Phân tích
Sưu tầm: Baidu.com
Dịch: mimi
Mượn điển cố Ngưu Lang Chức Nữ, lấy phương thức siêu nhân gian để diễn tả bi hoan ly hợp của đời người. Phương thức này đã có từ xưa, như "Sao Khiên Ngưu Xa Xôi" trong Cổ Thi Thập Cửu Thủ (19 bài thơ cổ), "Tân Vị Thất Tịch" của Lý Thương Ẩn,... Âu Dương Tu, Liễu Vĩnh, Tô Thức, Trương Tiên, và nhiều người khác ở thời Tống cũng từng ngâm vịnh đề tài này, tuy rằng câu từ khác nhau, cũng đều theo chủ đề truyền thống "hoan ngu khổ đoản" (tạm hiểu là trong vui vẻ xen chút đau khổ), cách điệu ai uyển, thống khổ. So sánh với bên dưới, từ này của Tần Quán có thể nói là độc đáo, thể hiện qua bố cục, lập ý cao xa. Đây là một bài vịnh Thất Tịch với nhiều tiết tự từ, biểu thị không khí trữ tình riêng của Thất Tịch.
Đầu thơ viết "Tiêm mây thổi xảo", một đám mây mềm nhẹ yêu kiều, biến hóa thành rất nhiều hình ảnh ưu mỹ xảo diệu, cho thấy tay nghề của Chức Nữ sao mà tinh xảo tuyệt luân. Thế nhưng, một người tốt đẹp như vậy lại không thể cùng người mình yêu sống một cuộc sống tốt đẹp. "Phi Tinh truyền hận", những thứ kia lóe sáng đốm nhỏ phảng phất đều truyền lại nỗi sầu ly biệt của bọn họ, đang bay thật nhanh lên trời cao. Về sông ngân, Cổ Thi Thập Cửu Thủ có đề cập: "Sông ngân sạch mà cạn, đây đến kia đi mấy phần? Dịu dàng mặt nước trong veo, đầy tình ý sao chẳng nên lời." Mặt nước "dịu dàng", "trong veo" gần trong gang tấc, tựa hồ đến vẻ mặt giọng điệu của đối phương cũng hiện lên trong mắt.
Từ "xảo" và "hận" trong phần dịch nghĩa có tác dụng chỉ ra tính chất bi kịch trong chiếc cầu Khất Xảo và câu chuyện "Ngưu Lang, Chức Nữ ", thành thạo mà thê mỹ. Tác giả mượn câu chuyện bi hoan ly hợp Ngưu Lang Chức Nữ để ca tụng một tình yêu kiên định và chân thành.
Ở đây, Tần Quán lại viết: "Sông Ngân vời vợi thầm vượt qua", lấy từ láy "vời vợi" để hình dung sông Ngân rộng lớn, ý chỉ ngưu lang chức nữ cách xa nhau. Thay đổi như vậy, tình cảm thâm trầm rồi, để lộ ra nỗi khổ tương tư. Nước sông Ngân muôn trùng, khiến hai cái người yêu nhau chia cách. Gặp lại cũng đâu dễ dàng! Các chữ "thầm vượt qua" không những tô điểm cho chủ để thất tịch, mà đồng thời còn cắt đi một chữ "hận". Bọn họ lẻ loi đi trong đêm, nghìn dặm xa xôi để gặp nhau. Những câu tiếp theo, tác giả thoải mái khai bút, nghị luận với tình cảm đầy màu sắc, thở dài nói:
"Gió vàng móc ngọc một khi gặp nhau,
Hơn hẳn bao lần ở dưới cõi đời."
Một đôi đích tình đã lâu chưa gặp nhau, hội ngộ bên bờ sông Ngân màu ngọc bích trong đêm thu. Thời khắc tốt đẹp này bù đắp được cho cuộc gặp gỡ giữa thiên biến vạn biến của nhân gian.
Nhà thơ nhiệt tình ca tụng một loại tình yêu thánh khiết mà vĩnh hằng."Kim phong ngọc lộ" đã dùng câu thơ trong "Tân Vị Thất Tịch" của Lý Thương Ẩn, để miêu tả phong cảnh gặp gỡ trong tiết Thất Tịch, đồng thời còn có dụng ý khác. Nhà thơ đem lần gặp gỡ trân quý này làm nổi bật dưới bối cảnh kim phong ngọc lộ, băng thanh ngọc khiết, thể hiện sự cao thượng thuần khiết và siêu phàm thoát tục của tình yêu này. "Nhu tình tự thủy", kia tình ý trong cuộc gặp gỡ của hai mảnh tình tựa như tiếng nước chảy khoan thai, du dương, mềm mại. Trong cụm "nhu tình tự thủy", "tự thủy" ứng với "sông Ngân vời vợi", tức cảnh hoán dụ, hết sức tự nhiên. Một buổi hẹn giai kỳ mà lại tựa mộng ảo đột nhiên đến rồi biến mất, mới gặp đã chia xa, sao chẳng khiến lòng người đau thương! "Giai kỳ như mộng", ngoài nói lên thời gian gặp gỡ ngắn, còn nói lên lúc tâm tình phức tạp của hai người lúc gặp gỡ.
"Nhẫn cố thước kiều quy lộ", chuyển tả phân ly, dùng cầu Hỉ Thước nơi hai người gặp gỡ, trong chớp mắt đã thành nơi hai người chia tay. Không nói không đành lòng rời đi, lại nói sao chịu được cảnh đường về trên cầu Hỉ Thước, trong ngữ ý uyển chuyển, bao hàm cảm giác lưu luyến khôn cùng. Hồi tưởng lại giai kỳ tương hội, nghi thật nghi giả, tựa như mộng ảo, cho đến lời từ biệt cầu Hỉ Thước, tình tứ quyến luyến, đã tới cực điểm. Bút viết đến đây người bỗng xoay lên không trung, bộc phát ra âm hưởng cao vút:
"Hai mối tình nếu như thật sự là lâu dài,
Há đâu cứ phải gặp nhau chiều chiều sớm sớm?"
Kết câu đạt đến một cảnh giới thành công nhất. Hai câu này đã chỉ ra đặc điểm hình thức tình yêu của Ngưu Lang, Chức Nữ, cũng biểu thị quan niệm tình yêu của Tần Quán: "Tình yêu phải chịu được khảo nghiệm chia lìa của thời gian, chỉ cần có thể chân thành yêu nhau, cho dù quanh năm mỗi người một nơi cũng đáng quý hơn nhiều so với tình thú dung tục sớm chiều bên nhau". Đây là một câu danh ngôn hay với tính ngưng đọng cao. Do đó nên bài thơ này cũng đã vượt thời đại, vượt qua giá trị thẩm mỹ quốc gia cùng phẩm vị nghệ thuật. Ngoài ra, bài thơ cũng kết hợp tả cảnh, trữ tình cùng nghị luận vào với nhau, dệt nên câu chuyện thần thoại ái tình giữa hai vì sao Khiên Ngưu và Chức Nữ, gửi vào đôi tiên lữ nhân tình vị đậm đà, để ca ngợi sự chân thành tha thiết, tinh tế, thuần khiết, và kiên trinh trong tình yêu. Rõ là mặt chữ viết tên hai vì sao trên trời, thế nhưng lại ám chỉ đôi tình lữ nhân gian; về điểm trữ tình, lấy nền cảnh vui vẻ dựng bi thương, lấy nền cảnh bi thương xây đắp vui vẻ, nhân thêm vui buồn, đọc tới rung động đến tâm can, cảm động lòng người.
Hai câu này nghị luận tình cảm đậm màu sắc, trở nên có một không hai về thơ ca tụng tình yêu giữa thiên cổ. Chúng cùng nghị luận ở phần trên hô ứng lẫn nhau, như vậy, phía dưới kết cấu đồng dạng, giữa tự sự và nghị luận, do đó hình thành tình trí liên miên trùng điệp. Quan điểm yêu đương đúng đắn này, loại cảnh giới tinh thần cao thượng này vượt xa qua các tác phẩm cổ đại cùng loại, quý hoá vô cùng. Phần nghị luận của bài thơ này tự do lưu loát, thông tục dễ hiểu, rồi lại có vẻ uyển chuyển hàm súc, dư vị vô cùng. Tác giả dùng biện pháp vẽ rồng điểm mắt, cú pháp văn xuôi, cùng hình tượng duyên dáng và tình cảm thâm trầm kết hợp lại, ca tụng lên xuống tình yêu tốt đẹp của nhân gian, tạo nên hiệu quả nghệ thuật cực kỳ ấn tượng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro