trang xinh
Câu 1:
1. Công ty cổ phần:
Khái niệm: Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu các cổ phần được gọi là cổ đông.
Đặc điểm:
*Thành viên: Trong suốt quá trình hoạt động, công ty cổ phần phải có ít nhất 3 thành viên, không giới hạn t
hành viên tối đa.
*Vốn và các loại cổ phần:
- Vốn: Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị của cổ phần được gọi là mệnh giá cổ phần và được ghi trong cổ phiếu.
- Các loại cổ phần:
Cổ phần của công ty cổ phần có thể tồn tại dưới 2 dạng là cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi, người nắm giữ cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông phổ thông, người nắm giữ cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi. Công ty cổ phần bắt buộc phải có cổ phần phổ thông, ngoài các cổ phần phổ thông còn có các cổ phần ưu đãi:
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: là cổ phần có số phiếu biểu quyết nhiều hơn số phiếu của cổ phần phổ thông. Số phiếu của cổ phần ưu đãi biểu quyết do điều lệ công ty quy định. Chỉ có tổ chức ủy quyền của chính phủ hoặc cổ đông sáng lập mới có thể nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ đông sáng lập có quyền nắm giữ cổ phần này trong thời hạn 3 năm kể từ ngày thành lập. Hết thời gian 3 năm cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển sang cổ phần ưu đãi phổ thông.
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại: người sở hữu có thể yêu cầu công ty hoàn lại vốn bất kì lúc nào hoặc theo điều kiện ghi trên cổ phiếu đã phát hành của cổ phần ưu đãi.
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức: là loại cổ phần được trả với mức cổ tức cao hơn mức cổ tức hàng năm, thường gồm 2 loại cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào tình hình kinh doanh. Mức cổ tức cố định và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi trên cổ phiếu.
+ Ngoài các cổ phần ưu đãi trên công ty cổ phần còn có các cổ phần ưu đãi khác do đại hội cổ đông quyết định. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông nhưng không có điều ngược lại.
-Chế độ chịu trách nhiệm: công ty cổ phần chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác bằng số vốn của công ty. Các cổ đông chịu trách nhiệm với khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn họ đã góp vào công ty.
-Tư cách pháp nhân: công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
2. So sánh công ty cổ phần với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
* Giống nhau:
-Thành viên của công ty có thể là là cá nhân hay tổ chức.
- Đều chịu sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp.
- Đều có tư cách pháp nhân.
- Đều là loại hình công ty đối vốn.
-Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn của công ty.
* Khác nhau:
Công ty cổ phần Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Số lượng thành viên Số lượng thành viên tối thiểu là 3, không giới hạn số lượng thành viên. Số lượng thành viên tối thiểu là 2, số lượng thành viên tối đa là 50.
Vốn Vốn được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ đông sáng lập đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng kí mua trong thời hạn 90 ngày. Phần còn lại phải được phát hành hết trong vòng 3 năm kể từ ngày được cấp giấy ĐKKD. Vốn không chia thành các phần bằng nhau, vốn do các thành viên trong công ty đóng góp.
Chuyển nhượng vốn Được tự do chuyển vốn theo quy định của pháp luật. Quy định chặt chẽ hơn. Phải chào bán cho thành viên trongcông ty trước. Trong thời hạn 30 ngày nếu thành viên trong công ty không mua hoặc mua không hết, lúc này mới chuyển nhượng cho người ngoài công ty.
Kết nạp thành viên Dễ dàng kết nạp thành viên Phải được sự đồng ý của các thành viên khác
Cơ cấu tổ chức Hoàn thiện nhưng cồng kềnh bao gồm:
-Đại hội đồng cổ đông
-Hội đồng quản trị
-Giám đốc hoặc tổng giám đốc
-Có trên 11 cổ đông phải có ban kiểm soát từ 3 đến 5 thành viên. Đơn giản, gọn nhẹ:
-Hội đồng thành viên
-Chủ tịch hội đồng thành viên
-Giám đốc hoặc tổng giám đốc
-Trên 11 thành viên phải có ban kiểm soát
Huy động vốn Được phát hành cổ phiếu nên huy động vốn dễ dàng Không thể phát hành cổ phiếu nên huy động vốn khó khăn.
Câu 2:
Các hình thức pháp lý do vi phạm hợp đồng dân sự:
*Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
Là hình thức chế tài theo đó bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện theo yêu cầu của bên bị vi phạm.
-Căn cứ áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng:
+Có hành vi bị vi phạm
+Có lỗi của bên bị vi phạm
*Phạt hợp đồng:
Là hình thức chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng theo đó bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm một khoản tiền do các bên thỏa thuận trên cơ sở quy định của pháp luật.
-Căn cứ áp dụng:
+Có hành vi vi phạm
+Có lỗi của bên vi phạm
+Có sự thỏa thuận trong hợp đồng về việc áp dụng chế tài này
*Bồi thường thiệt hại:
Bồi thường thiệt hại khác so với phạt hợp đồng. Bồi thường thiệt hại là chế tài được áp dụng nhằm khôi phục, bồi đắp nhứng lợi ích vật chất của bên bị vi phạm do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm gây ra. Do vậy chế tài bồi thường thiệt hại chỉ được áp dụng khi có thiệt hại thực tế.
-Căn cứ áp dụng:
+Có hành vi vi phạm
+Có thiệt hại thực tế
+Có mối quan hệ nhân quả giữa hai hành vi vi phạm và thiệt hịa thực tế
+Có lỗi của bên vi phạm
*Tạm ngừng, đình chỉ, hủy bỏ hợp đồng:
-Tạm ngừng hợp đồng: Là hình thức trách nhiệm pháp lý theo đó 1 bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.Khi hợp đồng tạm ngừng thì hợp đồng vẫn cón hiệu lực.
-Đình chỉ: Đình chỉ thực hiện hợp đồng là hình thức chế tài theo đó 1 bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. khi hợp đồng bị đình chỉ thì hợp đồng chấm dứt hiệu lực từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ và các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
-Hủy bỏ hợp đồng: là hình thức chế tài theo đó một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và làm cho hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết.
Câu 3:
So sánh giữa công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân:
*Giống nhau: Không được phát hành cổ phiếu
*Khác nhau:
-Doanh nghiệp tư nhân:
+Duy nhất một cá nhân làm chủ sở hữu và đại diện pháp luật
+Không có tư cách pháp nhân
+Chịu trách nhiệm mọi sự rủi ro cho doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình có chứ không nằm trong phạm vi vốn góp.
+Được thuê giám đốc điều hành công ty nhưng nếu xảy ra rủi ro thì chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm.
+Chủ sở hữu toàn quyền quyết định trong việc điều hành và sử dụng lợi nhuận của công ty sau khi hoàn tất các nghĩa vụ về pháp luật.
+Không được phát hành trái phiếu
+Mô hình: tổng giám đốc hoặc giám đốc
-Công ty TNHH 1 thành viên:
+Một cá nhân hoặc tổ chức làm chủ sở hữu, cá nhân làm đại diện pháp luật
+Có tư cách pháp nhân
+Chủ sở hữu toàn quyền quyết định trong việc điều hành của công ty sau khi hoàn tất các nghĩa vụ về pháp luật.
+Được phát hành trái phiếu
+Mô hình: Hội đông quản trị và giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và giám đốc
+Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi góp vốn.
Câu 4:
So sánh chế độ trách nhiệm hữu hạn với trách nhiệm vô hạn:
*Giống nhau:
-Đều là trách nhiệm của công ty và các thành viên đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính của công ty.
-Trách nhiệm của công ty được đặt ra khi công ty chấm dứt hợp đồng.
*Khác nhau:
TNHH TNVH
Phạm vi Công ty: số vốn của công ty
Thành viên: số vốn cam kết góp Không có giới hạn hay bằng toàn bộ tài sản của công ty
Chủ thể Công ty cổ phần, TNHH, thành viên góp vốn của công ty hợp danh Thành viên hợp danh của công ty hợp danh, thành viên tổ hợp tác doanh nghiệp tư nhân.
Thời điểm chấm dứt nghĩa vụ Khi công ty chấm dứt hợp đồng Khi trả hết nợ
Khi chủ đầu tư chết
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro