Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

c2 tiếp (p3)


2.3.1 Người thực hiện (bên dược thuê tổ chức sự kiện)

Đội tổ chức sự kiện được thành lập để thực hiện sự kiện là một trong các bên liên quan chính trong quản lý. Đối với bất cứ sự kiện nào, để hiệu quả thật sự thì tầm nhìn và triết lý của sự kiện phải được chia sẻ trong toàn đội, từ nhà quản lý chính rất tài năng và quảng giao tới nhà quản lý biểu diễn, nhân


viên hỗ trợ, người gác cổng hay người làm vệ sinh. Dù quy mô lớn hoặc nhỏ, đội sự kiện phải là bộ mặt của sự kiện, và mỗi người là nhân tố góp phần vào sự thành công hoặc thất bại của sự kiện.

Đội tổ chức sự kiện là những tổ chức, doanh nghiệp, những người được nhà đầu tư sự kiện thuê và được ủy quyền thực hiện quá trình tổ chức sự kiện có những ràng buộc, quyền lợi và nghĩa vụ nhất định trong quá trình tổ chức sự kiện. Cùng với nhà đầu tư sự kiện nhà tổ chức sự kiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về các vấn đề có liên quan đến sự kiện.

Nhà tổ chức sự kiện ngoài việc chịu trách nhiệm chuẩn bị, tiến hành và kết thúc các nội dung của sự kiện còn đóng vai trò trung gian giữa các nhà cung ứng dịch vụ với khách hàng của mình (Hình 2.4)

Nhà cung ứng các dịch vụ bổ trợ

Nhà tổ chức sự kiện

Khách hàng của nhà tổ chức sự kiện

Hình 2.4. Vai trò trung gian của nhà tổ chức sự kiện

Khách hàng của nhà tổ chức sự kiện: Khách hàng là đối tượng mà nhà tổ chức sự kiện phục vụ và sẽ được trả công cho quá trình phục vụ của mình.

Tùy theo hình thức tổ chức sự kiện mà khách hàng của sự kiện có thể khác nhau. Ví dụ: một công ty bỏ tiền thuê một cuộc triển lãm hàng hóa thì khách hàng là nhà đầu tư sự kiện. Trong trường hợp nhà tổ chức sự kiện tự đứng ra tổ chức một sự kiện nào đó để lấy thu bù chi (ví dụ một cuộc biểu diễn nghệ thuật), khách hàng chính là các nhà tài trợ cho sự kiện và khán giả (khách mời) tham gia sự kiện.

Nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện: là những tổ chức, doanh nghiệp, cung ứng một hay một số các dịch vụ, hàng hóa bổ trợ (dịch vụ về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ thể thao, văn phòng, an ninh...) cho quá trình tổ chức sự kiện thông qua các hợp đồng (hoặc các hình thức thỏa ước khác) được ký kết với nhà tổ chức sự kiện, họ có những ràng buộc, quyền lợi, nghĩa vụ nhất định liên quan đến quá trình tổ chức sự kiện.

Do tính đa dạng về loại hình dịch vụ có trong sự kiện, nên nhà tổ chức sự kiện khó có thể đảm đương tự cung ứng tất cả các dịch vụ cho khách hàng


trong sự kiện. Vì vậy họ cần đến các nhà cung ứng dịch vụ cho sự kiện. Chúng tôi gọi chung nhóm này là: nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ cho sự kiện/ các nhà cung ứng trung gian.

Thành phần này có thể được xem là nhà cung ứng dịch vụ tổ chức sự kiện, tuy nhiên để tránh nhầm lẫn với nhà tổ chức sự kiện (cũng là nhà cung cấp dịch vụ tổ chức sự kiện) mặt khác để làm nổi bật vai trò trung gian của nhà tổ chức sự kiện trong quá trình cung ứng các hàng hóa, dịch vụ cho khách, trong tài liệu này chúng tôi thống nhất gọi thành phần này là: các nhà cung ứng dịch vụ bổ trợ tổ chức sự kiện.

Một nhóm đối tượng thuộc sự chỉ đạo của nhà tổ chức sự kiện thường gặp ở các sự kiện lớn đặc biệt là các sự kiện mang tính xã hội cao đó là: Tình nguyện viên tham gia sự kiện.

Tình nguyện viên tham gia sự kiện là những người tình nguyện tham gia vào quá trình tổ chức và diễn ra sự kiện, thường với tư cách hỗ trợ cho quá trình tổ chức sự kiện, họ chịu sự chỉ đạo giám sát của ban tổ chức sự kiện/ nhà tổ chức sự kiện.

2.3.2Nhà tài trợ

Những thập kỷ gần đây chứng kiến sự gia tăng rất lớn về tài trợ và có sự thay đổi tương ứng về cách thức nhìn nhận sự kiện của nhà tài trợ. Nhiều công ty lớn chuyển từ xem xét tài trợ như công cụ quan hệ công chúng hàng đầu để phát triển thiện chí của cộng đồng đến việc coi đó là một phần quan trọng trong marketing hỗn hợp. Bây giờ những sự kiện chính thành công được nhìn nhận như những đặc điểm mong đợi có khả năng nâng cao nhận thức về thương hiệu và gia tăng bán hàng. Các sự kiện cũng cung cấp những cơ hội quan trọng để xây dựng mối quan hệ thông qua đối tác chủ nhà và khách hàng. Những tập đoàn đầu tư số lượng lớn tài trợ cho các sự kiện, và dành thêm các nguồn lực hỗ trợ tài trợ để đạt các mục tiêu công ty và những mục đích bán hàng.

Sweaney (1997) xác định tài trợ thương mại như là "một hình thức xây dựng hình ảnh đẹp của tiếp thị cộng tác giữa các nhà tổ chức, những người thường liên quan đến đầu tư vào sự kiện, cơ sở vật chất, cá nhân, các đội hoặc cạnh tranh để tiếp cận tiềm năng thương mại có thể khai thác."

Về mặt bản chất, quan hệ giữa đơn vị tài trợ và đơn vị chủ trì, tổ chức sự kiện là trao đổi quyền lợi. Đơn vị tài trợ là doanh nghiệp sử dụng tiền hoặc hiện vật để đổi lấy các quyền lợi truyền thông và tham dự sự kiện. Để thu hút


tài trợ, các nhà quản lý sự kiện phải đưa ra những lợi ích hữu hình cho nhà tài trợ cũng như các chương trình triển khai kêu gọi tài trợ phù hợp và khả thi. Những tập đoàn lớn như Coca Cola, Telstra nhận được hàng trăm đơn xin tài trợ mỗi tuần, và chỉ những sự kiện nào có sự phù hợp nhất với mục tiêu của tập đoàn và chứng tỏ khả năng mang đến lợi ích sẽ được xem xét.Điều quan trọng đối với nhà quản lý sự kiện là xác định chính xác nhà tài trợ cần gì từ sự kiện, và sự kiện có thể đem lại cho họ những gì? Nhu cầu của họ khác nhu cầu của tổ chức chủ trì cũng như của công chúng tham dự sự kiện. Việc xác định quyền lợi tài trợ, đặc biệt là các quyền lợi liên quan đến truyền thông là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của vận động tài trợ doanh nghiệp. Trong thực tế, các chương trình được truyền hình trực tiếp, nhất là có sự tham gia của truyền hình quốc tế luôn thu hút sự quan tâm lớn của nhà tài trợ. Chính vì để đảm bảo những quyền lợi này mà sự kiện được tổ chức thực hiện phục vụ mục đích truyền hình trực tiếp, kết quả là không hoặc ít hướng tới thỏa mãn nhu cầu công chúng.

Thông thường, công tác huy động kinh phí cho sự kiện luôn có sự tham gia của các công ty chuyên nghiệp. Không chỉ vận động tài trợ từ các doanh nghiệp, tổ chức mà phương thức huy động đa dạng hơn như bán bản quyền truyền hình, truyền thanh, phí tải nhạc, bán sản phẩm độc quyền của sự kiện, vận động từ các cá nhân hoặc nhóm/hội nghề nghiệp trong cộng đồng (crowded funding)... Chính việc không quá lệ thuộc vào nhà tài trợ là doanh nghiệp, tổ chức mà những sự kiện này hướng nhiều hơn tới việc thỏa mãn nhu cầu của đại đa số người tham dự.

► Nhà tài trợ như những đối tác trong sự kiện

Điều quan trọng đối với nhà quản lý sự kiện là xác định chính xác nhà tài trợ cần gì từ sự kiện, và sự kiện có thể đem lại cho họ những gì? Nhu cầu của họ có thể khác nhu cầu của tổ chức chủ nhà hoặc của nhà quản lý sự kiện. Ví dụ, số lượng người tham gia sự kiện đối với họ có thể không quan trọng bằng tin tức đăng tải trên phương tiện truyền thông về sự kiện đó. Tổng giám đốc của các tổ chức tài trợ cần tiếp cận các quan chức trong một bầu không khí thoải mái. Họ có thể tìm kiếm các cơ chế để thúc đẩybán hàng, hoặc muốn đẩy mạnh mối quan hệ khách hàng thông qua các hoạt động của tổ chức chủ trì. Nhà quản lý sự kiện nên tranh thủ cơ hội để vượt ra bên ngoài thoả thuận tài trợ chính thức và xem nhà tài trợ như những đối tác trong sự kiện. Một số quan điểm tốt nhất đối với các sự kiện có thể bắt nguồn từ những sự hợp tác


như vậy. Có thể xác định các chương trình nghị sự chung mà hỗ trợ tài trợ và đem đến thêm lợi ích cho sự kiện.

Toyota là một nhà tài trợ chính của Giải đấu Sumo Grand Australia tổ chức ở Sydney và Melbourne vào tháng 6 năm 1997. Toyota đã cung cấp tài trợ cùng với chiến dịch quảng cáo quốc gia Sumo Sale trên truyền hình và trên phương tiện thông tin in ấn, đóng góp vào tổ chức giải Sumo như sự kiện văn hóa chính để kỷ niệm mối quan hệ một trăm năm Australia/Nhật Bản. Tài trợ thúc đẩy bán hàng cho Toyota cũng như gia tăng hình ảnh của sự kiện. Cũng giống như thế vào năm 1992, Ngân hàng nhà nước đã cung cấp tài trợ cho lễ kỷ niệm 150 năm Sydney với một chiến dịch thông qua các chi nhánh, và chiếc bánh sinh nhật khổng lồ với các màu sắc được cắt và phân phát ở Cảng Darling. Sự tài trợ đã gắn Ngân hàng Nhà nước với những lễ kỷ niệm, và cung cấp cho sự kiện thêm một điểm khuyến mại thông qua các khách hàng của ngân hàng.

Như một phần tài trợ cho chạy rước đuốc Olympic Sydney, AMP đã tạo ra chuyến du lịch "thắp sáng giấc mơ" đi dọc theo toàn bộ lộ trình rước đuốc ở Australia, tạo ra các lễ kỷ niệm địa phương ở mỗi thị trấn và thành phố. AMP đưa ra mô hình đài lửa Thế vận hội cho các thị trấn tham gia và sử dụng chạy rước đuốc nhằm lấy lại vị thế như một tổ chức đương đại có sự gắn kết chặt chẽ với cộng đồng.

2.3.3Đơn vị truyền thông

Đơn vị truyền thông có thể là nhà tài trợ,có thể là các đối tác,có thể là nhà sản xuất cũng có thể chỉ trong vai trò của người được trả tiền để truyền thông cho sự kiện.Nhà tổ chức sự kiện cần xem xét nhu cầu của các nhóm phương tiện truyền thông để từ đó gắn kết để cung cấp phạm vi tiếp cận rộng lớn hơn,tức là thông tin được truyền đến với những đối tượng có liên quan đến nội dung của sự kiện nhiều nhất.Hơn nữa như vậy thông tin càng có thuyết phục,sự kiện càng có ý nghĩa,mang lại sự gắn bó thương hiệu truyền thông với sự kiện.

Sự mở rộng của phương tiện truyền thông và sự gia tăng của hệ thống phân phối như truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh và Internet, đã tạo ra cơn sốt sản phẩm phương tiện truyền thông như chưa bao giờ xảy ra. Mạng lưới toàn cầu của các tổ chức phương tiện truyền thông, và sự truyền đi nhanh chóng các hình ảnh và dữ liệu truyền thông qua điện tử đã đưa ngôi làng toàn


cầu trở thành hiện thực của truyền thông. Truyền hình được giới thiệu ở Australia đúng lúc cần phát chương trình Thế vận hội Olympic Melbourne năm 1956. Lúc đó thế giới chỉ dựa vận chuyển các cảnh quay để phổ biến hình ảnh của Thế vận hội giữa các tiểu bang và ra nước ngoài. Năm 1988, lễ kỷ niệm 200 năm Australia có đặc điểm gắn kết với truyền hình đa hướng trên toàn Australia, tạo điều kiện người dân Australia cùng trải nghiệm những lễ kỷ niệm từ khắp các địa điểm khác nhau và các tầng lớp khác nhau, nhìn nhận họ như một quốc gia thông qua phương tiện truyền thông mà từ trước đến nay chưa hề có. Lễ khai mạc Thế vận hội thể thao mùa đông ở Nagano năm 1998 có dàn hợp xướng gồm 100 thành viên trên thế giới hát cùng nhau từ 5 địa điểm khác nhau trên năm châu lục, trong đó có địa điểm sân trước nhà hát Opera Sydney. Mạng lưới truyền hình toàn cầu đã đi theo Đêm giao thừa của thiên niên kỷ mới trên toàn thế giới, làm cho thế giới dường như nhỏ hơn và trực tiếp hơn. Khi Thế vận hội Olympics năm 2000 bắt đầu, ước tính có khoảng 2,5 tỷ khán giả trên toàn cầu cùng lúc có thể xem sự kiện được chiếu từ quan điểm riêng của quốc gia đó, với một loạt máy quay phim chuyển tải hình ảnh từ các góc có thể. Các sự kiện như đám tang công nương Diana xứ Wales, đã trở thành kinh nghiệm truyền thông được hàng triệu người chia sẻ khi được chiếu nhanh chóng cho toàn bộ khán giả trên thế giới. Chỉ riêng nước Anh, cái chết của công nương đã thu hút tin tức trên phương tiện truyền thông ở mức kỉ lục.

Cuộc cách mạng trong phương tiện truyền thông này đã cách mạng các sự kiện. Ngày nay các sự kiện đã tồn tại thực sự trên các phương tiện truyền thông ít nhất cũng mạnh mẽ, đôi khi mạnh mẽ hơn cả trong thực tế. Khán giả xem trực tiếp sự kiện thể thao hoặc buổi hoà nhạc có thể bị thu hẹp bởi khán giả truyền hình. Thực tế, sự kiện có thể được tạo ra chủ yếu để thu hút khán giả truyền hình. Sự kiện đạt được nhiều từ sự phát triển này, trong đó có tài trợ phương tiện truyền thông và chi phí trả cho bản quyền truyền thông. Giá trị của các sự kiện đối với các nhà tài trợ thương mại được tăng lên nhiều do các chương trình phát trên truyền thông và hình ảnh của chúng. Tuy nhiên,phương tiện truyền thông thường ảnh hưởng trực tiếp tới cách thức khái niệm hóa và tổ chức các sự kiện như trong trường hợp One Day Cricket hoặc Super League, và có thể có tác động sâu sắc đến mối quan hệ của sự kiện với khán giả trực tiếp. Cho đến nay, các sự kiện thể thao là nhà chiến thắng chính (và là nhà thất bại!) từ sự chú ý ngày càng tăng của các phương tiện truyền thông. Hàng loạt sự kiện thể thao phát trên truyền hình đã gia tăng đáng kể và


một số sự kiện thể thao, như bóng rổ, đã có khả năng tăng từ tình trạng được ít người biết đến ở Australia tới đạt được hình ảnh tốt trên phương tiện truyền thông chủ yếu do sự thích hợp của chúng cho sản xuất truyền hình và chương trình truyền hình.

Công nghệ truyền thông hiện tại ảnh hưởng tới cách thức các khán giả trực tiếp trải nghiệm sự kiện. Sweaney (1997) đã đưa tin về xây dựng Mạng lưới Seven (Seven Network) của trung tâm phát thanh kỹ thuật số chuyên nghiệp ngay sát với Sân vận động Docklands Melbourne, là ngôi nhà mới cho mạng lưới Seven ở Melbourne. Hệ thống mạng lưới dây điện của sân vận động cho phép truyền hình kỹ thuật số và cho phép mỗi khán giả có được chỗ ngồi độc đáo với dịch vụ truyền thông cá nhân. Khả năng quan sát của khán giả ngày càng được nâng cao về mặt công nghệ so với những khán giả xem truyền hình ở nhà.

Mối quan tâm của các phương tiện truyền thông tới sự kiện dường như tiếp tục gia tăng khi khả năng tạo sự tin cậy cho cộng đồng và thu hút nhà tài trợ thương mại được hiện thực hoá. Các cuộc diễu hành, cuộc biểu diễn, buổi hoà nhạc và những dịp kỷ niệm lớn của cộng đồng là các lĩnh vực quan tâm tiềm tàng cho phương tiện truyền thông, khi nhu cầu có truyền hình chất lượng ảnh hưởng trực tiếp tới định hướng và tiếp thị sản phẩm. Vai trò của phương tiện truyền thông có thể rất đa dạng từ vai trò tài trợ đến vai trò đối tác toàn bộ – hoặc thậm chí nhà sản xuất – của sự kiện.

Cho dù phương tiện truyền thông giữ bất cứ vai trò nào, điều quan trọng đối với nhà quản lý sự kiện là phải xem xét các nhu cầu của các nhóm phương tiện truyền thông khác nhau, và tham khảo họ như những bên liên quan quan trọng của sự kiện. Khi được xem như đối tác tiềm năng, phương tiện truyền thông có rất nhiều đề nghị cho sự kiện. Những đại diện truyền thông giỏi, giống như nhà quản lý sự kiện, tìm kiếm ý tưởng hay hoặc góc quay đặc biệt. Kết hợp với nhau, họ có thể đưa ra cách tiếp cận độc đáo làm tăng hình ảnh của sự kiện và cung cấp giá trị cho tổ chức truyền thông. Các phương tiện truyền thông in ấn có thể cho phép công bố chương trình sự kiện như bài xã luận hoặc như một bài đặc biệt, hoặc đăng một loạt câu chuyện theo chủ đề, những cuộc cạnh tranh hoặc những khuyến mại đặc biệt kết hợp với các nhà tài trợ. Đài phát thanh và truyền hình có thể cung cấp buổi phát sóng lưu động, hoặc có thể lôi cuốn cả phát thanh viên trên sóng của họ như người dẫn chương trình hoặc người tham gia đặc biệt trong sự kiện đó. Sự kết hợp này


của sự kiện với các phương tiện truyền thông cung cấp phạm vi tiếp cận rộng lớn hơn và mức độ thể hiện lớn hơn của sự kiện, và mang lại cho tổ chức truyền thông sự gắn bó thương hiệu với sự kiện.

Trong những năm gần đây với sự ra đời của các phương tiện Social Media thì nhà tổ chức thường rất chú trọng công tác truyền thông trên Internet. Việc lan truyền thông tin bằng những phương tiện này lại rất được ưa chuộng với hiệu quả cao và mức chi phí tổ chức, vận hành chỉ bằng vài phần trăm so với quảng cáo trên báo giấy và báo hình. Quảng cáo banner trên các website, gởi email thông báo về sự kiện hay đăng bài PR trên báo điện tử là những hình thức quen thuộc nhất.Ta có thể lập riêng một microsite cho chương trình chỉ để thông báo về sự kiện sắp diễn ra của mình. Trên đó nên tổ chức các hoạt động tương tác, trò chơi, cuộc thi... để đoạt vé tham dự hay rò rỉ dần dần các thông tin hấp dẫn để khán giả mục tiêu luôn quan tâm theo dõi. Nhiều thương hiệu lập Fan Page thay vì sử dụng microsite, thực hiện một chiến dịch Viral Marketing trên Internet hoặc phối hợp với chủ một mạng xã hội nào đó để tổ chức những hoạt động trực tuyến thật hoành tráng trước khi đưa Sự kiện bắt đầu.Ở một chương trình về môi trường do sinh viên của trường đại học HUFLIT tổ chức trong năm 2010, trong vòng 5 ngày đăng tải thông tin trên Facebook các bạn đã có thể thu hút trên 2000 lượt comment và ủng hộ và hơn 500 đơn đăng ký tham gia chương trình và các sinh viên này không tốn kém gì ngoài công sức lập và duy trì Fan page.

Việc lan truyền bằng phần mềm gửi tin nhắn nhanh (ở Việt Nam phổ biến nhất là Yahoo Messenger) có thể giúp lan truyền Sự kiện với tốc độ chóng mặt nếu như bạn có những hình thức kích thích sự chú ý của người tham dự mục tiêu, thôi thúc họ phải truyền đi link chứa thông điệp về Sự kiện .

SMS Marketing cũng là một hình thức tốt để quảng bá sự kiện mặc dù việc gởi spam tin nhắn rác trong thời gian gần đây có gây nhiều khó chịu cho người nhận. Chắc hẳn khi một khán giả mục tiêu mở tin nhắn điện thoại, nhận được tin nhắn thông báo về Crazy Sales Event sắp diễn ra, họ có thể rất phấn khích và chuyển tiếp tin nhắn này cho nhiều bạn bè biết để tham dự. Database số điện thoại gởi tin nhắn càng sát với khoanh vùng khán giả mục tiêu của sự kiện, thì cơ hội nhận được những phản ứng tích cực về Sự kiện như vậy càng cao.

Bên cạnh đó, hoạt động tương tác trực tiếp cũng có thể mang lại sự thu hút lớn không kém gì việc treo bandrol, phướn... trên đường. Đôi khi ta bắt gặp một roadshow đi xe đạp ngoài đường với banner thông báo về sự kiện,


một gian hàng tại siêu thị cho phép đổi sản phẩm lấy vé tham dự sự kiện hay một đoàn PG đi xe Jeep đến các quán Internet – Game online phát tờ rơi mời tham dự "Đại hội anh hùng" của họ, chắc chắn chúng ta, cũng như những khán giả khác, sẽ dành cho họ một sự chú ý rất lớn.

Truyền thông có vai trò rất quan trọng trong một sự kiện,từ trước khi sự kiện diễn ra cho đến sau khi kết thúc sự kiện. Truyền thông trước sự kiện và trong sự kiện thường có mục đích thu hút khán giả tham gia sự kiện hoặc truyền đến khán giả thông điệp của công ty, thương hiệu. Truyền thông sau chương trình có nhiều mục đích khác như khiến người xem nhớ đến và có ấn tượng sâu sắc hơn về chương trình, về thông điệp cũng như thương hiệu của nhà tài trợ đối với người xem, người tham dự và những người quan tâm.

Vì vậy người tổ chức sự kiện cần lưu ý vấn đề này để đưa tin lên các phương tiện truyền thông phù hợp với mục đích truyền thông sau sự kiện. Chẳng hạn một chương trình văn nghệ lớn mang ý nghĩa cộng đồng, đối tượng người tổ chức mong muốn tham dự Sự kiện là những người có tấm lòng từ thiện cho nên trước sự kiện họ có thể truyền thông rộng rãi qua các kênh truyền thông có đối tượng đại chúng như HTV, báo Tuổi Trẻ, Thanh Niên... để công chúng biết đến và tham dự. Tuy nhiên, việc tổng kết lại sự kiện và đăng lên báo đài sau chương trình có thể nhắm vào việc thông báo cho các đối tác, cổ đông của nhà tài trợ biết rằng nhà tài trợ của chúng ta đang thực hiện một nghĩa cử có ích cho cộng đồng. Vì vậy lúc này tin tổng kết sự kiện lại có thể được đăng trên các báo kinh doanh, doanh nhân, tài chính chứng khoán...

Với các phân tích trên đây có thể khái quát các bên liên quan trong sự kiện thành 4 nhóm chính, thể hiện trong hình 2.5 dưới đây. Trong đó vai trò của các nhóm này trong sự kiệncó thể cân đối hoặc mất cân đối (thể hiện qua kích cỡ đường tròn trong mô hình), tạo nên đặc trưng trong quản lý của sự kiện đó.


Bên cung cấp tài chính/Nhà đầu tư sự kiện

+ Tổ chức chủ trì

+ Nhà tài trợ

Đối tác

+ Đối tác truyền thông

+ Đối tác nghệ thuật

+ Đơn vị cung ứng dịch vụ

Nhóm sáng tạo

+ Nhà quản lý sự kiện

+ Nhân sự thực hiện

+ Tình nguyện viên

Công chúng

+ Khách mời VIP, nhà tài trợ

+ Khán giả

+ Cư dân địa phương

Hình 2.5. Mô hình quản lý các bên liên quan trong sựkiện Câu hỏi thảo luận:

1. Bạn có đồng ý với những phẩm chất và kiến thức mà nhà quản lý sự kiện cần có đã được nêu trong chương 2 hay không?

2. Hãy tạo ra một danh sách của riêng bạn về những phẩm chất và kĩ năng của một nhà quản lý sự kiện dựa trên những liệt trong bài giảng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #hoc