Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

chương 1


1.3 Hành vi của đám đông trong sự kiện

Neil Smelser cho rằng "Hành vi đám đông là hành vi tương đối tức thời và phi cấu trúc của một nhóm người đang phản ứng lại một ảnh hưởng chung trong một tình huống có hơi mơ hồ." Một số ý kiến khác lại cho rằng "Hành vi đám đông" là một khái niệm chỉ những hành động của con người bị ảnh hưởng bởi những người khác, chạy theo những cái mà số đông cho là hay, là đúng và sáng suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc.

1.3.1Đặc điểm của hành vi đám đông

Hành vi không tuân thủ những tiêu chuẩn xã hội đã xác lập. Khi ở trong một đám đông, người ta dễ bị manh động, thiếu sáng suốt, những quy tắc, chuẩn mực đã từng xây dựng sẽ bị mất đi bởi sự lây lan tâm lý từ người khác và sự thiếu sáng suốt. Khi trong xã hội có quá ít người không thoát khỏi tâm lý bầy đàn thì xã hội đó sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề nhức nhối. Trong xã hội đó, chân lý không tìm được chỗ đứng. Mỗi thành viên trong xã hội đều sẽ trông chờ có người đem "chân lý" đến cho họ. Khi đó, dù là cái gọi là "chân lý" thực ra là "giả lý", họ cũng sẽ tiếp nhận một cách hào hứng, và tôn sùng cái nhân vật đem "giả lý" đến cho họ như một vĩ nhân, một vị cứu tinh. Rồi một nhóm người ham quyền lực sẽ quàng cái thòng lọng vào cổ họ, kéo họ đi bất cứ đâu mà nhóm người này muốn. Để giữ an toàn, nhóm người này tiếp tục gieo rắc và khuyến khích tâm lý bầy đàn, không cho mọi người tiếp cận chân lý thực sự (theo Nguyễn Trần Sâm).

Trong một xã hội như vậy, luân lý, đạo đức sẽ suy đồi. Đạo đức chân chính sẽ bị thế chỗ bởi sự trung thành với những kẻ cầm thòng lọng. Ai dám


hé răng nói lên sự thật chẳng những sẽ bị những kẻ cầm thòng lọng thít cổ cho đến chết, mà còn bị đồng loại ghét bỏ. Con người sẽ trở nên dối trá, và coi dối trá là lẽ sống.

Số đông không phải lúc nào cũng hành động đúng. Trong cuộc sống hàng ngày, hành vi của số đông thường vẫn làm điểm tựa cho những hành động của các cá nhân liên quan. Chẳng hạn, vài người lái xe máy vượt đèn đỏ được thì những người kế tiếp cũng sẽ ào theo dù biết đó là phạm luật. Còn ai đứng chờ đèn xanh sẽ bị cho là nhát gan, cản đường và cuối cùng cũng phải cuốn theo.

1.3.2Tác động tích cực của hành vi đám đông đến sự kiện

- Sự kiện trở nên nổi tiếng, thu hút được sự chú ý của công chúng.

Cách đây gần 80 năm, các cổ động viên bóng đá tụ họp quanh chiếc radio để nghe thông báo từ World Cup ở Uruguay. Đến năm 1954, lần đầu tiên các trận đấu World Cup được lên sóng truyền hình. Và năm 2002, lần đầu tiên các trận đấu được theo dõi ở nơi công cộng với những màn hình lớn và 4 năm sau, FIFA đã khuếch trương World Cup thành sự kiện toàn cầu bằng việc khuyến khích tổ chức xem bóng đá ở quảng trường, công viên các trung tâm thành phố. Chẳng cần đến Nam Phi, những màn hình rộng cũng đủ khiến cho hàng triệu triệu "con chiên" của môn túc cầu tưởng như đang xem World Cup 2010 ở lục địa đen giữa âm thanh sống động của tiếng kèn vuvuzela.

- Cảm xúc của người tham gia sự kiện được thăng hoa hơn.

Khi tất cả mọi người trong đám đông đều có chung một cảm xúc, chia sẻ sự cảm nhận, thì những tình cảm đó sẽ tăng lên rất mạnh, khiến cho cả đám đông chìm trong cảm xúc ấy. Ví dụ như trong Monsoon Music Festival 2014

– một lễ hội âm nhạc rất thành công với sự tham gia của hàng nghìn người trẻ yêu âm nhạc. Những người tham gia vào sự kiện sẽ có cảm giác thăng hoa hơn khi cả ngàn người cùng hò reo, cùng hòa mình vào với âm nhạc. Điều này khiến người tham gia cảm thấy được mình thoả mãn. Và đây chính là sự thành công của người làm sự kiện này – nghệ sĩ Quốc Trung.

1.3.3Tác động tiêu cực của hành vi đám đông đến sự kiện

- Tình trạng an ninh khó được đảm bảo

Trong đám đông tham dự sự kiện, có thể sẽ có kẻ gian trà trộn vào trộm cắp, móc túi ... Bộ phận an ninh không kiểm soát hết được. Chẳng hạn như


trong đếm bắn pháo hoa kỉ niệm ngày giải phóng thủ đô tại các điểm bắn pháo hoa, khi những chùm pháo hoa được bắn lên nền trời rồi, nhưng đường tắc, quá đông, nhiều người vẫn đang phải ngồi trong xe vì quá đông, không thể đến được.

- Không đáp ứng hết được nhu cầu của người tham gia sự kiện.

Theo tâm lý đám đông, nếu một nhóm người xúm lại một chỗ thì những người khác sẽ tò mò mà lại gần thử xem nó là gì. Nếu đó là một loại hình dịch vụ, lượng người kéo đến quá đông, người sẽ không thể phục vụ tốt cho tất cả mọi người. Số lượng quá đông cũng khiến nhân viên làm sự kiện bị sức ép về tâm lý ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ, không thỏa mãn nhu cầu của người tham gia sự kiện cũng người chủ sự kiện ấy.

- Lãng phí.

Sự kiện thương mại bán các sản phẩm có thể khiến khách hàng mua sản phẩm một cách mù quáng (chỉ vì thấy nhiều người mua mà mua theo mà không biết mua để làm gì mua rồi để đấy; gây lãng phí sản phẩm của doanh nghiệp. Vì sản phẩm đó, nếu đến tay người khác, họ sẽ dùng, cảm nhận và có thể lần sau mua tiếp. Doanh nghiệp có thêm khách hàng tiềm năng.

Câu hỏi thảo luận:

1. Vì sao các sự kiện đặc biệt được tạo ra? Vai trò của chúng trong xã hội?

2. Những sự kiện đặc biệt có phản ánh những thay đổi trong xã hội không? Chúng có đóng vai trò sáng tạo và thay đổi giá trị không? Hãy đưa ví dụ minh họa.

3. Xác định một sự kiện trong thành phố hoặc khu vực mà bạn sinh sống có khả năng là sự kiện đánh dấu và đưa ra những lý do thay thế nó trong bảng phân loại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #hoc