Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

TQC 103+104+105

La Quán Trung

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Hồi 103

Tướng tinh rơi , Khổng Minh chầu trời

Nhìn tượng gỗ, Tư Mã Ý vỡ mật

Khổng Minh thấy Khương Duy muốn chém Ngụy Diên vội can ngăn .

Khương Duy ngưng gươm lại. 

Sau đó Khổng Minh thổ ra huyết rồi nằm trên giường nói với Ngụy Diên : 

- Tư Mã Ý biết ta đau nên sai Hầu Bá đến do thám. Ngươi phải mau đem binh rượt đánh ! 

Ngụy Diên vâng lịnh. 

Hầu Bá thấy nên vội quay ngựa trở về .

Diên rượt một quãng rồi trở về. 

Khổng Minh nói với Khương Duy :

- Ta bình sinh muốn tận trung, tận lực khôi phục Trung Nguyên. Nhưng số trời đã định, sớm tối gì ta cũng thác. Ta đã viết được một bộ sách hai mươi bốn thiên gồm có mười vạn bốn ngàn một trăm lẻ chữ, trong đó có đủ các phép : Bát Vu, Thất giải, Lục khủng, Ngũ cữ. Nhưng trong chư tướng không ai đáng dạy, duy một mình ngươi là đáng ta truyền cho bộ sách này. Ngươi chớ xem thường !

Khương Duy khóc lạy lãnh bộ sách ấy. 

Khổng Minh lại nói : 

- Ta có phép làm ná liên nổ , chế tên bề dài tám tấc, mỗi lần bắn ra mười mũi. Nhưng chưa dùng tới. Nay ta vẽ sẳn cách thức để ngươi xem đó mà dùng. Lại phải nhớ miệt Âm Bình tuy hiểm trở mà sau này ắt phải mất . 

Khổng Minh kêu Mã Ðại đến nói : 

- Hễ ta chết rồi cứ theo kế đó mà làm. 

Lại trao cho Dương Nghi một cẩm nang và nói : 

- Hễ ta chết, Ngụy Diên ắt phản. Vậy cứ để nó phản, chừng đối trận sẽ giở cẩm nang mà làm y kế sẽ có kẻ giết nó .

Nói xong hôn mê tới chiều mới tỉnh lại, liền làm biểu dâng lên Hậu Chúa. 

Hậu Chúa xem biểu thất kinh bèn sai quan Thượng thơ Lý Phước đến Ngũ Thượng Nguyên thăm bệnh. 

Khổng Minh rưng rưng nước mắt nói với Lý Phước : 

- Ta chẳng may nữa chừng phải thác, bỏ cả đại cuộc quốc gia. Vậy các ông phải gắng lãnh trách nhiệm, những người ta đã dùng chớ nên bõ . Còn binh pháp ta đã truyền cho Khương Duy. Ta sẽ có lời di chiếu để tâu cùng thiên tử . 

Lý Phước tạ từ lui ra.

Khổng Minh lại ra khỏi trại mà xem, thấy gió thu thổi đến, lạnh buốt trong mình hôn ám, bèn than : 

- Mạng ta đã hết !

Sau đó vào trướng, bệnh tình càng nặng, bèn kêu Dương Nghi dặn : 

- Bọn Liêu Hóa , Vương Bình, Trương Dực, Trương Ngưng đều là những kẻ trung liệt, chinh chiến đã lâu, được nhiều công trạng, phải nên trọng dụng. Khi ta chết rồi phải lui binh, trí ngươi có thừa, ta không cần dặn nhiều. 

Khương Duy phải để đi đoạn hậu.

Dương Nghi khóc lạy mà thọ mang. 

Sau đó, Khổng Minh viết tờ di biểu dâng lên Hậu Chúa. 

Biểu rằng : Người sống chết có số mạng. Lượng tôi vâng chỉ phạt Ngụy, chẳng may giữa chừng phải thác, không được trọn thờ Bệ Hạ. Cúi xin Bệ Hạ hãy sửa mình , thương dân, hiếu với Tiên đế, gần kẻ tôi hiền, lánh xa kẻ xu nịnh. Lấy đạo đức mà ban ơn .

Khổng Minh lại dặn Dương Nghi : 

- Khi ta chết đừng phát tang , hãy làm một cái hộp lớn , để ta ngồi trong, lấy bảy hạt gạt bỏ vào miệng ta. Dưới chân để một ngọn đèn thật sáng. Trong quân chớ nên khóc. Như vậy tướng tinh của ta sẽ không rớt. Tư Mã Ý thấy tướng tinh không rớt, sẽ nghi sợ. Hãy cho hậu quân lui trước rồi cứ từng dinh mà rút dần. Hễ Tư Mã Ý đến thì đẩy xe có tượng gỗ của ta đã khắc sẳn đó ra, Tư Mã Ý thấy vậy tất sợ mà chạy . Dương Nghi lãnh mạng .

Ðêm ấy Khổng Minh ra xem tinh đẩu, rồi chỉ một ngôi sao mà nói : 

- Ấy là tướng tinh của ta đó ! 

Khổng Minh bèn niệm chú, rồi một lát sau bất tỉnh nhơn sự. 

Bỗng thấy Lý.Phước trở vào, Khổng Minh vùng tỉnh dậy, thấy Lý Phước bèn nói : 

- Ta biết ý ông rồi , trở lại làm gì ? 

Lý Phước nói : 

- Tôi lãnh mạng Thiên Tử đến để hỏi ai sẽ thay trách Nhiệm của Thừa Tướng sau này, nhưng vì quá bối rối qua đi nên phải trở lại .

Khổng Minh đáp : 

- Chỉ có tướng Công Ðàm mới đáng . 

Lý Phước hỏi : 

- Sau Công Ðàm là ai ? 

Khổng Minh đáp : 

- Phí Vĩ .

Phước lại hỏi : 

- Sau Phí Vĩ là ai ? 

Chưa kịp đáp thì Khổng Minh đã qui thần. Lúc ấy nhằm năm Kiến Hưng thứ mười hai. 

Khổng Minh thọ 54 tuổi.

Còn Khương Duy và Dương Nghi không ai dám khóc, cứ theo lời dặn mà làm, lại mật truyền cho Ngụy Diên chuẩn bị lui binh. Trong đêm ấy Tư Mã Ý thấy một vì sao sắc đỏ rớt xong rồi bay vào trại Thục. 

Ý nói : 

- Chắc Khổng Minh đã chết ! 

Nhưng lại thấy vì sao ấy ba lần rớt, ba lần trở lên thì nghĩ rằng : 

- Khổng Minh biết phép Lục đinh Lục giáp, e khi ta lâu ngày không ra đánh bèn giả chết, để gạt ta chăng ? 

Nghi ngờ như vậy nên cứ án binh bất động.

Còn Ngụy Diên đêm ấy thấy trên đầu mọc hai cái sừng bèn mời Triệu Trực mà hỏi. 

Triệu Trực suy nghĩ một lát rồi nói : 

- Ðó là điềm rất tốt, vì kỳ lân cũng có sừng, rồng cũng có sừng. Nên thấy mình mọc sừng là điềm lành .

Ngụy Diên cả mừng nói : 

- Nếu quả vậy tôi sẽ hậu tạ . 

Triệu Trực từ giả ra đi, bỗng gặp Phí Vĩ. 

Trực bèn đem việc ấy nói với Vĩ : 

- Tôi vừa ở trại Ngụy Diên về y nhờ tôi đoán mộng, nhưng điềm ấy xấu lắm, nhưng vì sợ y giận nên phải nói tốt cho y an

lòng . 

Phí Vĩ bèn từ giả Triệu Trực đến thẳng trại Ngụy Diên truyền mật lịnh lui binh.

Phí Vĩ nói : 

- Thừa Tướng đã qua đời. Lúc lâm chung có dặn phải lui binh. Tướng quân đi đoạn hậu để chặn Tư Mã Ý, lại chẳng

nên phát tang . 

Ngụy Diên nói :

- Bây giờ ai thế Thừa Tướng ? 

Phí Vĩ nói :

- Thừa Tướng phú thác cho Dương Nghi, còn chiến phép thì giao Khương Duy . 

Ngụy Diên nói : 

- Thừa Tướng tuy mất song ta còn đây. Dương Nghi bất quá là một quan Trưởng sử. Hãy bảo y cứ phò linh cữu Thừa Tướng mà đem về Tây Xuyên chôn cất, còn ta sẽ cử đại binh đánh Tư Mã Ý, chứ há vì một mình Thừa Tướng mà bỏ việc quốc gia ? 

Phí Vĩ nói : 

- Ðó là di ngôn của Thừa Tướng, chớ nên trái lịnh ! 

Ngụy Diên nói : 

- Phải chi Thừa Tướng nghe tôi đem binh qua ngã Tý Ngọ Cốc thì Trung Nguyên đã về Thục rồi. Nay tôi đã làm chức Tiền tướng quân, chinh Tây đại tướng, Nam Trịnh Hầu, há lại đi đoạn hậu cho một tên Tướng sử sao ? 

Phí Vĩ nói : 

- Tướng quân nói rất phải song chẳng nên khinh động. Ðể tôi về nói với Dương Nghi giao binh mã cho tướng quân điều động, nên chăng ? 

Ngụy Diên tỏ ý bằng lòng. 

Phí Vĩ bèn trở về nói với Dương Nghi.

Nghi nói : 

- Thừa Tướng đã nói thế nào Ngụy Diên cũng sẽ làm phản nên dặn ta phải đề phòng . 

Nói xong, biên thư khiến Khương Duy đi đoạn hậu. 

Còn Ngụy Diên ở trại đang ngóng tin, bèn sai Mã Ðại đi do thám. 

Mã Ðại về thưa : 

- Dương Nghi phò linh cữu Thừa Tướng vào đến Cốc Trung, còn Khươag Duy đi đoạn hậu. 

Ngụy Diên cả giận nói :

- Nó khinh ta như vậy, phải giết nó mới được . 

Lại hỏi Mã Ðại : 

- Ông giúp ta chăng ? 

Mã Ðại nói : 

- Tôi cũng ghét Dương Nghi, nguyện xin giúp tướng quân trừ nó . 

Ngụy Diên cả mừng bèn nhổ trại dẫn quân nhằm phía Nam kéo tới.

Còn Tư Mã Ý ở trại, sợ Khổng Minh lập kế không dám ra, đến khi có tin Khổng Minh đã rút lui rồi thì hối hận vô cùng. Bèn nói với chư tướng : 

- Khổng Minh đã thác thật rồi ! Vậy phải dẫn binh rượt theo ! 

Nói xong, bèn kéo đến trại Ngũ Thượng Nguyên, chẳng ngờ trại rỗng không. 

Tư Mã Ý lại đốc binh tới Cốc Trung. 

Chạy một hồi thấy binh Thục chẳng xa, bèn khiến hai con rán sức theo riệt.

Bỗng một tiếng pháo nổ vang, binh Thục quay cờ trở lại, rồi xuất hiện một đại kỳ đề hàng chữ lớn : 

- Hớn Thừa Tướng Võ Hương Hầu Gia Cát Lượng . 

Tư Mã Ý mặt mày thất sắc. 

Một lát sau, lại thấy chư tướng đẩy cỗ xe lớn, Khổng Minh mình mặc áo rộng trắng, đầu bịt khăn be, tay cầm quạt lông. Ý thất kinh nói : 

- Khổng Minh còn sống. Ta đã lầm kế của y rồi !

Liền quay ngựa chạy trở lui. Còn binh Ngụy thì hồn phi phách tán, đạp nhau chết vô kể .

Chạy được một quãng thật xa, ý gặp Hạ Hầu Bá và Hạ Hầu Huệ mới an lòng, bèn rờ lên đầu mà hỏi : 

- Ðầu ta còn chăng ? 

Cách hai hôm sau, Ý được tin binh Thục đã vào đến Cốc Trung và nghe có tiếng khóc vang trời, trong quân đều dựng cờ tang lên hết. 

Ý nói : 

- Như vậy thì Khổng Minh đã chết thật rồi. Ta liệu được việc sống chứ không thể liệu được việc chết .

Nói đoạn, truyền cho các tướng phân binh giữ những nơi hiểm yếu.

Còn Khương Duy và Dương Nghi thấy Tư Mã Ý chạy rồi thì lui binh thẳng đến sạn đạo, rồi mới phát tang. 

Binh Thục than khóc, có kẻ lăn ra mà chết.

Lúc đang đi bỗng có tin báo nơi sạn đạo lửa cháy rực trời, quân reo dậy đất, có một đạo binh xông ra đón đường. 

Chư tướng nghe nói ai nấy đều kinh hồn.

La Quán Trung

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Hồi 104

Khổng Minh chết, còn trừ Ngụy Diên

Ngụy Chúa đày dân cất đền đài

Dương Nghi nghe quân báo phía trước sạn đạo bị lửa bốc, lại có một đạo binh chặn đường thì cả kinh, bèn nói với chư tướng : 

- Chắc là Ngụy Diên tạo phản đón đường cướp linh cữu Thừa Tướng ? 

Phí Vĩ nói : 

- Nếu y đốt Sạn đạo ắt có làm biểu dâng Thiên Tử, vu cho bọn ta làm phản. Vậy một mặt phải đối địch với y, một mặt phải tâu với Thiên Tớ cho rõ .

Dương Nghi nghe theo, bèn sai Khương Duy đi chống Ngụy Diên.

Mặt khác viết biểu sai người về dâng Hậu chúa.

Còn Hậu chúa, ở tại Thành đô, đêm ngủ chẳng an, lại chiêm bao thấy núi Cẩm Bình đổ xuống, trong lòng thất kinh, bèn kêu Tiêu Châu vào hỏi. 

Châu thưa : 

- Ðó là điềm chẳng lành . 

Cách vài ngày sau được tin Khổng Minh chết. 

Ðang khóc thương chẳng cùng bỗng nhận được biểu của Ngụy Diên tâu : 

- Bọn Dương Nghi tạo phản cướp linh cữu của Thừa Tướng, rồi dẫn giặc vào nước .

Hậu Chúa còn đang bối rối thì lại có biểu của Dương Nghi tâu :

- Ngụy Diên làm phản, đốt Sạn đạo, cướp linh cữu Thừa Tướng, chiếm Hớn Trung .

Hậu Chúa không phân biệt phải trái, bèn nhóm quân thần lại bàn luận, Ðổng Doãn tâu : 

- Thừa Tướng thác cô, giao việc lại cho Dương Nghi, không lẽ Dương Nghi tạo phản. Tôi chắc Ngụy Diên có ý chi đây. Xin Bệ Hạ xét lại . 

Tưởng Uyển nói : 

- Thừa Tướng xưa thường nghi Ngụy Diên lắm, ắt đã có di kế cho Dương Nghi. Xin Bệ Hạ chớ lo ! 

Ðang bàn luận thì Phí Vĩ về thuật hết chuyện Ngụy Diên tạo phản. 

Hậu Chúa nói : 

- Tuy biết Ngụy Diên tà tâm, nhưng cũng nên khuyên giải và triệu y về . 

Rồi sai Ðổng Doãn lãnh mạng.

Còn Ngụy Diên, sau khi đốt Sạn đạo , dẫn binh chiếm Nam Cốc.

Không dè Khương Duy và Dương Nghi lén theo phía sau Nam Cốc mà qua. 

Diên bàn với Mã Ðại : 

- Tôi tính qua đầu Ngụy được chăng ? 

Mã Ðại nói : 

- Không nên ? Tôi thấy tướng quân trí dũng có thừa. Nội đất Thục này ai dám ra cự lại. Vậy hãy lấy Hớn Trung trước rồi sẽ kéo về Thành Ðô thì làm gì chẳng nên việc lớn . 

Ngụy Diên cả mừng, nội đêm kéo đến lấy thành Nam Trình.

Khương Duy đứng trên thành thấy Ngụy Diên thì nói với Dương Nghi : 

- Diên anh dũng, lại có Mã Ðại nữa. Vậy phải lo kế mà trừ chúng . 

Dương Nghi nói : 

- Thừa Tướng có để lại cho tôi một cẩm nang dặn lúc nào đối địch với Ngụy Diên thì mỡ ra xem, Vậy hãy ra đối địch rồi xé cẩm nang để theo đó mà làm .

Khương Duy vừa ra khỏi thành, Ngụy Diên bèn chỉ mặt nói :

- Ngươi không mắc chi mà xen vào việc này. Hãy kêu Dương Nghi đến đây chịu tội .

Khương Duy bèn vào kêu Dương Nghi ra trước trận. 

Nghi mở cầm nang ra xem thấy Khổng Minh dặn làm như vầy... như vầy...

Dương. Nghi cả mừng, kêu Ngụy Diên mà nói : 

- Lúc Thừa Tướng còn sống nói ngươi có cái phản cốt sau lưng, ắt là phản phúc. Vậy nếu ngươi la lớn ba tiếng : 

- Ai dám chém ta , ta sẽ giao hết Hớn Trung cho ngươi. 

Ngụy Diên cả cười mà rằng : 

- Dầu ta có la một trăm tiếng đi nữa ai dám làm gì ta ? 

Nói rồi bèn gát thương trên yên ngựa, rồi la lớn : 

- Ai dám chém ta ! .

Chưa dứt lời thì đã có người ở sau bước ra ứng tiếng : 

- Ta dám chém ngươi . 

Vừa nói vừa hươi đao chém Diên bay đầu. Ai nấy xem lại thì ra đó là Mã Ðại. 

Giết Diên xong, tướng sĩ đều phò linh cữu Khổng Minh về tới Thành Ðô. 

Hậu Chúa truyền đưa linh cữu vào phủ Thừa Tướng, con trai Khổng Minh là Gia Cát Chiêm thủ hiếu cư tang.

Hậu Chúa về triều, Dương Nghi tạ tội. 

Hậu Chúa nói : 

- Khanh đã phò được linh cữu Thừa Tướng , lại lui binh trọn vẹn . Ðó là công lớn đâu phải tội . 

Nói xong bèn phong cho Mã Ðại thế chức Ngụy Diên, phong Dương Nghi làm Trung Quân Sư.

Phí Vĩ tâu : 

- Khi thác Thừa Tướng có dạy chôn nơi Ðịnh Quan San . 

Hậu Chúa nghe theo, mai táng tại Ðịnh Quan San phong hàm ân cho Khổng Minh làm Trung Võ Hầu, khiến lập miếu nơi Miêu Dương để bốn mùa tế hưởng.

Bỗng có tin nơi Bạch Ðế thành chạy về báo Ðông Ngô sai Toàn Trung dẫn binh đồn nơi Ba Khâu chẳng hiểu có ý gì. Hậu Chúa cả kinh, triệu quần than lại hỏi. 

Tưởng Uyên tâu :

- Xin hãy khiến Trương Ngưng, Vương Bình đến đóng nơi Bạch Ðế thành ngăn ngừa , rồi sai người đến Ðông Ngô nhân dịp báo tang và do thám .

Hậu Chúa y kế .

Tống Du xin lãnh mạng đến Ðông Ngô.

Ðến Ðông Ngô, Tống Du vào ra mắt Tôn Quuyền, thấy các quan hai bên đều mặc áo trắng. 

Tôn Quyền sắc diện chẳng vui, lại hỏi Tống Du : 

- Ngô với Thục đã là một nhà cớ sao Hậu Chúa còn đóng binh nơi Bạch Ðế thành làm gì ? 

Tống Du thưa : 

- Ðông Ngô thêm binh tại Ba Khâu, còn Tây Thục với Ðế Thành, ấy cũng bởi thời thế mà thôi .

Tôn Quyền cả cười nói :

- Trẫm thấy Thừa Tướng vừa lâm chung, sợ binh Ngụy thừa cơ hại Thục nên phải đồn binh nơi Ba Khâu, chứ chẳng có ý chi hết . Lại bẻ một mũi tên mà thề : 

- Nếu Trẫm phụ lời minh ước thì con cháu Trẫm phải diệt vong . 

Sau đó, sai sứ đem lễ vật vào Tây Xuyên điếu tế .

Tống Du về tâu tự sự cùng Hậu chúa. Hậu chúa cả mừng, phong cho Tưởng Uyển làm Thừa Tướng , Phí Vĩ làm Thượng Thơ, Ngô Ý làm Xa Kỵ , Khương Duy làm Phù Hớn Ðại tướng quân, thống lãnh binh mã .

Còn Dương Nghi bấy lâu theo Thừa Tướng mà chức lại nhỏ hơn Tưởng Uyển thì cả bực dùng lời lỗ mãng mà khi Vua .

Hậu chúa nghe được bèn giáng chỉ đuổi xuống làm dân thứ .

Dương Nghi bèn tự vận mà chết.

Ngụy chúa từ lúc Khổng Minh chết thì hết lo việc Tây Thục nữa bèn dạy Tư Mã Ý làm Thái úy, quản thủ binh mã trấn giữ biên cương. 

Tào Tuấn lo xây cất cung điện, lập Sùng Hoa điện, Thanh Tiêu Các, Phụng Hoàng lầu và đào Cửu Long Trì .

Lại bắt dân gian phải gánh đất trồng cây . Tiếng oán than thấu trời . 

Ðền đài lập xong, Tào Tuấn lại truyền khắp trong dân chúng chọn mỹ nữ thật đẹp để trong vườn Thượng Lâm.

Còn Hoàng hậu của Tào Tuấn là Mao Thị người Hà Nam, lúc nhỏ Tào Tuấn rất sủng ái, đến khi lên ngôi lại lấy Quách phu nhơn làm thứ phi Quách phu nhơn vừa đẹp vừa khôn, nên làm Tào Tuấn lạt lẽo với Mao Thị .

Mao Thị buồn, can gián nhiều lần, Tào Tuấn chẳng nghe còn hạ chiếu bắt phải tự vận. 

Sau đó Tào Tuấn phong Quách phu nhơn làm Hoàng hậu .

Ðêm kia, đang nằm trong cung , bỗng thay một trận âm phong làm đèn đuốc tắt hết, Mao Hoàng hậu hiện lên đòi mạng.\

La Quán Trung

Tam Quốc Diễn Nghĩa

Hồi 105

Tào Tuấn hết số qui thiên

Tư Mã Ý giả bịnh gạt Tào Sảng

Quan Thái sử U Châu là Vô Kỳ Kiệm dâng biểu tâu : Công Tôn Uyên đã tạo phản, tự xưng là Yên vương, cải niên hiệu là Thiên Hớn nguyên niên, lấy Liêu Ðông làm chánh, cất cung điện, đặt quan chức, dấy binh đánh Thành Ðô.

Tào Tuấn cả kinh bèn nhóm văn võ bá quan để tính kế trừ giặc. 

Còn Công Tôn Uyên người Liêu Ðông, cháu Công Tôn Ðộ, con Công Tôn Khương. Trước đây, Tào Tháo rượt Viên Thượng, nhưng chưa tới Liêu Ðông thì Tôn Khương đã dâng thủ cấp của Viên Thượng . Vì vậy tháo phong cho Khương làm Trương Ðình Hầu . Khương qua đời để lại hai con là Tôn Quán và Tôn Uyên. Vì cả hai còn nhỏ nên chú là Công Tôn Cung nối giữ chức ấy .

Ðến năm Thái Hòa thứ 2, Tôn Uyên cậy sức đoạt ngôi của chú và được Tào Tuấn phong chúc Dương Liệt tướng quân, Liêu Ðông Thái Thú .

Sau này Tôn Quyền (Ðông Ngô) lại sai Trương Dị và Hứa Yên đến Liêu Ðông phong Công Tôn Uyên làm Yên Vương. Vì sợ oai thế Trung Nguyên nên Tôn Uyên chém Trương Dị và Hứa Yên, rồi dâng thủ cấp lên Tào Tuấn. Sau đó Tào Tuấn lại phong cho y làm lại Tư Mã Lạc Lãng Công. Nhưng Uyên không vừa lòng bèn tự xưng làm Yên Vương.

Khi ấy có Phó Tướng Giả Phạm can : 

- Ngụy Chúa đã phong cho Chúa Công đến chức Thượng Công rồi , Sao Chúa Công còn làm như vậy ?

Vả lại bên Ngụy có Tư Mã Ý dụng binh như thần, làm sao ta đủ tài sức chống lại !

Uyên cả giận truyền trói Giả Phạm đem ra chém. 

Quan Luân Trực vội can : 

- Lời can của Giả Phạm rất phải. Vả lại nước ta hiện xảy ra nhiều điều quái dị, như chó bịt khăn đỏ leo lên nóc nhà, lại

có chuyện một thứ dân ngồi nấu cơm khi mở nắp ra thấy một đứa trẻ ngồi trong nồi. Ðó là những sự lạ xảy ra trong nước đều là những điềm bất tường. Xin Chúa Công tìm lành lánh dữ, chớ làm quan mà mang tai . 

Công Tôn Uyên cả giận, truyền trói Luân Trực đem chém một lượt với Giả Phạm.

Sau đó, khiến đại tướng Ti Diễn làm Ðại Nguyên soái, Dương Tô làm Tiên phong dẫn binh thẳng tới Trung Nguyên. Ðược tin này Tào Tuấn cả kinh bèn triệu Tư Mã Ý đến bàn luận. 

Tư Mã Ý tâu : 

- Chỉ bốn muôn bộ hạ đủ dẹp tan giặc ấy . 

Tào Tuấn hỏi : 

- Khanh liệu Công Tôn Uyên tài sức thế nào ? 

Ý trả lời : 

- Nếu Uyên dùng thượng kế thì y bỏ thành mà chạy, trung kế là cố thủ Liêu Ðông, hạ kế là giữ Tương Bình. Nhưng cách nào cũng không thoát khỏi tay tôi. 

Tào Tuấn hỏi :

- Liệu bao lâu thì xong ?

Ý đáp :

- Từ đây đến đó đi hết một trăm ngày, về hết một trăm ngày đánh nhau một trăm ngày, sáu mươi ngày nghỉ ngơi. Tất cả mất một năm . 

Tào Tuấn hỏi : 

- Trong một năm đó thảng như Ngô và Thục đem binh đến thì liệu sao ? 

Ý đáp : 

- Bệ hạ chớ lo, tôi đã an định mọi việc rồi . Thưa xong, Ý xuất binh thẳng Liêu Ðông.

Binh do thám về báo Công Tôn Uyên, Uyên sai Tí Diễn và Dương Tô kéo quân đến Liêu Ðông hạ trại và canh phòng nghiêm ngặt. 

Tư Mã Ý được tin Hồ Tuân phi báo thì cười : 

- Ta đến mà giặc không đánh chỉ lo ngăn giữ. Vậy ta bỏ chỗ này mà kéo đến Tương Bình giặc sẽ đến đó cứu viện, chừng ấy ta sẽ chặn giữa đàng mà đánh ắt thành công .

Nói xong, tấn binh thẳng tiến Tương Bình.

Bên Liêu Bình, Dương Tô nói với Ti Diễn : 

- Nếu binh Ngụy đến thì ta cố thủ chờ lâu ắt chúng sẽ lui, đến khi chúng rút, ta sẽ chặn đường mà đánh ắt thành công . Ðang bàn luận, bỗng có tin binh Ngụy đã kéo qua phía Nam rồi. 

Ti Diễn nói : 

- Tư Mã Ý thấy Tương Bình binh ít nên đã qua đó, nếu để mất Tương Bình sẽ nguy khốn . Bèn sai quân đi tiếp cứu Tương Bình.

Tư Mã Ý bèn sai Hầu Bá và Hầu Oai dẫn binh phục nơi mé sông Tế Thủy, đợi binh Liêu qua kéo ra một lượt mà đánh. đại binh Ti Diễn và Dương Tô vừa đến thì gặp Hầu Bá và Hầu Oai xua binh ra cự .

Cả hai tướng không quyết đánh nên kéo binh chạy .

Chạy đến Thương Sơn bèn hiệp cùng Công Tôn Uyên kéo trở lại đánh quân Ngụy .

Ti Diễn giục ngựa ra đánh với Hạ Hầu Bá . Ðánh chưa đây 5 hiệp thì bị Bá chém bay đầu .

Liêu binh bị thác rất nhiều .

Công Tôn Uyên kéo bại binh về thủ thành. Binh Ngụy ùa lại vây phủ. Lúc ấy nhằm mùa mưa, nước dâng lai láng. 

Tả Ðô Ðốc Bùi Kiên vào thưa với Tư Mã Ý :

- Trời mưa lớn. xin dời trại lên núi .

Ý nổi giận nói : 

- Nay mai ta sẽ bắt Công Tôn Uyên, bộ để nó thoát sao mà tính chuyện dời trại .

Một lát sau Hữu Ðô Ðốc Cửu Liên lên thưa : 

- Quân sĩ bị nước ngập, xin Thái úy nghĩ lại .

Ý cả giận truyền đem Cửu Liên ra chém rồi bêu đầu nơi viên môn. Ba quân cả sợ miệng câm như hến. 

Tư Mã Ý bèn truyền lui trại lại 20 dặm để cho quân sĩ ra cắt cỏ cho ngựa ăn. 

Trần Quần hỏi : 

- Tại sao thái úy đi xa ngàn dặm đến đây, sao không tấn công thành cho gấp , lại đóng trại ở chỗ ngập lụt này lâu như thế ? 

Tư Mã Ý đáp : 

- Ông không rõ binh pháp sao ? Nay binh Liêu, quân nhiều lương ít, việc chi mà phải gặp rút. Ta chờ cho chúng hết lương mà chạy nên ta mở đường là có ý đó . 

Tư Mã Ý lại sai người đến Lạc Dương thúc lương. 

Tào Tuấn lâm triều, quần than đầu tâu : 

- Cả tháng mưa lớn, xin bệ hạ triệu Tư Mã Ý về, sau này sẽ đánh .

Tuấn đáp : 

- Ý dụng binh rất hay, nay thời tiết như vậy mà không về, ắt là có kế trừ giặc . 

Nói xong, hạ chỉ vận thêm lương cho .

Vài ngày sau mưa dứt, Ý ra xem thiên văn thấy một vì sao lớn chiếu sáng từ Ðông Bắc núi Thủ Sơn, xẹt qua phía Ðông Nam Tương Bình. 

Chư tướng cả sợ. Nhưng ý rất mừng nói :

- Năm ngày nữa ta sẽ lấy đầu Công Tôn Uyên nơi chỗ sao sa đó ?

Hôm sau, Ý thúc quân đến bên thành công phá suốt đêm ngày .

Công Tôn Uyên ở trong thành lương thảo đã hết, ai nấy đều ngã lòng, không quyết tâm kiên thủ, lại nuôi ý chém Công Tôn Uyên rồi đầu Ngụy .

Uyên được tin báo thì cả kinh, liền sai hai tướng Vương Kiên và Liễu Thủ qua trại Ngụy nộp biểu qui hàng.

Hai tướng vâng lệnh đến xin Tư Mã Ý lui binh để Tôn Uyên qui hàng. 

Ý nạt lớn : 

- Công Tôn Uyên không đến thật vô lễ . Bèn sai chém đầu hai tướng ấy, rồi gởi thủ cấp về cho Uyên. 

Uyên cả sợ. truyền Vệ Ðiễn đi một lần nữa .

Vệ Ðiễn quì trước Tư Mã Ý mà thưa : 

- Xin Thái úy cho chúng tôi dẫn thế tử là Công Tôn Tu qua làm con tin trước rồi chúa tôi sẽ trói mình qua đây chịu tội .

Ý nói : 

- Việc binh có năm điều : Ðánh được thì đánh, không đánh được thì thủ, không thủ được thì chạy, chạy không được thì đầu, đầu không được thì chết, hà tất phải đưa con tin !

Bèn nạt Vệ Ðiễn khiến về nói với Công Tôn Uyên. 

Uyên cả kinh, bèn nói với con là Công Tôn Tu chờ lúc canh hai trốn khỏi thành về phía Ðông Nam.

Chạy vừa được 10 dặm thì gặp một đạo binh đón đường, Tư Mã Ý đi giữa, Tư Mã Sư phía tả, Tư Mã Chiêu phía hữu . Công Tôn Uyên bèn quất ngựa chạy trước. Lại gặp Hồ Tuấn, Hầu Bá, Hầu Oai, Trương Hổ , Nhạc Lâm xua quân vây tứ phía .

Cha con Công Tôn Uyên bí thế phải xuống đầu .

Tư Mã Ý bèn sai chém cha con Công Tôn Uyên, rồi đem binh lấy Tương Bình. 

Vừa vào tới thành, Tư Mã Ý truyền chém hết tông tộc của Uyên hơn 70 người, lại ban bổng lộc cho gia đình Giả Phạm và Luân Trực. 

Mọi việc xong xuôi, dẫn binh về nước.

Còn Tào Tuấn, đêm kia nằm mơ thấy Mao hoàng hậu hiện đến đòi mạng. Bởi thế, Tao Tuấn cả sợ mà lâm bệnh càng ngày càng nặng, bèn kêu Lưu Phóng và Tôn Lữ vào giúp thái tử là Tào Phương lo nhiếp chánh. 

Tào Tuấn lại hỏi Lưu Phóng và Tôn Lữ : 

Liệu tông tộc ta, kẻ nào có thể gánh đại sự ? 

Vì hai người này mang ơn Tào Chơn nên tâu :

- Duy có con Tào Chơn là Tào Sảng xứng đáng mà thôi .

Tào Tuấn nghe lời, phong Tào Sảng làm Ðại tướng quân, trong nhiếp trào chánh. 

Lúc ấy bịnh Tào Tuấn rất nguy, liền truyền thỉnh Tư Mã Ý về trào .

Tư Mã Ý tuân lệnh về thẳng Hứa Xương vào ra mắt Tào Tuấn.

Tào Tuấn cho triệu Tào Phương cùng đại Tướng Quân Tào Sảng và bọn Lưu Phóng, Tôn Lữ đến, rồi nắm tay Tư Mã Ý nói :

- Nay con trẻ của Trẫm là Tào Phương mới 8 tuổi, chưởng lý xã tắc chưa được , các khanh hãy rán giúp nó, chớ phụ ý Trẫm . 

Lại kêu Tào Phương đến nói : 

- Tư Mã Ý với Trẫm là một, con phải kính lễ mà đãi . 

Nói rồi nước mắt chảy ròng, Tư Mã Ý cũng cúi đầu cảm động .

Một lát sau Ngụy chúa Tào Tuấn qua đời, lên ngôi được mười ba năm , thọ 36 tuổi .

Tào Phương lên nối ngôi cải niên hiệu là Chánh Thỉ Nguyên niên. Tôn hàm ân cho Tào Tuấn là Minh đế, Quách Hoàng hậu làm Hàng Tối hậu . Tư Mã Ý và Tào Sảng lo việc triều chánh.

Tào Sảng không dám qua mặt Ý , mỗi mỗi đều hỏi ý kiến rồi mới làm: 

Trong bọn môn hạ Tào Sảng có năm người là Ðặng Phong, Lý Thắng, Ðinh Dật, Tất Phạm, Hà Yến . 

Bọn này thấy Tào Sảng như vậy thì thưa : 

- Ðại quyền của Chúa Công chẳng nên giao cho kẻ khác . 

Tào Sảng hỏi : 

- Tư Mã Ý cũng lãnh lời thác cô của Tiên đế với ta, há bội phản sao ? 

Hà Yến thưa : 

- Xưa Trọng Ðạt và Tiên Công cùng đi đánh Thục, Tiên Công thường bị y chọc tức, sao Chúa công không nghĩ lại ? Tào Sảng nhớ việc xưa, bèn họp các quan lại nghị kế, rồi vào tâu với Tào Phương : 

- Tư Mã Ý công rất trọng đáng được phong Thái phó . 

Tào Phương nghe theo bèn phong cho Tư Mã Ý chức Thái phó, giao binh quyền lại cho Tào Sảng .

Tào Sảng từ đó hoành hành coi ai cũng như cỏ rác, lại khiến em là Tào Hi làm Trung Lãnh Quân, Tào Huấn làm Võ Vệ tướng quân, Tào Ngạn làm Tán Kỵ Thường Thị cai quản ba ngàn ngự lâm quân, vào ra cung cấm tự do. Lại dùng Ðinh Bật , Hà Yến, Ðặng Dương làm Thượng thơ, Tất Phạm làm Tư Lệ hiệu úy, Lý Thắng làm Hà Nam Doãn. 

Năm người này ngày đêm nghị việc cùng Tào Sảng trong tư dinh trang hoàng lộng lẫy , giai nhân mỹ nữ ra vào nườm nượp. 

Quan Huỳnh Môn là Trương Dương lén đem tám đứa thị thiếp cửa Tiên đế dâng cho Tào Sảng.

Còn Hà Yến nghe đất Bình Nguyên có thầy Quản Lộ bói hay bèn mời vào bàn quẻ Diệc. 

Lúc ấy Ðặng Dương hỏi Quản Lộ : 

- Sao ông không nói đến từ nghĩa của Kinh Diệc cho mọi người biết ? 

Quản Lộ đáp : 

- Kẻ bói Diệc hay, không ai nói đến chuyện Diệc cả .

Hà Yến cười mà khen : 

- Thật nói ít mà hay !

Rồi nói với Quản Lộ : 

- Hãy bói cho tôi một quẻ, coi mạng tôi làm tới Tam công không ?

Quản Lộ đáp : 

- Nguơn Khải giúp vua Thuấn, Châu Công giúp nhà Châu, đều lấy hòa huệ khiêm cung mà được hưởng phước. Nay Quân hầu ngôi cao, kẻ mến thì ít , người sợ oai thì nhiều. Vã sống mũi như hòn núi cao, nên giàu sang lâu. Tuy nhiên cũng nên tu thân tích đức thì sau mới làm đến Tam Công .

Ðặng Dương nổi giận : 

- Ấy là lời của kẻ sống lâu đó. 

Quản Lộ nói : 

- Sống lâu thấy chẳng lâu sống, nói thường thấy không thường nói.

Bèn bỏ mà đi. 

Hà Yến và Ðặng Dương cười lớn cho là đồ cuồng sĩ.

Quản Lộ về thuật chuyện cho cậu nghe, ông cậu cả sợ nói : 

- Hà Yến và Ðặng Dương là hai kẻ oai quyền, sao ngươi dám nói thế ? 

Quản Lộ đáp : 

- Tôi nói chuyện với người chết, dẫu xúc phạm cũng chẳng can gì.

Ông cậu hỏi : 

- Ngươi nói chi lạ vậy ?

Quản Lộ đáp :

- Tướng đặng Dương là tướng quỉ tác quái, còn tướng Hà Yến là tướng quỉ u mê. Hai người ấy sẽ bị giết nay mai, thì tôi đâu có sợ ! 

Ông cậu mắng Quản Lộ là điên.

Nói về Tào Sảng hàng ngày đi săn với Hà Yến và Ðặng Dương, em là Tào Hi thường can ngăn : 

- Quyền anh rất lớn, ra ngoài săn bắn làm sao đề phòng được kẻ ám hại . 

Tào Sảng nạt : 

- Binh quyền trong tay ta còn lo nỗi gì ? 

Tư Mã Ý thấy vậy bèn cáo bệnh lui về không tham chánh nữa .

Tào Sảng thấy vậy sinh nghi. Nhắm lúc Tào Phương sai Lý Thắng trấn đất Thanh Châu, Tào Sảng bèn sai Lý Thắng giả đến từ biệt Trọng Ðạt, rồi dò thăm tin tức. 

Lý Thắng vâng lời đến ra mắt Tư Mã Ý. 

Ý nói với hai con : 

- Ấy là ke của Sảng để xem bịnh cha hư thiệt ra sao đó . 

Bèn bỏ mão, xổ tóc ra, lên giường mà nằm, lại khiến hai tỳ nữ ngồi đỡ. Rồi mới mời Lý Thắng vào. 

Lý Thắng thưa :

- Thiên Tử sai tôi trấn đất Thanh Châu. Vậy đến đây xin cáo biệt Thái phó . 

Tư Mã Ý giả vờ nghe không rõ đáp : 

- Tịnh Châu gần Sóc Phương lắm, phải hết lòng mới được . 

Lý Thắng đáp : 

- Thanh Châu chớ không phải Tịnh Châu . 

Ý giả không nghe rõ, hỏi : 

- Ông ở Tịnh Châu mới về sao ? 

Thắng nói : 

- Thái phó đau sao mà nặng vậy ? 

Kẻ tả hữu thưa :

- Thái phó đã điếc rồi !

Lý Thắng tưởng thật về kể hết với Tào Sảng. 

Sảng cả mừng nói : 

- Tư Mã Ý quả bệnh nặng thế thì ta hết lo rồi . 

Còn Tư Mã Ý thấy Lý Thắng đi rồi bèn nói với hai con : 

- Tào Sảng ắt sẽ không nghi ngờ ta nữa. Ta chờ nó đi săn bắn ra khỏi thành rồi sẽ tìm kế mà giết nó .

Một hôm, Tào Sảng thỉnh Ngụy chúa Tào Phương đi yết Cao Bình Lăng mà tế tiên đế, lại khiến đại tiểu quan liêu tùy giá ra thành. 

Còn Tào Sảng dắt hết kẻ tâm phúc theo mình.

Huờn Phạm đứng ra cản ngăn rằng : 

- Chúa công chưởng quản ba quân , chớ nên bỏ thành mà đi, thảng như trong thành sanh biến thì liệu sao ?

Tào Sảng nạt lớn : 

- Ai dám sanh biến, chớ nói bậy !

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: