nét rất quen.""Cậu có nói cho cậu ta biết nguồn gốc chiếc áo cậu ta mặc không?""Tất nhiên là có chứ. Và anh chàng thấy ấn tượng lắm."Vị giáo sĩ và cậu sinh viên trường đạo cúi đầu và cầu nguyện bên chiếcbánh mỳ."Chúc ngon miệng," ông nói khi chuyển những miếng bánh mỳ tươingon cho mọi người.Chúng tôi nhấm nháp trong khi Itamar kể lại cho Jerome nội dung câuchuyện mà chúng tôi nói trong lúc hắn không ở đó."Lúc cậu ra đằng kia, bọn tớ đã nói về việc nên chọn một nơi linh thiêngđể học tập. Nói cách khác, nơi học phải có tác dụng tạo nguồn cảm hứng.""Như sân vận động Wembley đúng không?" Jerome đùa."Nhân tiện," vị giáo sĩ nói, "các nhà hiền triết xưa chỉ nói đến việc họctại giáo đường, chứ không phải trong thánh đường. Điều này rất thú vị.Thánh đường rõ ràng là linh thiêng hơn giáo đường. Vậy, tại sao lại khônghọc ở nơi linh thiêng hơn?"Nguyên nhân của tính hay quên và các yếu tố gâynhiễu khác"Một nơi được coi là quá linh thiêng thì có thể sẽ gây sức ép cho ngườihọc," ông giải thích, "mà ta thì không nên học dưới sức ép một chút nào.""Giống như thư viện ở trường đại học vậy, đó được coi là chỗ lý tưởngđể học hành, nhưng thực ra nhiều lúc lại phản tác dụng, trở thành một yếu tốcản trở việc học," tôi nói khi nhớ lại những kinh nghiệm thất bại khi họctrong các thư viện. Nhìn ai trong thư viện cũng có vẻ chăm chú, cần mẫn vàthông minh trong khi tôi thì chẳng cho vào đầu được lấy một trang sách. Đốivới tôi, mỗi lần học ở thư viện đều rất căng thẳng."Không nên học trong lúc giận dữ, khi đang bối rối, khó chịu hoặccó một điều gì đó đang gây sức ép cho ta," vị giáo sĩ nói tiếp. "Sự lo lắnglàm con người ta mất đi cảm giác an tâm. Nỗi sợ hãi làm cơ thể con ngườirun lên, và nỗi lo chính là một cái chết dai dẳng làm tan chảy trái tim, làmtiêu tan hơi ấm tự nhiên mà nếu thiếu hơi ấm đó, cơ thể và trí nhớ của conngười sẽ yếu đi rất nhiều. Tất cả những điều này được viết trong cuốn 'Trínhớ và tính hay quên' mà tôi đã nói đến khi nãy.""Thế nên người ta mới nói," Schneiderman bổ sung, "ta cần phải tìmcách đối mặt, giải quyết những thứ gây xao nhãng hàng ngày và những điềulàm ta lo lắng. Nếu lúc nào ta cũng lo lắng về mọi thứ, đầu óc ta sẽ luôntrong tình trạng căng thẳng và như thế không tốt cho tâm hồn chút nào. Tacần phải tách bản thân ra khỏi mọi lo lắng, xáo trộn và tập trung vàoviệc học tập.""Ôi," Jerome thốt lên cay đắng, "cứ nghĩ đến việc học là tôi đã thấy mệtmỏi, căng thẳng rồi. Nếu có cả một bài luận bốn trăm trang viết bằng ngônngữ kiểu Shakespeare phải đọc thì không căng thẳng mới lạ chứ. Mọi ngườicó lời khuyên nào thực tế hơn chút không?""Giải pháp cho vấn đề của cậu nằm ngay trong chính việc phát triển sự tựtin và tìm kiếm cảm giác thanh thản, tập trung vào suy nghĩ," vị giáo sĩ nói."Rồi cuối cùng cậu sẽ tìm được cách đối mặt được với cuốn sách đó.""Vậy ý thầy tức là chỉ cần ngồi thiền và lẩm nhẩm câu thần chú 'Jeromeà, mày rất thông minh và thành đạt' sao?"Vị giáo sĩ mỉm cười và nhìn sang Joseph Hayim."Đầu tiên, quên hết những thứ làm cậu không tập trung vào việc học đi.Trong cuốn sách nói về trí nhớ còn đưa ra một lời khuyên là nên rửa taytrước khi học bởi vì khi rửa tay thì mọi thứ xấu xa cũng theo đó đi luôn.Cuốn sách giải thích rằng nếu ta đi vệ sinh, cắt móng tay hay sờ tay sờ chânxong mà không rửa tay thì ta sẽ quên mất những gì mình đang học. Ta cầnphải cảm thấy thoải mái và trong sạch trước khi ngồi xuống học. Nếu ta cócảm giác cơ thể mình còn bẩn thỉu, ngứa ngáy, ta sẽ bị phân tâm.""Thú vị thật," Itamar nhận xét."Nói tóm lại, Jerome à, cậu cần phải tắm rửa nhiều hơn, một tháng mộtlần là hơi ít đấy," tôi vỗ vai hắn."Cậu cần thoát khỏi mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài," vị giáo sĩ tiếp tục."Rút dây điện thoại ra. Nếu nóng, hãy bật điều hòa lên. Pha trước một táchcà phê và ăn một chút gì đó cho ấm bụng, cái này sẽ rất tốt cho việc họchành. Sau đó..." Ông dừng lại một chút để nhấp một ngụm cà phê. Chưa kịpnói tiếp thì Jerome đã hỏi ngay câu mà tôi cũng đang định thắc mắc."Thức ăn giúp học tốt hơn à, có phải thế không?"Tại sao một bà mẹ Do Thái lại luôn muốn con mìnhăn thật nhiều?"Khi trái tim một người lo cho dinh dưỡng của bản thân, người đó sẽquên mất việc học hành. Lấy ví dụ đơn giản thế này, anh sẽ không thể ngồiim được nếu cái bụng cồn cào bởi vì cơn đói cũng là một yếu tố gây nhiễu.Nó làm chuyển hướng sự chú ý của anh và khiến anh không thể tập trungđược."Nhận xét của Schneiderman bỗng nhiên làm tôi nhớ đến câu chuyện từhồi Thế chiến thứ hai mà bố tôi vẫn thường kể. Bố tôi, Paul Katz, một kỹ sưkhá thành đạt, sinh ra và lớn lên tại Praha. Xen giữa những lần lang thang,trốn chạy bọn Đức quốc xã, bà tôi đã luôn cố gắng dạy cho ông những kiếnthức căn bản nhất. Một tối, bà đặt bố tôi ngồi lên chiếc bàn trong bếp và bắtđầu dạy ông học toán. Sau khoảng nửa tiếng ngồi mà không học được gì, bốtôi bắt đầu khóc toáng lên, kêu đói và không nghĩ được gì hết ngoài thức ăn.Bà tôi đi ra ngoài một lát, sau đó quay trở lại với một ổ bánh mỳ. 'Sau khichén hết ổ bánh mỳ,' bố tôi thường nói, 'bố giải quyết được mọi vấn đề màkhông gặp phải trở ngại gì hết.'"Nói cách khác, ta không thể học được với một cái bụng rỗng," vị giáo sĩnói. "Nếu ta muốn người Do Thái nào cũng học tập và trở nên sáng suốt, taphải đảm bảo rằng không người Do Thái nào bị đói.""Và vì thế, những bà mẹ Do Thái mới được sinh ra," Jerome cười khùngkhục. "Ai cũng muốn con mình sau này trở thành bác sĩ hoặc luật sư và aicũng cố nhồi nhét cho con mình ăn càng nhiều càng tốt. Mọi người có biếtchuyện về bà mẹ Do Thái và đấu sĩ không?"Vị giáo sĩ, không rõ Jerome sẽ dẫn câu chuyện đến đâu, lắc đầu miễncưỡng."Thời Trung đại, người ta thường đưa người Do Thái đến đấu trường đểxem những đấu sĩ, để họ biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ dám làm điều gì sai.Nói cách khác, họ phải đau đớn ngồi xem những nô lệ và bọn hổ quần nhau.Chỉ có bà mẹ Do Thái là quan tâm đến số phận của những chú hổ con bênngoài đấu trường, 'Sao mấy con hổ con không bắt được ai để ăn?'"Chúng tôi mỉm cười lịch sự và Itamar đóng góp một ý kiến hợp lý hơn."Thầy biết đấy, người ta đã chứng minh được mối quan hệ giữa dinhdưỡng và trí thông minh," cậu ta nói với vị giáo sĩ."Tôi cũng có nghe nói.""Dinh dưỡng không đảm bảo có thể làm chậm sự phát triển trí tuệ củatrẻ, thậm chí có thể dẫn đến thiểu năng trí tuệ và các vấn đề liên quan đếnhành vi. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ khi mang thai nếu biết bổsung chế độ dinh dưỡng thì con họ sinh ra sẽ có chỉ số IQ cao hơn.""Rất thú vị," vị giáo sĩ nói. "Đạo Do Thái chúng ta cũng dành ưu tiêncho phụ nữ mang thai. Ông bố và những đứa con khác phải gánh trách nhiệmchịu đói, tức là phải vui vẻ ăn ít thức ăn hơn, vì bà mẹ đang mang thai.Nhưng dù sao, đối với người Do Thái, lòng từ thiện quan trọng đến mứchiếm có người Do Thái nào, dù có nghèo khổ đến đâu, phải chịu đói. Ngườicó luôn mang cho người không có. Biết đâu được, có khi nhờ điều này màngười Do Thái thông minh thế." Ông cười."Rất có thể," Itamar trả lời. "Điều đó không có nghĩa là không có ngườiDo Thái nào bị đói. Trong lịch sử đã ghi nhận rất nhiều trường hợp. Tuy vậy,có thể nói là rất ít người Do Thái bị tổn thương não do suy dinh dưỡng vànếu có bị đi chăng nữa thì mức độ cũng nhẹ hơn so với các dân tộc khác. Dùsao, ngày nay đạo Do Thái cũng rất chú trọng đến dinh dưỡng. Tất cả cácquy định về kosher, những gì ta được ăn và không được ăn, ăn lúc nào và ănbao nhiêu, đều xét đến mối quan hệ chặt chẽ giữa chế độ ăn uống và sứckhỏe của cơ thể, một yếu tố có đóng góp khá lớn vào sự phát triển trí tuệ conngười," Itamar tránh dùng thuật ngữ 'trí thông minh.'"Vậy trước khi ngồi xuống học, tôi nên ăn cái gì?" Jerome nhắc lại câuhỏi của hắn.Vị giáo sĩ nhìn cậu sinh viên, "Cậu nghĩ sao?"Schneiderman bắt đầu, không một chút do dự, "Trong sách Horavot cóđưa ra một danh sách các loại thức ăn có thể giúp cải thiện trí nhớ: bánh mỳcháy (bánh mỳ nướng), trứng luộc chín cứng không muối, rượu pha vớidầu ô liu và gia vị. Bản thân ô liu thường lại không tốt cho trí nhớ.""Còn cuốn 'Các loại thảo dược' thì lại nói rằng mật ong, quế, mù tạt vànhiều loại thảo mộc khác rất tốt cho trí nhớ," vị giáo sĩ bổ sung.Chúng tôi im lặng lắng nghe và gật gù. Tôi đang cố gắng hiểu được sựlogic đằng sau tất cả những điều này thì Jerome, như thường lệ, thụi tôi mộtcú."Có nghiên cứu khoa học nào chứng minh những điều này không?"Vị giáo sĩ ngẫm nghĩ một lát trước khi nhún vai."Tuy vậy, tôi có nhớ là trong cộng đồng người Yeminite, người tathường cho trẻ con uống một thìa ô liu và mật ong trước khi chúng ngồixuống học bài."Jerome nhăn mặt, "Chắc Elvis Presley và Axl Rose(23) phải ăn nhiều tỏi,hạt tiêu với dưa chua lắm," hắn đùa."Tôi nghĩ, thực ra cũng không có gì khó hiểu," Itamar ngắt lời hắn."Trong bánh mỳ, lòng đỏ trứng và cá có chứa chất lecitin, khi vào cơ thểchất này sẽ chuyển hóa thành kolin. Một số nghiên cứu đã chứng minh đượcrằng những chất này có thể làm tăng 25% khả năng tập trung và ghi nhớ củacon người. Trong mật ong có glucose, chất này cùng với axit glutamid lànhững chất duy nhất mà não bộ có thể chuyển hóa thành năng lượng. Trongtrứng có amino axit, từ chất này não sản xuất ra norphinefrin, một chất có vaitrò quan trọng trong việc học tập và ghi nhớ của não, có tác dụng giảmstress. Còn dầu ô liu thì sao nhỉ?" Cậu ta ngẫm nghĩ và nhìn chúng tôi. "Mọingười có muốn nghe giải thích về món này không?""Chắc chắn là có chứ," vị giáo sĩ khích lệ trong khi Jerome và tôi vẫncòn đang băn khoăn không biết Itamar lấy những thông tin đó từ đâu."Quá trình lão hóa của não chịu tác động của các gốc tự do, và trí nhớ làmột trong những thứ bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa của não," cậu ta bắtđầu giải thích. "Trong thức ăn có càng nhiều chất béo không bão hòa thì khảnăng loại bỏ các gốc tự do càng lớn. Nếu để ý đến thông tin dinh dưỡng trênbao bì các loại thức ăn, mọi người sẽ phát hiện ra rằng dầu ô liu chứa lượngchất béo không bão hòa gấp tám lần ô liu thường! Đó là lý do vì sao dầu ôliu thì tốt cho trí nhớ còn ô liu thường lại có tác dụng ngược lại."Vị giáo sĩ vỗ đùi. "Tuyệt vời!" Ông rất thỏa mãn với bằng chứng khoahọc mà Itamar vừa cung cấp.Jerome cười với Itamar, "Thật không thể tin được. Nhờ vào món sungnhồi mật ong cậu gọi đấy hả. Hay là họ đã vô tình bỏ vào đó thêm chútprotin axit không bão hòa... Thật đáng kinh ngạc, Itamar à!" Hắn cắt mộtmiếng thịt và bỏ vào miệng. "Thế mà từ hồi đó đến giờ tớ cứ nghĩ cậu là mộtgiáo sư khoa học chính trị đấy..."Itamar chỉnh lại tư thế ngồi."Vì cuộc thí nghiệm nho nhỏ của chúng ta nên tớ đã nghiên cứu mộtchút," cậu ta nhận. "Chứ nếu không thì tớ cũng chẳng mấy hứng thú với hóahọc đâu." Cậu ta hơi cúi đầu."Taliban chắc cũng là một loại gốc tự do đấy," Jerome nhận xét."Có một điều ta cần nhấn mạnh ở đây," vị giáo sĩ cắt lời Jerome, "làkhông bao giờ được ăn quá no. Cái gì cũng vừa phải thôi. Đừng học khibụng đói, nhưng cũng đừng học khi no quá. Một sinh viên thông minh màchỗ nào cũng ăn thì mọi điều học được sẽ bị trôi đi hết. Sau một bữa ăn,khi bụng vẫn còn đang căng và thức ăn chưa được tiêu hóa hết thì rất khó đểhọc những điều đòi hỏi sự tập trung và ghi nhớ. Khi đó, cơ thể ta luôn chậmchạp, uể oải và mệt mỏi."Khi tất cả chúng tôi vẫn còn đang thong thả thưởng thức món ăn củamình thì Schneiderman đã xơi hết những mảnh vụn cuối cùng trong đĩa vàđang từ tốn lau mặt. Tốc độ ăn của cậu ta khiến tôi nhớ đến cách chúng tôivẫn thường ăn hồi tập huấn cơ bản trong quân đội. Bất cứ món gì được đưalên bàn trong cái tiền sảnh hỗn độn của Trại 80 đều được ngấu nghiến hết chỉtrong vòng hai phút. Có thể sinh viên trường đạo và quân nhân đều có chungmột nỗi sợ hãi về những người bạn với cái bụng cồn cào xung quanh mình.Jerome xong bữa, đặt dĩa xuống và ngồi tựa vào ghế. "Hà, ngon ghê."Hắn vỗ cái bụng căng phồng. "Có thể nói lúc này tôi hoàn toàn vô lo, vônghĩ và ở trong trạng thái thể chất hoàn toàn thoải mái. Tôi có thể bắt đầuhọc một thứ gì đó..." Hắn toe toét."Đúng vậy đấy," vị giáo sĩ nói. "Chỉ khi cơ thể cậu thấy thư giãn, cậumới có thể bắt đầu học được. Bước tiếp theo là gạt ra khỏi đầu óc mình tất cảnhững vấn đề hàng ngày và chỉ tập trung vào việc học.""OK, nhưng thầy đã chỉ cho tôi phải làm thế nào đâu. Làm sao để có thểtập trung và bắt đầu học một thứ gì đó vừa khó vừa chán chứ? Như cái cuốnShakespeare mà tôi nói lúc nãy ấy. Cậu nghĩ sao, Josik?" Hắn quay sang cậusinh viên – ngôi sao sáng của trường đạo. "Cậu có công thức nào hiệu quảkhông?"Schneiderman ngồi thẳng dậy và chỉnh trang lại chiếc mũ trên đầu."Tốt nhất là cầu nguyện," cậu nói và nhìn Jerome đầy hy vọng.Jerome không nói gì nhưng trên mặt hắn lộ rõ vẻ giễu cợt. "Josik à," hắnnói bằng giọng hơi kích động, "cậu vẫn không hiểu à? Tôi không phải làkiểu người thích cầu nguyện! Chúa có thể giúp cậu nhưng với tôi thì chẳngcó ích lợi gì đâu. Cả đời tôi mới đến giáo đường có một lần. Đó là vào ngàylễ Sám hối(24). Tôi không nghĩ là trái tim của Người dành cho mình đâu.Hàng nghìn người đến giáo đường chăm chỉ hơn tôi nhiều nên chắc chắn làcòn phải xếp hàng lâu mới đến lượt tôi.""Không phải thế đâu," Schneiderman trả lời. "Không bao giờ là quámuộn cả..." Vị giáo sĩ nhẹ nhàng đặt tay lên cánh tay Schneiderman ý bảocậu ta đừng nói nữa."Lời cầu nguyện giống như một câu thần chú, như cậu đã nói đấy," ôngnói. "Nếu ta tin vào Chúa, tức là ta đặt niềm tin vào một điều gì đó. Ta biếtrằng mình không hề đơn độc. Nếu cậu không phải là một người mộ đạo thìnhững lời cầu nguyện vẫn có thể giúp cậu tập trung. Hãy cầu nguyện chosức mạnh nội tại, niềm tin vào chính bản thân mình. Cầu nguyện là lờituyên bố ý định của một người. Chẳng hạn, khi cậu nói, 'Chúa cho con mộttrái tim trong sáng và một tinh thần mạnh mẽ,' tức là cậu khẳng định rằng,'ta tỉnh táo và đã sẵn sàng cho cuộc chiến,' – cuộc chiến với sách vở và việchọc hành. Dù cậu không phải là một người có đức tin lớn lao đi chăng nữathì khi nghe câu nói này, trong lòng cậu cũng trào lên một cảm xúc rất tíchcực, đúng không?""Được rồi, cứ cho là thế đi.""Mục đích của những lời cầu nguyện là giúp ta tập trung vào nhiệm vụ ởphía trước. Những lời cầu nguyện giúp chuyển toàn bộ sự chú ý từ nhữngvấn đề khác vào nhiệm vụ ta chuẩn bị thực hiện. Những lời cầu nguyện nóivới ta rằng: Đừng có ngồi đó mà mơ nữa! Sự tập trung này giúp ta tiêu hóatrong khi ăn, cải thiện khả năng nhận biết các sự vật xung quanh trong khi láixe, còn liên quan đến chủ đề thảo luận của chúng ta thì nó giúp nâng caohiệu quả học tập.""Cậu thường cầu nguyện những gì?" Jerome hỏi cậu sinh viên."Đủ loại, như 'Tình yêu vĩnh hằng,' 'Chúa ban cho trái tim chúng conlòng thông cảm' chẳng hạn."Jerome nhìn sang chúng tôi, có vẻ không thoải mái."Mỗi lần phải cầu nguyện, tôi cứ có cảm giác mình như một kẻ đạo đứcgiả vậy. Tôi chưa thực hiện được một điều răn nào cho đầy đủ cả. Thế mà, tựnhiên tôi lại dám cầu xin Người giúp mình học tốt được hay sao? Như thế thìhơi to gan quá, mọi người có nghĩ vậy không?""Cũng không hẳn thế," Itamar trả lời. "Tin tớ đi, chắc chắn cậu xứngđáng được đấng linh thiêng giúp đỡ mà," cậu ta mỉm cười.Jerome ném cho cậu ta một cái nhìn đầy ngạc nhiên."Nghĩ mà xem. Cậu đã bao giờ giết người hay trộm cắp gì đâu," Itamargiải thích. "Cậu luôn kính trọng cha mẹ, cậu cũng đã làm theo nhiều điều rănkhác nữa, làm những việc tốt theo tiếng gọi của trái tim, những điều cậu cholà đúng đắn. Vậy nên, dù cậu không phải là người mộ đạo đi chăng nữa thìChúa vẫn thấy cậu và nghe cậu nói. Ít nhất, tớ tin là Chúa làm vậy với tất cảnhững người tôn trọng những quy tắc hành vi cơ bản của con người.""Có một lần tớ đã chôm sôcôla ở cửa hàng.""Chẳng có gì to tát.""Và một lần tớ đã không trả lại tiền khi người ta đưa nhầm tiền thừa.""Không sao.""Một lần tớ đã lái xe cán vào một con mèo.""Chuyện đó vẫn thường xảy ra mà.""Và một con chó nữa.""Chuyện cũng thường mà.""Và một con chim cánh cụt.""Cậu cán vào một con chim cánh cụt hả?""Có thể đó là một con chim áo dài, tớ cũng không nhớ rõ lắm." Hắncười. "Cậu có biết con chim đó không, Josik?""Dù sao," Itamar nói tiếp, phớt lờ Jerome, "cậu có thể tự nghĩ ra lời cầunguyện hoặc câu thần chú của chính mình, một câu mà cậu thực sự tin rằngsẽ mang đến cho cậu niềm vui, sự hứng khởi và động cơ để bắt đầu thực hiệnkế hoạch cậu đã vạch ra. Nó sẽ giúp cậu đi đúng hướng. Cứ thử mà xem."Jerome cười một mình và nhìn lên trời, hình như hắn đang nghĩ về điềugì đó. "Hay đấy," hắn nói. "Tớ sẽ nghĩ về điều này.""Còn một chuyện nữa," vị giáo sĩ nói thêm. "Có thể các cậu đã để ý thấyrằng những người Do Thái sùng đạo thường viết hai chữ cái 'B"H' ở đầutrang.""B'ezrat Hashem – có nghĩa là 'với sự giúp đỡ của Chúa,'" Jeromechứng tỏ học vấn uyên bác của hắn."Đây cũng là một hình thức tuyên bố ý định," vị giáo sĩ cho chúng tôixem trang giấy của chính ông."Khi ta viết chữ B"H lên trang giấy, ta thực sự chuẩn bị tinh thần để làmmột việc thật quan trọng, thiêng liêng và để làm việc đó, ta phải dành hết sứcmình. Để cầu xin sự giúp đỡ của Chúa, ta không thể làm qua loa, đại kháiđược, đúng không? Chữ B"H ở đầu trang giấy đặt ra cho ta một trách nhiệmphải tập trung và đạt được kết quả tốt nhất bởi vì trong nhiệm vụ ta đặt racho mình có sự hiện diện của Người. Trên một trang giấy như thế, ta sẽkhông thể cho phép mình viết những lời gian dối hay những thứ vớ vẩnđược. Chỉ có sự thật, những điều quan trọng và có mục đích cụ thể.""Thật thú vị," Itamar thốt lên. "Khi ghi chép bài học, hãy viết lên đầutrang giấy từ B"H hoặc là một điều gì đó có đủ trọng lượng khiến ta phảicó trách nhiệm làm tốt hơn. Bằng cách này, ta sẽ ghi chép được nhữngđiều hữu ích nhất.""Đó cũng là một ý tưởng rất hay," Jerome nhận xét."Vậy thì cứ thế mà làm đi," vị giáo sĩ nói. "Cậu thấy thoải mái, cậu đãcầu nguyện và cậu đã viết B"H lên đầu trang. Bây giờ cậu cần phải bắt đầungồi đọc và học thôi.""Tuyệt! Tôi sẽ mở cuốn sách chán ngắt đó ra, đọc được nửa trang và ngủluôn." Hắn đặt hai tay lên bàn, ngả đầu tựa vào đó, nhắm mắt lại vờ nhưđang ngủ.Schneiderman phá lên cười trước màn biểu diễn nho nhỏ của Jerome."Không nhanh thế đâu," vị giáo sĩ cười. "Cậu sẽ không bắt đầu bằng mộtcuốn sách nhàm chán!""Sao lại không?"Sự khởi đầu tốt là sự khởi đầu mang đến nhữngđiều thú vị"Cậu cần phải dần dần đưa mình vào một quy trình học tập hợp lý. Hãybắt đầu bằng một thứ gì đó đơn giản thôi nhưng phải thú vị. Sinh viên nàocũng phải dành một chút quan tâm đến sở thích của mình chứ. Nói cáchkhác, chỉ khi cậu tìm thấy niềm vui thích trong điều mình học thì cậu mớinhớ được. Đó là lý do vì sao cậu phải bắt đầu bằng sự thích thú.""Bắt đầu bằng một bài báo thật thú vị chẳng hạn," Itamar gợi ý."Như trang thể thao ấy. Không nhất thiết phải là tin tức thời sự," tôi nóithêm."Một tập truyện ngắn... hoặc...""Được rồi, tớ hiểu rồi mà. Bắt đầu bằng một thứ thật thú vị.""Bộ não con người, cũng giống như bất cứ loại cơ nào khác, cần phải bắtđầu chu trình hoạt động của nó một cách từ từ. Cậu không thể nào chạy nướcrút khi vừa mới ra khỏi giường được, cũng như động cơ một chiếc xe cầnphải làm nóng trước khi cậu phóng ra đường," Itamar giải thích."Hãy dành khoảng mười lăm, hai mươi phút cho việc khởi động rồi mớichuyển sang những thứ cậu cần phải học cho buổi học ngày hôm sau.""Bây giờ ta sẽ bàn đến chuyện làm sao để đối mặt với những cuốn sáchchán ngắt, khó nhằn," vị giáo sĩ nói tiếp."Tôi rửa tai để nghe rồi đây," Jerome hào hứng.Ông ngồi im lặng một lát để sắp xếp lại các suy nghĩ của mình."Việc đầu tiên ta phải làm khi cố gắng giải quyết một vấn đề khó là nghĩvề những lợi ích mà ta sẽ nhận được từ việc nghiên cứu tài liệu đó. Vàcậu phải phân biệt được đâu là lợi ích thật và đâu là lợi ích giả."Jerome trông có vẻ cực kỳ bối rối."Lợi ích thực sự mà cậu có thể nhận được từ việc theo học quản trị kinhdoanh là gì? Đó là những kiến thức và công cụ sẽ giúp cậu thành công trongviệc kinh doanh của mình, đúng không?""Đúng vậy... điều đó thì quá rõ rồi," Jerome trả lời, bắt đầu hơi khó chịu."Nhưng tôi phải làm gì khi gặp một chủ đề hoặc một chương cụ thể nào đómà tôi không hề có một chút hứng thú nào? Ý tôi là, như thầy với tôi đềuhiểu, không phải bài học nào trên lớp cũng liên quan đến công việc kinhdoanh của tôi. Tôi thực sự không thể tìm thấy ích lợi trong mọi thứ mình đọcđược.""Cậu có thể cố gắng tìm ra những điểm phù hợp," vị giáo sĩ vẫn khăngkhăng."Tớ sẽ lấy một ví dụ cho cậu dễ hiểu," Itamar xung phong. "Nếu cậu họcvề tài chính chẳng hạn, đối với cậu đó đúng là một chủ đề chán chết, thì cậuhãy nghĩ đến lợi ích thực sự cậu có thể nhận được nếu cậu nắm được sự khácnhau giữa 'Lãi suất thực tế' và 'Lãi suất danh nghĩa.' Có được những kiếnthức như thế, không ngân hàng nào có thể lợi dụng sự thiếu hiểu biết của cậukhi cậu cần đến một khoản vay nữa."Jerome gật đầu hiểu ý."Trong cộng đồng người theo đạo Do Thái chính thống còn có một độnglực khác để nỗ lực thành công trong học tập và trở thành một sinh viên xuấtsắc – đó là 'sức ép từ những người bạn học,'" vị giáo sĩ giải thích. "Ngoài sựngưỡng mộ, những sinh viên có thành tích nổi trội còn có nhiều lựa chọntrong việc tìm người phụ nữ của cuộc đời mình hơn. Ngày xưa, một sinhviên xuất sắc của một thầy đạo thậm chí còn có thể chọn một cô con gái củathầy làm vợ. Ngay cả ngày nay cũng thế, các gia đình khá giả trong cộngđồng luôn tìm kiếm những chàng rể là các sinh viên thông minh, nổi trội. Đólà vinh dự cho cả sinh viên đó và gia đình cậu ta. Cố gắng học tập chính làmột bổn phận và bổn phận đó hứa hẹn mang lại một sự kết đôi có khả năngđảm bảo cho người học một tương lai thành đạt với một vị trí cao trong xãhội.""Vậy, thầy đạo mà có những cô con gái xinh đẹp thì cũng có những sinhviên xuất sắc," Jerome đùa."Hiển nhiên là vậy rồi," vị giáo sĩ cười lớn.Jerome nhìn cậu sinh viên. Không kìm được, hắn buột miệng hỏi. "Cậuthích sao hơn hả Josik, một cô nàng xinh đẹp hay một cô nàng giàu có?"Schneiderman đỏ bừng mặt. Cậu ta gãi gãi trán. "Quan trọng nhất là côấy phải là một người vợ tốt và một người mẹ tốt đối với con cái chúng tôi.""Nói cách khác – xấu thì sao," Jerome không dừng được."Thôi, bỏ đi." Itamar cố làm cho Jerome im lặng."Thế còn chuyện 'Cưới vì tình' thì sao? Trong thế giới của thầy có kháiniệm đó không?" Jerome chất vấn vị giáo sĩ."Tình yêu sẽ hình thành theo thời gian," ông trả lời và mỉm cười. "Cómột câu chuyện thế này. Một bà mối đến một gia đình Do Thái. 'Tôi khôngcần đến sự giúp đỡ của bà,' người Do Thái nói. 'Tôi sẽ cưới người nào tôiyêu, chỉ vì tình thôi.' 'Thì tôi cũng nhân danh tình yêu đây,' bà mối khăngkhăng. 'Chúng ta đang nói đến cô con gái độc nhất của một người CỰC KỲgiàu có. Ông bác cô ấy không có con. Tất cả gia sản của ông ta sẽ thuộc vềcô ấy. Bà dì góa của cô ấy cũng đã làm di chúc để toàn bộ tài sản cho cháugái mình. Làm sao lại có người không yêu cô ấy được cơ chứ?'""OK, tôi thua rồi," Jerome cười. "Thế còn lợi ích giả là gì?""Ở đây, chúng ta nói đến một loạt những động cơ có thể làm nảy sinhtrong cậu mong muốn và thúc giục cậu học những điều phức tạp," vịgiáo sĩ đáp. "Cậu có hiểu điều ta nói không?" ông quay sang cậu sinh viên.Schneiderman hiểu ngay. "Maharal gọi đó là 'Bọc đường' – bạn cần phảidùng những phần thưởng nho nhỏ để dụ dỗ một sinh viên học, và bằngnhững phần thưởng nho nhỏ đó, bạn lôi kéo trái tim của cậu ta vào việc họchành của mình.""Thế nghĩa là sao?" Jerome hỏi."Như kẹo chẳng hạn," cậu sinh viên trả lời. "Tôi vẫn nhớ thầy mình đặtmột phong kẹo sôcôla cạnh bảng chữ cái Do Thái ngay trước lớp học. Mỗilần tôi trả lời đúng, tôi sẽ được thưởng một miếng.""Sôcôla cũng không phải là một ý tồi đâu," Jerome nhận xét. "Tôi có thểnói với mình 'Jerome à, nếu mày thật tập trung vào chương này, đọc hết vàhọc được mọi điều trong đó, mày có thể tự thưởng cho mình một chiếc bánhsôcôla.'""Một cách rất hay," vị giáo sĩ đồng ý."Và nếu có đến hai mươi chương một ngày," tôi xen vào, "ta có thể tựchiều mình một buổi đến dự chương trình Hội thảo về giảm béo.""Nhưng cũng có những động cơ mang tính tiêu cực," vị giáo sĩ nói. "Cậucũng có thể nói với mình rằng nếu không hoàn thành một nhiệm vụ cụ thểnào đó thì cậu sẽ không được xem trận bóng đá mà cậu đã định xem." Mắtông căng lên, hình viên đạn.Jerome há hốc miệng nhìn ông. "Với tất cả lòng kính trọng, thưa thầy, tôinghĩ thế là đi hơi quá xa đó. Không ai đáng phải chịu một hình phạt tàn nhẫnđến vậy đâu.""Chỉ là gợi ý thôi mà," ông cười."Thầy biết không, có lần tôi đã bị trừng phạt rồi đấy. Tôi đang đi bộ trênđường thì tự nhiên bàn tay phải đau khủng khiếp. Tớ đã kể cho các cậu nghechưa nhỉ?" Hắn nhìn Itamar và tôi."Thế chuyện gì xảy ra?" vị giáo sĩ hỏi, có vẻ rất quan tâm."Lúc đầu, tôi cứ nghĩ là đau tim," hắn nói mà mặt tỉnh bơ, "nhưng sauđó, tôi nhớ ra rằng buổi sáng hôm đó có người hỏi tôi thủ đô của Israel làgì." Hắn bỗng nhiên im bặt.Vị giáo sĩ nhăn trán, cố hiểu nội dung câu chuyện."Tôi quên mất." Jerome buông hai tay thõng sang hai bên. "Chuyện làthế đấy, rất rõ ràng và đơn giản. Tôi đã quên mất Jerusalem." Hắn cười toetoét.Vị giáo sĩ gật đầu chán nản, mỉm cười và thở dài. "Cậu đúng là tên baláp." Ông tựa người vào thành bàn."Tôi có thể lấy chút gì cho mọi người uống đây?" Fabio xuất hiện thậtđúng lúc. "Cà phê chứ, thưa thầy? Hay trà bạc hà?"Vị giáo sĩ gật đầu, sau đó chúng tôi từng người gọi đồ uống. Fabio xemlại một lượt các thứ và trở lại nhà bếp."Chúng ta khởi động bằng một thứ gì đó dễ thôi," vị giáo sĩ tiếp tục, "rồichuyển đến cái thực tế ta cần phải học. Ta bắt đầu đọc một chương và nhậnra rằng nó cũng không có gì khó lắm bởi vì bộ não đã đi vào trạng thái họctập và mọi điều đang diễn ra rất suôn sẻ.""OK," Jerome xác nhận. "Đó là chuyện của khoảng nửa tiếng trước.""Điểm tiếp theo khá quan trọng. Đừng dừng lại và đừng đứng dậy chođến khi năng lượng đã cạn kiệt." Ông chỉ vào Jerome. "Lúc đó cậu mớiđược giải lao."Nghỉ lúc nào, học lúc nào?"Hầu hết các sinh viên đều mắc một sai lầm chung," ông nói tiếp. "Cậuđã bao giờ ngồi xuống học và nói trước là đến hai giờ, ví dụ thế, sẽ nghỉ giảilao chưa?" ông hỏi Jerome."Tôi toàn làm thế mà. Tôi tự bảo mình là sẽ học một tiếng rưỡi rồi nghỉgiải lao.""Lập kế hoạch thời gian cho mình như thế là tốt, nhưng cậu cũng nên tậndụng tối đa cảm hứng, đà học tập của mình. Nếu sau một tiếng rưỡi mà cậuthấy là mình đã đạt đến đỉnh điểm của khả năng học, có nghĩa là lúc đó độtập trung và khả năng hiểu bài của cậu đạt đến mức cao nhất rồi thì tại sao lạiđi giải lao để phá hỏng cái đỉnh cao đó chứ? Cũng giống như là cậu dùngphanh khẩn cấp khi leo lên đỉnh đồi vậy.""Tôi rất thích lướt sóng," tôi nói. "Không ai lại đi quăng mình khỏi vánchỉ bởi vì đến giờ giải lao cả. Người ta sẽ tiếp tục cho đến khi nào con sóngtan ra hoặc đập vào bờ.""Chính xác!" vị giáo sĩ mỉm cười. "Hãy trôi cùng ngọn sóng.""Lướt cùng ngọn sóng chứ," Jerome chữa lại. "Nếu thầy mà trôi cùngngọn sóng có nghĩa là thầy bị bật ra khỏi ván rồi.""Đừng dừng lại. Đừng nghỉ giải lao chỉ bởi vì đã đến lúc bạn địnhtrước là sẽ giải lao! Đừng đứng dậy. Hãy tiếp tục học cho đến khi nào đầuóc bắt đầu lang thang, miên man ở nơi khác. Chỉ đến lúc đó mới nên giảilao.""Đúng vậy," Itamar gật gù. "Đến lúc mức độ tập trung và hiểu bài giảmđi, mà đó là một điều hoàn toàn tự nhiên, thì chẳng có lý do gì để thúc báchbản thân nữa. Học hai tiếng trong trạng thái tỉnh táo và tập trung còn tốthơn nhiều việc học đến năm tiếng nhưng trong trạng thái mệt mỏi vàkhông thể tập trung nổi!""Cậu cần phải biết khi nào nên bắt đầu và khi nào nên kết thúc," vị giáosĩ tóm lại. "Đó là một trong những quan điểm sâu sắc nhất trongEcclesiastics.""Thời điểm gieo trồng và thời điểm gặt hái," tôi trích dẫn."Thời điểm tìm kiếm và thời điểm đánh mất; thời điểm giữ lại và thờiđiểm quẳng đi; thời điểm im lặng và thời điểm lên tiếng..." ông tiếp lời."Mọi thứ đều phải đúng thời điểm của nó," Jerome lặp lại."Nhưng sự sáng suốt thực sự lại thể hiện trong việc qua lại giữa hai tháicực." Mắt ông sáng lên. "Nếu cậu đã làm gì đó thì hãy kiên trì cho đến khihoàn thành. Khi đã xong việc, hãy quên nó đi, như thể nó chưa từng tồntại vậy."Ông dịch chiếc ghế xa bàn ra và bắt chéo chân."Tôi nhớ mấy năm trước, tôi thấy mình mắc trong một cái vòng luẩnquẩn," ông bắt đầu. "Lúc ngập đầu trong công việc thì tôi cảm thấy mìnhkhông dành đủ thời gian cho bọn trẻ, còn khi chơi đùa cùng bọn trẻ thì tôi lạilo nghĩ về những công việc đáng lẽ ra tôi phải làm. Tôi bị dằn vặt bởi nhữngý nghĩ về gia đình trong khi làm việc và những lo lắng về công việc khi ởbên gia đình. Tất cả những cái đó nhiều khi làm tôi cáu bẳn. Và cái tôi nhậnđược là gì. Chỉ là nỗi tức giận. Chỉ có thế."Ông xé một gói đường nhỏ, bỏ vào tách trà của mình và chậm rãi khuấy."Cách giải quyết, tôi đã khám phá ra, đó là làm theo Ecclesiastics," ôngnói tiếp. "Khi làm việc, tôi chỉ tập trung vào những thứ có liên quan đếncông việc và thậm chí không nghĩ đến gia đình. Còn khi ở bên gia đình, tôigạt đi mọi suy nghĩ về công việc thay vì cố gắng giải quyết chúng như tôivẫn thường làm trước kia.""Khi làm việc, chỉ nghĩ về công việc thôi. Khi ở bên gia đình, hãycống hiến trọn vẹn cho gia đình. Khi học tập, hãy tận tâm tận lực choviệc học, còn lúc giải lao, đừng nghĩ, dù chỉ một chút, về những thứ bạnvừa học. Đừng có suy nghĩ về những thứ trong đầu mình. Hãy để bản thânthư giãn hoàn toàn!"Itamar viết gì đó lên tờ giấy trên bàn cạnh cậu ta."Cậu có biết một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đạo Do Thái làgì không?" vị giáo sĩ hỏi Itamar."Ngày Sabbath(25) phải không?" Itamar đoán."Chính xác!" ông nói. "Nhưng tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Đó làmột điều bí mật đối với những thế hệ tương lai của người Do Thái. Xuyênsuốt lịch sử của mình, người Do Thái đã mạo hiểm cả cuộc sống để giữ nghilễ Sabbath, bí mật thắp lên ngọn nến Sabbath, làm bánh challah, nói lời cầunguyện bên ly rượu; làm tất cả những nghi lễ này mà những kẻ thống trịkhông hề hay biết. Ngày Sabbath, từ thuở sơ khai đến giờ, cho mọi người DoThái thời gian thoát khỏi những công việc hàng ngày và dành ra ít nhất mộtngày một tuần cho đức tin Do Thái của mình. Để được nghỉ ngơi, học tập, ăntối bên chiếc bàn ăn Sabbath với cả gia đình. Để được làm một người DoThái!"Và tại sao tôi lại nói đến ngày Sabbath? Bởi vì nó thể hiện rõ nhất sựphân chia hoàn toàn giữa công việc và nghỉ ngơi. Danh sách những điềuđược và không được làm trong ngày Sabbath rất dài và tỉ mỉ. Trong ngày đó,có một điều cấm đó là cấm làm việc. Chỉ được trò chuyện về những điềuthiêng liêng. Phải mặc những bộ quần áo thật đẹp. Tại sao ư? Để giúp taquên đi hết những lo toan hàng ngày. Một ngày để nạp năng lượng và tẩysạch đầu óc. Một ngày cho tâm linh.""Giá trị cao nhất trong đạo Do Thái," ông quay sang Jerome, "khôngphải là công việc hay học hành. Giá trị cao nhất," ông ngừng lại một lát, cặpmắt nhắm nghiền, "là nghỉ ngơi." Ông nhìn hắn. "Sự thanh bình của ngàySabbath. Hãy nhớ lấy điều này mỗi khi lương tâm cậu cắn rứt về chuyện giảilao."Jerome gật đầu thỏa mãn. "Tôi không nghĩ lương tâm mình sẽ cắn rứt vềchuyện đó đâu.""Vì chúng ta đang nói đến việc phân chia thời gian hợp lý cho học tập vànghỉ ngơi, tôi cần nhấn mạnh một điều rằng nên học từng chút một trong thờigian ngắn thôi."Hiệu ứng Brita"Học nhiều thì chẳng được bao nhiêu, học ít thì học bao nhiêu được bấynhiêu," cậu sinh viên nói."Chính xác," vị giáo sĩ đồng tình. "Maharal và Gaon, hai trong số nhữngnhà hiền triết vĩ đại nhất, cho rằng học từng chút một sẽ tốt hơn bởi vì khảnăng, trí tuệ của con người là có hạn. Do đó, ta phải tiến hành một cách từ từvà ôn luyện thường xuyên.""Mục đích của hầu hết các trường học là học được càng nhiều tài liệuthật nhanh, trong thời gian càng ngắn càng tốt," tôi bực bội. "Rõ ràng nhưthế rất không hiệu quả và gây ra cho học sinh sự chán nản. Lời này là dànhcho các vị giáo sư đấy." Tôi nhìn sang Itamar.Cậu ta gãi cằm và lau mồ hôi hai bên thái dương."Tôi cũng phải thừa nhận rằng sinh viên của tôi có một danh sách dàinhững cuốn sách phải đọc.""Vậy đến cuối học kỳ, chúng thực sự còn giữ được gì không?" Jerometham gia vào màn công kích."Không nhiều lắm," Itamar thừa nhận, cười trừ và gật đầu chấp nhậnthua cuộc."Hiệu ứng Brita. Cậu có nhớ không?" tôi nói với cậu ta. Có lần chúng tôiđã nói về chủ đề đó."Hiệu ứng Brita là gì?" Schneiderman hỏi."Cậu có biết máy lọc nước Brita không?""Có," cậu sinh viên trả lời, vẫn đang cố tìm ra mối liên hệ giữa chúng."Chiếc máy kỳ cục đó cũng giống như việc học hành," tôi bắt đầu. "Mỗilần cậu phải đổ một lượng nước nhất định vào đó và chờ cho nước thấm dầnqua bộ lọc xuống bên dưới. Nếu cậu đổ quá nhiều nước, nó sẽ bị tràn và cậumất hẳn số nước tràn đó. Điều tương tự cũng xảy ra với việc học hành. Mỗilần học một ít và để kiến thức thấm dần. Khi kiến thức đó đã thấm xong, cậucó thể học thêm một chút nữa, từng chút một. Nếu cậu học 'quá nhiều,' tứclà học liên tục nhiều giờ liền, như thế sẽ không tốt và kiến thức khi đó sẽ bị'tràn' khỏi đầu cậu.""Hay thật," vị giáo sĩ thốt lên. "Hiệu ứng Brita," ông nhắc lại."Trong cuốn Hazchira," ông nói tiếp, "có viết 'chỉ một chút thôi nhưngcó mục đích còn hơn là nhiều mà chẳng có mục đích gì cả.' Tác giả gợi ýrằng mỗi lần học chỉ nên tập trung vào một chút thôi. Chẳng hạn, nếu lấy150 bài thánh thi và chia cho ba mươi ngày thì mỗi ngày ta chỉ phải học nămbài thôi. Trong trường đạo, mỗi sinh viên chỉ nên học hai bài luận mỗingày.""Nói tóm lại," tôi lên tiếng, "khả năng tập trung và nắm kiến thức củamỗi người là có hạn. Càng nói nhiều thì càng nhớ được ít. Kiến thức càngđược đơn giản hóa và đi vào vấn đề chính thì khả năng nhớ được kiến thứcđó càng cao."Chúng tôi ngồi im lặng. Sau một lúc, Jerome tựa vào bàn."Xin lỗi, khi nãy tôi nghe không kỹ lắm," hắn nói. "Ai đó có thể nhắc lạitoàn bộ câu chuyện của chúng ta kể từ lúc thức ăn được mang ra không?""Tôi nghĩ đến lúc chúng tôi phải đi thôi," vị giáo sĩ mỉm cười. "Tôi phảivề nhà còn Joseph Hayim thì phải quay lại trường."Itamar đóng vai trò chủ nhà và lấy hóa đơn. Chúng tôi đứng dậy và thốngnhất mấy hôm nữa sẽ gặp nhau để nghe những phương pháp màSchneiderman sử dụng để ghi nhớ các nguyên tắc, bài luận, và – quan trọngnhất với Jerome – những tài liệu thi cử. Chúng tôi mỗi người đi một đường,chỉ có Jerome vẫn ngồi lại bàn nói chuyện với Fabio.Tôi liếc mắt nhìn lại và thấy một người quen quen. Là Lisa. Cô gái đangrảo bước nhanh và biến mất vào trong Café Ladino. Tôi mỉm cười, Jeromekín thật, hắn giữ cho mình bí mật về cuộc hẹn nho nhỏ này. Điều này khiếntôi có ấn tượng rằng có lẽ chuyện này khá nghiêm túc – một phẩm chất hiếmkhi thấy ở hắn trong vấn đề liên quan đến trái tim.12HỌP NHÓM VỀ SỰ CẢI THIỆN TRÍ NHỚ CỦA JEROMEPhần 2: Những phương pháp đặc biệt để ghi nhớmột lượng thông tin lớn trong thời gian ngắnNhững đám mây xám giăng kín bầu trời nhưng thời tiết vẫn nóng bức.Jerome đang ngồi ngay tại chiếc bàn mà tuần trước đó chúng tôi ngồi vớimột đống giấy tờ trước mặt. Trông hắn có vẻ đã hoàn toàn sẵn sàng cho bàihọc về những bí quyết ôn thi; một bài học có thể sẽ cho hắn một vài thủ thuậtghi nhớ của Joseph Hayim Schneiderman.Tôi ngồi xuống và cười toe toét với hắn, không nói một lời.Hắn nhìn tôi chằm chằm, cố lý giải nụ cười của tôi."Cái gì thế?" hắn hỏi, giọng có vẻ bất an."Cậu có gì muốn kể với tớ không?""Có gì tớ có thể kể với cậu à?" hắn hỏi."Tớ dám thề là đã nhìn thấy một cô nàng vào đây sau khi chúng ta chiatay tuần trước ấy," tôi tuôn ra, không kiềm chế được.Jerome cười bẽn lẽn và xấu hổ nhìn xuống chân."Đó là lần thứ hai bọn tớ gặp nhau bên ngoài khuôn viên trường," hắntiết lộ."Và..."Hắn ngẩng đầu lên và nhìn tôi âu yếm. Một nụ cười nở ra trên khuôn mặthắn."VÀ?!!" tôi sắp nổ tung đến nơi.Hắn im lặng, nhưng vẫn cười."Có thể..." hắn nói chậm. "Ý tớ là, tớ nghĩ là..." hắn ấp úng.Thầy Dahari và Joseph Hayim Schneiderman đã đến bên ngoài quán vàvẫy tay chào chúng tôi."Để sau nhé," hắn thì thầm khi chúng tôi đứng dậy đón những vị khách."Xin chào," hắn nói."Thật tuyệt khi được ở đây," vị giáo sĩ đáp lại và ngồi xuống chỗ dànhcho ông."Việc học của cậu sao rồi?" ông hỏi Jerome. "Cậu đã bắt đầu áp dụngnhững phương pháp học chưa?"Jerome lại ngồi xuống và khoanh tay."Tôi đã đi siêu thị," hắn bắt đầu. "Thầy không biết ở đó họ có nhiều loạidầu ôliu và mật ong thế nào đâu. Làm sao tôi biết được loại nào tốt nhất chotrí nhớ chứ?" Hắn cười khúc khích.Vị giáo sĩ chuẩn bị trả lời thì Jerome đưa tay lên và lắc đầu."Tôi đùa thôi. Tôi đã thử rồi." Hắn lấy ra một tờ giấy từ đống sách vở ởtrước mặt. "Chẳng hạn, tôi đã bắt đầu học ở đây, Café Ladino. Fabio biết làmỗi tuần tôi sẽ đến đây ba lần và để cho tôi một chiếc bàn ở rìa quán. Thỉnhthoảng, Itzik Ben-David, anh chàng lần trước mọi người thấy ấy, cũng đếnđây và chúng tôi cùng nhau học.""Nghe có vẻ hay đấy," vị giáo sĩ mỉm cười đồng tình."Và thực sự rất có hiệu quả," Jerome hào hứng nói tiếp. "Học trong quáncà phê rất vui. Như kiểu học ngoài trời ấy. Tôi học được nhiều hơn. Thế màsuốt từng đó năm tôi đã bắt mình phải học ở một nơi nhỏ bé, chật hẹp và yêntĩnh. Chán ngắt!"Itamar, như thường lệ, đến muộn hơn một chút và tìm đến chỗ ngồi quenthuộc của cậu ta."Cậu thì sao hả Josik?" Jerome hỏi Schneiderman."Ơn Chúa," cậu ta trả lời. "Tôi đã tập hợp được vài thứ cho anh. Một vàiý tưởng tôi nghĩ có thể có íchcho anh.""Tuyệt!" Jerome duỗi thẳng người."Chúng ta bắt đầu chứ?" Schneiderman hào hứng."Ờ."Schneiderman liếc nhìn thầy mình. Khi ông gật đầu đồng ý, cậu ta bắtđầu."Chúng ta đã nói đến việc bắt đầu bằng những thứ dễ và thú vị rồi sau đómới chuyển sang những chủ đề khó nhằn hơn. Bắt đầu bằng những lượngkiến thức nhỏ thôi và tự cho mình thời gian giải lao. Tuy vậy, có một điều rấtquan trọng mà tôi đã quên không nhấn mạnh. Khi gặp phải những tài liệukhó và phức tạp, ta phải hoàn toàn chắc chắn rằng mình hiểu nội dungthực sự của tài liệu đó."Jerome trông có vẻ bối rối. "Điều đó thì quá rõ ràng rồi còn gì.""Không hẳn thế," Itamar trả lời. "Có những thứ có vẻ cực kỳ hiển nhiên,tức là ta nghĩ rằng ta hoàn toàn biết rõ về nó, nhưng thực tế có thể ta đã bỏqua một cái gì đó."Jerome nhìn Itamar chằm chằm."Tớ sẽ cho cậu một ví dụ," Itamar nói nhanh. "Tớ chắc là cậu đã nghethấy những cụm từ như 'ad hoc,' 'modus vivendi,' 'tabula rasa,''bonafied'... rồi, đúng không?""Chắc chắn rồi. Tớ nghe thấy suốt," Jerome trả lời."Thế 'ad hoc' có nghĩa là gì?"Mặt Jerome chuyển xám khi hắn cười lúng túng. "Nghĩa là... ừm..." hắnngừng lại để nghĩ. "Kiểu như là 'phòng khi,' tớ nghĩ là vậy.""Thế còn 'modus vivendi' thì sao?""Cái đó liên quan đến một đơn vị đo nào đó..." Jerome cười ngượng."OK, tớ chịu. Tớ đã nghe những cụm từ kiểu như thế nhiều lần rồi nhưngchưa bao giờ chịu bỏ thời gian tra xem nghĩa chính xác của chúng là gì.""Hồi trước có một chương trình TV," tôi nhớ lại, "trong đó bọn trẻ conđược hỏi về những chủ đề của người lớn. Có một hôm, người dẫn chươngtrình, Art Linkletter, hỏi bọn trẻ có biết ai có charisma(26) không. Bọn trẻcon không biết charisma là gì nhưng vẫn trả lời. Một cậu bé nói, 'Bác cháucó charisma. Ông ấy đã ở bệnh viện hai tuần nay rồi.'" Tôi giả giọng trẻ conlàm tất cả cười nghiêng ngả."Một cậu bé thì kể chuyện bố mình vừa trồng một cây charisma trongvườn sau. Có một bé gái nói rằng hồi trước mẹ mình bị charisma nhưng cuốicùng bà ấy tìm được một loại dầu gội đầu mà cô bé không nhớ tên là gì nữa.""Ví dụ rất hay. Chính là điều tớ muốn nói đấy. Như Joseph Hayim đãnói, 'Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu mọi điều mình học, từ đầu đến cuối.'Bộ não con người rất khó nhớ những thứ không có nghĩa hoặc không rõràng.""Đừng bỏ cuộc dễ dàng," vị giáo sĩ nói thêm. "Dành thêm một, hai phútnữa. Đầu tư thêm một chút năng lượng nữa để chắc chắn rằng mọi thứ đềuhoàn toàn rõ ràng. Đôi khi, nếu ta không hiểu phần đầu tiên của một thứ gìđó thì mọi thứ khác ta học sau đó đều sẽ không còn rõ ràng nữa. Cũng giốngnhư một chiếc vòng cổ vậy. Nếu mắt xích đầu tiên bị yếu thì cả chuỗi dây sẽbị ảnh hưởng.""Hiểu rồi. Quan trọng là phải hiểu!" Jerome nói."Sau khi đọc và hiểu tài liệu, hãy tự mình giải nghĩa sâu thêm một chút,"cậu sinh viên tiếp tục. "Một người sẽ rất hào hứng nếu có thể liên hệ nhữngnét mới đến tài liệu đã học và khi đó, anh ta sẽ nhớ tốt hơn bởi vì đó là thànhquả của chính mình.""Đổi mới," Jerome nhắc lại điểm cuối cùng."Phải... ừm... ví dụ, khi tóm tắt một bài báo, hãy bổ sung thêm một điềuchưa được nói đến trong đó, một điều mà ta nghĩ đến khi đọc bài báo đó. Ýkiến của riêng ta, một cách hiểu khác liên quan đến chủ đề đó.""Có thể là một nhận xét hài hước chẳng hạn," Itamar gợi ý."Chắc chắn rồi," cậu sinh viên xác nhận. "Có lần, khi chúng tôi học vềnhững người Israel lang thang trong sa mạc, tôi đã lập ra một danh sáchnhững nơi họ đi qua và những điểm dừng trên hành trình đó. Rồi tôi hìnhdung ra những dấu mốc như một cây cọ, một chiếc lều, một cái giếng chẳnghạn. Điều này dẫn đến một ý nghĩ cực kỳ hài hước là có lẽ người Israel langthang khắp sa mạc bởi vì họ đã chôn những kho báu bí mật ở đó nhưngkhông nhớ chính xác là chỗ nào... Vậy nên họ phải quay lại đó để tìm khobáu của mình... Thế nên họ mới phải lang thang suốt bốn mươi năm. Tìmkho báu mất nhiều thời gian mà." Joseph Hayim hơi đỏ mặt và mỉm cười.Chúng tôi lịch sự cười đáp lại. 'Thực ra câu chuyện cũng đâu có đến nỗinào,' tôi nghĩ thầm."Một ý tưởng bắt nguồn từ những nỗ lực và suy nghĩ của chính mình baogiờ cũng sẽ dễ nhớ hơn," Itamar nhắc lại điểm chúng tôi đã nói đến khi ởtrường đạo."Thú vị là ở chỗ cái ý nghĩ vớ vẩn của tôi về kho báu được chôn giấu đóđã thực sự giúp tôi nhớ được những thông tin liên quan đến câu chuyện vềhành trình lang thang trên sa mạc của người Do Thái. Tôi nhớ được nhiềuthông tin hơn bởi vì tôi đã tập trung chú ý đến việc phát triển ý tưởng hàihước của mình." Cậu sinh viên dừng lại một chút. "Đó là cách tôi đã khámphá ra bí ẩn vĩ đại về một trí nhớ phi thường."Những ý tưởng mới mẻ là chìa khóa kích hoạt đầu óc và trí tưởngtượng, và trí tưởng tượng đó chính là bí quyết và nền tảng của mọi phươngpháp ghi nhớ," Joseph Hayim lại dừng và nhìn Jerome."Khi ta muốn nhớ một cái gì đó, ta đưa ra những chỉ dẫn để trí tưởngtượng của mình tạo nên những bức tranh, khung cảnh khắc sâu vào tâm trí,giữ chúng ở đó."Nếu ta muốn nhớ đến sự huyền diệu của đỉnh Sinai, tất cả những gì tacần làm là tưởng tượng ra cảnh chính mình đang đứng ở đó. Đứa con củadân tộc Israel, Moses đang nắm Mười điều răn trong tay... hay tiếng sóngbiển, tiếng một chú ong vo ve. Khi ta nhắm mắt lại và tưởng tượng, ta sẽthấy mình như đang thực sự có mặt trong khoảnh khắc lịch sử đó." Mắt cậuta khép lại."Trí nhớ là khả năng thiết yếu của tâm hồn con người, khả năng sắp xếptất cả những bức tranh đó và triệu tập chúng chỉ trong một cái chớp mắt, vàđó là lý do tại sao để nhớ được một thứ gì đó ta phải chuyển nó thànhhình ảnh, một hình ảnh thực sự mạnh mẽ và phi thường.""Aristotle và Plato chính là những người phát triển nên công cụ ghi nhớbằng hình ảnh tưởng tượng," tôi nhận xét. Một vài kỹ năng ghi nhớ mà conngười ngày nay vẫn sử dụng đã được phát triển từ thời đó. Theo như tôi biếtthì đây là phát minh của người Hy Lạp, chứ không phải của người Do Thái.Tôi đã rất ngạc nhiên.""Đức Chúa đã ban cho dân tộc Israel món quà đó," Schneiderman thốtlên để đáp lại điều tôi nói. "Người biết rằng những thần dân của Ngườikhông có một trí nhớ vĩ đại, chính vì vậy Người đã dạy cho họ nhữngphương pháp để ghi nhớ..." Cậu mỉm cười và nhìn tất cả chúng tôi. "Mọingười có nhớ không?"Jerome và tôi nhìn lại cậu ta đầy thắc mắc."Chúa đã nói với dân tộc Israel," cậu sinh viên mạnh mẽ vung tay lênkhông khí, 'Hãy tưởng tượng những điều ta đã làm với Hy Lạp và hãy đểđiều đó nhắc nhở các con biết ai là vị chúa chân chính và vĩ đại nhất!" Cậuta kết thúc bài diễn văn y như một nhà thuyết giáo thực thụ.Cũng đúng, tôi nghĩ thầm. Nhưng đây không phải là trí tưởng tượngthông thường. Đức Chúa nói đến sự tưởng tượng về những điều vô cùng,những điều phi thường. Trí nhớ của con người luôn hoạt động hiệu quả nhấtđối với những điều mang tính chất phi thường."Kỹ xảo đặc biệt," Itamar nói. Thật thú vị là Jerome cũng đang nghĩ đếnđiều tương tự và nhanh nhảu bày tỏ ý kiến của mình ngay."Tớ thì không nghĩ là những kỹ xảo này sẽ gây ấn tượng mấy ởHollywood đâu." Hắn cười với Itamar."Tưởng tượng cảnh Arnold Schwartzenegger đứng bất lực ở góc phòng,lớn tiếng đe dọa một tên găng-xtơ to như trâu mộng lại còn mang súng máyngay trước mặt mình, đại loại như 'Tao sẽ cho mày cơ hội cuối cùng để rờikhỏi đây. Mày nên biết là tao có chấy rận và mủ bệnh đấy.' Và rồi trongnháy mắt, Schwartzenegger di chuyển đến gần tên găng-xtơ và chạm cáibờm sư tử của mình vào hắn, tên găng-xtơ run như cầy sấy, mất kiểm soát vàcầu xin người anh hùng tha mạng. 'Không! Làm ơn đi! Đừng thả chấy rận!'"Jerome lắc đầu. "Không bao giờ có chuyện đó đâu.""Phải, nhưng dịch bệnh là chuyện có thật mà," Schneiderman phản bác."Tôi đùa thôi mà, Josik," Jerome trấn an cậu sinh viên. "Cậu đã xemphim của Schwartzenegger bao giờ chưa?""Chưa, tôi không xem phim.""Ừ nhỉ... Xin lỗi," Itamar nói, hơi xấu hổ. "Bản thân Schwartzeneggerđã là một kỹ xảo điện ảnh rồi.""Tóm lại," cậu sinh viên nói, quay trở lại với chủ đề của chúng tôi, "taghi nhớ tốt nhất những điều mang tính lạ lùng, phi thường. Những điều đórất có hiệu quả đối với trí nhớ bởi vì chúng có hiệu quả đối với trái tim.""Sự kích động," Itamar giải thích, "tác động đến trí nhớ.""Chắc chắn rồi. Mức độ kích động và hứng thú mà tâm hồn ta cảm nhậncó ảnh hưởng đến hiệu quả của việc ghi nhớ. Mức độ hứng thú hay đau đớn,tức là quy mô của ấn tượng, quyết định liệu một sự kiện nào đó có ghi dấuấn mãi trong trái tim chúng ta hay không."Jerome đưa tay ra hiệu bảo Schneiderman dừng lại một chút. "Đợi mộtlát." Jerome lôi ra phần tóm tắt mà trước đó hắn đã cho vị giáo sĩ xem. "Bớttrừu tượng đi một chút nhé. Chẳng hạn, làm thế nào để nhớ được những thứnày nếu dùng phương pháp cậu vừa nói?""Xem nào." Schneiderman cầm tập giấy và chăm chú xem xét. "Đây lànhững gì anh ghi chép được từ một bài luận hay một cuốn sách nào đó đúngkhông?""Một bài viết về việc quản lý tài chính trong những công ty mới," Jeormegiải thích."OK. Vậy bây giờ anh phải nhìn vào phần tóm tắt này và hiểu đượcnhững điều thiết yếu: ý chính và chủ đề. Lấy một tờ giấy khác, hay dùng lềcủa tờ giấy này luôn cũng được, viết ra một hoặc hai từ đại diện cho chủ đề,một từ anh có thể tưởng tượng ra. Từ đó phải thật nổi bật, bắt mắt và khiếntâm hồn anh bị kích động, hào hứng và truyền cho anh một niềm mongmuốn, một nỗi khát khao thực sự để ghi nhớ nó."Hàng thế hệ người Do Thái trên khắp thế giới này đã tổ chức Bữa tốingày lễế Quá hải mà không cần đến cuốn kinh cầu nguyện Hagadah, anhbiết tại sao họ nhớ được tất cả những lời cầu nguyện đó không?""Bằng những từ chủ đạo," Jerome đoán."Chính xác," Schneiderman trả lời và bắt đầu liệt kê một số từ chính."Lời cầu nguyện, rửa tay, ngò tây, chuyện kể, rửa tay, bánh không men, bánhkẹp... và còn nhiều nhiều nữa.""Ừ, tôi nhớ được hết những cái đó," Jerome nói."Những từ này được nhấn mạnh, nổi bật ở đầu cuốn Hagadah. Mỗi từđều được nói ra để nhắc chúng ta nhớ đến những phần khác nhau của buổilễ: lời cầu nguyện – nói lời cầu nguyện bên ly rượu, rửa – rửa tay trước nghilễ, ngò tây – chúng ta ăn rau ngâm trong nước muối, bánh không men –miếng bánh ở giữa sẽ được bẻ làm đôi... Bằng cách này, chúng ta ghi nhớđược mười lăm phần của buổi lễ. Nhân tiện, thầy Shmuel đã nói rằng ta nêncố gắng chọn những từ chủ đạo và gieo theo vần. Như thế ta sẽ nhớ tốt hơn.""Nói cách khác, hãy chọn những từ gây ấn tượng mạnh và sắp xếpnhững từ đó theo một cách khiến chúng thật nổi bật và bắt mắt.""Giống như mấy cái áp phích ở chỗ cậu," Itamar xen vào.Cậu sinh viên nhìn Itamar vẻ không hiểu. "Áp phích nào?""Cậu chưa bao giờ để ý đến những tấm áp phích quảng cáo đặc biệt dántrên tường các khu tôn giáo à?""Chưa." Cậu sinh viên cố nhớ lại."Ờ, đôi khi chúng như một mớ hỗn độn vậy," Itamar giải thích. "Gần đâytôi thấy gì nhỉ? À, phải rồi... có những tờ quảng cáo tìm người, thay vìnhững câu kiểu như 'Tìm người: đầu bếp cho học viện Torah' chẳng hạn thìlại là một tờ áp phích cực kỳ ấn tượng với dòng chữ. 'Khẩn cấp! Hai anh emsinh đôi bị cơn đói giày vò tìm một tâm hồn cao cả và nhân từ sẵn sàng vàobếp nấu ăn cho họ...' Nghe cứ như trên thế gian này không còn gì quantrọng hơn việc tìm một đầu bếp vậy."Schneiderman và vị giáo sĩ mỉm cười. Họ biết chính xác cái quảng cáomà Itamar đang nói đến."Nhiều lần tôi cũng dán mắt vào những tờ quảng cáo như vậy, nhưng anhcó để ý thấy tác động mạnh mẽ của chúng không?" Cậu sinh viên nhận xét."Nếu chúng không gây ấn tượng mạnh đến vậy, có khi anh chẳng để ý đếnchúng làm gì bởi vì có liên quan gì đến anh đâu.""Nhưng từ chủ đạo cần phải thật bắt mắt, như ta đã nói," Schneidermannói thêm. "Những từ này có vai trò như những dấu mốc, những tấm bảng chỉdẫn cho trí nhớ." Schneiderman cố gắng hết sức để làm rõ quan điểm củamình. "Để thực hiện mục đích của anh, Jerome, chúng ta đã nói đến việcđơn giản hóa, tức là đọc thường xuyên và tóm tắt một cách đơn giản. Còngợi ý có nghĩa là những từ chủ đạo, những dấu hiệu ghi nhớ có thể gợicho ta nhớ đến những ý tưởng khác." Cậu ta dừng lại để giải tỏa cơn khát."Dấu hiệu ghi nhớ là gì đấy?" tôi hỏi.Schneiderman ngẫm nghĩ để tìm ví dụ minh họa. Bỗng nhiên, có vẻ nhưmột ý tưởng rất hay đã nảy ra trong đầu cậu."Dấu hiệu ghi nhớ là những công cụ hỗ trợ mà khi ta nhìn thấy, ta sẽ nhớra những cái khác." Cậu duỗi thẳng người trên ghế. Rồi bất ngờ, cậu ta lụctrong túi quần, lôi ra một quả tzitzit(27) và đưa cho chúng tôi xem."Đây là một ví dụ về dấu hiệu ghi nhớ," cậu tuyên bố."QuảTzitzit à?" Jerome hỏi."Trong cuốn Những con số, Đức Chúa đã nói với Moses, 'Hãy nói vớinhững đứa trẻ Israel và nhắc chúng phải kết tzitzit ở những góc khăn, từ thếhệ này sang thế hệ khác, và buộc ở mỗi góc một sợi chỉ màu xanh: chiếctzitzit sẽ ở đó, các con sẽ nhìn thấy nó và nhớ được tất cả những điều răn củaChúa và làm theo những điều răn đó."Khi một người mang trên mình tzitzit, người đó sẽ nhớ mình là ai, mìnhlà cái gì, nhớ đến những điều răn và bổn phận thực hiện những điều răn đó.Vậy làm thế nào để nhớ được là có bao nhiêu điều răn tất cả?""Dễ thôi mà. Có tất cả 613 điều răn," Jerome trả lời."Đúng rồi, 613," Joseph Hayim xác nhận. "Chỉ để chắc chắn thôi mà,"cậu ta lại chỉ vào chiếc tzitzit, "nhưng còn một điều gợi ý nữa. Ở mỗi cụm cónăm nút và tám sợi dây. Năm cộng tám là bao nhiêu.""Mười ba.""Và giá trị số học của từ tzitzit là bao nhiêu?"Itamar tính nhẩm thành tiếng, "tz là 90, i là 10, tz là 90, i là 10 và t là400. Tổng cộng là 600. Thêm 13 vào nữa, vậy là có 613 điều răn ta cần phảighi nhớ.""Thật đáng kinh ngạc," tôi thốt lên.Schneiderman nhét chiếc tzitzit vào chỗ của nó và ngồi xuống."Khi tôi mới chuyển đến Israel," Jerome bắt đầu, "trước khi biết tzitzit làcái gì, tôi đã thấy mọi người đi loanh quanh khắp nơi với quả tzitzit treo lòngthòng và tôi đã tự hỏi sao người ta không kiếm được thứ đồ nào khá khẩmhơn." Hắn cười toe toét. "Tôi cứ nghĩ quần áo họ bị rách.""Nói tóm lại, tôi nên viết ra những từ chủ đạo, những từ này sẽ đóng vaitrò như những tấm biển chỉ dẫn cho trí nhớ. Sao chúng ta không thử làm mộtbài thực hành luôn nhỉ?" Jerome chỉ vào phần tóm tắt của hắn."Tài chính doanh nghiệp," vị giáo sĩ đọc to."Việc thực hiện một kế hoạch kinh doanh đòi hỏi phải có các nguồn tàichính," ông đọc bằng giọng trầm bổng như thôi miên. "Một công ty mớithành lập có rất nhiều lựa chọn về vấn đề tài chính theo như... Xem nào."Ông bỏ qua. "Đây là đoạn đầu tiên." Ông chỉ vào phần tương ứng trên tranggiấy."Tiền tiết kiệm cá nhân của doanh nhân là khoản tài chính trước mắt,tuy vậy khoản tài chính này thường rất hạn chế... Tóm lại, từ chủ đạo ở đâylà gì? Nguồn tài chính tiềm năng ban đầu là gì?" Ông hỏi Jerome."Tiết kiệm cá nhân," Jerome trả lời."Tiết kiệm cá nhân," vị giáo sĩ viết ra lề.Jerome quay sang Schneiderman. "Làm thế nào mà tôi tưởng tượng rađược tiết kiệm cá nhân?""Ừm. Nếu là tôi thì hình ảnh hiện lên trong đầu tôi là cảnh tôi đang ômmột bao tải vàng."Jerome nhắm mắt lại. Một nụ cười rộng ngoác nở trên mặt hắn."Vậy tôi sẽ tưởng tượng mình đang ôm một bọc toàn tiền vàng vậy.""OK." Vị giáo sĩ đọc tiếp, "Khi một người cần một khoản đầu tư lớn...họ có thể tìm nguồn đầu tư từ một đối tác để chia sẻ những rủi ro trong kinhdoanh. Một đối tác tốt là một người có thể đóng góp kỹ năng, kinh nghiệm,kiến thức chuyên môn... Nói tóm lại là gì?" Ông nhướn mắt về phía Jerome."Một đối tác."Vị giáo sĩ viết ra chữ đối tác."Tôi tưởng tượng ra Hevrutah của mình, Solomon. Cậu ấy là bạn học củatôi," cậu sinh viên nói."Vậy tôi sẽ tưởng tượng ra Issac. Cậu ta là Hevrutah của tôi." Jerome nóitheo. "Cậu ấy có ý thức rất tốt về công việc kinh doanh... Ai mà biết được,biết đâu một ngày nào đó chúng tôi sẽ cùng nhau mở công ty thì sao," hắnmơ màng nói to.Vị giáo sĩ viết tên Issac bên cạnh chữ đối tác."Nguồn vốn dự án là những công ty đầu tư đang lập kế hoạch đầu tư dàihạn... nhất là trong các dự án về công nghệ...""Nguồn vốn dự án," vị giáo sĩ viết. "Đó là nguồn tài chính tiềm năngthứ ba của chúng ta.""Làm sao mà tưởng tượng ra nổi nguồn vốn dự án được đây?" Jeromehỏi Schneiderman."Tôi không biết nguồn vốn dự án là gì," cậu sinh viên trả lời, cười nhẹ,giọng có chút hơi xấu hổ. "Tuy vậy, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong đầu tôilà một con kền kền(28)... Nghe giống nhau lắm, một con kền kền to bự – mộtcon kền kền có thể sà xuống chỗ tôi bất cứ lúc nào." Cậu ta nhìn sang bênphải và đưa hai tay lên ôm lấy đầu như thể có cái gì đó sắp rơi xuống. "Tôinghĩ là từ chủ đạo ở đây phải là kền kền.""Quá chuẩn!" Jerome hào hứng. "Một con kền kền suýt nữa thì đápxuống đầu mình. Mình nhảy ra tránh được nhưng nó đập đập đôi cánh khổnglồ làm bụi bay mù mịt quanh mình." Hắn tiếp tục dòng tưởng tượng của cậusinh viên."Có nhiều nguồn tài trợ và hỗ trợ khác nhau..." vị giáo sĩ tiếp tục.Jerome nhanh nhảu nói luôn, "Nguồn tài chính tiềm năng thứ tư – tàitrợ."Vị giáo sĩ ghi ngay ra lề trang giấy."Tôi tưởng tượng ra hình ảnh tướng Ulysses S. Grant(29) đi xuống phố,chân dậm thình thịch đầy kiêu hãnh," Jerome miêu tả hình ảnh tưởng tượngcủa mình.""Nguồn tài chính chủ yếu thường là vốn vay ngân hàng, được bảo đảmbằng một tài sản thế chấp nào đó," vị giáo sĩ đọc tiếp.Ông và Jerome nhìn nhau và cùng bật ra một lúc, "Vay.""Anh nghĩ đến hình ảnh gì?" cậu sinh viên hỏi."Từ 'vay' khiến tôi nghĩ đến chuyện phải ở một mình(30)," Jerome nhúnvai."Rất tốt," Schneiderman nhận xét, hài lòng thấy rõ vì khả năng nghĩ ranhững ý tưởng kỳ cục rất nhanh chóng của Jerome."Nếu cậu không trả được nợ cho ngân hàng," tôi xen vào, "cậu có thểchắc chắn một điều là cậu sẽ một mình, hoàn toàn một mình, chẳng có việclàm ăn nào để mà nghĩ đến hết. Từ này được đấy.""Thế thôi," vị giáo sĩ kết luận khi lướt qua một lượt hết toàn bộ tranggiấy ông cầm trên tay. "Vậy những lựa chọn chủ yếu về nguồn vốn cho mộtcông ty là gì nào?""Xem nào," Schneiderman nhắm mắt suy nghĩ một lát, "tiết kiệm cánhân, đối tác, nguồn vốn dự án, tài trợ và vay." Cậu ta nhắc lại toàn bộdanh sách với tốc độ khá nhanh so với một người sống tách biệt khỏi thế giớilàm ăn kinh doanh."Tốc độ thật!" Itamar thán phục."Điều này dẫn ta đến với câu hỏi tiếp theo, quan trọng hơn nhiều – làmthế nào để nhớ được tất cả những từ chủ đạo? Hay chính xác hơn là làm thếnào để nhớ được một danh sách các từ ngữ.""Cuốn Kuzari đã nhắc đến một thứ giác quan, đó là giác quan chia sẻ.Giác quan này cho phép kết nối những điều khác nhau trong một thời gian,không gian cụ thể nhằm khôi phục, kích thích và tái tạo trí nhớ. Chẳng hạn,vị giác cảm nhận được mùi vị còn thị giác thấy được màu sắc. Lưỡi ta nếmđược vị ngọt của mật ong nhưng không thể thấy được màu vàng óng của nó.Còn mắt ta thấy được màu nhưng lại không có ý niệm gì về vị. Giác quanchia sẻ, nói cách khác, làm cầu nối cho các giác quan khác nhau. Khi mắt tanhìn thấy mật ong và bộ não ta xác nhận rằng vị ngọt của mật ong tương tựnhư khi mắt ta nhìn thấy tuyết thì cảm giác lạnh sẽ khiến toàn bộ cơ thể runlên. Vì một giác quan thường đưa đến một giác quan khác nên người ta đãnảy ra ý tưởng về việc tạo ra một chuỗi các ý tưởng hoặc từ ngữ có mốiliên hệ với nhau, cái này dẫn đến cái kia." Cậu ta dùng khăn lau miệng."Có thể là một câu chuyện để liên kết tất cả các từ ngữ.""Một câu chuyện liên kết," tôi nhắc lại với Jerome. "Có phải đó là cáchcậu nhớ được tất cả những từ chủ đạo trong phần tóm tắt của Jeromekhông?" Tôi hỏi Schneiderman."Để nhớ được tất cả những khả năng tập hợp nguồn vốn, tài chính côngty, tôi thấy trước mắt mình một chiếc máy ATM khổng lồ đặt cạnh xưởngmay của cô tôi ở Bnai Barak," cậu ta ngừng lại để xem chúng tôi có theodòng suy nghĩ của mình không."Chiếc máy ATM tượng trưng cho nguồn tài chính còn xưởng maytượng trưng cho một công ty," Jerome mỉm cười. "Rất hay.""Bây giờ câu chuyện bắt đầu," Schneiderman nói tiếp. "Tôi tưởng tượngmình đang ngồi ở ngoài hành lang xưởng, gần chiếc máy ATM, tay cầm mộtchiếc bao tải màu nâu may bằng một thứ vải dày và chắc. Chiếc máy bị trụctrặc. Hàng ngàn đồng tiền vàng đang tuôn ra từ khe máy, chảy thẳng vàochiếc bao tải mà tôi đang nắm thật chặt.""Tiết kiệm cá nhân," Thầy Dahari giải thích, có vẻ cho chính mìnhnhiều hơn."Cái bao tải khá nặng. Solomon, đối tác của tôi và là Hevrutah của tôi,đến giúp một tay. Nhờ sự giúp đỡ của cậu ấy, tôi nhấc được chiếc bao lên vàchúng tôi bắt đầu đi xuống phố. Rồi bỗng nhiên chúng tôi bị cướp." Cậu tagiơ hai tay lên đầu. "Từ phía bên kia đường, bất ngờ, một con kền kềnkhổng lồ lao về phía chúng tôi, quắp lấy cái bao tải và quẳng cho ông chủcủa nó, tướng Grant, ông này nhanh chóng mất hút cùng với bao tải tiền.Solomon đuổi theo nhưng một chiếc xe từ đâu lao đến và đâm vào cậu ấy.Vậy nên, tôi đứng đó, chỉ còn lại một mình." Cậu khoanh tay, mỉm cười vàtựa vào ghế. "Hết rồi."Cả ba chúng tôi nhìn cậu ta, đầy kinh ngạc."Rõ ràng, cậu được bề trên ban cho một trí tưởng tượng phi thường," vịgiáo sĩ thán phục."Đúng thật đấy, Josik à," Jerome nói, không giấu sự hứng khởi. "Sao cậulại suốt ngày ở trong trường được chứ? Đáng lẽ ra cậu nên viết kịch bản choHollywood. Biết đâu cậu lại thành Steven Spielberg của cộng đồng Do Tháichính thống ấy chứ."Cậu sinh viên hơi đỏ mặt."OK, cậu phải thừa nhận là phương pháp này rất có hiệu quả," tôi nói vớiJerome bằng giọng yêu cầu nghiêm túc."Cậu dành cả ngày chỉ để tưởng tượng thôi sao?" Itamar băn khoăn. "Nóđòi hỏi một trí tưởng tượng tích cực và cực kỳ nhiều nỗ lực, mỗi lần phảinghĩ ra một câu chuyện hoàn toàn mới đâu phải dễ, còn chưa tính đến thờigian bỏ ra nữa.""Thật ra thì không phải thế," Schneiderman cố trấn an Itamar. "Thực tếlà tôi đã nghĩ ra toàn bộ câu chuyện từ lúc mọi người nói đến chủ đề này lầnđầu tiên rồi.""Vấn đề ở đây là phải thực hành phương pháp này cho đến khi nó trởthành bản năng thứ hai của ta," tôi bổ sung, dựa trên những kinh nghiệmchuyên môn của chính mình trong chuyện này. "Có thể ngay lúc này, ta thấyđể làm được như thế, trí óc ta sẽ phải hoạt động rất nhiều nhưng cuối cùng,chính điều đó lại giúp ta tiết kiệm thời gian và giúp ta hiểu được nhiều tàiliệu hơn, trong khoảng thời gian ngắn hơn.""Đúng đó," Schneiderman tiếp tục dòng suy nghĩ của tôi, "bởi vì khi đóanh thực sự sắp xếp các thông tin thu nhận được theo một hệ thống có tổchức. Điều này giúp anh không phải mất công xem đi xem lại một tài liệunhiều lần để ghi nhớ nữa. Một câu chuyện liền mạch, rõ ràng cực kỳ hiệuquả."Itamar, vẫn còn đang hoài nghi, nhìn sang Jerome để đánh giá phản ứngcủa hắn."Nếu cậu muốn hỏi tớ thì có vẻ đây là một cách học rất hay," Jerome lêntiếng như thể đọc được câu hỏi trong đầu Itamar. "Chắc chắn, tớ sẽ thử cáchhọc này." Hắn mỉm cười hài lòng."Vậy là tốt rồi. Tớ phải nói thật là cậu cũng được ban cho một trí tưởngtượng khá phát triển đấy," Itamar bổ sung. "Những chiếc áo phông của cậucó thể chứng minh điều đó. Tớ thì lại khác, tớ không có được trí tưởng tượngnhư thế. Bộ óc tớ hoạt động theo một cách hoàn toàn khác." Cậu ta đưa ngóntrỏ bàn tay phải lên vẽ một hình vuông trong không khí. "Cậu có phươngpháp nào khác không?" cậu ta hỏi nhẹ nhàng, gần như là van nài."Logic hơn một chút hả?" Joseph Hayim Schneiderman gật đầu và bắtđầu tìm trong đống giấy tờ của mình."Rogachev, một học giả rất được trọng vọng, có những khoảnh khắc màông gọi là 'bố cục.'. Như thể toàn bộ trí óc ông là một chuỗi những mối liênkết. Bí quyết của ông nằm ở cách ông sắp xếp mọi thứ trong đầu mình."Mọi thứ trong tự nhiên đều được xếp vào các nhóm khác nhau: cácchủng tộc, các loài, các loại. Từ tuổi rất nhỏ, trẻ con đã bắt đầu sắp xếp mọithứ thành các nhóm và chúng biết rằng quả chuối là thứ ăn được trong khibúp bê là đồ chơi và không ăn được." Schneiderman hơi mỉm cười. "Lịch sửđược chia thành những niên đại. Địa điểm thì được phân chia thành các đấtnước, khu vực, thành phố khác nhau. Ở đây chẳng có gì là bí mật cả. Chúngta sẽ dễ nhớ hơn nhiều nếu những thứ cần nhớ là một bộ phận của một nhómnào đó, hoặc nếu trí óc ta tự tìm thấy sự logic của riêng nó. Trong đạo DoThái cũng vậy thôi. Về cơ bản, mọi chủ đề và ý tưởng đều được phân chia,sắp xếp vào các nhóm một cách định lượng. Có tất cả bao nhiêu cuốn sáchcủa Moses?""Năm," Itamar đáp."Thế có tất cả bao nhiêu điều răn?""613.""OK. Vậy ta sẽ thử làm một thí nghiệm nho nhỏ để xếp mọi thứ thànhnhóm nhé. Thậm chí cả 613 điều răn cũng được chia thành các nhóm. Có248 điều răn tích cực, tức là những điều nên làm, và 365 điều răn tiêu cực,hay nói cách khác là những điều cấm. Kinh thánh Do Thái được chia thànhcác chương, các đoạn, cụ thể: 39 cuốn, 929 chương, 23.214 đoạn và 773.000từ," Joseph Hayim Schneiderman liệt kê, làm tất cả mọi người đều kinhngạc."Thử lấy một thứ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta làm ví dụ, nhưdanh sách đồ cần mua khi đi siêu thị chẳng hạn, ta sẽ thấy rằng nếu chiachúng thành các nhóm, như thịt cá, rau, đồ bơ sữa thì sẽ dễ nhớ hơn nhiều,đúng không?" cậu hỏi và nói tiếp luôn, không đợi một câu trả lời. "Ví dụ,nếu ta biết rằng phải mua năm thứ đồ bơ sữa và bốn loại hoa quả khác nhau,ta sẽ dễ nhớ danh sách cần mua đó hơn, đúng không?""Ừ, chắc chắn rồi," Itamar tán thành. "Lần nào vợ tôi gọi điện bảo tôimua đồ, tôi cũng hỏi xem có tất cả bao nhiêu món phải mua. Nếu cô ấy bảolà sáu món thì tôi luôn mua đủ sáu nhưng chưa bao giờ đúng sáu món cầnmua cả.""Vợ tớ thì chẳng ghi danh sách các thứ cần mua bao giờ," tôi xen vào.Ai cũng nhìn tôi ngạc nhiên."Cô ấy chỉ túm lấy một chiếc xe đẩy hàng còn trống và ném vào đó tất cảnhững thứ cô ấy thấy."Cậu sinh viên mỉm cười hiểu ý và nói tiếp. "Khi học Torah, sự logic vàdễ hiểu của các sự kiện và mối quan hệ giữa các chủ đề giúp trí nhớ hoạtđộng hiệu quả hơn. Trật tự sắp xếp các vấn đề thường là từ dễ đến khó. Cũngnhư trong cộng đồng tôn giáo vậy, năm tuổi thì học Kinh thánh, mười tuổihọc Mishna, đến mười lăm tuổi thì học Gomorrah. Như kiểu xây nhà ấy –móng nhà là Kinh thánh rồi sau đó ta mới xây thêm các bức tường và máinhà.""Mọi thứ đều theo trật tự thời gian," Itamar nói."Đúng vậy," Schneiderman trả lời. "Trong đạo Do Thái, trật tự của mọithứ và mối quan hệ giữa chúng đều dựa trên thứ tự của các sự kiện trongKinh thánh, tức là theo trật tự thời gian," cậu giải thích."Như Mishna chẳng hạn," thầy Dahari gợi ý.Rồi vị giáo sĩ và cậu sinh viên trường đạo thay nhau giải thích một hồidài về các phần, các đoạn trong Mishna. Bỗng nhiên, họ dừng lại khi nhận rarằng tâm trí của Jerome đang lang thang ở đâu đó.Sự im lặng đột ngột đưa sự chú ý của Jerome quay trở lại bàn thảo luận."Làm ơn... đừng quá ba đoạn," hắn khẩn khoản."Xin lỗi, gì cơ?""Khi mọi người trích dẫn Kinh thánh, tôi chỉ có thể theo đến đoạn thứ bathôi," hắn giải thích. "Đất hoang, trau dồi, lượm lặt, thời đại...toàn nhữngthứ khó tiêu hóa thôi. Tôi không được giỏi món Kinh thánh lắm đâu. Mà cònnữa," hắn quay sang vị giáo sĩ và cậu sinh viên. "Trong một luận văn có viết,'Một người nên giải thích cho bạn mình mọi thứ bằng một cách thật ngắngọn và rõ ràng, nếu không họ sẽ không làm bạn với bạn nữa bởi vì mộtngười bạn mà không hiểu gì rất có thể sẽ khó chịu về việc bạn mình thôngminh hơn mình hoặc cố gắng tỏ ra thông minh hơn mình vậy nên người bạnđó sẽ không muốn học cùng anh ta nữa mà tìm một nhóm khác học tập vuivẻ hơn, một nhóm thích ăn trứng dầm mật ong với bánh mì nướng chưa bãohòa bằng dấm..." Hắn ngồi thẳng lên, tự hào thấy rõ vì đã pha trò làm mọingười cười."OK," vị giáo sĩ tán thành, hoàn toàn thích thú trước cơn bột phát nhonhỏ của Jerome."Chúng ta đã nói đến việc sắp xếp mọi thứ theo trật tự logic," Itamar bắtđầu, "tôi sẽ sắp xếp danh sách các nguồn tài chính cho doanh nghiệp màchúng ta đã liệt kê ra theo trật tự thời gian, một trật tự mà tôi sẽ thực hiệnnếu tôi bắt đầu công việc kinh doanh. Như thế, có thể tôi sẽ nhớ được hết cácthuật ngữ." Cậu ta ngước mắt lên, thở mạnh ra và cắn môi suy nghĩ."Được rồi, xem nào...trước hết, tôi sẽ khởi nghiệp bằng tài sản của riêngmình và xem tiền tiết kiệm cá nhân của mình có được bao nhiêu. Rồi, tôi sẽnhờ bạn bè, gia đình giúp, hứa cho họ phần trăm với tư cách là các đối tác.Sau đó, tôi sẽ đi vay, cái này lúc trước mọi người xếp ở cuối danh sách. Cuốicùng, tôi sẽ thử tìm nguồn vốn dự án hoặc tài trợ.""Xuất sắc," vị giáo sĩ nhận xét. "Ai cũng nên tự tìm cho mình phươngpháp hiệu quả nhất để ghi nhớ."Cậu sinh viên ra hiệu muốn bổ sung thêm một vài chi tiết."Tôi muốn dùng hệ thống ký hiệu. Thật ra có một vài phương pháp sửdụng hệ thống đó.""Chẳng phải chúng ta đã nói đến điều này rồi sao?" Jerome nói to suynghĩ của mình. "Những từ chủ đạo ấy.""Joseph muốn chỉ những chữ cái đầu tiên của từ và từ viết tắt mà," vịgiáo sĩ giải thích.Trò chơi zigzag"Trong Iruvin có viết, 'Torah chỉ có thể được hiểu thông qua các kýhiệu," Schneiderman trích dẫn."Ký hiệu có thể là những từ chủ đạo như 'cầu nguyện và rửa' trongHaggadah hay những chữ cái đầu như trong mười loại dịch bệnh đối vớingười Ai Cập. Anh có nhớ không?" bỗng nhiên cậu ta hỏi Jerome."Ừm, có chứ. Đó là DaTZaCH, ADaSH, Ba Ba gì đó.""BaHaV," Schneiderman nói tiếp hộ Jerome."Đúng rồi, DaTZaCH – Dam (máu), Tzfardeah (ếch), Chinim (rận),v.v.""Thế cậu có biết từ 'tapuz' (quả cam) thật ra có nghĩa là gì không?"Itamar hỏi."Tapuah Zahav (Trái táo vàng)," Jerome bật ra."Mọi người có biết tên của hãng hàng không quốc gia yêu quý của chúngta, El-Al, là gì không?" Jerome hỏi, và trước khi bất cứ ai kịp trả lời, hắn nóiluôn. "Every Landing, Always Late (Lần nào hạ cánh cũng muộn)...hayEvery Luggage Always Lost (Hành lý nào cũng mất).""Bây giờ làm gì đến nỗi tệ thế đâu," Itamar phản bác. "Thực ra, bây giờtớ thấy nó còn tốt hơn hết cả mấy hãng tớ đã từng đi ấy chứ. Này, thế mọingười có biếệt T.W.A là viết tắt của cái gì không?" Itamar đố mọi người."Try With Another (Thử cái khác)," Jerome nói luôn."Còn Fiat, hãng xe của Italia – Fix It Again Tony (Sửa lại lần nữa điTony)!""Nhưng ở đây, lại nảy sinh một vấn đề khác," Itamar nói và nhíu mày."Tôi hoàn toàn hiểu phương pháp mà cậu gợi ý nhưng thành thật mà nói, hầuhết các từ viết tắt chỉ là một nhóm các chữ cái được ghép với nhau thành mộtdạng thức vô nghĩa. Chẳng hạn, làm sao mà cậu nhớ được những từ như làDaTZaCH AdaSH hay GaNBaCH RaKBaSH? Về cơ bản, chúng hoàn toànvô nghĩa."Thầy Dahari thay đổi tư thế ngồi."Hãy cố gắng sắp xếp từ viết tắt theo một trật tự khác nghe dễ hiểu hơn.Chẳng hạn, bài học về tài chính mà Jerome tóm tắt," vị giáo sĩ gợi ý. "Theothứ tự mà cậu tóm tắt trong giấy thì những từ personal savings (tiết kiệm cánhân), partners (đối tác), loan (khoản vay), venture capital (vốn dự án) vàgrants (tài trợ) sẽ tạo thành từ PeSPL-VCG. Nhưng nếu cậu chuyển vị trícủa một vài chữ cái, cậu sẽ có PePSi CaVe LeG, như thế chắc chắn sẽ dễnhớ hơn."Itamar gật đầu còn Jerome thì bổ sung sáng tạo của riêng mình."Rồi cậu có thể tưởng tượng một người Neanderthal mới tìm được nguồntài chính cho công ty săm lốp của mình, đang ngồi uống Pepsi ăn mừngtrong cái hang (cave), chân (leg) đung đưa vui vẻ."Itamar cười phá lên."Cậu giỏi tưởng tượng thật đấy.""Còn có từ viết tắt đảo ngược và từ viết tắt song song nữa,"Schneiderman nói thêm."Từ viết tắt đảo ngược... và từ viết tắt song song," Jerome nhắc lại."Như thế này nhé. Một mặt, một nhóm các từ ngữ có thể rút gọn lạithành một từ viết tắt. Mặt khác, để nhớ một từ nào đó, ta cũng có thể chuyểnnó thành một câu hoặc thành một từ viết tắt," Schneiderman giải thích."Tôi nghĩ tôi có thể hiểu điều này," Itamar ngắt lời. "Tôi vẫn sử dụngphương pháp này để nhớ những mã máy tính và mật khẩu phức tạp." Cậu talấy một tờ giấy trắng ở chỗ Schneiderman và rút chiếc bút nổi tiếng củaJerome ra khỏi túi áo hắn mà không thèm hỏi mượn. Itamar viết ra một dãycác chữ cái và con số – PMBJ3K5."Cậu đã bao giờ cần nhớ một mật khẩu kiểu như thế này chưa, để vàomạng Internet chẳng hạn?" cậu ta hỏi tôi."Thật không may là có," tôi trả lời."Vậy, cách làm ở đây là hãy coi cái dòng lộn xộn này là chữ viết tắt củamột câu nào đó. Mỗi chữ cái trong mật khẩu là chữ đầu tiên của một từ nàođó. Chẳng hạn, mã PMBJ3K5 vô nghĩa này có thể được chuyển thành mộtcâu như, 'P-Please M-Make B-Big J-John 3 shots of K5 (Làm ơn pha choJohn Bự 3 ly K5) ...đó là tên một loại cocktail. Được chứ, phải không?" cậuta hỏi. "Bằng cách này, cậu đã chuyển một thứ hoàn toàn vô nghĩa thành mộtthứ có nghĩa mà cậu có thể nhớ được.""Một ý tưởng rất hay," Jerome thán phục. "Nhưng còn từ viết tắt songsong thì sao?""Đó là cách ngày xưa mọi người vẫn dùng để nhớ các đơn vị đo và tiềntệ cổ," cậu sinh viên giải thích. "Cũng như ở Mỹ người ta chia các đơn vịtiền tệ thành đô-la, quarter (đồng 25 xu), dime (đồng 10 xu), nickel (đồng 5xu) và xu. Thời Mishna, tiền cũng được phát hành dưới các dạng sela, dinar,me'ah, pondyon, isair và pruta. Vậy làm thế nào để nhớ được một sela bằngbao nhiêu dinar và một dinar bằng bao nhiêu me'ah? Họ đã tạo ra các từ viếttắt sử dụng những chữ cái đầu tiên của mỗi đồng tiền – SaDaM PIP – vànhóm chúng lại thành từ DOBeBaH. Nhìn xem nhé." Cậu ta rút ra một tờbiểu đồ.(31)Như mọi người thấy đấy, sử dụng phương pháp này, người xưa có thể dễdàng biết và nhớ được là sela có 'D,' tức là 4 dinar, và 'O' me'ah, có nghĩalà 6 me'ah, bằng một dinar, tương tự như vậy với các đơn vị khác. Có dễhiểu không?""Hoàn toàn dễ hiểu," tất cả chúng tôi đồng thanh."Đó cũng là cách tôi nhớ các loại đồng xu khi tôi đến New York nămngoái để thăm ông bác. Tôi đã sử dụng hệ thống này." Cậu ta rút một chiếcbút ra và viết DYCHaK – DeQDaNCe.Đô-la =D (Chữ cái Do Thái có giá trị số học là 4) – 4 đồng quarterY (Chữ cái Do Thái có giá trị số học là 10) – 10 đồng dimeCH (Chữ cái Do Thái có giá trị số học là 20) – 20 đồng nickelK (Chữ cái Do Thái có giá trị số học là 100) – 100 đồng cent"Thế cậu mua gì ở New York?" Jerome tò mò hỏi."Ừm..." Schneiderman cố nhớ lại. "Tôi không nhớ ra mình có mua thứgì đặc biệt không. Tôi tiêu gần hết tiền vào việc đi taxi và đồ ăn uống," cậugiải thích. "À không, thật ra tôi có mua một chiếc máy ảnh ở đó.""Này, Jerome," tôi xen vào, "thử tưởng tượng cậu bước vào một cửahàng nhỏ, hỏi mua một ổ bánh mì: 'Xin lỗi, ông có nhận sela không hay ôngthích tôi trả bằng pondyon hơn?'"Jerome cười lịch sự rồi ngay lập tức chuyển sang kể câu chuyện của hắn."Một nhóm người ở nhà thương điên tham gia một tour du lịch. Trên đườngđi, họ ghé vào một quán cà phê. Người phụ trách nhóm đến chỗ chủ quán vàgiải thích, 'Nghe này, tôi đến đây với một nhóm người được xác định là bịđiên nhưng không nguy hiểm. Nếu ông không phiền, đến cuối bữa ăn, họ sẽtrả ông bằng nắp chai, lúc đó tôi với ông sẽ thanh toán sau nhé. Có đượckhông?' Chủ quán có vẻ rất thích thú và chấp nhận yêu cầu lạ lùng đó. Saukhi tất cả đã uống xong cà phê, mỗi người đều đến chỗ thu ngân và để lênbàn số nắp chai mà theo họ là đủ. Khi tất cả đã ra ngoài hết, người quản lýtúm lấy tay người phụ trách đoàn và nhắc ông ta về thỏa thuận giữa họ. 'Nàyông, ông đã hứa là bây giờ chúng ta sẽ thanh toán.' 'Ồ, phải rồi,' người phụtrách trả lời và bắt đầu lục chiếc túi của mình, 'Ông có tiền lẻ trả lại cho nắpthùng rác không?'"Schneiderman cười toe toét và bắt đầu thu dọn tất cả đống giấy tờ củamình. "Tất cả đấy," cậu ta kết luận trong lúc nhét chúng vào túi. "Đó lànhững thủ thuật liên quan đến ký hiệu mà tôi thường áp dụng để ghi nhớ."Itamar gãi gãi đầu và mang một bộ mặt khó hiểu, hồi đó cậu ta vẫn haythế."Vậy đó là cách cậu nhớ những quy tắc, những luật lệ Do Thái và cácphân đoạn của Torah sao?" cậu ta hỏi."Đúng vậy," cậu sinh viên khiêm tốn trả lời rồi rút một điếu thuốc mỏngtừ chiếc hộp để trong túi áo khoác. "Bằng những từ ngữ chủ đạo liên quanđến những câu chuyện và những ký hiệu.""Và cậu không bao giờ quên điều gì sao?" Itamar tiếp tục, giọng đầy hoàinghi.Schneiderman châm lửa và cười, "Tất nhiên, tôi có quên chứ." Cậu tadừng lại, hít vài hơi. "Không có ai hoàn hảo cả. Thế nên người ta mới phảidùng đến những phương pháp cải thiện trí nhớ."Ghi nhớ bằng cách lặp lại và ngữ điệu"Người học Torah mà không trở đi trở lại với nó thì cũng như một ngườigieo hạt mà không thu hoạch vậy. Mọi thứ con người học được đều phảiđược lặp lại nhiều lần cho đến khi hoàn toàn nhuần nhuyễn," Schneidermangiải thích."Đúng thế," Itamar có chung quan điểm. "Lặp lại là một trong nhữngnhân tố quan trọng nhất giúp con người ghi nhớ được lâu dài.""Khi học Torah," cậu sinh viên tiếp tục, "mục tiêu là phải lặp lại bởi vìchỉ bằng cách trở đi trở lại vấn đề thì vấn đề đó mới ở lại trong đầu ta được.Nếu ta không xem lại tài liệu, ta sẽ không nhớ được và nếu ta không nhớđược thì chính là ta đã lãng phí cả thời gian và công sức của mình. Có mộtcâu nói thế này, 'Một người có thể học Torah trong hai mươi năm nhưng cóthể quên hết chỉ trong hai năm.'""Vậy nên," vị giáo sĩ bổ sung, "mỗi năm, đều đặn, chúng tôi đều lặp lạivà học lại những cuốn sách linh thiêng. Mỗi năm chúng tôi đều ôn lại từngphần của Torah, Mishna và các nguyên tắc luật Do Thái. Năm nào cũng vậy,hết năm này qua năm khác, mãi mãi sẽ như thế.""Và nhắc lại cho đến khi thuộc lòng," Schneiderman nói tiếp, "có nghĩalà tuần tự hỏi và trả lời, để đạt hiệu quả tốt nhất, phải lặp đi lặp lại năm lầnđến khi người học tự mình nhớ được tất cả. Nếu người nào đó chỉ có thể họcmột mình thôi thì trong khi học phải nói thật to và có ngữ điệu.""Có ngữ điệu?" Jerome nhắc lại. "Thế nghĩa là sao? Phải hát lên à?" Hắnkhông tin vào tai mình."Về cơ bản là thế," cậu sinh viên xác nhận. "Trong Megila có câu,'Người nào dùng điệu hát để học sẽ ghi nhớ tốt hơn.'""Thế cậu hát trong lúc học thật à?" Jerome hỏi, giọng đầy hoài nghi."Dĩ nhiên rồi. Nhiều thứ lắm... nhưng, đợi đã... Anh đã làm lễ trưởngthành chưa?""Tất nhiên là rồi chứ," Jerome mau lẹ trả lời luôn."Nếu thế thì anh học phần Haphtarah của mình thế nào?" Schneidermanhỏi."À, đúng rồi, cậu nói đúng đấy." Jerome nhắm mắt và nhớ lại. Một nụcười thỏa mãn nở trên miệng hắn khi hắn bắt đầu đung đưa theo nhịp điệu vàcất giọng hát."Chúa của co-o-o-o-on, người cứu rỗi co-o-o-o-on, người bảo vệ co-o-oo-on..."Hắn mở mắt và vỗ tay. "Thật không thể tin được!" hắn thừa nhận. "Tôivẫn còn nhớ phần Haphtarah của mình đấy. Mười năm rồi còn gì!"Vị giáo sĩ ra hiệu muốn có ý kiến. "Tôi muốn nói thêm là không chỉ cóhát mới hiệu quả cho trí nhớ mà chính bản thân âm nhạc, như chúng ta đãnói, cũng giúp ta thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực và hỗ trợ việc ghi nhớ.""Văn hóa Do Thái cũng có khá nhiều mối liên hệ với âm nhạc," Itamarnói.Vị giáo sĩ gật đầu, "Đức vua David chơi đàn harpe, Adam chơi đàn harpevà vĩ cầm, Asaf chơi đàn chũm...""Học bằng giai điệu," Jerome nhắc lại, liếc nhìn quyển vở của mình. Hắnbắt đầu ngâm nga giai điệu của bài Người lạ trong đêm (Strangers in theNight) của Frank Sinatra, thỉnh thoảng đệm thêm vào một khúc biến tấu kiểuTrung Đông. "Gánh-nặng va-a-ay nợ...hủy hoại việc làm ăn, nếu không cótài chính...chẳng có cơ hội thành công...la la la..." Hắn gập quyển vở lại vàngả người tựa vào thành ghế.Itamar đung đưa trên ghế, có vẻ hơi thiếu thoải mái. "Tôi không hiểu,"cậu ta lên tiếng. "Nếu đã cần sử dụng trí tưởng tượng, tạo ra những hình ảnhtượng trưng và những mối liên kết và nghĩ ra những câu chuyện mà vẫn phảiôn lại mọi thứ nữa...Tôi thấy như thế phải mất đến hàng năm! Sao khôngđơn giản chỉ thực hành và ôn lại những gì đã ghi chép khoảng ba bốn lần gìđó, thế thôi? Nếu dùng những phương pháp này để nhớ khoảng hai mươicuốn sách gì đó thì với tôi, quả thực đó là một nhiệm vụ cực kỳ nặng nề, cóthể sẽ tốn cả đời mất... và ta được gì cơ chứ?"Schneiderman dừng lại, tìm lời giải thích cho nỗi băn khoăn của Itamar."Có lẽ tớ giải thích được," tôi tình nguyện. "Tài liệu học hành cũng nhưphong cảnh vậy. Lần đầu tiên nhìn, luôn có rất nhiều thứ đập vào mắt: mộtmái ngói đỏ, một hàng rào dây leo kín, những cái cây, những quả đồi... Đólà những dấu hiệu thu hút đôi mắt và ghi vào trong trí nhớ của ta. Khi ta đọcmột bài báo, hãy chọn ra những từ ngữ chủ đạo và liên kết chúng thành mộtcâu chuyện nào đó. Nghe có vẻ phức tạp nhưng rồi ta sẽ phải ngạc nhiên khithấy mình nhớ được đến hàng trăm từ như thế chỉ trong một giờ thôi! Có thểbây giờ cậu không tin đâu vì cậu chưa thử bao giờ! Vấn đề là hầu hết cácsinh viên trên thế giới này đều làm chính xác điều mà cậu nói... học, đọc vàxem lại một chỗ nào đó khoảng 10 – 20 lần, những thứ còn lại thì phó mặccho may rủi. Họ nhớ được gì thì nhớ, không nhớ được thì thôi – 'Ồ tốt rồi...Ít nhất mình cũng nhớ được phần lớn.' Nhưng điều đó hoàn toàn là sai lầm.Nếu cậu học bằng cách sử dụng phương pháp của Hayim, cậu có thể tạo ramột tình huống để khi làm bài thi cậu sẽ không thể quên được. Đó là bởi vìcậu đã làm việc một cách có hệ thống. Mỗi từ chủ đạo đều nhắc cậu nhớ đếnmột ý tưởng cụ thể nào đó mà cậu có thể giải nghĩa ra đến cả trang giấy...Cứ thử xem." Tôi kết thúc bài giải thích.Itamar nhún vai. "Cũng có thể," cậu ta thở dài."Bộ não chúng ta có sức chứa vô hạn," Schneiderman tiếp tục. "Nógiống như một đại dương mênh mông có thể hấp thu hàng triệu, hàng triệu ýtưởng và khái niệm. Mọi điều ta nhìn thấy, nghe thấy hay nghĩ đến trongcuộc sống, mọi ý tưởng... tất cả mọi thứ. Mọi thứ đi vào bộ não và trở thànhmột phần vĩnh viễn của trí nhớ. Tất cả những ý tưởng này có thể được rút racùng với sự trợ giúp của một chiếc máy bơm trí nhớ mà mỗi ngày ta sử dụngđến hàng ngàn lần. Có lúc dễ, có lúc lại rất khó. Điều đó phụ thuộc vào cáchmà ban đầu con người nạp thông tin vào trí nhớ: ta để nó tự tìm đường vào,tức là kiến thức tự tìm cho mình một ngăn ngẫu nhiên nào đó trong bộ não,hay ta cho nó vào một ngăn cụ thể, một ngăn ta khóa lại bằng một chiếc chìakhóa đặc biệt chỉ tra được vào ổ khóa của ngăn đó – đó chính là mối quan hệhay những biểu tượng mà tôi nói đến. Tất cả hoàn toàn phụ thuộc vào chínhbản thân ta thôi." Cậu ta nói xong nhưng rồi nhanh chóng bổ sung luôn."Một người hoàn toàn có thể ghi nhớ một khối lượng lớn thông tin. Điều đó,thực tế, chẳng có gì phải nghi ngờ. Có chăng, nghi ngờ chỉ là nghi ngờ củachính bản thân con người. Chính sự nghi ngờ của ta làm ta nghĩ rằng đó làmột nhiệm vụ khó thực hiện. Vì vậy, như anh Eran đã nói... hãy cứ thử xem.Phải thực hành thì nó mới trở thành bản năng được. Cũng giống như ta họcmột thứ tiếng khác vậy thôi."Itamar vặn vẹo ngón tay và lúc lắc đầu. "Cậu nói đúng. Sự thực là tôichưa bao giờ thử, và nghe có vẻ sẽ mất nhiều công sức đây. Nhưng... có lẽ,tôi nên thử một lần xem sao."Jerome đặt tay lên vai Itamar. "Không, Itamar! Không cần phải thử đâu,"Jerome cảnh báo. "Cậu là giáo sư, một giảng viên đại học. Nhiều giáo sư đitrước cậu đã cố gắng thay đổi cách nghĩ rồi và kết quả là gì, cho đến tận bâygiờ họ vẫn đang bị bong não đấy."Itamar mỉm cười."Đây. Thử một chút nhé," Schneiderman nói. Cậu ta đẩy tờ giấy và chiếcbút về phía Itamar. "Hãy viết ra danh sách bốn mươi thứ và đánh số từng thứmột," cậu ta hướng dẫn. "Khi viết, hãy đọc to lên. Chẳng hạn, 1. cái cây, 2.ngôi nhà, 3. cuốn sách, v.v..."Itamar cầm bút lên, xoay tờ giấy lại cho đúng chiều và bắt đầu viết."OK, 1. cái cây, 2... không lấy theo cậu nữa... quả bóng, 3. đèn, 4. chổi,5..." Cậu ta nhìn xung quanh, tìm thứ để viết. "5. bột mì, 6. con chó." Và cứthế tiếp tục cho đến khi hết bốn mươi thứ. "Xe ô tô," cậu ta kết thúc và úp tờgiấy xuống để Schneiderman không nhìn thấy bản danh sách."Cậu muốn tôi tin là bây giờ cậu nhớ được hết danh sách đó sao?" Itamarhoài nghi hỏi lại."Tất nhiên," cậu sinh viên trả lời, như thể đó là một sự thực hiển nhiênvậy. "Anh cứ nói ra một con số và tôi sẽ cho anh biết con số đó tương ứngvới thứ gì trong danh sách của anh."Itamar ném cho cậu sinh viên một cái nhìn khó hiểu và tự hỏi không biếtanh chàng có định 'chơi' cậu ta không. "Mười bảy." Cậu ta nhìn trang giấyrồi nhìn cậu sinh viên."Máy ảnh," cậu sinh viên nói không chớp mắt.Itamar kiểm tra lại trang giấy một lần nữa. "Oa! Đúng rồi. Số mười bảylà máy ảnh. Được rồi, vậy ba mươi tư thì sao?""Dưa chuột," Schneiderman nói luôn."Thật không thể tin được!" Itamar ngạc nhiên cực độ."Bốn?""Chổi.""Josik à, cậu tệ lắm đấy," Jerome nhận xét."Mọi người muốn tôi đọc lại cả danh sách như thế nào? Từ trên xuốnghay từ dưới lên?""Từ dưới lên đi," Jerome mau miệng trả lời. Hắn dịch ghế lại sát Itamarđể nhìn Schneiderman cho rõ hơn.Schneiderman đọc lại toàn bộ bản danh sách từ số bốn mươi đến số một,rất nhanh và không mắc một lỗi nào."Thật ấn tượng," Jerome khen."Không, chẳng có gì ấn tượng đâu," Schneiderman đáp. "Đó chỉ là mộtphương pháp ghi nhớ mà tôi đã học từ thầy Akiva và thầy Aryeh ở Modenathôi," cậu giải thích. "Ai cũng làm được mà.""Thậm chí cả tôi sao?" Jerome lên giọng nghi ngờ."Cả anh nữa." Cậu mỉm cười. "Lần sau, tôi sẽ rất vui mừng dạy anh cáchghi nhớ theo phương pháp đó." Cậu duỗi chân và nhìn đồng hồ.Chúng tôi gọi thêm một tuần cà phê nữa. Khi những chiếc bóng đèn màucam trong sân được bật lên, chúng tôi nhận ra rằng trời đã bắt đầu tối vàchúng tôi đã ngồi đây đến gần ba tiếng rồi.Itamar thanh toán, vị giáo sĩ vào nhà vệ sinh một lát, còn Schneidermanđứng dậy để mặc chiếc áo khoác đen, dài của mình. Ngay khi Jerome liếcxuống nhìn đồng hồ, tôi thoáng thấy Lisa đứng ở cửa quán. Cô ấy vẫy tay vàđi về phía chúng tôi. Schneiderman nhìn cô ấy nhưng chỉ một giây sau, lậptức quay mặt đi ngay như thể không muốn bị người khác thấy mình nhìn côgái quá lâu, bản năng tự nhiên của một người mộ đạo. Tuy vậy, thật ngạcnhiên là hình như cậu ấy biết Lisa."Lisa Goldman à?" cậu ta hỏi, nửa muốn khẳng định.Jerome, đang ở tư thế sẵn sàng đón cô gái, quay lại ngay và nhìnSchneiderman chằm chằm."Hai người biết nhau à?" hắn kêu lên.Ở ngoài lề, tôi chứng kiến toàn bộ câu chuyện, trong bụng nghĩ thầm, vụnày thật hay... Câu chuyện nho nhỏ của chúng tôi đã biến thành một vở kịchướt át rồi đây.13LÀM THẾ NÀO ĐỂ NHỚ ĐƯỢC NHỮNG VIỆC CẦN LÀM, CÁC LOẠIDANH SÁCH VÀ CÁC CÂU CHUYỆN CƯỜIHóa ra Lisa và Joseph Hayim chẳng phải hai anh em lạc nhau từ lâunhư tôi tưởng tượng. Thậm chí, hai người bọn họ còn chẳng có họ hàng gìvới nhau. Schneiderman có thời học cùng với anh trai của Lisa là Mordechai,tại trường đạo ở Har Nof. Hồi còn ở Jerusalem và chưa chuyển đến Efrat, cómột dịp cuối tuần, Schneiderman đã ở chơi nhà hai anh em họ. Vì thế, Lisanhận ra cậu ta ngay.Chúng tôi kể cho Lisa nghe về trí nhớ phi thường của Joseph Hayim,Itamar còn cho cô xem tờ giấy ghi bốn mươi thứ mà Schneiderman nhớ đượchết. "Chỉ cần nói bất cứ số thứ tự nào, cậu ấy sẽ nói chính xác số đó là gì."Itamar chỉ vào trang giấy."Tôi cũng biết thủ thuật này," cô gái nói, "nhưng theo tôi nhớ thì JosephHayim là người ghi nhớ nhanh hơn cả.""Cô biết làm cách nào sao?" Jerome hỏi, có vẻ khá ngạc nhiên.Lisa nhún vai. "Có chứ. Ai cũng làm được hết. Tôi vẫn thường dùngphương pháp này để ghi nhớ những thứ bất chợt xuất hiện trong đầu. Anhbiết rồi đấy... có phải lúc nào cũng sẵn bút với giấy để ghi lại đâu.""Cô dùng phương pháp gì?" Schneiderman xen vào. "Hệ thống bảng chữcái hay hệ thống số học?""Bảng chữ cái dùng dễ hơn nhiều," cô trả lời.Hai người cứ như hai nhà ảo thuật trao đổi chuyên môn với nhau vậy."Có lẽ hai người nên chỉ cho chúng tôi xem phương pháp này hoạt độngnhư thế nào," Itamar gợi ý, rõ ràng đang cực kỳ tò mò.Schneiderman liếc nhìn đồng hồ. Cậu có vẻ hơi lo lắng. "Tôi rất muốnthế nhưng thực sự đến lúc tôi phải đi rồi. Mọi người đang đợi tôi ở lớp," cậuxin lỗi."Vậy chúng tôi sẽ đi cùng với cậu. Trên đường đi chúng ta có thể tròchuyện," Jerome đề nghị, đại diện cho cả nhóm, vừa nói vừa nhìn xungquanh xem mọi người có nhất trí như vậy không."Sao lại không nhỉ?" Itamar tán thành. "Ngồi lâu thế này rồi, đứng lênthể dục một tí cũng có chết ai đâu."Chúng tôi thu xếp đồ và rời khỏi quán. Những tia nắng cuối ngày đangsắp mờ dần, nhường chỗ cho bóng tối. Thầy Dahari xin lỗi và cáo từ. Chúngtôi thong thả đi tiếp trong khi Schneiderman giảng giải ngắn gọn về phươngpháp cậu dùng để ghi nhớ.Phương pháp "Hình-số""Rất khó để tưởng tượng ra các con số," cậu bắt đầu. "Về cơ bản, tôidùng hình ảnh để thay thế cho các con số. Nói cách khác, mỗi con số sẽ đượcbiểu trưng bằng một hình ảnh nào đó khiến tôi liên tưởng đến con số đó."Cậu ngừng lại để sắp xếp những suy nghĩ trong đầu mình. "Lần đầu tiên tôiđọc về phương pháp này là trong cuốn Lev Aryeh (Trái tim sư tử) của thầyAryeh. Trong quá trình vận dụng, tôi đã tự sáng tạo ra những biến thể củariêng mình. Như thế này nhé...""Thay vì vất vả tưởng tượng ra số 1, thầy Aryeh đưa ra gợi ý là ta nêntưởng tượng đến một cái giáo hay một cái xiên bởi vì về mặt hình dáng,những thứ đó trông giống số 1. Mọi người hiểu ý tôi chứ? Đúng là giống số1 không?"Tất cả chúng tôi cùng gật đầu."Thay vì số 2, Thầy Aryeh khuyên ta nên tưởng tượng đến chiếc liềm vìtrông nó giống số 2." Cậu lấy ngón trỏ vẽ hình số 2 lên không khí."Đối với tôi, hình dung ra cái liềm thì hơi khó, nên tôi thay bằng một cáikhác giúp tôi nhớ số 2 dễ hơn. Mọi người có biết khi nói đến số 2, tôi nghĩngay đến cái gì không?" Cậu ta nhìn chúng tôi. "Thực sự tôi hình dung racon thuyền của Noah(32) bởi vì tôi nghĩ đến những cặp động vật trênthuyền." Cậu lại im lặng lần nữa và quan sát chúng tôi để đảm bảo rằngnhững điều cậu nói đã đủ rõ ràng."Thế còn số 3 thì sao?" tôi hỏi."Một cái dĩa," cậu trả lời. "Ba cái ngạnh chìa ra của số 3 chẳng phảitrông rất giống răng của cái dĩa sao?"Jerome nheo mắt cố tưởng tượng ra mối liên hệ giữa những thứ đó."Anh cứ tưởng tượng cái tay cầm rồi ở phía đuôi có một con số vớinhững cạnh số vuông góc với nhau." Cậu lấy tay vẽ một thứ giống như chiếcdĩa trong không khí."OK, tôi hình dung ra rồi," Jerome nói."Số 4 là một cái cưa," cậu sinh viên tiếp tục. "Thử tượng tượng anh nắmcái chân của số 4 và bắt đầu đẩy đi kéo lại. Anh có hình dung ra không?""Vậy, nói cách khác, cậu tưởng tượng ra một vật thể có mối liên hệ vớimột con số," Itamar tóm tắt. "Số 5 là gì?", Itamar hỏi, rồi trả lời luôn. "Cóthể là một bàn tay chăng?"Schneiderman bước lên phía trước Itamar và quay mặt lại, cười rất tươi."Xuất sắc," cậu khen. "Tôi cũng dùng hình ảnh đó. Lòng bàn tay vớinăm ngón tay.""Còn số 6?" tôi thắc mắc thành tiếng, tôi cũng đang cố gắng tự tưởngtượng ra hình ảnh của riêng mình."Số 6 là một cái lưỡi câu. Anh biết đấy, cái loại to to mà đầu gập vàohình cung tròn ấy.""OK, nhưng làm thế nào cậu nhớ được cả danh sách?" Itamar hỏi, cốgắng nắm bắt điểm mấu chốt của vấn đề.Schneiderman gật đầu. "Như thế này. Đầu tiên, điểm nhanh lại một lượtđã nhé. Số 1 là gì?"Tôi biết câu trả lời ngay nhưng Lisa nhanh hơn tôi một bước. "Cái giáo.""Đúng rồi. Cái giáo tượng trưng cho số 1." Schneiderman xác nhận. "Số2 là gì?""Con thuyền của Noah," Jerome trả lời."3?""Cái dĩa," tôi xen vào."4?""Cái cưa," Jerome và Itamar đồng thanh trả lời."5?""Bàn tay," Jerome giơ tay lên và nói."Và số 6 là một cái lưỡi câu," cậu sinh viên nói, tự cho phép mình trả lờicâu này."Bây giờ, tất cả những gì ta cần làm là tưởng tượng ra mối liên hệ giữacon số và đồ vật. Mọi người có nhớ khi Itamar viết ra danh sách đó thì tôi đãyêu cầu anh ấy đọc to lên con số và đồ vật tương ứng với nó không? Tôi làmthế là bởi vì khi anh ấy nói số 1, tôi tưởng tượng ra một chiếc giáo. Rồi tôiđợi anh ấy nói ra tên của đồ vật. Itamar đã nói, 'Cây.' Ngay lập tức tôi hìnhdung ra cảnh mình phi một chiếc giáo và nó cắm chắc vào thân cây. RồiItamar nói 2, tôi tưởng tượng ra con thuyền của Noah. Ngay sau từ số '2',anh ấy nói 'quả bóng.' Tôi nghĩ ngay đến cảnh những con vật trên thuyềntung chuyền bóng cho nhau.""Số 4 là gì?" Schneiderman hỏi, cố tình bỏ qua một số."Ừm... cái cưa," Jerome nhớ lại."Và trong danh sách của tôi thì số 4 là cái chổi. Làm sao cậu liên tưởnggiữa cái cưa và một cái chổi được?""Dễ lắm," Jerome mỉm cười. "Tớ cưa cán chổi làm đôi, thế là tớ có mộtcái chổi mini.""Chính xác," Schneiderman xác nhận, có vẻ rất hài lòng. "Đồ vật thứnăm trong danh sách là bột mì. Anh có ý tưởng nào không?""Để tôi nghĩ đã nhé." Jerome muốn tự mình vượt qua thử thách này."OK, số 5 là một bàn tay. Tay và bột. Tôi nghĩ đến cảnh mình sục tay vàomột bát bột. Thế là bàn tay trắng tinh toàn bột." Hắn cười tự hào. "Đợi đã.Cái này còn hay hơn, tôi tưởng tượng mình cho cả bàn tay còn đang ướt đẫmmồ hôi vào bát bột. Như thế, bột sẽ còn dính chắc hơn nữa.""Tuyệt vời," Schneiderman thốt lên, thán phục trước khả năng áp dụngnhanh chóng của Jerome."Vậy tiếp nhé," Jerome hào hứng. "Số 7 là gì?""7 là một tuần," Itamar đoán."Đúng, nhưng tuần thì tưởng tượng khó lắm. Vậy nên, ta sẽ hình dung rabản kế hoạch làm việc hàng tuần.""8 là gì nhỉ?" Jerome băn khoăn."Anh nghĩ đến cái gì?" cậu sinh viên hỏi, cố hướng Jerome đến câu trảlời đúng."Số 8 khiến tôi nghĩ đến... ừm... tám đô-la mà Eran nợ tôi." Hắn vỗ vàovai tôi. Rồi trong khi nhìn sang tôi và cười ngớ ngẩn, bỗng nhiên một hìnhảnh hiện lên trong đầu hắn."Số 8 là cái kính!" hắn reo lên và chỉ vào mặt tôi."9?""9 tháng để sinh ra một em bé," tôi nói."Chính xác," hắn thán phục. "Số 9 sẽ là một phụ nữ mang bầu.""10?""Mười điều răn."Mọi người bỗng nhiên im lặng. Chỉ có tiếng bước chân chúng tôi vọnglên trên nền gạch."Cô cũng nói đến một phương pháp khác, Lisa." Jerome nhớ lại."Đúng vậy." Lisa trả lời. "Phương pháp ưa thích của tôi."Phương pháp chữ cái"Về cơ bản, nó cũng tương tự như thế thôi nhưng thay vì tạo ra nhữnghình ảnh từ các con số thì ta sẽ chuyển những con số thành các chữ cái tiếngDo Thái. 1 là aleph (A) -2 , א là beth (B) 3 - ב là gimmel (C) ג và cứ tiếp theonhư thế. Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để tưởng tượng ra các chữ cái?Đã có rất nhiều người viết về điều này trong đó có thầy Akiva và thầyYehuda Leib Hacohen Rappaport ở thế kỷ XVIII. Họ thấy rằng những chữcái trong bảng chữ cái tiếng Do Thái là những bức tranh phản ánh cuộc sốngcủa tổ tiên chúng ta."Chữ aleph trông giống con trâu có sừng , א" Lisa giải thích. "Một contrâu chở trên lưng nó những thứ rất nặng. Trong tiếng Ả Rập, 'alpha' cónghĩa là một chiếc thuyền chở những hàng hóa rất nặng. Vì vậy, chữ cái đầutiên, với tôi, aleph, được tượng trưng bằng hình ảnh một con thuyền.""Beth cũng dễ thôi," cô nói tiếp. "Beth thực ra có nghĩa là 'ngôi nhà.'Chữ cái gimmel trông giống một con lạc đà với cái bướu nhô lên ג. Daleth,chữ cái thứ tư, là một cánh cửa bởi vì khi viết ra, trông nó giống một ד, vàbởi vì trong tiếng Do Thái cổ, hình dáng chữ cái này trông như một chiếc lềuđang mở rộng cửa. Chữ cái tiếp theo, hay ה, tôi lấy từ ý tưởng của thầyAryeh, thầy đã chỉ ra mối liên hệ giữa chữ cái và một người phụ nữ có bầu...Một hay trông như chữ raish thêm một nét gạch. Vậy nên hay là mang bầu.Tên của chữ cái tiếp, vav, như Joseph Hayim đã nói, có nghĩ là cái lưỡi câu;vậy nên hình ảnh đi liền với nó có thể là một cái cần câu hay bất cứ thứ gìdùng để 'câu.' Zion ז, chữ cái thứ bảy, là một thứ vũ khí, như một chiếc búachẳng hạn bởi vì trông nó giống cái búa thật. Het, ח – ghế ngồi. Tet ט – giỏđựng hoa quả. Yud – một thứ gì đó nhỏ bé."Đó là cách của tôi... Tôi chưa bao giờ cần đến mười ngăn khác nhautrong cặp hồ sơ bộ não để lưu trữ các loại thông tin.""Lưu trữ thông tin à?" Itamar cố hiểu. "Nó... cái gì... nó hoạt động thếnào?"Lisa đóng cúc áo khoác và khoanh tay trước ngực."Chẳng hạn, sáng nay tôi nhớ là cần phải vào hiệu sách trong trường đểmua vài thứ. Những thứ tôi cần mua là bút đánh dấu màu xanh và vàng, mộtcái cặp tài liệu và bút xóa. Tôi đã nghĩ đến những thứ đó khi ngồi trên xebus. Tôi mở 'cặp hồ sơ bộ não' ra," cô chỉ vào đầu, "rồi cho danh sách cácthứ cần mua vào những 'ngăn' thích hợp; ngăn 1, 2 và 3. Cũng như JosephHayim làm, tôi 'mở' ngăn đầu ra, aleph, có biểu tượng là một con thuyền.Mọi người hiểu ý tôi chứ?" Cô dừng lại để chắc chắn là tất cả đều đang theodòng suy nghĩ của mình."Rồi tôi tìm mối liên hệ giữa bút đánh dấu và con thuyền. Tôi tưởngtượng là mình đang tô màu cho một con thuyền, một con thuyền khổng lồmàu trắng được tô màu bằng những chiếc bút tí hon. Mọi người thừa biết sẽmất bao nhiêu lâu mới xong, đúng không?""Đúng là ác mộng," Jerome nói, tất cả chúng tôi đều có chung suy nghĩnhư vậy. "Có lần, hồi còn trong quân đội, tôi đã gây một rắc rối nho nhỏ, taythượng sĩ đã bắt tôi sơn cả cái hàng rào mà chỉ dùng bàn chải đánh răng.Thật hãi hùng. Cô mà làm thế thì chắc chắn là kiệt sức," Jerome cười khùngkhục."Tôi chỉ tô màu vòm thuyền thôi. Cũng không đến nỗi tệ lắm." Cô cườilại với Jerome."Sau đó, tôi mở ngăn beth ra, ngăn này có biểu tượng là một ngôi nhà vàtôi phải liên hệ nó với một cái cặp đựng tài liệu. Tôi tưởng tượng ra nhàmình, với hàng ngàn chiếc cặp giấy, vung vãi khắp nơi, khắp các phòng. Đếnnỗi không còn chỗ mà bước nữa. Ngăn thứ ba, gimmel, là một con lạc đà.Món thứ ba tôi cần mua là bút xóa. Mọi người có nghĩ ra mối liên hệ nàogiữa một con lạc đà với một cái bút xóa không?" Cô dừng lại để xem trítưởng tượng đưa chúng tôi đến đâu.Jerome nhìn cô với vẻ mặt kinh hãi. "Không thể tin đươc!" Hắn đập taylên ngực. "Cô... làm vậy với một con lạc đà sao?"Lisa mỉm cười và gật đầu. "Tôi làm thế thật đấy.""Cô tẩy trắng cả một con lạc đà sao?" Itamar nhảy vào cuộc khẩu chiến."Anh điên à?" cô gái kêu lên. "Chỉ móng chân nó thôi," cô nói thêmbằng giọng đã dịu đi một chút."Hay thật đấy," Itamar lẩm bẩm với chính mình."Đúng là phụ nữ," tôi trêu. "Chẳng gã đàn ông nào lại nghĩ đến việc biếnnước tẩy trắng thành sơn móng cả.""Cậu ấy nói cũng đúng, cô biết đấy," Jerome đồng ý. "Chính tôi cũng đãtừng tưởng tượng tẩy trắng đuôi lạc đà.""Còn tôi tưởng tượng ra hình ảnh một con lạc đà với cái bướu chứa đầynước tẩy trắng. Nó đi lang thang khắp sa mạc, giải cứu những nhà văn lập dịđang chết dí dưới những cây cọ, tay cầm những trang giấy đầy lỗi chínhtả..." Tôi miêu tả hình ảnh tưởng tượng của mình."Đó là sự kỳ diệu của phương pháp này," Schneiderman ngắt lời. "Aicũng tự sáng tạo ra những mối liên hệ của riêng mình."Itamar đưa tay lên ôm đầu. "Tôi thực sự ngưỡng mộ hai người đấy," cậuta giận dữ với chính mình. "Trí tưởng tượng thật phi thường!""Sao thế? Anh thử xem đi," Lisa khuyến khích Itamar, rõ ràng cô gáicảm nhận được cảm xúc của Itamar. "Thử xem, để biết nó hoạt động ra sao."Cô đứng lại. Chúng tôi cũng làm theo."Được rồi. Anh bước vào một cửa hàng đồ dùng học tập, đứng đó mộtlúc và nghĩ, 'OK, hôm nay mình định mua cái quái gì ấy nhỉ?' Rồi anh mởtập hồ sơ của mình ra," cô lại chỉ vào đầu, "cũng giống như mở vở, mở nhậtký hay giấy nhớ mà anh đã tự ghi ra thôi. Anh mở một ngăn trong đầu ra.Ngăn đầu tiên, aleph, có biểu tượng là một...?""Aleph... một con thuyền," Itamar trả lời."Chúng ta liên hệ con thuyền với hình ảnh nào?""À, ừm, cái gì nhỉ?" Itamar có vẻ hơi căng thẳng một chút, nhưng rồi cậuta nhớ ra ngay, "Ta tô màu cho con thuyền bằng những chiếc bút đánh dấu."Cậu ta làm động tác như thể đang dùng chiếc bút tô màu."Rất tốt!" Lisa nói, cho Itamar một tia hy vọng."Thế là anh đi đến chỗ để bút nhớ, và bới tìm thứ mình cần. Tiện thể, anhtìm màu gì nhỉ?""Hình như cô nói là màu vàng với xanh thì phải.""ĐÚNG!" cô gái trả lời, có vẻ rất vui. "OK, ta cần mua gì nữa nhỉ?" Côđể cho Itamar phải nhớ danh sách các thứ cần mua.Cậu ta im lặng, cố nhớ ra. Chỉ mất vài giây. "Ừm... beth là... ngôi nhà.OK, cho tôi một giây thôi. Trong nhà có gì nhỉ?"Không ai nói một lời nào."Những chiếc cặp đựng tài liệu," cậu ta gật đầu. "Những chiếc cặp giấyvung vãi khắp nhà.""Tiếp theo là gì?" tôi hỏi."Ồ, cái này dễ mà, đúng không?" Jerome thỏ thẻ.Hai chúng tôi nhìn Itamar."Cậu nói đúng," cậu ta cười toe toét. Nhưng trước khi Itamar kịp nóithêm lời nào, Jerome đã thụi vào sườn cậu ta."Gimmel là con lạc đà. Chúng ta lau tai nó bằng hai chiếc bút chì, phảikhông nào?"Itamar sững sờ một lát nhưng rồi nhớ lại là mình đang nói chuyện với ai."Cú này được đấy, nhưng tớ tin là tớ thấy một con lừa có những chiếc móngchân tô đầy nước tẩy trắng. Tớ không quên nhanh thế đâu."Itamar mở túi, lấy ra một cuốn sổ và gập nó làm đôi."Nếu mọi người không phiền, tôi muốn ghi vài điều về những thứ chúngta nói hôm nay," cậu ta nói."Vậy anh có nhớ anh ném cái giáo vào đâu không?" cô gái hỏi."Cái cây.""Còn số 2 thì sao? Con thuyền của Noah là gì? Bọn động vật trên đó làmgì?"Itamar không nhớ chúng làm gì."Quả bóng," Schneiderman gợi ý."Anh nên biết là," Lisa giải thích, "nếu anh không nhớ được một thứ gìđó, như quả bóng chẳng hạn, thì có nghĩa là mối liên hệ mà anh tạo ra giữahai thứ đó chưa đủ mạnh. Rõ ràng là hình ảnh những con vật chơi đùa quảbóng, với anh, hoặc là chưa đủ rõ ràng hoặc chưa đủ ấn tượng. Chỉ thế thôi!Không có lý do gì để có thể kết luận là phương pháp này không hiệu quả haytrí nhớ của anh có vấn đề," cô gái cố gắng động viên Itamar. "Có nghĩa làanh cần phải tạo ra mối liên kết mạnh mẽ hơn. Chẳng hạn, cố tưởng tượng ramột đôi hươu cao cổ và một đôi hà mã chơi bóng chuyền với nhau. Mộtchiếc lưới rất cao được căng lên, chia đôi chiếc thuyền. Mỗi đôi đứng mộtbên sân. Các con vật khác ngồi ở ngoài sân. Tưởng tượng quả bóng màu đỏtươi. Đó là một hình ảnh rất mạnh, đúng không?""Thế nếu quả bóng rơi ra ngoài mạn thuyền thì sao?" tôi thắc mắc."Nó màu đỏ nên sẽ dễ tìm thôi," cô gái trả lời thích thú."Nhưng cô biết đấy, chơi như thế không công bằng. "Bọn hà mã làm saomà có cơ hội chơi ngang với bọn hươu cao nghều đó được."Schneiderman đề nghị chúng tôi đi tiếp. Chúng tôi lại bước đi với tốc độnhư trước khi đứng lại."Anh biết không, bằng cách sử dụng phương pháp này, tôi nhớ được hếtnhững chuyện cười anh đã kể đấy," cậu sinh viên nói với Jerome.Bộ sưu tập chuyện cười của Schneiderman"Để nhớ được những câu chuyện cười, ta cần phải xác định được chủ đềchính hoặc điểm mấu chốt của chúng. Anh có nhớ câu chuyện về anh chàngvào quán ăn, gọi một vại bia rồi đi vào nhà vệ sinh không? Khi anh ta quaylại thì cốc bia đã không còn giọt nào mà bên cạnh có một tờ giấy nhắn lại,'Cảm ơn – người nhanh nhất thế giới' ấy.""Nghe có vẻ quen quen, nhưng tôi nhớ hình như là quán cà phê chứkhông phải quán ăn đâu.""Sao cũng được," cậu sinh viên không quan tâm đến chi tiết nhỏ nhặt đó."Dù sao, tôi đã lấy từ bia và cho nó vào 'ngăn' thứ nhất, có biểu tượng làmột cái giáo. Tôi tưởng tượng ra một anh lính say rượu cố phóng chiếc giáovề phía kẻ thủ, trong khi tay kia vẫn cầm chai bia, cả người anh ta lắc lư từbên nọ sang bên kia."Jerome cười lớn, rõ ràng rất thích ý tưởng của cậu sinh viên."Một chuyện nữa anh kể là về đoàn người điên đi chơi và những chiếcnắp chai... Nhớ không, người phụ trách đoàn trả tiền cho chủ quán bằng cảmột chiếc nắp thùng rác to đùng ấy?" Cậu bật cười khi nhớ lại chi tiết đó."Câu chuyện đó rất buồn cười... Và từ chủ đạo, điểm mấu chốt của câuchuyện đó, là cái nắp thùng rác. Tôi liên hệ nó với 'ngăn' thứ 2 – chiếcthuyền của Noah. Tôi tưởng tượng ra ông trưởng đoàn đập hai cái nắp thùngrác vào nhau, như kiểu hai cái chũm chọe ấy, phát ra những tiếng inh tai vànhững con vật trên thuyền nhảy nhót phụ họa theo âm thanh đó. Tôi nhớđược câu chuyện là nhờ thế."Cậu ta dừng lại ở góc phố."Thôi, cảm ơn mọi người vì một ngày thật thoải mái." Cậu hơi khẽ cúiđầu, ý bảo chúng tôi không cần đưa cậu đến hẳn trường nữa.Chúng tôi nhận ra rằng sẽ rất khó xử cho cậu nếu có người nhìn thấy cậuđi cùng với một nhóm người trong đó có cả một cô gái hiện đại như Lisa nênchúng tôi tôn trọng mong muốn của cậu."Chúng tôi mới phải cảm ơn cậu chứ," Jerome đáp và vỗ vaiSchneiderman, thể hiện một tình bạn chân thành.Cậu sinh viên chia tay chúng tôi, bắt tay Jerome, Itamar và tôi nhưng đếnLisa, cậu lại đút tay vào túi và nhìn về phía trước. "Rất vui được gặp lại cô,Lisa. Cho tôi gửi lời hỏi thăm đến Mordechai nhé," cậu nói và mỉm cười hơingượng."Được rồi. Đi cẩn thận nhé," cô gái trả lời và cũng nhìn chăm chăm vàochỗ mà khi nãy Schneiderman nhìn.Chúng tôi quay lại Café Ladino. Ở đó, chúng tôi tạm biệt nhau và mỗingười đi một hướng. Trên đường ra bãi đỗ xe cạnh đường Belazel, tôi liếcnhìn qua vai. Jerome và Lisa đang ngồi trên ghế nói chuyện. Rõ ràng có mộtđiều gì đó thật đặc biệt đang hé nở ở đó."Cô gái nhập cư và tên lập dị màu mè có vẻ hợp nhau đây," tôi nghĩ.Tối đó, tôi ngồi ăn tối với vợ tôi, Yael, cô ấy kể cho tôi nghe những việcdiễn ra trong ngày. "Anh đã xem cái thư em gửi hôm qua chưa?" bỗng nhiên,vợ tôi hỏi. "Trong đó có mấy chuyện cười hay lắm.""Hai ngày nay anh đã kiểm tra hộp thư đâu," tôi thú nhận và cố nhớ xemgần đây tôi có đọc được chuyện nào hay hay không. Tôi chả nghĩ ra cái gìtrừ những chuyện cô ấy đã nghe cả chục lần rồi. Tuy vậy, Yael, một ngườiphụ nữ tuyệt vời, luôn cười như thể lần đầu được nghe những câu chuyệncười của tôi vậy.Tự nhiên tôi lại nghĩ đến phương pháp của Schneiderman."Chờ một phút nhé... Để anh sắp xếp lại cho có hệ thống đã," tôi gầnnhư là nói với chính mình.'1 – cái giáo – anh lính say rượu – bia – quán rượu – người chạy nhanhnhất...'Tôi dựng lại câu chuyện cười và kể cho Yael nghe."2 – Noah – trưởng đoàn – hai cái nắp thùng rác đập vào nhau – nắpchai... những người điên trong quán café."Yael thực sự thích câu chuyện này.Phương pháp của Schneiderman có hiệu quả thật.14PHƯƠNG PHÁP HỌC NGOẠI NGỮ VÀ CÁC THUẬT NGỮFabio lấy một chiếc khăn bông trắng để lau ly rượu. Lau xong, anh tađặt úp chiếc ly xuống chiếc giá gỗ treo bên trên quầy bar."Có chuyện gì thế?" tôi hỏi trong lúc cởi áo khoác.Bên kia khoảng sân, tôi thấy Jerome đang tựa vào một chiếc bàn tròn,khoa tay rất hăng trong không khí. Ngồi cùng hắn là anh bạn học, Itzik Ben-David. Jerome đứng cao hơn anh ta khoảng hơn 30 phân nhưng Itzik với bờvai rộng, không thể gọi là nhỏ bé được. Thực ra mà nói, với cái kiểu vẫy taycủa Jerome thì người ta sẽ nghĩ rằng hắn đang kêu gọi người tới trợ giúp mớiđúng."Bọn họ đang học đấy à?" tôi hỏi."Đúng ra phải thế," Fabio giải thích kèm một nụ cười. "Trước lúc anhđến, họ còn chơi vật tay đấy.""Vật tay hả?""Phải. Lúc tôi mang cho họ trà mật ong... Có phải chính anh bảo mậtong giúp người ta học tốt không nhỉ?" Anh ta tháo tạp dề và treo lên mắc."Cậu sinh viên trường đạo nói thế," tôi giải thích, "và Itamar cũng cho làvậy.""Ừm." Anh ta cho cái lọc mới, sạch vào máy pha espresso. "Dù sao, tôithấy Jerome lớn tiếng nói chuyện gì đó về ngân sách tiền tệ của Israel.""Anh nói nghiêm túc đấy chứ? Hắn mà lại nói về ngân sách tiền tệ củaIsrael trong lúc vật tay sao?""Anh ta không nói mà là gào thét trong đau đớn cơ," Fabio giải thích."Itzik túm lấy cánh tay Jerome và hỏi cái gì đó nghe như là... dòng tiền...chi phí gì đó... còn Jerome thì gào lại về việc bảo hộ và các bộ trong chínhphủ. Ít nhất, đó là những thứ tôi nghe được. Anh tự đến mà xem đi." Anh tađặt tách cà phê lên khay và hối hả đi ra sân.Anh ta mang cà phê cho một người khách và tiến lại gần hai kẻ đangtrong cơn cuồng học.Khi nhìn thấy tôi, cả hai tạm dừng cuộc thảo luận để bắt tay tôi. Cả haiđều nở những nụ cười thật ấm áp, thân thiện."Gặp cậu vui quá. Bọn tớ cũng vừa định nghỉ giải lao," Jerome nói vàduỗi tay."Thế nào rồi?" tôi hỏi."Tôi thì tốt thôi," Itzik trả lời nhẹ nhàng. "Chúng tôi đứng hơn hai tiếngrưỡi rồi.Itzik không nói đùa. Hai người bọn họ đã đứng ở chiếc bàn mà không cócái ghế nào hết."Sao không ngồi xuống mà học?" tôi thắc mắc.Mặt Jerome méo xệch. "Tớ thấy ngạc nhiên đấy," hắn bắt đầu. "Cậukhông nhớ một tháng trước chúng ta đã nói gì à? Victor Hugo này... Mozartnày... Phải đứng lên!""Đúng là có hiệu quả thật," Itzik khẳng định. "Phương pháp này giúp tôikhông bị buồn ngủ khi nói về vấn đề liên quan đến thuế má.""Tôi lại cứ nghĩ vì sợ nên cậu mới tỉnh đấy chứ," Jerome đùa và quaysang tôi. "Tớ đang cố thực hiện những điều học được từ thầy Dahari vàSchneiderman. Nhìn này," hắn bắt đầu chứng minh cho tôi.Hắn cho tôi xem những cuốn vở ghi chép, được bố trí gọn gàng thànhcác cột trên giấy trắng."Tớ đã nhìn cái này phải đến cả chục lần rồi," tôi trêu. "Từ cái hôm đầutiên ở nhà thầy Dahari đến giờ, gặp ai cậu chẳng cho xem vở ghi. Tớ nghĩ cóthể đặt ra một hội chứng rối loạn mới – Hội chứng Jerome. Người bệnh luônbị ám ảnh bởi những trang ghi chép trông như những trang sách Gemorrah,"tôi đùa.Jerome cười đầy tự hào vì là người sáng tạo ra một hội chứng rối loạnmới."Cậu đã thấy nguồn cảm hứng của tớ chưa?" Hắn chỉ hai bức tranh đặttrên bàn. "Cái này là của tớ." Hắn chỉ vào tấm ảnh Richard Branson(33)."Còn cái này của Itzik." Hắn chỉ vào bức ảnh thứ hai, của Dudu Fischer –một nghệ sĩ đàn baritone người Do Thái.Hoặc là mắt tôi có vấn đề hoặc là Itzik có vấn đề. "Dudu Fischer lànguồn cảm hứng của cậu sao?""Tôi cảm thấy thực sự thoải mái khi thưởng thức những bản nhạc thuầnkhiết của ông ấy," cậu ta trả lời. "Chúng khiến tâm hồn tôi bay bổng.""Ai là người tệ hơn?" tôi hỏi Jerome sau khi đã vượt qua cơn sốc banđầu. "Julio Iglesias hay Dudu Fischer?"Jerome, từ nãy đến giờ vẫn giữ nét mặt bình thản, giơ tay lên đầu hàng."Thôi nào. Không nên đi quá sâu vào vấn đề sở thích của mỗi người." Hắnmỉm cười. "Tất cả những gì tớ cần là tấm ảnh của Itzik luôn đập vào mắt cậuta, tớ sẽ không vô tình nhìn vào đó và bỗng nhiên mất tinh thần. Tớ chỉmuốn nhìn vào nụ cười chiến thắng của ngài Richard thôi," hắn giải thíchngắn gọn."Tốt thôi," tôi nói và vỗ vai hắn. "Vậy là các cậu đứng học, tóm tắt chonhau nghe, như lời thầy Dahari đã gợi ý. Các cậu có những nguồn cảm hứngcho mình. Các cậu còn cần gì nữa?""Đừng có quên trà mật ong đấy!" Fabio ngắt lời."Dĩ nhiên rồi," Jerome khẳng định. "Bọn tớ lập ra cả một nghi thức đểthực hiện đấy. Trước khi bắt đầu làm Hevrutah của nhau, bọn tớ vẫn gọi thế,mỗi người ngồi một bàn riêng trong khoảng mười phút và đọc thầm thôi.Rồi, Fabio mang cho bọn tớ trà mật ong. Bọn tớ uống với nhau và bắt đầuthảo luận về việc kinh doanh." Hắn nhìn Itzik và gõ ngón tay lên bàn."Và rồi cuộc chiến bắt đầu!" Itzik tuyên bố và vẫy tay hào hứng. "Ở góctrái là võ sĩ hạng 80kg, vô địch giải Caribe, vua của những chiếc áo phông,Jerome Zomer Ngòi nổ!" cậu ta giới thiệu như kiểu dẫn chương trình đấmbốc."Và ở góc phải," Jerome tiếp lời, "võ sĩ hạng 300 kg, toàn cơ bắp, vôđịch khu Tikvah, ông vua của ngành vật liệu xây dựng... bố cậu ấy là nhàthầu xây dựng," hắn thì thầm với tôi, "Itzik 'Diễn viên' Ben-David, vuaIsrael." Hắn chỉ vào anh bạn và vỗ tay."Rồi bọn tớ bắt đầu học chung, luôn luôn tranh cãi, luôn luôn đi đến nhấttrí và luôn chất vấn về mọi thứ. 'Tại sao thế này?' và 'Tại sao thế kia?', 'Nếuthế này thì sao?' và 'Nếu thế kia thì sao?', 'Ai bảo thế?'... Tớ nói cho cậubiết nhé, Schneiderman đã chỉ cho bọn tớ một cách học tuyệt vời.""Đúng là như vậy," Itzik xác nhận bằng giọng khiến người ta hồi tưởngvề Marlon Brando trong Bố già khi ông ra lệnh giết người đứng đầu gia đìnhGambino."Anh biết không, thực ra gia đình tôi cũng hơi sùng đạo một chút," Itziknói tiếp. "Tôi đã từng học theo kiểu này ở trường đạo rồi nhưng từ khi họcđại học, tôi chưa từng nghĩ đến chuyện sử dụng những phương pháp này.Học kiểu này rất vui và hiệu quả.""Thế còn vụ vật tay là sao thế?" tôi hỏi."À!" cả hai người cùng đồng thanh."Đó là một cách để ôn lại tài liệu trong những lúc căng thẳng," Itzik giảithích."Những lúc căng thẳng?" Fabio nhắc lại."Đúng vậy, như trong các kỳ thi chẳng hạn. Khi đó, ta ở trong trạng cựckỳ căng thẳng nhưng lại cần phải lôi thông tin từ trong trí nhớ ra," Itzik nói."Khi ta căng thẳng, ta thường bị phân tâm. Do đó, bọn tớ tạo ra nhữngtình huống căng thẳng giả và luyện tập cách nhớ lại thông tin trong nhữngtình huống như thế," Jerome tiếp tục giải thích. "Kiểu như vật tay hoặc bẻngón ấy.""Bẻ ngón à?" tôi lặp lại, kinh ngạc."Ờ. Xem nhé."Itzik bảo Jerome duỗi cánh tay ra. Jerome giơ tay ra cho Itzik, và Itzik,không phải nghĩ ngợi nhiều, dùng bàn tay to lớn của mình túm lấy ngón taycủa Jerome và bẻ quặt về phía sau. Jerome cắn môi chịu đau. Khi Itzik cảmthấy nạn nhân đã không thể nào thoát khỏi cú nắm của mình, cậu ta ra lệnhbằng giọng ầm ầm như sấm nổ, "Các giai đoạn của vòng đời một sản phẩmlà gì?"Lúc đầu, Jerome có vẻ khó nhọc nhưng rồi Itzik nới lỏng dần tay nắm rađể Jerome gào lên, "Map-game-declining! Map-game-declining!""Map-game-declining là gì?" cậu ta lên giọng.Fabio bắt đầu hơi ngại vì cuộc đọ sức đang thu hút một vài ánh mắt tòmò từ các bàn khác."Đó là những giai đoạn một sản phẩm phải trải qua," Jerome cuối cùngcũng trả lời được. "MaP GaMe... Market Penetration (thâm nhập thịtrường), Growth (tăng trưởng), Maturity (phát triển), và rồi Decline (suygiảm)."Itzik thả tay Jerome ra và vỗ vai hắn. "Làm tốt lắm.""Tôi chắc là anh cũng đoán trước," cậu ta nói tiếp khi quay sang tôi, "tôilà người thử gây ra căng thẳng. Jerome phải vượt qua được sức ép đó và đưara câu trả lời đúng. Cậu ấy đã thành công, vì vậy trong các kỳ thi, dưới sứcép rõ ràng là ít hơn nhiều, cậu ấy sẽ làm tốt," cậu ta mỉm cười.Tôi ngậm miệng lại và nhìn sang Fabio."Cái vụ giả vờ nho nhỏ của các cậu có vẻ giống huấn luyện để thànhchuyên gia thẩm vấn hơn, chứ không giống chuẩn bị cho thi cuối kỳ gì cả,"tôi nói."Tin tôi đi, nếu có thể chịu được những hoàn cảnh như thế thì kỳ thi cuốinăm sẽ chẳng có vấn đề gì hết. Anh có muốn thử không?" cậu ta nói và bắtđầu bẻ khớp ngón tay."Không," tôi đáp, lùi lại một bước. "Tôi thà trượt còn hơn."Điện thoại của Jerome reo lên. Hắn hối hả lấy ra nghe ngay. Trong lúchắn nghe điện thoại, chúng tôi thu dọn đồ đạc và chuyển đến một chiếc bànngắn hơn, có ghế xung quanh."Si. Si," Jerome lẩm bẩm với cái điện thoại. "Puedo... Ecrire unacontract para... um... tres cientos... um... pieces..." hắn nói bằng thứ tiếngTây Ban Nha lủng củng.Tất cả chúng tôi im lặng để Jerome thảo luận chuyện làm ăn. Lúc hắn nóichuyện xong và gập điện thoại lại, hắn lau mồ hôi trên trán."Fabio, anh phải giúp tôi học tiếng Tây Ban Nha," hắn thở dài ngaongán. "Tôi đến phát điên mất, thật xấu hổ, cứ lắp ba lắp bắp thế này.""Anh muốn học kiểu bình thường hay học kiểu Do Thái?" Fabio lau bànxong và hỏi."Thế học kiểu Do Thái là thế nào?""À," anh ta nói và giơ ngón tay lên. "Tôi muốn nói đến một cách đặc biệtcủa người Do Thái để học ngoại ngữ. Anh có muốn học không?" anh ta dụ."Có chứ!" Jerome hào hứng trả lời."OK, chờ tôi một giây nhé." Fabio liếc nhìn đồng hồ và rồi quay lại nhìnvào bếp. "Tôi sẽ bảo Dorothy trông hộ một lát. Mọi người biết đấy, có lẽ tanên đợi Itamar. Anh ấy sẽ đến ngay đấy.""Như thế này nhé," Fabio bắt đầu và xoa xoa hai bàn tay vào nhau."Cũng như anh muốn học và nhớ được hàng ngàn từ tiếng Tây Ban Nha,người Do Thái cũng muốn nhớ được thứ tiếng của tổ tiên mình, tiếng DoThái cổ.""Tôi không thấy ở đây có vấn đề gì cả," Itzik bắt đầu. "Những cuốn sáchthánh kinh và những lời cầu nguyện đều được viết bằng tiếng Do Thái cổ.Họ lúc nào chẳng nói và sử dụng tiếng Do Thái.""Ồ, không hẳn thế đâu," Fabio lắc đầu. "Tiếng Do Thái cổ là một thứtiếng thiêng liêng, nó chỉ thuộc về những lời cầu nguyện và những cuốn sáchthôi. Chẳng ai nói tiếng đó ở nhà cả. Nó không đáp ứng được chức năng cănbản của một ngôn ngữ, chức năng làm phương thức giao tiếp giữa con ngườivới nhau. Để bàn chuyện làm ăn, trao đổi ý tưởng hay đơn giản là đi mua raucỏ, những người Do Thái trên khắp thế giới này đều dùng tiếng địa phương,như tiếng Ả Rập, tiếng Phổ, tiếng Pháp, v.v... Qua thời gian, qua nhiều thếhệ, cũng không còn nhiều người quá câu nệ chuyện đến giáo đường hay đọcnhững cuốn sách thánh kinh nữa, vậy mà tiếng Do Thái cổ vẫn tồn tại! Hàngngàn năm sau khi ngôn ngữ đó được sáng tạo ra, hàng ngàn năm kể từ khi nóbắt đầu được sử dụng, qua hàng ngàn năm được nâng niu trong những cuốnsách và những lời cầu nguyện, ngôn ngữ đó vẫn được gìn giữ. Và ngày nay,một lần nữa nó lại trở thành một thứ ngôn ngữ sống động, ở đây, trên đấtnước Israel này! Hãy nghĩ về điều đó. Làm thế nào mà người Do Thái duy trìđược ngôn ngữ của mình?" Anh ta dừng lại và nhìn khắp lượt chúng tôi."Nhờ một phương pháp độc đáo mà những người Do Thái khắp nơi trên thếgiới đã sử dụng. Ở mỗi cộng đồng, người ta đều phát minh ra một ngôn ngữmới là sự kết hợp giữa tiếng Do Thái thiêng liêng và tiếng địa phương nơiđó. Họ hòa trộn tiếng địa phương với những từ tiếng Do Thái để giữ ngọnlửa của tiếng Do Thái rực cháy mãi, thế đấy. Họ gìn giữ tiếng Do Thái đểngọn lửa của nó sẽ không bao giờ tàn lụi.""Giống như tiếng Yiddish(34)," tôi đoán."Chính xác," anh ta xác nhận. "Nhưng trước đó còn có rất nhiều ngônngữ khác. Sau khi bị đẩy đến Babylon, người Do Thái ở đây đã nói tiếng BaTư với người dân địa phương ở đó và tiếng 'Ba Tư Do Thái' khi chỉ có riêngngười Do Thái với nhau.""Tiếng 'Ba Tư Do Thái' là gì?" Itzik hỏi."Đó là tiếng Ba Tư rải rác có nhiều từ tiếng Do Thái. Sau đó, nhiềungười Do Thái còn nói tiếng Do Thái kiểu Ả Rập nhưng có một điều chắcchắn, hai thứ tiếng nổi tiếng nhất là Yiddish và Ladino." Anh ta dừng lại vàchỉ vào những bức tranh treo trên tường quán với những từ tiếng Ladino viếttrên đó.Sự say mê đối với thứ tiếng đó hiện lên rõ trong mắt anh ta. Mắt anh tasáng lên, một nụ cười tươi nở rộng trên khuôn mặt. Anh ta nhắm mắt lại đểchúng tôi tập trung vào bài hát đang nhè nhẹ vang lên. Tất cả chúng tôi đềunhận ra giọng hát ấm áp, dịu dàng của Yehoram Gaon, một ca sĩ nổi tiếngngười Israel."Ông ấy hát tiếng Tây Ban Nha phải không?" Itzik hỏi."Gần như thế," Fabio trả lời. "Đây là một bản tình ca Ladino. Ladino làtiếng Do Thái Tây Ban Nha, tiếng Tây Ban Nha cổ kết hợp với tiếng DoThái. Chính xác hơn là sự pha trộn giữa tiếng Catalan và Do Thái." Anh tamở mắt và ngồi thẳng dậy."Người Do Thái khắp thế giới luôn thống nhất trong mục tiêu chung làgìn giữ truyền thống. Truyền thống đó bao gồm cả việc gìn giữ tiếng DoThái. Vì vậy, người Do Thái ở Tây Ban Nha đã phát triển thứ tiếng Do Thái– Tây Ban Nha của tiêng mình – tiếng Ladino hay Spaniolit.""Anh có thể lấy ví dụ một câu tiếng Ladino được không?" Jerome ngắtlời."Được chứ." Fabio nhìn quanh các bức tường quán và chỉ vào một bứctranh siêu thực miêu tả hàng trăm người đang nở những nụ cười thỏa mãn.Bên dưới bức tranh là dòng chữ, 'Kada uno es sadik en sus ojos.'"Mỗi người đều có quyền là một tzadik," anh ta dịch."Họ giữ lại từ tiếng Do Thái tzadik – người ngay thẳng," Jerome nói."Chính xác. Còn một ví dụ khác nữa." Anh ta lấy bút và một tờ giấy rồiviết, 'Arova pitas y beza mezuzot.' "Ăn cắp bánh mì pita và hôn chiếcmezuzot," Fabio dịch ra. "Đó là một câu nói về đạo đức.""Hai từ pitas và mezuzot rõ ràng là quen thuộc," Jerome nhận xét có vẻrất hứng thú.Fabio lại viết một câu nữa. "Câu này tôi rất thích đây. 'El Yeserara nodecha repoza.' Anh có nhận ra từ nào trong câu này không?"Jerome nhìn chằm chằm rồi lắc đầu. "Tôi chẳng thấy từ nào quen cả.""Nghe Yeserara có giống từ gì không?" Fabio cố đưa ra gợi ý."Chịu.""Có thể là yetzer harah – dễ làm điều xấu chăng?" Fabio mỉm cười."Ồ, phải rồi!" Jerome thán phục."Làm điều xấu sẽ không được thanh thản," Fabio dịch ra."Ngày nay có bao nhiêu người nói tiếng Ladino?" tôi thắc mắc."Ý anh là ngoài Yehoram Gaon, Yitzak Navon, cựu tổng thống Israel, vàtôi ra?" anh ta đùa. "Có thể là hai mươi đến ba mươi ngàn người. Đó là mộtthứ ngôn ngữ đang hấp hối. Thế hệ sau này có thể sẽ chẳng còn nói thứ tiếngđó nữa. Tôi là người duy nhất đang cố giữ ngọn lửa của nó cháy mãi." Anhta đưa tay chỉ những bức tranh treo trên tường quán Café Ladino."Hay là mở một quán café nữa lấy tên là Café Yiddish đi!" Itamar gợi ý."Cả tiếng Yiddish cũng đang dần biến mất."Anh nói đúng," Fabio cười. "Nhưng cả hai thứ tiếng này đều có mụcđích chung. Chúng gìn giữ tiếng Do Thái cổ. Chính Morris Samuel, ngườisáng tạo ra tiếng Yiddish đã nói, 'Yiddish không phải là một ngôn ngữ – đólà một chiến lược.' Yiddish cũng có chung mục đích như Ladino, đó là bảotồn tiếng Do Thái. Có khác chăng chỉ là Yiddish phổ biến hơn và được nhiềungười nói hơn thôi."Jerome ra hiệu cho cô gái bồi bàn đang rảo bước về phía bàn chúng tôi."Anh biết không, có anh ngồi đây với chúng tôi tuyệt thật đấy," Jeromenói với Fabio. "Dịch vụ thật hoàn hảo khi có ông chủ ngồi cùng bàn." Hắnnháy mắt.Chúng tôi gọi đồ uống như thường lệ."Vậy là Yiddish ra đời sau Ladino phải không?" Itamar tò mò hỏi. "Vàcũng là từ ý tưởng kết hợp tiếng Do Thái vào ngôn ngữ địa phương – nhưnglần này là tiếng Đức.""Đúng vậy," Fabio xác nhận. "Nhưng, có thể anh sẽ rất ngạc nhiên khibiết rằng Yiddish có tuổi đời lâu hơn nhiều so với Ladino.""Thật sao?" Itamar hoàn toàn sửng sốt. "Tôi cứ nghĩ là Yiddish đượcphát triển vào khoảng thế kỷ XVII.""Cuốn sách bằng tiếng Yiddish cổ nhất ngày nay còn giữ lại được là từthế kỷ XIII," Fabio tiết lộ. "Nhưng hầu hết các học giả tin rằng người DoThái bắt đầu nói tiếng Yiddish từ thế kỷ XI, đó là những người Do Thái rờikhỏi miền nam nước Pháp để đến định cư tại thung lũng Rhine.""Vậy cái tên 'Yiddish' chính xác nghĩa là gì?" Itzik hỏi."Đầu tiên, ngôn ngữ này được gọi là 'Ashkenazi-Talk'. Sau này, người tamới đổi thành 'Yiddish' – 'Yid', hay trong tiếng Do Thái là 'Jid' có nghĩa làDo Thái. Và Deutch hay là Đức. Nói cách khác, nó có nghĩa là tiếng DoThái-Đức. Vấn đề là dần dần tiếng Yiddish ngoài là một ngôn ngữ, nó còntrở thành một chiến lược nữa." Anh ta vung tay trong không khí, cố tìm ra từthật chính xác để diễn tả ý mình."Yiddish đã chứng kiến quá nhiều bạo lực, nước mắt, nỗi đau, nhữngcuộc tàn sát và bi kịch. Nó trở thành một thứ ngôn ngữ tràn đầy tình cảm vàcó một linh hồn của riêng mình. Nó phản chiếu tâm hồn và tình cảm củangười Do Thái, nỗi đau và sự phiền muộn, hạnh phúc và tiếng cười, bảnnăng sống của họ... Thậm chí ngày nay, mặc dù ngôn ngữ này đang dần dầnbiến mất, nó vẫn làm thức tỉnh những cảm xúc sâu lắng ở những con ngườicòn giữ ngôn ngữ đó, và nhiều người còn cho rằng có những quan điểm, cảmxúc và ý tưởng nhất định chỉ có tiếng Yiddish mới diễn đạt được. Tôi muốnnói đến những từ đặc biệt bắt nguồn từ tâm hồn của ngôn ngữ này và khôngthể tìm được từ tương đương trong thứ tiếng khác." Anh ta ngả người tựavào ghế và mỉm cười."Trước đây, người Do Thái nào cũng nói tiếng Yiddish. Cho dù người đóở Nga, ở Đức, New York hay Buenos Aires đi chăng nữa, người đó vẫn cóthể giao tiếp với những người Do Thái khác. Trong công việc làm ăn, ở nhà,ở chợ, người ta chỉ nói tiếng Yiddish thôi. Chẳng bao lâu sau, cả một nềnvăn học tiếng Yiddish độc đáo đã nở rộ. Ngày nay, người ta vẫn còn đọc bảndịch những tác phẩm của những tác giả vĩ đại như Shalom Aleichem, IsaacBeshivas Singer, Y. L. Peretz và Mendele. Những vở kịch được soạn và trìnhdiễn bằng tiếng Yiddish. Hàng loạt báo, tạp chí viết bằng tiếng Yiddish đượcxuất bản."Người ta ước tính rằng vào đầu Thế chiến thứ hai, có khoảng mười mộttriệu người, tương đương với khoảng 60% số người Do Thái, nói tiếngYiddish." Anh ta dừng lại khi để ý thấy cô gái bồi bàn đang mang khay đồuống đến. Chúng tôi giúp cô chuyển đồ cho mọi người rồi cô lại hối hả trởvề bếp."Hình như cô bé này mới thì phải," Jerome đoán. "Nên mới làm việcnhanh nhẹn và hiệu quả thế chứ. Cô bé vẫn còn có động cơ để cố gắng.""Như tôi đã nói," Fabio tiếp tục, không để ý đến nhận xét của Jerome,"những từ tiếng Do Thái cổ từ các cuốn sách linh thiêng cũng được đưa vàotiếng Yiddish ngày nay. Yiddish được cấu thành từ 15-20% các từ Do Thái,70% là tiếng Đức và 10% là các ngôn ngữ khác như tiếng Hungary, tiếngRumani, tiếng Slavic và các tiếng khác.""Anh thử cho ví dụ xem nào?" Jerome xen vào."Chờ tôi một lát," anh ta nói và nhấp một ngụm cà phê. "Còn một điểmrất thú vị mà tôi muốn cho mọi người biết. Tiếng Yiddish được viết bằngnhững chữ cái Do Thái nhằm gìn giữ hệ thống chữ viết tiếng Do Thái." Anhta lấy một tờ giấy trắng trong vở ghi của Itzik và lấy bút của Jerome. "Đây làví dụ đơn giản nhất." Anh ta viết ra giấy và đưa chúng tôi xem."'Mama lashon' – tiếng mẹ đẻ," anh ta dịch luôn. "Người ta gọi tiếngYiddish như thế. Mama trong tiếng Đức có nghĩa là 'mẹ,' còn 'lashon' trongtiếng Do Thái có nghĩa là 'ngôn ngữ,' đúng không?"Tất cả chúng tôi cùng gật đầu."OK. Còn một ví dụ nữa," anh ta nói rồi lại viết gì đó ra giấy."'Bist ah batuach, uber shik eran mezumanim' – 'tôi tin anh, nhưng cứđưa tiền đây,'" anh ta lại dịch luôn. "Có từ nào mọi người nhận ra không?"anh ta hỏi."Batuach – 'trust' (tin tưởng) và mezumanim – 'cash' (tiền)," Jerome trảlời."'A gantz yaer shikar, Purim nichter' – Say cả năm trừ ngày Purim(35),"một ví dụ nữa được đưa ra. "Lần này có từ nào nghe quen quen không?""Purim," Jerome trả lời."Tôi nghĩ shikar chắc có liên quan tới shikor trong tiếng Do Thái cónghĩa là say," Itamar bổ sung."Đúng rồi," Fabio khẳng định. "Câu này nói về một người luôn làmnhững việc vào thời điểm không thích hợp. Mọi người biết người ta gọi vé đitàu điện ngầm ở Brooklyn là gì không? Tiếng Yiddish ấy, không phải tiếngTây Ban Nha nhé," anh ta mỉm cười.Jerome cắn môi rồi buột miệng nói bừa, "Una matbeah de subvay ('Matbeah' – trong tiếng Do Thái nghĩa là đồng xu)." Hắn cười toe toét và rahiệu thực ra hắn không biết là gì."Xuất sắc!" Fabio reo lên, rõ ràng là rất ngạc nhiên."Sao cơ? Tôi nói đúng hả?""Gần đúng hoàn toàn. Anh đã cho thêm một ít tiếng Tây Ban Nha vàođó. Tiếng Yiddish thực ra phải là 'De subvay matbeah.'""Oa!" Jerome sung sướng reo lên. "Nhưng sao chúng ta lại nói đếnnhững thứ này? Tôi có bao giờ bảo là muốn học tiếng Do Thái cổ đâu. Tôinhờ anh dạy tiếng Tây Ban Nha cơ mà!""Không sao," Fabio trả lời. "Anh chỉ cần làm theo đúng cách như thếthôi. Lát nữa tôi sẽ chỉ cho. Nhưng đầu tiên..." anh ta lại cầm bút lên vàngẫm nghĩ."Người Mỹ và người Đức biết rằng những từ tiếng Do Thái đã thâmnhập vào ngôn ngữ của họ, ý tôi ở đây là những từ rất phổ biến như amen,Sabbath hay những từ đại loại như thế. Trong tiếng Do Thái của chúng tacũng vậy, có hàng ngàn từ xuất phát từ những ngôn ngữ khác được đưa vàonhững cuộc trò chuyện hàng ngày.""Như những từ có đuôi – tziah chẳng hạn, như conceptziah,coordinatziah, associatziah, optziah, integratziah(36)," Itamar lấy ví dụ."Quay lại với tiếng Yiddish một chút," Fabio đề nghị. "Nhìn mà xem,chúng ta biết được bao nhiêu từ tiếng Đức chỉ nhờ nghe một vài câu tiếngYiddish thôi. Những từ này đã trở thành những cụm từ mang tính chất thànhngữ trong tiếng Do Thái mà chúng ta trò chuyện hàng ngày. Như câu, 'Từhai giờ đến bốn giờ đừng gọi tôi nhé. Tôi sẽ schlaff shtunda – có nghĩa là tôisẽ chợp mắt một lúc. Schlafen trong tiếng Đức có nghĩa là ngủ.""Tisch tiếng Đức là cái bàn," Itamar nhận xét. "Trong cộng đồng nhữngngười Do Thái chính thống có một bữa ăn ngày lễ có tên là tish.""Và không được quên từ bagel (bánh vòng) nữa," Jerome xen vào."Tất nhiên rồi. Bánh vòng là một phát minh về ẩm thực của người DoThái nhưng từ này phát sinh từ một từ tiếng Đức beugal, có nghĩa là 'bánhmỳ tròn.'""Này, các cậu có biết câu chuyện về người ngoài hành tinh và chiếc bánhvòng không?" Jerome hỏi.Không thấy ai trả lời nên hắn kể luôn."Một người ngoài hành tinh đáp xuống trái đất và đặt chân xuốngBrooklyn. Hắn bắt đầu đi loanh quanh và để ý thấy một cửa hàng bánh vòng.Hắn đứng bên ngoài và nhìn chằm chằm vào trong qua cửa kính, tò mò trướckhung cảnh đang diễn ra trước mắt. Không hiểu chuyện gì nên hắn bước vàotrong. 'Hãy nói cho ta biết,' hắn bảo với chủ tiệm người Do Thái, 'những cáibánh xe nhỏ nhỏ ta thấy từ bên ngoài là cái gì thế?' 'Đấy không phải là bánhxe,' người chủ tiệm giải thích. 'Đó là bánh vòng. Để ăn. Đây, thử đi.' Ông tađưa cho người ngoài hành tinh một chiếc bánh vòng. Hắn cắn một miếng vàbắt đầu nhai. Rồi hắn nói với ông chủ tiệm, 'Ông biết không, ta thực sự nghĩông làm bánh rất ngon đấy.' Hắn nuốt miếng bánh đầy hào hứng. 'Nhưng đểta cho ông một lời khuyên nhé... sẽ tuyệt hơn nữa nếu cho thêm pho mát vàcá hồi lên trên đấy!'"Fabio phá lên cười. "Hay thật!" Anh ta reo lên và nhấp một ngụm cà phênữa."Mọi người biết không, phóng viên Charles Rappaport có lần đã nói,'Tôi nói được mười thứ tiếng, tất cả đều là Yiddish." Fabio mỉm cười. "Anhta nói đúng. "Bằng cách sử dụng hệ thống tiếng Do Thái, ta có thể học cáchnói được đến cả mười thứ tiếng khác nhau. Trong tiếng Yiddish có khoảng4000 từ tiếng Do Thái còn Ladino có khoảng 800 từ. Tại sao tôi lại nói điềunày? Là bởi vì tờ Thời báo New York Times đã từng thực hiện một điều travề số từ ngữ lặp lại trên báo. Nói cách khác, họ dùng tờ báo của mình đểđếm xem có khoảng bao nhiêu từ tiếng Anh mà người đọc buộc phải biết.Kết quả là một người cần đến khoảng 600 từ. Vậy tất cả những gì ta phải làmđể có thể hiểu được bất cứ ngôn ngữ nào là học khoảng 600 từ trong ngônngữ đó."Fabio lại cầm bút lên và viết gì đó ra giấy."Để học được 600 từ," anh ta tiếp tục ghi ra những con số, "ta phải họcmỗi ngày 20 từ, ngày nào cũng thế trong vòng 30 ngày. Hay nói cách khác,chỉ trong vòng một tháng, ta có thể đọc báo hàng ngày và hiểu đượcnhững nội dung cơ bản của bất cứ ngôn ngữ nào ta muốn!" Anh ta ngẩngđẩu lên và mỉm cười. "Vậy vấn đề thực chất ở đây là gì, làm sao để mỗi ngàyhọc được hai mươi từ một cách có hệ thống để những từ này khắc sâu lâu dàivào trí nhớ!""Chính xác," Jerome tán thành, vui mừng vì cuối cùng cũng đến mụcđích chính của cuộc thảo luận."Nếu sử dụng phương pháp của người Do Thái, điều ta cần làm là gắnnhững từ mới tiếng Tây Ban Nha vào những cuộc trò chuyện hàng ngàybằng tiếng Do Thái." Fabio xoa xoa hai bàn tay. "Chẳng hạn," anh ta gãicằm. "Xem từ dinero tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là tiền nhé. Hãy nghĩ đếnmột loạt những câu tiếng Do Thái mà ta có thể nói đến tiền, nhưng thay từtiền bằng từ dinero."Cậu có bao nhiêu dinero? Tớ muốn mượn 50 đô-la. Cậu lúc nào cũngchỉ nghĩ đến dinero, dinero, dinero. Hắn rất giàu. Hắn có rất nhiều dinerotrong ngân hàng..."OK, giờ đến một từ khác – hombre. Từ này có nghĩa là 'người.'"Đúng là một hombre tốt. Anh ấy đã giúp tôi sửa xe... Nhìn cái hombređằng kia kìa... đội mũ đỏ ấy.""Cậu biết không, chỉ cần nhìn cách anh ta ăn mặc, tớ dám chắc hombređó có rất nhiều dinero," Jerome bổ sung."Chính xác! Phương pháp là như thế," Fabio reo lên. "Mỗi lần hãy thêmmột hai từ vào câu. Trong tiếng Tây Ban Nha, rico có nghĩa là giàu.""Đúng là một hombre rico, hài lòng với cuộc sống," Jerome thể hiện khảnăng nắm bắt nhanh của mình."Quiero có nghĩa là 'tôi muốn.' Quiero hòa bình cho thế giới; Quierosức khỏe cho gia đình mình; Quiero một chiếc bánh thật ngon. Đó là thứQuiero thực sự lúc này.""Quiero," Jerome bật ra. "Quiero trở thành một hombre rico.""Bây giờ, si tu Qieres, nếu anh muốn," Fabio bắt đầu, "tôi sẽ mang choanh boyo táo nóng và một tasa espresso theo kiểu anh thích... Nào, anh hiểucâu này thế nào?""Tôi nghĩ là, theo ngữ cảnh, từ boyo táo có nghĩa là bánh táo, còn tasaespresso là một tách espresso."Trong lúc tìm hiểu về phương pháp đặc biệt của Fabio để học tiếng nướcngoài, tôi bỗng nhớ đến cô con gái tám tuổi của mình, con bé cũng hay dùngcách này để nói chuyện với bạn bè như kiểu tiếng lóng hàng ngày."Mọi người biết không, có lần tôi đã nghe con gái tôi và bạn nó nóichuyện giống kiểu như thế này," tôi kể cho mọi người. "'Nào. Chơi cái nàynhé,' nó nói tiếng Do Thái, rồi kết thúc câu bằng từ 'Please' trong tiếng Anh.Ngày hôm đó, nó không chỉ nói từ đó một lần đâu. Lúc sau, nó bảo bạn đổibúp bê cho nhau. 'Tớ muốn chơi Barbie tóc đỏ. Cậu đổi với tớ nhé?' con bénói và lại lặp lại từ 'Please, please.' Tối hôm đó, Gali đòi tôi mua ảnh HarryPotter. Con bé lại kết thúc bằng từ 'please' và kéo tay tôi. Tôi hỏi con bé từ'please' mới có trong vốn từ vựng của nó có nghĩa là gì. Gali nghĩ một lúctrước khi đưa ra câu trả lời hoàn toàn đúng. Thực ra nó không biết từ đó.Con bé chỉ suy luận ra nghĩa của nó thôi. Đó chính là phương pháp màchúng ta đang nói đến.""Đúng vậy. Một từ mới mà ta càng dùng nhiều thì càng dễ trở thành mộtphần quen thuộc trong cú pháp ta sử dụng hàng ngày. Tiếng Do Thái có hàngtá những từ tiếng Anh kiểu như thế như: balloon, promo, rating, brakes,pajama, interest, curious, legitimate, relevant và nhiều từ của các ngôn ngữkhác nữa.""Nhưng, có một điều," Itamar ngắt lời, "tôi hiểu cách xen từ mới vào câunhư thế nhưng làm vậy cũng không đúng lắm. Chẳng hạn, từ rico có nghĩa làgiàu có nhưng làm sao ta biết được từ này còn chia theo giống, và khi nóiđến một người phụ nữ thì nó phải là rica mới đúng.""Về cơ bản, anh nói đúng. Phương pháp này chỉ tốt cho những ngườimuốn học ngoại ngữ thực dụng. Còn với người muốn học cách nói đúng vàchuẩn một ngoại ngữ thì cần phải học những nguyên tắc cơ bản của ngônngữ đó, như là cách chia động từ và danh từ chẳng hạn. Khi ta đã học đượcnhiều từ mới bằng cách này thì học các thành tố khác của thứ tiếng đó sẽ dễhơn bởi vì ta đã thiết lập được một mức độ tự tin và hiểu biết nhất định vềngôn ngữ đó.""Fabio cũng đã giải thích rằng thực ra ta chỉ cần học một số lượng từ cơbản để có thể thích nghi được với một nơi mới thôi. Đến thăm Budapest thìđâu cần phải học hết những nguyên tắc cơ bản của tiếng Hungary. Chỉkhoảng 50-100 từ là đủ rồi," tôi giải thích."Nhưng nói mắc quá nhiều lỗi cũng ngại lắm," Jerome phản bác.Tôi cười toe toét. Tôi nhớ đến vụ cãi nhau giữa tôi và vợ tôi, Yael, cũngvì vấn đề này."Yael sẽ đồng ý với cậu đấy. Cô ấy quá cầu toàn, cô ấy cho rằng nếu nóira một câu không đúng được 100% thì người ta sẽ không hiểu. Hay, tệ hơn,họ sẽ chế giễu mình.""Cô ấy nói đúng mà," Jerome nói luôn."Tớ nhớ có lần ở Paris, cô ấy đặt phòng khách sạn, mua vé tàu điệnngầm và hỏi giờ mở của khu du lịch – tất cả đều bằng thứ tiếng Pháp hoànhảo mà cô ấy đã học và thực hành suốt bao nhiêu năm. Nhưng rồi, khi tôidám mở miệng nói tiếng Pháp, cô ấy bảo gần chết vì xấu hổ. Nhưng dù sao,tôi cũng đạt được những kết quả tương tự mà chỉ cần đến thứ tiếng Pháp chỉbằng một phần mười của cô ấy. Tất cả những gì tôi nói với người thu ngân ởga tàu điện ngầm là 'deux billet, si'll vous plais' (làm ơn, hai vé). Cô thungân đó hiểu ngay là tôi muốn mua hai vé tàu. Chẳng cần phải nhọc công dímặt vào tường để nói cho đầy đủ, 'Je voudrais acheter deux billet pour leMetro, si'll vous plais,' – 'Làm ơn, tôi muốn mua hai vé đi tàu điện ngầm'làm gì. Còn lúc vào quán café, tôi chỉ gọi một tách espresso và bánh sừng bòsô cô la bằng thứ tiếng Pháp đơn giản thôi. Chắc chắn là họ đâu có mang chotôi mì spaghetti với nước táo.""Một người hay ngại thì sẽ chẳng học được gì," Fabio nhận xét. "Đừngngại nói mắc nhiều lỗi.""Nhưng, mọi người biết không, còn một cách nữa để nhớ các từ tiếngnước ngoài," tôi nói thêm. "Tôi đã đọc nhiều cuốn sách nói về phương phápnày. Phương pháp này dựa trên việc tạo ra những mối liên hệ, tưởng tượng.Ta cần tìm được những từ đi cùng hoặc nghe giống giống từ mình muốnhọc... phải có một mối liên kết logic giữa những từ này. Từ piedra trongtiếng Tây Ban Nha có nghĩa là đá. Piedra nghe hơi giống powder (bột). Vậy,tất cả những gì ta cần làm là tưởng tưởng mình cạo đá cho đến khi nó chuyểnthành bột. Hình ảnh đá biến thành bột sẽ khiến ta nhớ đến từ piedra. Cartatrong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là 'thư.' Từ carta có gợi cho mọi ngườinghĩ đến cái gì không?""Bách khoa Encarta," Jerome nói."Tuyệt. Vậy hãy tưởng tượng rằng ta để tất cả những lá thư trong cuốnbách khoa đó. Còn từ bombero, lính cứu hỏa trong tiếng Tây Ban Nha, thìsao?""Một quả bom," Jerome mau lẹ trả lời. "Một quả bom phát nổ gây ra mộtđám cháy lớn, lính cứu hỏa phải dập tắt," hắn miêu tả."Điều này làm tôi nghĩ đến một câu chuyện," Jerome nói thêm. "Haingười Do Thái đang ăn mì với nhau. 'Cậu nói xem,' người thứ nhất nói, 'tạisao người ta lại gọi thứ chúng ta ăn là mì?' 'Ý cậu là sao?' anh bạn trả lời vàtống một đống mì vào miệng. 'Tại chúng dài như mì, mềm như mì và có vịgiống mì. Thế thì có lý do gì mà lại không gọi là mì chứ?'"Fabio cười khinh khích. Tôi chỉ vào Itamar và nháy mắt với cậu ta, "Vậy,cậu sẽ nhớ câu chuyện cười này như thế nào?"Itamar nhìn lại tôi bằng đôi mắt trong, ấm áp cho thấy cậu ta đang suynghĩ."Ồ, nếu dùng phương pháp của Lisa, ta sẽ lấy 'ngăn' aleph, với biểutượng là cái thuyền, ta sẽ liên hệ nó với 'mì.' Thuyền – mì." Cậu ta nhắmmắt lại và đưa tay lên đầu. "Với trí tưởng tượng có hạn của tớ, tớ thấy mộtchiếc thuyền chở mì nhập từ Italia về. Trên thuyền có hàng trăm công te nơchất đầy mì.""Tốt đấy, Itamar," Jerome nhận xét. "Tớ thì tưởng tượng ra một chiếcthuyền đang trôi trên một đại dương toàn mì là mì. Tớ nghĩ cậu nên tưởngtượng công ty Zim của Israel xuất khẩu mì sang Italia thì hay hơn.""Cậu đúng là có trí tưởng tượng lạ thường thật," tôi nói."Cái đấy là trong quảng cáo mà," Jerome phản bác. "Các cậu chưa xemà? Có một anh chàng người Italia trở về quê nhà và mang theo một hộp mìspaghetti Israel làm quà. Cả gia đình anh ta cùng ngồi thưởng thức mónpasta đặc biệt mà không đâu có, ngay cả ở Ý!""À, tớ xem rồi," tôi cười mỉa mai. "Như Pháp nhập khẩu rượu và phomát Israel, Na Uy mua trứng cá hồi của ta vậy.""Sao lại phiến diện thế nhỉ? Israel cũng xuất khẩu rất nhiều thứ mà,"Fabio chỉ trích.Đáng lẽ ra người ta phải trao cho Fabio Giải thưởng Israel mới đúng.Anh ta là một người Israel Do Thái đầy lòng tự hào, một người chỉ nhìn thấynhững điều tốt đẹp mà Israel và người Do Thái mang đến. Những cuộc xungđột chính trị giữa phe chính thống và phe phi tôn giáo, giữa cánh tả và cánhhữu chẳng làm anh ta bận tâm chút nào. Fabio, một người Argentina chuyểnđến Israel từ những năm 80, luôn mang trong lòng những điều tích cực đểnói về đất nước Israel khi những người xung quanh anh ta bắt đầu phàn nàn.Anh ta yêu đất nước Israel nồng nàn và sẽ không bao giờ để ai làm phai nhạttình yêu đó.Yehoram Gaon hát thêm hai bài nữa và Fabio kể cho chúng tôi một câuchuyện rất hay để kết thúc chuyến viếng thăm của chúng tôi."Nếu trước đây, người ta nói tiếng Yiddish để gìn giữ tiếng Do Thái cổthì ngày nay mọi chuyện lại hoàn toàn ngược lại. Vài năm sau khi đất nướcIsrael được sáng lập, một người phụ nữ và đứa con trai nhỏ ngồi trên xebus," anh ta kể. "Người phụ nữ nói với con bằng tiếng Yiddish nhưng cậucon trai lại trả lời mẹ bằng tiếng Do Thái. Hai người họ cứ tiếp tục như thếcho đến khi một hành khách trên xe nói với người phụ nữ, 'Xin lỗi chị nhưngchúng ta đang ở Israel. Sao chị cứ nói tiếng Yiddish mãi thế? Nói tiếng DoThái ấy. Bây giờ, đó mới là ngôn ngữ của chúng ta!''Chị nói đúng,' người phụ nữ trả lời bằng thứ tiếng Do Thái hoàn hảo.'Chỉ là tôi không muốn nó quên rằng nó là một người Do Thái.'"15KHUÔN MẶT THIÊN THẦNLàm sao để nhớ được khuôn mặt và tên ngườiMùa hè đã đến. Jerome vừa hoàn thành những bài thi cuối cùng và đimột chuyến vòng quanh thế giới. Đầu tiên, hắn bay tới Santo Domingo vàHavana để gặp hai nhà sản xuất quần áo bàn về bộ sưu tập mới dành chomùa đông. 'Đông nhiệt đới,' hắn gọi như thế. Đó là những chiếc áo phôngdày dặn 'xua tan băng giá và sưởi ấm trái tim,' theo đúng lời hắn.Từ đó, hắn tiếp tục bay đến New York để bàn chuyện phân phối hàng vớiCount Down và Submarine. Hai chuỗi cửa hàng này kết hợp lại có hơn 3.000cửa hàng chuyên dành cho 'giới trẻ.'Trên đường đi về phía Đông, hắn dừng chân tại Anh, Tây Ban Nha, Đứcvà Italia để gặp những nhà phân phối khác nhau và các công ty nhập khẩu tạiđịa phương. Tại Paris, hắn tham gia triển lãm 'Mode Jeunesse,' một triểnlãm quốc tế về thời trang cho giới trẻ tổ chức tại Porte de Versaille. Ngày thứhai ở đây, hắn đã đưa hết 200 tấm danh thiếp mà hắn mang theo. Sự maymắn thực sự đang trải thảm dưới bước chân hắn và hắn quay trở lại Israeltrong một tâm trạng cực kỳ hân hoan.Khi tôi nói chuyện với hắn qua điện thoại, hắn hỏi xem liệu chúng tôi cóthể bố trí một buổi tụ tập nho nhỏ tại Café Ladino không. Nhóm 'Ba ông giàvề hưu non' của chúng tôi – Itamar, Jerome và tôi – đã phát triển thêm haithành viên thường xuyên là Fabio và Itzik Ben-David. Lần này, Jerome bảotôi mời cả Joseph Hayim Schneiderman và thầy Dahari nữa."Có một điều tớ vẫn muốn được nghe mọi người giải thích," hắn nói."Tớ đã gặp rất nhiều người mới nhưng tớ không thể nhớ nổi tên của mộtphần tư trong số đó hay những gì họ nói gì với tớ, trông họ như thế nào? Cậunghĩ có phương pháp Do Thái nào để nhớ được tên và khuôn mặt không?"Vì tôi không biết câu trả lời cho câu hỏi của Jerome,và vấn đề này tôithấy cũng khá quan trọng nên tôi đồng ý với hắn là cần phải có một cuộc gặpnữa với hai 'chuyên gia' của chúng tôi...Cuộc gặp diễn ra vào một chiều thứ hai, vài ngày sau sinh nhật lần thứ 40của Itamar. Sự kiện này cho chúng tôi một lý do nữa để tụ tập. Vì giờ đã làmùa hè nên Fabio đặt quạt xung quanh quán để cái nóng của mùa hè khônglàm ai quá khó chịu. Xung quanh hai chiếc bàn được kê liền vào nhau là bảyngười chúng tôi và một cô gái, Lisa, Jerome đã mời cô. Chúng tôi rất vui vìđiều này."Phụ nữ thường nhớ tên và khuôn mặt tốt hơn đàn ông, tôi chắc chắn làcô ấy sẽ có nhiều thứ để chia sẻ với chúng ta," Jerome giả vờ phân bua về sựcó mặt của Lisa. Hắn thừa biết là tất cả chúng tôi đều rất vui vì có thêm Lisa.Chúng tôi nâng cốc chúc mừng Itamar và vị giáo sĩ cầu Chúa ban chocậu ta một cuộc sống trường thọ."Cậu đã biết kết quả thi chưa?" vị giáo sĩ hỏi Jerome."Tôi đã nghĩ kiểu gì thầy cũng hỏi bởi vì thầy muốn biết những phươngpháp của các nhà hiền triết liệu có hiệu quả với một người như tôi không,phải vậy chứ?" Jerome cười."Không hẳn thế," ông nói. "Tôi biết chắc chắn là những phương pháp đócó hiệu quả. Chỉ là tôi muốn biết cậu học hành thế nào thôi.""À," Jerome cụp mắt xuống, có vẻ hơi xấu hổ. "Rất cảm ơn thầy đã quantâm. Nhưng thật tiếc là tôi chưa trả lời được rồi. Họ vẫn chưa thông báo kếtquả. Hy vọng là tuần sau sẽ có. Tôi hứa khi nào có, sẽ cập nhật thông tin chothầy ngay.""Tôi cũng nghe nói là việc làm ăn kinh doanh ở nước ngoài của cậu kháthuận lợi," vị giáo sĩ nhắc lại bằng giọng đầy tự hào điều tôi đã nói với ông."Cũng không hẳn." Jerome lắc đầu, cố hạ thấp thành công của mìnhxuống. "Tôi vẫn chưa đạt được điều gì cụ thể. Tôi đã gặp nhiều người. Tôiđã tiến được vài bước nhưng chỉ có thời gian mới nói được là liệu có bướctiến nào đơm hoa kết trái được không." Hắn cẩn thận lựa chọn từ ngữ, sợ lỡmiệng nói ra điều gì xui xẻo. "Hàng vẫn chưa được bán ở các cửa hiệu. Thựctế là nó đã được sản xuất đâu! Sẽ phải mất vài tuần," hắn giải thích."Đầu tiên, áo sẽ được sản xuất ở Cuba và Cộng hòa," Jerome nói, hắn sửdụng cái tên đặc biệt cho Cộng hòa Dominica. "Đến tháng 9, chúng sẽ đượcchuyển đến cho các nhà phân phối và các công ty nhập khẩu. Chỉ đến tháng10, những thiết kế của tôi mới xuất hiện trong các cửa hàng. Sẽ không dễdàng gì, vả lại còn có hàng tá những nhãn hiệu cạnh tranh nữa. Có hàng ngànnhà sản xuất như tôi đang giành giật thị phần đó."Jerome rút một tập danh thiếp ra từ trong túi áo. Hắn đảo đảo một lượt vàquay sang vị giáo sĩ. "Dù sao đi nữa, muốn đảm bảo việc kinh doanh suônsẻ, tôi cần phải kiểm tra xem còn phương pháp Do Thái nào để giúp tôi ghinhớ tên và khuôn mặt của mọi người không. Tôi cần nhớ được, chẳng hạn,"hắn rút ra một chiếc danh thiếp từ trong tập và nhìn một lát, "Phillip Vestica,BPL từ Gent, Bỉ... Tôi không thể nhớ được anh chàng này trông thế nàonữa!"Vị giáo sĩ gõ nhẹ ngón tay lên bàn và nhìn Joseph Hayim Schneiderman.Mặc dù trên khuôn mặt cậu sinh viên hiện rõ sự hào hứng nhưng ông vẫnquyết định sẽ nói trước. "Vua Solomon có một ngàn bà vợ, và ông phải nhớhết tên của họ," ông mỉm cười. "Chắc chắn những cuốn sách linh thiêng củachúng ta phải truyền lại phương pháp để nhớ tên và khuôn mặt chứ.""Chúng ta sẽ bắt đầu với giả thuyết rằng tên của một người là tài sản giátrị nhất của người đó." Vị giáo sĩ nghiêng người về phía Jerome. "Cả đờimình, ta luôn mong muốn tên mình sẽ được nổi bật. Một cái tên nổi bật cóthể mang đến sự bất tử. Vua Solomon thông thái đã từng nói rằng, 'Một cáitên hay còn tốt hơn dầu quý.' Tên của chúng ta cho thấy ta là ai và chúng tađể lại danh tiếng gì, tốt hay xấu. Đức Chúa đã nói với David, 'Ta đã ban chocon một cái tên vĩ đại, giống như tên của những con người vĩ đại trên thếgiới này.' Còn với Abraham, Người nói, 'ta sẽ tạo nên một dân tộc vĩ đại vàban phước để tên con trở thành một cái tên vĩ đại.'" Ông nói đến đó rồi ngảngười tựa vào thành ghế, hoàn thành lời mở đầu mà chắc hẳn ông đã chuẩnbị từ trước."Chính vì vậy, chúng ta phải tiếp cận tên của một người với lòng tôntrọng cao nhất! Hầu hết chúng ta đều mắc tội vì thực tế rằng chúng ta khôngđể ý tới những điều đơn giản nhất mà ở đây chính là tên của một người. Conngười gặp gỡ nhau hàng ngày và chỉ vài phút sau khi chia tay, ta đã khôngcòn nhớ tên người mình vừa gặp nữa. Ta nghĩ, 'Đợi một lát. Anh chàng đótên là gì ấy nhỉ?'"Ông vỗ vỗ tay vào trán."Chúng ta cần phải sắp xếp lại những ưu tiên của mình. Trước khi gặpmột người, ta phải có mong muốn biết tên người đó. Ta phải cố gắng hết sứcđể nhớ tên của họ bởi vì cái tên chính là tài sản giá trị nhất của một conngười!"Tôi rất thích cách tiếp cận vấn đề của vị giáo sĩ nhưng có một câu hỏibỗng nhiên nảy ra trong đầu tôi về việc tại sao thực tế chúng ta lại không hayđể ý tên người khác. "Tên chúng ta thực ra là do cha mẹ đặt," tôi lên tiếng."Như thế có nghĩa là một người không tự chọn cho mình cái tên đó. Có thểvì thế nên chúng ta không mấy quan tâm đến những cái tên. Nói cách khác,nếu ta tự chọn tên được cho mình thì điều thầy nói sẽ có ý nghĩa nhiều hơn.Về tâm lý học mà nói thì tìm hiểu lý do một người chọn một cái tên nhấtđịnh nào đó rất thú vị. Chúng ta không có động lực đặc biệt để ghi nhớ tênbởi vì ta biết rằng tên một người là do ngẫu nhiên nhiều hơn."Vị giáo sĩ lịch sự nghe tôi nói hết rồi nhanh chóng phản bác ngay. "Đó làvấn đề về nhận thức," ông bắt đầu. "Tôi thấy thực ra sẽ thú vị hơn nhiều nếutìm hiểu xem bố mẹ của 'Grace', chẳng hạn thế, có đúng khi đặt tên con nhưvậy không. Liệu 'Grace' thực sự có dịu dàng, duyên dáng như cái tênkhông? Liệu 'Harry' có lớn lên thành một chàng trai mạnh mẽ, can đảmkhông? Liệu 'Pearl' sau này có trở thành một phụ nữ có vẻ đẹp trong sáng vàtâm hồn cao quý không? Đức vua David đã nhận được mệnh lệnh phải đặttên con trai mình là Solomon, hay Shlomo(37) trong tiếng Do Thái, bởi vì 'tasẽ ban cho dân tộc Israel cuộc sống hòa bình và êm ả.' Cũng giống như vuaDavid, nhiều bậc phụ huynh đôi khi cảm thấy những xúc cảm thiêng liêng ẩnchứa đằng sau những cái tên mà họ chọn cho con cái mình."Ông ngừng lại một lát để sắp xếp lại những ý nghĩ trong đầu."Chúng ta đã nói đến ngọn lửa đen và ngọn lửa trắng, những con chữmàu đen và trang giấy trắng rồi. Mỗi con người khi sinh ra đều là một tranggiấy trắng. Cái tên chính là những con chữ màu đen lấp đầy trang giấy đó, nótheo suốt chiều dài cuộc đời của một con người. Những con chữ đó có thểthẳng, có thể lưa thưa, có thể co cụm, chúng có thể để lại nhiều khoảng trắngtrên trang giấy, có thể kín cả trang giấy. Đó là những gì mà một cái tên làm.Có rất nhiều điều trong một cái tên, chính vì vậy có thể sẽ rất thú vị, về tâmlý học theo như cậu nói, nếu đi sâu phân tích những yếu tố đó và tìm hiểuxem số phận của một con người có phù hợp với cái tên mà bố mẹ người đóđặt cho không, hay người đó lại đi theo một hướng hoàn toàn khác."Ông nhấp một ngụm trà Hawayage đặc biệt mà Fabio chuẩn bị riêng choông."Có những người khi trưởng thành đã đổi tên bởi vì họ không hài lòngvới cái tên mà cha mẹ họ đã đặt từ tấm bé với hy vọng rằng một cái tên mớisẽ thay đổi cả số phận của họ nữa. Đó là lý do tại sao Đức Chúa đã đổi têncủa Avram thành Abraham và tên của Jacob thành Israel.""Dù sao," ông nói tiếp, "hãy quan tâm đến tên một người, trân trọngnó và hãy nhớ lấy, cho dù cái tên có là do cha mẹ đặt hay không, thì tiếnggọi tên vẫn là âm thanh dễ chịu nhất đối với đôi tai của con người mang cáitên đó. Cho dù họ có thực sự yêu tên mình hay không thì cái tên vẫn là điềuđầu tiên mà ta tiếp xúc khi gặp một người."Itamar ra hiệu muốn bày tỏ ý kiến của mình và cậu ta củng cố thêmnhững điều vị giáo sĩ đã nói bằng một vài ví dụ của riêng mình mà cậu ta thuthập được từ các nước khác trên thế giới. "Ở Mỹ có những bộ lạc người dađỏ coi tên là một phần trong sự tồn tại của một con người. Họ tin rằng gọinhầm hay gọi sai tên một người có thể khiến tâm hồn của con người chịumuôn vàn đau đớn. Ở Trung Quốc có tục lệ đặt tên để tránh con mắt của quỷdữ. Ở Congo, vì lý do tương tự, không ai được phép nói tên của một ngườilính khi anh ta đang chiến đấu hoặc săn đuổi cho đến khi anh ta quay trở vềdoanh trại.""Người Do Thái cũng giống người da đỏ, đúng không?" Jerome hỏi."Mỗi cái tên đều mang một ý nghĩa. Không ai lại tự nhiên đặt một cái tên vônghĩa kiểu như Gifelbritenkar cả," hắn bật ra. "Một cái tên phải kiểu kiểunhư là Or (ánh sáng), Guy (thung lũng), Maayan (mùa xuân, nước trong),Shai (món quà), Mitryah (chiếc ô). Ý tôi là, tên thì phải có nghĩa đúngkhông?"Vị giáo sĩ mỉm cười gật đầu."Tôi không nghĩ là có điều luật nào quy định về điều đó nhưng tôi dámkhẳng định là hầu hết những cái tên của người Israel đều được đặt dựa trênmột lý do nào đó.""Vậy thì chắc Itzik có thể gọi là 'Sếp lớn to đùng.' Hắn chỉ vào ItzikBen-David."Tên 'Itzik' thực ra là một biến thể của Issac," vị giáo sĩ giải thích điềumà thực chất chúng tôi đã biết. "Nhiều cái tên có liên quan đến Chúa bởi vìngười đặt tên muốn tạ ơn Người đã ban cho họ món quà của cuộc sống vàmối liên kết giữa điều huyền diệu trong sự ra đời của một đứa trẻ và Người.Những cái tên như Joshua (Chúa che chở cho con), Daniel (Chúa là vị quantòa anh minh), Elijah (Đó là Chúa của con)...""Còn có nhiều tên xuất phát từ thiên nhiên nữa," Itzik bổ sung, "như Dov(gấu), Zvi (nai), Yael (linh dương), Deborah (ong) chẳng hạn.""...Nurit (mao lương hoa vàng), Lilach (tử đinh hương), Rekefet (anhthảo), Barak (chớp), Zur (đá)," Lisa xen vào."Ofra (quặng)," Jerome đóng góp thêm vào danh sách. "Thực ra từ nàyxuất phát từ việc kết hợp từ gà trong tiếng Do Thái với từ rah có nghĩa làhư," hắn cười. "Gà hư.""Không phải thế đâu," vị giáo sĩ cười lại. "Ofra là biến thể dành cho pháinữ của tên Ofer, cũng là tên của một thành phố cổ ở Israel. Nhưng đúng làKinh thánh cũng có đầy những cái tên có nghĩa không được tích cực lắm,như: Caleb (chó), Kotz (gai), Tahat (mông), Zima (dâm), Huldah (chuột)...""Làm sao lại đặt tên con là Mông được nhỉ?" Itzik thốt lên. "Mông!""Thế cậu đã thấy anh chàng đó chưa?" Jerome hỏi. "Biết đâu tên đấy lạihợp ấy chứ." Hắn cười ranh mãnh. "Tưởng tượng gặp ông Caleb (chó) trênđường. 'Dạo này sao hả Chó? Bọn trẻ thế nào? Mông chắc phải lên bảy rồiấy nhỉ? Bảo Chuột là tôi gửi lời chào nhé."Schneiderman phá lên cười."Thế còn họ thì sao?" Tôi hỏi. "Tôi đã đọc ở đâu đó rằng mãi sau nàytrong tên mới có họ."Thầy Dahari và Itamar cùng lên tiếng định trả lời nhưng rồi cả hai dừnglại, cười lúng túng. Itamar đưa tay về phía vị giáo sĩ mời ông nói trước."Ngày trước," ông bắt đầu, "để phân biệt hai người cùng tên thì người tacho thêm tên của người cha vào. David sẽ được gọi là David Ben-Yishai(David, con trai của Yishai), Solomon Ben-David (Solomon, con trai củaDavid) hay Joshua Ben-Nun (Joshua, con trai của Nun). Đó chính là họ. Mộtcách khác nữa để xác định một cá nhân là cho thêm quê quán vào tên gọi,như là Aryeh ở Hittite hay Elijah ở Tisbi chẳng hạn. Ngày nay, những họ đitheo tên trở nên phổ biến là do cuộc sống ở thành thị. Tại một thành phố lớnvới hàng triệu người thì rất khó để người ta biết về nhau như ở làng quê. Vìthế người ta cần đến một biệt danh bổ sung để phân biệt người này với ngườikia," ông giải thích. "Họ xuất phát từ những nguồn khác nhau như nghềnghiệp hay địa vị cá nhân. Lấy ví dụ về nghề nghiệp nhé." Vị giáo sĩ ngẫmnghĩ một lát."Trong cộng đồng người Do Thái Sephardic, có những cái tên nhưAbulafya có nghĩa là nhà vật lý học, Helphon – người đổi tiền, Dayan – thẩmphán, Kimchi – chủ lò bột, còn nhiều nhiều nữa.""Thế còn địa vị xã hội thì sao"" Itzik hỏi."Ừ, những họ như là Katan (bé nhỏ) hay Bueno (tốt)," ông giải thích."Khi người Do Thái bị đẩy khỏi những nơi khác nhau, một số người cũnglấy tên của nơi đó. Thế nên chúng ta mới có những họ như Alkalia – từ thànhphố Ecola, Tây Ban Nha. Spinoza – từ Espinosa, Toldeno – từ Toledo,Tzan'ani – từ Tzan'a ở Yemen.""Thế còn những họ kiểu châu Âu của người Do Thái Ashkenazi nhưRosenbaum hay Goldsmith thì sao?" Itzik lại hỏi.Vị giáo sĩ chỉ vào Itamar. "Tôi xin chuyển câu hỏi này cho một ngườiAshkenazi trả lời.""Tôi chỉ ba phần tư Ashkenazi thôi," Itamar thừa nhận, "nhưng tôi biếtcâu trả lời cho câu hỏi đó."Cũng tương tự như thế thôi, nhưng đến tận thế kỷ XVIII ngườiAshkenazi mới phát triển họ. Về cơ bản, người ta buộc phải thêm họ vào tênmình. Trước thời gian đó, chỉ trừ một số trường hợp ngoại lệ còn tên ngườicha vẫn được dùng làm họ, như ta đã nói khi nãy.""Tại sao lại thế?" Jerome ngắt lời. "Sao họ không muốn có một cái họthực sự chứ?"Itamar xé một gói đường bỏ vào tách cà phê, khuấy nhẹ."Họ thấy thoải mái. Đó là một cách dễ dàng để không lọt vào con mắt dòxét của những kẻ thích tấn công họ," cậu ta giải thích. "Cho đến khi có ngườimuốn hệ thống hóa mọi thứ. Việc này bắt đầu từ sắc lệnh của Joseph II, vuanước Áo, vào năm 1787. Một đạo luật nữa vào năm 1809 lặp lại ý tưởngtương tự. Cả hai chỉ dụ này đều bắt người dân Do Thái ở Franfurt và Badenphải có họ như ở Pháp, Grusia và Nga."Mục đích của các nhà chức trách là tổ chức dân số nhằm thu thuế vàthực hiện chế độ quân dịch với người Do Thái. Hay nói cách khác là kiếmtiền từ người Do Thái. Người có tên được coi là 'hay' hơn thì phải trả nhiềutiền hơn, còn người có tên 'xấu' hơn thì phải trả ít hơn!""Tên thế nào thì được gọi là hay?" tôi thắc mắc."Rosenthal, Diamon, Edelstein. Nhưng đáng chú ý lại là những cái tênđược coi là thuộc tầng lớp thấp," cậu ta cười. "Đó là những cái tên được tạora từ bộ não biến thái, xấu xa của bọn quan chức chính phủ theo tư tưởng bàiDo Thái. Eselkopf (đầu lừa), Schmaltz (mỡ gà), Wormbrandt (đốt sâu),Borgenitcht (đừng mượn)... Đúng là không có giới hạn nào cho bọn bấtlương! Ở Hungary chẳng hạn, người Do Thái được chia thành bốn nhóm,mỗi nhóm phải mang một họ cố định: Weiss (trắng), Schwartz (đen), Klein(nhỏ), Gross (lớn). Thế đấy!" Cậu ta tỏ rõ sự ghê tởm và phẫn nộ."Đợi một giây nào," Jerome ngắt lời. "Thế Schwartzenegger có nghĩa làgì?""Người da đen," Itamar trả lời.Jerome sững sờ. "Người da đen á?!... Trời, thế mà tớ cứ nghĩ phải tệ hơnấy chứ. Họ có thể gọi anh ta là 'người da đen trắng' – Weissenager." Hắncười toe toét."Dù sao, người Do Thái Ashkenazi cũng có đủ nơi và đủ thời gian đểchọn cho mình một họ tên từ nhiều nguồn khác nhau, giống như người DoThái Sephardic vậy. Chẳng hạn như, Becker (thợ làm bánh), Schreiber (nhàvăn), Fleischer (người bán thịt), Farber (họa sĩ), Singer (ca sĩ)...""Đôi khi, cùng một họ nhưng ở các nước khác nhau lại có sự thay đổi –Itzik có thể là Issac, Ben-Avraham ở Đức sẽ là Abramson chẳng hạn. Cónhững họ Ashkenazi xuất phát từ những địa danh ở châu Âu như Berlinski từBerlin, Pollack từ Phần Lan, Litbeck từ Lithuania...""Và Schwartzenegger từ Zimbabwe," Jerome bổ sung."Họ mang tính chất miêu tả của người Ashkenazi thì có," Itamar cười vànói tiếp, "Kurtz (thấp), Langer (dài), Weiss (trắng), Geller (vàng)...""Và Schwartzenegger..." Jerome nhắc lại, thích thú với trò đùa mới củahắn."Và Schwartzenegger nữa," Itamar nói bằng giọng chịu thua và nhấp mộtngụm nước."Nhưng cùng với nhà nước Israel hiện đại, người Do Thái bắt đầu đổi tênmình trở về tiếng Do Thái," Itzik nói."Đúng là một số người bắt đầu dịch tên mình ra tiếng Do Thái," Itamarxác nhận. "Chẳng hạn, David Greene trở thành David Ben-Gurion, VladimirJabotinski trở thành Zeev Jabotinski (một trong những người sáng lập ra nhànước Israel), Eliezar Pearlman trở thành Eliezar Ben-Yehuda (người sáng tạora tiếng Do Thái hiện đại). Chỉ có một số ít các nhà lãnh đạo không chịu thayđổi tên.""Nhân tiện, có ai biết họ nào dài nhất trong tiếng Do Thái không?"Itamar hỏi chúng tôi."Schwartzenegger," Jerome nhanh nhảu nói luôn."Không đúng rồi, xin lỗi nhé. Đó là Katzenellenbogen.""Có nghĩa là gì?" vị giáo sĩ hỏi."Khuỷu chân mèo," Itamar cười. "Họ này xuất phát từ 'Katimelbochi,'một tỉnh của nước Phổ ở Hes-Nasau."Fabio để ý thấy tách của mọi người đều sắp cạn cả nên gọi cô gái bồibàn. "Ai muốn dùng thêm một tuần cà phê nữa nào?" anh ta nói to.Ai cũng giơ tay, trừ vị giáo sĩ và ông gọi một tách trà Hawayage nữa."Mọi người biết không, có một câu chuyện cười liên quan đến những cáitên đấy," Jerome đưa chúng tôi trở lại chủ đề thảo luận. "Có một giáo sĩ đángkính đến thăm trường học. Một cô bé cố gây sự chú ý và gọi to, 'Jacob...Jacob...' Hiệu trưởng thấy vậy bèn nói với cô bé, 'Rebecca à, con khôngđược gọi thầy là Jacob. Như thế là bất kính. Con phải gọi thầy là RabbiCohen.' Lúc này thì vị giáo sĩ đã để ý đến cô bé. 'Trò gọi ta à? Trò có gìmuốn nói với ta sao, cô bé đáng yêu?' Cô bé đứng thẳng lên, chắp hai tay rasau lưng và nói, 'Rabbi Cohen cũng là tên em trai con ạ.'"Hai người khách du lịch mồ hôi đầm đìa bước vào quán và ngồi xuốngchiếc bàn ngay sát chiếc quạt. Người phụ nữ bỏ kính râm ra và đặt nó xuốngtờ bản đồ vừa lấy trong túi ra."Vậy, nếu tôi hiểu không nhầm thì nếu muốn ghi nhớ tên mọi người, tôicần phải gán cho cái tên đó một ý nghĩa nào đó và kết nối ý nghĩa đó đến conngười ở trước mặt mình, đúng không?" Jerome kết luận.Sự sáng suốt của khuôn mặt và tâm hồnVị giáo sĩ chậm rãi đưa tay vuốt bộ râu và nhìn ra xung quanh. Để ý thấymọi con mắt đang chăm chú nhìn mình chờ đợi một câu trả lời, ông bắt đầu."Mỗi người có một tâm hồn đặc biệt và độc nhất. Mỗi người có một nhâncách tự bộc lộ qua khuôn mặt và cơ thể. Có người tốt, kẻ xấu, người bìnhtĩnh, kẻ nóng nảy, người cao, người thấp, người béo, người gầy, người xinhđẹp, người không-xinh-đẹp-lắm..." Vị giáo sĩ cẩn trọng lựa chọn từ ngữ."Và đừng quên những đặc điểm của người Do Thái," Jerome nhận xét."Mũi to, tai vểnh...""Theo khuôn mẫu của những kẻ bài Do Thái thì đúng là vậy," vị giáo sĩnói và nhìn chằm chằm vào chúng tôi. "Ngoài tôi ra thì tôi chẳng thấy ai ởđây có mũi to bất thường cả. Nói thật, một vài người còn trông không giốngngười Do Thái lắm." Ông nhìn tôi rồi chuyển sang Fabio."Tất nhiên, đó chỉ là sự khái quát thôi. Dù những kẻ bài Do Thái có nóigì thì cũng có rất nhiều người Do Thái ưa nhìn. Chẳng hạn, Đức vua Davidcó đôi mắt rất đẹp. Thầy David Rosen, giáo sĩ trưởng của Ai-len trong thờigian dài, được coi là khá đẹp. Nói ngắn gọn, chúng ta đâu có thiếu nhữngngười đẹp.""Xin lỗi một phút," Jerome lịch sự ngắt lời, "nhưng mọi người vừa làmtôi nhớ đến một câu chuyện cười mà tôi rất muốn kể.""Vậy, cậu kể đi." Vị giáo sĩ cười và ra hiệu cho Jerome. "Tôi đã hiểuđược tầm quan trọng của việc kể chuyện cười với cậu rồi. Cậu mang trongmình một sự bức bách phải giải phóng khiếu hài hước ra bên ngoài.""Cảm ơn thầy.""Một phụ nữ ngồi trên máy bay cạnh một anh chàng. Bà ta cứ nhìn chằmchằm anh này mấy lần liền cho đến khi không kiềm chế được nữa. Bà taquay sang và nói, 'Anh là người Do Thái, phải không?' Anh ta lịch sự mỉmcười và lắc đầu. 'Thực sự là không. Tôi không phải là người Do Thái.'Người phụ nữ quay trở lại với tờ tạp chí nhưng chỉ năm phút sau lại quaysang người ngồi cạnh. 'Anh có chắc anh không phải là người Do Tháikhông?' 'Chắc chứ.' Không đầy hai phút trôi qua, người phụ nữ lại hỏi lầnnữa. 'Có thật anh không phải là người Do Thái không, hay chỉ là anh khôngmuốn thừa nhận điều đó?' Anh này, dù đã hơi bực mình rồi nhưng vẫn giữbình tĩnh. 'Thật, tôi không phải là người Do Thái. Tôi theo đạo Tin lành.' Dùđã nhận được câu trả lời đó, trong ba tiếng tiếp theo, người phụ nữ vẫnkhông để cho anh ta yên, liên tục quấy rầy anh ta về việc anh ta có phải làngười Do Thái không. Cuối cùng, anh ta cáu. "Bà biết sao không? Bà nóiđúng đấy. Tôi là người Do Thái. Tốt rồi chứ hả?' Người phụ nữ đặt tờ báoxuống và dịch gần vào người bên cạnh. 'Dù vậy, lạ thật. Trông anh chẳngDo Thái chút nào!'"Tất cả chúng tôi phá lên cười. Ngay cả Itamar cũng đập tay xuống bàncười ngặt nghẽo."Tôi xin lỗi," Jerome nói với vị giáo sĩ. "Xin cứ tiếp tục.""Như ta đã biết," vị giáo sĩ bắt đầu, "cơ bản là phải tạo được mối liên kếtgiữa tên của một người và diện mạo của người đó. Diện mạo thể chất, hay cólẽ quan trọng hơn là diện mạo của tâm hồn, là ý thức về tính cách và ấntượng nó tạo ra. Các nhà hiền triết đã phân thành bốn nhóm: những người cótên đẹp làm những điều tốt đẹp; những người có tên xấu làm những điều xấuxa; những người tên đẹp nhưng làm những điều xấu xa; những người tên xấunhưng làm những điều tốt đẹp. Nói cách khác, có hai khả năng xảy ra: Têncó thể hợp hoặc không hợp với người mang tên đó." Ông ngả người raphía sau, bắt chéo chân và suy nghĩ xem nên nói gì tiếp."Khi ta gặp một ai đó, điều đầu tiên ta cần chú ý đến chính là tên ngườiđó. Điều thứ hai là nhìn người ta gặp và xem ấn tượng của ta về người đó rasao. Lần đầu tiên nhìn, trông cô ta hay anh ta thế nào? Hòa nhã, nóng tính,một người hay cười hay một người xảo quyệt... Ta nên luôn tự hỏi mìnhrằng, 'Sao người đó lại có tên như thế? Cái tên có phù hợp với ấn tượngngười đó tạo nên hay không?' Quan trọng nhất là cái tên đó phù hợp, haykhông phù hợp, với bản thân con người đó ở khía cạnh nào?" ông giải thích."Khuôn mặt của một con người trả lời rất nhiều câu hỏi về con người đó,trong đó có câu hỏi về việc cái tên có phù hợp với người đó không.""Thầy có thể lấy ví dụ nào đó thực tế hơn một chút được không?" Jeromeđề nghị.Vị giáo sĩ ngẫm nghĩ một lát rồi trả lời. "Giả sử cậu gặp ông Melamed,một người có khuôn mặt cáu kỉnh. Tên 'Melamed' trong tiếng Do Thái cónghĩa là giáo viên. Liệu một người trông lúc nào cũng khó chịu như thế cóphải là một giáo viên tốt không? Tôi không dám chắc lắm đâu. Trong tìnhhuống này cậu có thể nói với chính mình rằng có lẽ ông Melamed mangkhuôn mặt cáu kỉnh như vậy là bởi vì ông ta ghét nghề giáo. Lần sau gặp ôngta, cậu sẽ nhớ rằng cậu đã gặp người có khuôn mặt cau có đó và cậu sẽ tựbảo mình, 'Nếu ông ta để lại một ấn tượng khó chịu như vậy thì điều này cóliên hệ gì với tên ông ta không nhỉ?'" Ông đưa tay gãi gãi trán rồi mới trả lờicâu hỏi mình vừa đưa ra. "À! Ông ta cau có bởi vì ông ta phải dạy bọn trẻ!Đúng rồi... tên ông ta là Melamed!""Thế làm sao tôi nhớ được tên Josik, là Joseph Hayim ấy?" Jerome cườivới cậu sinh viên."Ồ, tùy cậu thôi," vị giáo sĩ trả lời thận trọng. "Cậu có ấn tượng gì về cậuấy không?"Jerome nhìn chằm chằm vào cậu sinh viên lúc này đang hơi lúng túng vìtrọng tâm của cuộc đối thoại đã chuyển về phía mình."Cậu ấy là một người có một trái tim đẹp, một người thông minh và thúvị. Cậu ấy có trí tưởng tượng phong phú, một trí tưởng tượng thực sự giúptôi rất nhiều. Nghĩ về điều này, tôi cho rằng cậu ấy đã mang đến cho tôi mộtmón quà cực kỳ quý giá. Cậu ấy đã làm cho cuộc sống của tôi trong suốtnhững ngày thi tốt nghiệp trở nên dễ dàng và bớt căng thẳng hơn bằng việcchia sẻ với tôi những phương pháp ghi nhớ của cậu ấy." Hắn gật đầu về phíacậu sinh viên. "Cảm ơn nhiều, Josik.""Vậy, cậu có thể nói rằng cậu ấy đã có ảnh hưởng tích cực đến cuộc sốngcủa cậu," vị giáo sĩ tóm tắt những điều Jerome nói."Đúng vậy.""Thực tế, thậm chí có thể nói rằng cậu ấy đã đem đến cho cuộc sống củacậu một điều gì đó, đúng không?""Chính xác!""Vậy trong tiếng Do Thái thì 'mang đến cuộc sống' là gì? Joseph (mangđến thêm) Hayim (cuộc sống)!"Jerome nhíu mày nghĩ về lời ông. Rồi hắn đập hai bàn tay vào nhau."Joseph Hayim! Thật đáng kinh ngạc! Cái tên còn hơn cả phù hợp nữa. Nóthật... hoàn hảo!""Thầy cũng nói rằng chúng ta nên tạo ra mối liên kết giữa tên người vàdiện mạo bên ngoài của người đó," Itzik nhắc."Ồ. Tôi làm thế suốt mà," Fabio lên tiếng. "Lần đầu tiên thấy GeorgeBush trên TV, tôi đã lập tức chú ý đến mái tóc của ông ta. Tôi nghĩ trông nóhơi rậm rạp hơn mức bình thường(38)." Anh ta đưa tay vòng vòng quanh đầuđể diễn tả ý mình."Một ví dụ rất hay," vị giáo sĩ nhận xét. "Nhưng không cần phải lấyngười nổi tiếng thế. Jerome đã từng lấy một ví dụ cực kỳ hay về tên cậuđấy." Ông chỉ vào Itzik."Tôi á?" Itzik cực kỳ ngạc nhiên."Cậu có nhớ cậu đã gọi Itzik là gì không? Itzik 'Diễn viên' Ben-David.""Oa!" Tôi mỉm cười. "Itzik Diễn viên." Tôi nhìn anh chàng. "Đúng thật.""Nhưng cũng không cần thiết phải liên hệ tên với vẻ bề ngoài nóichung," vị giáo sĩ tiếp tục. "Cậu có thể tập trung vào những đặc điểm cụ thể.Có câu nói thế này, 'sự sáng suốt của một con người làm cho khuôn mặtngười đó bừng sáng,' có nghĩa là ánh sáng sẽ phát ra từ đôi mắt, phản chiếutừ cái trán và bừng lên trong nụ cười. Hãy chú ý đến sự tương quan giữa diệnmạo khuôn mặt và những tính cách cá nhân."Cái trán của một người có thể là dấu hiệu biểu hiện sự dũng cảm, quyếttâm và sức mạnh," ông nói thêm. "Khuôn mặt mạnh mẽ... cái trán mạnh mẽ.Đức vua David đã miêu tả những người phù hợp với chiến trận là nhữngngười có 'khuôn mặt giống như mặt của những vị chúa sơn lâm.' Ở đây cũngvậy, nó muốn ám chỉ một khuôn mặt can trường tràn đầy sức mạnh. Cậu đãthấy mình có thể biết được nhiều điều từ khuôn mặt chưa?""Tôi thì tin rằng đôi mắt là thứ phản chiếu con người rõ nhất," Itamarnhận xét."Anh nói đúng," Lisa tán thành. "Đôi mắt có thể cho ta biết con người đócó một trái tim ấm áp và hào phóng hay một trái tim xấu xa, đầy sự khinh bỉ,miệt thị và hằn học.""Nói tóm lại," vị giáo sĩ tiếp lời. "Nếu Ori có một đôi mắt đẹp, ta có thểthấy ánh sáng chiếu rọi trong đó. Nếu Ori có một đôi mắt u tối, có nghĩa làánh sáng mà cha mẹ anh ta đã mang đến cho anh ta trong cái tên đã ra khỏicuộc đời anh ta," ông giải thích."Nếu Melody có giọng nói ngọt ngào, dễ chịu," Itzik nói, "cô ấy có thể làmột ca sĩ. Có nghĩa là, Melody lúc nào cũng ngân nga những giai điệu.""Rose cao và tóc ngắn," Itamar bật ra. "Vậy làm sao để nhớ ra tên côấy."Vị giáo sĩ nhìn Jerome. "Có ý tưởng nào không?""Tôi hình dung cô ấy mang một vòng hoa hồng trên đầu. Thứ nhất, vònghoa này sẽ sưởi ấm đầu cô ấy... mà cô ấy rất cần hơi ấm đó bởi vì như cậunói, tóc cô ấy ngắn mà. Thứ hai, cô ấy cao, lộng lẫy, rực rỡ, như một nữhoàng vậy," Jerome miêu tả. "Đó là lý do vì sao cô ấy được mang vòng hoahồng trên đầu, như kiểu một chiếc vương miện vậy.""Thế còn những cái tên không phải Do Thái thì sao?" Itamar nêu ra mộtcâu hỏi có vẻ còn khó hơn.Peter, Paul và Mary"À!" Cậu sinh viên đung đưa ngón tay. "Tôi vẫn hay làm thế này. Nếutôi không biết nghĩa của cái tên đó, như trong trường hợp tên 'Jerome' chẳnghạn, tôi sẽ tìm một từ hoặc tương tự cái tên nghe có vẻ lạ đó hoặc có thể giúptôi nhớ đến cái tên đó," cậu giải thích.Jerome nhìn Schneiderman bối rối, tò mò không biết số phận cái tên củamình ra sao."Với tôi, tên Jerome khiến tôi nhớ đến từ 'gram,'" Schneiderman nói."Jerome – gram. Anh có thấy sự giống nhau ở đây không?" cậu ta hỏi, chờđợi một sự đồng tình."Tôi thấy khá hợp lý," Itzik khẳng định."Tại sao?" cậu sinh viên hỏi."Vì cậu ta quá gầy," Itzik cười khúc khích. "Trông cậu ta như thể cânnặng chỉ tính bằng gram thôi ấy.""Chính xác!" cậu sinh viên thốt lên đầy phấn khích. "Tôi cũng nghĩ ynhư thế."Jerome nhìn cả hai người, khuôn mặt chẳng biểu lộ cảm xúc gì hết. Mộtlúc sau, hắn mỉm cười và chỉ vào cậu sinh viên."Xem ai đang nói kìa!" hắn kêu lên. "Cậu còn thấp hơn, gầy hơn cả tôi."Đáng lẽ ra cậu phải đổi tên thành 'tăng cân' mới đúng."Không có gì đâu mà, Jerome," tôi nói và vỗ vai hắn, mặc dù tôi thừabiết là hắn chẳng nghiêm trọng hóa việc chơi chữ đâu."Không có gì hả?" hắn nhắc lại. "Thế chính xác thì tớ nên nghĩ thế nàohả?""Người ta thường có mấy khi biết người khác nhớ tên mình bằng cáchnào đâu, cho dù cách đó có lố bịch đến chừng nào đi nữa. Và điều đó cũngđâu có ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của chúng ta," tôi giải thích. "Cậu biếtbọn tớ luôn yêu quý cậu mà," tôi nói thêm, "cho dù thực tế là cậu gầy nhom,cao nghều và cậu luôn mặc áo kiểu người Puerto Rico đi nữa."Lisa bụm miệng lại để không bật cười thành tiếng. Rõ ràng cô ấy cũng cóý nghĩ tương tự về thời trang của Jerome."Có gì buồn cười chứ?" hắn hỏi và mỉm cười biết ý."Nhưng cậu biết không, tớ phải công nhận là họ của cậu rất hợp vớicậu," Itamar ngắt lời. "Zomer trong tiếng Đức có nghĩa là 'mùa hè,'" cậu tagiải thích. "Và dĩ nhiên, cậu là hoàng đế của những chiếc áo phông mùa hèrồi."Jerome gật gù hài lòng. "Cuối cùng, cũng có người nói tốt về tớ."Lượt đồ uống tiếp theo được mang ra trên một chiếc khay lớn. Cô gái bồibàn cẩn thận phân phát cho từng người một.Jerome lấy một tệp danh thiếp ra khỏi túi. Hắn nhìn cái trên cùng. "JimPeterson. Làm sao để nhớ một cái tên như Jim Peterson được đây?""Tưởng tượng anh ta đang lái một chiếc jeep sắp hết xăng." Tôi miêu tảngay hình ảnh vừa chợt xuất hiện trong đầu mình. "Jim – jeep, Peterson – hếtxăng(39)."Jerome nhìn tấm danh thiếp thứ hai. "Bernard Benedict.""Ồ, cái này dễ mà," tôi trả lời ngay. "Một con chó St Bernard treo mộtchai Benedictine lủng lẳng ở cổ.""Hay đấy," hắn nhận xét rồi chuyển sang tấm danh thiếp tiếp theo."Bill Gardener," hắn nói và ra hiệu rằng hắn muốn tự mình thử cái tênnày. "Tớ sẽ tưởng tượng ra một người làm vườn đang cặm cụi trong vườncùng cựu tổng thống Bill Clinton(40). Họ có nhiều thời gian, tha hồ ở ngoàiđó, nhất là Clinton.""Jose-Leon Margal," Jerome đọc cái tên in trên tấm danh thiếp và tiếptục ra hiệu muốn thử. "Jose nghe hơi giống hose (bít tất). Leon giống sư tử(lion). Margal thì nghe như marble (đá hoa)," hắn nêu ra một loạt. "Ông tadùng một cái bít tất để huấn luyện một con sư tử giữ thăng bằng trên đáhoa.""Tuyệt vời," Itzik thốt lên, rõ ràng rất thích thú sự tưởng tượng củaJerome."Tôi sẽ mang bít tất và đá hoa nhé. Còn cậu chịu trách nhiệm về con sưtử, được chứ?" Jerome nói với Hevrutah của mình. "Mang hai con voi vàmột con tê giác nữa, nếu xe cậu còn đủ chỗ.""Này, tôi xin lỗi," Itamar ngắt lời. "Nhưng dù cố gắng hết sức, tôi cũngkhông thể tạo được mối liên hệ giữa tên của một người và một đồ vật nào đó.Hoàn toàn chẳng có gì xuất hiện trong đầu tôi cả," cậu ta thừa nhận.Schneiderman nhún vai. "Tôi không biết phải nói gì với anh," cậu xinlỗi.Thật may, vị giáo sĩ lại đỡ được cho cậu phần này.Phương pháp nickname"Ta có thể nghĩ ra một nickname, một cái tên có thể miêu tả được ngườiđó, và thêm vào tên anh ta," ông giải thích. "Từ thời Talmud, người ta đã bắtđầu làm thế, có những cái tên như: Hillel Già, Zeira Trẻ, Abba Dài, SamuelBé...""Thời đó, thậm chí còn có cả những nickname như Mặt đỏ,"Schneiderman bổ sung. "Nickname này được dùng cho những người có lànda hơi đỏ... như tôi.""Tôi hiểu rồi," Itamar nói. "Vậy ta có thể gọi là Itzik To, Fabio Kháu,thầy Dahari Thông thái, Jerome..." cậu ta dừng lại, không biết có nên nóitiếp hay không."Jerome Người chiến thắng," cậu ta tiếp tục, giọng rất nghiêm túc.Mắt Jerome gần như nhảy ra khỏi tròng vì ngạc nhiên, rồi mặt hắnchuyển hơi ửng hồng như thể lời khen đầy uy lực mà hắn vừa nhận được đãtiếp thêm sức mạnh cho hắn vậy."Jerome Người chiến thắng," tôi nhắc lại và vỗ vai hắn. "Tớ sẽ đứng thứhai sau cậu." Nhận xét của tôi cũng làm hắn ngỡ ngàng. Tôi tự hỏi mình saokhông nói điều gì đó tích cực về hắn một lần.Tên và những chữ cái đầu"Còn một cách nữa," Schneiderman lên tiếng. "Biểu tượng, giống nhưnhững từ viết tắt ấy.""Tên viết tắt hả?" Itzik hỏi."Đúng vậy. Như Rambam chẳng hạn. Nó tượng trưng cho Rabbi MosesBen-Maimon. Hay Rashi – Rabbi Shlomo Itzhaki. Ralbag – Rabbi LevyBen-Gershon. Rashal – Rabbi Shlomo Luria...""Ramad," Jerome bổ sung."Ramad à?" cậu sinh viên hỏi lại."Rabbi Menashe Dahari," hắn chỉ vào vị giáo sĩ."Tốt," vị giáo sĩ gật đầu, dù rõ ràng ông không thích sự chú ý chuyểnsang phía mình."Còn có Ibad nữa," tôi nói thêm. "Itzik Ben-David.""Jaz," Itamar bổ sung. "Jerome Zomer.""Tớ là một fan nhạc Jazz đấy," Jerome bình luận."Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện," tôi nói. "Có lần tôi gặp mộtngười Do Thái rất tốt bụng tên là Jacob Schwartz. Anh ấy nhớ tên ngườibằng cách biến tên người đó thành những chữ viết tắt miêu tả tính cách. Nhưhồi ở quân đội, anh phục vụ một người tên là Jack. Jacob miêu tả Jack làngười tốt, hơi lăng xăng một chút và thỉnh thoảng còn làm những chuyệnngớ ngẩn. Thế nên, Jacob chuyển tên của anh ta thành Jovial And Crazy Kid(cậu bé vui vẻ và khùng khùng). Đó là cách Jacob nhớ được tên anh ta. Mộtngười khác tên là Brian, gã này là một tên ngốc xít, lúc nào cũng vi phạmquy định rồi thậm chí có vài lần còn dây dưa đến pháp luật nữa. Vì thế, gãrất thích hợp với cái tên Breaks Rules Intentionally Always Naughty (cố tìnhvi phạm quy định, lúc nào cũng phá rối). Còn một người tên Tim thì lại tráingược hoàn toàn với Brian. Tim là người luôn luôn tích cực, chứng tỏ nănglực lãnh đạo tốt, và tình cờ lại là một người khá cao. Vậy nên, Jacob chuyểntên anh ta thành Tall Intelligent Motivated (cao thông minh tích cực).""Một phương pháp rất thú vị," vị giáo sĩ nhận xét."Thế thì Itamar sẽ là Intelligent Talker Always Making All Right (diễngiả thông minh luôn giải quyết được mọi chuyện)," Jerome đưa ra ý kiến.Itamar gật đầu, hài lòng với từ viết tắt của tên mình. "Tớ chấp nhận câunày."Một cặp nữa bước vào sân nhưng rồi lại quay đi ngay và chọn chỗ ngồibên trong, nơi có điều hòa."Câu nói hay nhất về việc nhớ tên người là trong cuốn Brachot. 'Mộtngười không bao giờ nên từ biệt bạn mình mà không để lại một câu nói sángsuốt, bởi vì đó là cách mà họ sẽ nhớ đến bạn.' Tôi nghĩ đến là một cách rấthiệu quả để nhớ người," Schneiderman nói. "Không được để một người cứthế mà đi. Khi người đó đi, hãy cho người đó một thứ gì đó để giúp họ nhớvề ta và giúp ta nhớ về họ. Nói cách khác, thay vì câu nói đơn giản, 'Về nhé,đi cẩn thận," hãy chia tay bằng một cách khác – một cách độc đáo và gây sựchú ý hơn.""Hay, có thể nói," Itamar phát triển thêm điều vừa được nghe, "thay vìchào tạm biệt tất cả mọi người cùng một cách như nhau, ta cần chào mỗingười bằng một cách riêng... một cách thật đặc biệt và đặc trưng đốivới người đó. Tạm biệt nhau bằng một lời chúc, một câu cầu nguyện, mộtđiều gì đó có thể phản ánh được sự tương tác giữa hai người; một điều chỉliên quan đến hai người và sẽ nhắc cả hai người nhớ về nhau.""Đúng vậy," vị giáo sĩ xác nhận. "Ta phải tìm ra một điểm chung của haingười, một điều liên quan đến ấn tượng mà người đó tạo nên... nói cáchkhác, ta phải tìm được một thứ gì đó khiến ta nhớ đến con người đó, chỉ conngười đó thôi chứ không phải bất cứ người nào khác."Itamar, như thường lệ, lại lấy một tờ giấy ra và tóm tắt những điều chúngtôi đã thảo luận ngày hôm đó:Chú ý đến những cái tênQuan tâm đến một cá nhân nào đó và nhận thức được ấn tượng mà ngườiđó để lại.Tìm ra mối liên hệ giữa tên người và ngoại hình, tính cách người đó.Thêm nickname vào tên người.Chuyển tên người thành một từ viết tắt miêu tả những đặc trưng củangười đó.Tạm biệt mỗi người bằng một cách độc đáo và đặc biệt riêng.Café Ladino bắt đầu đông khách. Đội ngũ nhân viên của Fabio làm việcdưới sức ép về số lượng khách khá hiệu quả. Mặc dù Fabio chăm chú quansát tình hình nhưng anh ta không hề rời khỏi ghế để giúp một tay. Thực ra,anh ta có đứng dậy một lần nhưng không phải để lo việc mà bởi vì có mộtđiều đáng kinh ngạc bất chợt xảy ra...Gần cuối buổi tụ tập của chúng tôi, vị giáo sĩ đề nghị Jerome nhắc lạiquy trình hàng hóa của hắn từ lúc bắt đầu cho đến khi xuất hiện trong cáccửa hàng."Vậy tháng 9 là những chiếc áo đã sẵn sàng phải không? Rồi đến tháng10, cậu sẽ phân phối chúng?" ông nói lại."Đến tháng 11, chúng sẽ được bán trong các cửa hiệu," Jerome tiếp lời,"rồi tháng 12, sẽ có một chiến dịch quảng cáo bộ sưu tập mùa đông. Đếnmùa xuân, quy trình lặp lại, nhưng sẽ là bộ sưu tập hè. Phải đến tháng 7 nămsau thành công mới được đảm bảo."Vị giáo sĩ ngạc nhiên. "Sao... cậu dám nói chắc vậy?" ông hỏi."Bởi vì nếu mọi chuyện suôn sẻ, đến tháng 7 tôi sẽ là một hombre rico,"hắn cười cười và trả lời."Một người giàu có," tôi dịch.Vị giáo sĩ có vẻ hơi xấu hổ. "Tốt rồi... thật vui khi nghe cậu lạc quannhư vậy."Jerome nhìn ông và nở một nụ cười khó hiểu. Không phải kiểu toe toétmà cũng không phải kiểu đùa cợt. Nụ cười toát lên sự nghiêm túc và tự tin."Thầy đáng kính à, tôi không nói đến việc kinh doanh."Vị giáo sĩ nhíu mày. "Không sao? Thế cậu nói đến điều gì?""Một điều vĩ đại hơn nhiều."Tất cả chúng tôi, cả những người đã biết Jerome khá rõ, đều đang cố hiểuxem hắn nói về cái gì. Ở một mặt nào đó, có lẽ chúng tôi phải biết ý hắn làgì, nhận thấy những điều đang xảy ra, nhưng chúng tôi vẫn giữ im lặng, hoàntoàn sửng sốt.Jerome quay sang nhìn Lisa. Mắt hắn dịu dàng và chan chứa yêu thương.Hắn nhẹ nhàng cầm bàn tay cô gái, nắm chặt và nói, vẫn không rời mắt khỏicô, "Tôi sẽ là một người giàu có, thầy thân mến ạ, cho dù doanh thu kinhdoanh của tôi có là bao nhiêu đi chăng nữa." Hắn quay lại và nhìn chúng tôi,những người bạn thân thiết, không nói một lời nào."Chúng tôi quyết định sẽ kết hôn," Lisa tuyên bố, mắt cô hơi long lanh,một giọt nước mắt hạnh phúc lấp lánh trên khóe mi.Chúng tôi sững sờ đến mức ngồi chết lặng ở đó một lúc nữa. Fabio làngười đầu tiên lên tiếng phá vỡ sự im lặng. Anh ta đứng dậy, ôm Jerome vàhôn lên má hắn."Mazal Tov!" chúng tôi đồng thanh reo lên, từng người đứng dậy, vẻsửng sốt lúc trước hoàn toàn tan biến.Fabio vỗ tay hai lần để gọi bồi bàn."Nhanh lên," anh ta gào lên. "Đem ngay ra đây một chai rượu thật hảohạng dưới tầng hầm. Tìm chai nào trong bộ sưu tập từ năm 1985 ấy," anh tagọi."Ôi, anh bị quá khích rồi đấy, Fabiolto," Jerome trêu. "Anh đang nói đếnchai rượu có giá 8 đô-la đấy!"Cảm giác hân hoan tràn ngập cái nhóm nho nhỏ của chúng tôi. Chúng tôichúc mừng đôi bạn trẻ và nâng cốc mừng hạnh phúc của họ.Khi chúng tôi tạm biệt, mỗi người đi một ngả, Jerome, Lisa và tôi cùngnhau về."Cậu sắp lấy vợ!" tôi reo lên và vỗ vai hắn. "Ai mà tưởng tượng đượcchứ?!""Phải, tớ sắp lấy vợ," Jerome đáp, chính hắn có vẻ cũng ngạc nhiên."Nhưng cô ấy là dân nhập cư mà!" tôi nhắc lại đúng câu mà trước đây tôiđã nghe từ miệng hắn."Ờ, tớ biết chứ," hắn cười khúc khích và lắc đầu. "Nhưng cô ấy là ngườitốt," hắn nhắc lại cũng chính câu mà ai đó trước đây đã nói, ở một nơi khôngxa nhà ga Gare du Nod ở Paris là mấy.Với một tinh thần phấn chấn, tôi thong thả bước về phía xe mình. Ngaytrước khi rẽ trái xuống con ngõ, tôi quay lại nhìn đôi tình nhân trẻ đang chậmrãi bước xa dần."Cô gái nhập cư và tên lập dị màu mè làm được rồi," tôi nghĩ. "Ai bảo làmột người Do Thái phi tôn giáo và một người sùng đạo thì không thể hợpnhau chứ..."16JEROME - BẬC THẦY CỦA TRÍ TUỆ DO THÁIMột năm đã trôi qua kể từ ngày Jerome và Lisa tuyên bố với chúng tôivề lễ cưới của họ, một năm đầy ắp những sự kiện thú vị và những thay đổitrong cuộc sống của tất cả chúng tôi.Fabio, tùy bạn có tin hay không, đã mở thêm một quán rượu nhỏ ở đườngHanaviim, anh ta đặt tên quán là 'Yiddishkeit.' Café Ladino vẫn hoạt độngbình thường; thực ra, nó đã dần dần chuyển từ một quán cà phê nhỏ thànhmột nhà hàng chuyên ẩm thực Do Thái – Tây Ban Nha. Thậm chí, các nhàphê bình ẩm thực của báo chí Jerusalem còn tặng cho quán hạng bốn sao.Hiếm khi lắm Café Ladino mới đóng cửa, trong những dịp đặc biệt. Tuynhiên, điều đó đã xảy ra vào một ngày thứ ba nóng nực giữa tháng 7. CaféLadino được chọn làm nơi tổ chức đám cưới của năm, tiệc cưới của JeromeZomer và tình yêu của cuộc đời hắn, Lisa Goldman.Ngay từ lúc cặp đôi quyết định kết hôn, đã không có nghi ngờ gì về nơitổ chức đám cưới. Café Ladino là ngôi nhà thứ hai của Jerome, là nguồn cảmhứng của hắn. Chính ở nơi đó, hắn đã khám phá những phương pháp ghi nhớcủa Schneiderman, học với Hevrutah của mình, Itzik, cầu hôn Lisa và tụ tậpvới những người bạn thân nhất. Cũng chẳng có gì phải nghi ngờ về chuyện aisẽ đứng ra cử hành hôn lễ. Thầy Dahari đã rất hân hạnh và vui mừng đượcđôi bạn trẻ mời làm người chủ trì thực hiện những nghi thức của buổi lễ.200 khách mời, sức chứa tối đa của quán, đã tới dự lễ cưới. JosephHayim Schneiderman không có mặt vì ngại mình sẽ thấy không thoải mái tạimột sự kiện có cả đàn ông và phụ nữ. Nhưng, cậu đã rất tốt bụng khi gửi tớimột món quà và những lời chúc mừng nồng nhiệt nhất.Tôi rất vui khi được gặp lại Samuel, ông bác của Lisa, người đã cất côngbay từ Bỉ về để dự đám cưới.Fabio đã chuẩn bị hệ thống ánh sáng cực kỳ ấn tượng làm cho quán càphê trông giống như một pháo đài thời Trung cổ. Những vị khách được chàođón bởi một ban nhạc đến từ Tzfat, họ mix nhạc rất điệu nghệ. Đôi uyênương trông đẹp đến ngỡ ngàng. Lisa mặc một chiếc đầm trắng mà mẹ cômay còn Jerome mặc vest với áo sơ mi trắng và cà vạt. Bộ vest của hắn, thậtmay không trở thành nạn nhân của phong cách màu mè thái quá thườngngày, nhưng đó vẫn là một bộ đồ không giống ai – nó được may bằng vảimàu tím tươi, chỉ màu tím, không còn màu gì khác ngoài màu tím. Nhânngày đặc biệt của cuộc đời mình, hắn cắt tỉa cái đầu xù của hắn. Mái tócngắn làm hắn trông có vẻ rất nghiêm túc. Tôi thì nghĩ rằng phong cách mớinày rất hợp với hắn.Phông đám cưới được căng bên ngoài sân. Việc đón khách kéo dài đếntận quá nửa đêm. Ai cũng thấy rất vui vẻ và thoải mái.Khách khứa lần lượt ra về hết. Những người phục vụ quán bắt đầu dọndẹp bàn. Chỉ còn lại vài người, những người bạn thân nhất của Jerome nánlại. No nê sau bữa tiệc, chúng tôi tập trung thành một vòng tròn, Jerome ngồicạnh Lisa, chiếc áo sơ mi hắn mặc ướt đẫm mồ hôi vì nhảy nhót, khiêu vũnhiều quá.Tôi quàng cánh tay lên vai hắn và vỗ vỗ vào đầu hắn. "Thế này mới làđám cưới chứ!" tôi tuyên bố. "Vui quá!""Cảm ơn cậu." Hắn thở ra nặng nhọc và lau mồ hôi trên trán.Trên chiếc cà vạt của Jerome, người ta có thể nhận thấy những chính trịgia dưới hình dáng của những con vật: Dick Cheney trong hình một chú gấu,Ariel Sharon có thân hình một con rùa, Clinton trong bộ dạng của một conhươu cao cổ và George Bush Con với cái thân của một con rắn. Sau đó,Jerome bỏ chiếc mũ màu tía trên đầu ra và cho chúng tôi thấy hình in trênđó: hai con thỏ, một con mặc vest và một con mặc váy cưới, đang khiêu vũvới nhau trong hạnh phúc."Tớ đã đặt cái này riêng cho đám cưới đấy. Trên thế giới này không cócái thứ hai đâu," hắn khoe. "Một ngày nào đó, đến lúc tớ trở thành cha củaTổng thống Israel, tớ sẽ bán nó với giá một triệu đô-la." Hắn nắm lấy bàn taycủa Lisa."Cậu nghĩ ai sẽ mua nó chứ?" tôi hỏi."Tôi sẽ mua," Samuel lên tiếng khi ông gia nhập vòng tròn của chúngtôi.Jerome đứng dậy và kéo thêm một chiếc ghế nữa, "Bác ngồi đi," hắn chỉvào chiếc ghế.Samuel rút chiếc tẩu khỏi miệng, cảm ơn Jerome và ngồi xuống vớichúng tôi. "Ý tưởng cực hay đấy," ông nói và chỉ vào bộ trang phục độc đáocủa Jerome."Đó là một sự cải tiến tích cực cho những thứ quần áo nhàm chán,"Jerome mỉm cười với người đã đưa cậu đến với bí quyết về sự sáng tạo củangười Do Thái."Vậy sao cậu không tiếp thị chúng đi?" Samuel gợi ý.Jerome gật đầu và chỉ vào Itzik Ben-David. "Bác Samuel, cháu xin giớithiệu với bác, đây là Itzik Ben-David, đối tác kinh doanh mới của cháu và làngười chịu trách nhiệm về dòng sản phẩm giả-thanh lịch mới.""Giả-thanh lịch?" Samuel nhắc lại."Các phụ kiện thời trang thanh lịch với những nét phá cách vui nhộn,"Itzik giải thích. "Dòng sản phẩm này hướng tới đối tượng là những doanhnhân, cộng đồng tôn giáo và những người có đầu óc cởi mở với cách tiếp cậnđời sống lành mạnh và cũng có một ví tiền khá dày nữa.""Samuel, bác biết đấy," Jerome bắt đầu sau khi uống sạch ly rượu và đặtxuống bàn, "trong tất cả những bí quyết và kiến thức mà bác đã dạy, sự ảnhhưởng của bác tới cuộc sống của cháu, có một điều cháu sẽ biết ơn suốt đời.Đó là, bác đã nhờ cháu làm người đưa thư."Samuel gật đầu hiểu ý."Cái khoảnh khắc bác nhờ cháu đưa chiếc phong bì cho Lisa," Jeromenói tiếp, "bác đã quyết định cuộc đời cháu. Thật vô tình, tất nhiên là vậy rồi,bác đã cho cháu món quà quý giá nhất trên thế gian này."Samuel nhìn cô cháu gái âu yếm, có vẻ ngạc nhiên. Lisa, rõ ràng hiểu ýnghĩa của nét mặt đó, lắc đầu. Có một điều bí ẩn nào đó đang bao trùmkhông khí.Lisa mở túi xách và lấy ra một chiếc thiệp nhỏ. Cô nắm chặt tay Jeromemột lần nữa."Anh biết không, lần đầu tiên chúng mình gặp nhau ở thư viện trường đạihọc ấy, trong chiếc phong bì mà bác Jerome nhờ anh đưa cho em là cái này,"cô nói với chồng.Jerome cầm tấm thiệp và nhìn chăm chăm vào đó, mắt mở to. Miệng hắnbỗng há ra rồi hắn quay sang Samuel và Lisa đầy hoài nghi.Lisa lấy lại tấm thiệp từ tay Jerome và đọc to cho tất cả chúng tôi cùngnghe. "Lisa thân mến. Cháu gặp Jerome nhé. Bác có ấn tượng tốt về cậu ấy.Chúc cháu may mắn!"Jerome vò đầu bứt tai, cố gắng hiểu chuyện vừa được tiết lộ."Trong phong bì là cái này sao?!" Hắn kêu lên."Cái đó, và 300 đô-la nữa," Samuel cười toe toét. "Nhưng, ta phải thúnhận rằng tấm thiệp mới là mục đích chính."Jerome đưa hai tay lên đầu. Mắt hắn sáng lên. "Cháu cảm động quá," hắnnghẹn lời. "Bác đã đưa cháu đến với một trong những người thân yêu nhấttrong cuộc đời bác, và hoàn toàn có chủ ý!" Tôi thấy những giọt nước longlanh đang ầng ậng dâng đầy trong mắt hắn. "Mà bác mới chỉ gặp cháu cóđúng một lần!" Hắn tiếp tục lắc đầu. "Chưa bao giờ có ai nhìn cháu nhưvậy... nhìn nhận cháu như một người đáng để giới thiệu cho người thân củamình... một người thực sự xứng đáng..." Hắn lắp bắp và nước mắt bắt đầuchảy xuống mặt.Mặc dù có thể hành động thổ lộ tình cảm của hắn một phần là do hắn đãuống nhiều nhưng chúng tôi biết đây là lời khen đáng giá nhất mà hắn từngnhận được."Và hai người còn không hề có chung nền tảng giáo dục hay phong cáchsống," tôi nhận xét."Ôi, cái đó đâu có quan trọng gì," Samuel trả lời. "Chúng có tính cáchgiống nhau," ông giải thích. "Trong hóa học và tình yêu, chẳng có khoảngcách nào là không vượt qua được. Phong cách sống, nhu cầu, sở thích... tấtcả đều chẳng có nghĩa lý gì và đâu cần phải là thiên tài mới nhận ra đượcnhững phẩm chất của Jerome."Jerome đứng dậy, đi về phía Samuel và ôm lấy ông thật chặt. Samuel, cóvẻ hơi xấu hổ, đáp lại cái ôm của Jerome đầy thấu hiểu và yêu thương."Có điều rất thú vị là," tôi nói với Samuel, "sau khi chúng ta chia taynhau ở Paris, Jerome đã hỏi tôi là liệu tôi có giữ liên lạc với ông không." Tôinháy mắt với Jerome. "Tôi nghĩ là có."Khi tất cả đã lắng dịu, Samuel ngồi thẳng lên, rít một hơi thuốc và đưatay về phía Jerome. "Ta nghĩ không thời điểm nào hoàn hảo hơn lúc này đểchia sẻ với cháu điều quan trọng nhất. Có lẽ đây chính là bí ẩn lớn nhất về tríthông minh Do Thái."Jerome mỉm cười và lắc đầu. "Bác không cần phải nói đâu. Cháu biếtrồi."Chúng tôi nhìn Jerome chờ đợi. Hắn nói luôn, không do dự, "Gia đình."Lần này đến lượt Samuel phải ngạc nhiên. "Chính xác luôn," ông xácnhận. "Làm sao cháu biết?"Jerome ngả người tựa vào ghế và bắt chéo chân."Đầu tiên, bởi vì nó rất phù hợp với hoàn cảnh này, cháu đã có cảm giáclà tối nay bác muốn nói gì đó với cháu. Và thứ hai, đó đơn giản là một thựctế. Từ ngày cháu ở bên Lisa, cháu thấy mình tiến bộ rất nhiều. Việc học tậpkhông còn là vấn đề gì quá khó khăn nữa, còn trong làm ăn kinh doanh, cháucảm thấy tự tin hơn với những quyết định mình đưa ra."Khi nghĩ đến điều kỳ diệu này, cháu đã rút ra một kết luận rằng đó làcông của Lisa. Cô ấy là một phần trong cuộc đời cháu, cô ấy luôn ở bên cạnhcháu, ủng hộ cháu, cháu không bao giờ đơn độc... tất cả những điều này cóảnh hưởng rất lớn đến cháu. Sau khi gặp cô ấy, cháu đã thay đổi cách tiếpcận mọi thứ. Cháu nghiêm túc hơn, có trách nhiệm hơn. Thậm chí, cháu cònsuy nghĩ hiệu quả hơn, cháu cũng không biết giải thích điều này thế nào nữa.Không phải vì cô ấy giúp cháu học hay cho cháu những lời khuyên trongkinh doanh. Ý cháu là, cô ấy có khuyên cháu nhưng đóng góp thực sự của côấy chính là cô ấy luôn ở bên cháu, ủng hộ cháu về mặt tình cảm. Cháu muốnđược trở về ngôi nhà tràn ngập tình yêu. Trước đây, cháu chưa bao giờ cócảm xúc nào như thế." Hắn nhìn cô dâu xinh đẹp của mình, mắt lấp lánh tìnhyêu. Cô gái cúi đầu, má ửng hồng.Bỗng nhiên, tôi nghĩ đến Yael, người bạn đời vô giá của tôi trong suốtmười hai năm qua. Sau từng đó năm lấy nhau, người ta coi món quà đó làđương nhiên cũng là điều tự nhiên, dễ hiểu; có một người luôn ủng hộ và sẵnsàng hy sinh vì mình. Đó là điều mà Yael đã làm cho tôi trong suốt nhữngnăm qua. Tất cả những lỗi lầm, những quyết định tôi đã đưa ra, trong đó cócả chuyện bỏ việc trong khi chưa hề có công việc mới, độc lập làm việc màkhông biết trước tương lai sẽ ra sao, những ngày, những giờ cô ấy để tôi ngồiở quán cà phê và viết ra cuốn sách này... Tôi chợt thấy biết ơn cuộc sống,một cảm giác trước đây tôi chưa từng trải qua. Những cặp tình nhân chia taynhau và những gia đình tan vỡ... May mắn nhất là những người có một giađình thân yêu luôn ủng hộ mình.""Cảm ơn em rất nhiều, em yêu," tôi nghĩ, và tôi thề là tôi sẽ nói với cô ấyđiều đó khi về đến nhà.Nhưng, tôi lại chợt nghĩ, về nhà mà tôi nói như thế, kiểu gì cô ấy cũngtận dụng cơ hội để bảo tôi từ giờ phải rửa bát, quét nhà, đổ rác, đưa bọn trẻđi học cho mà xem..."Có những điều chứng tỏ gia đình và mái nhà góp phần vào sự phát triểntrí tuệ con người," Samuel bắt đầu. "Khi ta có sự ủng hộ, khích lệ để thànhcông, lòng can đảm của ta sẽ biến thành một thứ tên lửa, phá tan mọi nguyêntắc về trọng lực và những giới hạn. Một người sống đơn độc sẽ không thể trởnên thông thái giống như một người luôn có người vợ bên cạnh động viên,"Samuel giải thích và bổ sung thêm luôn, "với phụ nữ cũng vậy thôi. Mộtngười phụ nữ mà muốn học đại học hay cố gắng lấy một bằng cấp, chứng chỉchuyên môn nào đó sẽ thấy khó khăn hơn nhiều nếu không có sự khích lệcủa chồng mình." Ông kết thúc bài phát biểu nho nhỏ và nhìn quanh tìm đồuống.Jerome gật đầu tán thành và giơ tay lên trời."Có ai muốn uống rượu không?" hắn hỏi."Tôi," Samuel nói.Itamar nháy mắt với tôi, ra hiệu là đến lúc chúng tôi trao cho Jeromemón quà đặc biệt đã được chuẩn bị riêng cho dịp này."Jerome à," tôi đứng lên, lấy một gói nhỏ trong túi áo ra, "bọn tớ có mộtmón quà nhỏ cho cậu." Tôi đưa cho hắn.Jerome mở chiếc phong bì ra và thấy một cuốn sách nhỏ buộc ruy băngvàng lấp lánh."Jerome – Bậc thầy trí tuệ Do Thái," hắn đọc to tựa đề ở trang ngoàicùng và mỉm cười. Rồi hắn mở lớp giấy bọc và đọc tiếp những nét chữ viếttay rất đẹp, "Những nguyên tắc của trí tuệ Do Thái." Hắn lật qua các trangvà bỗng nhiên thốt lên kinh ngạc. Trên một chiếc khăn giấy màu trắng nhàunát, vẫn còn dính nguyên vết cà phê là nét chữ của tôi:Nguyên tắc của trí tưởng tượng:Một điều tưởng chừng phi lý có thể trở nên có lý với sự trợ giúp của trítưởng tượng sáng tạo.Hãy tưởng tượng ra một thực tế khác, gạt ra ngoài tất cả những ý niệm sựvề logic và tính khả thi, hãy nhận thức những điều bất khả thi bằng nhữngphương thức khả thi."Đây chính là cái khăn giấy nguyên bản đó hả?" hắn hỏi, mắt lấp lánh."Chính nó đấy," tôi xác nhận.Hắn nhẹ nhàng vuốt ve chiếc khăn giấy bằng đôi bàn tay mình, như kiểumột người vừa mới tìm thấy một kỷ vật của quá khứ. Trong tâm trạng háohức, hắn lật đến trang tiếp theo và phát hiện ra một tờ giấy của khách sạnSaint Paul, đã hơi rách, với những dòng chữ:Nguyên tắc của người sống sótThói quen và cảm giác thoải mái làm mọi thứ biến dạng. Hãy tiếp tụclang thang, cả về thể xác và tinh thần, để trải nghiệm những điều mới mẻ.Đừng bao giờ để mình cảm thấy hài lòng, thỏa mãn hay đạt đến độ thoảimái và đảm bảo về tài chính!"Chắc chắn cậu không thể nói là suốt hai năm qua, tớ chỉ đứng yên mộtchỗ được... cả về thể xác và tinh thần," hắn gật đầu, hài lòng với điểm nàyvà lật qua trang tiếp theo.Nguyên tắc của sự hiểu biếtĐể học tập mãi mãi, hãy đưa ra những câu hỏi và không bao giờ được coibất cứ điều gì là chuyện hiển nhiên."Đúng vậy," hắn mỉm cười. "Tớ nhớ cuộc gặp hôm đó, ở Café Terrace...À, Paris..."Nguyên tắc về việc nâng cấpChẳng việc gì phải phát minh ra một loại bánh xe khác. Tốt hơn hết làdùng cái đã có sẵn nhưng theo cách phù hợp nhất với những nhu cầu củariêng mình.Nguyên tắc về nguồn cảm hứngHãy tự tìm cho mình một hình mẫu để bắt chước, bước những bước củangười đó (nhưng không phải hoàn toàn mù quáng) và trên con đường đi, hãythêm vào những cải tiến, sáng tạo của bản thân."Cậu viết những thứ này lúc nào?" hắn băn khoăn. "Tớ nhớ là bọn mìnhnói về vấn đề này trong lúc đi bộ trên đường mà?"Hắn lại lật trang tiếp theo mà chẳng chờ câu trả lời. Một trang tựa đề nữalại đập vào mắt hắn. Trên đó có ghi:Bí quyết về trí nhớ kỳ diệu của Jerome – 15 gợi ý và phương pháp củangười Do Thái để phát triển một trí nhớ siêu việtHắn cười to thành tiếng và lật tiếp. Mười lăm điểm quan trọng màJerome đã học được trong suốt hai năm qua được tóm tắt và liệt kê trong haitrang giấy.1. Phải có niềm tin vào trí nhớ của mình và dựa vào trí nhớ đó.Hắn đọc điểm đầu tiên. "Tớ có thể thấy là cậu đã ghi lại mọi thứ rồi." Hắn mỉmcười hiểu ý.2. Hãy viết rõ ràng, dễ đọc bằng mực đen trên nền giấy trắng.3. Hãy học cùng một Hevrutah, nói to trong khi học và nói có ngữ điệu.4. Hãy học trong lúc tản bộ hoặc đung đưa người, và học trong tâm trạng vui vẻ.5. Hãy học ở một nơi cho bạn nguồn cảm hứng, trái tim bạn phải muốn có mặt ởnơi đó.6. Hãy tránh xa những điều phiền toái, chúng chỉ làm phân tán sự chú ý của bạnmà thôi.7. Hãy áp dụng những phương pháp làm tăng khả năng tập trung: một lời cầunguyện, một bài hát hay bất cứ điều gì cho bạn động cơ học tập.8. Hãy bắt đầu bằng một thứ gì đó dễ thôi nhưng phải thú vị.9. Thà học hai tiếng trong khi năng lượng dồi dào còn hơn là năm tiếng mà cơthể mệt mỏi.10. Khi học, hãy lướt cùng với con sóng của tài liệu học tập. Khi năng lượng đãcạn, hãy nghỉ giải lao và để cho đầu óc thảnh thơi hoàn toàn.11. Hãy tóm tắt những khái niệm, ý chính bằng những từ chủ đạo có thể giúpkhởi động trí nhớ của bạn sau này.12. Hãy tạo ra một chuỗi các từ chủ đạo bằng một câu chuyện liên tưởng.13. Hãy sắp xếp các thông tin một cách logic – theo nhóm và theo thứ tự thờigian, v.v...14. Hãy sử dụng những từ viết tắt, những biểu tượng đối lập và biểu tượng songsong.15. Luôn luôn nhắc lại và ôn luyện thường xuyên."Wow!" Jerome gập cuốn sách nho nhỏ lại và nhẹ nhàng vỗ vỗ vào nó."Một món quà mới tuyệt vời làm sao! Tất cả những chiếc khăn giấy và mảnhgiấy nguyên bản. Thật không thể tin được!""Xin lỗi, tôi hơi tò mò một chút," Samuel lên tiếng. Tình hình vụ cá cượccủa các cậu thế nào rồi? Nếu tôi nhớ không nhầm thì Jerome phải có bằngtiến sĩ và kiếm được 50 triệu đô-la nhờ những phương pháp của người DoThái trong vòng ba năm, đúng không?"Jerome cười và nhìn sang Itamar, người khởi xướng vụ cá cược."À," hắn hắng giọng và ngồi thẳng lại. "Thứ nhất, cháu mới học xongchương trình cử nhân thôi, sắp tới cháu sẽ học tiếp cao học để lấy bằng thạcsĩ. Sẽ còn lâu nữa cháu mới sẵn sàng để cố gắng vươn tới bằng tiến sĩ. Bâygiờ, cháu đã có thể học được nhiều hơn rất nhiều trong thời gian ngắn hơnrất nhiều. Tất cả là nhờ những phương pháp học tập và ghi nhớ mà cháu đãhọc được từ thầy Dahari và Joseph Hayim Schneiderman. Và cháu cũng rấtbiết ơn vì đã có thể thực hành những phương pháp này với sự giúp đỡ củamột Hevrutah tuyệt vời." Hắn chỉ vào Itzik."Ngoài phần Nhập môn Kinh tế học mà cháu trượt mất một bài thi, cònlại cháu đã qua hết, thậm chí có những môn điểm còn cao chót vót nữa.Điểm trung bình của cháu là 3,5." Hắn gật đầu. "Còn Itzik là 3,48.""Thật hả? Giỏi quá nhỉ!" Samuel thốt lên."Thứ hai," Jerome tiếp tục, "vụ cá cược nho nhỏ mới chỉ qua có hai nămthôi. Có nghĩa là cháu vẫn còn cả một năm nữa để kiếm nốt 30 triệu đô-lacòn lại." Hắn im lặng và liếc nhìn chúng tôi.Chúng tôi cũng im lặng, sững sờ."Đợi đã. Ý cậu định nói là cậu đã kiếm được 20 triệu đô-la trong hai nămqua sao?" Itamar lên tiếng thay cho tất cả chúng tôi.Jerome ngồi im với khuôn mặt rạng ngời niềm vui chiến thắng. Mắt hắnnhìn lần lượt từ người này sang người khác và dừng lại ở đối tác mới củamình, Itzik. "Cậu nghĩ sao hả, Itzik? Ta có nên cho họ biết không?"Itzik nhìn chúng tôi và sau một hồi im lặng cố ý rất kịch, cậu ta mỉm cườivà nói, "Mọi người có thực sự nghĩ rằng cậu ấy đã kiếm được 20 triệu đô-larồi mà vẫn muốn có đối tác không? Cậu ấy cần đối tác làm gì nếu mọichuyện diễn ra suôn sẻ đến vậy chứ?"Con số đó thực sự nghe có vẻ hơi phóng đại quá."Vậy đó," Itzik nói tiếp. "Cậu ấy kéo tôi vào bởi vì cậu ấy muốn gia tăngsức mạnh cho công ty. Bởi vì mọi chuyện đang diễn ra cực kỳ suôn sẻ. Vàbởi vì đúng là chúng tôi đã gần đạt được đến con số đó," Itzik tiết lộ khiến ainấy đều kinh ngạc."Chúa đang giúp bọn tớ," Jerome thốt lên. "Doanh thu tại Mỹ đang ởmức rất cao, nhưng bọn tớ vẫn thận trọng và cố gắng cải tiến hơn nữa đểđảm bảo rằng đây sẽ không chỉ là sự phát triển nhất thời..."Hắn không chịu nói xem công ty đang ở giai đoạn nào, một dấu hiệu nữacho thấy hắn đang rất nghiêm túc, nhưng thực tế rằng hắn đã trở thành mộtthành viên của hội những triệu phú khiến chúng tôi kinh ngạc, nhất là đối vớinhững người làm công ăn lương trong số chúng tôi.Samuel rất vui được nghe về thành công của Jerome, nhưng với tư cáchlà một doanh nhân thành đạt, ông không bị ấn tượng mấy bởi con số đó."Cháu có biết trong tất cả những điều này, điều gì khiến ta ấn tượng nhấtkhông?" ông hỏi người bà con mới của mình. "Không phải doanh thu kinhdoanh, cũng không phải điểm số trung bình của cậu." Ông nhấp một ngụmrượu nữa. "Điều làm ta thấy ấn tượng nhất là cậu đã thử một cách tiếp cậnmới.""Vài năm trước, tôi có hẹn với một công ty," ông kể. "Ở tiền sảnh tòanhà, trên tường có viết một câu mà tôi rất thích, thích đến nỗi từ đó tôi đãdùng nó làm khẩu hiệu của riêng mình. 'Đừng để con người bên trong bạncản trở con người mà bạn muốn trở thành.'"Itamar gật đầu tán thành. "Đó là một câu nói đầy sức mạnh.""Nói cách khác," Samuel bổ sung, "chúng ta không được để thái độ phêbình của chúng ta làm ảnh hưởng đến mình và cản trở chúng ta CỐ GẮNG,"ông nhấn mạnh."Cháu, mặc dù là một người luôn thờ ơ, đôi lúc còn sợ đạo Do Thái, cònnhững mối hoài nghi, nhưng cháu đã không ngại thử, không ngại cố gắng!Và vì thế, ta rất ngưỡng mộ cháu!"Jerome gật đầu với Samuel. "Cảm ơn bác," hắn nói, giọng thật ấm áp.Một lần nữa, sự im lặng lại bao trùm chúng tôi. Jerome là người phá tansự im lặng đó bằng một điều ngạc nhiên của chính hắn."Tớ phải thú nhận là tớ đã mua một bản Talmud về và đã đọc lướt quarồi," hắn tiết lộ."Lướt qua hả?" tôi nhắc lại."Ừ," hắn cười toe toét. "Tớ không đọc kỹ chỗ nào nhưng chỉ cần đọc quacũng đủ để tớ nhận ra một điều mà chưa có giáo viên nào dạy cho tớ... Đểcó được sự sáng suốt, trí thông minh và những kỹ năng phát triển một trí nhớphi thường thì việc sử dụng những phương pháp của người Do Thái chỉ làthứ yếu. Chúng không đủ để biến một người thành thông minh hay sángsuốt. Điều quan trọng là phải sử dụng sự sáng suốt đó để phục vụ lợi ích củanhững người xung quanh ta. Đó mới là điều quan trọng! Không phải chỉ sốIQ của ta, không phải sắc đẹp của ta, không phải số tiền ta có... Không có gìquan trọng với Chúa hơn khả năng cho đi và hy sinh vì người khác củabạn!"Sau hai năm học hành, dường như Jerome đã tìm thấy sự thật, tìm thấy lýtưởng sống của mình."Chúng ta phải kết thúc việc huấn luyện và trò cá cược này tại đây thôi,"tôi nói với Itamar. "Bây giờ cậu ta đã thông minh hơn rồi.""Ta tò mò một chuyện," Samuel nói, khuôn mặt lộ vẻ hài lòng, "sau cuộc'huấn luyện,' như Eran nói, cậu có thấy mình gần với đạo Do Thái hơn chútnào không?"Jerome cúi xuống, nghĩ một lát rồi ngẩng đầu lên. "Đạo Do Thái là mộttôn giáo rất sáng suốt và thú vị, điều đó không có gì phải nghi ngờ... nhưngcũng còn có những tôn giáo khác. Quan trọng hơn việc liệu điều này có đưacháu đền gần đạo Do Thái hơn không, đó là cuộc huấn luyện này đã đưacháu đến gần người Do Thái hơn," hắn thú nhận. "Nó đưa cháu đến gầnhơn với những con người cháu chưa từng gặp gỡ, thầy Dahari và JosephHayim Schneiderman. Nếu trong những hoàn cảnh khác, có thể cháu sẽkhông bao giờ biết đến thế giới của họ, cũng chẳng bao giờ biết rằng họtuyệt vời đến nhường nào. Cháu nghĩ, điều đó quan trọng hơn nhiều. Vàquan trọng nhất là..." Hắn quàng tay ôm lấy vợ. "Nó đưa cháu đến gần hơnvới một người phụ nữ Do Thái đặc biệt!"Fabio dựng chiếc ghế cuối cùng lên, kiểm tra xem tất cả những ô cửa sổ,cửa ra vào đã khóa hết chưa và tắt đèn trong quán.Jerome và Lisa đã bắt đầu cuộc sống mới của họ, với tư cách là hai vợchồng. Tất cả mọi người đều đã ra về. Fabio và tôi ngồi trước cửa quán, mặtđối mặt, mệt mỏi nhưng hài lòng. Một đêm tuyệt diệu đã trôi qua."Bây giờ thế nào đây?" anh ta hỏi. "Anh đã thu thập xong hết các bí ẩnvề trí tuệ của người Do Thái chưa? Sẽ có một cuốn sách về tất cả những điềunày chứ?""Ồ... những gì chúng ta khám phá được mới chỉ là phần nổi của tảngbăng thôi," tôi trả lời. "Nhưng bây giờ, ta cứ làm những gì ta có trước đã.""Miễn là sách đừng có đắt quá," anh ta đề nghị."Sao lại thế?""Vì tôi sẽ không thấy thoải mái khi bảo ai tặng cho một cuốn sách đắtquá đâu."Mặt trời đã nhô lên, một ngày mới đã bắt đầu ở Jerusalem. Mặt trời hắtnhững tia nắng đầu tiên xuống thành phố. Tôi quyết định ra ngoài đi bộ mộtchút và tận hưởng không khí mát mẻ của buổi sáng khi sương đêm vẫn cònvương lại. Sáng hôm đó, trong đầu tôi bỗng vang lên một khúc hát rất nổitiếng của người Israel, "Sáng sớm thức dậy, ta bỗng thấy mình như một dântộc, bắt đầu bước đi." Tôi lẩm nhẩm hát.Lúc đó, tôi thật sự thấy mình như cả một dân tộc vậy. Có lẽ bởi vì cuốnsách mà tôi vừa viết xong. Có lẽ bởi vì những con người tuyệt vời đã ở bêntôi đêm qua. Tôi cứ đi tiếp, những bước nhẹ nhàng, vững chắc, cứ đi, cứ tiếnlên, cho đến khi những bước chân dẫn tôi trở về ngôi nhà thân yêu củamình...PHỤ LỤCNhững cuộc phỏng vấn với Eran KatzERAN KATZ: "TÔI QUÊN NHIỀU THỨ!"Minh Ngọc - Báo Thanh niên OnlineCó thể nhớ chính xác dãy số gồm 500 chữ số chỉ sau một lần đọc, EranKatz hiện giữ kỷ lục Guinness thế giới về khả năng ghi nhớ và được gọi làngười có bộ óc siêu phàm, nhưng ông nói: "Tôi chỉ là người bình thường,nhiều thứ vẫn quên!"Vào giữa tháng 3 vừa qua, Eran Katz đã trở lại Việt Nam. Trong các buổidiễn thuyết, Eran Katz luôn khiến mọi người phải trầm trồ thán phục.Khán giả đưa ra dãy số bất kỳ gồm hàng chục chữ số, chỉ sau một lầnđọc, Eran Katz có thể đọc lại chính xác dãy số, thậm chí còn có thể đọcngược lại. Nhiều người cho rằng, Eran Katz có khả năng đặc biệt. Nhưngông không cho là vậy, tất cả khả năng ông có được bây giờ đều do rèn luyện.Hai cuốn sách viết về kỹ thuật rèn luyện trí nhớ của Eran Katz, Bí mậtcủa một trí nhớ siêu phàm và Trí tuệ Do Thái, đã được dịch ra hàng chục thứtiếng trên thế giới (trong đó có tiếng Việt) với hàng triệu bản in. Nhưng rất ítngười biết rằng, nhiều năm trước đó, không nhà xuất bản nào đoái hoài đếntập bản thảo hai cuốn sách. Eran Katz vẫn kiên trì đến cùng. Và bây giờ, cảthế giới đã biết đến chúng. "Never give up!" (Đừng bao giờ từ bỏ) là điềuông đã rút ra và muốn nhắn nhủ với tất cả mọi người. Phóng viên báoThanhNiên Thể Thao & Giải Trí đã có bài phỏng vấn ông nhân dịp này:Từ khi nào ông có ý định rèn luyện trí nhớ của mình?Đó là khi tôi còn là cậu học trò cấp hai. Giống như mọi đứa trẻ tầm tuổiấy, tôi phải học chăm chỉ, làm bài tập mỗi ngày. Tôi muốn học tốt nhưngcũng muốn có thời gian vui chơi ở bãi biển, đi xem phim, chứ không phảilúc nào cũng học, học và học. Vì thế, tôi bắt đầu nghĩ đến việc rèn luyện trínhớ để nhớ được các kiến thức nhanh hơn, lâu hơn.Ông bắt đầu rèn luyện trí nhớ như thế nào?Tôi đã tìm đọc tất cả các cuốn sách của Harry Lorayne, người được coi làchuyên gia về cách rèn luyện trí nhớ, hay thầy phù thủy trí nhớ. Tôi đọc vàluyện tập theo các kỹ thuật mà Harry Lorayne đưa ra trong cuốn sách. Tôiđặc biệt quan tâm tới những cuốn sách nói về kỹ thuật rèn luyện trí nhớ củangười Do Thái cổ. Bạn phải hiểu rằng, ở thời đại của họ, chưa có công nghệhiện đại, chưa có điện thoại... họ phải tự nhớ tất cả. Những kỹ thuật của họrất tuyệt vời. Sau đó, dần dần tôi đúc rút ra các kỹ thuật của riêng tôi vàluyện tập theo.Cuộc sống của ông đã thay đổi thế nào khi ông sở hữu một trí nhớsiêu việt như vậy?Tôi nghĩ, không chỉ có cuộc sống của tôi thay đổi, mà tôi đã giúp nhiềungười khác thay đổi cuộc sống của họ. Mỗi ngày, có hàng trăm e-mail gửicho tôi nói rằng cuốn sách của tôi đã giúp thay đổi cuộc sống của họ. Cácbạn sinh viên cho biết, nếu trước đây họ cần tới một tuần để thu nạp lượngkiến thức nhất định thì sau khi đọc sách, với lượng kiến thức ấy, họ chỉ cầncó 2-3 ngày. Họ còn có thể nhớ lâu hơn trong suốt quá trình học tập.Như vậy, điều đó cũng đồng nghĩa với việc mang đến cho ông sự nổitiếng đấy chứ?Đó không phải là mục đích của tôi. Tôi rèn luyện trí nhớ để phát triểnbản thân mình. Thực sự, tôi không muốn nổi tiếng đâu, tôi muốn có cuộcsống thật đơn giản, được giúp đỡ người khác.Hai cô con gái của ông chắc hẳn phải có một trí nhớ nổi trội so vớicác bạn cùng lớp?Tôi không bao giờ ép buộc ai phải làm gì theo mình cả. Con gái tôi trướcđây chẳng bao giờ hỏi tôi về kỹ thuật rèn luyện trí nhớ. Cách đây hai năm,khi con bé chuẩn bị thi chuyển cấp, cháu mới hỏi tôi. Lúc đó, tôi mới chỉ dẫncho con. Con bé rất vui và nó còn nói cho các bạn cùng lớp biết về các kỹthuật đó.Ông có thể nhớ một dãy số dài mà chưa ai trên thế giới có thể làm được.Tôi tò mò, không biết ông có nhớ được sở thích của các con mình là gì? Cóbao giờ người thân của ông phàn nàn là ông quên mất điều gì đó?Con gái lớn của tôi rất thích khiêu vũ, tham gia các hoạt động vì môitrường, còn đứa con gái nhỏ thích sưu tầm quần áo cho búp bê. Tôi luôn nhớnhiệm vụ mua cho chúng những thứ váy áo cho búp bê mỗi lần đi ra nướcngoài. Vợ tôi thường trêu: "Anh có thể viết sách, đạt kỷ lục Guinness, nhưnganh toàn quên đổ rác cho em". Tôi thường quên rất nhiều thứ, nhưng tôi nghĩđiều đó cũng không sao cả. Tôi nghĩ rằng, ta chỉ cần nhớ những điều cầnnhớ, muốn nhớ những điều thú vị thôi.Có những điều người ta muốn nhớ, nhưng có những điều lại muốnquên đi. Ông thì sao?Tôi muốn quên nhiều thứ lắm như những nỗi buồn, những cơn ác mộng,những điều khủng khiếp, những chuyện đau lòng như bạn tôi bị giết hay bốtôi qua đời. Tôi nghĩ chúng ta cũng cần phải biết học cách quên đi.Tôi muốn quên khoảnh khắc cha tôi qua đời, còn vẫn muốn nhớ tất cả vềông, những điều ông răn dạy. Trước khi cha tôi qua đời, tôi hỏi ông có cảmthấy hạnh phúc không, ông trả lời là có. Ông nói, ông đã làm được tất cảnhững gì ông muốn. Ông đã để lại cho tôi một món quà vô giá, đó là một lờinhắn nhủ ý nghĩa: Hãy tận hưởng cuộc sống mỗi ngày!Theo ông học nhớ và học quên, điều gì dễ hơn?Tất nhiên là học nhớ rồi. Vì học để nhớ đã có các kỹ thuật, bạn chỉ cầnluyện tập theo nó, rất dễ dàng. Còn học quên thì bây giờ vẫn chưa có kỹthuật nào cả (cười)."TÔI MUỐN GIÚP MỌI NGƯỜI QUÊN ÍT HƠN."Nguyên Anh - báo nguoidaibieu.comHai cuốn sách best-seller của người lập kỷ lục Guinness thế giới về khảnăng ghi nhớ Eran Katz − Trí tuệ Do Thái và Bí mật của một trí nhớ siêuphàm − vừa được Alpha Book ra mắt độc giả Việt Nam. Eran Katz hy vọngcuốn sách sẽ giúp độc giả "quên ít hơn".Năm 2009, ông từng đến Việt Nam chia sẻ bí quyết để có trí nhớ phithường. Lần này trở lại Việt Nam để giới thiệu 2 cuốn sách của mình đãđược dịch sang tiếng Việt, ông cảm xúc thế nào?Thực ra, mặc dù đến Việt Nam lần này mới là lần thứ 2 nhưng tôi cảmgiác như trở về nhà. Con người ở đây rất thân thiện, hiếu khách và ham họchỏi. Tôi hy vọng những cuốn sách của mình sẽ giúp ích được nhiều cho cácbạn.Qua tiếp xúc, ông nhận thấy trí nhớ của người Việt Nam thế nào?Sau chuyến đến Việt Nam năm ngoái, tôi đã nhận được 300 e mail từ cácbạn Việt Nam hỏi về bí quyết ghi nhớ của tôi và làm thế nào để học giỏingoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Trong các buổi giao lưu lần trước, tôi cũngngạc nhiên về sự ham hiểu biết của các bạn trẻ Việt Nam khi họ đặt ra nhiềucâu hỏi thông minh và hóc búa. Điều này hoàn toàn khác với khi tôi đi nóichuyện ở Hàn Quốc, họ chỉ lắng nghe và cho rằng tất cả những điều tôi nóilà đúng, là hay. Đặt câu hỏi là cách tốt nhất để phát triển trí nhớ.Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển, nếu cần tra cứu thôngtin nào đó, người ta có thể sử dụng công cụ tìm kiếm Google. Hoặc nếumuốn ghi số điện thoại của ai đó, họ chỉ cần lưu lại trong máy điện thoạilà có thể mở ra khi cần thiết... Vậy theo ông, việc rèn luyện trí nhớ cócòn cần thiết trong giai đoạn hiện nay nữa hay không?Công nghệ không bao giờ thay thế được trí não con người. Như bạn đangnói chuyện với tôi bằng tiếng Anh, máy móc, thiết bị nào có thể giúp bạnđược? Hay một ví dụ đơn giản hơn là nhớ tên một ai đó, chúng ta phải vậndụng trí nhớ của mình. Đúng là bây giờ con người lười suy nghĩ hơn. Mộtnghìn năm nữa, cơ thể con người có thể sẽ phì ra vì ăn nhiều, nhưng óc ngàycàng nhỏ lại vì... ít sử dụng.Lại nói về ngôn ngữ. Ông từng nói, chỉ mất 2 tháng có thể học đượcmột ngôn ngữ. Ông đã học được chút tiếng Việt nào chưa?Rất tiếc là chưa. Tiếng Việt của các bạn rất khó vì nó có ngữ điệu. Hơnnữa, tôi nói cần 2 tháng để học một ngôn ngữ, đấy chỉ là học từ vựng cơ bảncủa ngôn ngữ đó. Chứ còn để giao tiếp thành thạo, chắc phải mất nhiều thờigian hơn thế (Cười).Ngoài một số mẹo để học ngoại ngữ và ghi nhớ mọi thứ tốt hơn, độcgiả còn tìm thấy gì từ những cuốn sách của ông?Tôi muốn giúp độc giả thấy: trí nhớ của bạn tốt hơn bạn tưởng rất nhiều.Chỉ có điều bạn không tin vào điều đó và cho rằng mình sinh ra đã có một trínhớ không hoàn hảo và phải chung sống với nó suốt đời. Vì thế, cái bạn cầnlàm ngay là thay đổi quan niệm sai lầm này.Và đối tượng độc giả mà ông muốn hướng tới là...?Tất cả mọi người. Tôi muốn giúp sinh viên nhớ những kiến thức đã họcmột cách dễ dàng và thấy vui trong học tập; các doanh nhân tự tin hơn khinhớ được tên đối tác và các bài thuyết trình; các chính trị gia, diễn giả có thểhùng biện, diễn thuyết tốt hơn... Tóm lại, tôi muốn giúp mọi người quên íthơn, đơn giản như việc chìa khóa xe để ở đâu hay mình đã khóa cửa haychưa...Với các phương pháp ghi nhớ và hệ thống bài luyện tập tăng cườngtrí nhớ đặc biệt mà ông đưa ra trong Bí mật của một trí nhớ siêu phàm,một độc giả phải mất bao lâu để có thể cải thiện trí nhớ của mình và họcó cần tính cách đặc biệt nào không?Điều này thì tùy. Có thể chỉ 1 tiếng, 2 tiếng, bạn cũng thấy bất ngờ với trínhớ của mình. Điều quan trọng là phải có động lực. Học để cải thiện trí nhớcũng như học một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ của trí nhớ. Những người mớihọc nên luyện tập thường xuyên để đạt đến một trình độ nào đó. Sau khi cóđược những kiến thức cơ bản, trình độ nhất định, ta có thể sử dụng nó linhhoạt khi cần thiết.Ông đã bao giờ cảm thấy phiền toái bởi chính trí nhớ siêu phàm củamình chưa?Chưa. Bởi tôi chỉ nhớ điều cần phải nhớ và muốn nhớ. Thực tế, tôi cũngquên nhiều. Quên những thứ không cần thiết để nhớ những cái quan trọnghơn vào thời điểm hiện tại.Theo ông, trí nhớ có bị lão hóa theo thời gian không?Không. Thực tế là trí nhớ chỉ thực sự giảm sút khi bạn không sử dụng nóthường xuyên. Nếu tập luyện, trí nhớ sẽ liên tục được cải thiện.Xin cảm ơn ông!ERAN KATZ: NGƯỜI "KINH DOANH" TRÍ NHỚMộc Miên – Báo Doanh nhân Sài GònĐến Việt Nam vào giữa tháng 3, trò chuyện với những người hâm mộ,người đàn ông Israel từng lập kỷ lục Guinness về trí nhớ 11 năm trước EranKatz tiết lộ khá nhiều "bí quyết" bổ ích giúp tăng cường kỹ năng nhớ.Phát biểu với công chúng Việt Nam, Eran Katz nhấn mạnh: "Tôi khôngphải là người đặc biệt". Ông cho rằng những gì ông có được hôm nay là doông bền bỉ luyện tập các kỹ năng theo thời gian để biến một trí nhớ bìnhthường thành một trí nhớ đáng tin cậy.Tại quê nhà, Eran Katz làm chủ một công ty khá phát đạt chuyên pháttriển phần mềm liên quan đến việc hỗ trợ trí nhớ mang tên "Smart Memory".Ông còn là một diễn giả được ưa thích về chủ đề phát triển trí nhớ tại hàngnghìn diễn đàn trên thế giới, một tác giả nổi tiếng với những cuốn sách viếtvề phương pháp rèn luyện kỹ năng nhớ (trong đó có 5 cuốn được dịch ra 8thứ tiếng trên thế giới, in tới 250.000 bản). Dù vậy, "Mục tiêu của tôi khôngphải là kinh doanh, mà là quảng bá văn hóa"- Eran Katz nói.Ông đã nhận ra mình có trí nhớ khác thường từ lúc nào?Năm tôi 7 tuổi, bố tôi cho tôi cùng đến nơi làm việc của ông là một cơquan an ninh. Đến nơi, bố tôi phải bấm đúng mã số có 7 chữ số mới quađược cổng. Hai tháng sau, tôi đã tự mình qua được cánh cổng này vì trongđầu vẫn còn nhớ chính xác mã số đó.Có lúc nào ông bị chính trí nhớ của mình "làm khổ" không? Ví dụ cónhững điều muốn quên thì lại cứ nhớ!Tất nhiên. Đó là một kỷ niệm buồn. Tôi có một người bạn thân chẳngmay qua đời rất sớm và tôi không sao quên được người bạn ấy. Tuy nhiên,tôi quan niệm, nếu quá khứ là một gánh nặng thì hãy nghĩ nhiều đến nhữnggì thuộc về tương lai. Tôi cũng xuất bản một cuốn sách viết về... "kỹ năngquên", kỹ năng tẩy xóa trí nhớ, dù việc này cũng không dễ dàng gì.Điều gì ông cho là dễ nhớ nhất?Sự thú vị sẽ ở lâu trong ta. Với tôi, những gì được lưu giữ nhiều nhất, lâunhất trong trí nhớ thường lại là những điều lặt vặt thú vị. Đặc biệt tôi haynhớ những con số và những bài viết ngắn.Với trí nhớ tuyệt vời, ông có thể học tiếng Anh thành công trong 1-2tháng? Và ông có thể nói tiếng Việt với người Việt sau lần có mặt tại HàNội này?Một tuần ở Việt Nam, tôi thấy tiếng Việt thuộc loại... khó nhất thế giới,mặc dù hiện nay tôi đã biết 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Tây Ban Nha! Học ngoạingữ khó, đây là điều sinh viên thường kêu ca với tôi. Tôi nghĩ ai cũng cần cóđộng lực. Nếu một người học chỉ để học, sẽ khó. Nhưng nếu cũng người đó,học để có 1 triệu đô-la, chắc chắn chỉ cần một tháng họ sẽ học được...Tôi thấy, người ta chỉ cần học 600 từ mỗi ngoại ngữ là đã có thể giao tiếpthông thường. Một trong những "bí quyết" nhớ là phải có kỹ năng liêntưởng. Phải nhớ một cách có ý thức chứ tuyệt nhiên không nhớ một cáchmáy móc.Một vài kinh nghiệm của ông dành cho bạn trẻ?Tôi thường nói với sinh viên: Yêu thì không nhớ gì xung quanh nữa.Đừng dại mà yêu đương trước... kỳ thi! Chúng ta thường nghe mà không chúý, nhìn mà không quan sát. Có những việc xảy ra cách đây 20 năm hoặc 40năm thì được nhớ, trong khi những việc mới xảy ra hôm qua lại có thể quênngay chính vì thế.Giảm trí nhớ không hoàn toàn do tuổi tác hay vấn đề sinh học mà đángbuồn là do chúng ta đã không còn quan tâm đến sự việc như cách khi còn trẻchúng ta từng quan tâm, thích thú về chúng. Một "vấn đề toàn cầu" khác nữalà đàn ông thường không nhớ phụ nữ mặc gì (thế nên phụ nữ có điểm trangđến mấy cũng thừa) nhưng phụ nữ lại nhớ rất kỹ những phụ nữ khác mặc gì!Điều quan trọng là sự tập trung, sự thích thú và các hệ thống, sắp xếp củamỗi người sẽ "nâng cấp" trí nhớ của họ ra sao.Lời khuyên của tôi là: Để nhớ mọi thứ thật lâu, mỗi người hãy nhận thứccuộc sống một cách thật tích cực để thấy cuộc sống mà ta đang có thật đángquý. Khi đó, nhiệt tình sống sẽ khiến trí nhớ của chúng ta trở nên đặc biệthơn!Cảm ơn ông, người đã "kinh doanh trí nhớ" theo cách riêng củamình!(1) Ladino: tiếng Tây ban Nha pha Do Thái.(2) Bon Jovi, Bono: Các ban nhạc, ca sĩ nhạc Rock nổi tiếng thế giới.(3) Khadaffi: Người lãnh đạo cuộc cách mạng Lybia; Madeline Albright: Cựu ngoại trưởngmỹ thời tổng thống Clinton; Abba Eban: nhà ngoại giao, nhà chính trị người Israel; NelsonMandela: Tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi.(4) Ám chỉ ý khinh miệt người Ba Lan.(5) Torah: Thánh kinh của người Do thái còn gọi là ngũ thư, gồm năm cuốn.(6) Marahal of Prague hay Gaon of Vilna: Những học giả kinh Talmud nổi tiếng.(7) SAT: kỳ thi chuẩn hóa vào các trường đại học của Bắc Mỹ.(8) Nhóm cầu nguyện gồm ít nhất 10 người đàn ông trưởng thành trở lên.(9) Cuộn giấy da ghi một lời cầu nguyện từ sách Deutoronomy, thường được đóng ở cửanhà những người Do Thái.(10) Ku Klux Klan: đảng 3k, các hội kín với chủ trương đề cao người da trắng, bài DoThái, bài Công giáo, chống Cộng Sản...(11) Nghi lễ cắt bao quy đầu, thường thực hiện khi bé trai được tám ngày tuổi.(12) Một trò chơi, khi người thắng cuộc tìm được dãy số hoàn chỉnh sẽ nói "Bingo!" (tức là"Ra rồi").(13) Nhà tâm thần, thần kinh học người Áo, người sáng lập ra tâm lý trị liệu, một ngườisống sót sau ngục tù chiến tranh.(14) Richard Ken & Spears David (ed) Sự thông minh, Văn hóa và Chủng tộc, N.YPenguin, tr.72.(15) Tiếng Pháp, có nghĩa là: Xin chào, bạn của tôi.(16) Grand Marnier: một loại rượu của Pháp.(17) Charoset: món ăn hổn hợp gồm táo, hạt quả và quế.(18) Một loại bùa của người Trung Đông được coi là đem lại nhiều may mắn, xua đuổi tàma. Bùa hình bàn tay với những ngón tay nắm chặt.(19) Nhà văn, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng người Mỹ, bị khiếm thị và khiếm thính.(20) Hẻm núi sâu nhất thế giới hiện nay, được tạo ra bởi sông Colorado (Mỹ) từ hàng triệunăm về trước.(21) triết gia Hy lạp cổ đại, người được mệnh danh là bậc thầy về truy vấn.(22) Thực phẩm được cấp chứng nhận Kosher là những thực phẩm tuân theo luật lệ củangười Do Thái.(23) Hai ca sĩ nhạc Rock nổi tiếng.(24) Được coi là ngày lễ thiêng liêng nhất trong năm. Trong ngày này, người Do Thái phảinhịn đói và cầu nguyện cả ngày để mong những tội lỗi của mình sẽ được tha thứ.(25) Ngày nghỉ ngơi và thờ phụng Chúa, ngày thứ bảy theo đạo Do Thái.(26) Uy tín của một lãnh tụ đối với quần chúng.(27) Tua hoặc quả tua đươc kết đặc biệt để trang trí vào bốn góc của chiếc khăn Tallit(khăn choàng cầu nguyện của người Do Thái.(28) Venture (dự án) Vulture (con chim kền kền) đọc hơi giống nhau.(29) Jerome nghĩ đến tướng Grant vì họ của ông - Grant - có nghĩa là tài trợ.(30) A loan (một khoản vay) và alone (một mình, cô đơn) có cách phát âm giống nhau.(31) Tất cả đều theo bảng chữ cái Do Thái.(32) Theo kinh thánh, con thuyền được Noah đóng theo mệnh lệnh của Chúa để cứu sốngnhân loại. Trên con thuyền có gia đình của Noah và các cặp động vật đại diện của mỗi loài.(33) Tỉ phú người Anh, ông chủ của tập đoàn Virgin.(34) Tiếng Đức cổ của người Do Thái ở vùng Đông và Trung Âu.(35) Một ngày lễ của người do thái, vào ngày này người Do Thái được khuyến khích thoảimái say sưa uống rượu.(36) Tương đương với các từ trong tiếng Anh: concept, coordination, association, optionmintegration.(37) Shlomo: có cùng gốc với từ Shalom, có nghĩa là hòa bình.(38) (Geogre) Bush có nghĩa là bụi cây, nguyên bản dùng từ Bushy có nghĩa là rậm rạp.(39) Peter out: hết xăng.(40) Gardener: người làm vườn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro