Quy trình xử lý sự cố
Câu 1: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, trong vận hành bình thường máy biến áp được qúa áp như sau:
A. Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
B. Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không quá 50% công suất định mức.
C. Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không quá 50% công suất định mức.
D. Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
Câu 2: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, trong điều kiện sự cố nhân viên vận hành tại trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏi vận hành để tránh hư hỏng máy biến áp khi điện áp vận hành:
A. Vượt quá 20% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.
B. Vượt quá 15% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.
C. Vượt quá 10% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.
D. Vượt quá 5% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng.
Câu 3: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu, Nhân viên vận hành phải tiến hành xem xét bên ngoài máy biến áp và lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích, kiểm tra tính chất cháy của khí, phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành trong trường hợp:
A. Trường hợp khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân hủy chất cách điện.
B. Trường hợp chất khí không mầu, không mùi, không đốt cháy được.
C. Phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu.
D. Cả 3 câu trên đều sai.
Câu 4: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, trường hợp MBT bị cắt sự cố do tác động của một bảo vệ nội bộ MBA, chỉ được đưa MBA vào vận hành trở lại khi:
A. Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ nội bộ MBA tác động là do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục.
B. Qua kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ không phát hiện hư hỏng và đơn vị QLVH đã đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu và khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện. Đơn vị QLVH đã có văn bản xác nhận MBA đủ điều kiện vận hành gửi với cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Trường hợp việc ngừng vận hành MBA dẫn đến ngừng cấp điện một khu vực lớn, khi NVVH kiểm tra, xác nhận, báo cáo MBA đó chỉ bị cắt do một trong các bảo vệ nội bộ tác động và không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ MBA hư hỏng. NVVH thông báo MBA đã được lãnh đạo đơn vị QLVH đồng ý đưa trở lại vận hành.
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 5: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, trong điều kiện vận hành bình thường máy biến áp được quá áp như sau:
A. Không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy biến áp.
B. Không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá 50% công suất định mức của máy biến áp.
C. Không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá 75% công suất định mức của máy biến áp.
D. Không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không bị quá tải.
Câu 6: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, nhân viên vận hành tại trạm điện, trung tâm điều khiển phải báo cáo cho Cấp điều độ có quyền điều khiển những thông tin về thời gian bắt đầu và mức mang tải của máy biến áp khi:
A. Mức mang tải trên 90% giá trị định mức.
B. Mức mang tải trên 100% giá trị định mức;
C. Mức mang tải trên 110% giá trị định mức;
D. Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 7: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố:
A. Xử lý sự cố theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố của nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển.
B. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định để ngăn ngừa sự cố lan rộng và khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
C. Ở các khu vực xảy ra sự cố, phải báo cáo kịp thời, chính xác hiện tượng và diễn biến sự cố cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
D. Bao gồm cả 3 câu trên.
Câu 8: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố:
A. Xử lý sự cố theo đúng quy trình vận hành và xử lý sự cố của nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển.
B. Áp dụng mọi biện pháp cần thiết theo quy định để ngăn ngừa sự cố lan rộng và khôi phục việc cung cấp điện cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.
C. Ở các khu vực xảy ra sự cố, phải báo cáo kịp thời, chính xác hiện tượng và diễn biến sự cố cho Nhân viên vận hành cấp trên trực tiếp.
D. Bao gồm cả 3 câu trên.
Câu 9: Theo Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, việc đưa các rơ le bảo vệ và tự động vào vận hành trở lại chỉ được thực hiện khi:
A. Có lệnh cho phép của Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
B. Có lệnh cho phép của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
C. Có lệnh cho phép của Cấp điều độ có quyền điều khiển và quyền kiểm tra.
D. Sau khi xử lý xong tình trạng bất thường, sự cố của trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động.
Câu 10: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, yêu cầu về chế độ báo cáo sự cố:
A. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Đơn vị quản lý vận hành có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
C. Trong thời hạn 48 giờ kể từ khi sự cố xảy ra, Đơn vị quản lý vận hành và Cấp điều độ có quyền điều khiển có trách nhiệm gửi Báo cáo sự cố cho điều độ cấp trên.
D. Hai câu a và b đều đúng.
Câu 12: Theo Thông tư Quy định Quy trình Xử lý sự cố Hệ thống điện Quốc gia, yêu cầu về role bảo vệ khi đưa thiết bị vào vận hành:
A. Các thiết bị điện và đường dây dẫn điện chỉ được mang điện khi các bảo vệ rơ le chống mọi dạng sự cố cùng được đưa vào làm việc
B. Khi các rơ le bảo vệ được tách ra không cho làm việc hoặc do bị hưhỏng một vài dạng bảo vệ rơ le thì những rơ le bảo vệ còn lại vẫn phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng sự cố, thời gian loại trừ ngắn mạch cho các thiếtbị điện và đường dây dẫn điện
C. Khi đưa bảo vệ tác động nhanh của phần tử đấu nối ra khỏi vận hành, thì tùy theo điều kiện ổn định phải đưa bảo vệ tác động nhanh tạm thời hoặc gia tốc bảo vệ dự phòng hoặc chỉnh định lại rơ le bảo vệ khác cho phù hợp
D. Bao gồm cả 3 câu trên.
Câu 13: Theo Thông tư Quy định Quy trình xử lý sự cố hệ thống điện Quốc gia, trường hợp tác động sai hoặc từ chối tác động của trang thiết bị rơle bảo vệ và tự động hoặc phát hiện có hư hỏng trong thiết bị, nhân viên vận hành thiết bị có trách nhiệm phải thông báo ngay với:
A. Cấp điều độ có quyền điều khiển.
B. Cấp điều độ có quyền kiểm tra.
C. Đơn vị quản lý vận hành thiết bị.
D. Bao gồm cả hai câu A và C.
Câu 14: Theo Thông tư Quy định Quy định Quy trình xử lý sự cố trong HTĐQG, các máy biến áp được phép làm việc:
A. Lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
B. Lâu dài với điện áp cao hơn không quá 20% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
C. Lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không quá 25% tải địnhh mức.
D. Lâu dài với điện áp cao hơn không quá 20% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không quá 25% tải địnhh mức.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro