Đền Bù
Từ khi nhà nào cũng có ti vi, có năm nào không phải là năm toàn dân học theo các thần tượng, ngành thời trang chịu rất nhiều ảnh hưởng, hôm nay đầy đường toàn đệm vai và quần cạp cao, còn Hoàng Anh mặc váy liền in hình hoa anh túc chằng chịt, dài đến đầu gối, lúc cô tranh cãi với Tiền Thừa, khẽ bay bay.
Vậy nên, Trần Tông Nguyệt ném cái bút máy đó, không ngờ cô lại nhào lên ghế, có lẽ là do có một mùi thơm xà phòng sáp lạnh bay ra từ làn váy cô, làm anh không kìm được hơi giật lông mày, đưa mắt xuống thấp, đùi nhỏ đến mức dường như có thể nắm bằng một tay.
Làm người ta phải suy tư.
Tiền Thừa kéo cô một cái, thế mà cô lại điều chỉnh cân bằng với cặp đùi thon và đôi sandals kia rất tốt, lùi lại mấy bước cũng đứng vững. Trần Tông Nguyệt thì lại mím môi, giương mắt thấy vẻ nơm nớp lo sợ của cô, anh lại hơi không vui im lặng.
Không khí bắt đầu căng thẳng từ khi cái ghế đổ, còn ánh mắt Hoàng Anh từ mặt anh lại đưa xuống đất, đang định ra nâng cái ghế dậy thì do dự, nếu như có thiếu cái góc nào thật, bán cô cũng không đền nổi.
Không đến lượt cô kịp làm gì, vẻ mặt Trần Tông Nguyệt đã trở về không khác ngày thường là bao, giọng điệu bình thản hỏi cô, “Em đổi tem được bao nhiêu tiền?”
Không biết sao đột nhiên anh lại chuyển sang vấn đề này, Hoàng Anh ngây ra một lúc, mới thành thật trả lời, “… Ba trăm đồng.”
Trần Tông Nguyệt chuyển hướng sang anh chàng bên cạnh cô, “Phi tử Thừa [1].” Tiền Thừa được điểm danh ưỡn ngực lên, nghe anh nói tiếp, “Mày đền cho em ấy.”
[1] Phi tử: chỉ những người đàn ông chơi bời lêu lổng trong xã hội, lưu manh vô công rồi nghề.
Tiền Thừa há mồm ngẩn ra, “Chú? Chú à, thế thì hơi…” Anh hiểu Trần Tông Nguyệt, dù là chuyện gì cũng chỉ nói một không nói hai, lập tức nói với Hoàng Anh, “Chờ tí, tao đi mò lên!”
Một người ác ý tranh giành với cô, một người cố tình vứt bút, hai người cứ như thể ỷ mình lớn hơn cô, không có một câu áy náy, Hoàng Anh không biết nên tức ai, chỉ đành tự ấm ức thay mình, cô nhăn mặt, “Anh muốn mò gì thì mò, em không cần.”
Hoàng Anh quay đầu định đi, Trần Tông Nguyệt gọi cô lại, “Em chờ chút…”
Cô nghe vậy thì đứng lại, hắn quay ra trước mặt Tiền Thừa nói, “Ông chủ Uông đặt hai hộp Thái Bình Hầu Khôi [2], mày lấy địa chỉ đem đi.”
[2] Thái Bình Hầu Khôi: một loại trà lá nhọn truyền thống của Trung Quốc.
Không muốn mò bút trong cái hồ rộng như đại thụ trăm năm, sâu bằng tráng hán, đương nhiên Tiền Thừa chạy nhanh hơn ai hết, lúc đi qua người Hoàng Anh, hạ giọng cảnh cáo cô, “Đừng có nói lăng nhăng đấy.”
Hoàng Anh còn đang giận, lười trả lời, sau đó thấy Trần Tông Nguyệt tự tay dựng cái ghế kia lên, rồi giơ tay bắt chuyện với phục vụ tầng dưới, chuỗi hạt trầm hương trên tay anh cũng lăn xuống theo cử động.
Tầng ba là trụ sở tư nhân không tiếp khách uống trà, chớp mắt chỉ còn hai người họ, không coi là ở cùng một phòng, nhưng cơ hội như vậy cũng không nhiều.
Chờ Trần Tông Nguyệt tự nhiên vắt hai chân lên nhau, nhìn cô còn đứng yên, bèn chỉ sang cái ghế bên cạnh, ý bảo cô ngồi.
Hoàng Anh không chớp mắt chần chừ mấy giây, tiến lên ngồi một phần ba ghế, từ hồi cô biết nhận thức đã không ngồi thẳng thục nữ như thế này bao giờ, bác gái mà thấy thì vui phải biết.
Trần Tông Nguyệt nhìn cô, cười khẽ, “Lúc nào em cũng sợ anh thế, trông anh đáng sợ lắm à?”
Đáng lẽ cô phải lau sạch ít sáp trên cổ đi, thế thì đã không khó lắc đầu như vậy.
Vẻ ngoài anh không đáng sợ, ngược lại gương mặt anh tuấn, có thể tưởng tượng được lúc trẻ nhất định đã đốn tim hàng vạn cô gái, giờ trên môi có một lớp râu đen mờ mờ, vẻ mặt dịu dàng, như gió ấm lướt qua.
Có câu nói thế này, đàn ông thì phải như rượu, chịu được lắng đọng mới có mùi vị.
Có lẽ cô bị Tiền Thừa tẩy não, anh ta miêu tả Trần Tông Nguyệt muốn chiếm con phố nào, không chờ trời sáng đã có tự đầu [3] tranh nhau đến hiến kế cho anh, chẳng lẽ là vì kính già chắc? Bình thường coi mày là trẻ con không hiểu chuyện mới không tính toán với mày thôi, đừng có làm chuyện dại dột, cẩn thận mày thành cuộn sushi đấy.
[3] Tự đầu: 1 trong số những băng đảng xã hội đen nổi tiếng của Hội Tam Hoàng.
Trần Tông Nguyệt ngừng cười, trịnh trọng nói xin lỗi với cô, “Xin lỗi, làm mất bút của em.”
Tiền Thừa bỏ nhà đi ba bốn năm, giọng địa phương càng lúc càng kỳ quặc, còn anh, dù không tròn vành rõ chữ lắm nhưng cũng rõ ràng tự nhiên, chưa bao giờ nói tiếng Quảng Đông với cô, nhấn từng chữ chầm chậm mà trầm thấp, lại như nắm chặt một hạt cát.
Trần Tông Nguyệt tiếp tục nói, “Nhất định anh sẽ bảo nó đền đủ tiền cho em, tiện thể em hỏi người kia thích gì, anh mua.”
Người kia là chỉ Cao Tử Khiêm, cô rất bất lực.
Cái bút máy kia chẳng liên quan nửa xu nào đến Cao Tử Khiêm cả.
Nếu không thì sao bị anh ném, cô còn không nổi giận với anh, chỉ có đầy lòng xót xa, đầy bụng oan ức.
Hoàng Anh cứ tưởng, thái độ của Trần Tông Nguyệt với cô không tệ, thậm chí có phần nhường nhịn hoàn toàn là vì Tiền Thừa, không ai nghi ngờ lòng trung thành của Tiền Thừa, trời đất làm chứng nhật nguyệt bày tỏ, chăm sóc em họ anh một chút cũng hợp tình hợp lí.
Nếu không, cứ cho là Trần Tông Nguyệt phí thời gian ngồi đếm lá trà, cũng không rảnh nhìn cô một cái, chứ đừng nói là ngồi đây uống trà với anh.
Vậy nên, cô chưa nghĩ ra nên trả lời thế nào, phục vụ đã bê một bàn trà gỗ mun chạm khắc lên, mang theo một bộ đồ trà, chỉ dùng một cái ấm nhỏ để đun nước sôi.
Bộ đồ trà này hẳn là của riêng Trần Tông Nguyệt, trên khay trà có một chuỗi tràng hạt trám, anh cầm chuỗi tràng hạt lên vuốt nhẹ, vừa pha trà vừa nói chuyện, “Với cả, em bán tem cho ai thế?”
Hoàng Anh đang ngắm tay anh, lúc này mới hoàn hồn trả lời, “… Bạn em.”
Trần Tông Nguyệt gật gật đầu, nếu là chuyện riêng của người bạn nhỏ, vậy anh không xía vào nữa.
Chỉ chốc lát sau, một người đàn ông trung niên đến, Hoàng Anh chỉ biết ông ta gọi là lão Văn, trên mặt có một vết sẹo rất sâu, người đang giao dịch bị cô bắt gặp một năm trước, lại đi ra phòng trà nhìn cô, chính là lão Văn.
Cách không xa, có thể nghe được lão Văn nói là có ai đó gọi điện thoại, Trần Tông Nguyệt dặn dò không nhanh không chậm, “Nói lát nữa tôi sẽ gọi lại.”
Lão Văn đi, nước trong ấm sôi.
Động tác Trần Tông Nguyệt pha trà không tỉ mẩn lắm, nhưng lại rất thành thạo, chỉ đổ vào tách trà có nắp của cô. Anh đứng dậy nói, “Em uống trà trước, anh có việc phải xử lý.”
Hoàng Anh ngẩng đầu nhìn anh, “Em ngồi đây đến lúc mặt trời xuống núi được không? Ở đây mát mẻ, bình thường nhà bọn em không bật điều hoà, tiết kiệm điện.”
Người trẻ tuổi đâu phân biệt được cái gì là tiết lạnh mùa xuân mới qua, vào hè chính là oi nóng, ra khỏi cửa phòng trà, chắc chắn tiếng ve ập đến từ bốn phương tám hướng.
Nhìn từ trên cao xuống, vô tình đưa mắt nhìn vào cổ áo hơi sâu của cô. Trần Tông Nguyệt im lặng một thoáng, gật đầu như không có chuyện gì, “Được, trước khi đi nhớ trả tiền trà.”
Quầy đón tiếp ở tầng một có một cái bảng nhỏ đề rõ, tiền trà một người 20.
Hoàng Anh gần như là giật bắn lên từ trên ghế.
Anh hơi ngạc nhiên một thoáng, rồi cười nói, “Ngồi đi, đói bụng thì gọi lão Văn làm ít thức ăn cho em.”
Hoàng Anh ngoan ngoãn ngồi im, mắt loé lên ánh sáng tinh quái, “Miễn phí?”
“Bán chịu.” Trần Tông Nguyệt chuẩn bị đi, lại nói, “Sau này trả từ từ.”
Anh không cười, không biết nói thật hay đùa.
Lát sau, không thấy Trần Tông Nguyệt, lão Văn đem một cái bánh ngọt socola lên cho cô, đẹp đến mức kỳ cục, ông nói trước kia sư phụ làm đồ ngọt trong bếp từng mở cửa hàng bánh ở Trung Hoàn (một quận của Hong Kong, là trung tâm thương nghiệp và chính trị của nơi này). Hoàng Anh nếm thử một miếng, không keo kiệt bật ngón cái lên khen.
Đến khi cái đĩa sứ trắng chỉ còn sót lại vệt socola hiếm hoi, cô thổi nhẹ vào tách trà tạo sóng lăn tăn, nhấp một ngụm, thế thôi mà đã lại khơi dậy cảm giác thèm ăn, tìm một quyển menu ở quanh đó, lật xem một lúc làm cô trợn mắt há mồm, uống một tách trà ăn mấy xiên bánh, hết luôn một cái bút máy.
Vò đã mẻ thì phá luôn, Hoàng Anh cầm quyển menu đó loanh quanh trước cầu thang, gập nó lại nghiêng người nhìn xuống dưới, thấy lão Văn, bèn bảo ông còn muốn ăn một cái bánh kem hạt dẻ. Lão Văn cười đồng ý.
Để món nợ này sánh cùng trời đất đi.
Ra khỏi phòng trà tay vẫn lạnh, chưa đi được mấy bước đã mồ hôi đầy cổ, muốn đi dạo sau ăn cũng không được, không ai ép cô cũng lên xe công cộng, mặt trời chưa xuống nữa đã đến trạm dừng.
Trong ngõ vọng ra tiếng sửa giường thừng cọ [4] ầm ĩ, vòng ra trước nhà, Hoàng Anh kiễng chân hái một bông hoa trứng gà [5], đưa lên mũi ngửi. Vừa vào nhà thì nghe thấy tiếng ti vi tầng trên đang chiếu Thiên Long Bát Bộ, cô dẫm lên tấm ván gỗ lên cầu thang, hát ca khúc chủ đề của nó.
[4] Giường thừng cọ:
[5] Hoa trứng gà (hoa lê ki ma):
Bác gái đeo cái kính gọng vàng trên mũi, ngồi sau máy may tập trung quan sát. Mãi đến khi bác quay lại mới phát hiện ra Tiểu Hoàng Anh đang ngồi chồm hỗm bên cạnh, cười tít mắt giơ một suất cheese cake lên mời bác ăn.
Bác nói đùa, “Trộm ở đâu về thế?”
Hoàng Anh hùng hồn khảng khái, “Cháu mua!” Dù là bán chịu.
Bác gái của cô dựa cả vào ông chồng mất sớm, con trai lại không chín chắn, thành ra khôn ngoan tài cán không quan tâm thiệt hơn, nhận lương hưu năm trăm mỗi tháng, ở tầng trên của căn nhà này, tầng dưới mở tiệm may.
Thời gian đầu tiệm may không làm ăn được mấy, bác cũng không khéo léo, thậm chí còn trầm tính, may mà nuôi một đứa bé lanh lợi, nói lắp ba lắp bắp, trái lại càng đáng yêu, nói chuyện với khách hộ bác, pha trò cũng rất chuyên nghiệp. Để khen thưởng cô nếu còn vật liệu thì may cho cô một cái váy.
Thế là, từ nhỏ Hoàng Anh đã là người mẫu trong cửa hàng, ma nơ canh sống, có mặc cái gì cũng có người nói, trời ơi, bộ quần áo cô bé kia mặc đẹp thật đấy.
Đáng tiếc bước đi của thời đại phát triển quá nhanh, giờ mọi người đều chạy theo kiểu dáng mới mẻ độc đáo, hàng hiệu ngoài thị trường, hai năm qua trừ may vá cắt sửa quần áo không vừa thì cô chỉ may quần áo cưới tú hoà phục [6]. May tú hoà phục rất khó, bên cô dâu lại đang cần gấp, bác chỉ đành trắng đêm không ngủ, chong đèn đẩy nhanh tốc độ. Vậy nên bác bảo làm xong bộ này, tiền học phí hai năm sau của Hoàng Anh cũng đủ, cũng không cần nhận làm đồ cưới nữa.
[6] Tú hoà phục: Một trang phục truyền thống của Trung Quốc xưa
Ánh chiều tà hạ xuống đỉnh núi, mở bàn xếp [7] ra, đặt nồi cháo khoai lang [8] lên, bụng Hoàng Anh đầy bánh ngọt, không ăn nổi. Buổi tối Tiền Thừa cũng không về, chẳng lẽ sợ cô đòi anh ba trăm đồng thật?
[7] Bàn xếp:
[8] Cháo khoai lang:
Thực ra cái bút máy kia chết chìm trong phòng trà của Trần Tông Nguyệt, cũng coi như chết có ý nghĩa.
Sáng sớm hôm sau, chuông điện ở tầng một vang lên.
Hai ngày nay không có tiết, Hoàng Anh thích ngủ nướng, lúc này mới rửa mặt xong khoé môi còn dính kem đánh răng, chân trần phi bình bịch bình bịch xuống cầu thang, thấy bóng người dưới tầng xong, cô dần chậm chân lại, cuối cùng đứng nghiêng dựa tường, chờ cậu ta mở lời.
Không biết Cao Tử Khiêm cướp được quả bóng cao su của trẻ con ở đâu, quăng lên quăng xuống trên tay, nói với cô, “Hôm nay Long Hoa mở hội chùa.”
Cậu không cao không thấp, mặt mũi cũng coi là thanh tú, nhất là đôi mắt, đến cả con gái cũng phải ghen tị. Thỉnh thoảng Hoàng Anh cũng nghĩ, sao cô lại chơi với cậu ấm nhà giàu này được, chơi đến mức đi đâu cũng có nhau.
Cô không nhớ, nhưng Cao Tử Khiêm nhớ, cậu gặp cô lần đầu trong buổi liên hoan đón học sinh mới của trường đại học, cô biểu diễn một tiết mục, mặc ngũ tứ trang [9] thịnh hành thời Dân quốc, đi đôi giày da đen, vẻ mặt tươi cười khoan khoái nhẹ nhàng.
[9] Ngũ tứ trang:
Giây phút ấy, cậu ngộ ra tại sao Thẩm Phượng Hỉ [10] dưới ngòi bút của Trương Hận Thuỷ chỉ mặc một cái áo choàng bằng vải bố xanh lại hơn hẳn vị tiểu thư thời thượng mặc trang phục múa hở vai lộ tay của phương Tây.
[10] Thẩm Phượng Hỉ (沈凤喜): Một nhân vật trong bộ tiểu thuyết chương hồi kinh điển “Đề tiếu nhân duyên” (啼笑因缘 – Dịch nghĩa là “duyên phận khóc cười”, ý chỉ mối tình có vui có buồn có thăng có trầm) của tác giả Trương Hận Thuỷ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro