Trao Duyen-Truyen kieu
I)VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH
Sau khi Thuý Kiều và Kim Trọng thề thốt với nhau ,cùng nhau đính ước thì tai biến xảy đến cho gia đình nàng .Kiều phải hy sinh tình yêu với Kim Trọng , bán mình chuộc cha. Đây là đoạn miêu tẢ tâm trạng nàng sau khi quyết định trao duyên cho Thuý Vân . Đoạn trích này được trích từ câu 711 đến câu 757 trong tác phẩm “Truyện Kiều”
II)CHỦ ĐỀ
Trong đoạn trích này Nguyễn Du khắc hoạ nổi bật tình cảm thuỷ chung , son sắt của Thuý Kiều đối với Kim Trọng .Ngoài ra Nguyễn Du còn cho ta thấy Thuý Kiều là một người con gái giàu lòng hy sinh , vị tha , biết quên mình vì hạnh phúc của kẻ khác . Đồng thời , qua đoạn thơ này Nguyễn Du cũng đã tố cáo sự bất nhân tàn bạo của xã hội phong kiến đã vùi dập tình yêu đôi lứa , chà đạp , làm tan vỡ hạnh phúc và quyền sống của con người lương thiện .
III) PHÂN TÍCH
1)Tâm trạng của Thuý Kiều khi trao duyên cho em :
Kiều cứ ngại cho Kim Trọng về việc đính hôn , thề hẹn không thành :
“Rằng lòng đương thổn thức đầy.
Tơ duyên còn vướng mối này chu xong
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai”
Đây là tâm trạng phân vân của Thuý Kiều, nói hay không nói điều sâu kín trong lòng mình? Nói ra thì thẹn vói Thuý Vân, mà không nói ra thì phụ tấm lòng với Kim Trọng. Đây quả là một tâm trạng dằn vặt , khó xử .
Từ cái tâm trạng dằn vặt khó xử đó . Kiều khi đã đi đến quyết định phải nói , vì không còn cơ hội nào khác . Ngày mai nàng phải theo Mã Giám Sinh về Lâm Truy rồi . Nhưng trước khi nói nàng đã quỳ xuống và lạy Thuý Vân :
“Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chi lạy rồi sẽ thưa”
Đây là một thái độ trân trọng của Thuý Kiều đối vói Thuý Vân và đó cũng chính là sự trân trọng với tình mình với người yêu . Hơn nữa Kiều sợ rằng điều mình nói ra không được Thuý Vân chấp thuận .
Lời Kiều nói với Thuý Vân là những lời đau đớn , tuyệt vọng:
“Ngày xuân em hãy còn dài
xót tình máu mủ thay lời nước non”
Ngày xuân của Thuý Vân còn dài có nghĩa là ngày xuân của Thuý Kiều đã hết . Và Kiều đã thốt lên lời tuyệt mệnh, sự hy sinh của nàng đến mức thảm hại :
“Chị dù thịt nát xương mòn
Ngậm ngùi chín suối hãy còn thơm lây”
Bi kịch dã lên đến cao điểm , Kiều trao duyên cho em nhưng tình nàng vẫn giữ . Thế là hết , một nỗi tái tê dâng ngập hồn nàng , nàng đành vĩnh biệt người yêu
2) Tâm trạng của Thuý Kiều sau khi trao duyên cho em
Sau khi đã nói điều mình muốn nói , Kiêù càng cảm thấy thương mình , nghĩ đến ngày mai tăm tối mà mình phải trải qua .
“ Dù em nên vợ nên chồng
Xót người mệnh bạc , ắt lòng chẳng quên”
Trong hai câu thơ này Nguyễn Du đã dùng hai hình ảnh đối lập “nên vợ nên chồng “,”người mệnh bạc” để gợi nỗi thương tâm , chua xót của Kiều .
Đã trao duyên cho em rồi , nhưng Kiều vẫn còn băn khoăn vì một lời thề chưa trọn và nàng quyết tâm làm tất cả , chịu đựng tất cả để trả nghĩa cho người yêu :
“Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”
Ở đây chính là sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của Thuý Kiều . Lòng nàng đã “mang nặng lời thề” nên làm sao nàng quên được Kim Trọng , nàng không đau đớn sao được khi chưa thực hiên được lời thề . Và đó cũng chính là nỗi thương mình vô hạn của nàng .
Sự chia ly đã bày ra trước mắt , tình yêu nàng vừa đưa tay ra đón đã đổ vỡ tan tác , khiến nàng phải kêu lên những tiếng kêu đứt ruột :
“Bây giờ trâm gãy , bình tan
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân”
Với hai hình ảnh “trâm gãy” “bình tan” cùng với cách dùng câu cảm “Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !”
Nguyễn Du đã khắc sâu thêm cái hoàn cảnh đáng thương của Kiều .
Quá đau đớn xót xa cho tình mình ;quá lo lắng cho người yêu , Kiều như quên mất Thuý Vân trước mặt , hình ảnh của Kim Trọng lại hiện ra và nàng thốt lên những lời thật bi thiết :
“Trăm nghìn lạy gởi tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi
Phận sao phận bạcnhư vôi
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim Lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !”
Ở đây Nguyễn Du đã dùng liên tiếp những câu cảm thán , những điệp từ (“phận”, “Kim Lang”)
Cùng với từ láy “thôi , thôi” ở câu cuối đã làm nổi bật sự oán than bi thiết của Kiều . Nguyễn Du đã đồng cảm sâu xa với nhân vật của mình . Ta cảm nhận được nỗi đau của Kiều cũng là nỗi đau của Nguyễn Du .
IV)TỔNG KẾT :
Nếu trong tình cảm tai biến của gia đình , Kiều đã quyết định bán mình để chuộc cha , đem lại sự yên ổn cho gia đình là một sự hy sinh ở nàng với tấm lòng hiếu thảo thì nổi đau khổ , ái ngại vì lời hẹn ước không tròn với Kim Trọng và trao duyên cho em là một biểu hiện của lòng vị tha , hi sinh rất đáng trọng , là tấm lòng chung thuỷ sắt son hiếm c ó trước sự bất lực của hoàn cảnh .
Trao duyên
Nguyễn Du
Trích "Truyện Kiều"
I Tiểu dẫn
1 Xuất xứ (SGK)
2 Vị trí: từ câu 723 đến câu 756 trong "Truyện Kiều"
Thuý Kiều và Kim Trọng
II Đọc - hiểu văn bản
1 Đọc và xác định bố cục
a Đọc
b Bố cục:
3 phần
- Đoạn 1 (12 câu đầu): Thuý Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng.
- Đoạn 2 (14 câu tiếp): Thuý Kiều trao kỷ vật và dặn em.
- Đoạn 3 (8 câu còn lại): Thuý Kiều trở về thực tại trong nỗi nhớ thương Kim Trọng.
2 Tìm hiểu văn bản
a Thuý Kiều nhờ cậy, thuyết phục Thuý Vân thay mình kết duyên với Kim Trọng (12 câu đầu)
". Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
* Kiều nhờ cậy Vân (2 câu đầu)
Cậy em em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
- Thái độ: cậy, chịu
- Hành động: lạy, thưa
Hoàn cảnh đặc biệt: Kiều đang cầu xin, nài ép Vân phải "nhận" những gì Kiều sắp nói
Tâm trạng Thuý Kiều: khẩn thiết, hy vọng
* Kiều thuyết phục Vân (10 câu tiếp)
- Lý lẽ nhận thức:
+ Do "sóng gió bất kỳ"
+ Do sự lựa chọn hiếu - tình
- Phương diện tình cảm
+ Thuý Vân còn trẻ, còn có tương lai
+ Thuý Vân và Thuý Kiều là tình máu mủ
+ Nếu phải chết , Thuý Kiều cũng yên lòng
Kiều thuyết phục vừa hợp lý vừa hợp tình thể hiện sự thông minh và khôn khéo của nàng
b Thuý Kiều trao kỷ vật và dặn em (14 câu tiếp)
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên.
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nuớc cho người thác oan.
* Trao kỷ vật
Kỷ vật: chiếc vành, bức tờ mây
phím đàn, mảnh hương nguyền
- Tâm trạng: "Duyên này thì giữ vật này của chung"
Mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lý trí và tình cảm
Sự đau đớn, giằng xé trong lòng Kiều
* Dặn em
- Dặn em: Sau này khi em và chàng Kim nên duyên vợ chồng, nếu một ngày kia hồn chị trở về thì em hãy rưới một chén nước làm phép giải oan cho chị
- Tâm trạng: mâu thuẫn
Trao kỷ vật
Hồn vương chặt trong kỷ vật
Hồn muốn đền trả món nợ tình
><
Kiều vẫn nuối tiếc, xót xa kỷ niệm hạnh phúc của mối tình đầu.
Tình cảm của Kiều dành cho Kim Trọng vẫn hết sức sâu sắc.
c Thuý Kiều trở về thực tại trong nỗi nhớ thương Kim Trọng (8 câu còn lại)
Bây giờ trâm gãy gương tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân !
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !
- ước mong gặp Kim Trọng
"Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân"
"Trăm nghìn gửi lạy tình quân"
Tình yêu tha thiết, mãnh liệt, vĩnh cửu của Thuý Kiều với Kim Trọng
- Hiện thực:
Trâm gãy bình tan, tơ duyên ngắn ngủi, phận bạc như vôi, nước chảy hoa trôi
Tan vỡ, phũ phàng
Mâu thuẫn giữa khát vọng và hiện thực khiến Thuý Kiều tuyệt vọng, đau xót đến tột độ:
Ôi Kim lang ! Hỡi Kim lang !
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây !
+ Thông qua 2 thán từ ôi, hỡi; 2 dấu chấm than nghiệt ngã cách ngăn 2 vế, câu thơ như một tiếng nấc nghẹn đau đớn, tuyệt vọng của Thuý Kiều
+ "Thôi thôi": Kiều tự nhận mình là người có lỗi
a vÎ ®Ñp KiÒu: lßng vÞ tha, ®øc hy sinh, sù chung t×nh
d Nghệ thuật
- Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật
- Ngôn ngữ: bác học, dân gian
III Tổng kết
Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và nhân cách cao thượng của Thuý Kiều. Qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của Nguyễn Du về số phận con người trong xã hội phong kiến.
Trao duyên, em hỏi, chị thưa...
“Lạy thưa”, “gửi lạy”...tình chưa đoạn tình!
Sao đã “trao”, đã “gửi” mà “tình chưa đoạn tình”?Cảm xúc này có thể lý giải qua việc phân tích tâm trạng bi kịch của Kiều trong đêm “traoduyên”.
Trước tiên, hãy hiểu Vân đôi chút, bởi lẽ Vân trực tiếp đối thoại, khơi gợi và chuẩn bị cho Kiều bộc lộ tâm sự của mình.
Người ta hay nói rằng nàng Vân “vô tư”(?) có lẽ là ở chỗ này: cả nhà vừa mắc oan, mới “thong dong” một chút, trong khi chị Kiều một mình một ngọn đèn khuya: “Dầu chong thấm đĩa, lệ tràn thấm khăn” thì em Vân hình như không chống nổi các quy luật sinh lý cho nên đã có một “giấc xuân”êm đềm!Song đến cuộc trao duyên, bắt đầu ta nghe Vân “ân cần hỏi han”chị, ta lại nghĩ Vân chưa hẳn vô tình, những điều cô hỏi chứng tỏ cô hiểu đời, cái đời “dâu bể đa đoan”, biến động khôn lường...Cô biết nỗi oan của mình, oan “một nhà” mà cô nghĩ “để chị riêng oan”, cô ngủ mà cô vẫn biết chị “ngồi nhẫn tàn canh, nỗi riêng còn mắc mối tình chi đây?”.Nguyễn Du quả đã khéo sắp đặt: để cho Vân hỏi chị trước, hỏi vừa đủ mà “trúng đích”, hỏi thể tất “nhân tình”!Và trong suốt cuộc trao duyên, Vân chỉ hỏi mỗi một lần, rồi lẳng lặng mà nghe...
Vậy ra Vân cũng hay đấy chứ, cô đã tỏ ra “biết chuyện” và đã khơi gợi,tạo cơ hội cho chị Kiều bày tỏ, nhưng bày tỏ sao đây trong khi chị Kiều:
Hở môi ra cũng thẹn thùng
Chị buộc phải trao duyên – cái duyên vợ chồng với Kim Trọng cho em! Chuyện ấy, “hở môi ra” đã thẹn.Biết thẹn mà phải nói, nói để mà trao,sự tình đã đến thế thì chị phải thổ lộ thật, thổ lộ hết cùng em.Thật lòng là chị “đương thổn thức đầy”, “còn vương vấn mối này chưa xong”,thật lòng là chị ngượng, vì vậy mà điều băn khoăn day dứt trắng đêm nay, chị gửi trong mấy lời thành thật:
Để lòng thì phụ tấm lòng với ai
Ấy chính là cái gút của tâm trạng bi kịch trao duyên vừa là vấn đề “ức xúc” đặt ra cho chị, và cho cả em giải quyết.Vân thương chị, hẳn là cảm nhận được cái tâm, cái tình trong đó, và hẳn cô đã lờ mờ thấy chị đangcó yêu cầu gì với mình đây...Thúy Kiều thật khó nói, mà lại khó nói hơn khi phải nói một chuyện mà mình không muốn nói – mà vẫn “phải” nói cho em nghe, thật rối rắm, thật khó xử, thật là “đau đầu” cho cả em lẫn chị...Đến nước này thì chị phải nhờ vả em thôi, em có hiểu không Vân?Tâm trạng Kiều thật sự bối rối, cách giải quyết của Kiều là sự họat động về tình cảm chị em mà thôi, chứ không phải là lí trí:
Cậy em, em có chịu lời
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Đến nước này thì chị phải cậy em thôi, chị tin rằng em sẽ bằng lòng giúp chị mà, “em có chịu lời” của chị không?Câu thơ như van xin, như cầu khẩn, câu thơ đặt ra vấn đề cho Vân, và Kiều thăm dò ý của em mình,ở đây Kiều không ép, mà Vân cũng chẳng phật lòng, càng dễ cảm thông cùng chị, Kiều mới yêu cầu em:
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa
Sao lại thế nhỉ?Theo tôi, có lẽ Vân cảm thấy đột ngột trước yêu cầu này.Người đọc thì cảm thấy như có sự “thay bậc đổi ngôi”, có sự “hoán vị”, em bỗng như là chị, chị bỗng như là em (cúi mình “lạy”).Thì ra chính cái yêu cầu kia là xuất phát từ tình thế, tâm trạng chị: vì chuyện tình riêng, chị phải “lạy thưa” em, “cậy” nhờ em, đương nhiên em sẽ là ân nhân của chị!Thúy Kiều lạy thưa là tỏ trước tấm lòng biết ơn của mình, và cũng là xuất phát từ sự trân trọng của mình trước chuyện“trao duyên” thiêng liêng, hệ trọng này.Câu thơ trên gợi ý có tình, câu thơ dưới cầu khiến có tình, quả nhiên hai câu thơ có sức thuyết phục đặc biệt!
Kiều bắt đầu kể cho em nghe chuyện tình của mình với Kim Trọng:
Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề
Phải rồi, kể từ đó – từ khi gặp chàng Kim, chị đã có tình yêu và tình yêu đó ngày càng sâu đậm hơn. Kiểu thổ lộ với em thật thà, không giấu giếm, thật trong sáng, tình yêu của Kiều là do thiên tính – là do trời chỉ định, Kiều “quan niệm” tình yêu của mình khác với “quan niệm” phong kiến, đó là sự cảm nhận yêu thương từ trong trái tim chứ không là sự thức ép. Phải chăng, Nguyễn Du đã cho Kiều ít nhiều nói lên sự tự do yêu thương của con người trong xã hội lúc đó?
Sau mấy câu kể vắn tắt chuyện tình riêng của Kim Trọng, Kiều tiếp tục thuyết phục em bằng cả lí, cả tình:
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vạn hai?
Từ tình cảm của mình, Kiều nói đến cái lí, cái lí phải chọn một trong hai điều để trọn vẹn một điều nào, hi sinh điều nào. Kiều nghĩ Vân sẽ ắt hiểu và hiểu thêm tâm trạng bi kịch của mình nữa.
Ngày xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non
Em còn trẻ, em hãy thương chị mà thay chị lấy chàng Kim.Ấy chính là tình.Chỉ cần nói mấy tiếng “xót tình máu mủ” là đủ xóay tận vào đáy lòng em rồi. Mà em đã “xót tình máu mủ” thì làm sao có thể từ chối “thay lời nước non”?Câu thơ nghe não lòng, nghe như có tiếng kêu thương thống thiết khiến Vân phải nghĩ đến bổn phận mình phải làm thế nào cho phải...
Kiều mới nói tiếp:
Cho dù thịt nát xương mòn
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây
Đó là những lời gan ruột của Kiều – một người chị bất hạnh.Lí, tình mà Kiều giãi bày thật tình như vậy, Thúy Vân chỉ còn biết lẳng lặng mà nghe, lẳng lặng mà chấp nhận!
Đây là nỗi đau lớn nhất và đầu tiên trong suốt cuộc đời của Kiều, cho nên khi nhắc đến chàng Kim, Kiều vô tình chạm vào nỗi đau sâu thẳm nhất của mình, khiến cô tỏ ra bần thần, rối trí, không điều khiển được mình:
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ vật này của chung
Đọc câu thơ, ta nghe như có một giọng khang khác.Phải chăng, nội tâm của Kiều lúc này phức tạp hơn, nên ngôn ngữ trở nên “bất bình thường”? Ở đoạn trên ta thấy, dù thuyết phục em bằng lí, bằng tình hay bằng cả hai, thì vẫn là ngôn ngữ lí trí, giọng thơ đều đều, trầm trầm.Đến đâu thì lời thơ như nấc như nghẹn, cái “gút” tâm trạng trên kia đã mở ra dường như được thắt lại ở chỗ này!Tại sao lại có sự khác lạ trong lời nói vậy? Bởi do “chiếc thoa với bức tờ mây” đó thôi, nó là hiện diện của tình yêu! Cầm kỷ vật cụ thể ở tay, trao cho em, Kiều bỗng thấy vụt lên hình ảnh Kim Trọng cùng bao kỷ niệm, thề nguyền...và Kiều chợ tnghĩ: vật này là của ta, chàng là của ta, sao lại thành của Vân? Có thể nào như vậy được? Tâm lí Kiều lúc này cần một lời thỏa đáng, ít ra là để tự an ủi mình.Cho nên câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” là cả bao nhiêu sự giằng xé, níu kéo khủng khiếp trong tâm hồn, con tim của Kiều, Nguyễn Du quả thật tinh tế và cũng thật nhân bản trong ý thơ của mình.
Đến đoạn cuối cảnh trao duyên, nội tâm Kiều lại phức tạp hơn nữa.Ta hãy nhớ lại: Trước cuộc trao duyên Kiều đã tự cho mình có lỗi với Kim Trọng. Nàng vốn là người giàu tình, đa cảm, dễ ứng mộng...Nàng cũng đã tự gọi mình là người “mệnh bạc”.Bây giờ đang trong nỗi đau mất mát khủng khiếp, bỗng nhiên nàng thấy mình đáng thương nhất, đau đớn nhất,u uất nhất, cay cực nhất. Rồi như người mất hồn, vẫn ngồi đây, mà hồn thi bay xa xăm tận mai sau...Miệng đang nói với em mà như hồn nói với hồn những điều hình dung, dự báo về “mai sau”!
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này
Trôn ra ngọn cỏ lá cây
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai...
Thì ra, cái hồn vẫn chưa dứt nổi Kim Trọng! Hồn Kiều còn muốn về để “đền nghì trúc mai” để được “rảy xin chén nước” tẩy oan cho hồn! Câu thơ nghe mới não lòng làm sao! Và dễ sợ làm sao! Nguyễn Du thương con người thác oan, bạc mệnh hay Nguyễn Du nhạy cảm với nỗi đau nhân tình mà đã đi xa hơn Thanh Tâm Tài Nhân? Nguyễn Du cho ta thấy cái “hồn” Kiều
__________________
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro