Phân tích bài thơ Tràng Giang.
Nhà thơ Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, với giọng thơ rất riêng đã khẳng định tên tuổi của mình trong phong trào thơ mới 1930-1945. Ông vốn quê quán Hương Sơn, Hà Tĩnh, sinh năm 1919 và mất năm 2005. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ ông mang nỗi sầu về kiếp người và ca ngợi cảnh đẹp của thiên nhiên, tạo vật với các tác phẩm tiêu biểu như: "Lửa thiêng", "Vũ trụ ca", Kinh cầu tự". Nhưng sau Cách mạng tháng Tám, hồn thơ của ông đã trở nên lạc quan, được khơi nguồn từ cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước của nhân dân lao động: "Trời mỗi ngày lại sáng", "Đất nở hoa", "Bài thơ cuộc đời"... Vẻ đẹp thiên nhiên nỗi ưu sầu nhân thế, một nét thơ tiêu biểu của Huy Cận, được thể hiện khá rõ nét qua bài thơ "Tràng Giang". Đây là một bài thơ hay, tiêu biểu và nổi tiếng nhất của Huy Cận trước Cách mạng tháng Tám. Bài thơ được trích từ tập "Lửa thiêng", được sáng tác khi Huy Cận đứng ở bờ Nam bến Chèm sông Hồng, nhìn cảnh mênh mông sóng nước, lòng vời vợi buồn, cám cảnh cho kiếp người nhỏ bé, nổi trôi giữa dòng đời vô định. Mang nỗi u buồn hoài như thế nên bài thơ vừa có nét đẹp cổ điển lại vừa đượm nét hiện đại, đem đến sự thích thú, yêu mến cho người đọc.
Bâng khuâng trời rộng nhớ sống dài
Sóng gợi tràng giang buồn điệp điệp
....
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Bài thơ ban đầu có nhan đề là "chiều trên sông" nghiêng về tả thực, thiếu đi sức khái quát. "Tràng Giang" đây là một bài thơ mới nhưng nhan đề bằng chữ Hán, bản thân từ Hán Việt luôn mang sắc thái trang trọng thiêng liêng phù hợp với đề tại. Ở đây Huy Cận chọn "Tràng Giang" mà không phải "Trường Giang". "Tràng" khác với "Trường", "Trường gợi cái dài, "Tràng" do âm "a" điệp lại 2 lần, là 1 âm mở rộng, nên gợi được cả cái dài, cái rộng nghe mênh mang xa vắng ứng với hình ảnh 1 con sông lớn. Như vậy, đây không phải là con sông bình thường mà là dòng "Tràng Giang" vũ trụ muôn thưở nhuốm màu cổ điển, là con sông chảy từ ngàn xưa chảy về.
Không chỉ ở cái tên mà ấn tượng về con sông rộng lớn cũng được tô đậm ở lời đề từ "Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài". Với cái bâng khuâng, mênh manh của biển trời và lòng sông đã xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ và làm đậm hơn nét đặc sắc teong hồn thơ Huy Cận trước những năm 1945. Nỗi khắc khoải của cái tôi cô đơn trước cái bao la không cùng của thiên nhiên vũ trụ. Cả 4 khổ thơ đều là sự cụ thể hóa cảm hứng chủ đạo ấy trong những sắc thái khác nhau của cảnh và tình.
Và ngay từ khổ thơ đầu, người đọc đã bắt gặp những con sóng lòng đầy ưu tư, sầu não như thế:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Trước hết, dòng sông trong bài thơ này cứ muốn thoát khỏi cái cụ thể để vươn tới cái vĩnh viễn, cái vô cùng. Nó là "Tràng Giang" chứ không phải "Trường Giang" là con sông chảy từ ngàn xưa chảy về, chứ không thuần túy là con sông có thực như trong thơ Tế Hanh.
Đây còn là dòng sông của quan niệm nhân sinh đặc biệt, từ dòng sông lớn ấy, thi sĩ thả xuống những hình ảnh nhỏ bé hữu hạn để tạo tương phản giữa con sóng, con thuyền, cành củi.
"Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệp" một câu thơ mà vỗ hai tầng sóng, sóng gợn Tràng Giang là sóng nước, buồn điệp điệp là sóng lòng. Từ "gợn" gợi những làn sóng nhỏ nhoi vô cùng giữa mênh mông Tràng Giang. Những gợn sóng điệp điệp miên man nối tiếp gợi sự đơn điệu nhàm chán. Sóng sông như hòa với sóng lòng làm hiện hữu những gợn buồn nối tiếp miên man trong lòng người.
"Con thuyền...sầu trăm ngả" xuất hiện cặp hình ảnh giữa thuyền và nước. Đây là một bức tranh đẹp vì có sự hài hòa giữa hình ảnh thuyền trôi, song song với hai bờ Tràng Giang. Song đây cũng là một bức tranh buồn vì con thuyền xuôi mái. Hai chữ xuôi mái đầy phó mặc thụ động gợi lên hình ảnh con thuyền không người chèo lái cái mặc sức chảy trôi giữa dòng người vô định buồn còn vì "Thuyền về- nước lại" cặp hình ảnh thuyền nước thường đi đôi với nhau gửi sự gắn bó nhưng ở đây thuyền với nước lại song song không bao giờ hội tụ. Con thuyền Lẻ Loi đơn động sẽ theo một hướng trong khi đó nước lại ngược nguồn chảy theo hướng khác sự lạc dòng lạc hướng này tạo nên mối sầu trăm ngả
"Củi..mấy dòng" câu thơ miêu tả hình ảnh cành củi lạc giữa dòng Tràng Giang Đây là câu thơ cô đơn nhất nhịp ngắt 133 trọng tâm rơi vào chữ Củi trong một đảo ngữ rất tinh tế, 7 chữ vỡ thành 6 mảnh cô đơn buốt giá, cành củi nhấp nhô ngụp lặn trong 6 càng cô đơn gửi ấn tượng về sự thiếu vắng đến mức khô kiệt cuộc sống giữa một vùng sông nước mênh mông. Hình ảnh cành củi còn là hình ảnh nổi trội phiêu dạt của kiếp người nhỏ bé phiêu dạt giữa dòng đời vô định đây cũng chính là thân phận của cái tôi cá nhân trong thời thơ mới
"Khổ2"
Tứ thơ được nhấc khỏi dòng sông để mở ra đôi bờ
"Câu1"
Xuất hiện 2 hình ảnh cồn nhỏ và gió, hình ảnh cồn nhỏ nổi lên giữa dòng sông bơ vơ vốn đã thể hiện sự lẻ loi, cô đơn. Tính từ "nhỏ" đứng sau danh từ "cồn"còn làm nổi bật lên sự lẻ loi từ láy "lơ thơ " vừa gợi ra cồn đất ít ỏi nhỏ nhoi trên Tràng Giang vừa gợi ra những cây lá thưa thớt đang khẽ xao động trong một chút gió rất nhẹ của Tràng Giang
"Gió đìu hiu" là thứ gió rất nhẹ, từ láy đìu hiu không chỉ tả gió mà còn gợi tả không gian ngọn gió đi qua một không gian hoang vắng lạnh lẽo buồn bã tiêu sơ
có thể hiểu theo hai cách
đâu đó đó có tiếng lòng vang xa vọng lên từ chợ chiều đã vắng cách hiểu này vừa gửi ra những âm thanh mơ hồ như có như không vừa gợi ra sự chờ đợi khắc khoải của thi nhân khi cố gắng lắng nghe âm thanh của tiếng đời những âm thanh ấy xa xôi quá mơ hồ quá
Không có âm thanh nào được vang lên từ làng xa từ chợ chiều đã vãng thì cũng làm hiện lên một cuộc sống đang tan rã đang mất dần đi một hơi thở của con người và trở nên hoang đảo. Huy Cận nói cái có còn diễn đạt cái không, có âm thanh đấy nhưng xa vời hư ảo nên có lại thành không tất cả đầu làm đạm lên một không gian mênh mang hoang vắng
"câu 34 " Từ chiều ngang của đất thi nhân nối 1 một chiều dọc lên trời bằng hai câu thơ tuyệt bút đầy tính tạo hình. Một không gian được mở rộng đẩy cao thông qua sự di chuyển ngược hướng theo chiều dọc. Nắng xuống đến đâu trời như được đẩy cao lên đến đấy. Một không gian như đang vận động sông như dài ra, trời như rộng thêm, biển như cô liêu đi. Một không gian ba chiều hiện đại, trong thơ cổ các nhà thơ thường chỉ miêu tả hai chiều cao và rộng Huy Cận cũng diễn cả diễn tả chiều cao qua cặp từ xuống lên, chiều sông qua cặp từ dài rộng rồi đổi ngột bỏ sung thêm chiều sâu qua cụm từ sâu chóp vót. Từ sâu vừa miêu tả bầu trời cao rộng mênh mông vừa gợi ra độ sâu hun hút không cùng của đáy vũ trụ làm tăng thêm cảm giác rợn ngợp cho con người. Chữ sâu còn hun hút nối liền với cô đơn. Tóm lại trong khổ trong khổ thơ thứ hai bức tranh Tràng Giang đã có thêm hình ảnh bầu trời với mặt đất thoáng có hình bóng con người nhưng cảm giác cô đơn vẫn không giảm bớt, thậm chí còn tăng thêm bởi cái lạnh vắng với sự chới với rợn ngợp của con người khi đối diện với vũ trụ mênh mông .
"khổ 3 "
"câu 1" xuất hiện hình ảnh Cánh Bèo Đây là hình ảnh đã từng dập dềnh trong thơ dân gian, thơ cổ điển là một bức tượng nghệ thuật cho những kiếp đời trôi dạt. Đến thơ Huy Cận nó được thổi một linh hồn hiện đại linh hồn của cái tôi bơ vơ cô đơn giữa dòng đời bất tận. từ "về đâu" không xác định phương hướng. Hình ảnh" hàng nối hàng" có vẻ như đông đúc hơn về số lượng so với của một cành khô nhưng vẫn chỉ thể hiện sự đau đớn tẻ nhạt
"câu 23 "
"đò" ,"cầu" vốn là những thực thể nối liền đôi bờ, là linh hồn của sông nước. Giờ đây đã hoàn toàn bị triệt tiêu dưới cái nhìn buồn sầu của nhà thơ trả lại cho không gian sự mênh mang hoang vắng .Bằng hayi phủ định từ tuyệt đối "không cầu"" không đò" Huy Cận làm hiện lên một không gian không có bóng dáng con người càng không có tình người không có dấu hiệu của sự đoàn tụ, gặp gỡ chỉ có thiên nhiên hoang vắng mênh mông
Câu 4 là một câu thơ đẹp hoang vắng sắc màu của bờ xanh bãi vàng đẹp mộng mơ như cổ tích nhưng hai chữ lặng lẽ đứng đầu câu tỏa ra cái hoang vắng mênh mông. Bờ bãi nối tiếp nhau song song chảy mãi tới chân trời nhưng không bao giờ hội tụ gặp gỡ
khổ 4 dồn tụ toàn bộ ý tưởng của bài thơ
Câu 12 khắc họa hoàng hôn cảnh
hình ảnh rắng chiều rất đẹp với nước mây kỳ vĩ chữ đùn gợi mây trắng nở xung quanh đỉnh núi đẩy cao vút đến chọc trời cũng có thể hiểu là mây hiện ra trùng điểm lớp lớp hết lớp này đến lớp khác thậm chí đã thành núi mây những núi mây ấy được soi chiếu Huyền Ảo mĩ lệ trong ánh hoàng hôn vì thế còn mang sắc bạc của áng nắng chiều. Từ đùn còn thể hiện sức sống mãnh liệt từ bên trong Không cưỡng nổi của sự vật.
đối lập với Ráng Chiều là cánh chim hình ảnh cánh chim nhỏ vừa cho thấy khát vọng sống chạy đua với thời gian muốn cưỡng lại trời chiều rộng lớn vừa thể hiện thoáng chốc Chao Nghiêng làm riêng điệu đà .Ngoài ra hình ảnh cánh chim nghiêng còn cho thấy sức nặng của trời chiều hoàng hôn đang sà xuống ập xuống đè nặng cánh chim yếu ớt. Sức Nặng mà cánh chim phải truyền tải Phải chăng là một ẩn dụ nghệ thuật cho thân phận của cái tôi cá nhân thời thơ mới
câu 34 là hoàng hôn lòng, cái lạ của bài thơ này là suốt bài thơ gần như vắng bóng con người đến câu đến hai câu kết mới hé lộ nổi niềm thị khách bên dòng sông vô định hai câu thơ phảng phất vẻ đẹp cổ điển gợi nhớ tứ thơ Đường của Thôi Hiệu :"Nhật mộ hương quan hà Xứ Thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu" (quê hương khuất bóng hoàng hôn/ trên sông...)nếu Thôi Hiệu nhìn khói sóng trên sông mà nhớ quê thì Huy Cận lại nhìn khói hoàng hôn mà nhớ nhà tạo nên một nỗi nhớ quê bỏng rát. Thôi Hiệu nhìn cảnh nhớ quê tức là tức cảnh sinh tình mang yếu tố đặc trưng của thơ cổ để đi đến nỗi buồn luôn thường trực trong tâm hồn mình cách phủ định này lôgic với sự phủ định triệt để không cầu không đò. Nỗi buồn của lòng người lan thấm vào ngoại cảnh tỏa ra một nỗi sầu nhân thế.
Bài thơ sẽ còn mãi đi vào lòng người với phong cách tiêu biểu rất "Huy Cận", với vẻ đẹp cổ điển trang nhã sâu lắng và vẻ đẹp hiện đại mang nặng một tấm lòng yêu nước, yêu quê hương.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro