sk và du lịch
5.1 Vai trò của sự kiện đối với du lịch 5.1.1Xúc tiến, quảng bá du lịch
Sự kiện và tổ chức sự kiện chiếm một phần rất quan trọng trong đời sống của mỗi cá nhân và xã hội, đặc biệt trong bối cảnh xã hội phát triển nhanh với nhiều đảm bảo về điều kiện vật chất như ngày nay. Việc tổ chức sự kiện, đặc biệt là các sự kiện lớn, có quy mô quốc gia, quốc tế sẽ tác động mạnh đến hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch. Cụ thể, sự kiện góp phần quan trọng xúc tiến, quảng bá du lịch tại chỗ và từ xa, trước mắt và lâu dài.
Các sự kiện không chỉ làm tăng số lượng khách tại điểm đến mà còn kéo dài thời gian lưu trú, nâng cao mức chi tiêu của khách. Tuy nhiên, không chỉ có các lợi ích trước mắt như đã đề cập ở trên mà việc tổ chức sự kiện còn mang lại những lợi ích lâu dài khác. Thông qua sự kiện với sự quảng bá của truyền thông đại chúng, sự quảng bá trực tiếp từ lượng khách đến tham gia sự kiện có thể tạo nên hình ảnh tốt đẹp về nơi diễn ra sự kiện như một điểm đến du lịch hấp dẫn. Điều này sẽ góp phần quan trọng thu hút các du khách mới và lôi kéo những khách đã đến tham gia sự kiện quay trở lại.
Một nghiên cứu của Australia; năm 1989 về sự kiện cuộc đua xe thường niên Grand Prix tại Victoria (Viện nghiên cứu Kinh tế và Công nghiệp 1989), có gần 57% du khách nói rằng họ có khả năng rất lớn sẽ quay trở lại Victoria trong vòng hai năm. Một điều còn làm nổi bật vai trò của sự kiện trong xúc tiến du lịch là phần lớn trong số đó có đề cập thêm điều kiện "chỉ khi có một giải Grand Prix".
The Wales Tourist Board tiến hành một chiến dịch tiếp thị chính và quảng cáo có liên quan đến giải vô địch thế giới về Rugby tại xứ Wales vào năm 1999. Mục tiêu tổng thể của nó là sử dụng các giải đấu như là một cơ hội để thu hút thêm khách đến với quốc gia và sẽ phát triển lượng khách này về lâu dài.Trong thực tế, ước tính hơn 33.000 người đã đến tham gia sự kiện. Trong các cuộc khảo sát quốc tế Rugby fan tiến hành trước và sau khi World Cup Rugby, gần 70% số khách được hỏi có khả năng họ sẽ quay lại đây và những kì nghỉ trong tương lai.Trong số những người xem truyền hình về các nội dung của sự kiện trên truyền hình, có gần 25% nghĩ rằng có nhiều khả năng sẽ đến thăm nơi này trong tương lai.
(Theo Festival and special event management)
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, tổ chức sự kiện đang phát triển với tốc độ nhanh chóng cùng nhu cầu quảng bá thương hiệu và sản phẩm mới của các doanh nghiệp. Nhu cầu tổ chức sự kiện như hội nghị khách hàng, ra mắt sản phẩm, lễ động thổ, lễ khánh thành, các cuộc thi lớn (thi tiếng hát truyền hình, hội thao, hội khỏe), hội thảo, triển lãm... ngày càng tăng cho thấy vai trò quan trọng của nghề tổ chức sự kiện đối với các tổ chức, doanh nghiệp... Chính điều này là dấu hiệu tích cực trong việc phát triển du lịch Việt Nam trong thời gian tới.
5.1.2Giúp phát triển loại hình – sản phẩm du lịch MICE
Du lịch MICE có liên hệ rất chặt chẽ với dịch vụ tổ chức sự kiện, việc mở rộng các sự kiện sẽ thúc đẩy loại hình du lịch MICE phát triển. Thị trường du lịch MICE là phân khúc rất tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác và là một trong những mục tiêu của chiến lược phát triển ngành du lịch Việt Nam. Du lịch MICE có yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ tầng, hệ thống các dịch vụ đi kèm cũng như các dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi, mua sắm... Hiện tại, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai địa điểm có khả năng khai thác thế mạnh này khá hiệu quả. Tại thành phố Hồ Chí Minh, du lịch MICE được xác định là một trong bốn loại hình du lịch chính cần hướng đến phát triển tốt trong tương lai cùng với du lịch mua sắm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Thời gian qua, Hà Nội luôn được chọn để tổ chức sự kiện lớn của khu vực và quốc tế, gắn kết với nhiều chương trình du lịch. Với cảnh quan thiên nhiên đẹp, cơ sở hạ tầng du lịch khá phát triển (khách sạn cao cấp, các trung tâm hội nghị tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống giao thông thuận tiện...), thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch MICE. Minh chứng cho sự thu hút khách quốc tế đến Nha Trang có thể thấy qua những sự kiện văn hóa như Festival biển, các cuộc thi hoa hậu trong nước, quốc tế. Bên cạnh đó, số lượng tour MICE được các hãng lữ hành trong nước và quốc tế cũng đưa về Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và thành phố hoa Ðà Lạt ngày càng tăng, mở ra triển vọng mới về thu hút khách du lịch những điểm đến này. Các chuyên gia nhận định, du lịch miền trung hoàn toàn có khả năng tổ chức những sự kiện lớn. Ngoài phong cảnh, biển, văn hóa đặc trưng... du lịch miền trung còn có cơ sở hạ tầng là các khu resort đủ tiêu chuẩn phục vụ các yêu cầu của MICE. Ðây là điểm đến thích hợp các hoạt động rèn luyện làm việc theo nhóm (team building), tiệc ngoài trời, nghỉ
dưỡng sau khi khách đã tham dự hội thảo, hội chợ thương mại tại các thành phố lớn ở Việt Nam.
MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE - viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm). Tên đầy đủ tiếng Anh là Meeting Incentive Conference Event. Bởi vậy các đoàn khách MICE thường rất đông (vài trăm khách) và đặc biệt mức chi tiêu cao hơn khách đi tour bình thường (do Ban tổ chức các hội nghị quốc tế bao giờ cũng đặt phòng cho khách ở khách sạn 4 - 5 sao, dịch vụ cao, tour sau hội nghị phải thiết kế chuyên biệt theo yêu cầu...). MICE hiện là loại hình du lịch mang lại nguồn thu rất lớn cho ngành du lịch ở các nước.
MICE tour là tên gọi chuyên ngành tạm dịch là các cuộc hội nghị, hội thảo gắn với chương trình du lịch. MICE tour là một loại hình du lịch cao cấp. Kinh phí tổ chức chương trình này thường cao hơn so với chương trình du lịch thông thường tùy thuộc vào mức yêu cầu của từng đối tượng khách hàng. Hiện tại, MIV đang cung cấp hai loại hình mice tour chính: Thiết kế, tổ chức mice tour cho các tổ chức chính phủ, phi chính phủ, các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Thiết kế, tổ chức tour du lịch có teambuilding hướng tới các doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể các công ty liên doanh, các ngân hàng... kết hợp việc đi thăm quan nghỉ mát với học tập, tổng kết, khen thưởng và nâng cao sự gắn kết của thành viên trong đoàn.
Hiện ở nước ta một số địa điểm đã áp dụng thành công du lịch MICE có thể kể đến như:
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Gần với TPHCM có vị trí giao thông thuận lợi với đường thuỷ có tàu ngầm, đường bộ có quốc lộ 51 thông thoáng và đường ven biển Bình Châu – Phước Bửu nối liền Bà Rịa – Vũng Tàu với các tỉnh miền Trung. Bãi biển đẹp, khí hậu trong lành, có nhiều danh lam thắng cảnh, có hệ thống khách sạn có qui mô 3 – 4 sao với cơ sở vật chất, phong cách phục vụ ... Bà Rịa – Vũng Tàu luôn được các hãng lữ hành chọn đưa vào tour tuyến du lịch trong đó có du lịch MICE.
- Hạ Long : đây là địa phương được đánh giá có tiềm năng lớn để phát triển loại hình du lịch MICE. Ở đây hội tụ khá nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút loại hình du lịch này như có di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long,
có nhiều bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn khá phát triển... Điển hình có thể kể đến khách sạn: Novotel Hạ Long, Sài Gòn - Hạ Long, Toà nhà trắng - Khu du lịch quốc tế Tuần Châu...
- Đắk Lắk: Với vị trí chiến lược là cửa ngõ lưu thông buôn bán giữa 3 nước Đông Dương: Lào - Việt Nam - Campuchia, cùng với sự phát triển nhanh chóng của thành phố Buôn Ma Thuột và các khu vực lân cận của tỉnh Đắk Lắk, Đắk Lắk nhận được nhiều đánh giá tốt của những chuyên gia trong ngành du lịch.
- Đà Lạt : Đà lạt là thành phố có nhiều lợi thế như: khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm, cảnh quan phong phú, có nhiều thắng cảnh quốc gia, có hệ thống các biệt thự cổ nghỉ mát. Thành phố còn có sân bay quốc tế Liên Khương cách trung tâm khoảng 30km, có đường cao tốc nối liền thuận lợi cho du khách đến Ðà Lạt. Các địa điểm tổ chức du lịch MICE ở Đà Lạt có thể kể đến như Hoàng Anh - Gia Lai resort, khách sạn Sài Gòn - Ðà Lạt, khách sạn Công đoàn, Khu biệt thự Dalat Cadasa Resort...
Nhu cầu du lịch MICE của du khách ngày càng tăng trong những năm gần đây. Dự báo du lịch MICE tại Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trên cơ sở điều kiện cơ sở hạ tầng du lịch của Việt Nam ngày càng được nâng cao. Lượng khách đến Việt Nam thông qua MICE, tìm kiếm cơ hội đầu tư phát triển mạnh. Vì thế, việc khai thác du lịch MICE hiệu quả sẽ mang lại những lợi ích không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh du lịch mà còn mở ra nhiều cơ hội để tiếp cận và phát triển kinh tế - xã hội trong nhiều lĩnh vực thông qua các sự kiện hội họp, đặc biệt là những sự kiện mang tính quốc tế.
5.1.3Góp phần xóa bỏ tính thời vụ của du lịch
Một trong những thế mạnh của sự kiện là tạo ra sức hút đối với khách du lịch để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tính thời vụ trong du lịch. Tại những điểm du lịch chịu ảnh hưởng rất lớn về tính thời vụ (ví dụ các điểm du lịch biển ở miền bắc Việt Nam) vào thời điểm ngoài vụ lượng khách du lịch rất ít, trong khi đó cơ sở vật chất và các điều kiện về cung du lịch lại dư thừa gây nên sự lãng phí rất lớn. Tại các điểm du lịch có tính thời vụ cao này, vào thời điểm ngoài vụ nếu có điều kiện tổ chức các sự kiện như: các lễ hội văn hóa truyền thống, lễ hội thể thao, hội thảo, hội nghị... sẽ tiếp tục khai thác được lượng khách du lịch. Việc tạo ra các sự kiện mang tính chất truyền thống có thể còn phụ thuộc vào chiều dày lịch sử, văn hóa... tuy nhiên có một
số sự kiện mang tính hiện đại (đặc biệt là các sự kiện về văn hóa, thể thao, hội nghị, hội thảo, giải trí, thi đấu...) có thể tổ chức nếu có được các điều kiện thuận lợi (ví dụ: đăng cai cuộc thi Sao Mai ở Tuần Châu vào mùa đông chẳng hạn), điều này sẽ tạo nên một lượng khách đáng kể đến với điểm du lịch. Một trong số những điểm du lịch biển khai thác tốt nhất việc tổ chức sự kiện và du lịch MICE trong thời điểm ngoài vụ ở miền Bắc là Đồ Sơn – Hải Phòng. Trong thời gian tới, các điểm du lịch cần chú trọng quan tâm đến việc khai thác và tổ chức các sự kiện để khắc phục những tác động của thời vụ du lịch.
5.1.4 Tăng cường đầu tư và xã hội hóa du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phục vụ du lịch tại điểm đến.
Các hoạt động tổ chức sự kiện góp phần nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Các sự kiện lớn ở tầm quốc tế như Olympic, World cup hoặc ở quy mô nhỏ hơn như: Seagames, Asian cup, hội nghị thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp... sẽ là một dịp để nâng cao cơ sở vật chất phục vụ du lịch. Đối với các sự kiện này, các chính phủ các tổ chức trong và ngoài nước sẽ có những đầu tư cho nơi tổ chức sự kiện xây dựng, nâng cấp hoàn thiện không chỉ là cơ sở hạ tầng về giao thông, thông tin liên lạc mà còn đầu tư phát triển các cơ sở cung ứng du lịch (hệ thống đèn chiếu sáng, cung cấp điện nước, cơ sở lưu trú, dịch vụ...). Đương nhiên, nếu không có các sự kiện du lịch thì cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật tại điểm đến sớm muộn cũng được nâng cấp, cải tạo nhưng chắc chắn quá trình này sẽ không được diễn ra đồng bộ và nhanh chóng như trong dịp chuẩn bị cho việc tổ chức các sự kiện du lịch lớn.
Tổ chức sự kiện là cơ hội để Việt Nam tăng cường đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động du lịch. Vai trò xã hội hóa của các sự kiện được thể hiện rõ qua mỗi lần tổ chức. Xã hội hóa hoạt động du lịch chính là sự phối hợp của nhiều ban ngành, cơ quan, doanh nghiệp trong việc tổ chức các sự kiện cùng với đó là việc đông đảo người dân tham gia vào hoạt động du lịch hay cũng chính là việc nâng cao ý thức của người dân về hoạt động du lịch.
Phạm vi ảnh hưởng của mỗi sự kiện trong đời sống tùy thuộc vào quy mô cũng như tính hiệu quả của nó. Tuy nhiên có một điều không thể phủ nhận được về ảnh hưởng tích cực của các sự kiện tới việc bảo vệ và tôn tạo và phát triển nguồn tài nguyên du lịch của nước ta.
Tổ chức các sự kiện trong du lịch để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các sự kiện du lịch tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường giao lưu, gặp gỡ, đồng thời kêu gọi đầu tư từ nước ngoài. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để học hỏi, tiếp xúc với các nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
5.1.5Góp phần hiện thực hóa quan điểm phát triển du lịch bền vững
Nói về vai trò của sự kiện trong việc tạo ra các điểm đến du lịch bền vững, giáo sư Judith Mair, trường đại học Monash cho rằng:
"Events can bring in visitors outside the main peak times, extending the season and contributing to the economic sustainability of a destination" ( Sự kiện thu hút khách du lịch ngoài thời gian cao điểm chính, mở rộng mùa vụ và đóng góp vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững).
"Events can create awareness of a destination and act as a catalyst for future or repeat visitation" ( Sự kiện mang tới nhận thức về điểm đến và đóng vai trò làm chất xúc tác cho khách du lịch tương lai hay những người đã tham gia sự kiện quay trở lại).
"Events can draw attention to issues of sociocultural and environmental sustainability, thus contributing to the education of attendees and visitors" ( Sự kiện thu hút sự chú ý tới các vấn đề về bền vững môi trường và xã hội, góp phần giáo dục những người tham dự và cả du khách.
5.2 Vai trò của du lịch đối với sự kiện 5.2.1Các sự kiện cộng đồng, lễ hội truyền thống được khôi phục và phát triển
Thúc đẩy việc tổ chức các sinh hoạt văn hóa có tính sự kiện trong cộng đồng, đặc biệt tại các điểm đến du lịch: từ việc tổ chức không thường xuyên đến mức thường xuyên, từ không còn tồn tại đến phục dựng và phát triển trở lại, từ quy mô hạn chế do điều kiện tổ chức đến quy mô phù hợp cho đa mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội địa phương và quốc gia có điểm đến du lịch.
Lễ hội truyền thống, lễ hội tâm linh có "đời sống mới" nhờ một phần lớn ở du lịch. Việt Nam với hơn 8.000 lễ hội trong năm, lại đa dạng về chủng loại và dày đặc về mật độ nên đây được xem là tiềm năng lớn để xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc, đó là du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng, tôn giáo. Du lịch lễ hội được ví như một mỏ vàng đang bị bỏ hoang và đang dần được khai thác.
Thực ra đây là một xu hướng du lịch không mới, thậm chí được khá nhiều quốc gia tổ chức thành công, trong đó đáng chú ý như: Lễ hội té nước trong dịp lễ Tết cổ truyền Songkran tại Thái Lan, lễ hội Chol Chnam Thmay của Campuchia, lễ hội hoa anh đào ở Nhật Bản, hay lễ hội Bia của người Đức ... Các lễ hội này đã được quốc tế hóa và thu hút một lượng đáng kể du khách nước ngoài đến tham gia, góp phần đưa hình ảnh đất nước, con người của quốc gia đó đến với bạn bè thế giới.
Tuy nhiên tại Việt Nam, mặc dù du lịch lễ hội đã được xem là rất thuận lợi do có bề dày lịch sử, văn hóa nhưng vẫn chưa phát huy được hiệu quả, chưa thu hút được du khách như mong muốn.
Lý giải điều này, nhiều ý kiến cho rằng lễ hội ở Việt Nam quá đông người, thường quá tải, dẫn đến tình trạng lộn xộn, giao thông ùn tắc, môi trường ô nhiễm, nạn cướp giật, chèo kéo khách vẫn thường xuyên diễn ra ... Bên cạnh đó, một số lễ hội còn thể hiện sự yếu kém trong công tác tổ chức, chương trình bị chắp vá, bị "sân khấu" hóa, lai tạp, biến tướng, khác xa với nguyên gốc ...
Sự thành công của ngành du lịch Huế đang được các địa phương khác học hỏi và làm theo, nhất là các địa phương vốn có nhiều lễ hội nhưng chưa được nghiên cứu, phục dựng một cách bài bản và tổ chức chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, việc bảo tồn, phát huy và khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội thành các sản phẩm du lịch đang còn nhiều hạn chế. Hiện nay, hầu như chưa có một nghiên cứu khoa học mang tính tổng thể về lễ hội truyền thống. Vẫn còn tồn tại nhiều lẫn lộn trong việc phân biệt rạch ròi đâu là văn hóa dân gian truyền thống, là tín ngưỡng, tâm linh, đâu là mê tín dị đoan:"Xã hội ta mê tín quá" – Báo Tuổi Trẻ.
5.2.2Tạo ra những sự kiện đặc trưng của du lịch như FAM trip
Du lịch Famtrip hiểu một cách đơn giản nhất là những chuyến đi mang tính chất tìm hiểu, làm quen, tiếp thị. Trước đây, các đơn vị lữ hành thường phải tự bỏ kinh phí để tiến hành khảo sát, nghiên cứu các điểm du lịch mới (khách sạn, nhà hàng, điểm mua sắm, vui chơi...) phục vụ nhu cầu khách hàng. Nay Famtrip còn có sự tham gia của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch của địa phương...
Ví dụ: Du lịch Famtrip ở Hạ Long Quảng Ninh hiện đang thu hút được rất nhiều du khách bởi ở đây có rất nhiều địa điểm đẹp được thiết kế với nhiều
nội dung trải nghiệm thực tế hấp dẫn như tour tham quan hang động và nghỉ đêm cao cấp trên Vịnh Hạ Long; "city tour" tham quan thành phố Hạ Long, các địa chỉ tâm linh, văn hóa, lịch sử và ẩm thực; các chương trình giới thiệu bản sắc văn hóa của địa phương; hội thảo kết nối doanh nghiệp du lịch với các đối tác nước ngoài... Từ trước tới nay đã có nhiều đoàn Famtrip đến với Hạ Long Quảng Ninh chẳng hạn như đoàn Famtrip gồm đại diện 5 doanh nghiệp lữ hành của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) năm 2010. Đoàn Famtrip gồm 10 doanh nghiệp du lịch của Nga đến khảo sát du lịch Việt Nam trong đó có Hạ Long cuối năm 2012. Đoàn du lịch Thiên Tân (Trung Quốc) tháng 5/2013. Đoàn Famtrip gồm các hãng lữ hành và báo chí đến từ Mỹ và Canada do Tổng cục Du lịch tổ chức tới khảo sát vịnh Hạ Long cuối tháng 9 vừa qua...
Sau mỗi chuyến Famtrip, nhiều clip, phóng sự, bài báo quảng báo về du lịch Quảng Ninh đã được đăng tải, phát sóng trên các kênh truyền hình nước ngoài và các tạp chí du lịch lớn của quốc tế. Cũng nhờ Famtrip , khách du lịch đến với Quảng Ninh bên cạnh các tour du lịch truyền thống là đi thăm vịnh Hạ Long cũng biết đến nhiều hơn với các loại hình vui chơi mới như chèo thuyền Kayak tại Cô Tô, chương trình trải nghiệm du lịch làng quê Yên Đức (Đông Triều), du lịch tâm linh...Mặc dù Quảng Ninh đã trở thành địa điểm du lịch quen thuộc được nhiều du khách biết đến, nhưng thông tin mới về điểm du lịch, tour tuyến mới cùng sự hình thành của các trung tâm du lịch Uông Bí
- Đông Triều, Vân Đồn, Móng Cái vẫn chưa đến được với đông đảo du khách.
Những tour du lịch quảng bá, xúc tiến với sự thu hút không chỉ số lượng hạn chế người tham dự mà còn nhận được sự quan tâm của công chúng rộng rãi, nhất là khi nó có sự tham gia của giới truyền thông và giới "sao". Vì thế việc tăng cường tổ chức các đoàn Famtrip sẽ giúp tăng cường sức cạnh tranh của ngành du lịch, khai thác thêm tiềm năng du lịch của địa phương.
5.2.3 Gia tăng công chúng cho sự kiện, khách du lịch ghé thăm, tăng quy mô cho sự kiện, xúc tiến điểm đến
Một số lượng không nhỏ các sự kiện có quy mô lớn, với mục đích rõ ràng là thu hút, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch như là thành phần chủ chốt trong sự kiện được tạo ra và đang gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam: Festival Huế, Carnaval Hạ Long, Lễ hội du lịch biển ở nhiều địa phương duyên hải, Festival Trà Thái Nguyên, Cuộc thi bắn pháo hoa Đà Nẵng. Hãy cùng xem xét một số trường hợp:
Festival Huế: Theo Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế kiêm Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2014 - ông Ngô Hòa, Festival Huế 2014 đã thu hút hơn 2,4 triệu lượt khách tham dự; trong đó, có hơn 23 vạn khách lưu trú tại các khách sạn, nhà nghỉ (tăng 25% so với Festival Huế 2012) cùng hơn 10 vạn khách quốc tế đến từ 115 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Festival Huế 2014 quy tụ gần 100 chương trình nghệ thuật tiêu biểu với 170 suất diễn đặc trưng cho những vùng văn hóa và các thành phố của Việt Nam; cùng nhiều tiết mục nghệ thuật truyền thống, đương đại chất lượng cao của 43 đoàn nghệ thuật quốc tế từ khắp năm châu lục. Sự trình diễn mang tính chuyên nghiệp của các đoàn, nhóm nghệ thuật hay sự ngẫu hứng của những diễn viên quần chúng hướng về mục đích tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần giao lưu, đoàn kết, hội nhập và phát triển đã đem lại cho cố đô Huế một diện mạo mới, sức sống mới, khẳng định vị thế là thành phố festival đặc trưng của Việt Nam, phấn đấu xứng tầm là một trong những trung tâm văn hóa - du lịch đặc sắc của cả nước.
Lễ hội du lịch Hạ Long: Ông Hà Quang Long, Phó Giám đốc Sở Văn hoá-Thể thao và Du lịch Quảng Ninh cho biết trong tuần lễ diễn ra lễ hội du lịch Hạ Long ( 25/4-2/5), ngành du lịch Quảng Ninh sơ bộ ước tính đã đón khoảng 15 vạn lượt khách, trung bình mỗi ngày có 2 vạn lượt du khách đến Quảng Ninh. Trong đó đã có 8 vạn lượt khách mua vé đi tham quan Vịnh Hạ Long, kỷ lục là 22.522 lượt khách tham quan Vịnh Hạ Long vào ngày 1/5.
Tổng số tiền thu được từ việc bán vé cho khách tham quan Vịnh Hạ Long đạt hơn 3 tỷ đồng. Cảng tàu khách Bãi Cháy hiện có gần 500 tàu đưa khách tham quan Vịnh Hạ Long, vào dịp lễ hội Cảng đã huy động đội tàu họat động hết công suất, mỗi tàu trung bình chạy 2 lượt đến 3 lượt/ngày. Chỉ tính trong tuần Lễ hội đã có gần 4 nghìn lượt tàu xuất bến đưa khách tham quan Vịnh Hạ Long.
5.3 Sự kiện du lịch – Khái niệm và thực tiễn 5.3.1 Khái niệm
Sự kiện du lịch là thể loại sự kiện gắn liền với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, du lịch..., được tổ chức tại một điểm đến nhất định trong một khoảng thời gian xác định, nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của khách du lịch và/hoặc có tác dụng thu hút du khách tới điểm đến đó. Bản thân sự kiện
du lịch có thể trở thành một sản phẩm du lịch cung ứng tại điểm đến, một phần của chiến lược marketing điểm đến du lịch. Sự kiện tạo ra dòng lưu chuyển cung cầu về du lịch nhanh và rõ ràng hơn trong thời gian trước, trong và ngay sau sự kiện. Trong sự kiện du lịch thì hoạt động du lịch đóng vai trò chủ đạo, sự kiện chỉ đóng vai trò hỗ trợ cho du lịch, các hoạt động sự kiện nhằm tạo ra các tác động tích cực cho sự phát triển du lịch tại địa điểm tổ chức.
Khác với sự kiện đơn thuần, phát triển sự kiện du lịch phải dựa trên việc quản lý sự kiện từ cả 2 góc nhìn cung và cầu du lịch.
+ Về cầu du lịch, sẽ trả lời câu hỏi du khách nào sẽ đi du lịch để tham dự sự kiện cũng như du khách nào có động cơ tham dự sự kiện trong khi thực hiện hành trình du lịch? Khách du lịch sự kiện (event tourist) sẽ làm gì và chi tiêu như thế nào? Do đó, giá trị của sự kiện là xây dựng hình ảnh tích cực cho điểm đến, marketing điểm đến đồng thời cũng kết nối thương hiệu các điểm đến.
+ Về cung du lịch, sự kiện du lịch góp phần phát triển điểm đến đồng thời là chất xúc tác cho việc cải thiện cơ sở hạ tầng, tăng trường kinh tế, thu hút vốn đầu tư, thu hút khách du lịch (đặc biệt trong mùa cao điểm), đa dạng các yếu tố hấp dẫn của của điểm đến, cung cấp giá trị cạnh tranh cho điểm đến.
Từ đó, có thể kết luận, phát triển sự kiện du lịch phải dựa trên việc quản lý sự kiện từ góc nhìn du lịch, có nghĩa là cần khai thác đầy đủ các khả năng của các sự kiện để đạt được sự phát triển du lịch.
Trên thế giới, các sự kiện du lịch được tổ chức với quy mô rất lớn, ví dụ như Lễ hội Carnival Rio de Janeiro (Brazil), Lễ hội bia Oktoberfest (Đức), Lễ hội bóng bay quốc tế (Mexico), Lễ hội hoa anh đào (Nhật Bản), các Thế Vận hội Olympic...
5.3.2 Thực trạng tổ chức sự kiện du lịch tại Việt Nam
Các sự kiện du lịch từ lâu đã phát triển ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ bởi những lợi ích mà chúng mang lại cho phát triển du lịch, phát triển điểm đến của một quốc gia. Xu hướng toàn cầu hóa và hợp tác giữa các tiểu vùng cùng với nhịp độ tăng trưởng cao của nền kinh tế các nước khu vực Châu Á dẫn đến nhu cầu du lịch tăng mạnh ở những vùng này. Trong bối cảnh đó, các sự kiện du lịch đã chuyển dần sang các nước Châu Á – Thái Bình Dương. Trong khu vực Đông Nam Á, Malaysia và Singapore là hai quốc gia tổ chức sự kiện du lịch thành công hơn cả, ở đó không thể không thể đến Mùa siêu khuyến mãi Singapore, mùa đua xe Grand Prix Singapore, Mega end year sales Malaysia, hay sự kiện du lịch đèn lồng (Malaysia Lantern Tourism Festival)...
Ở Việt Nam, các loại hình sự kiện tương đối phong phú và đa dạng. Theo thống kê, trong số hơn 8000 sự kiện và lễ hội, cả nước hiện có 25 sự kiện du nhập từ nước ngoài; 7005 lễ hội dân gian; gần 1500 sự kiện, lễ hội tôn giáo; 409 sự kiện, lễ hội lịch sử cách mạng; 64 sự kiện, lễ hộikhác). Nhiều lễ hội và sự kiện trước đây không phải là sản phẩm du lịch, nhưng nay, trở thành một trong những nét hấp dẫn du khách tới điểm đến du lịch và được khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch.
Các sự kiện du lịch thường mang lại nhiều lợi ích. Đối với điểm đến du lịch, các sự kiện du lịch tổ chức thành công góp phần vào quảng bá hình ảnh của điểm đến du lịch, giới thiệu văn hóa truyền thống của người dân bản địa cũng như các hoạt động vui chơi giả trí đến với đông đảo khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Quy mô và tính hấp dẫn của các sự kiện du lịch thu hút đông đảo không chỉ người dân địa phương mà còn khách du lịch ở các vùng miền quốc gia/quốc tế đến tham dự, góp phần làm tăng nguồn thu từ du lịch cho các doanh nghiệp kinh doanh tại địa phương(Đỗ Phương Thảo, 2013; Đặng Hải, 2014). Sự kiện du lịch được tổ chức sẽ giúp khắc phục tính mùa vụ trong phát triển du lịch tại một điểm đến(Getz, 2005).Đối với các doanh nghiệp, việc tổ chức thành công các sự kiện du lịch là yếu tố then chốt trong hoạt động xây dựng hình ảnh thương hiệu, gia tăng tốc độ thâm nhập thị trường.
Nhận thức được các tác động tích cực này, các sự kiện du lịch ở nước ta ngày càng được đầu tư và phát triển với tốc độ rất nhanh. Việt Nam đã chứng minh được tiềm năng của mình qua việc tích cực đăng cai tổ chức, và tổ chức thành công nhiều sự kiện du lịch như Seagames 22 năm 2003, Hội nghị các
nhà lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC năm 2006, Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, Cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ 2008 tại Nha Trang, Festival Huế,... và thu hút một số lượng lớn khách du lịch tới tham dự.
Tuy nhiên, các sự kiện du lịch ở Việt Nam vẫn tồn tại những mặt hạn chế, gây ra những tác động tiêu cực đối với đời sống văn hóa xã hội. Trước hết, tình trạng ô nhiễm môi trường sau sự kiện xảy ra do tình trạng vứt rác bữa bãi(Thanh Việt và Hà Kiều, 2013). Tiếp đó, một số sự kiện du lịch mang lại những tác động tiêu cực cho cộng đồng dân cư địa phương, đó làsự bùng phát của các tệ nạn xã hội, cụ thể là nhiều đối tượng lợi dụng đám đông để trà trộn vào móc túi, trộm cắp tài sản của khách tham dự (Đình Thảo, 2014). Ngoài ra, các sự kiện du lịch thường thu hút một số lượng lớn du khách và dân cư địa phương tham dự, do vậy sẽ dẫn đến tình trạng chen lấn xô đẩy để vào tham dự sự kiện. Số lượng khách đổ về tham dự sự kiện đông đảo còn gây ra tình trạng tắc đường tại những khu phố quanh khu vực tổ chức.Các hãng dịch vụ vận chuyển vào thời điểm sự kiện kết thúc (chủ yếu là xe taxi) cũng nhân cơ hội nhu cầu vận chuyển tăng cao tự ý tăng giá, áp giá cho khách.
5.3.3Một số sự kiện du lịch tiêu biểu World Cup
World Cup là "một cơ hội vàng" để phát triển du lịch của quốc gia đăng cai. Thông thường, du khách sẽ tới điểm đến với lý do World Cup hoặc kết hợp với sự kiện này. Các hoạt động truyền thông trước, trong và sau sự kiện này đã mang tới cho người dân toàn thế giới những thông tin, hình ảnh đẹp về điểm đến, góp phần quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia, lan tỏa đến hàng triệu du khách từ những thông tin của sự kiện này.
Theo điều tra trong World Cup 2010 được tổ chức tại Nam Phi, có tới 83% trong số khách quốc tế được hỏi khẳng định sẽ trở lại Nam Phi sau World Cup, kết quả của những ấn tượng tốt đẹp mà họ cảm nhận được trong thời gian ở đây. Bên cạnh đó, 94% hứa sẽ giới thiệu hoặc khuyên người thân nên đến du lịch tại Nam Phi. 86% cho biết họ có cái nhìn tích cực hơn rất nhiều về đất nước này sau khi tham dự ngày hội World Cup. 47% số người được hỏi đã mua ít nhất 1 vật phẩm lưu niệm (áo phông, mũ hoặc kèn vuvuzela) khi đến SVĐ và 81% tỏ ra rất hài lòng về chất lượng phục vụ tại các sân bóng...
Trên một chừng mực nhất định, không chỉ riêng Nam Phi được hưởng lợi từ World Cup, mà sự kiện này đã góp phần cải thiện hình ảnh của cả châu
Phi. Sau Nam Phi 2010, có tới 76% số người được hỏi có cái nhìn tốt đẹp hơn về World Cup, 70% hài lòng hơn về FIFA và đặc biệt, 86% nhìn nhận tích cực hơn về châu Phi (tương đương với con số đánh giá về đất nước Nam Phi).
Lễ hội bia Oktobefest tại Munich (Đức)
Lễ hội bia truyền thống Oktobefest (còn gọi là lễ hội Tháng Mười) được tổ chức thường niên vào tháng 10 tại thành phố Munich (Đức), là một trong những lễ hội quần chúng lớn nhất trên thế giới, thu hút tới hơn 6 triệu người tham dự hàng năm.
Tới đây, ngoài việc được thưởng thức những ly bia của vùng đất có truyền thống lâu đời về sản xuất bia, du khách còn được chìm đắm trong không khí lễ hội với phần diễu hành của các chủ lều bán bia, diễu hành lễ phục truyền thống. Đây không chỉ là sự kiện quan trọng đối với người dân Munich mà nó còn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều du khách, đặc biệt là du khách trẻ tuổi trên toan thế giới. Theo số liệu thống kê, hàng năm, lượng khách tham dự đến từ Bayer chiếm 70% tổng số lượng khách tới tham dự lễ hội, bên cạnh đó là lượng khách thường xuyên đến từ các nước trong khu vực châu Âu, Nhật, Australia. Con số 30% tổng sản lượng bia của các nhà máy bia lớn tại Munich được tiêu thụ trong hai tuần của lễ hội đã phần nào chứng minh được sức hút của lễ hội bia Oktobefest đối với du khách trên toàn thế giới.
Festival Huế
Festival Huế là một sự kiện văn hóa với quy mô lớn và hoành tráng, được tổ chức 2 năm 1 lần vào các năm chẵn, nhằm mục đích tôn vinh giá trị của các di sản văn hóa Huế, đồng thời quảng bá hình ảnh của một cố đô Huế đậm đà bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc, nhưng cũng không kém phần năng động trẻ trung, trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Festival Huế đầu tiên có tên là Festival Việt – Pháp được tổ chức năm 1992. Tháng 10 năm 1998, Chính phủ đã có quyết định cho phép tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Ðại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức Festival Huế 2000. Festival Huế 2000 diễn ra 12 ngày đêm, với sự tham gia của trên 30 đơn vị nghệ thuật của Việt Nam và Pháp với trên 1000 nghệ sĩ, diễn viên chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp, thu hút hơn 410.000 lượt người tham dự Festival, trong đó có 41.000 lượt khách du lịch, với 6000 lượt khách quốc tế... Từ đó đến nay, đã diễn ra thêm 7 kỳ festival, với quy mô và chất lượng
ngày càng được nâng cao và thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà còn cà du khách nước ngoài đến với sự kiện văn hóa này. Các chủ đề của mỗi kỳ festival cũng rất đa dạng, đa màu sắc, có thể kể đến như "Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển" (2010), "700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, Di sản Văn hóa với Hội nhập và Phát triển" (2006), "Khám phá nghệ thuật sống của cố đô Huế" (2002)...
Với hàng chục hoạt động với nhiều quy mô, loại hình diễn ra trên khắp địa bàn tỉnh, thông qua Festival Huế du khách sẽ có cái nhìn đa chiều hơn về văn hoá Huế, góp phần thúc đẩy ngành du lịch của Thừa Thiên Huế và các địa phương trong vùng phát triển ngày một mạnh mẽ, bền vững hơn, để du khách luôn nhớ những giây phút kỳ thú mà bình yên, mới mẻ mà thân thuộc, thoải mái và ấm tình người cùa vùng đất Cố đô.
Trong khuôn khổ Festival Huế 2014, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Khách sạn Thừa Thiên Huế tổ chức "Liên hoan Ẩm thực Quốc tế - Huế 2014". Liên hoan diễn ra từ ngày 15/4 đến 19/4/2014 tại Công viên Phú Xuân (Nghinh Lương Đình - Phu Văn Lâu), thành phố Huế.Đây là hoạt động nhằm tôn vinh, quảng bá những nét độc đáo, tinh hoa văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng miền Việt Nam, của xứ Huế và các nước tham gia đến với với du khách trong nước và quốc tế; đồng thời mở rộng cơ hội quảng bá và giao lưu văn hóa ẩm thực giữa các quốc gia, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Liên hoan thu hút sự tham gia của nhiều địa phương trong cả nước, các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và một số quốc gia châu Á khác cùng tham gia với khoảng 60 - 65 gian hàng, trong đó có từ 10 - 15 gian hàng quốc tế. Với nhiều chương trình phong phú và hấp dẫn Trình diễn chế biến món ăn mang đặc trưng văn hóa của các vùng miền trong nước và các quốc gia tham dự liên hoan thông qua những buổi biểu diễn chế biến, trình diễn tinh hoa nghệ thuật nấu bếp của các đầu bếp tại sân khấu chính; Phục vụ ẩm thực tại các gian hàng với nhiều món ăn thuộc các vùng miền trong nước và thế giới được trình bày đặc sắc, phong phú, hấp dẫn, phục vụ du khách đến tham quan và thưởng thức.
Ngoài ra, trong khuôn khổ Liên hoan còn có các hoạt động đồng hành đem đến nhiều trải nghiệm mới cho thực khách như: Không gian "Lễ hội Bia" do Công ty TNHH Bia Huế tổ chức với nhiều hoạt động khuyến mãi hấp dẫn,
phục vụ đến công chúng các dòng sản phẩm bia Huế, cùng với chương trình nghệ thuật đi kèm; Chương trình biểu diễn nghệ thuật pha chế (Bartender), gồm nhiều hoạt động như giao lưu, gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm cocktail mới; giới thiệu cocktail thương hiệu Huế, cocktail pha chế từ rượu địa phương và một số thương hiệu rượu nổi tiếng khu vực và thế giới; biểu diễn Bartendercủa các nghệ nhân, chuyên gia Bartender, hội viên thuộc hội Bartender Huế và các hội viên Bartender trong nước, khu vực và thế giới...; các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các đoàn tham dự Festival - Huế 2014, đặc biệt là các đoàn nghệ thuật đến từ các quốc gia tham dự Liên hoan...
Liên hoan Ẩm thực Quốc tế - Huế 2014 là một trong những điểm nhấn quan trọng, đặc sắc của Festival Huế 2014, được du khách trong nước và quốc tế hân hoan chờ đợi với nhiều hoạt động trải nghiệm, biểu diễn nghệ thuật, trưng bày triển lãm và chế biến những món ăn truyền thống tiêu biểu... Thông qua liên hoan sẽ góp phần rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh văn hóa ẩm thực Huế, ẩm thực Việt Nam đến với du khách trong nước và quốc tế, đồng thời góp phần thắt chặt hơn nữa tình đoàn kết, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trong cộng đồng ASEAN và các quốc gia tham dự Liên hoan.
Carnaval Hạ Long
Carnaval Hạ Long nằm trong chuỗi tuần du lịch Quảng Ninh, là một trong những sự kiện du lịch tiêu biểu tại Việt Nam. Bên cạnh những chương trình nghệ thuật, phần hội của Carnaval Hạ Long thường là màn trình diễn nghệ thuật đường phố ấn tượng, thu hút được sự quan tâm, hưởng ứng của báo chí, rất nhiều nghệ sỹ và những người tham dự.
Carnaval Hạ Long thể hiện rõ nét văn hóa của Quảng Ninh thông qua cảnh sinh hoạt và cuộc sống thường ngày của các dân tộc sống trên miền đất mỏ được tái hiện trong các tiết mục biểu diễn. Cảnh sinh hoạt văn hóa rước kiệu, đánh vật, đàn tính... hay cảnh ngư dân vươn khơi đánh cá thường ngày của người dân Quảng Ninh đã được tái hiện một cách tự nhiên và đặc sắc thông qua chương trình.
Bên cạnh những ấn tượng về một đêm hội lung linh sắc màu, đậm đà bản sắc dân tộc, du khách còn có những dấu ấn khó quên về hình ảnh một Hạ Long xinh đẹp, hiền hòa, giàu tiềm năng và cơ hội đầu tư.
5.4 Du lịch sự kiện – Khái niệm và thực tiễn 5.4.1 Khái niệm
Đây là thuật ngữ không được sử dụng phổ biến cho tới năm 1987 mặc dù các hình thức thể hiện của nó đã xuất hiện từ rất sớm. Thuật ngữ này dùng để chỉ loại hình du lịch mà trong đó du lịch là nhu cầu phái sinh, kết hợp với mục đích chính là tham dự các sự kiện như hội họp (meeting), khen thưởng (incentive), hội nghị, hội thảo (convention/conference) và triển lãm (exhibition). Các sản phẩm dịch vụ đơn lẻ (như vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí...) được tổ chức sắp xếp với dịch vụ chính (tham dự sự kiện) thành một sản phẩm du lịch tổng hợp dựa trên một hệ thống cơ sở hạ tầng chuyên biệt phục vụ cho sự kiện. Hình thức này còn được gọi là du lịch MICE. Trong du lịch sự kiện, hoạt động tham dự sự kiện là chủ đạo, được nhấn mạnh nhiều hơn, hoạt động du lịch đóng vai trò thứ yếu, tạo ra nhờ các sự
kiện.
5.4.2Thực trạng du lịch sự kiện thế giới và Việt Nam
MICE là một loại hình sự kiện, chính bản thân các hoạt động của MICE như đã đề cập ở trên là các sự kiện chuyên biệt được lên kế hoạch và tổ chức có quy trình và bài bản.
Thông thường có 3 cấp độ tổ chức MICE khác nhau phù hợp với các nhiệm vụ khác nhau.
Thứ nhất là các công ty chuyên tổ chức các sự kiện lớn (Major event agencies). Các công ty này chuyên tổ chức các sự kiện với quy mô khu vực và quốc gia. Đối với các sự kiện quy mô lớn, thường phải sử dụng hình thức đấu thầu thay cho việc chỉ định nhà cung cấp có sẵn. Các công ty kiểu này, bên cạnh việc phải chịu trách nhiệm với các sự kiện đang diễn ra thì họ còn phải luôn có đề án về các sự kiện mới.
Thứ hai là các công ty chuyên tổ chức các sự kiện du lịch kiểu nhà nước. Loại hình công ty này có ở cả cấp địa phương, khu vực và quốc gia. Họ có trách nhiệm toàn diện trong việc phát triển sự kiện du lịch tại điểm đến, đồng thời cung cấp các dịch vụ được thiết kế để hỗ trợ và phát triển các ngành có liên quan như quảng cáo, tổ chức sự kiện,....
Cuối cùng là các công ty tổ chức sự kiện chuyên biệt. Các công ty này được một tổ chức nào đó tài trợ để thực hiện các sự kiện cụ thể, nhằm phát triển điểm đến trong một chương trình MICE cụ thể.
Hoạch định kế hoạch tổ chức MICE cần sử dụng các tiêu chí nhất định, chi tiết trong bảng 5.1 dưới đây.
Bảng 5.1. Các tiêu chí khi hoạch địch kế hoạch tổ chức MICE
Tiêu chí
Yêu cầu
Accessibility - Khả năng tiếp cận
Giá
Chi phí vận chuyển bao nhiêu?
Thời gian
Mất bao lâu đến được nơi có địa điểm tổ
chức?
Tần suất
Có bao nhiêu chuyến bay đến địa điểm đó?
Thuận tiện
Làm thế nào để sắp xếp lịch trình bay với việc sử dụng các phương tiện tại điểm khác
được thuận tiện?
Rào cản
Du khách có cần xin visa để đến địa điểm này
không?
Local support – Hỗ trợ từ địa phương
Tổ chức
Có tổ chức địa phương nào có thể hỗ trợ về
nguồn lực?
Trung tâm
hội nghị
Có đề nghị giúp đỡ từ phía quản lí trung tâm
hội nghị hay không?
Trợ cấp
Có bất cứ nguồn trợ cấp nào từ phía địa
phương hay không?
Extra – Conference opportunities – Những hoạt động bên lề
Giải trí
Có nhiều nhà hàng, nhà hát, quán bar, các câu
lạc đêm ở thành phố hay không?
Mua sắm
Có nhiều khu mua sắm, trung tâm thương
mại, bách hóa?
Tham quan
Có nhiều các địa danh, kiến trúc, bảo tàng, di tích, điểm tham quan và các tour du lịch địa
phương?
Chương
trình
Các cuộc thi thể thao, hoạt động ngoài trời?
Liên lạc
Có khả năng kết nối và liên lạc với khách
hàng hoặc đại lí địa phương để trao đổi, giao dịch kinh doanh?
Accommodation Facilities – Cơ sở lưu trú
Khả năng
Có khả năng phục vụ tất cả lượng khách trong
một khách sạn hay phải phân chia?
Giá
Giá mỗi phòng là bao nhiêu?
Dịch vụ
Tiêu chuẩn của dịch vụ là gì?
An ninh
Môi trường khách sạn có đảm bảo an toàn có
khách?
Sẵn có
Khách sạn sẽ có những khung giờ nào để
phục vụ sự kiện?
Meeting and exhibition facilities - Cơ sở hội nghị và triển lãm
Khả năng
Cơ sở nào sẽ phù hợp với sự kiện được tổ
chức?
Sân khấu
Có thể thiết kế sân khấu linh hoạt và phù hợp
với sự kiện?
Không
gian
Sử dụng lắp đặt ánh sáng như thế nào để hợp
sự kiện?
Dịch vụ
Có đầy đủ các dịch vụ hay không?Tiêu chuẩn
là gì?
An ninh
Trung tâm có đảm bảo về mặt an ninh?
Sẵn có
Cơ sở có điều kiện sẵn có để tổ chức?
Kinh
nghiệm
Đã từng tổ chức trước đây? Độ thỏa mãn?
Information – Thông tin
Danh tiếng
Những nhà tổ chức sự kiện nghĩ gì về thành
phố này?
Thị trường
Hoạt động xúc tiến du lịch tại điểm liệu có
đạt hiệu quả?
Site environment – Môi trường tại điểm
Khí hậu
Khí hậu của thành phố như thế nào?
Cơ sở hạ
tầng
Thành phố có đủ cơ sở hạ tầng để đáp ứng
yêu cầu của sự kiện?
Sự mến
khách
Liệu cộng đồng địa phương có ủng hộ chào
đón sự kiện?
Other criteria - Tiêu chí khác
Rủi ro
Khả năng gặp rủi ro cao hay thấp: Thiên tai,
dịch bệnh, biểu tình, khủng bố..?
Khả năng
sinh lời
Tại điểm sẽ giúp sự kiện sinh lời được bao
nhiêu?
Kết hợp
Tại điểm sẽ thêm hoạt động cho sự kiện?
Mới lạ
Đây liệu có phải điểm/thành phố độc đáo?
5.5 Xu hướng ứng dụng sự kiện trong phát triển du lịch
5.5.1Sử dụng sự kiện "nghệ thuật đường phố" phát triển điểm đến du lịch
5.5.1.1 Nghệ thuật đường phố
Nghệ thuật đường phố- Street Art là một thuât ngữ chung xác định các hình thức nghệ thuật thị giác được tạo ra ở địa điểm công cộng, thường là tác phẩm nghệ thuật tự do lấy cảm hứng từ môi trường đô thị mà được biết đến nhiều nhất là graffiti.
Ban đầu, nghệ thuật đường phố - Street Art được sử dụng với mục đích thuần túy là công cụ đánh dấu lãnh thổ của những nhóm thanh niên trẻ sống trong thành phố hay thể hiện quan điểm chính trị, hiện đang dần thay đổi như một phương tiện làm đẹp và tái tạo đô thị. Đôi khi, nghệ thuật đường phố - Street Art còn được sử dụng như mục đích truyền thông hoặc thương mại. Nestle, Greenpeace, McDonalds hay IKEA là những công ty bắt đầu sử dụng nghệ thuật đường phố - Street Art như một công cụ quảng cáo và tiếp thị.
5.5.1.2 Vai trò của sự kiện nghệ thuật đường phố đối với du lịch
Tại các điểm đến du lịch, thì các sự kiện nghệ thuật đường phố không chỉ thu hút du khách mà ngay cả những người dân bản địa cũng bị cuốn vào nó. Điều này gây dựng nên hình ảnh một thành phố sôi động, sáng tạo trong mắt du khách. Thậm chí, có nhiều sự kiện nghệ thuật đường phố còn gây ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách đến nỗi nó trở thành thương hiệu của cả quốc gia hay thành phố (như là Carnival Rio tại Brazil, Tomorrowland tại Bỉ,...)
Đặc điểm của các sự kiện nghệ thuật là tính sống và sự sáng tạo, nghĩa là khán giả có thể xem người nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật một cách trực tiếp, sự kiện nghệ thuật đường phố cũng không ngoại lệ. Nhưng sự kiện nghệ thuật đường phố còn có một điểm đặc biệt nữa đó là người xem cũng có thể tham gia vào biểu diễn cùng các nghệ sĩ ngay tại nơi diễn ra sự kiện. Chính vì những điều này mà khách du lịch thường cảm thấy rất thích thú với các sự kiện nghệ thuật đường phố.
Các sự kiện nghệ thuật đường phố không chỉ có các yếu tố ngoại lai mà nó còn được đưa vào những nét riêng biệt của từng quốc gia, từng địa phương (ví dụ như các lễ hội cosplay ở Nhật Bản). Sự kiện nghệ thuật đường phố cũng chính là một cách quảng bá cho văn hóa địa phương đến với thế giới.
5.5.1.3 Vai trò của du lịch đối với sự kiện nghệ thuật đường phố
Sự kiện nghệ thuật đường phố góp phần xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch thì ngược lại, các khách du lịch cũng đem lại nguồn thu không hề nhỏ cho sự kiện nghệ thuật đường phố, từ việc mua vé, sử dụng các dịch vụ tại điểm hay thậm chí chỉ là tiền tip cho buổi diễn của một nhóm du ca nào đó ở góc phố.
Các sự kiện nghệ thuật đường phố có các đặc điểm sau:
- Được tổ chức theo quy trình tổ chức sự kiện:
- Tổ chức trong 1 không gian sống, nghĩa là không gian ấy đang diễn ra các hoạt động và chúng ta chỉ thêm các hoạt động vào, tuy nhiên phải đảm bảo không xảy ra xung đột.
- Phải tuân thủ các quy định: Giao thông, an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ, vệ sinh... nhưng tại Châu âu sẽ có những tiêu chuẩn phải đáp ứng khác (mang tính pháp lý).
- Đối với các sự kiện "Thụ động" thì chúng ta không tốn nhiều thời gian vào nó mà quan trọng phải nắm rõ không gian và đặc điểm của các loại hình nghệ thuật ấy để tích hợp vào các hoạt động du lịch.
- Đối với các sự kiện do chúng ta tổ chức cần phải có các hoạt động Marketing, PR, truyền thông.
- Cần sự phối hợp (cả kế hoạch và thực hiện) các đối tác khác nhau để tiến hành sự kiện.
- Điều kiện để tổ chức: Không gian (thường ở các quảng trường, đường phố) có khả năng thu hút khách, phải là nơi kết nối hệ thông giao thông (thuận tiện cho việc đi lại, chỗ đỗ xe, bãi cỏ...)
5.5.2Sử dụng sự kiện ẩm thực nhằm phát triển điểm đến du lịch
5.5.2.1 Sự kiện ẩm thực
Sự kiện ẩm thực là 1 loại hình, thành tố của hoạt động du lịch (tour, tuyến, điểm), tuy nhiên trong tổ chức sự kiện, ẩm thực là 1 hoạt động độc lập (festival ẩm thực, phố ẩm thực, nhà hàng ẩm thực,...).Đây là loại hình có sức cuốn hút lớn đối với du khách và nó mang tính tự nhiên.
Ẩm thực có rất nhiều loại tuy nhiên không phải tất cả đều được đưa vào du lịch và đối với các sự kiện ẩm thực người ta phải lựa chọn và nó phụ thuộc
vào các chủ đề của sự kiện, địa điểm, thời gian của sự kiện. Ngoài ra còn phụ thuộc vào loại hình khách du lịch.
5.5.2.2 Vai trò của ẩm thực trong du lịch
Trong du lịch cần nhận ra sớm vai trò của ẩm thực để tận dụng được hết những lợi ích quý giá mà văn hóa ẩm thực độc đáo ấy có thể mang đến cho Việt Nam. Có thể nói, văn hóa ẩm thực là cả một nền văn hóa của dân tộc. Thông qua việc thưởng thức nghệ thuật ẩm thực, khách du lịch có thể hiểu được về phong tục, tập quán, lối sống, lối hành xử cũng như văn hoá của nơi đó. Điều này sẽ tạo được ấn tượng tốt đẹp cho du khách, làm cho họ cảm thấy chuyến đi của mình có ý nghĩa. Văn hóa ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và cách thức ăn uống tiêu biểu có thể trở thành một yếu tố của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những khía cạnh văn hóa truyền thống và từ đó kích thích nhu cầu đi du lịch của khách. Mặt khác, việc thưởng thức các món ăn ngon cũng là dịp để thực khách lấy lại sinh lực cho cơ thể để tham gia trọn vẹn và thưởng thức được những đặc sắc trong chương trình du lịch.
Hiện nay, Việt Nam đang trên đà phát triển, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, việc thưởng thức các món ăn ngon, cao cấp, mới lạ đã trở thành nhu cầu thường xuyên của rất nhiều người, nhiều gia đình. Đó là điều kiện để rất nhiều nhà hàng với những món ăn đặc sản từ những vùng miền trong cả nước cũng như các nơi trên thế giới thu hút được rất đông thực khách, đặc biệt trong các ngày thứ bảy, chủ nhật, ngày lễ, tết. Hàng loạt các sự kiện ẩm thực đã được tổ chức nhằm giới thiệu những món ăn ngon đến với người dân, khách du lịch trong và ngoài nước.
5.5.2.3 Điều kiện tổ chức sự kiện ẩm thực:
Để tổ chức được một sự kiện ẩm thực thành công, cần đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Kiểm soát chất lượng nguyên liệu, quá trình nấu nướng quá trình phân phối, bán hàng.
- Khu vệ sinh.
- Xúc tiến, quảng bá cho sự kiện.
- Thực phẩm mang về là yếu tố để nâng số lượng bán hàng: món ăn khô mang tính độc đáo của vùng miền, đồ chế biến sẵn, đồ độc đáo, nhỏ gọn).
- Có các hoạt động xúc tiến quảng bá trước, trong và sau sự kiện: trước sự kiện nhằm thu hút khách; trong sự kiện nhằm tạo sự thoải mái cho khách; sau sự kiện để giải quyết khủng hoảng, PR truyền thông tiếp và hẹn khách mùa sau.
5.5.2.4 Khó khăn, thách thức
Bên cạnh những ưu điểm, lợi thế, để tổ chức một sự kiện ẩm thực gặp không ít khó khăn:
Thứ nhất, phải lựa chọn sự độc đáo. Sự kiện ẩm thực được tổ chức nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa, ẩm thực của địa phương với du khách. Để tạo được ấn tượng với khách du lịch, cần lựa chọn được những nét đặc trưng của văn hóa vùng miền, không bị lẫn với các nền ẩm thực khác.
Thứ hai, thành công của sự kiện ẩm thực phụ thuộc rất lớn vào người đầu bếp.Có nhiều lý do để chọn một người đầu bếp thực sự xứng đáng với tầm cỡ, quy mô của sự kiện: đảm bảo an toàn, chất lượng của món ăn, tên tuổi của đầu bếp sẽ góp phần nâng cao uy tín của sự kiện,....
Thứ ba, trong khi tổ chức sự kiện ẩm thực, cần giữ được thương hiệu vốn có và kiểm soát được sự ổn định về chất lượng của món ăn.
5.5.3Sử dụng sự kiện "thời trang" nhằm phát triển điểm đến du lịch
Du lịch văn hóa càng ngày càng khẳng định vai trò quan trọng và lợi ích to lớn đối với việc phát triển du lịch. Thời trang là một phần của văn hóa, và việc sử dụng sự kiện thời trang để thu hút du lịch đang là mục tiêu hướng đến của rất nhiều nơi.
Có thể cảm nhận rõ nét được vai trò của thời trang đối với sự thành công của một chuyến du lịch. Du lịch là để nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, tâm hồn con người được thư thái, thăng hoa nên mỗi người luôn diện những bộ cánh đẹp nhất, thoải mái nhất khi đi du lịch. Ở mỗi điểm đến, sẽ càng tuyệt vời hơn nếu được khoác lên mình bộ váy áo truyền thống của vùng đất, để được hòa mình vào với cuộc sống nơi đây. Khi đến với Mai Châu, Mộc Châu, ai cũng sẽ chọn cho mình một bộ quần áo truyền thống của người Thái để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp bên đồng lúa xanh, hay chuyến du lịch Hàn Quốc sẽ càng tuyệt vời hơn nếu được khoác lên mình một bộ Hanbook dễ thương. Đó mới chỉ là hình thức sử dụng thời trang trong du lịch ở mức sơ khai nhưng đã để lại cho du khách ấn tượng khó phai mờ về vùng đất mình từng đặt chân qua.
Vậy từ quy luật đó, có thể dễ dàng suy ra được, việc tổ chức "sự kiện thời trang" sẽ có vai trò quan trọng trong việc định hình điểm đến và tạo ấn tượng sâu đậm đối với du khách, đặc biệt khi chính họ lại là người được tham gia và trải nghiệm.
Như đã nói ở trên, thời trang là một phần của văn hóa. Tinh hóa văn hóa dân tộc toát lên qua trang phục và sự kiện thời trang góp phần khẳng định và cho người tham dự cảm nhận được nét khác biệt. Sự kiện thời trang không chỉ đơn thuần là trình diễn mà nó thường là sự kết hợp giữa nghệ thuật và những màn biểu diễn đặc sắc theo ý tưởng và chủ đề thống nhất. Với sự hỗ trợ của những công cụ biểu diễn hiện đại, sự kiện thời trang thể hiện trình độ cao trong sự kết hợp giữa âm thanh và ánh sáng, nhằm đem lại cho người xem sự bất ngờ và in dấu ấn sâu đậm.
Thời trang còn thể hiện tính tiên phong về văn hóa. Các sự kiện thời trang lớn trên Thế giới hàng năm đều được tổ chức tại các kinh đô thời trang như Paris, Milan,...thu hút hàng triệu người tham gia. Thời trang mang hơi thở của thời đại, thể hiện cái nhìn về cuộc sống thông qua những bộ trang phục. Đó là kết tinh của ý tưởng, sự khéo léo và trình độ tư duy của con người. Đó là lí do vì sao thời trang luôn có một sức hấp dẫn khó cưỡng đối với bất cứ ai. Từ tâm lý đó, tổ chức sự kiện thời trang sẽ giúp du khách cảm nhận được nét độc đáo của điểm đến.
Nhìn chung, sự kiện thời trang đóng góp vai trò không nhỏ đối với việc phát triển du lịch. Nó góp phần tạo dựng bối cảnh, in dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của du khách để tạo ra sức hút của điểm đến.
Thời trang bao gồm 2 loại là: Thời trang thường ngày (Shop, phố), sự kiện thời trang (biểu diễn...).
- Thời trang hàng ngày:Bản thân ngành du lịch không làm được mà do chính quyền và doanh nghiệp làm và ngành du lịch dựa đó tổ chức tour, tuyến, chỉ dẫn (Website, tourism box...).
- Sự kiện thời trang (show...):
+ Tổ chức theo quy trình tổ chức sự kiện.
+ Vai trò tạo ra sức hút, thương hiệu, điểm đến ở góc độ sang trọng, đỉnh cao.
- Điều kiện tổ chức:
+ Nhà thiết kế, Cty thiết kế hàng đầu, những người sáng tạo đỉnh cao, vai trò cá nhân của họ rất quan trọng (thương hiệu cá nhân quyết định thương hiệu sự kiện).
+ Đòi hỏi trình độ tổ chức cao (Thiết kế, âm thanh, ánh sáng...). Chính vì vậy dây là sự kiện khó tổ chức nhất đòi hỏi các nhà tổ chức sự kiện không thể sáng tạo ra sự kiện mà chỉ thực hiện sự kiện.
Câ
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro