Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

HÀN MẶC TỬ

Nhà thơ Hàn Mạc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 tại Đồng Hới, Quảng Bình. Vì cha ông lúc đó làm chủ sự thương chánh, nên công tác nhiều nơi, chính vì thế mà ông phải theo gia đình đi nhiều nơi từ lúc nhỏ. Nơi cuối cùng neo đậu, đó là mảnh đất Quy Nhơn (Bình Định). Hàn Mạc Tử là người sớm có tài thơ xuất chúng, năm 1927, bài thơ đầu tiên "Vội vàng chi lắm" ra đời, họa lại bài thơ của nhà thơ Mộng Châu.

Năm 1930, ông thôi học ở Trường trung học Pellerin về Quy Nhơn và đoạt giải Nhất thơ trong cuộc thi thơ Thi Xã tổ chức. Năm 1931, ông nổi danh với bút hiệu Phong Trần và được cụ Phan Bội Châu chủ nhân Thi Xã Mộng du họa thơ và đề cao. Ông được Hội nhà Tây Du giới thiệu du học nước ngoài nhưng vì bọn mật thám biết Hàn Mạc Tử có liên lạc với cụ Phan Bội Châu nên đã gạch tên khỏi danh sách du học.

Đến năm 1932, ông vào làm việc tại Sở Đạc điền Quy Nhơn. Tại đây, ông đã liên tiếp có nhiều bài thơ hay ra đời, đặc biệt là tập thơ "Gái quê" nổi tiếng...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hàn Mạc Tử khiến nhiều người thương và nể phục, khi ông vướng phải bệnh phong, vào chữa trị tại Bệnh viện phong Quy Hòa và mất không lâu sau đó, hưởng dương 28 tuổi. Sau này, người ta phát hiện ra rằng, không phải ông mất vì bệnh phong, mà là do bệnh kiết lị.

Dù ra đi khi còn quá sớm nhưng những áng thơ ông để lại cho đời, đặc biệt là những bài thơ được in trong sách giáo khoa như "Mùa xuân chín", "Đây thôn Vĩ Dạ"... đã một lần nữa đưa tên tuổi Hàn Mạc Tử sống mãi trong lòng bạn đọc.

Dzũ Kha, cũng như rất nhiều người hâm mộ khác, ban đầu, yêu Hàn Mạc Tử bởi vì tài năng thi ca ấy như một mối duyên tiền định. Dzũ Kha đã đến với Hàn Mạc Tử bởi rất nhiều câu chuyện còn để lại đầy thương tâm. Ông đã dựng một cái lều ở trên núi Gềnh Ráng để có thể trọn lòng chăm sóc mộ của Hàn Mặc Tử. Từ ngày nơi đây còn hoang sơ với rất nhiều cỏ dại và thưa người thăm viếng.

Thương Hàn Mạc Tử, lúc sống đã cô đơn, nay mất đi lại hoàn toàn cô lẻ, ngôi mộ không bóng người thân thăm viếng. Ông đã lo ngày sinh nhật và giỗ Hàn Mạc Tử hơn 20 năm nay. Đi gặp người thân, người yêu của Hàn Mạc Tử để tìm hiểu quá khứ của ông. Cùng tham gia làm Phòng Lưu niệm tại Quy Hòa (năm 1998) và Nhà Lưu niệm tại Gềnh Ráng, Quy Nhơn (năm 2000) để phục vụ khách đến viếng thăm Hàn Mạc Tử.

Ông cũng đã góp phần lớn sưu tầm các tư liệu, hình ảnh, thơ văn những người có liên quan đến nhà thơ, đặc biệt là các tư liệu về gia đình và tuổi ấu thơ của Hàn Mặc Tử từ người anh ruột Nguyễn Bá Tín. Ông bỏ tiền túi đi khắp các tỉnh để xin ảnh, tư liệu và những bức thư, những bài thơ những người yêu Hàn Mặc Tử để có một cái nhìn trọn vẹn về cuộc đời ngắn ngủi, đầy đau khổ để làm nên những vần thơ "điên và thương tâm" của Hàn Mạc Tử...


Dzũ Kha (Từ "Dzũ" là do phiên âm tên đệm "Vũ" theo giọng địa phương quê Bình Định), sinh năm 1969, tên thật là Trương Vũ Kha, người Phù Cát, Bình Định. Cha Dzũ Kha từng bị Mỹ - ngụy bắt tù đày (1962 - 1968), ra tù ông bị bệnh nặng rồi mất. Nhà nghèo, một mình người mẹ phải bươn chải để nuôi hai chị em Dzũ Kha khôn lớn. Sau khi tốt nghiệp Trường Mỹ thuật TP HCM, Dzũ Kha về Quy Nhơn mở phòng tranh nghệ thuật tại Quy Hòa, nơi nhà thơ Hàn Mạc Tử chữa trị bệnh phong và mất năm 1940.

Người "thắp lửa" thơ Hàn

Dzũ Kha đã yêu thơ Hàn như hàng triệu người khác trên đất nước Việt Nam, nhưng cái khác hơn, là anh đã dựng một túp lều cỏ chừng 15m2 cạnh mộ Hàn Mạc Tử. Lấy việc chép thơ Hàn Mạc Tử trên gỗ thông bằng cây bút lửa để có thể được lưu giữ những vần thơ Hàn phục vụ du khách, phục vụ những người yêu thơ Hàn Mặc Tử.

Thực ra, kỹ thuật "bút lửa" (dùng điện nung nóng và vẽ bằng cách đốt cháy gỗ) không lạ vì nó đã được các nghệ nhân Đà Lạt và Sài Gòn sử dụng để viết, nhưng ngòi bút ấy viết thơ Hàn Mạc Tử, với những nét điêu luyện và đẹp như chữ thư pháp đã trở thành một điểm riêng không trộn lẫn, bởi vì, bất cứ du khách thích câu thơ nào của Hàn, cũng có thể được sở hữu một "bức tranh chữ - gỗ" đầy nghệ thuật, đầy ân tình mà Dzũ Kha gửi gắm. Hiện nay ông còn có một số học trò đến đây học viết bằng bút lửa, đặc biệt, con gái của ông cũng thừa hưởng được nét tài hoa của ba, đã viết nên những câu thơ bay bổng.

Không ai khác, ông là một người nắm rõ nhất những câu chuyện về Hàn Mạc Tử, vì yêu thơ Hàn nên ông đã tìm hiểu kỹ và đi gặp những nhân chứng gắn bó với cuộc đời Hàn Mạc Tử, trước hết là để biết thêm về con người tài hoa bạc mệnh Hàn Mạc Tử, và sau nữa là để thuyết minh cho những du khách có nhu cầu khi đến với Gềnh Ráng thăm mộ Hàn Mạc Tử. Và không ai khác, ông là người thuộc tất cả sự nghiệp và các bài thơ của Hàn Mạc Tử, thậm chí có thể đọc xuôi, đọc ngược để du khách có một cái nhìn toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của Hàn Mạc Tử.

Dzũ Kha chia sẻ rằng, có lẽ đây như là một định mệnh của đời ông. Không ngày nào, bất kể nắng hay mưa, ông không có mặt ở Gềnh Ráng, bởi cả cuộc đời ông đã và sẽ gắn bó với nơi này, như cách mà Hàn Mạc Tử đã đến và gắn bó với mảnh đất Quy Nhơn. Như bài thơ tự sự mà ông tâm đắc: "Bạn lên phố thị xênh xang/ Riêng ta ở lại đa mang xứ Gềnh/ Phồn hoa náo nhiệt lãng quên/ Họa thi bút lửa sưởi bên mộ Hàn/ Đông về thu lại xuân sang/ Cũng ai với ánh trăng vàng biển khơi/ Thỏa lòng đổi trót cuộc chơi/ Chỉ mong tìm thấy một đời thường thôi"...

Lặn lội tìm những người tình của Hàn Mạc Tử

Dzũ Kha chia sẻ rằng, theo lời kể của nhiều người cùng sự liên hệ có được, ông đã đi tìm được ảnh của 5 người yêu trong đời Hàn Mạc Tử, lưu ảnh và một số bút tích của họ.

Người đầu tiên là bà Hoàng Thị Kim Cúc, người gốc Huế, sinh năm 1913, vì tính tình Hàn Mạc Tử hiền lành, nhút nhát nên chỉ dám bày tỏ qua thơ. Kim Cúc bị tai nạn giao thông tại TP HCM ngày 11-8-1988. Nằm Bệnh viện Chợ Rẫy 12 ngày đêm. Bà được đưa về Huế và mất vào ngày 3-2-1989. Có thể nói, đám tang của bà lớn nhất xứ Huế từ xưa đến nay, vì bà là Phó ban hướng dẫn Trung ương Gia đình phật tử Việt Nam. Năm 1935, Hàn Mạc Tử vào Sài Gòn làm báo, cộng tác trang thơ báo Công Luận và Tân Thời.

Yêu người thứ hai là Mộng Cầm, người gốc Quảng Ngãi, sinh năm 1917, khi đó đang sống ở Phan Thiết. Những năm làm báo ở Sài Gòn, Hàn Mạc Tử thường ra Phan Thiết và đi chơi cùng Mộng Cầm ở Mũi Né. Đây cũng là người yêu gợi nhiều cảm hứng cho đời thơ Hàn Mạc Tử.

Ông viết bài thơ "Tối tân hôn" tặng Mộng Cầm đầy tha thiết: "Là sợi đường tơ dịu quá trăng/ Là bao nhiêu ngọc cũng chưa bằng/ Cả và thế giới như không có/ Một vẻ yêu là một vẻ tân/ Đã có khi nào cô ước mơ/ Rồi đây khai mạc cuộc đời thơ/ Bằng đêm hôm ấy êm như rót/ Lời mật vào tai ngọt sững sờ...".

Cuối năm 1936, Hàn Mạc Tử thấy mình có bệnh nhưng chưa xác định là bệnh phong nên chia tay Mộng Cầm, trở về Quy Nhơn chữa trị. Mộng Cầm mất năm 2007 tại Bình Thuận.

Năm nàng thơ của HÀN MẶC TỬ.

Sau này nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sáng tác bài thơ "Hàn Mạc Tử" được nhiều người yêu thích trong đó có đoạn: "Hàn Mạc Tử xuôi về quê cũ giấu chân nơi nhà hoang/ Mộng Cầm hỡi thôi đừng thương tiếc, tủi cho nhau mà thôi/ Tình đã lỡ, xin một câu hứa kiếp sau ta tròn đôi/ Còn gì nữa thân tàn xin để một mình mình đơn côi...".

Năm 1937, Hàn Mạc Tử đem lòng yêu Mai Đình (gốc Thanh Hóa, sinh năm 1919) người đã đọc tập thơ "Gái quê" và đem lòng yêu Hàn Mạc Tử. Năm 1939, trong lúc Hàn Mạc Tử bệnh tật, bà có ra Quy Nhơn thăm nuôi. Hàn Mạc Tử đã viết bài thơ "Hãy đón hồn tôi" tặng Mai Đình: "Dưới túp lều tranh, trên chõng tre/ Tứ bề cửa khép với phên che/ Kéo mền ủ kín toàn thân lại/ Để thả hồn bay, gửi mộng về".

Năm 1940, Hàn Mạc Tử mất và Mai Đình lại ra Quy Nhơn thăm mộ Hàn lần đầu vào năm 1941. Năm 1995, bà ra Quy Nhơn thăm mộ Hàn lần cuối cùng, ra tập thơ "Đôi hồn" họa các bài thơ Hàn Mạc Tử. Bà mất năm 1999 tại TP HCM, thọ 80 tuổi.

Cùng thời gian này, Hàn Mạc Tử còn quen Ngọc Sương, sinh năm 1914 tại Quảng Ngãi, là dì ruột của Mộng Cầm và là dì ruột nhà thơ Bích Khê. Nhưng hai mối tình Mai Đình và Ngọc Sương không đi sâu vào lòng Hàn như tình yêu ông dành cho Mộng Cầm. Bà Ngọc Sương mất năm 2002 tại TP HCM, thọ 89 tuổi.

Vào cuối cuộc đời, bệnh tình Hàn Mạc Tử càng ngày càng nặng. Những người yêu chia xa, Hàn bị đau khổ về tinh thần và thể xác. Vì vậy mà nhà văn Trần Thanh Địch muốn an ủi bạn mình lúc đau khổ bằng cách giới thiệu cho Hàn Mạc Tử một người yêu thơ Hàn. Nàng tên Trần Thương Thương, sinh năm 1924, người Huế, cháu gọi Trần Thanh Địch bằng chú ruột.

Những bức thư tình của Thương Thương gửi Hàn Mạc Tử hoàn toàn do Trần Thanh Địch tự phác họa ra. Hàn Mạc Tử cứ ngỡ mình đang có người yêu thực sự. Từ đó khoái cảm về mặt tinh thần mà sáng tác ra những vần thơ nổi tiếng. Trong bài thơ "Nỗi buồn vô duyên" tặng Thương Thương, Hàn Mạc Tử đã viết: "Sầu lên cho tới ngàn khơi/ Ai đâu ráo lệ, chưa lời nói ra/ Chiều nay tàn tạ hồn hoa/ Nhớ Thương Thương quá xót xa tâm bào/ Tiếng buồn đêm trộn tiêu tao/ Bóng em chờn chợn trong bao nhiêu màu/ Nghe ai xé lụa mà đau/ Gió than niềm gió biết đâu hẹn hò/ Đừng ai nói để thương cho/ Lỡ ra lạnh nhạt đền bù sao cam...".

Trong suốt 28 năm ngắn ngủi sống trong cõi đời này, Hàn Mạc Tử đã có nhiều năm tháng cuối đời sống cô đơn và chết giữa chốn lạ không người thân bên cạnh, như tiên cảm của ông trước đó trong bài thơ "Duyên kỳ ngộ": "Một mai kia ở bên khe nước ngọc/ Với sao sương anh nằm chết như trăng/ Không tìm thấy nàng tiên mô đến khóc/ Đến hôn anh và rửa vết thương tâm"...

Nhưng có lẽ đến bây giờ thì linh hồn Hàn Mặc Tử ở bên kia thế giới có thể yên lòng rằng, đã có hậu duệ Dzũ Kha với một tình yêu vô biên dành cho ông, rũ bỏ cả một đời trai trẻ nhiều tham vọng bay nhảy, phiêu lưu của người họa sĩ để ở lại cùng Hàn Mạc Tử thường ngày bên Gềnh Ráng chăm sóc mộ phần, truyền lửa vào thơ, gửi đến du khách muôn phương tiếng thơ ông đầy mộng mị.

Dzũ Kha cũng là một kiếp người đầy lãng tử, đơn độc, đa mang với những vết thương tâm bởi cuộc đời riêng đầy trắc trở. Những người phụ nữ lần lượt ra đi trong cuộc đời anh, vì nhiều lý do nhưng chắc chắn có sự so sánh vì tình yêu anh dành cho Hàn Mạc Tử quá lớn, quá nhiều...

Bây giờ, anh sống với người mẹ già đã ngoài 90 tuổi, hàng ngày chăm sóc mẹ, truyền lại bút lửa cho cô con gái. Cuộc sống của anh giản đơn, sáng uống cà phê dưới chân đồi Gềnh Ráng, trưa ăn cơm hộp tại căn chòi nhỏ của mình, rồi đọc, rồi viết, rồi thuyết minh cho du khách những bài thơ bất tận về cuộc đời và sự nghiệp của nhà thơ Hàn Mạc Tử, trong tiếng sóng biển ì oạp vỗ vào bờ đá của biển Quy Nhơn...

NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG CUỘC ĐỜI HÀN MẶC TỬ

28 năm là cuộc đời quá ngắn ngủi của chàng thi si tài hoa, bạc mệnh và đó cũng là chừng ấy năm trái tim đa tình của chàng thổn thức yêu đương vì nhiều bóng hồng ngang qua cuộc đời.


Nhắc đến Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), người ta hay nghĩ đến chàng thi sĩ đa tài nhưng bạc mệnh. Và thêm một điều nữa xung quanh cuộc đời của chàng thi sĩ tài hoa này cũng được đề cập nhiều đó là tâm hồn lãng mạn, đa tình - cội nguồn cảm hứng thơ ca của ông.


1. Mối tình đầu ít ai biết của Hàn Mặc Tử gắn liền với một cô gái Huế có cái tên rất mộc mạc: Trà. Nàng Trà là con gái út người cậu họ của Hàn Mặc Tử. Lần đầu gặp Trà, Hàn Mặc Tử ấp a ấp úng không biết xưng là gì vì Trà hơn tuổi. Họ xích lại gần nhau hơn nhờ nàng dịu dàng, tự nhiên bắt chuyện và hai người có cùng sở thích thơ văn, viết báo.

Theo lời ông Nguyễn Bá Tín - em trai Hàn Mặc Tử, mối tình với người đẹp tên Trà là mối tình yên lặng nhất trong cuộc đời ngắn ngủi của chàng thi sĩ này. Nếu như những mối tình sau này đều được "giải tỏa" bằng thơ thì với nàng Trà, Hàn Mặc Tử không làm nổi một câu thơ để tỏ tình, thành ra tình yêu của chàng thi sĩ đa tình càng thổn thức.

Cho đến một ngày, một người chị họ đột ngột vào thăm nhà chàng, kể lể về đám cưới của Trà và bày tỏ nỗi tiếc nuối vì Trà rất dễ thương, thùy mị và ưng Hàn Mặc Tử nhưng chàng đã không "nói một tiếng". Vậy là mối tình đầu tan vỡ trong lặng lẽ, để lại những hối hận, tiếc thương


2. Mối tình trong sáng và được nhắc đến nhiều nhất của Hàn Mặc Tử lại là người con gái Huế có cái tên rất đẹp: Hoàng Cúc. Năm 1933, khi đang làm việc tại Quy Nhơn, Bình Định, Hàn Mặc Tử đã có dịp quen biết với Hoàng Cúc - một cô gái gốc Huế, qua một người em con chú con bác của nàng. Ngay từ cái nhìn đầu tiên, Hàn Mặc Tử đã đem lòng yêu say cô gái có tâm hồn văn chương giống mình. Chàng từng sáng tác bài thơ "Hồn cúc" để bày tỏ tình yêu của mình qua những vần thơ như: "Bấy lâu sát ngõ, chẳng ngăn tường/Không dám sờ tay sợ lấm hương/Xiêm áo đêm nay tề chỉnh quá/Muốn ôm hồn cúc ở trong sương".


Tuy nhiên, vốn là một cô gái kín đáo nên bề ngoài, Hoàng Cúc với Hàn Mặc Tử như hai phương trời xa lạ. Tình yêu của chàng trai đa tình cứ thế âm thầm lặng lẽ trôi qua mà không được đáp lại. Sau nhiều lần vào Sài Gòn rồi trở lại mảnh đất Quy Nhơn, tình yêu ấy không hề phai nhạt mà càng nồng nàn hơn xưa. Chỉ có điều nó là thứ tình yêu đơn phương từ phía Hàn Mặc Tử. Để rồi, khi Hoàng Cúc theo cha về Vĩ Dạ ẩn cư làm tu sĩ, Hàn Mặc Tử đã coi nàng như đã đi lấy chồng và ôm nỗi đau tuyệt vọng vì tình yêu tan vỡ.

Thấy vậy, người em của Hoàng Cúc đã viết thư về cho nàng thông báo tin Hàn Mặc Tử mắc bệnh nan y và khuyên nàng nên viết thư an ủi người đã hết lòng yêu thương nàng. Đáp lại, Hoàng Cúc chỉ gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh phong cảnh có mây, nước, có chiếc đò ngang và cô gái chèo đò. Đó chính là cội nguồn cảm hứng của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ nổi tiếng. Mối tình với cô gái Huế đẹp, trong sáng nhưng đượm buồn đã khép lại trong cuộc đời chàng thi sĩ đa tình như thế.


3. Mối tình da diết nhất trong cuộc chàng thi sĩ đa tình gắn liền với cái tên Mộng Cầm (quê ở Phan Thiết, Bình Thuận). Từ một người hâm mộ tài năng của Hàn Mặc Tử, giữa hai người đã nảy sinh tình cảm qua các bức thư bàn chuyện thơ văn. Khi vào Sài Gòn làm báo, Hàn Mặc Tử cũng nhiều lần bắt xe về Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Và mối tình này đã để lại nhiều kỉ niệm khó phai ở các địa danh như Mũi Né, Lầu Ông Hoàng...


Nếu các mối tình trước của Hàn Mặc Tử là tình yêu đơn phương không được đáp lại thì lần này, Mộng Cầm đã chủ động bày tỏ tình cảm và nguyện làm người "nâng khăn sửa túi" cho Hàn Mặc Tử. Hai người đã trải qua những ngày tháng hạnh phúc và tràn đầy hy vọng. Song chính Mộng Cầm đã gieo rắc vào lòng chàng trai đa sầu đa cảm này nỗi đau khôn nguôi khi quyết định lấy chồng giữa lúc thi sĩ lâm bệnh nặng. Nỗi đau về thể xác cùng với nỗi tuyệt vọng vì bị phụ tình đã khiến Hàn Mặc Tử rơi vào tâm trạng uất hận: "Làm sao giết được người trong mộng/Để trả thù duyên kiếp phũ phàng".

4. Chính trong lúc đau đớn, tuyệt vọng nhất, bóng hồng tiếp theo đã bước vào cuộc đời Hàn Mặc Tử, nàng tên Mai Đình, người ta gọi ấy là "tình văn chương". Xét về nhan sắc, vóc dáng mộc mạc, chân quê và nhỏ bé của Mai Đình thua xa vẻ đài các của Mộng Cầm hay nét yểu điệu lạnh lùng của Hoàng Cúc. Hai người quen nhau qua một người bạn văn của Hàn Mặc Tử. Năm 1937, Mai Đình đã chủ động đến Quy Nhơn tìm gặp người trong mộng.


Lúc ấy, Hàn Mặc Tử rất mặc cảm vì đang mang bệnh nặng nên không chịu gặp mặt. Nhưng càng như thế, Mai Đình càng thương xót hơn, nàng nói muốn chia sẻ bớt nỗi đau khổ của thi sĩ đa tình. Cảm kích trước tấm chân tình của người con gái này, song Hàn Mặc Tử vẫn cho rằng chuyện tình của họ sẽ chẳng có kết quả gì. Về sau, chứng kiến sự hy sinh và tình yêu lớn lao của Mai Tình, Hàn Mặc Tử mới đáp lại tình cảm của nàng.


Vì tình yêu, Mai Đình đã ở bên Hàn Mặc Tử ngay cả lúc bệnh phong đã tàn tạ cả thể xác và tinh thần của chàng. Rồi khi bị mọi người hắt hủi, Mai Đình luôn là người an ủi, động viên chàng. Tuy nhiên, tình yêu ấy cuối cùng vẫn không chiến thắng nổi một "thế lực" thứ 3 - ấy là sự cưỡng ép của bố mẹ Mai Đình, ép nàng đi lấy chồng.

5. Mối tình thoáng qua khác trong cuộc đời Hàn Mặc Tử là Ngọc Sương. Ngọc Sương là chị ruột của Bích Khê - một người bạn văn của thi sĩ. Trong những ngày tháng đau đớn vì bệnh tật và tuyệt vọng vì tình yêu dang dở, sự xuất hiện của Ngọc Sương như một niềm an ủi lớn đối với Hàn Mặc Tử, nhưng tình yêu này chỉ như "gió thoảng mây bay".

Mối tình trong mộng với giai nhân có cái tên đẹp và ấn tượng Thương Thương cũng là một mối tình khác trong cuộc đời chàng ca sĩ tài hoa mà bạc mệnh. Người ta kể rằng, trong những ngày nằm trong túp lều bên bờ biển, Hàn Mặc Tử đã nhận được một bức thư đề tên người gửi là Thương Thương. Bức thư bày tỏ tấm lòng của một nữ sinh xứ Huế với hồn thơ và cuộc đời bất hạnh của Hàn Mặc Tử. Chàng đã đem lòng say đắm người trong mộng, đặt cho nàng biệt danh Người lụa bến Sông Hương. Tuy hai người không gặp mặt nhưng tình yêu đó đã chắp cánh cho những vở kịch thơ ngọt ngào như Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội...

Năm 1940 là năm cuối của cuộc đời Hàn Mặc Tử, định mệnh đã cướp mất sự sống của chàng thi si đa tình ở tuổi 28.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: