Tràng giang
Huy cận là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới. Thơ Huy Cận thường hàm súc, cổ điển, giàu màu sắc say tưởng. Đặc biệt trước cách mạng thơ ông thấm thía một nỗi buồn nhân thế. "Tràng Giang" là một bài thơ nổi tiếng của Huy Cận trước cách mạng. Bài thơ tả cảnh thiên nhiên, sông nước vào một buổi chiều thu, qua đó là nỗi niềm tha thiết với thiên nhiên, tạo vật, với quê hương đất nước của tác giả. Bài thơ có bốn khổ, mỗi khổ như một bài thơ tứ tuyệt hoàn chỉnh, trong đó khổ một mở đầu bài thơ với khung cảnh sông nước mênh mông xa vắng và một nỗi buồn trải dài bất tận không cùng. Khổ thơ như sau:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Củi một cảnh khô lạc mấy dòng".
Bài thơ được viết năm 1939, in trong tập "Lửa thiêng" - tập thơ tiêu biểu của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám. Theo tâm sự của nhà thơ, cảm hứng thơ được khơi nguồn từ dòng sống hồng vào mùa nước lũ. Nhan đề "Tràng giang" với điệp âm "ang" tạo dư âm vang xa, trầm lắng càng gợi lên một cảm giác buồn mênh mông, xa vắng hơn.
Câu mở đầu:
"Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp"
là sự hoà quyện giữa cảnh và tình. Vế đầu là cảnh vế sau là cõi lòng. Nhân vật trữ tình đã nhận ra những con sóng trải dài nối tiếp trong tràng giang, đồng thời cũng nhận ra nối buồn điệp điệp trong lòng. Thật khó có thể phân biệt sóng sống gợi ra sóng lòng hay sóng lòng khiến tác giả liên tưởng đến sóng sông. Chỉ có điều độc giả cảm nhận rõ ràng là tâm trạng buồn đang bao phủ lên không gian rộng lớn.
Câu thơ thứ hai:
"Con thuyền xuôi mái nước song song".
Trong không gian mênh mông ấy bỗng nhiên xuất hiện một con thuyền, chỉ có điều là "thuyền xuôi mái". Ta có cảm giác như con thuyền đó không có sinh khí, nó thụ động mặc dòng nước xô đẩy.
Đến câu tiếp theo, cảm giác về sự thụ động ấy càng hiện lên rõ hơn. Lúc này, nỗi buồn thể hiện sự chia lia:
"Thuyền về nước lại sâu trăm ngả".
Thuyền và nước vốn gắn bó nhưng Huy Cận lại thấy thuyền về một ngả, nước lại một nẻo, chúng đang làm một cuộc chia li. Chính vì vậy nỗi buồn điệp điệp đến đây trở thành sâu "sầu trăm ngả".
Nếu như ba câu đầu gợi ra một không gian rất quen thuộc trong hội hoạ, âm nhạc, thơ ca thì câu cuối khép lại khổ thơ cho ta những cảm xúc bất ngờ:
"Củi một cành khổ lạc mấy dòng".
Ta không thấy hình ảnh quen thuộc trong thơ cả bởi Huy Cận đã đưa vào trong cau thơ một chất liệu đời thường ít thấy trong văn học trung đại nhưng lại gần gũi với không gian sông nước Việt Nam. Đó là "củi một cành khô". Câu thơ này được Huy Cận chữa đến năm lần để đạt đến độ hàm xúc lý tưởng. Đặt trong không gian của "Tràng giang" và "mấy dòng", hơn lúc nào hết cành củi ấy trở nên nhỏ bé và vô nghĩa. Nó như ẩn dụ về kiếp người cô đơn trôi nổi trên dòng đời và dòng thời gian vô hạn.
Như vậy, khổ thơ không chỉ tả cảnh thiên nhiên sông nước mênh mông xa vắng mà còn là nỗi buồn, nỗi cô đơn của một con người giữa dòng đời vô định trước cách mạng tháng Tám. Chính vì vậy khổ thơ đã góp phần cùng cả bài thơ "dọn đường cho tình yêu giang sơn Tổ quốc" cất lên từ sâu thẳm cõi lòng của nhân vật trữ tình.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro