6 câu thơ tiếp theo
Thúy Kiều thuyết phục Thúy Vân bằng lý lẽ và nàng đã đưa ra lý do cho những hành động trước đó của mình:
" Giữa đường đứt gánh tương tư
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em"
Tác giả đã sử dụng thành ngữ " đứt gánh tương tư" nói lên một tình yêu dang dở. Tình yêu của Kiều và chàng Kim chưa đi đến hồi viên mãn thì đã phải chịu cảnh chia ly. Dẫu rằng đớn đau trăm lần nhưng Kiều vẫn đành phải ngậm ngùi trao lại mối lương duyên cho em mình. Nàng xót xa mà than rằng :'' Ông tơ ghét bỏ chi nhau/Chưa vui sum họp đã sầu chia phôi" để khắc sâu nổi đau chia xa tan vở của mối tình. Với điển tích "keo loan", loại keo được chế bằng huyết chim loan dùng để gắn kết các vật và giờ đây nàng muốn dùng nó để nối duyên giữa Vân và Trọng. Bởi lẽ, con đường tình duyên của nàng và Trọng đang trên đường hạnh phúc những tưỡng có thể đi đến cuối đường của hạnh phúc và bước đến hôn nhân thì giờ đây đã vỡ tan đôi lứa chia đôi. Và hơn thế, nàng càng phải đem " mối tơ" sâu đậm của nàng biến thành "tơ thừa" là mối tơ của cuộc tình không trọn vẹn nhưng có lẽ mối tơ này cũng là bước ngoặt cuối cùng của một cái kết viên mãn. Vì vậy, nàng càng mong muốn Vân có thể chấp nhận mối tơ thừa này để đi đến cuộc sống hôn nhân viên mãn hạnh phúc. Chỉ bao nhiêu đó thôi cũng đủ cho ta thấy được sự xót xa đau đớn của nàng Kiều. Với từ "mặc em", Kiều dường như dứt khoát, thẳng thắn một lần nhưng có ai biết rằng phía sau sự dứt khoát ấy là cả một bầu trời nghẹn ngào đầy khổ đau và đây cũng chính là một lời hứa hẹn Kiều dành cho em gái mình. Nàng muốn nói rằng từ đây về sau là mặc em, phó thác hoàn toàn cho em và tùy em định liệu tất cả, cho dù mai sau có thế nào thì nàng cũng sẽ không bao giờ xen vào mối quan hệ giữa Vân và Trọng để Vân vững lòng hơn vào sư nối duyên này... Hồng nhan phải chăng là bạc mệnh? Thật đáng thương làm sao cho hai chị em Vân- Kiều!
Liệu rằng trao duyên rồi thì lòng nàng sẽ nhẹ hơn? Không! Bao nhiêu kĩ niệm đẹp về mối tình cứ liên tục ùa về trong tâm trí nàng. Nỗi đau khổ vì không giữ được trọn lời thề ước với chàng Kim cứ dày vò nàng vì thế nàng đành tâm sự cùng Vân:
" Kể từ khi gặp chàng Kim
Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề
Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai"
Từ "khi" được lặp lại ba lần diễn tả vào những khoảng thời gian khác nhau :"khi gặp", "khi ngày", "khi đêm" và kết hợp với biện pháp đối xứng " ngày-đêm" đã nói lên mối tình sâu sắc chân thành, thủy chung của Kiều và Trọng. Là mối tình trong sáng đẹp đẽ nhất, cả hai dường như vừa gặp đã yêu " nhất kiến chung tình". Và hơn hết nó có cả vật đính ước vật minh chứng cho tình yêu ấy là " quạt ước- chén thề". Hai người đã trao nhau quạt để ngỏ ý ước hẹn trăm năm, và cùng nhau thề nguyền chung thủy. " Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương"- lời thề nguyền thiêng liêng ấy làm sao có thể dễ dàng quên mà chia ly. Vì vậy, Kiều đã rất đau khổ, xót xa khi phải trao duyên , xót xa cho mối tình cũng như là xót xa cho thân phận mình. Kế đó nàng đã nói về biến cố gia đình mình:
" Sự đâu sóng gió bất kì
Hiếu tình khôn lẽ, hai bề vẹn hai"
Sóng gió đã làm nên biến cố gia đình khiến nàng phải " đứt gánh tương tư" bởi nàng hiểu rỏ hoàn cảnh của mình hiện tại.Dưới chế độ xã hội phong kiến ngày xưa đã khiến nàng phải đặt hai phạm trù tình cảm lên cán cân để cân đo đong đém và liệu rằng :
" Duyên hội ngộ đức cù lao
Bên tình bên hiếu bên nào nặng hơn?"
Và rồi cuối cùng nàng đã chọn chữ " hiếu". Nàng thà rằng phải phụ chàng chứ không thể nào phụ cha mẹ.
"Thề hoa chưa ráo chén vàng
Lời thề thôi đã phũ phàng với hoa"
Một người con gái mong manh thà hy sinh thân mình chứ không bao giờ bất hiếu với cha mẹ nàng vẫn giữ trọn bổn phận làm con giữ trọn lòng hiếu thảo. Thế nhưng, nàng đã gánh chữ hiếu vậy ai sẽ là người thay nàng gánh chữ tình ấy? Nàng chẳng biết nhờ ai ngoài em mình, mong muốn có thể bù đắp cho Kim Trọng. Thực sự đến đây, ta có thể thấy Kiều đã vẹn cả hai bên giữa tình và hiếu nàng đã trả đủ nhưng mọi cay đắng khổ đau chỉ một mình nàng gánh chịu ...
Tám câu thơ trên đã thể hiện lại diễn cảnh trao duyên của Thúy Kiều. Nói lên sự đau đớn chua xót của nàng khi phải nhờ em thay mình nối duyên. Với nghệ thuật điệp từ, sử dụng thành ngữ, điển tích đặc biệt là thể thơ lục bát đã thành công khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt đau thương và bi kịch mở màn cho những chuỗi đau khổ về sau của nàng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro