tqvt_bvquynh
Câu 1.1: Các khái niệm cơ bản về thông tin, truyền thông và viễn thông?
Trả lời:
* Thông tin là các tính chất xác định của vật chất được tiếp nhận bởi nhà quan sát từ thế giới vật
chất xung quanh.
Thông tin là sự hiểu biết hay tri thức, có khả năng được biểu diễn dưới dạng thích hợp cho quá
trình trao đổi, truyền đưa, lưu giữ hay xử lý.
Các dạnh thông tin cơ bản: Âm thanh, hình ảnh, dữ liệu, đa phương tiện...
* Truyền thông :
+ Là những vấn đề liên quan đến viêc truyền thông tin giữa các đối tượng qua một khoảng cách.
+ Việc thông tin có thể là trao đổi hoặc quảng bá thông tin.
* Viễn thông:
+ Bao gồm bất kỳ hoạt động nào liên quan đến việc phát/nhận tin tức thông qua các phương tiện
truyền thông.
+ Tin tức có thể là hình ảnh, âm thanh, chữ viết ...
+ Phương tiện truyền thông có thể là vô tuyến hoặc hữu tuyến
Câu 1.2: Những khái niệm cơ bản về tín hiệu, mã hóa và điều chế trong viễn thông?
Trả lời:
- Tín hiệu là đai lượng vật lý trung gian, do thông tin biến đối thành.
-Trong viễn thông, tín hiệu là một dạng năng lượng, mang thông tin, tách ra được và truyền từ nơi
phát đến nơi nhận.
Phân loại:
- Theo đặc tính hàm số:
+Tín hiệu tương tự: tín hiệu có biên độ biến đổi liên tục theo thời gian.
+Tín hiệu số: Thông tin được mã hóa bằng một số lượng hữu hạn các giá trị.
- Theo loại hình thông tin:
+ Tín hiệu âm thanh: tín hiệu thoại, tín hiệu ca nhạc...
+ Tín hiệu hình ảnh: hình ảnh tĩnh, hình ảnh động ...
- Theo năng lượng mang:
+ Tín hiệu điện.
+ Tín hiệu quang.
- Theo vùng tần số:
+ Tín hiêu VLF 3 – 30kHz
+ Tín hiệu LF 30 – 300kHz
+ Tín hiệu HF 3 – 30MHz
+ Tín hiệu VHF 30 – 300MHz
+ Tín hiệu UHF 300 – 3000MHz
- Mã hóa: gồm 2 loại:
+ Mã hóa nguồn: Để nén nguồn thông tin, biến đổi tín hiệu thành các bít thông tin để có thể truyền
đi đồng thời cũng làm tối đa dung lượng kênh truyền.
VD: Mã hóa biên đô PCM, DPCM, DPCM thích ứng, mã hóa theo dạng sóng CELP ...
+ Mã hóa kênh: Là phương pháp bổ sung thêm các bít vào bản tin truyền đi nhằm mục đích
và/hoặc sửa lỗi, bảo về bản tin khi truyền trên kênh.
VD: Mã lưới, mã xoắn.
- Điều chế:Là quá trình trộn lẫn thông tìn cần truyền với tấn số sóng mang.
- Cần có quá trình điều chế để có thể truyền thông tin đi xa.
- Một số pp điều chế được sử dụng rộng rãi: điều biên AM, điều tần FM, điều pha PM, điều chế
biên độ cầu phương QAM.
- Có thể sử dụng kết hợp các kỹ thuật điều chế: Vd phát thanh FM stereo có thể sử dụng cả AM và
FM.
Câu 1.3: Ý nghĩa của vấn đề chuẩn hóa trong viễn thông?
Trả lời:
- Các tiêu chuẩn (tc mở) là cần thiết để giúp cho việc kết nối dễ dàng các hệ thống, thiết bị và các
mạng của nhà sản xuất, các nhà cung cấp và khai thác khác nhau.
- Ưu điểm và khía cạnh khác:
+ Các tiêu chuẩn thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
+ Các chuẩn chung dẫn tới có một sự cần bằng về kinh tế giữa các yếu tố kỹ thuật & sx. + Các quyền lợi chính trị sẽ dẫn tới hình thành nhiều chuẩn khác nhau.
+ Các tc quốc tế sẽ đe dọa các ngành công nghiệp của các nước lớn nhưng là cơ hội tốt cho các
ngành công nghiệp của các nước nhỏ.
+ Các chuẩn chung sẽ làm cho các hệ thống thuộc các nhà cung cấp khác nhau có thể kết nối vs
nhau.
+ Các tc giúp cho ng sử dụng và các nhà điều hành mạng, các hãng sản xuất thiết bị trở nên độc
lập lẫn nhau và tăng độ sẵn sàng của hệ thống.
+ Các tiêu chuẩn làm cho các dịch vụ quốc tế có tính khả thi.
Câu 1.4: Giới thiệu các đặc điểm cơ bản của việc truyền thông tin trong mạng truyền dữ
liệu?
Truyền số liệu là một loại hình rất phổ biến trong thời đại thông tin hiện nay. Đó là một trong các
loại hình dịch vụ viễn thông và được thực hiện trên một số mạng khác nhau như: mạng số liệu
chuyển mạch gói, mạng số liệu chuyển mạch kênh, mạng điện thoại công công, hay đơn giản là
các mạng máy tính(LAN, WAN, MAN)
+ Mạng số liệu công cộng chuyển mạch kênh –CSPDN: đây là mạng hoàn toàn số và được thiết
kế riêng cho kênh truyền thông số liệu, thường có 4 tốc độ truyền cơ bản: 600,2400,4800,9600
bps. Kênh truyền sẽ được duy trì trong suốt thời gian truyền
+ Mạng số liệu công cộng chuyển mạch gói – PSPDN:mạng này cho phép các đầu cuối có tốc độ
bit khác nhau và người sử dụng có thể xâm nhập một số CSDL lớn trên thế giới. Hầu hết các
mạng truyền số liệu trên thế giới đều là các mạng chuyển gói
+ Mạng điện thoại công cộng-PSTN: Do các đường dây điện thoại chỉ dùng để truyền các tín hiệu
âm thanh với dải tần 0,3-3,4KHz nên muốn truyền số liệu thì phải sử dụng các Modem là các thiết
bị điều chế và giải điều chế tín hiệu truyền dữ liệu thành tin hiệu tương tự có dải tần phù hợp với
đường dây điện thoại và ngược lại
Một số yêu cầu khi thực hiện truyền dữ liệu: chất lượng truyền, tốc độ , vấn đề an toàn và bảo mật
thông tin…Để đạt được điều này, dữ liệu truyền phải được mã hóa và xử lý tuân theo các thể thức
nhất định nào đó
Câu 1.5: Nêu khái niệm chất lượng dịch vụ viễn thông (QoS).
- QoS được hiểu một cách đơn giản là khả năng của mạng làm thế nào để đảm bảo và duy trì các
mức thực hiện nhất định cho mỗi ứng dụng dịch vụ theo như yêu cầu mà người sử dụng đã chỉ ra
- QoS là đặc tính có thể điều khiển và hoàn toàn xác định đối với các tham số có khả năng định
lượng
- Chất lượng dịch vụ là kết quả tổng hợp của các chỉ tiêu dịch vị, thể hiện ở mức độ hài long của
khách hàng sử dụng dịch vụ đó. ”. QoS cho phép khách hàng được sử dụng dịch vụ có chất lượng
tốt hơn
Câu 1.6: Nêu khái niệm hiệu năng mạng (NP)?
Theo quan điểm của nhà cung cấp dịch vụ: NP là một chuỗi tham số mạng có thể được xác định,
đó được và được điều chỉnh để có thể đạt được mức độ hài lòng của người sử dụng dịch vụ
Theo ITU-TE.800: Hiệu năng mạng (NP) là năng lực một mạng hoặc là phần mạng cung cấp các
chức năng có liên quan đến khả năng truyền thông giữa những người sử dụng.
Các tham số hiệu năng mạng dùng để đánh giá chất lượng dịch vụ viễn thông:
+ Độ khả dụng
+ Băng thông
+ Tiếng vọng
+ Trễ
+ Biến động trễ: jitter và wander
+ Tổn thất(mất) gói hay tỉlệ lỗi bít: loss/BER
+ Độ bảo mật
Câu 1.7: Trình bày khái niệm về truyền dẫn đơn công, bán song công và song công. Lấy ví
dụ cụ thể cho mỗi khái niệm.
-Truyền dẫn đơn công là truyền dẫn thông tin theo một chiều. Ví dụ, với phát thanh truyền hình, tín
hiệu chỉ được gửi đi từ máy phát đến thiết bị đầu cuối là thiết bị thu vô tuyến. -Truyền dẫn bán song công là truyền dẫn thông tin theo hai chiều nhưng việc truyền tin trên mỗi
chiều chỉ được thực hiện tại một thời điểm. Ví dụ như hệ thống thông tin vô tuyến di động (điện
đàm), người nói phải xác nhận bằng nút chuyển sang chế độ nghe thì bên kia mới được nói.
-Truyền dẫn song công (song công hoàn toàn) là truyền dẫn thông tin theo hai chiều trong cùng
một thời gian. Ví dụ như thông tin thoại thông thường, hai người có thể nói chuyện đồng thời.
Câu 1.8: Nêu ý nghĩa của việc ghép kênh. Phân loại các phương pháp ghép kênh.
- Ý nghĩa của việc ghép kênh: Ghép kênh là quá trình kết hợp nhiều tín hiệu để truyền dẫn đồng
thời trên cùng 1 đường truyền dẫn.Hầu hết các hệ thống truyền dẫn trong mạng viễn thông có
dung lượng lớn hơn dung lượng yêu cầu bởi 1 người sử dụng đơn lẻ và nhỏ hơn tổng dung lượng
yêu cầu tối đa của tất cả người sử dụng. Do đó, để nâng cao hiệu quả truyền dẫn và giảm chi phí,
người ta thực hiện chia sẻ băng tần sẵn có của các hệ thống cáp đồng, cáp quang hay hệ thống
vô tuyến(hê thống đơn lẻ dung lượng cao) cho nhiều người sử dụng.
- Phân loại các phương pháp ghép kênh
+ Ghép kênh theo tần số(FDM) biến tần số mỗi tín hiệu lên 1 tần số sóng mang khác nhau. Các tín
hiệu đã điều chế được đi qua cũng 1 kênh truyền và bộ lọc đơn bằng sẽ phân chia các tín hiệu khi
đến bên thu. Băng tần của hệ thống được chia thành nhiều các kênh hẹp khác nhau, mỗi kênh
dành cho 1 nguwofi sử dụng trong toàn bộ thời gian truyền tin (thường s/d cho truyền tin thoại).
Bằng việc thay đổi bộ lựa chọn tần số ở phía thu ta có thể thay đổi để nhận thông tin từ địa điểm
phát khác.
+ Ghép kênh theo thời gian(TDM) là phương pháp ghép kênh mới hơn FDM phương pháp này
đưa các bản tin khác nhau
+ Ghép kênh theo bước sóng(WDM) được dùng cho truyền dẫn cáp quang. Việc sử dụng ghép
kênh phân chia thời gian có nhiều hạn chế đối với yêu cầu dung lượng truyền dẫn nên WDM đã
được thay thế. Ghép kênh theo bước sóng cho phép kênh được truyền tại những bước sóng khác
nhau cho cùng 1 hướng hay cả 2 hướng trên cùng 1 sợi quang.Là 1 biến dạng của ghép kênh tần
số. Để đạt được tốc độ bit lớn hơn 10Gbit/s người ta đã kết hợp ghép kênh theo thời gian với
ghép kênh theo bước sóng.
Câu 1.9: Nêu ý nghĩa và chức năng của chuyển mạch.
- Hiện tại thiết bị chuyển mạch phải có khả năng điều khiển các dịch vụ nhiều hơn trước đây boa
gồm âm thanh cất lượng cao, Video theo các tiêu chuẩn khác nhau, thông tin LAN nối LAN, truyền
tải các tệp dữ liệu lớn và các dịch vụ tương tác mới trên mạng truyền hình cáp. Đã có nhiều các
thông tin chuyển mạch liên quan đến người sử dụng dịch vụ.
- Tính phong phú về kỹ thuật chuyển mạch trong mạng nội hạt đã tăng. Ngày nay chúng ta dùng
kỹ thuật chuyên tiếp khung và 2 kiểu chuyển mạch tế bào theo truyền tải không đồng bộ ATM và
bus kép hàng đợi phân tán
- Các phần tử chuyển mạch có thể điều khiển đã được đưa vào trong mạng truyền dẫn nhờ đó
giúp cho việc truyền dẫn thực hiện với độ tin cậy cao hơn và độ trễ nhỏ hơn. Bộ đấu nối chéo số
giờ đây thay thế các khung phân tán và các bộ ghép kênh số là các phần tử truyền dẫn truyền
thống
Câu 1.10: Trình bày ý nghĩa và chức năng của báo hiệu trong viễn thông.
- Trong mạng viễn thông báo hiệu được coi là 1 phương tiện để chuyển thông tin và các lệnh từ
điểm này đến điểm khác, các thông tin và các lệnh này có liên quan đến thiết lập, giám sát và giải
phóng cuộc gọi. Báo hiệu thực hiện 3 chức năng chính:
+ Chức năng giám sát: giám sát đường thuê bao, đường trung kế…
+ Chức năng tìm chọn: chức năng điều khiển và chuyển thông tin địa chỉ
+Chức năng khai thác và vận hành mạng: phục vụ cho việc khai thác mạng 1 cách tối ưu nhất
Thông thường báo hiệu được chia làm 2 loại tùy thuộc vào phương thức xử lý tín hiệu báo hiệu và
ứng dụng của nó là báo hiệu cho mạng chuyển mạch kênh và báo hiệu cho mạng chuyển mạch
gói.
Câu 1.11: Nêu ý nghĩa của đồng bộ trong mạng viễn thông.
- Mạng đồng bộ là 1 mạng chức năng không thể thiếu được trong mạng viễn thông quốc gia số
hiện đại. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các hệ thống chuyển mạch số, truyền dẫn số,
công nghệ SDH, ATM…vai trò quan trọng của việc đồng bộ mạng viễn thông ngày càng gia tăng. Yêu cầu về đồng bộ mạng là điều kiện quan trọng cần thiết để triển khai và khai thác hiệu quả các
công nghệ mới chất lượng cao trên mạng lưới.
- Đồng bộ có ảnh hưởng lớn đến độ ổn định và chất lượng dịch vụ của mạng thông tin. Việc mất
đồng bộ hay kém đồng bộ gây nên rung pha, trôi pha, trượt…làm suy giảm chất lượng dịch vụ,
mức độ ảnh hưởng.
Câu 2.1: Phân tích và so sánh ưu nhược điểm của việc truyền thông sử dụng tín hiệu số so
với tín hiệu tương tự.
- Tín hiệu số(Digital Signal): là tín hiệu có hữu hạn giá trị dòng điện có nghĩa về mặt mã hóa thông
tin,những giá trị khác không có ý nghĩa mang thông tin.Dạng tín hiệu thông dụng là tín hiệu nhị
phân chỉ có 2 giá trị là 0 và 1.Với các chức năng xử lý như :mã hóa,tái tạo,lưu trữ,điều chế,xáo
trộn,nén giãn,sửa lỗi…
- Tín hiệu tương tự(Analog Signal) là tín hiệu có vô số các giá trị trong khoảng i(max)-i(min) đều có
nghĩa về mặt thông tin.Với các chức năng xử lý như:khuyếch đại tuyến tính,lọc,điều
chế,nén,giãn…
- Đặc trưng của xử lý số là thao tác trên linh kiện có chức năng nhớ, cụ thể là trên thanh ghi
(register); dẫn đến cho phép thời gian xử lý có thể kéo rất dài, quá trình xử lý có thể rất phức tạp,
chức năng xử lý rất phong phú nhưng bù lại là hệ thống có thể không có tính chất thời gian thực
(real time - đáp ứng của hệ thống có rất nhanh, khi có tín hiệu ngõ vào thì gần như có liền tín hiệu
ngõ ra). Trong khi đó, xử lý tương tự lại không có linh kiện nhớ (chỉ có thể làm delay trong thời
gian ngắn) dẫn đến quá trình xử lý phải thật nhanh, đơn giản và do đó chức năng xử lý cũng đơn
giản hơn so với xử lý số nhưng bù lại hệ thống có tính chất real time.
- Ưu điểm của tín hiệu số: (1) tính ổn định. Với cùng một ngõ vào thì ngõ ra của một quá trình xử
lý số luôn giống nhau. Nó không nhạy cảm đối với độ lệch (ofset) và sự trôi tín hiệu (drift). (2) Khả
năng lưu trữ. (3) Tích hợp mật độ cao các cổng logic trên chip
Nhược điểm: (1)Méo lượng tử khi chuyển từ số sang tương tự.(2)Tính trễ.
- Ưu điểm của tín hiệu tương tự :mô phỏng chính xác cái thế giới thực sự bạn đang sống. nhưng
mà trong đo lường thì thiết bị chế tạo khó có độ chính xác cao. Nghe âm thanh từ tín hiệu tương
tự là trung thực nhất trong cái thế giới bạn đang sống Nhược điểm: Xử lý tín hiệu tương tự không
dễ, không đạt kết quả cao như là xử lý tín hiệu số.
Câu 2.2: Giới thiệu tên, lĩnh vực chuẩn hóa của các tổ chức chuẩn hóa ITU, IEEE, IETF, ISO.
- Liên minh viễn thông quốc tế (ITU) là một cơ quan chuyên môn của liên hợp quốc chịu trách
nhiệm về viễn thông. Nó bao gồm gần 200 nước thành viên và công tác chuẩn hoá của nó được
chia thành các phần chính:
+ ITU-T: xây dựng các tiêu chuẩn về các mạng viễn thông công cộng (ví dụ như ISDN).
+ ITU-R: xây dựng các tiêu chuẩn về vô tuyến như việc sử dụng tần số trên thế giới và các đặc
tính kỹ thuật của các hệ thống vô tuyến.
- Viện nghiên cứu kỹ thuật điện và điện tử (IEEE) là một trong các cơ quan chuyên môn lớn nhất
trên thế giới và đã tạo ra nhiều tiêu chuẩn quan trọng về viễn thông.
- Lực lượng đặc nhiệm về kỹ thuật Internet (IETF) quan tâm tới việc chuẩn hoá các giao thức
TCP/IP cho Internet.
- Tổ chức chuẩn hoá quốc tế (ISO) là một tổ chức chung chịu trách nhiệm về chuẩn hoá công
nghệ thông tin.
Câu 2.3: Giới thiệu các đặc điểm cơ bản của mạng điện thoại hoạt động trên phương thức
chuyển mạch kênh.
- Sử dụng hệ thống PCM(Pulse Code Modulation) có chức năng biến đổi tín hiệu tương tự sang
tín hiệu số thông qua việc mã hóa các xung biên độ tín hiệu và truyền dẫn theo khe thời gian có độ
dài cố định.
- Trên các liên kết ta chia thành các kênh thông tin tách biệt nhau ,vấn đề cơ bản của kiểu chuyển
giao này là tạo ra 1 kết nối.Các nút mạng thực hiện chức năng chuyển mạch.Thiết bị chuyển mạch
tại 1 nút sẽ chuyển tín hiệu từ kênh vào đến kênh ra.Trên các liên kết ,hệ thống được chia thành
các kênh thông tin như các mạch trung kế trong mạng điện thoại.Các chung kế là tài nguyên của
hệ thống phụ vụ chung.
- Duy trì kết nối sử dụng báo hiệu(báo hiệu thuê bao và trung kế) - Không linh hoạt về băng thông
- Không có phát hiện lỗi.
- Thích hợp với Thoại,video và dữ liệu tốc độ thấp
Câu 2.4: Nêu sự khác biệt của IPv4 và IPv6 theo các tiêu chí: không gian địa chỉ, định dạng
tiêu đề, khả năng mở rộng, khả năng bảo mật?
So sánh Ipv4 IPv6
Không gian địa chỉ Địa chỉ dài 32 bit. Địa chỉ dài 128 bit.
Định dạng tiêu đề
Sử dụng định dạng tiêu đề mới, trong đó
các tùy chọn được tách khỏi phần tiêu đề
cơ sở và nếu cần được thêm vào giữa
phần tiêu đề cơ sở và dữ liệu. Do vậy, làm
đơn giản và tăng tốc độ xử lý định tuyến vì
hầu hết các tùy chọn đều không cần được
router kiểm tra.
Khả năng mở rộng Hạn chế
Được thiết kế để cho phép mở rộng khi có
yêu cầu
Khả năng bảo mật
Không hỗ trợ mật
mã và chứng thực
Tùy chọn mật mã và chứng thực trong
IPv6 cung cấp tính toàn vẹn và tính bảo
mật của gói.
Câu 2.5: Nêu khái niệm dịch vụ viễn thông . Nêu ví dụ về một dịch vụ viễn thông ở VN( tên,
mô hình kết nối, các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ)
- Khái niệm : dịch vụ viễn thông là dịch vụ truyền ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình
ảnh hoặc các dạng khác của thông tin giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông. Nói
cách khác, đó là dịch vụ cung cấp cho khác hàng khả năng trao đổi thông tin hoặc thu nhận thông
tin qua mạng viễn thông.
- Ví dụ dịch vụ điện thoại VOIP là dịch vụ sử dụng công nghệ truyền thoại trên môi trường IP (
mạng gói dựa trên giao thức Internet).
- Mô hình kết nối : tín hiệu âm thanh sẽ được chuyển đổi thành các gói tệp thông qua môi trường
mạng Internet sau lại được chuyển thành tín hiệu âm đến thiết bị người nhận.
- Các yếu tố ảnh hưởng tới QoS :
+Độ trễ gói trong VoIP : do quá trình đóng gói hoặc do quá trình đợi và xử lý gói trên mạng
+ Độ rung pha : làm thay đổi thời gian đến của gói tin, ảnh hưởng đến chất lượng thoại
+ Tỷ lệ mất gói : do sự cố ở thiết bị truyền dẫn,độ trễ gói vượt mức ngưỡng hoặc do nghẽn mạch.
+ Băng thông : mạng VoIP yêu cầu băng thông lớn hơn PSTN và tùy thuộc vào số cuộc gọi ở giờ
cao điểm
Câu: 2.6 : Nêu và phân tích xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông hiện nay.
Ngày nay, nhu cầu dịch vụ của người sử dụng ngày càng đa dạng và có yêu cầu cao về chất
lượng. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong viễn thông, công nghệ thông tin
và điện tử đã làm mạng có khả năng truyền với tốc độ cao, có chất lượng truyền tin tốt với khả
năng xử lý thông minh và nhanh chóng. Vì thế cho phép mạng lưới thỏa mãn tốt hơn các nhu cầu
của khách hàng và cả các nhà khai thác dịch vụ viễn thông trong tương lai. Thị trường viễn thông
thế giới đang đứng trong xu thế cạnh tranh và phát triển hướng tới mạng viễn thông toàn cầu, tạo
ra khả năng kết nối đa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. Cùng với sự phát triển của công nghệ
viễn thông, các dịch vụ viễn thông ngày càng phong phú và đa dạng.
Nhu cầu và xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông của khách hàng bao gồm:
- Nhu cầu tăng về số lượng/loại hình dịch vụ. số lượng dịch vụ còn rất ít vào những năm đầu thế
kỷ 20. Từ khi ra đời mạng số đa dịch vụ (ISDN), mới có thêm một số lượng lớn các loại hình dịch
vụ khác nhau. Mạng này không chỉ hỗ trợ cho các ứng dụng truyền thoại và số liệu có sẵn mà còn có khả năng cung cấp thêm nhiều loại dịch vụ mới. Một số ứng dụng của mạng đa dịch vụ băng
hẹp (N-ISDN) là : Dịch vụ Fax, dịch vụ Teletex, dịch vụ Videotex (dịch vụ khôi phục thông tin
tương tác). Các dịch vụ này nằm trong một nhóm các dịch vụ lớn sau:
dịch vụ thoại, truyền số liệu, truyền văn bản, truyền hình ảnh, phần lớn các dịch vụ này thực hiện
ở tốc độ 64kb/s hoặc nhỏ hơn.
Nhu cầu dịch vụ băng rộng. Khi mạng có dung lượng đủ lớn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của khách hàng thì phạm vi các loại hình dịch vụ mà nó có thể hỗ trợ cũng tăng lên. Băng thông
yêu cầu cho các dịch vụ cũng lớn hơn nhiều so với băng thông của các dịch vụ cơ bản như thoại,
fax có tốc độ truyền thường không quá 64kbit/s
ITU-T phân tích các dịch vụ băng rộng làm hai loại đó là các dịch vụ tương tác và các dịch vụ phân
bố.
+ Các dịch vụ tương tác là các dịch vụ cho phép truyền thông tin theo hai chiều (không tính đến
các thông tin báo hiệu điều khiển) giữa các thuê bao với nhau hoặc giữa thuê bao với nhà cung
cấp dịch vụ.
+ Các dịch vụ phân bố là các dịch vụ mà thông tin chỉ truyền theo một chiều, từ nhà cung cấp dịch
vụ băng rộng tới thuê bao.
Có một cách khác nữa để phân chia các loại dịch vụ băng rộng thành hai loại: loại dịch vụ phục vụ
cho việc kinh doanh và dịch vụ thông thường phục vụ các hộ thuê bao
- Nhu cầu muốn có các dịch vụ phân bố và tương tác.
Ngoài ra, khách hàng còn có yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ khác như phải đảm bảo thời gian
thực, dịch vụ đa phương tiện được cung cấp với giá rẻ và với thời gian triển khai nhanh chóng,
dịch vụ phải tiện lợi, dễ sử dụng.
Hiện nay, xu hướng phát triển công nghệ đang hướng sang mạng IP (internet protocol) do sự
thuận tiện, đơn giản và chi phí thấp khi triển khai dịch vụ trên mạng này so với những mạng viễn
thông truyền thống trước kia (PSTN, ISDN,…) nên những dịch vụ mới ra đời cũng thường dựa
một phần hoặc toàn bộ trên nền mạng IP.
Câu 2.7 : Trình bày khái niệm định tuyến trong mạng gói, so sánh ưu nhược điểm của định
tuyến tĩnh và động.
Định tuyến là một công việc quan trọng trong quá trình truyền tin qua mạng. Nó được thực hiện ở
tầng mạng(tầng 3 của mô hình OSI). Mục đích là chuyển thông tin của người sử dụng từ điểm
nguồn đến điểm đích
Định tuyến gồm 2 hoạt động chính :
+ Xác định đường truyền.
+ Chuyển tiếp thông tin.
So sánh định tuyến tĩnh và động
Định tuyến tĩnh Định tuyến động
Ưu
điểm
-Không sử dụng giao thức định tuyến. Việc
định tuyến chỉ phải thực hiện một lần khi
xây dựng mạng
-Người sử dụng có toàn quyền điều khiển
thông tin lưu trong bảng định tuyến
-Không tốn băng thông để xây dựng nên
bảng định tuyến
-Sử dụng các giao thức định
tuyến. Đơn giản trong việc cấu
hình và tự động tìm ra những
tuyến đường thay thế nếu như
mạng thay đổi
Nhược
điểm
-Khi thay đổi hoặc thêm bớt các mạng cần
phải thay đổi lại cấu hình trên mỗi bộ định
tuyến. Vì vậy độ phức tạp của việc cấu hình
tăng lên khi kích thước mạng tăng lên.
-Không có khả năng thích ứng với mạng có
cấu trúc thay đổi, vì nó không cập nhật
bảng định tuyến.
-Yêu cầu CPU xử lý nhiều hơn
-Tiêu tốn băng thông trên mạng
để xây dựng bảng định tuyến
Câu 3.1: Vẽ mô hình hệ thống truyền thông và nêu chức năng các khối cơ bản. Lấy ví dụ
thực tế và phân tích.
- Hệ thống truyền thông: là hệ thống thực hiện các chức năng xử lý cần thiết, biến đổi bản tin cần
trao đổi đển thực hiện cho việc lưu trữ, sửa chữa và truyền qua hệ thống.
- Chức năng của các khối cơ bản:
+ Nguồn tin: Là nơi sản sinh hay chứa các bản tin cần truyền
+ Thiết bị đầu cuối phát: Chuyển các bản tin thành tín hiệu để phát đi.
- Thiết bị đầu cuối thu : Chuyển tín hiệu thành các bản tin
- Môi trường truyền dẫn: Có thể là hữu tuyến hoặc vô tuyến, là môi trường để truyền các tín hiệu
từ TBĐC phát đến TBĐC thu
- Nhận tin : có chức năng nhận tin
Truyền thông 2 chiều tương tự.
Ví dụ : Phân tích quá trình truyền thông tin khi kết nối cuộc gọi
Nguồn tin : là người gọi
TBĐC phát : các thiết bị chuyển đổi tín hiệu trong điện thoại người gọi
Môi trường truyền dẫn : đường dây điện thoại
TBĐC thu: điện thoại của người nhận
Nhận tin: người nhận điện thoại
Câu 3.2: So sánh giao thức chuyển giao kiểu gói và chuyển giao kiểu kênh trong quá trình
truyền thông tin qua mạng. Vẽ hình minh họa.
Giống nhau: là sự thiết lập kết nối theo yêu cầu từ một tập ngõ vào yêu cầu đến một tập ngõ ra
yêu cầu.
Khác nhau:
Câu hỏi 3.3: Nêu và phân tích ý nghĩa của cơ chế phân tầng (layer) khi xây dựng mạng.
-Ý nghĩa của cơ chế phân tầng(layer):
+Để giảm độ phức tạp của việc thiết kế và cài đặt các mạng trao đổi thông tin được xây dựng theo
quan điểm phân tầng (layering). Mỗi hệ thống thành phần của mạng được xem như một cấu trúc
đa tầng (tầng nọ được xây trên tầng kia).
Chuyển giao kiểu kênh Chuyển giao kiểu gói
Khái niệm Thông tin được truyền từ nguồn tới
đích trên một kênh truyền được xác
lập trước và kênh này được duy trì
đến khi ngắt kết nối.
Thông tin được truyền đi dưới dạng
các gói có kích thước khác nhau.
Các gói tin được truyền độc lập
trên mạng.
Tốc độ chuyển
giao
Cố định và thấp Có thể thay đổi
Băng thông Không linh hoạt Hiệu quả
Cơ chế phát
hiện lỗi
Không có Có phát hiện và sửa
Cơ chế điều
khiển luồng
Không có Cần có
Độ trễ Thấp và ổn định Lớn và có thể thay đổi
Minh họa
+Số lượng các tầng cũng như tên và chức năng của từng tầng là tùy thuộc vào các nhà thiết kế.
Nguyên tắc chung là mỗi tầng tiếp nhận các dịch vụ từ tầng dưới nó,đồng thời lại cung cấp một bộ
các dịch vụ cho tầng phía trên. Việc các dịch vụ này được cung cấp như thế nào thì các tầng trên
không được biết.
+Cách phân tầng trong các mạng có thể khác nhau, song trong cùng một mạngthì các hệ thống
thành phần phải có cấu trúc tầng (số lượng tầng, chức năng mỗi tầng)là như nhau.
+Những tác dụng khác của các tầng được chuẩn hoá:
Thiết kế dễ dàng hơn (các hệ thống phức tạp được chia thành nhiều hệ thông nhỏ dễ quản lý)
Hiệu quả hơn cho việc phát triển sau này (thay thế một tầng)
Việc định nghĩa trách nhiệm của mỗi tầng sẽ giúp cho việc chuẩn hoá các chức năng mới.
Những chức năng nhất định sẽ thuộc về một giao thức của một tầng nhất định.
Câu 3.4: Nêu và so sánh phương thức truyền thông theo kiểu chuyển giao hướng kết nối
(CO) với chuyển giao phi kết nối (CL), vẽ hình minh họa.
Phương thức truyền thông theo kiểu chuyển giao hướng kết nối:
-Với phương thức này tất cả thông tin tín hiệu của một phiên truyền thông được định tuyến trên
cùng một đường trong mạng (mũi tên đen trong Hình ).
-Quá trình chuyển giao được chia làm ba giai đoạn :
+Thiết lập kết nối: đầu tiên là thông tin xác lập kết nối được gửi cùng với các bộ địa chỉ. Thông tin
địa chỉ ở dạng số của kênh logic (LCN) được lưu trữ trong mỗi nút nó đi qua, khi đó một nối kết ảo
(logic) được thiết lập.
+Duy trì kết nối (Truyền dẫn dữ liệu): chỉ có địa chỉ dạng LCN được gửi kèm theo các gói dữ liệu.
Khi nút mạng đọc LCN sẽ biết là ở đâu gửi gói tin.
+Giải phóng kết nối: một gói giải phóng được gửi để yêu cầu xoá thông tin địa chỉ (LCN) ở các nút
giải phóng kết nối.
-Phương thức truyền thông theo kiểu chuyển giao phi kết nối
Khi chuyển giao phi kết nối được sử dụng thì các gói luôn luôn sử dụng đường đi phù hợp nhất
thông qua mạng (mũi tên trắng trong Hình ). Chuyển giao trong trường hợp này chỉ có một giai
đoạn là truyền dẫn dữ liệu. Do đó mỗi gói dữ liệu đều có bộ thông tin địa chỉ (địa chỉ cả nguồn và
đích) đầy đủ.
Trong chuyển giao phi kết nối, các gói không nhất thiết phải đến nơi theo thứ tự, bởi vì chúng đi
trên các đường khác nhau có độ trễ khác nhau. Bên thu phải theo dõi thứ tự của các gói nên sẽ
phức tạp hơn nhiều.
Ví dụ để mô tả kiểu chuyển giao định hướng kết nối và phi kết nối đó là so sánh hai phương thức
trong chạy đua định hướng. Giả sử rằng trong một đội người chạy đầu tiên sẽ đánh dấu con
đường của anh ta xuyên quốc gia để đồng đội của anh ta chạy tới đích. Người chạy cuối cùng sẽ
xoá các dấu (tương tự như chuyển giao hướng kết nối). Trong đội khác, mỗi người sẽ tự phải tìm
con đường cho mình tới đích (tương đương với chuyển giao phi kết nối).
So sánh: Hướng kết nối
-Quá trình chuyển giao được chia làm 3 giai
đoạn: Thiết lập kết nối,duy trì kết nối (Truyền
dẫn dữ liệu),giải phóng kết nối
-Tất cả thông tin tín hiệu của một phiên
truyền thông được định tuyến trên cùng một
đường trong mạng
- Trong duy trì kết nối (Truyền dẫn dữ liệu):
chỉ có địa chỉ dạng LCN được gửi kèm theo
các gói dữ liệu
Phi kết nối
-Chuyển giao chỉ có một giai đoạn là truyền
dẫn dữ liệu
- Các gói không nhất thiết phải đến nơi theo
thứ tự
-Mỗi gói dữ liệu đều có bộ thông tin địa chỉ
(địa chỉ cả nguồn và đích) đầy đủ.
Câu 3.5 Phân tích những tham số hiệu năng mạng (NP) ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ
viễn thông (QoS)
Hiệu năng mạng (NP) là năng lực 1 mạng hoặc phần mạng cung cấp các chức năng có liên quan
đến khả năng truyền thông. Đánh giá hiệu năng mạng là đánh giá các chỉ tiêu, thông số kĩ thuật có
liên quan đến khả năng truyền thông của mạng.
3.6 : So sánh ưu nhược điểm và ứng dụng của môi trường truyền dẫn sử dụng cáp quang với vô
tuyến trong viễn thông.
So sánh MT truyền dẫn sử dụng cáp quang MT truyền dẫn sử dụng sóng vô tuyến
Ưu điểm
-Dung lượng tải cao hơn, cho phép
nhiều kênh đi qua cùng cáp.
-Suy hao tín hiệu ít.
-Là tín hiệu ánh sáng nên không bị
nhiễu, không dẫn điện chất lượng tín
hiệu tốt hơn.
-Băng thông rộng, cự li dài không cần
bộ lặp.
-Truyền thông tin bằng sóng điện từ.
Không cần bất kỳ đường dây dẫn nào.
-Các hệ thống vô tuyến được lắp đặt
nhanh gọn, không cần đào xới, chi phí
đầu tư ít.
Nhược
điểm
-Truyền sóng trên môi trường cáp
quang. Phải lắp đặt tuyến thông tin cáp
quang, thiết bị công nghệ cao, linh phụ
kiện cồng kềnh chi phí lớn.
-Sóng vô tuyến tại những tần số này
truyền thẳng gọi là truyền dẫn tầm nhìn
thẳng, dễ bị tác động bởi vật chắn
-Có độ suy hao lớn tần số càng cao suy
hao càng lớn. Độ suy hao thay đổi trong phạm vi rộng, quãng đường truyền sóng
lớn dẫn đến suy hao lớn, ngoài ra nó
còn chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết.
-Méo tín hiệu phát đi do sự hạn chế về
phổ tần của nó( năng lượng tập trung ở
dải tương đối hẹp).
-Sự cạn kiệt về tần số do ngày càng
nhiều hệ thống vô tuyến xuất hiện.
ứng dụng
-Thích hợp để truyền tải các thông tin
dạng số mà đặc biệt hữu dụng trong
mạng máy tính
-Dùng trong phát thanh và truyền hình
Câu 3.7: So sánh ưu nhược điểm và ứng dụng của môi trường truyền dẫn sử dụng cáp
đồng với cáp quang trong viễn thông.
Trả lời
Giống nhau:Đều là môi trường truyền dẫn hữu tuyến
Khác nhau:
Truyền dẫn cáp đồng Truyền dẫn cáp quang
Ưu
điểm
-Môi trường truyền tín hiệu điện
-Rẻ
-Dễ dàng thao tác
-Thông tin quang đã được triển khai
trong cả mạng đường dài (liên tỉnh
và quốc tế) và mạng nội
hạt.
- So với các môi trường truyền dẫn
khác, cáp quang có rất nhiều ưu
điểm như: nhẹ và linh hoạt, có khả
năng chống ảnh hưởng của
trường điện từ,có dung lượng
truyền dẫn lớn, suy hao ít và không
dẫn điện,kích cỡ của cáp nhỏ, không
bị xuyên kênh,khoảng cách giữa các
bộ lặp xa,giảm khả năng lỗi
Nhược
điểm
-Tốc độ truyền dẫn
Không cân bằng (Bất đối xứng, Download >
Upload). Tối đa 20 Mbps
-Khoảng cách giới hạn
-Bảo mật
Thấp, do là cáp đồng tín hiệu điện nên có
thể bị đánh cắp tín hiệu trên đường dây.
Mặt khác có thể truyền dẫn sét, dễ ảnh
hưởng đến máy chủ và hệ thống dữ liệu.
-Tốc độ thấp và chiều upload không thể
vượt quá 01 Mbps.
-Độ ổn định
Bị ảnh hưởng nhiều của môi trường, điện
từ…suy giảm theo thời gian.Tín hiệu suy
giảm trong quá trình truyền dẫn nên chỉ đạt
được 80% tốc độ cam kết.
-Nối cáp khó khăn dây cáp dẫn càng
thẳng càng tốt
-Chi phí hàn nối và thiết bị đầu cuối
cao hơn so với cáp đồng
Ứng
dụng
-Cáp truyền hình
-kết nối với các thiết bị khoảng cách gần
cần đường truyền tốc độ cao
-Mạng cục bộ
-Kết nối các hệ thống máy tính khoảng cách
gần
-Môi trường truyền thích hợp để
triển khai các ứng dụng mạng số đa
dịch vụ tích hợp băng thông rộng
-Đường trung kế khoảng cách xa
-Trung kế đô thị
-Trung kế tổng đài nông thôn
-Mạng cục bộ
Câu 4.1 : Vẽ sơ đồ minh họa và giải thích quá trình truyền và xử lý thông tin qua các môi
trường truyền dẫn trong viễn thông.
Câu 4.2: Nêu và phân loại các môi trường truyền dẫn trong viễn thông. Lấy ví dụ cụ thể về
các môi trường này trong một số mạng viễn thông (như PSTN, GSM, Internet…).
Truyền dẫn là quá trình truyền tải thông tin giữa các điểm kết cuối trong một hệ thống hay trong
mạng viễn thông. Có nhiều môi trường truyền dẫn khác nhau được sử dụng cho truyền dẫn
Cáp kim loại : sử dụng 2 kiểu chính : cáp đôi và cáp đồng trục
Cáp quang : sử dụng trong cáp sợi quang
Sóng vô tuyến : sử dụng trong các hệ thống thông tin mặt đất điểm tới điểm hoặc các hệ thống
phủ sóng khu vực như điện thoại di động hoặc cho thông tin phủ sóng khu vực thông qua vệ tinh.
1.Truyền dẫn bằng môi trường cáp kim loại
Trong những ngày đầu của kỹ thuật viễn thông thì cáp kim loại là môi trường lý tưởng hình thành
nên mạng viễn thông. Có 2 loại chính là cáp đôi và cáp đồng trục:
+Cáp đôi: Trước đây cáp đôi thường dùng cho truyền tín hiệu tương tự, tuy nhiên sau này sử
dụng cả truyền tín hiệu số, đặc biệt ngày nay cáp đồng xoắn đôi được sử dụng phổ biến để truyền
tín hiệu số trong việc ứng dụng công nghệ DSL.
+ Cáp đồng trục: Cáp đồng trục được dùng cho cả hệ thống ghép kênh theo tần số FDM và hệ
thống ghép kênh theo thời gian TDM. Chúng thường được lắp đặt theo từng đôi phục vụ thông tin
trên hai hướng giữa các tổng đài nơi có lưu lượng tải tập trung cao.
2.Truyền dẫn bằng cáp sợi quang:
- Thông tin quang đã được sử dụng trong cả mạng đường dài(liên tỉnh và quốc tế) và cả mạng nội
hạt.
- Môi trường truyền dẫn sợi quang và sợi cáp quang
- Cáp quang có rất nhiều ưu điểm như nhẹ và linh hoạt, có khả năng chống ảnh hưởng của trường
điện từ, có dung lượng truyền dẫn lớn, suy hao ít và không dẫn điện.
3. Truyền dẫn bằng sóng vô tuyến
- Ưu điểm: Không cần đường dây, lắp đặt nhanh, dễ dàng.
- Thường dùng tần số từ 1-4GHz, hội tụ bằng ăng ten parabol, khoảng cách từ vài km-50km tùy
tần số và đặc tính hệ thống. - Hiện nay sự cạn kiệt tần số vô tuyến ngày càng tăng do nhiều hệ thống vô tuyến xuất hiện, hầu
hết các tần số thích hợp đã được sử dụng.
- Một phương thức truyền dẫn khác cũng là một ứng dụng của sóng vô tuyến đó là truyền dẫn vệ
tinh.
Câu 4.3: Trình bày nguyên lý ghép kênh phân chia theo thời gian và theo tần số. Vẽ hình
minh họa và lấy ví dụ cụ thể trong viễn thông.
Ghép kênh theo tần số:
Phía thu: các bộ lọc băng tại nhánh phát và nhánh thu của mỗi kênh có băng tần như nhau. Đầu
vào nhánh thu có N bộ lọc băng nối song song và đóng vai trò tách kênh. Bộ điều chế tại nhánh
phát sử dụng sóng mang nào thì bộ giải điều chế của kênh ấy cũng sử dụng sóng mang như vậy.
Tín hiệu kênh được giải điều chế với sóng mang và đầu ra bộ giải điều chế ngoài băng âm tần còn
có các thành phần tần số cao. Bộ lọc thấp loại bỏ các thành phần tần số cao, chỉ giữ lại băng âm
tần. Ghép kênh theo tần số có ưu điểm là các bộ điều chế và giải điều chế có cấu tạo đơn giản (sử
dụng các diode bán dẫn), băng tần mỗi kênh chỉ bằng 4 kHz nên có thể ghép được nhiều kênh.
Chẳng hạn, máy ghép kênh cáp đồng trục có thể ghép tới 1920 kênh. Tuy nhiên do sử dụng điều
biên nên khả năng chống nhiễu kém.
Ghép phân chia theo thời gian TDM
Khi có nhiều tín hiệu có tần số hoặc băng tần như nhau cùng truyền tại một thời điểm phải sử
dụng ghép kênh theo thời gian. Có thể ghép kênh theo thời gian các tín hiệu analog hoặc các tín
hiệu số. Dưới đây trình bày hai phương pháp ghép kênh này.
Câu 4.4: Vẽ hình và mô tả hoạt động cơ bản của kỹ thuật chuyển mạch kênh và gói. So
sánh các đặc điểm chính của hai loại kỹ thuật chuyển mạch này
Trả lời:
Kỹ thuật chuyển mạch kênh (Circuit Switching): Một đặc trưng nổi bật của kĩ thuật này là hai trạm
muốn trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ được thiết lập một “ kênh” (circuit) cố định,
kênh kết nối này được duy trì và dành riêng cho hai trạm cho tới khi cuộc truyền tin kết thúc.
Thông tin cuộc gọi là trong suốt. Quá trình thiết lập cuộc gọi tiến hành gồm 3 giai đoạn:
300
Hz
3400
Hz
Kênh 1
Kênh 2
Kênh 3
3,1 kHz
f [kHz]
10
0
15
0
20
0 Giai đoạn thiết lập kêt nối: Thực chất quá trình này là liên kết các tuyến giữa các trạm trên
mạng thành một tuyến (kênh) duy nhất dành riêng cho cuộc gọi. Kênh này đối với PSTN là 64kb/s
(do bộ mã hóa PCM có tốc độ lấy mẫu tiếng nói 8kb/s và được mã hóa 8 bit).
Giai đoạn truyền tin: Thông tin cuộc gọi là trong suốt. Sự trong suốt thể hiện qua hai yếu tố:
thông tin không bị thay đổi khi truyền qua mạng và độ trễ nhỏ.
Giai đoạn giải phóng (huỷ bỏ) kết nối: Sau khi cuộc gọi kết thúc, kênh sẽ được giải phóng
để phục vụ cho các cuộc gọi khác
Kỹ thuật chuyển mạch gói (Packet Switching): Trong chuyển mạch gói mỗi bản tin được chia
thành các gói tin (packet), có khuôn dạng được quy định trước. Trong mỗi gói cũng có chứa thông
tin điều khiển: địa chỉ trạm nguồn, địa chỉ trạm đích và số thứ tự của gói tin,… Các thông tin điều
khiển được tối thiểu, chứa các thông tin mà mạng yêu cầu để có thể định tuyến được cho các gói
tin qua mạng và đưa nó tới đích. Tại mỗi node trên tuyến gói tin được nhận, nhớ và sau đó thì
chuyển tiếp cho tới trạm đích. Vì kỹ thuật chuyển mạch gói trong quá trình truyền tin có thể được
định tuyến động để truyền tin. Điều khó khăn nhất đối với chuyển mạch gói là việc tập hợp các gói
tin để tạo bản tin bản đầu đặc biệt là khi mà các gói tin được truyền theo nhiều con đường khác
nhau tới trạm đích. Chính vì lý do trên mà các gói tin cần phải được đánh dấu số thứ tự, điều này
có tác dụng, chống lặp, sửa sai và có thể truyền lại khi hiên tượng mất gói xảy ra.
So sánh:
Câu 4.5: Phân loại báo hiệu trong mạng chuyển mạch kênh. Trình bày khái niệm báo hiệu
liên đài trong mạng chuyển mạch kênh. So sánh báo hiệu kênh kết hợp (CAS) và kênh
chung (CSS) trong mạng chuyển mạch kênh.
- Phân loại báo hiện trong chuyển mạch kênh:
+ Báo hiệu đường dây thuê bao
+ Báo hiệu liên đài: báo hiệu kênh riêng (CAS) và báo hiệu kênh chung (CCS)
- Khái niệm báo hiệu liên đài trong mạng chuyển mạch kênh: gồm 2 loại CAS và CCS Báo hiệu
kênh riêng hay còn gọi là báo hiệu kênh liên kết là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm trong
kênh tiếng hoặc trong một kênh có liên quan chặt chẽ với kênh tiếng, còn báo hiệu kênh chung là hệ thống báo hiệu trong đó báo hiệu nằm trong một kênh tách biệt với các kênh tiếng và kênh báo
hiệu này được sử dụng chung cho một số lượng lớn các kênh tiếng
So sánh :
Giống nhau : thu phát các tín hiệu báo hiệu giữa các tổng đài với nhau.
Khác nhau :
CAS CSS
Tín hiệu báo hiệu đc truyền trên kênh
tiếng hoặc trên đường riêng có liên quan
với kênh tiếng
tốc độ thấp, dung lượng thông tin bị hạn
chế
Tín hiệu báo hiệu đc truyền trên đường
riêng của báo hiệu khác với kênh tiếng
Tốc độ cao, dung lượng lớn
Độ tin cậy cao, có khả năng tự động điều
chỉnh cấu hình mạng độc lập mạng thoại.
Hệ thống có thể chứa nhiều tín hiệu, sử
dụng cho nhiều mục đích khác ngoài dịch
vụ thoại.
Câu hỏi 4.6: Trình bày và so sánh các phương thức đồng bộ mạng viễn thông (khái niệm,
ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng). Vẽ hình minh họa cho mỗi phương thức.
Trả lời:
Các phương pháp đồng bộ
Để các thiết bị trong cùng mạng lưới hoạt động đồng bộ với nhau và cùng theo một thời gian
chuẩn, đòi hỏi tín hiệu đồng bộ phải có độ tin cậy cao và phương pháp thực hiện đồng bộ tối ưu.
a. Phương pháp cận đồng bộ
Mạng sử dụng phương pháp cận đồng bộ là mạng trong đó các đồng hồ tại các nút chuyển mạch
độc lập với nhau, tuy nhiên độ chính xác của chúng được được duy trì trong một giới hạn hẹp xác
định.
Trong chế độ cận đồng bộ sử dụng các đồng hồ có độ chính xác cao hoạt động tự do và các bộ
nhớ đệm thích hợp để giảm sai lệch tần số. Các đồng hồ này trên thực tế hoạt động không đồng
bộ với nhau nhưng sai lệch tần số bị giới hạn để chất lượng đồng bộ chấp nhận được. Các đồng
hồ tại mỗi nút phải duy trì độ chính xác cao của chúng trong suốt thời gian làm việc.
b.Phương pháp đồng bộ chủ tớ
Phương pháp đồng bộ chủ tớ dựa trên nguyên tắc một đồng hồ có cấp chính xác cao nhất hoạt
động như một đồng hồ chủ, các đồng hồ khác được hoạt động bám(tham chiếu) theo đồng hồ chủ
Trong phương pháp chủ tớ, sử dụng vòng khóa pha để duy trì sai pha giữa đồng hồ chủ và các
đồng hồ tớ không đổi hoặc tiến tới 0. Các đồng hồ tớ phải bám theo đồng hồ chủ và kích cỡ bộ
nhớ đệm và mạch điều khiển phải được thiết kế thích hợp sẽ hạn chế được trượt. Mục tiêu của
đổng bộ là hạn chế tốc độ trượt bằng cách sử dụng một số phương pháp điều khiển tần số và
pha.
c,Phương pháp đồng bộ tương hỗ
Đây là nguyên lý thực hiện đồng bộ trong một số mạng nhiều liên kết mà không có đồng hồ chủ.
Trong đồng bộ tương hỗ mỗi nút lấy trung bình các nguồn tham chiếu vào và sử dụng nó cho đồng
hồ truyền dẫn và cục bộ của nút. Phương pháp này chỉ sử dụng cho mạng đa phần có cấu trúc
lưới.
Đồng bộ tương hỗ có 2 loại:
-Điều khiển kết cuối đơn
-Điều khiển kết cuối kép
d.Phương pháp đồng bộ ngoài
Thực chất phương pháp đồng bộ ngoài là sử dụng một số nguồn thời gian và tần số có sẵn như
GPS hoặc tham chiếu theo đồng hồ chủ của một số quốc gia khác. Phương pháp đồng bộ này có
ưu điểm là tiết kiệm đầu tư tuy nhiên có độ chính xác không cao và phụ thuộc vào nhiều yếu tố phi
kỹ thuật khác.
e.Phương pháp đồng bộ kết hợp
e1. Kết hợp phương pháp đồng bộ chủ tớ và tựa đồng bộ
Để tăng độ tin cậy của mạng, cần phải thiết lập các đồng hồ dự phòng và tuyến nối dự phòng. Cấu
hình này đòi hỏi một mạch vòng bảo vệ để phát hiện lỗi và chuyển mạch qua tuyến hoặc đường
nối dự phòng
Quá trình chuyển đổi sang dự phòng là hoàn toàn tự động. Các thông tin giám sát chất lượng
đồng bộ để chuyển sang dự phòng khi cần thiết là”
-Thông tin về nút chủ của các đồng hồ cục bộ
-Số lượng và chất lượng các đường nối trên tuyến xác định từ đồng hồ tham chiếu tới các đồng
hồ cục bộ
-Cấp của đồng hồ cục bộ
Các nút trong mạng được phân thành một số mức. Mức 1 được xem là mức chủ. Các nút có
đường nối trực tiếp tới mức 1 là mức 2. Các nút có đường nối trực tiếp tới mức 2 mức 3…Mỗi nút
kiểm tra tần số của tín hiệu định thời vào từ một số vị trí cao hơn và trung bình của các tần số đó
được sử dụng để điều khiển đồng hồ cục bộ. Trong trường hợp cơ cấu phải ngăn chặn được lỗi
do những ảnh hưởng bất lợi của đường truyền.
e2. Kết hợp phương pháp đồng bộ chủ tớ và đồng bộ tương hỗ.
Đồng bộ tương hỗ với một tham chiếu chủ và các mức phân cấp. Phương pháp này kết hợp được
ưu điểm của đồng bộ tương hỗ và chủ tớ. Nếu nguồn tham chiếu hỏng, các nút vẫn hoạt động
tương hỗ.
Để tăng mức độ tin cậy và khả năng hoạt động liên mạng có thể sử dụng sơ đồ tương hỗ dự
phòng nóng hoặc đa chủ
b)So sánh các phương pháp
Để tổ chức đồng bộ mạng viễn thông quốc gia , có thể lựa chọn các phương pháp nêu trên. Việc
lựa chọn cần dựa trên cơ sở phân tích các yếu tố kỹ thuật và kinh tế. Bảng tổng hợp sau cho thấy
chất lượng và và độ chính xác của mạng đồng bộ phụ thuộc vào phương pháp được lựa chọn
Việc sử dụng các
phương pháp đồng bộ
kết hợp tuy phức tạp
nhưng cho phép khắc
phục nhược điểm và tận
dụng ưu điểm của các
phương pháp đồng bộ
cơ bản.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro