Tran ru
Câu 1.Phân tích định nghĩa vật chất của V.I.Lênin và nêu lên ý nghĩa của định nghĩa này.
1) Phạm trù vật chất là một phạm trù cơ bản, nền tảng của chủ nghĩa duy vật, nó chứa đựng thế giới quan và phương pháp luận sâu sắc.
2) Phạm trù vật chất được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, nó phụ thuộc vào thực tiễn và nhận thức khoa học.
3) Quan điểm về vật chất của các nhà duy vật cổ đại mang tính trực quan cảm tính; họ đồng nhất vật chất với các dạng cụ thể, coi đó là cơ sở đầu tiên của mọi tồn tại. Thales: nước; Anacimence: không khí; Lecippe – Democrite: nguyên tử.
4) Vào thế kỷ XVII - XVIII, thuyết nguyên tử được Gelile, Decarter, Newton, Becon, Hoppe... khẳng định. Trên cơ sở đó, vào thế kỷ XIX các nhà triết học và khoa học đồng nhất vật chất với nguyên tử hoặc đồng nhất vật chất với khối lượng. Chủ nghĩa duy vật trước Mác đã quy vật chất về các dạng cụ thể.
5) Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong vật lý học có những phát minh quan trọng làm cho con người hiểu sâu hơn về thế giới vật chất. Đó là những phát hiện ra tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử, khối lượng của điện tử tăng khi vận tốc của nó tăng. Tất cả những phát minh đó đã chỉ ra những khuyết điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác trong quan niệm về vật chất. Nó còn là c)))ơ sở để chủ nghĩa duy tâm lợi dụng chống chủ nghĩa duy vật và cho rằng “vật chất biến mất”.
6) Để bảo vệ quan điểm của chủ nghĩa duy vật, V.I. Lênin bác bỏ quan điểm trên của chủ nghĩa duy tâm và cho rằng “không phải vật chất tiêu tan mất đi” mà giới hạn hiểu biết của con người về vật chất là tiêu tan. Từ đó, Lênin đưa ra định nghĩa: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
7) Phương pháp định nghĩa vật chất là mang tính đặc trưng, khác với các định nghĩa thông thường. Bởi triết học nghiên cứu thuộc tính chung nhất của thế giới vật chất. Phạm trù vật chất là một phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất, và cho đến nay, nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được”. Nếu dùng phương pháp định nghĩa phạm trù vật chất theo cách thông thường sẽ trở nên bất lực. Người ta không thể quy vật chất về phạm trù rộng hơn nó. Vật chất không có gì khác hơn là “thực tại khách quan… tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” tồn tại độc lập đối với ý thức của con người, và được ý thức con người phản ánh”.
8) Thực tại khach quan là tồn tại thực, có thật, duy nhất, không do ai sinh ra không mất đi tồn tại vĩnh viễn. Định nghĩa khẳng định thuộc tính chung nhất của vật chất là thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức. Tất cả những gì tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thức đều là vật chất.
9) Khẳng định vật chất là thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác, Lênin đã thừa nhận vật chất là cái thứ nhất, ý thức là cái thứ hai; vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức. Lênin đã giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản triết học trên lập trường của chủ nghĩa duy vật triệt để. Qua đó có vai trò chống chủ nghĩa duy tâm trong quan niệm về thế giới; khắc phục chủ nghĩa duy vật trước Mác về vật chất.
10) Khi khẳng định vật chất là cái được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh điều đó Lênin muốn khẳng định con người có khả năng nhận thức được thế giới, giải quyết được mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học. Qua đó khắc phục được thuyết hoài nghi và thuyết không thể biết. Với ý nghĩa đó, định nghĩa có vai trò định hướng, kích thích cho khoa học phát triển.
11) Trong việc nhận thức các hiện tượng xã hội, định nghĩa đã cho ta những cơ sở xác định được cái gì trong đời sống xã hội. Đây là điều mà các nhà duy vật trước Mác chưa đạt được.
Câu 2. Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức; từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này.
Khi khẳng định vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức, chủ nghĩa duy vật biện chứng cũng đã vạch rõ ý thức có vai trò vô cùng quan trọng với vật chất. Vai trò của ý thức được thông qua hành động của con người. Ý thức của con người có vai trò tích cực, làm biến đổi hiện thực, vật chất khách quan theo nhu cầu của mình. Quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là quan hệ tác động qua lại.
Nói tới vai trò của ý thức thực chất là nói tới vai trò của con người, bởi ý thức là ý thức của con người. Bản thân ý thức không làm thay đổi hiện thực gì cả. Vai trò của ý thức được thể hiện ở chỗ chỉ đạo hoạt động của con người, hình thành mục tiêu, kế hoạch, ý chí, biện pháp cho hoạt động của con người. Ý thức có thể quyết định làm cho con người hoạt động đúng hai sai, thành công hay thất bại trên cơ sở của những điều kiện khách quan nhất định.
Vai trò của ý thức, tư tưởng trước hết là nhận thức thế giới khách quan, từ đó làm cho con người hình thành mục đích, phương hướng biện pháp và ý chí cần thiết cho hoạt động của mình. Sức mạnh của ý thức được thể hiện khi biết dựa vào điều kiện vật chất, điều kiện khách quan, phản ánh đúng quy luật khách quan để cải tạo thế giới.
Con người phản ánh càng đầy đủ và chính xác về thế giới khách quan thì việc cải tạo thế giới càng có hiệu quả. Vì thế cần phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con người để cải tạo thế giới.
Tuy nhiên, cơ sở cho việc phát huy nhân tố chủ quan là phải thừa nhận và tôn trọng tính khách quan của vật chất, tức những quy luật của tự nhiên và xã hội. Cho nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải xuất phát từ hiện thực khách quan, lấy thực tế khách quan làm căn căn cứ cho mọi hoạt động của mình. Vì thế, không được lấy ý muốn chủ quan và tình cảm làm điểm xuất phát cho quá trình hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay nhằm mục đích xây dựng một quốc gia dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh để vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đã rút ra bài học quan trọng là: “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Vì thế trong giai đoạn phát triển kinh tế xã hội hiện nay, chúng ta lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát và lấy con người Việt Nam làm mục tiêu của sự phát triển nhanh bền vững.
Với vai trò quan trọng của ý thức, thì việc “phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững”. Từ đó phải biết nâng cao trình độ dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Đó là con đường duy nhất để thoát ra khỏi lạc hậu, đói nghèo một cách hợp pháp của cá nhân cũng như gia đình và xã hội. Vì thế, trong giai đoạn hiện nay phải “khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu”.
Câu 3. Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và nêu ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý này.
1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định, sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật hay giữa các mặt, các yếu tố của sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Thứ nhất, chủ nghĩa duy vật biện chứng coi thế giới là một chỉnh thể thống nhất. Các hiện tượng, sự vật và quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên hệ qua lại nhau, liên hệ, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.
Thứ hai, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định sự tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng là do tính thống nhất vật chất của thế giới. Cho dù thế giới có đa dạng, phức tạp như thế nào thì cũng chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của thế giới vật chất.
2.2. Các tính chất của mối liên hệ
Mối liên hệ của các sự vật hiện tượng là khách quan, là vốn có của sự vật, hiện tượng. Không ai có thể phá bỏ và chi phối các mối quan hệ đó. Thông qua các mối quan hệ con người có thể phát hiện quy luật, nguyên lý của thế giới khách quan.
Mối liên hệ mang tính phổ biến, tính phổ biến được thể hiện ở:
Thứ nhất, tất cả mọi sự vật đều có mối liên hệ với sự vật hiện tượng khác. Không có sự vật hiện tượng nào nằm ngoài mối liên hệ.
Thứ hai, mối liên hệ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo trình độ kết cấu vật chất nhất định. Những hình thức liên hệ riêng rẽ cụ thể, cụ thể được các nhà khoa học cụ thể nghiên cứu. Phép biện chứng nghiên cứu mối liên hệ chung nhất, khái quát nhất.
Nghiên cứu mối liên hệ cho thấy các sự vật, hiện tượng trong thế giới có tính đa dạng, phong phú. Trong một sự vật có rất nhiều mối liên hệ chứ không chỉ có một mối liên hệ. Nhưng tùy theo những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể các mối liên hệ tương ứng của chúng giữ vai trò quyết định. Còn sự phân chia từng loại mối liên hệ chỉ có tính tương đối nhưng sự phân chia đó là rất cần thiết vì mỗi loại có vị trí, vai trò xác định trong sự vận động và phát triển.
Mối liên hệ luôn mang tính phổ biến và khách quan ở tất cả mọi sự vật và hiện tượng. Mối liên hệ này diễn ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người. Tính phức tạp của mối liên hệ phổ biến được thể hiện ở mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài; mối liên hệ chủ yếu mối liên hệ thứ yếu; mối liên hệ trực tiếp hay mối liên hệ gián tiếp... Các mối liên hệ trên của sự vật, hiện tượng phụ thuộc vào từng giai đoạn khác nhau của quá trình phát triển của sự vật.
2.3. Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
Từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho ta quan điểm toàn diện trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi nhận thức sự vật, chúng ta phải xem xét nó: (1) trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật nó; (2) trong mối quan hệ giữa sự vật đó với sự vật khác.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi nhận thức được sự vật, chúng ta cần xem xét nó trong mối liên hệ với thực tiễn của con người.
Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện. Quan điểm toàn diện chân thực đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật đó. Như vậy quan điểm toàn diện không đồng nhất với quan điểm dàn trải mà nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của sự vật hay hiện tượng đó.
Trong hoạt động nhận thức, quan điểm toàn diện còn yêu cầu chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. Vì thế, trong hoạt động thực tiễn chúng ta phải kết hợp chính sách “dàn đều” và “chính sách có trọng điểm”.
Cần chú ý rằng một sự vật bao giờ cũng tồn tại trong một không gian, thời gian cụ thể. Do vậy, quan điểm toàn diện còn đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm lịch sử cụ thể.
Vận dụng quan điểm lịch sử – cụ thể vào việc xem xét và giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh lịch sử – cụ thể đã làm phát sinh về vấn đề đó, tới sự ra đời và phát triển của nó. Khi xem xét một quan điểm, một luận thuyết cũng phải đặt nó trong mối quan hệ như vậy.
Câu 4.Phân tích nội dung Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này.
1. Nội dung quy luật được là rõ thông qua một số phạm trù sau: “mặt đối lập”, “sự thống nhất” và “đấu tranh của các mặt đối lập.
Mặt đối lập: Khi nghiên cứu bất cứ một sự vật, hiện tượng chúng ta thấy chúng được tạo thành từ nhiều bộ phận, nhiều mặt nhiều yếu tố, nhiều thuộc tính khác nhau. Trong các yếu tố cấu thành sự vật không chỉ có các yếu tố khác nhau mà nó còn đối lập với nhau.
Khái niệm “mặt đối lập” trong quy luật mâu thuẫn là sự khái quát những mặt, những thuộc tính có khuynh hướng trái ngược nhau nằm trong một chỉnh thể làm nên sự vật hiện tượng. Sự tồn tại các mặt đối lập là hiện tượng khách quan và phổ biến.
Hai mặt đối lập này nằm trong một chỉnh thể có liên hệ khăng khít lẫn nhau nhưng lại tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mẫu thuẫn. Mâu thuẫn là một chỉnh thể, trong đó hai mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
Sự thống nhất: sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của hai mặt đối lập, hai mặt đối lập liên hệ nhau ràng buộc nhau và quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho mình.
Đấu tranh của hai mặt đối lập: đấu tranh của hai mặt đối lập là các mặt đối lập bài trừ nhau, phủ định nhau. Sự bài trừ, phủ định lẫn nhau của hai mặt đối lập chỉ là một trong những hình thức đấu tranh của hai mặt đối lập. Nhưng tính chất đấu tranh của hai mặt đối lập rất đa dạng, nó tuỳ thuộc vào tính chất, mối quan hệ, phụ thuộc vào điều kiện diễn ra cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập. Sự thống nhất hai mặt đối lập là tương đối, sự đấu tranh của hai mặt đối lập là tuyệt đối.
Sự đấu tranh của hai mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình ấy có thể chia từng giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng. Khi mới xuất hiện, mâu thuẫn thường biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt. Song không phải bất cứ hai mặt khác nhau nào cũng là mâu thuẫn, chỉ có hai mặt khác nhau nào liên hệ hữu cơ với nhau nằm trong một chỉnh thể có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau thì mới hình thành mâu thuẫn. Trong quá trình phát triển của mâu thuẫn, sự khác nhau đó biến thành sự đối lập. Khi hai mặt đối lập của mâu thuẫn xung đột nhau gay gắt, nếu có điều kiện chín muồi thì hai mặt đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là sự thống nhất của hai mặt đối lập cũ bị phá hủy, sự thống nhất của hai mặt đối lập mới được hình thành cùng với mâu thuẫn mới. mâu thuẫn này lại triển khai, phát triển và lại được giải quyết làm cho sự vật mới luôn phát triển thay thế sự vật cũ.
2. Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập không tách rời nhau, trong quá trình tồn tại và phát triển của sự vật. Sự thống nhất gắn liền với sự đứng im, ổn định tạm thời của sự vật. Sự đấu tranh gắn liền với sự vận động và phát triển. Sự thống nhất là tuyệt đối, sự đấu tranh là tuyệt đối. Vì thế đấu tranh của hai mặt đối lập là nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển.
Mâu thuẫn là hiện tượng khác quan phổ biến, nó tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng, nó tồn tại ở mọi giai đoạn phát triển của sự vật.
3. Một số loại mâu thuẫn
a. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn nằm ngay trong bản thân sự vật; là mâu thuẫn có sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng đối lập bên trong của một sự vật. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa các sự vật và hiện tượng với nhau; là mâu thuẫn diễn ra trong mối liên hệ giữa sự vật này với sự vật khác.
Việc phân chia loại mâu thuẫn này chũng chỉ có ý nghĩa tương đối, vì tùy theo mối quan hệ cụ thể mà trong trường hợp này là mâu thuẫn bên trong nhưng trong trường hợp khác đó lại là mâu thuẫn bên ngoài. Sự phân biệt này là cần thiết, vì mỗi loại mâu thuẫn có vị trí, vai trò riêng trong sự vận động và phát triển của sự vật. Mâu thuẫn bên trong là nhân tố quyết định và mâu thuẫn bên ngoài chỉ ảnh hưởng đến sự vận động và phát triển của sự vật.
b. Mâu thuẫn cơ bản và không cơ bản
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn quyết định bản chất chất và sự phát triển trong suốt giai đoạn tồn tại của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật, nó ảnh hưởng đến một mặt nào đó của sự vật.
Việc phân tích mâu thuẫn có ý nghĩa rất quan trọng vì xác định được mâu thuẫn co bản mới xác định được chiến lược đúng đắn.
c. Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở một giai đoạn phát triển nhất định của sự vật. Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định ở giai đoạn đó.
Việc phân loại mâu thuẫn này chỉ có ý nghĩa tương đối, vì trong điều kiện này là chủ yếu, trong điều kiện khác là thứ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu là hình thức biểu hiện của mâu thuẫn cơ bản ở từng giai đoạn.
Việc tìm hiểu mâu thuẫn chủ yếu và thứ yếu trong từng thời kỳ là rất quan trọng để xác định công việc trướng mắt, đề ra nhiệm vụ trung tâm cần giải quyết và đưa ra sách lượng kịp thời.
d. Mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những giai cấp, những tập đoàn người, những xu hướng xã hội có lợi ích đối lập nhau. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội mà lợi ích cơ bản không đối lập nhau. Hai loại mâu thuẫn này chỉ tồn tại trong xã hội có đối kháng giai câp.
Mâu thuẫn đối kháng đòi hỏi phải được giải quyết bằng bạo lực cách mạng, còn mâu thuẫn không đối kháng được giải quyết bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục, phê bình và tự phê bình.
Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ ra nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến, cũng là nguồn gốc động lực của sự vận động của sự phát triển vì vậy, đòi hỏi trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải tìm ra mâu thuẫn.
Khi phát hiện ra mâu thuẫn phải tiếp cận nó để phân tích cụ thể và giải quyết từng loại mâu thuẫn. Phải thực hiện giải quyết mâu thuẫn, không được đều hòa mâu thuẫn để cho sự vật mới ra đời. Mâu thuẫn phải được giải quyết trong điều kiện đã chín muồi.
Câu 5. Phân tích nội dung Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại; ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này.
1. Định nghĩa về khái niệm chất và lượng
Chất là tính quy định vốn có của sự vật và hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho nó là nó, nó không phải là cái khác.
Để nhận thức được chất với tư cách là tổng hợp các thuộc tính của nó vì vậy cần phải đặt nó trong các quan hệ khác. Một sự vật có nhiều thuộc tính, thuộc tính nào là cơ bản nhất của sự vật thì đó là chất của sự vật. Trong quá trình phát triển, biến đổi của sự vật chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật thay đổi.
Lượng là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng biểu hiện về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Trong thực tế lượng có thể xác định được bởi những đơn vị như: cao, dài, thấp, nặng, nhẹ,… song có những tính quy định về lượng chỉ có thể biểu hiện dưới dạng trừu tượng và khái quát. Sự phân biệt chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo mối quan hệ mà nó là chất hay là lượng.
2. Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
Bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào cũng đều có sự thống nhất giữa chất và lượng. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng luôn có sự biến đổi. Lượng thường có xu hướng là biến đổi, chất có tính tương đối ổn định hơn. Sự thay đổi của lượng và chất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chất và lượng thống nhất với nhau ở một độ nhất định trong quá trình lượng biến đổi chưa dẫn đến sự biến đổi về chất. Độ là sự thống nhất giữa chất và lượng, nó là khoảng giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.
Sự vận động và biến đổi của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi về lượng so với chất. Quá trình biến đổi lượng có thể diễn ra theo hướng tăng dần hoặc giảm dần. Khi lượng thay đổi vượt điểm nút thì dẫn đến sự thay đổi về chất. Tại thời điểm vượt qua giới hạn của độ thì gọi là điểm nút. Điểm nút dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay đổi về chất của sự vật. Bất kỳ chất và lượng nào cũng đều thống nhất với nhau bởi một độ nhất định và bị giới hạn bởi hai điểm nút.
Sư thay đổi về chất được gọi là bước nhảy. Bước nhảy là sự chuyển hóa về chất do sự thay đổi về lượng. Chất mới ra đời lại hình thành lượng mới, lượng mới lại biến đổi đến điểm nút mới, lại xảy ra bước nhảy mới và cứ như thế làm cho sự vật mới luôn xuất hiện. Bước nhảy có các hình thức:
Xét dưới góc độ quy mô ta có: bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ.
Xét về nhịp độ ta có: bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
Chất mới ra đời tác động ngược trở lại lượng làm cho nó biến đổi. Chất mới có thể làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, làm thay đổi nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Quy luật lượng chất là quy luật tác động biện chứng giữa chất và lượng, những thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại. Sự biến đổi đó làm cho chất mới xuất hiện, chất mới lại tiếp tục tích lũy về lượng làm cho sự vật phát triển không ngừng. Quy luật này diễn ra trong tự nhiên, xã hội và tư duy của con người.
Đây là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, chỉ ra cách thức của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu quy luật lượng chất cho ta trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn tránh tư tưởng nóng vội “tả khuynh” mà phải biết tích lũy đủ về lượng là yêu cầu khách quan của sự phát triển về chất. Vì vậy, nó có vai trò khác phục bệnh chủ quan, óng vội, duy ý chí, đốt cháy giai đoạn.
Nghiên cứu quy luật trên còn khắc phục tư tưởng bảo thủ “hữu khuynh” thường biểu hiện ở chỗ không giám thực hiện bước nhảy, ỷ lại, đợi lệnh khi lượng đã đến điểm nút. Khi nhận thức được phải có thái độ khách quan quyết tâm thực hiện bước nhảy.
Câu 6. Phân tích Phạm trù thực tiễn, vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức và rút ra ý nghĩa từ việc nghiên cứu vấn đề này.
Thực tiễn là những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử – xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Trước hết, thực tiễn là lao động sản xuất làm ra của cải vật chất nuôi sống con người và làm đẹp xã hội, laø hoaït ñoäng con ngöôøi söû duïng coâng cuï lao ñoäng taùc ñoäng vaøo giôùi töï nhieân ñeå taïo ra cuûa caûi vaät chaát nhaèm duy trì söï toàn taïi vaø phaùt trieån cuûa con ngöôøi. Vì thế, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.
Thứ hai, thực tiễn là hoạt động chính trị – xã hội nhằm biến đổi các quan hệ xã hội và chế độ xã hội ñeå thuùc ñaåy xaõ hoäi phaùt trieån.
Thứ ba, thực tiễn là còn là hoạt động thực nghiệm khoa học, laø hoaït ñoäng nghieân cöùu vaø coù vai troø trong söï phaùt trieån cuûa XH.
2. Vai trò của thực tiễn
Thực tiễn với tư cách là hoạt động có mục đích của con người. Nên thực tiễn có vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức. Vì thực tiễn là điểm xuất phát của nhận thức. Thực tiễn đề ra nhau cầu nhiệm vụ, cách thức và khuynh hướng vận động, phát triển của nhận thức. Chính nhu cầu của con người là giải thích, cải tạo thế giới. Điều đó buộc con người phải tác động trực tiếp vào các sự vật, hiện tượng bằng hoạt động thực tiễn của mình. Nó làm bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ, những quy luật khác nhau của thế giới vật chất, đem lại những tư liệu, thông tin cho quá trình nhận thức. Quá trình ấy đã giúp cho con người nhận thức, nắm bắt được bản chất, nguyên lý, quy luật vận động và phát triển của thế giới.
Thực tiễn là cơ sở của nhận thức. Con người quan hệ với thế giới, với xã hội không phải xuất phát từ lý luận mà bắt đầu từ thực tiễn cuộc sống. Chính hoạt động thực tiễn của con người làm cho thế giới bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để con người nhận thức. Thực tiễn cung cấp những tư liệu, thông tin của thế giới cho quá trình nhận thức.
Thực tiễn là động lực của nhận thức. Qua hoạt động thức tiễn con người không chỉ biến đổi tự nhiên, biến đổi xã hội mà biến đổi bản thân mình về năng lực, phẩm chất. Nhờ năng lực đó, con người lại có điều kiện đi sâu hơn vào thế giới, khám phá những bí mật của thế giới.
Thực tiễn là mục đích của nhận thức. Chính thực tiễn đề ra nhu cầu và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhận thức nhằm mục đích là quay lại chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Nhận thức phải quay về phục vụ thực tiễn. Kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo hoạt động thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
Thực tiễn còn là tiêu chuẩn của chân lý. Muốn biết chân lý được nhận thức đó có đúng hay không? Một yêu cầu đặt ra là có giải quyết được vấn đề của thực tiễn hay không. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn. Nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi với hành. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu.
Câu 7. Hãy giải thích và chứng minh “Sản xuất vật chất là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội
a) Sản xuất vật chất
Sản xuất được xem là hoạt động đặc trưng của con người và XH loài người. Sản xuất XH bao gồm: SXVC, SX tinh thần và sx ra bản thân con người. Ba quá trình đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của XH, xeùt ñeán cuøng quyeát ñònh ñeán toaøn boä söï vaän ñoäng cuûa ñôøi soáng xaõ hoäi.
Chúng ta đều biết rằng nhu cầu đầu tiên không thể thiếu của con người là phải được ăn. Nhờ có ăn con người mới có sức khỏe để hoạt động những cái khác. Vì vậy mà sxvc là yếu tố quan trọng nhất.
Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra CCVC thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. SXVC là một loại hoạt động có tính khách quan, tính xã hội, tính lịch sử và tính sáng tạo.
Tự nhiên không cho con người thức ăn sẵn vì thế con người phải tác động vào tự nhiên để tạo ra CCVC đáp ứng nhu cầu cần thiết cho con người.
*Vai trò của sxvc:
- Tạo ra các tư liệu sinh hoạt thỏa mãn nhu cầu của con người. Mọi hoạt động sx của con người đầu tiên là nhằm phục vụ nhu cầu của con người.
- Tạo ra các mặt của đời sống XH tạo ra các quan hệ xh về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật.
Trong quá trình lao động sx sẽ tạo ra các mối quan hệ như quan hệ chủ tớ, hình thành nên những quy phạm đạo đức, pháp luật và sáng tạo nghệ thuật.
- Làm biến đổi tự nhiên, xh và bản thân con người.
Khi hoạt động sx con người làm thay đổi tự nhiên làm cho xh phát triển tiến bộ và con người cũng phát triển.
Vd: Núi hoang sơ->làm khu du lịch.
Xh lạc hậu -> xh tiến bộ.
Sự phát triển của sx quyết định sự phát triển các mặt của đời sống xh, quyết định phát triển xh từ thấp đến cao.
Khi hoạt động sx càng cao sẽ làm thay đổi mọi mặt của đời sống xh cũng như sự phát triển của xh.
Thöïc tieãn lòch söû xaõ hoäi loaøi ngöôøi cho thaáy moïi quan heä phöùc taïp nhö: chính trò, phaùp luaät, ngheä thuaät, ñaïo ñöùc, toân giaùo, khoa hoïc... ñeàu naûy sinh vaø bieán ñoåi treân cô sôû cuûa ñôøi soáng saûn xuaát vaät chaát. Bôûi theá ñoái vôùi caùc hieän töôïng cuûa ñôøi soáng xaõ hoäi, ngöôøi ta chæ coù theå ñaït tôùi söï giaûi thích coù caên cöù, neàu baèng caùch naøy hay caùch khaùc, söï giaûi thích aáy ñöôïc xuaát phaùt töø neàn saûn xuaát vaät chaát xaõ hoäi.
Câu 9. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; ý nghĩa của mối quan hệ này và sự vận dụng của Đảng ta trong quá trình phát triển nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
a.Phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định. Với cách thức nhất định của nền sản xuất xã hội sẽ xuất hiện tính chất, kết cấu và đặc điểm tương ứng về mặt xã hội. Sự vận động của mỗi xã hội cụ thể, sự thay đổi của phương thức sản xuất bao giờ cũng là sự thay đổi có tính chất cách mạng. Phương thức sản xuất là cái mà nhờ nó người ta có thể phân chia được sự khác nhau của các thời đại kinh tế khác nhau.
Phương thức sản xuất – cách thức tiến hành làm ra của cải vật chất là sự thống nhất biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
b. Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Trong đó, con người đã khai thác, cải tạo, chinh phục tự nhiên bằng tổng hợp sức mạnh của mình, sức mạnh đó được chủ nghĩa duy vật khái quát thành khái niệm lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất nói lên năng lực thực tế của con người trong quá trình sản xuất xã hội. lực lượng sản xuất bao gồm: người lao động và tư liệu lao động, trước hết là công cụ lao động. Những yếu tố đó kết hợp với nhau tạo thành lực lượng sản xuất.
Với đặc trưng sinh học – xã hội, con người lao động có sức mạnh và kỹ năng bởi thần kinh – cơ bắp. Trong thực tiễn, sức mạnh và kỹ năng ấy được nâng lên gấp nhiều lần. Hơn nữa, lao động của con người ngày càng trở thành lao động có trí tuệ và lao động trí tuệ. Trong quá trình lịch sử lâu dài, trí tuệ phát triển làm cho lao động ngày càng có hàm lượnng tri thức cao. Ngày nay hàm lượng trí tuệ trong lao động đã làm cho con người trở thành một nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản và là nguồn vốn vô tận. Trải qua các cuộc cách mạng của khoa học, cùng với sự tiến triển của sản xuất, khoa học ngày càng chiếm ưu thế trong lĩnh vực sản xuất. Khoa học ngày nay đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất và trong đời sống xã hội. Khoảng 30 năm cách đây, khối lượng về kiến thức khoa học và công nghệ thu được bằng lượng kiến thức mà hai thiên niên kỷ trước đó có. Có thể nói, ước tính từ nay đến năm 2020 lượng kiến thức của toàn nhân loại về khoa học và công nghệ sẽ tăng gấp 3 – 4 lần so với hiện nay. Xu thế phát triển của khoa học và công nghệ trong thế kỷ XXI sẽ xuất hiện nhiều ngành khoa học mới như: điều khiển tự động, công nghệ gen, công nghệ nano, vật lý lượng tử, vật liệu thông minh,... Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong những thập kỷ gần đây làm thay đổi cơ bản của kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất. Trong các ngành sản xuất hiện nay, yếu tố thông tin và tri thức, phương thức tiến hành đặt ở vị trí hàng đầu và các yếu tố như tài nguyên, khoáng sản, vốn... xuống phía sau. Đầu thế kỷ XX, tỷ lệ lao động cơ bắp chiếm 90% giá trị sản phẩm và giảm xuống còn 20%(1990), trong khi đó năng suất lao động tăng lên 50 lần so với 80 năm về trước. Cách đây 20 năm, năng lượng, tài nguyên, vật liệu, máy móc, thiết bị chiếm từ 70% đến 80% giá trị sản phẩm còn lại là học vấn và tri thức thì nay “tỷ lệ đó đã đảo ngược”, ước tính vào năm 2010 thì tỷ lệ giá trị lao động chân tay giảm còn 10% trong sản phẩm.
Công cụ lao động là sức mạnh của tri thức được vật chất hóa có tác dụng nối dài bàn tay người và nhân lên sức mạnh của con người. Khi công cụ lao động đạt đến trình độ tin học hóa, tự động hóa thì vai trò của công cụ lao động trở nên kỳ diệu hơn. Trình độ phát triển của công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người.
c. Quan hệ sản xuất
Trong sản xuất, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên thể hiện ở những trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, mối quan hệ đó được xây dựng thông qua những mối quan hệ khác nhau giữa người với người trong quá trình sản xuất, tức là những quan hệ sản xuất.
Quan hệ sản xuất là do con người tạo ra, song nó phải tuân theo những quy luật tất yếu, khách quan của sự vận động phát triển xã hội. quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất được thể hiện trên ba mặt: (1). Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất; (2). Các quan hệ về tổ chức và quản lý sản xuất; (3). Các quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động.
Ba mặt của quan hệ sản xuất luôn gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống mang tính tương đối ổn định so với sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất. Mỗi mặt của quan hệ sản xuất có vai trò, ý nghĩa riêng khi tác động đến nền sản xuất xã hội cũng như toàn bộ tiến trình của lịch sữ nhân loại.
Tính chất của quan hệ sản xuất được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Nó biểu hiện thành chế độ sở hữu và là đặc trưng cơ bản của một phương thức sản xuất cụ thể. Quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với tất cả các quan hệ xã hội khác. Quan hệ sở hữu là quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của quan hệ sản xuất. Chính quan hệ sở hữu đã quy định quan hệ giữa các tập đoàn trong việc chiếm hữu các tư liệu sản xuất và địa vị của họ trong hệ thống sản xuất. Đến lượt mình, địa vị của từng tập đoàn người trong hệ thống sản xuất lại quy định cách thức mà các tập đoàn tổ chức quá trình sản xuất. Cuối cùng, chính quan hệ sở hữu là cái quyết định phương thức phân phối sản phẩm cho các tập đoàn người theo địa vị của họ đối với hệ thống sản xuất xã hội.
Lịch sử đã được chứng kiến sự tồn tại của hai hình thức sở hữu cơ bản đối với tư liệu sản xuất: sở hữu tư nhân và sở hữu công công. Sở hữu công cộng là loại hình sở hữu mà ở đó tư liệu sản xuất thuộc về mọi thành viên trong cộng đồng. Do tư liệu sản xuất là tài sản chung nên quan hệ xã hội trở thành quan hệ hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
Chế độ tư hữu do tư liệu sản xuất chỉ nằm trong tay một số ít người nên của cải xã hội không phụ thuộc về số đông mà thuộc về số ít. Các quan hệ xã hội do đó trở thành quan hệ bình đẳng, quan hệ thống trị và bị trị.
2. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai nhân tố hợp thành phương thức sản xuất. Chúng tồn tại không tách rời nhau mà tác động biện chứng với nhau hình thành quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội. Đó là quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Trong đó lực lượng sản xuất là cơ sở để thiết lập quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất cũng có vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất làm cho phương thức sản xuất phát triển từ thấp tới cao, thay đổi hình thái kinh tế xã hội này bằng một hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn.
Sự tác động giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là quy luật cơ bản nhất của sự vận động phát triển xã hội. Đó là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quy luật đó được thể hiện khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi theo chiều tiến bộ. Sự biến đổi đó xét cho cùng bao giờ cũng bắt đầu biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là của công cụ lao động. Do đó, lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định biến đổi của phương thức sản xuất.
Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là một trạng thái mà ở đó quan hệ hệ sản xuất tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất. Trong trạng thái phù hợp, cả ba mặt của quan hệ sản xuất đạt tới sự thích ứng với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất. Trong đều kiện như vậy, lực lượng sản xuất có điều kiện phát triển hết khả năng.
Khuynh hướng chung của nền sản xuất xã hội là không ngừng phát triển. Sự phát triển đó bao giờ cũng được bắt đầu từ sự biến đổi, phát triển của lực lượng sản xuất, trước hết là của công cụ lao động. Xét cho cùng lực lượng sản xuất là nhân tố quyết định đối với sự biến đổi phương thức sản xuất. Trình độ lực lượng sản xuất phát triển lên một trình độ mới sẽ mâu thuẫn với quan hệ sản xuất. Mâu thuẫn này ngày một gay gắt trở thành xiềng xích trói buộc kìm hãm sự phát triển lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất tất yếu dẫn đến việc xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ thiết lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với nó, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển. Sự thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng một quan hệ sản xuất mới cũng có nghĩa là sự diệt vong của phương thức sản xuất cũ bằng một phương thức sản xuất mới cao hơn.
Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mâu thuẫn trong quá trình sản xuất nhưng mâu thuẫn đó biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giai cấp. Mâu thuẫn này trở thành cơ sở khách quan của cuộc đấu tranh giai cấp, đồng thời là tiền đề tất yếu của các cuộc cách mạng xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chỉ rõ vai trò của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất nhưng quan hệ sản xuất có tính tương đối độc lập tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự tác động đó sẽ quy định mục đích của sản xuất, tác động đến khuynh hướng phát triển, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất còn quy định hệ thống tổ chức, quản lý, quy định phương thức phân phối sản phẩm có vai trò tác động cho lực lượng sản xuất phát triển.
Trong hệ thống sản xuất, các quan hệ về tổ chức, quản lý sản xuất là các quan hệ có khả năng quyết định một cách trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả và xu hướng của nền sản xuất cụ thể. Quan hệ này có khả năng kìm hãm hoặc thúc đẩy nhanh các quá trình khách quan của sản xuất. Việc sử dụng quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất sẽ cho phép toàn bộ hệ thống quan hệ sản xuất có khả năng vươn tới tối ưu. Ngược lại, các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Mặc dù bị phụ thuộc vào các quan hệ sở hữu, tổ chức và quản lý sản xuất song do có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người, nên các quan hệ phân phối là “xúc tác” của quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Thực tiễn đã chứng minh lực lượng sản xuất chỉ được phát triển khi có quan hệ sản xuất hợp lý, đồng bộ và phù hợp với nó. Quan hệ sản xuất lạc hậu hơn hoặc “tiên tiến quá” sẽ kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đã bộc lộ gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết. Nếu mâu thuẫn đó không được giải quyết hoặc giải quyết một cách sai lầm, chủ quan thì tác dụng kìm hãm của quan hệ sản xuất trở thành nhân tố phá hoại lực lượng sản xuất.
Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là quy luật phổ biến của sự phát triển xã hội, chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này lên một hình thái kinh tế xã hội mới cao hơn. Đây là quy luật phổ biến tác động đến toàn bộ tiến trình lịch sử từ chế độ công xã nguyên thủy đến chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa trong tương lai.
Câu 10. Trình bày khái quát nội dung của hình thái kinh tế – xã hội và ý nghĩa khoa học của học thuyết.
1. Phạm trù hình thái kinh tế – xã hội
Hình thái kinh tế xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật, dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn lịch sử nhất định, với một kiểu quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất ấy.
2. Sự phát triển của hình thái kinh tế – xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên
Qua định nghĩa trên cho thấy lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là những yếu tố hợp thành hình thái kinh tế xã hội. Đồng thời các yếu tố của hình thái kinh tế xã hội có quan hệ biện chứng trong quá trình vận động trở thành quy luật phát triển của các hình thái kinh tế xã hội. Vì thế , hình thái kinh tế xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên.
Quy luật của xã hội có đặc điểm là vận động của nó được thông qua hành động của con người, song không vì thế mà quy luật xã hội không mang tính khách quan. Trái lại quy luật vận động của xã hội không những không phụ thuộc vào ý thức, ý chí của con người mà ngược lại, xét đến cùng nó còn quyết định ý thức, ý chí của con người. Lịch sử là hoạt động của con người đeo đuổi mục đích của bản thân mình, nhưng đó không thể là hoạt động tuỳ tiện, bất chấp quy luật. Họt dộng dù ý thức hoặc vô thức cũng do quy luật khách quan chi phối.
Như vậy, quá trình “lịch sử tự nhiên” có nghĩa là: con người làm ra lịch sử của mình; họ tạo ra những quan hệ xã hội của mình, đó là xã hội. nhưng xã hội vận động theo quy luật khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Sự thay thế một hình thái kinh tế xã hội này bằng một hình thái kinh tế xã hội khác thường được thông qua cuộc cách mạng xã hội. Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng là do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; khi quan hệ sản xuất trở thành xiềng xích cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong những thời kỳ cách mạng, khi cơ sở kinh tế thay đổi thì sớm hay muộn toàn bộ kiến trúc thượng tầng cũng thay đổi theo.
Nếu xét ở phạm vi lịch sử của toàn nhân loại thì lịch sử xã hội loài người đã phát triển qua một số hình thái kinh tế xã hội nhất định. Song do đặc điểm về mặt lịch sử, về không gian và thời gian nên không phải quốc gia nào cũng trải qua tất cả các bước tuần tự từ thấp tới cao của các hình thái kinh tế xã hội. có nhiều quốc gia phát triền tuần tự qua các hình thái kinh tế xã hội, đồng thời một số quốc gia khác lại bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế xã hội.
Quy luật kế thừa của lịch sử loài người luôn cho phép cộng đồng nào đó có những thời cơ và thách thức để có thể vượt lên phía trước hoặc tụt lại phía sau. Trong lịch sử thường xuất hiện những trung tâm phát triển cao hơn về sản xuất vật chất, kỹ thuật về văn hóa, chính trị. sự giao lưu hợp tác giữa các trung tâm đó và những nhân tố khác làm xuất hiện khả năng một số nước đi sau có thể rút ngắn tiến trình lịch sử.
Trong thời đại ngày nay, chủ trương phát triển rút ngắn , “đi tắt, đón đầu” đi lên chủ nghĩa xã hội ở một số quốc gia tiền tư bản chẳng những không mâu thuẫn với tinh thần của sự phát triển mang tính lịch sử tự nhiên, mà còn là biểu hiện sinh động của quá trình lịch sử tự nhiên. Chỉ khi người ta rút ngắn một cách duy ý chí, bất chấp quy luật thì lúc đó sự phát triển rút ngắn mới trở nên đối lập với quá trình lịch sử tự nhiên.
Như vậy, quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng con đường phát triển tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua trong những điều kiện lịch sử nhất định, một hoặc một vài hình thái kinh tế xã hội nhất định.
3. Ý nghĩa của học thuyết hình thái kinh tế xã hội
Ngày nay thực tiễn và kiến thức về lịch sử có nhiều bổ sung, phát triển mới hơn so với khi học thuyết Mác xuất hiện. Tuy nhiên những cơ sở khoa học của chủ nghĩa duy vật lịch sử vẫn còn nguyên giá trị. Trước những thành tựu của khoa học và công nghệ hiện nay, một số người thừa nhận sự tiến hóa của xã hội là sự thay thế nhau của các nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp. Cách tiếp cận này còn thiếu tính khoa học và chưa đầy đủ. Vì nó chỉ xem sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và lực lượng sản xuất là yếu tố quyết định duy nhất và trực tiếp đến sự thay đổi của đời sống xã hội mà bỏ qua các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ sản xuất.
Với học thuyết về hình thái kinh tế xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển xã hội, tìm ra những nguyên nhân và cơ sở của sự biến đổi, xuất hiện các hiện tượng xã hội đặt cơ sở cho nhận thức luận về các khoa học xã hội và nhân văn, nâng các khoa học đó trở thành khoa học thực sự, chống lại các quan điểm duy tâm về mặt lịch sử. C.Mác và Ph.Ăngghen dùng quy luật trên vào phân tích, lý giải xã hội tư bản chủ nghĩa và dự báo một xã hội mới sẽ thay thế nó. Hai ông làm nổi bật quan hệ sản xuất là quan hệ cơ bản quyết định các quan hệ khác trong xã hội. Do đó chủ nghĩa duy vật lịch sử cung cấp tư liệu cho các khoa học xã hội một tiêu chuẩn khách quan để tìm kiếm và phát hiện quy luật xã hội.
Câu 11. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Tồn tại xã hội và ý thức xã hội; ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ này.
1.Khái niệm tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn điều kiện sinh hoạt vật chất của đời sống xã hội. Mọi hoạt động sinh hoạt, quan hệ mang tính khách quan của con người là vật chất của đời sống xã hội. Vật chất của đời sống xã hội chính là tồn tại xã hội.
Những yếu tố khách quan của xã hội như phương thức sản xuất, điều kiện tự nhiên và dân số là yếu tố tất yếu của tồn tại xã hội. Trong đó phương thức sản xuất là yếu tố cơ bản nhất.
2. Khái niệm ý thức xã hội và kết cấu ý thức xã hội
Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội. Y thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội như quan điểm, tâm trạng,…
Y thức cá nhân là sự phản ánh điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi cá nhân riêng biệt, cụ thể. Y thức cá nhân là đời sống tinh thần của mỗi cá nhân.
Điều kiện sinh hoạt vật chất của mỗi cá nhân không tách rời với tồn tại xã hội. Y thức xã hội và ý thức cá nhân có mối liên hệ hữu cơ với nhau, thâm nhập lẫn nhau.
a. Cấp độ ý thức xã hội
Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người được hình thành một cách trực tiếp hàng ngày qua hoạt động thực tiễn nhưng chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá.
Ý thức lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa thành các học thuyết, được trình bày qua các khái niệm, phạm trù, quy luật trên cơ sở luận cứ của các khoa học.
b. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng
Tâm lý xã hội bao gồm tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán dưới ảnh hưởng trực tiếp cuộc sống hàng ngày và phản ánh đời sống đó. Đặc điểm đó của tâm lý xã hội làm cho nó không vạch ra đầy đủ, rõ ràng, sâu sắc bản chất của mối quan hệ xã hội.
Hệ tư tưởng là trình độ cao của ý thức xã hội, là nhận thức lý luận về tồn tại xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư tưởng do kết quả của khái quát hoá kinh nghiệm.
Tâm lý xã hội tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự hình thành, truyền bá, sự tiếp thu của con người đối với hệ tư tưởng. Trái lại, hệ tư tưởng là cơ sở gia tăng yếu tố trí tuệ cho tâm lý xã hội.
Hệ tư tưởng tiến bộ thúc đẩy tâm lý xã hội phát triển theo chiều hướng đúng đắn, lành mạnh có lợi cho tiến bộ xã hội. Hệ tư tưởng tiêu cực gây cản trở sự tiến bộ xã hội.
3. Tính giai cấp của ý thức xã hội
Trong xã hội có giai cấp, các giai cấp có điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, quyền lực và lợi ích khác nhau thì quan niệm về xã hội khác nhau, đối lập nhau. Tính giai cấp của ý thức xã hội được biểu hiện ở hai cấp độ khác nhau ở tâm lý xã hội và hệ tư tưởng.
Tâm lý xã hội của mỗi giai cấp đều có tình cảm, tâm trạng, có thiện cảm hoặc ác cảm đối với tập đoàn này hay tập đoàn khác.
Hệ tư tưởng của mỗi giai cấp biểu hiện ở hệ thống các tư tưởng đối lập nhau: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Tư tưởng thống trị xã hội của một thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị về kinh tế và chính trị của thời đại đó.
Nếu tư tưởng của giai cấp thống trị ra sức bảo vệ địa vị của mình thì hệ tư tưởng của giai cấp bị trị thể hiện sự khát vọng về lợi ích của mình trong công cuộc chống người bóc lột người. Trong quá trình đó, hệ tư tưởng của giai cấp bị trị và giai cấp thống trị đều có sự ảnh hưởng lẫn nhau.
Y thức xã hội không chỉ mang tính giai cấp mà còn mang tính dân tộc. Y thức xã hội phản ánh điều kiện sinh hoạt chung của một dân tộc như điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa,… trong quá trình phát triển lâu dài của một dân tộc. Y thức dân tộc – tâm lý dân tộc phản ánh tình cảm, ước muốn, thói quen, tập quán của dân tộc và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
II. Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
1. Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội và do tồn tại xã hội quyết định
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi thì tư tưởng, lý luận, quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, nghệ thuật sớm muộn sẽ thay đổi theo.
Tư tưởng, quan điểm, lý luận bao giờ cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp những quan hệ kinh tế của thời đại.
2. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
a.Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Khi xã hội cũ mất đi, ý thức của xã hội vẫn tồn tại. Tính độc lập tương đối này biểu hiện trong lĩnh vực tâm lý xã hội: phong tục, tập quán, truyền thống…
Nguyên nhân lạc hậu vì:
(1).Sự biến đổi của tồn tại diễn ra với tốc độ nhanh, ý thức xã hội phản ánh nó nhưng phải có thời gian được kiểm nghiệm, đúc kết trở thành lạc hậu hơn.
(2). Do sức mạnh thói quen truyền thống, tập quán, bảo thủ (bảo vệ quan niệm của mình là oanh liệt).
(3). Y thức xã hội luôn gắn liền với lợi ích của giai cấp nhất định trong xã hội. Những tư tưởng lạc hậu thường được các lực lượng xã hội phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng tiến bộ.
Hiện tượng ý thức lạc hậu, tiêu cực không mất đi một cách dễ dàng, vì vậy khi xây dựng xã hội mới phải tăng cường công tác tư tưởng, kiên quyết xóa bỏ ý thức không còn phù hợp.
b. Ý thức xã hội có thể vượt trước tồn tại xã hội
Trong những điều kiện nhất định, tư tưởng của con người, đặc biệt là ý thức về khoa học có thể vượt trước tồn tại xã hội có vai trò dự báo tương lai, tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn.
c. Ý thức xã hội mang tính kế thừa
Lịch sử phát triển đời sống tinh thần của xã hội bao giờ cũng được phát triển trên cơ sở kế thừa của các thế hệ đi trước. Nhờ đó mà có những nước lạc hậu hơn về kinh tế nhưng vẫn có đời sống tinh thần cao.
d. Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội
Các hình thái của ý thức xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau làm cho chúng ta nhiều khi không thể giải thích một cách trực tiếp từ tồn tại xã hội hay những điều kiện vật chất xuất hiện ý thức xã hội.
Trong sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội, thì ý thức chính trị của giai cấp thống trị có vai trò quan trọng quyết định chiều hướng của ý thức xã hội khác.
e. Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể; vào tính chất của mối quan hệ kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh; vào vai trò lịch sử của giai cấp mang ngọn cờ tư tưởng; vào mức độ phản ánh đúng đắn với nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ mở rộng của tư tưởng trong quần chúng.
Vai trò của ý thức xã hội tiến bộ làm cho xã hội phát triển còn ý thức phản tiến bộ kìm hãm sự phát triển xã hội.
Ý nghĩa phương pháp luận
Khi nghiên cứu các hiện tượng ý thức, không được dừng lại ở các hiện tượng ý thức mà phải đi sâu phát hiện những mâu thuẫn của đời sống xã hội làm nảy sinh các hiện tượng ý thức ấy.
Muốn khắc phục các hiện tượng ý thức cũ – xây dựng ý thức mới phải chú ý tạo lập được hiện thực đời sống, nó là mảnh đất tốt nảy sinh, tồn tại phát triển các hiện tượng ý thức.
Coi trọng cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng, có tác động rất mạnh trở lại hiện thực cuộc sống. Có ý nghĩa đối với quá trình hình thành nền văn hóa mới con người mới.
Câu 12. Hãy giải thích quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử cho rằng “quần chúng nhân dân là lực lượng cơ bản, quyết định sự vận động và phát triển của xã hội loài người”.
Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò của quần chúng nhân dân
a. Khái niệm
Quần chúng nhân dân là bộ phận có chung lợi ích căn bản liên kết thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định.
Löïc löôïng cô baûn taïo thaønh coäng ñoàng quaàn chuùng nhaân daân:
Thứ nhất, những người làm ra của cải vật chất và tinh thần.
Thứ hai, những người chống lại giai cấp thống trị, áp bức bóc lột.
Thứ ba, những người thúc đẩy sự tiến bộ xã hội.
b. Vai trò của quần chúng nhân dân
Mọi lý tưởng giải phóng con người chỉ được thông qua sự tiếp thu, hoạt động của quần chúng mới biến lý tưởng đó thành hiện thực. Bản thân lý tưởng đó không làm thay đổi xã hội mà chỉ có hoạt động thực tiễn của quần chúng mới biến ước mơ thành hiện thực trong đời sống. Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân được thể hiện ở ba vấn đề sau:
Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực tếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển xã hội.
Thứ hai, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của các cuộc cách mạng xã hội. Họ là lực lượng cơ bản của cuộc cách mạng và đóng vai trò quyết định đến sự tháng lợi của mọi cuộc cách mang, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
Thứ ba, quần chúng nhân là người sáng tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần. Mọi lĩnh vực hoạt động của quần chúng nhằm nhận thức và áp dụng những thành tựu đó vào hoạt động thực tiễn. Các giá trị văn hóa tinh thần tồn tại được khi được đông đảo quần chúng nhân dân chấp nhận và truyền bá sâu rộng.
Quaàn chuùng nhaân daân laø coäng ñoàng coù toå chöùc, coù laõnh ñaïo cuûa moät caù nhaân hay toå chöùc chính trò nhaèm giaûi quyeát caùc nhieäm vuï cuûa lòch söû treân caùc lónh vöïc kinh teá, chính trò, vaên hoaù cuûa xaõ hoäi.
b) Vai troø saùng taïo lòch söû cuûa quaàn chuùng nhaân daân vaø vai troø cuûa caù nhaân trong lòch söû
Quaàn chuùng nhaân daân laø chuû theå saùng taïo chaân chính ra lòch söû, löïc löôïng quyeát ñònh söï phaùt trieån cuûa lòch söû, do ñoù, lòch söû tröôùc heát vaø caên baûn laø lòch söû hoaït ñoäng cuûa quaàn chuùng nhaân daân treân taát caû caùc lónh vöïc cuûa ñôøi soáng kinh teá xaõ hoäi.
Vai troø cuûa quaàn chuùng nhaân ñöôïc theå hieän ôû 3 giaùc ñoä:
-Thöù nhaát, Laø löïc löôïng saûn xuaát cô baûn cuûa xh, tröïc tieáp sx ra CCVC.
- Thöù hai, Saùng taïo ra nhöõng giaù trò vaên hoaù tinh thaàn.
- Thöù ba, Laø ñoäng löïc cô baûn cuûa moïi cuoäc caùch maïng.
Vai troø saùng taïo lòch söû cuûa quaàn chuùng nhaân daân khoâng bao giôø coù theå taùch rôøi vai troø cuï theå cuûa moãi caù nhaân maø ñaëc bieät laø vai troø cuûa caùc caù nhaân ôû vò trí thuû lónh, laõnh tuï hay ôû taàm vó nhaân cuûa coäng ñoàng nhaân daân.
Khaùi nieäm caù nhaân: chæ moät con ngöôøi cuï theå soáng trong moät xh nhaát ñònh vaø ñöôïc phaân bieät vôùi caùc caù nhaân khaùc.
Khaùi nieäm vó nhaân: laø nhöõng caù nhaân kieät xuaát trong caùc lónh vöïc chính trò, kinh teá, khoa hoïc, ngheä thuaät…
Khaùi nieäm laõnh tuï: chæ nhöõng caù nhaân kieät xuaát do phong traøo caùch maïng cuûa quaàn chuùng nhaân daân taïo neân, gaén boù maät thieát vôùi quaàn chuùng nhaân daân.
Laõnh tuï coù caùc phaåm chaát sau:
Moät laø, coù tri thöùc uyeân baùc, naém baét ñöôïc xu theá vaän ñoäng, phaùt trieån cuûa lòch söû.
Hai laø, coù naêng löïc taäp hôïp quaàn chuùng nhaân daân, thoáng nhaát vaø cuøng höôùng quaàn chuùng nhaân daân vaøo vieäc giaûi quyeát nhöõng nhieäm vuï cuûa lòch söû, thuùc nay söï tieán boä vaø phaùt trieån cuûa lòch söû.
Ba laø, gaén boù maät thieát vôùi quaàn chuùng nhaân, hy sinh vì lôïi ích cuûa quaàn chuùng nhaân daân.
Laõnh tuï vaø QCND coù moái quan heä maät thieát, bieän chöùng.
Vai troø saùng taïo cuûa QCND phuï thuoäc vaøo caùc ñieàu kieän khaùch quan vaø chuû quan: PTSX, trình ñoä nhaän thöùc, giai caáp, trình ñoä toå chöùc, baûn chaát cheá ñoä…
Phöông phaùp luaän khoa hoïc
Thöù nhaát, Lyù giaûi coù khoa hoïc veà vai troø cuûa quaàn chuùng nhaân daân trong lòch söû xaõ hoäi loaøi ngöôøi, vai troø caù nhaân, laõnh tuï, vó nhaân.
Thöù hai, laø phöông phaùp luaän ñeå Ñaûng coäng saûn thöïc hieän lieân minh giai caáp coâng nhaân vôùi noâng daân, ñoäi nguõ trí thöùc thöïc hieän söï nghieäp caùch maïng XHCN ñi tôùi thaéng lôïi cuoái cuøng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro