TAROUTACHI, JIROUTACHI
Taroutachi
(Oodachi)
Anh đại, chồng hime
- Do oodachi là một thanh kiếm rất lớn, ngoài ra để hợp với chị đại (Jiroutachi)
- HIme là Jiroutachi
Jiroutachi
(Oodachi)
Hime, chị đại
- Vì phong cách ăn mặc sờ tai =))
- Là oodachi nên hàng bự......
ODACHI/ ĐẠI THÁI ĐAO/大太刀
Odachi là là một loại trường kiếm truyền thống của Nhật Bản từng được sử dụng bởi các samurai trong thời kì phong kiến. Để được gọi là một thanh odachi, thanh kiếm phải có lưỡi dài trên 3 xích (shaku, 1 shaku ≈ 30 cm, 3 shaku = 90,91cm) trở lên, nhưng thực ra hầu hết các thuật ngữ trong Kiếm thuật Nhật Bản lại không có một quy định chính xác nào về độ dài của odachi.
Trên thực tế, Odachi được sử dụng vào hai mục đích chính - làm vật thờ và trang bị cho kị binh. Cụ thể như sau:
Odachi được dùng như một vật để thờ cúng trong miếu (hoặc chính xác hơn là một vật tế cho các vị thần). Một số trong đó lại được dùng để làm lễ trước các trận đánh, trong khi một số lại xuất hiện (thường là trong chùa) - như một thanh kiếm huyền thoại.
Vì những thanh ōdachi rất dài (trung bình từ 165– 178 cm) và lưỡi thì có thể dài tới 4–5 ft. Điều này khiến nó trở nên không thích hợp với cận chiến. Thay vào đó, một số người tin rằng chúng được sử dụng bởi kị binh bởi vì chiều dài của lưỡi kiếm sẽ cho phép những người lính này dễ dàng hạ được bộ binh bên dưới (mà không lo "ngã ngựa" như khi sử dụng các loại kiếm khác).
Tầm quan trọng của odachi bắt đầu giảm đi từ sau cuộc vây hãm Osaka năm 1615 (trận chiến cuối cùng của Tokugawa Ieyasu với Toyotomi Hideyoshi). Kể từ đó, nó chỉ còn được thấy trong các buổi làm lễ. Mặc dù không còn được sử dụng rộng rãi để chiến đấu, ōdachi vẫn được dùng trong các miếu thờ của thần đạo vì yêu cầu kĩ thuật để làm ra một thanh ōdachi là rất cao cho nên nó được cho là đủ "tư cách" để thực hiện những nghi lễ với thần linh.
1. TAROUTACHI/太郎太刀
Chiều dài: 220 cm
Nặng: 4,5kg ( lưỡi kiếm)
Nghệ nhân: Chiyozuru (Eichizen)
Hiện là vật tế thần và được trưng bày tại tại đền Atsuta Jinja ( Aichi-Nagoya)
Đền Atsuta thờ thần kiếm Atsuta no Ookami, được xác định là linh kiếm của nữ thần Amaterasu Oomikami – Amaterasu no Tsurugi, cùng với 4 vị thần khác trong " 5 Great Gods of Atsuta" Takehaya Susanoō-no-mikoto, Yamato Takeru-no-mikoto, Miyasu-hime no-mikoto, and Take Inadane-no-mikoto. Ngôi đền hiện đang lưu giữ nhiều di sản văn hóa quan trọng, bao gồm nhiều thanh kiếm, gương, đồ vật mang ý nghĩa lịch sử do người dân hiến tặng. Trong đó có thanh Taroutachi, được cho là thuộc quyền sở hữu của Makara Naotaka (1536-1570).
2. JIROUTACHI/ 次郎太刀
Chiều dài : 185 cm
Nặng: tầm 4kg
Nghệ nhân: Chiyozuru. (Eichizen)
Hiện là vật tế thần và được trưng bày tại đền Shirayama Hime Jinja ( Hakusan, Ishikawa )
Đền Shirayama Hime thờ thần Kukurihime no Kami, nữ thần dược liệu. Bà được cho là một nữ thần rồng, có quyền năng điều khiển nước, được tôn thờ trên núi Bạch sơn (Hakusan) cùng với Izanami và Izanagi no Ookami. Tên của bà còn có nghĩa " Công chúa của sự tụ hợp". Ngôi đền hiện đang lưu giữ Jiroutachi, được cho là thuộc quyền sở hữu của Magara Naomoto (?-1570)-con trai của Makara Naotaka.
Ngoài ra, tỉnh Ishikawa còn nổi tiếng với một loại rượu gạo chưng cất lâu năm, được đặt theo tên của Kukurihime no Kami, gọi là Kikuhime/ Kukurihime no sake.
3. TRUYỀN THUYẾT LỊCH SỬ VÀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA HAI THANH KIẾM.
Makara Naotaka (1536-1570) là một samurai phục vụ dòng họ Asakura thời kỳ chiến quốc, nổi tiếng vì khả năng sử dụng Oodachi ( Trường kiếm ).
Năm 1570, trận Anegawa (sông Ane) nổ ra giữa liên quân Tokugawa Ieyasu-Oda Nobunaga và liên quân Asai-Asakura, hết sức gay cấn ngay trên con sông Anekawa, khiến cho con sông nhuộm đỏ màu máu. Khi Honda Tadakatsu dẫn quân bất ngờ tấn công, quân đội Asakura thất thủ và quyết định rút quân về phía bắc, Makara Naotaka xung phong ở lại ghìm chân địch nhằm kéo dài thời gian cho quân Asakura chạy thoát. Người con trai trưởng Makara Naomoto cũng xin ở lại chiến đấu với cha mình.
Makara Naotaka được mô tả như một người đàn ông cao lớn, cưỡi ngựa đen, hai tay cầm thanh Taroutachi – dài khoảng 5 thước 3 tấc ( xấp xỉ 175cm ) được mệnh danh là "Trường Binh Eichizen" giáng xuống quân địch điên cuồng. Cho đến khi Asakura về đến gần thành trì của họ, cũng là lúc Naotaka mất lưỡi kiếm của mình. Nhưng không chịu thua cuộc, ông và con trai vẫn tiếp tục chiến đấu tay không cho đến khi hai cha con bị Ogasawara Nagatada giết chết.
Sau này, thanh kiếm Taroutachi của Naotaka được hiến tặng cho đền Atsuta, còn thanh Jiroutachi của Naomoto được hiến tặng cho đền Shirayama Hime.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại giả thiết cho rằng, thanh kiếm ở đền Atsuta Jinja là thanh Jiroutachi của Naomoto, còn thanh được giữ tại ShirayamaHime Jinja mới là thanh Taroutachi trong truyền thuyết. Sở dĩ có chuyện này xảy ra là do thông tin về người con trai Naomoto là quá ít, nên nhiều người vẫn cho rằng 2 cha con Naomoto và Naotaka thực chất chỉ là một người.
4. THIẾT KẾ TRONG TOUKEN RANBU:
Chắc viết đến đây, tôi không cần phải giải thích tại sao nhân vật Jiroutachi lai ăn vận như phụ nữ và luôn đem theo bình rượu bên người, hay Taroutachi ngay cả đồ mặc thường cũng cầm theo một cây gậy tế.
Mối quan hệ giữa họ thể hiện rõ trong short story : bên sông Anekawa. Đó là nơi diễn ra trận chiến oai hùng của cha con Makara, cùng hai thanh Oodachi vùng Eichizen, dù cho có phải bỏ mạng vào phút cuối để bảo vệ chủ nhân của mình.
Tìm kiếm và dịch: Hoàng Xuân Phương
Tham khảo từ nhiều nguồn:
-The Samurai Swordsman: Master of War
-Turnbull, Stephen. Warriors of Medieval Japan
-Atsutajingu.org.jp
- với sự hỗ trợ dịch thuật của Earl Panda ( Tiếng Trung) và Seiran Kisaragi (Tiếng Nhật)
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro