tong quan nhtw
ĐỀ TÀI
“Ngân hàng trung ương”
Giáo viên hướng dẫn
: Nguyễn Từ Nhu
Sinh viên thực hiện
:
L
ỜI NÓI ĐẦU
..
3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
..
5
I.
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG
..
5
1.
Khái Niệm, Đặc Điểm Của Ngân Hàng Trung Ương . 5 2. Khái Quát Quá Trình Ra Đời Của Ngân Hàng Trung Ương . 5 II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG .. 6 Sơ đồ tổ chức . 6 Sơ đồ tổ chức: 7 CHƯƠNG I: CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG .. 8 1. Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ . 8 2. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng . 9 2.1. Ngân hàng trung ương mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian . 9 2.2. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian . 10 2.3. Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán của các ngân hàng . 11 2.4. Ngân hàng trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng . 11 3. Ngân hàng trung ương là ngân hàng của nhà nước . 12 CHƯƠNG II : VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG .. 12 TRUNG ƯƠNG .. 12 1. Vai trò điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông . 12 2. Vai trò thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế . 13 3. Vai trò ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia . 13 4. Vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng . 13 CHƯƠNG III : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ .. 13 1. Khái niệm .. 13 2. Mục tiêu . 17 2.1. Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền . 17 2.2 Tăng trưởng kinh tế . 17 2.3. Tạo công ăn việc làm .. 18 3. Nội dung . 18 3.1. Chính sách tín dụng . 18 3.2. Chính sách ngoại hối 18 3.3 Chính sách đối với ngân sách . 19 CHƯƠNG IV : MỘT SỐ THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG .. 20 2.Th ự c trạng cho vay tái cấp vốn của NHTW ... 22 3. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2009 . 24 Kết luận . 31 L ỜI NÓI ĐẦU N gành Ngân hàng nói chung và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói riêng đã có những bước tiến khá dài trên con đường phát triển. Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng trung ương chính là trái tim của nền kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một Ngân hàng trung ương thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thông tiền tệ. Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của Ngân hàng trung ương cũng có thể gây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế. Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, Ngân hàng trung ương cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Như chúng ta đã biết, Ngân hàng trưng ương là một thể chế tài chính đặc biệt của một quốc gia. Với vai trò điều tiết vĩ mô lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng, Ngân hàng trung ương trở thành trung tâm thần kinh của toàn bộ nền kinh tế, và hoạt động Ngân hàng trung ương có ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ nhất đến sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa, là bộ máy chuyên quả của lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng, Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ trong yếu là hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, nhằm đạt được các mục tiêu chủ yếu của nền kinh tế - xã hội, nhằm tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ,ổn định thị trường, giá cả, tạo việc làm cho người lao động, góp phần ổn định cuộc sống và trật tự xã hội…. Ngoài ra, là cơ quan trung ương của hệ thống Ngân hàng quốc gia, Ngân hàng trung ương thực hiện các hoạt động nghiệp vụ với các Ngân hàng thương mại và các Tổ chức tín dụng để điều chỉnh, chi phối và giúp đỡ các Ngân hàng thương mại, các Tổ chức tín dụng – làm cho hệ thống này hoạt động an toàn và có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia. chúng V ới tinh thần đó, nhóm chúng em đi sâu nghiên cứu để hiểu rõ hơn về Ngân hàng trung ương, giuùp chúng hoaøn thieän hôn nhöõng kieán thöùc v ừa cụ thể vừa bao quát trong tổng thể kiến thức chuyên môn của ngành Tài chính ngân hàng, ñoàng th ờ hieåu h ơ ữ a söï aûnh höôûng, taàm quan troïng cuûa caùc Ngân hàn g trung ươ ñoái vôùi söï phaùt trieån cuûa neàn kinh te . Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Ngân hàng trung ương” là một việc làm hết sức cần thiết. Với những kiến thức còn thiếu sót cùng với tính phức tạp của đề tài nên bài tiểu luận không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của Cô. Kính chúc cô luôn vui vẻ và thành công! LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1. Khái Niệm, Đặc Điểm Của Ngân Hàng Trung Ương * Khái Niệm Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành tiền của một quốc gia, là cơ quan quản lý và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ ngân hàng trong phạm vi toàn quốc. Ngân hàng trung ương là bộ máy tài chính tổng hợp, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế . Trong một quốc gia, hoặc một nhóm các quốc gia chỉ có một ngân hàng trung ương duy nhất, thực hiện việc điều tiết và kiểm soát lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng một cách tập trung và thống nhất. * Đặc Điểm - Không giao dịch với công chúng, chỉ giao dịch với các tổ chức tín dụng. - Chức năng quản lý của Ngân hàng trung ương khác với sự quản lý của các Bộ. Ngoài quản lý bằng biện pháp hành chính, Ngân hàng trung ương còn có các nghiệp vụ mang tính chất kinh doanh, song Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ sinh lời chỉ như phương tiện quản lý, không nhằm mục đích lợi nhuận. - Mục đích hoạt động của Ngân hàng trung ương là cung ứng, điều hòa lưu thông tền tệ, quản lý hệ thống ngân hàng nhằm phát triển kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định lưu thông tiền tệ. - Ngân hàng trung ương là định chế hổn hợp của hai tính chất: quản lý hành chính và doanh nghiệp. 2. Khái Quát Quá Trình Ra Đời Của Ngân Hàng Trung Ương * Trên Thế Giới Ngân hàng trung ương ra đời chính thức đầu tiên ở Châu Âu, vào thế kỷ 17. Khi ấy tiền mặt lưu hành vẫn chủ yếu dưới dạng vàng và bạc, tuy rằng các tờ cam kết thanh toán đã được sử dụng rộng rãi như là biểu hiện của giá trị ở cả Châu Âu và Châu Á. Ngược lại 500 năm trước đấy, Tổ chức Hiệp sĩ dòng Đền thời Trung Cổ sử dụng một cơ chế có thể nói là hình mẫu đầu tiên của Ngân hàng trung ương. Các giấy tờ cam kết thanh toán của họ được chấp nhận rộng rãi, và nhiều người cho rằng các hoạt động này đặt nền tảng cơ bản cho hệ thống ngân hàng hiện đại. Ngân hàng trung ương đầu tiên là Ngân hàng Thụy Điển ra đời năm 1668 với sự giúp đỡ của các doanh nhân Hà Lan.Tiếp sau đó là Ngân hàng Anh ( năm 1694), Cục dự trữ Liên bang của Mỹ được thành lập năm 1913, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc(1979) * Việt Nam Trước Cách Mạng Tháng Tám năm 1945, đã có Ngân hàng Đông Dương , đóng vai trò là Ngân hàng phát hành độc quyền. Ngân hàng Đông Dương được thành lập năm 1875, làm nhiệm vụ phát hành tiền trên toàn cõi Đông Dương, đồng thời thực hiện các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng Đông Dương chiếm vai trò to lớn và là công cụ tài chính tiền tệ quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu về chính trị và kinh tế trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Vào năm 1954, Ngân hàng này đã chấm dứt sự tồn tại của mình ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Sau cuộc Cách Mạng Tháng Tám thắng lợi, chính quyền công nông đã được thành lập, Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng một nền tài chính tiền tệ độc lập để phục vụ cho công cuộc kiến thiết đất nước. Ngày 6-5-1951, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam. Sau đó đến tháng 01/ 1960 đổi tên thành Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cho đến nay. II. MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Tùy theo đặc điểm của từng nước cũng như hệ thống pháp chế của từng quốc gia, Ngân hàng trung ương được tổ chức theo một trong hai mô hình sau: Mô hình Ngân hàng trung ương trực thuộc Chính phủ Sơ đồ tổ chức CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ -XÃ HỘI Theo mô hình tổ chức này thì Ngân hàng trung ương là một bộ máy của Chính phủ, là cơ quan ngang bộ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý chuyên ngành của Chính phủ, tham mưu cho Chính phủ trong việc hoạch định chính sách tiền tệ quốc gia. Ư u điểm Tuy nhiên , mô hình NHTW trực thuộc chính phủ sẽ mất tính độc lập của NHTW trong việc thực hiện các chức năng ,nhiệm vụ của mình ,với mô hình này có thể biến NHTW thành nơi phát hành tiền để bù đắp thiếu hụt trong ngân sách nhà nước,khiến cho hoạt động phát hành tiền không tuân thủ nguyên tắc và có thể dẫn đến lạm phát. Ở nước ta Ngân hàng nhà nước là cơ quan trực thuộc Chính phủ và Thống đốc là thành viên chính phủ. Tuy nhiên trong tương lai chúng ta có thể từng bước nâng cao vị thế của NHNN theo hướng tạo cho NHNN độc lập hơn trong việc thực hiện các chức năng nghiệp vụ của mình,đồng thời phải chịu trách nhiệm trong việc ổn định tiền tệ và kiểm soát lạm phát. 2.Mô hình NHTW trực thuộc quốc hội Sơ đồ tổ chức: Theo mô hình này, NHTW có vị trí độc lập với chính phủ, được tổ chức và chỉ đạo trực tiếp từ quốc hội. Ưu điểm của mô hình này là hoạt động của NHTW không bị chi phối bởi chính phủ, vì vậy NHTW thể hiện tính độc lập cao trong việc điều hành chính sách tiền tệ, đồng thời có thể ngăn ngừa hiện tượng phát hành tiền do sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước. Nhược điểm : theo mô hình này là thiếu sự phối hợp của chính phủ và NHTW, khiến cho các mục tiêu khinh tế ,xã hội không được thực hiện một cách nhất quán. Tuy nhiên, mô hình này được coi là mô hình tổ chức tiên tiến, phù hợp vơi xu thế với thời dại để tưng bước nâng cao vị trí của NHTW trong nền kinh tế thị trường. CHƯƠNG I : CHỨC NĂNG CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1 . Ngân hàng trung ương là ngân hàng phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ Khi ngân hàng trung ương ra đời và hoạt động thì toàn bộ việc phát hành giấy bạc ngân hàng được tập trung vào ngân hàng trung ương theo chế độ nhà nước độc quyền phát hành tiền. Ngân hàng trung ương trở thành trung tâm phát hành tiền của đất nước. Giấy bạc ngân hàng do Ngân hàng trung ương phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp, làm chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. Do đó việc phát hành tiền của ngân hàng trung ương có tác động trực tiếp đến tình hình lưu thông tiền tệ của đất nước. Để cho giá trị đồng tiền được ổn định, đòi hỏi việc phát hành tiền phải tuân theo những nguyên tắc nghiêm ngặt. Đó là: - Phát hành tiền dựa vào dự trữ vàng Giấy bạc ngân hàng phát hành vào lưu thông phải có vàng nằm trong kho của ngân hàng làm đảm bảo. Mức đảm bảo ở mỗi nước có sự co giãn khác nhau. Nhìn chung có 3 hình thức duy trì đảm bảo sau đây: + Nhà nước quy định một hạn mức phát hành, khối lượng phát hành phải nằm trong hạn mức pháp định. + Nhà nước quy định tối đa lượng giấy bạc trong lưu thông và không quy định mức dự trữ vàng làm đảm bảo cho lượng giấy bạc đó. + Nhà nước quy định mức dự trữ vàng tối thiểu cho khối lượng giấy bạc phát hành. - Phát hành tiền có đảm bảo bằng giá trị hàng hóa thông qua cơ chế tín dụng Việc phát hành giấy bạc được thực hiện qua cơ chế tín dụng ngắn hạn trên cơ sở đảm bảo bằng giá trị hàng hóa thể hiện trên kỳ phiếu thương mại và các chứng từ nợ khác. Điều này làm cho việc phát hành giấy bạc gắn với nhu cầu thực tế của lưu thông hàng hóa, đảm bảo cho tổng lượng tiền tệ phù hợp với tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Việc phát hành này của ngân hàng trung ương được thực hiện bằng phương pháp tái chiết khấu các chứng từ có giá của các tổ chức tín dụng. Việc phát hành tiền thông qua cơ chế tín dụng có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, khối lượng tiền phát hành vào lưu thông xuất phát từ nhu cầu tiền tệ phát sinh do tăng trưởng kinh tế đòi hỏi. Giấy bạc ngân hàng được đảm bảo bằng khối lượng hàng hóa và dịch vụ. Thứ hai, tạo khả năng để ngân hàng trung ương thực hiện kiểm soát khối lượng tiền tệ cung ứng theo nhu cầu của mục tiêu ổn định tiền tệ. Hiện nay, trong điều kiện lưu thông giấy bạc ngân hàng không được tự do chuyển đổi ra vàng theo luật định, các nước trên thế giới đều chuyển sang chế độ phát hành giấy bạc thông qua cơ chế tái cấp vốn cho các ngân hàng và hoạt động trên thị trường mở của Ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, với việc độc quyền phát hành tiền, Ngân hàng trung ương thực hiện việc kiểm soát khối lượng tiền cung ứng được tạo ra từ các ngân hàng thương mại bằng quy chế dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu,… Tóm lại, Ngân hàng trung ương không chỉ độc quyền phát hành tiền tệ mà còn quản lý và điều tiết lượng tiền cung ứng, thực hiện chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền nước mình. 2 . Ngân hàng trung ương là ngân hàng của các ngân hàng Trên cơ sở độc quyền phát hành tiền, ngân hàng trung ương thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế thông qua việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian và kiểm soát quá trình tạo tiền của các ngân hàng trung gian – khách hàng của ngân hàng trung ương. 2.1 . Ngân hàng trung ương mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng trung gian Thông thường, các ngân hàng trung gian không sử dụng hết nguồn vốn của mình để cho vay mà duy trì một mức dự trữ nhất định để đảm bảo khả năng thanh toán. Dự trữ gồm tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại ngân hàng trung ương và các ngân hàng khác. Bất cứ một ngân hàng trung gian nào cũng đều phải mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng trung ương. Tiền gửi đó gồm 2 loại: - Tiền gửi dự trữ bắt buộc Tiền gửi dự trữ bắt buộc áp dụng bắt buộc đối với các ngân hàng trung gian có huy động vốn tiền gửi của công chúng. Mức dự trữ cao hay thấp tùy theo quy định của ngân hàng trung ương trong từng thời kỳ cho phù hợp với chính sách tiền tệ. Mục đích của việc bắt buộc dự trữ này là để giới hạn mức tín dụng tối đa mà ngân hàng trung gian có thể cung cấp, tránh trường hợp các ngân hàng trung gian huy động được bao nhiêu cho vay bấy nhiêu dẫn đến mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền và nền kinh tế. Bên cạnh đó, việc tập trung dự trữ của ngân hàng trung gian tại ngân hàng trung ương còn là một phương tiện để ngân hàng trung ương có thêm quyền lực điều khiển hệ thống ngân hàng, thực thi chính sách tiền tệ. Hiện nay, cùng với sự phát triển của thị trường tiền tệ, các hình thức bảo hiểm tiền gửi ra đời đã giảm bớt khả năng xảy ra nhu cầu rút tiền bất thường. Vì vậy, tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngày càng giảm ở hầu hết các quốc gia. Hiện nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc thường được đề cập đến với tư cách là công cụ của chính sách tiền tệ. - Tiền gửi thanh toán Ngoài tiền gửi dự trữ bắt buộc, các ngân hàng trung gian còn gửi thêm khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng trung ương. Mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên giữa các ngân hàng với nhau và để điều chỉnh mức dự trữ bắt buộc khi cần. Bên cạnh đó, các ngân hàng trung gian mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng trung ương còn giúp ngân hàng trung ương có thể tận dụng nguồn vốn tạm thời dư thừa của các ngân hàng trung gian để thực hiện các chức năng của mình. 2.2 . Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian Ngân hàng trung ương thực hiện cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian nhằm đảm bảo cho nền kinh tế đủ phương tiện thanh toán cần thiết trong từng thời kỳ nhất định. Mặt khác, thông qua đó để điều tiết lượng tiền cung ứng trong nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Trong quá trình hoạt động, các ngân hàng trung gian sử dụng vốn tập trung, huy động được để cho vay đối với nền kinh tế. Khi xuất hiện nhu cầu vay tiền ngân hàng trung ương làm phương tiện thanh toán, các ngân hàng này được ngân hàng trung ương cấp tín dụng theo những điều kiện nhất định, phù hợp yêu cầu chính sách tiền tệ. Hoạt động cho vay từ ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian là một nghiệp vụ phát hành. Xét ở góc độ đó, ngân hàng trung ương có vai trò chủ động trong quá trình cho vay. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng trung ương cũng có thể chủ động được, mà có những trường hợp ngân hàng trung ương thụ động trong việc cho vay, đó là khi cần phải cứu các ngân hàng trung gian thoát khỏi bở vực phá sản do mất khả năng thanh toán. Do hoạt động chính của ngân hàng trung gian là đi vay để cho vay và hoạt động này không phải bao giờ cũng thuận lợi. Những đợt rút tiền ồ ạt của dân chúng vì nhiều lý do ( chẳng hạn: lãi suất trở nên thấp so với lạm phát, ngân hàng mất lòng tin của dân chúng,…) dễ làm cho ngân hàng trung gian mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, ngân hàng trung gian không thể thu hồi tiền cho vay về kịp để chi trả, không còn chỗ vay mượn nào khác, tìm đến ngân hàng trung ương vay tiền như là một phương cách cuối cùng. Trong trường hợp này ngân hàng trung ương đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối với các ngân hàng trung gian . Tuy nhiên cần phải để ý: nếu ngân hàng trung ương dễ dãi trong việc cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian thì sẽ tạo cho ngân hàng trung gian tâm lý ỷ lại, làm cho độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng tăng cao. Chẳng hạn, nếu một ngân hàng trung gian biết được ngân hàng trung ương sẽ cấp tín dụng cho nó khi gặp khó khăn, ngân hàng trung gian này sẽ chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong kinh doanh vì cho rằng ngân hàng trung ương sẽ cho vay trong trường hợp xấu nhất. Đặc biệt là những ngân hàng lớn (đây là những ngân hàng mà sự phá sản của nó có thể gây nên một sự khủng hoảng tài chính-tiền tệ. Đây là một điều nguy hiểm cho nền kinh tế. Do vậy ngân hàng trung ương cần rất thận trọng, không sử dụng thường xuyên vai trò người cho vay cuối cùng của mình. Ngân hàng trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian bằng nhiều phương pháp khác nhau: - Tái chiết khấu Ngân hàng trung ương mua lại những phiếu nợ chưa đến hạn mà ngân hàng trung gian đã chiết khấu cho khách hàng trước đây để hưởng lợi tức tái chiết khấu, nhưng thực ra thông qua nghiệp vụ này mà ngân hàng trung ương có thể giúp cho các ngân hàng thỏa mãn được nhu cầu thanh toán, đồng thời ngân hàng trung ương thực hiện việc cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế theo yêu cầu của chính sách tiền tệ. Trong nghiệp vụ tái chiết khấu, lãi suất tái chiết khấu là công cụ quan trọng hàng đầu, có thể tác động đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng trong nền kinh tế. - Cho vay bổ sung nguồn vốn ngắn hạn cho các ngân hàng trung gian. - Cho vay bù đắp vốn trong thanh toán liên ngân hàng. 2.3 . Ngân hàng trung ương là trung tâm thanh toán của các ngân hàng Hoạt động của Tung tâm thanh toán gắn liền với sự phát triển dịch vụ thanh toán của các ngân hàng trung gian, tạo lập mạng lưới thanh toán liên hoàn trong phạm vi cả nước, cùng với việc cải tiến, hiện đại hóa công nghệ thanh toán có ý nghĩa quyết định cho việc tập trung các luồng chu chuyển tiền tệ vận động qua ngân hàng. Nghiệp vụ thanh toán của ngân hàng trung ương được tiến hành bằng các phương thức: - Thanh toán từng lần Mỗi khi có nhu cầu thanh toán, các ngân hàng trung gian gửi các chứng từ thanh toán đến ngân hàng trung ương yêu cầu trích tiền từ tài khoản của mình để trả cho ngân hàng thụ hưởng. - Thanh toán bù trừ Ngân hàng trung ương là trung tâm tổ chức thanh tóan bù trừ giữa các ngân hàng, kể cả kho bạc nhà nước. Việc thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng được tiến hành định kỳ hoặc cuối mỗi ngày làm việc. Việc thanh toán được dựa trên cơ sở trao đổi các chứng từ thanh toán nợ kèm theo bảng kê khai thanh toán bù trừ của các ngân hàng hoặc thực hiện bù trừ thông qua hệ thống vi tính, số dư cuối cùng được thanh toán bằng cách trích tài khoản của người phải trả nợ tại ngân hàng trung ương. 2.4 . Ngân hàng trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước đối với hệ thống ngân hàng Ngân hàng trung ương là cơ quan quản lý và điều tiết hoạt động của hệ thống ngân hàng, cụ thể: - Ngân hàng trung ương thẩm định và cấp giấy chứng nhận hoạt động cho ngân hàng trung gian - Ngân hàng trung ương quy định nội dung, phạm vi hoạt động kinh doanh và các quy chế nghiệp vụ đòi hỏi các ngân hàng trung gian phải tuân thủ, các hệ số an toàn trong quá trình hoạt động của ngân hàng trung gian. - Ngân hàng trung ương điều tiết các hoạt động kinh doanh của ngân hàng trung gian bằng những biện pháp kinh tế và hành chính. Chẳng hạn như ngân hàng trung ương quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, ban hành chính sách lãi suất, tỷ lệ hoa hồng, lệ phí áp dụng trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trung gian,… - Ngân hàng trung ương thanh tra và kiểm soát thường xuyên và toàn diện các hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng, áp dụng các chế tài trong các trường hợp vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho cả hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định, an toàn và có hiệu quả. - Ngân hàng trung ương quyết định đình chỉ hoạt động hoặc giải thể đối với các ngân hàng trung gian trong các trường hợp vi phạm nghiêm trọng pháp luật hoặc mất khả năng thanh toán. 3 . Ngân hàng trung ương là ngân hàng của nhà nước Chức năng này của ngân hàng trung ương thể hiện ở một số điểm: - Ngân hàng trung ương thuộc sở hữu nhà nước - Ban hành các văn bản pháp quy theo thẩm quyền của mình về tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; kiểm tra thực hiện các văn bản pháp luật có liên quan. - Mở tài khỏan, nhận và trả tiền gửi của Kho bạc nhà nước - Tổ chức thanh toán cho Kho bạc nhà nước trong quan hệ thanh toán với các ngân hàng - Làm đại lý cho Kho bạc nhà nước trong một số nghiệp vụ - Bảo quản dự trữ quốc gia về ngoại hối, các chứng từ có giá - Cung cấp tín dụng và tạm ứng cho Ngân sách nhà nước trong những trường hợp cần thiết. - Thay mặt nhà nước quản lý các hoạt động tiền tệ - tín dụng và thanh toán đối nội, đối ngoại của đất nước. - Ngân hàng trung ương thay mặt chính phủ ký kết các hiệp định tiền tệ, tín dụng và thanh toán với nước ngoài và tham gia với cương vị là thành viên của một số tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế. CHƯƠNG II : VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG 1 . Vai trò điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông Mức cung tiền có tác động mạnh mẽ đến tăng trưởng kinh tế thông qua sự thúc đẩy mức tăng, giảm tổng sản phẩm quốc nội. Do vậy điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông phù hợp với yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế giữ vị trí quan trọng bậc nhất trong các nhiệm vụ của ngân hàng trung ương. Ngân hàng trung ương thực hiện vai trò này thông qua các công cụ điều tiết trực tiếp và gián tiếp: lãi suất, hạn mức tín dụng, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu, nghiệp vụ thị trường mở,… 2 . Vai trò thiết lập và điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế Ngân hàng trung ương tham gia vào việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm thiết lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và có hiệu quả cao, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế đất nước và hội nhập với sự phát triển kinh tế trong khu vực và trên thế giới. 3 . Vai trò ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia Để ổn định sức mua đồng tiền quốc gia, ngân hàng trung ương góp phần cân đối tổng cầu và tổng cung của toàn xã hội thông qua việc ổn định sức mua đối nội của đồng tiền quốc gia. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương tác động mạnh đến cân đối cung cầu ngoại tệ để giữ vững tỷ giá hối đoái, góp ổn ổn định sức mua đối ngoại của đồng tiền quốc gia. Từ đó vừa đẩy mạnh xuất khẩu, vừa tăng cường nhập khẩu phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 4 . Vai trò chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng Với chức năng ngân hàng của các ngân hàng, ngân hàng trung ương chỉ huy toàn bộ hệ thống ngân hàng. Việc chỉ huy hệ thống ngân hàng phải được thực hiện bằng những định hướng có căn cứ khoa học, sự nắm bắt các tín hiệu thị trường nhanh nhạy, sự phân tích sắc bén các diễn biến trong các lĩnh vực tín dụng, thanh toán, thị trường tiền tệ, thị trường vốn,…và đưa ra các giải pháp điều chỉnh hữu hiệu. Việc chỉ huy của ngân hàng trung ương đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng phải dựa vào hành lang pháp lý nghiêm ngặt, đội ngũ cán bộ điều hành, cán bộ nghiệp vụ thành thạo về chuyên môn, trong sạch về phẩm chất. CHƯƠNG III : CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1 . Khái niệm Chính sách lưu thông tiền tệ hay chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Các công cụ của chính sách tiền tệ Gồm có 6 công cụ sau: Để thực thi chính sách tiền tệ, thực hiện chức năng và vai trò của mình, ngân hàng trung ương đã sử dụng hàng loạt các công cụ như tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở,… Mỗi loại công cụ có cơ chế vận hàng riêng và ưu nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình thực tế của nền kinh tế để sử dụng các công cụ này một cách phù hợp, hiệu quả Công cụ tái cấp vốn Tái cấp vốn là cách để ngân hàng trung gian đưa tiền ra lưu thông, đồng thời khống chế về số lượng và chất lượng tín dụng của các ngân hàng trung gian. Nếu căn cứ vào mục đích, các khoản tái cấp vốn của ngân hàng trung ương đối với các ngân hàng trung gian bao gồm: cho vay thanh toán đối với các ngân hàng thiếu hụt tạm thời, cho vay bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, cho vay thời vụ để đáp ứng nhu cầu thời vụ của một số ngân hàng. Thông qua việc ấn định lãi suất tái cấp vốn, ngân hàng trung ương tác động đến chi phí vay mượn của các ngân hàng trung gian tại ngân hàng trung ương: Tái cấp vốn là nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng trung ương tất yếu sẽ làm tăng lượng tiền cung ứng, vì vậy phải đòi hỏi tiến hành một cách thận trọng dựa trên hai tiêu chuẩn: định lượng và định tính. - Về mặt định lượng Cần xem lại hạn mức tín dụng mà ngân hàng trung ương dành cho ngân hàng trung gian có và còn hay không - Về mặt định tính Cần xem xét các hồ sơ tín dụng và các chứng từ xin tái chiết khấu có lành mạnh hay không và có xứng đáng được tiếp vốn hay không Ở các nước công cụ tái cấp vốn được sử dụng một cách phổ biến . Qua công cụ tái cấp vốn, ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng. Tái cấp vốn được thực hiện trên nền các giấy tờ có giá nên thời hạn vay mượn là rõ ràng, việc hoàn trả nợ tương đối chắc chắn, tiền vay vận động phù hợp với sự vận động của quy luật cung cầu thị trường. Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. Công cụ nghiệp vụ thị trường mở : là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. Công cụ lãi suất tín dụng Công cụ hạn mức tín dụng : là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Tỷ giá hối đoái Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. Ngân hàng nhà nước về tiền tệ sử dụng chính sách tiền tệ nhằm hai mục đích: ổn định kinh tế và can thiệp tỷ giá hối đoái. Về ổn định kinh tế vĩ mô, nguyên lý hoạt động chung của chính sách tiền tệ là Ngân hàng nhà nước sẽ thay đổi lượng cung tiền tệ. Các công cụ để đạt được mục tiêu này gồm: thay đổi lãi suất chiết khẩu, thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, và các nghiệp vụ thị trường mở. Thay đổi lãi suất chiết khấu Ngân hàng nhà nước có thể thay đổi lãi suất mà mình cho các ngân hàng vay, thông qua đó điều chỉnh lượng tiền cơ sở. Khi lượng tiền cơ sở thay đổi, thì lượng cung tiền cũng thay đổi theo. Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc Các cơ quan hữu trách về tiền tệ thường quy định các ngân hàng phải gửi một phần tài sản tại chỗ mình. Khi cần triển khai chính sách tiền tệ, Ngân hàng nhà nươc có thể thay đổi quy định về mức gửi tài sản đó. Nếu mức gửi tăng lên như khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, thì lượng tiền mà các ngân hàng còn nắm giữ sẽ giảm đi. Do đó, tiền cơ sở giảm đi,và lượng cung tiền trên thị trường cũng giảm đi. Công cụ mang tính chất hành chính này ngày nay ít được sử dụng ở các nền kinh tế thị trường phát triển. Tiến hành các nghiệp vụ thị trường mở Ngân hàng nhà nước khi mua vào các loại công trái và giấy tờ có giá khác của nhà nước đã làm tăng lượng tiền cơ sở. Hoặc khi bán ra các giấy tờ có giá đó sẽ làm giảm lượng tiền cơ sở. Qua đó, Ngân hàng nhà nuóc có thể điều chỉnh được lượng cung tiền. Mục tiêu của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ nhắm vào hai mục tiêu là lãi suất và lượng cung tiền. Thông thường, không thể thực hiện đồng thời hai mục tiêu này. Chỉ để điều tiết chu kỳ kinh tế ở tình trạng bình thường, thì mục tiêu lãi suất được lựa chọn. Còn khi kinh tế quá nóng hay kinh tế quá lạnh, chính sách tiền tệ sẽ nhằm vào mục tiêu trực tiếp hơn, đó là lượng cung tiền. Những tranh luận về hiệu quả của chính sách tiền tệ Bẫy thanh khoản Khi ở tình trạng bẫy thanh khoản, chính sách tiền tệ sẽ không phát huy hiệu lực. Bẫy tiền mặt; Bẫy thanh khoản theo định nghĩa trong kinh tế học là tình huống mà trong đó việc tăng cung tiền không dẫn tới việc giảm lãi suất mà đơn thuần chỉ dẫn đến việc tăng số dư tiền nhàn rỗi; độ co giãn cầu về tiền đối với lãi suất trở thành vô hạn (Bẫy tiền mặt; Bẫy thanh khoản theo định nghĩa trong kinh tế học là tình huống mà trong đó việc tăng cung tiền không dẫn tới việc giảm lãi suất mà đơn thuần chỉ dẫn đến việc tăng số dư tiền nhàn rỗi; độ co giãn cầu về tiền đối với lãi suất trở thành vô hạn). Chế độ tỷ giá hối đoái cố định Ở một nền kinh tế áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ sẽ bị hạn chế sử dụng, bởi bất cứ sự thay đổi nào của cung tiền cũng làm thay đổi tỷ giá hối đoái. Khi đầu tư không thay đổi theo lãi suất Chính sách tiền tệ làm thay đổi lãi suất, qua đó thay đổi đầu tư của xí nghiệp và điều chỉnh được tổng cầu. Đấy là giả thiết rằng đầu tư của xí nghiệp có phản ứng trước các thay đổi của lãi suất. Tuy nhiên, nếu đầu tư không phản ứng trước thay đổi của lãi suất, thì chính sách tiền tệ bị vô hiệu hóa. Sử dụng phép phân tích IS-LM cũng có thể thấy điều này. Khi đầu tư không phản ứng với lãi suất, đường IS trở nên thẳng đứng. Dù chính sách tiền tệ có làm dịch chuyển đường LM thế nào đi nữa, tổng cầu vẫn không thay đổi. Ngoài ba loại hạn chế nói trên, nếu Ngân hàng nhà nước không được hoạt động độc lập, thì chính phủ có thể can thiệp vào việc phát hành tiền tệ (chẳng hạn khi cần bù đắp thâm hụt ngân sách), khiến cho hiệu quả của chính sách tiền tệ trở nên hạn chế. Xét cho cùng, chính sách tiền tệ có thể xác định theo một trong hai hướng sau: - Chính sách tiền tệ mở rộng là việc cung ứng thêm tiền cho nền kinh tế nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm vào chống suy thoái. - Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc giảm cung ứng tiền cho nền kinh tế nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự phát triển quá nóng của nền kinh tế. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ nhằm vào việc kiềm chế lạm phát. Chính sách tiền tệ là hoạt động cơ bản, chủ yếu nhất của Ngân hàng trung ương. Có thể coi chính sách tiền tệ là linh hồn xuyên suốt trong mọi hoạt động của Ngân hàng trung ương. Các hoạt động khác của ngân hàng trung ương đều nhằm thực thi chính sách tiền tệ đạt được các mục tiêu của nó. 2 . Mục tiêu Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ chung của chính sách tiền tệ là một mặt cung ứng đủ tiền cho nền kinh tế, mặt khác đảm bảo sự ổn định giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là chính sách tiền tệ theo đuổi các mục tiêu sau: 2.1 . Kiểm soát lạm phát, ổn định giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền Trong điều kiện lưu thông tiền vàng hay tiền giấy tự do chuyển đổi ra vàng thì giá trị tiền tệ luôn luôn được ổn định do cơ chế tự phát của tiền vàng. Trong điều kiện lưu thông tiền giấy không được tự do chuyển đổi ra vàng, lạm phát luôn là khả năng tiềm tàng, ngân hàng trung ương coi việc kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ. Kiểm soát lạm phát nhằm ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ là tiền đề cho việc phát triển kinh tế lâu dài, đảm bảo ổn định đời sống người lao động. Thông qua chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương có thể góp phần quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát. Với chính sách tiền tệ mở rộng, lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên dẫn đến tình trạng lạm phát. Ngược lại, với chính sách tiền tệ thắt chặt, hạn chế lượng cung tiền trong nền kinh tế, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ giảm xuống, tỷ lệ lạm phát sẽ giảm. Kiểm soát lạm phát được biểu hiện trước hết ở chỗ ổn định giá trị đối nội của đồng tiền ( sức mua của nó đối với hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước) và giá trị đối ngoại của đồng tiền (được đo bằng tỷ giá hối đoái thả nổi). Trong nền kinh tế mở, tỷ giá đồng tiền được các quốc gia đặc biệt quan tâm. Bởi vì, một sự tăng lên trong giá trị đồng bản tệ so với ngoại tệ sẽ hạn chế xuất khẩu. Ngược lại, giá trị đồng bản tệ giảm xuống so với ngoại tệ sẽ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. Giá trị đối nội và đối ngoại của đồng tiền có quan hệ mật thiết với nhau. Muốn ổn định tiền tệ và phát triển kinh tế - xã hội, nhà nước phải có biện pháp ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trong nước cũng như ổn định tỷ giá hối đoái. 2.2 Tăng trưởng kinh tế Một nền kinh tế phát triển bền vững với tốc độ tăng trưởng ổn định là mục tiêu của bất kỳ chính sách kinh tế vĩ mô nào. Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, sẽ nâng thu nhập của người lao động, đảm bảo các chính sách xã hội được thỏa mãn, trên cơ sở đó ổn định về chính trị và xã hội. Thực hiện mục tiêu này, ngân hàng trung ương thường cung thêm một khối lượng tiền vào lưu thông. Khi khối tiền tăng lên, lãi suất tín dụng thường giảm xuống, kích thích đầu tư, tăng tổng sản phẩm quốc nội. Mặt khác, khi tăng khối lượng tiền làm tăng tổng cầu, kích thích gia tăng sản xuất. Ngược lại, khối lượng tiền giảm, đầu tư giảm, tổng sản phẩm quốc nội giảm. 2.3 . Tạo công ăn việc làm Cùng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ cũng hướng vào mục tiêu tạo công ăn việc làm cho mỗi người, nhất là đối với các quốc gia chưa phát triển. Chính sách tiền tệ chỉ có thể hướng vào việc tạo ra công ăn việc làm nhiều hơn, thông qua các tác động để mở rộng đầu tư, mở rộng hoạt động kinh tế. Muốn đạt được mục tiêu về công ăn việc làm thì phải chống suy thoái, đạt được mức tăng trưởng ổn định. Nếu chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương nhằm mở rộng cung ứng tiền tệ thì sẽ tạo điều kiện mở rộng đầu tư sản xuất, các doanh nghiệp và nền kinh tế cần nhiều lao động hơn, công ăn việc làm cao, tỷ lệ thất sẽ giảm. Ngược lại, cung ứng tiền tệ giảm xuống sẽ thu hẹp các hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp và nhà nước cần ít lao động hơn, công ăn việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. 3 . Nội dung Chính sách tiền tệ bao gồm 3 chính sách cơ bản: chính sách tín dụng, chính sách ngoại hối, và chính sách đối với ngân sách nhà nước. 3.1 . Chính sách tín dụng Thực chất của chính sách tín dụng là cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế quốc dân thông qua các nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, dựa trên các quỹ cho vay được tạo lập từ các nguồn tiền của xã hội với một hệ thống lãi suất mềm dẻo phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường. Khi các ngân hàng trung gian thiếu phương tiện thanh toán, họ đến ngân hàng trung ương xin tái cấp vốn. Ngân hàng trung ương là người cho vay cuối cùng, đóng vai trò chủ nợ đối với các tổ chức tín dụng. 3.2 . Chính sách ngoại hối Để ổn định giá trị ngoại tệ của đồng tiền quốc gia, ngân hàng trung ương thực hiện các nhiệm vụ giao dịch về tài chính và tiền tệ đối ngoại trên các phương diện sau: - Quản lý ngoại hối - Lập và theo dõi diễn biến của cán cân thanh toán quốc tế - Thực hiện các nghiệp vụ hối đoái - Xây dựng và thống nhất quản lý dự trữ ngoại hối của đất nước - Phấn đấu ổn định tỷ giá hối đoái để kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả trong nước - Quan hệ với ngân hàng trung ương khác, các tổ chức tài chính - tiền tệ quốc tế nhằm tìm kiếm nguồn tài trợ nước ngoài có điều kiện ưu đãi, khuyến khích đầu tư nước ngoài và thu hút kiều hối - Tổ chức quản lý nợ nước ngoài Chính sách ngoại hối được thể hiện trên các phương diện sau: · Chính sách hối đoái Chính sách hối đoái thường hướng vào việc ngăn chặn tích trữ ngoại hối trong các tổ chức, cá nhân; quản lý việc mua bán ngoại tệ, thu hút các nguồn ngoại tệ vào ngân hàng trung ương. · Dự trữ ngoại hối Mỗi nước đều có dự trữ ngoại hối tùy thuộc vào khả năng của nền kinh tế đó. Dự trữ ngoại hối phục vụ cho nhu cầu thanh toán quốc tế và điều chỉnh khối lượng tiền trong nước. Khi ngân hàng trung ương mua ngoại tệ sẽ làm gia tăng dự trữ ngoại tệ, gia tăng khối lượng tiền tệ và ngược lại. Qua việc mua bán ngoại hối, ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường, chủ động tác động vào tỷ giá hối đoái theo ý muốn nhất định. · Tỷ giá hối đoái Phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ. Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng trực tiếp tới xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái quá thấp sẽ sẽ bất lợi cho xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu. Nếu tỷ giá hối đoái quá cao sẽ bất lợi cho nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. 3.3 Chính sách đối với ngân sách Tùy theo tình trạng ngân sách có cân bằng hay không mà ảnh hưởng tich cực hay tiêu cực với những mức độ khác nhau đối với lưu thông tiền tệ Trường hợp ngân sách thiếu hụt sẽ có các cách tài trợ thiếu hụt: vay dân, vay các ngân hàng trung gian, vay ngân hàng trung ương, vay nước ngoài. Trong đó vay của ngân hàng trung ương sẽ làm tăng mạnh khối lượng tiền tệ , gây áp lực lạm phát về sau. CHƯƠNG IV : MỘT SỐ THỰC TRẠNG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG HIỆN NAY 1.Phối hợp CSTT và CSTK– thực trạng và một số giải pháp Chính sách tiền tệ (CSTT) và chính sách tài khóa (CSTK) là hai công cụ quản lý kinh tế vĩ mô quan trọng, mỗi chính sách có mục tiêu riêng, nhưng đều cùng theo đuổi mục tiêu chung là tăng trưởng kinh tế bền vững và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Þ Thực trạng phối hợp CSTT và CSTK tại Việt Nam Tại Việt Nam, việc phối hợp CSTT và CSTK đã có những chuyển biến tích cực, nhất là trong việc chỉ đạo điều hành giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và Bộ Tài chính, có sự phối hợp trong việc phát hành tín phiếu kho bạc, xác định lãi suất phát hành trái phiếu Chính phủ, Luật NHNN cũng đã qui định là không phát hành tiền để bù đắp thâm hụt ngân sách, tiền gửi kho bạc phải gửi tại NHNN. Hàng năm, Quốc hội thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu và khống chế mức thâm hụt ngân sách trong tỉ lệ nhất định, việc chỉ đạo điều hành của Chính phủ cũng đảm bảo sự nhất quán giữa mục tiêu CSTT và CSTK. Tuy nhiên, trong chừng mực nào đó, còn thiếu sự phối hợp trong quá trình điều hành hai chính sách này, chưa có sự nhất quán giữa việc xác định lãi suất trái phiếu Chính phủ với chính sách lãi suất của NHNN. Bên cạnh đó, NHNN cũng không nắm được các khoản thu chi lớn của ngân sách nhà nước, nên bị động trong việc kiểm soát cung tiền trước tác động của các dòng tiền trong khu vực Chính phủ. Từ cuối năm 2007, kinh tế thế giới biến động mạnh và bước vào thời kỳ suy thoái, gây ra những bất ổn khó lường đối với nền kinh tế Việt Nam, thị trường tài chính trong nước chao đảo mạnh, đe dọa tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng, lãi suất và tỉ giá biến động mạnh, lạm phát liên tục leo thang. Để ổn định thị trường, NHNN, Bộ Tài chính và các bộ, ngành đã có nhiều biện pháp can thiệp quyết liệt, kịp thời và có hiệu quả, từng bước giải quyết các vấn đề phát sinh. Từ tháng 6/2007 đến tháng 9/2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để chống lạm phát, nhưng CSTK vẫn duy trì mức bội chi như thường lệ, nỗ lực chống lạm phát vì thế không đạt được hiệu quả như mong đợi, mặc dù nguy cơ khủng hoảng bị đẩy lùi. Nói đúng hơn, trong khi CSTT thắt chặt thì CSTK lại nới lỏng, khiến áp lực lạm phát và lãi suất tăng. Khi đó, CSTK mới bắt đầu điều chỉnh theo hướng giảm tỉ lệ thâm hụt xuống dưới 3% GDP, cắt giảm 10% chi thường xuyên, v.v. Từ tháng 10/2008 đến nay, Chính phủ chủ trương nới lỏng CSTT và CSTK để hỗ trợ phục hồi kinh tế sau khủng hoảng. Đối với CSTT, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất cơ bản để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đồng thời tăng cường nguồn vốn huy động, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng trong nền kinh tế. Đối với CSTK, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 11/12/2008 về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm 5 nhóm giải pháp cơ bản, trong đó kích cầu kinh tế là một trong những giải pháp ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh khoản 36.000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ và hàng loạt chính sách an sinh xã hội và phát triển hạ tầng nông thôn, miễn giảm một số loại thuế, hoãn thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước 2009, phát hành trái phiếu Chính phủ bổ sung, …. Chính phủ đã dùng 1 tỉ USD từ dự trữ ngoại hối quốc gia để hỗ trợ giảm 4% lãi suất (thời hạn 8 tháng) và 20.000 tỉ đồng (thời hạn 24 tháng). Về vấn đề kích cầu, NHNN đã thực hiện đúng nguyên tắc với nhiều giải pháp thích hợp nhằm hướng các khoản vay đúng đối tượng, kiểm soát chặt chẽ việc cho vay hỗ trợ lãi suất và hạn chế rủi ro hệ thống. Nhờ đó, các tổ chức, cá nhân đã tiếp cận được vốn ngân hàng với chi phí thấp, giảm giá thành sản phẩm, duy trì sản xuất kinh doanh và việc làm, từng bước khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Tính đến ngày 26/11/2009, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất là 415.886,92 tỉ đồng. Tuy nhiên, với mức thâm hụt ngân sách khá cao để nới lỏng CSTT và CSTK, nguồn vốn trong nền kinh tế dường như đã bị cạn kiệt, có thể ảnh hưởng đến giá trị VND và gây áp lực tăng lãi suất, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động đến sát trần qui định 10%, nhất là từ cuối tháng 10/2009, buộc NHNN phải quyết định tăng lãi suất cơ bản từ 7% lên 8%, bắt đầu có hiệu lực từ tháng 12/2009. Thực trạng CSTT và CSTK thời gian qua cho thấy, mặc dù hai chính sách này đã được tận dụng tối đa và phối hợp khá chặt chẽ, nhưng giới hạn chính sách đang cản trở những tác động tích cực và làm nảy sinh nhiều hệ lụy cho thời gian tới. Điều này cũng do CSTT linh hoạt hơn so với CSTK, việc thay đổi lượng tiền cung ứng sẽ làm thay đổi mức lãi suất và NHTW có thể tác động đến đầu tư, xuất khẩu ròng và tiêu dùng trong ngắn hạn. Trong đó, NHNN có thể sử dụng CSTT để điều chỉnh mức lạm phát, gây tác động lên năng suất lao động và tăng trưởng GDP tiềm năng trong dài hạn. Tuy nhiên, rất khó thay đổi CSTK do Chính phủ lập kế hoạch chi tiêu, thuế và thâm hụt ngân sách, kế hoạch ngân sách hàng năm do Quốc hội thông qua, điều này tạo ra sự lệch pha so với CSTT. Trong điều kiện Việt Nam, áp lực đối với ngân sách nhà nước tồn tại thường xuyên và có xu hướng tăng, cơ cấu và hiệu quả cũng như khả năng kiểm soát chi tiêu ngân sách nhà nước thể hiện các dấu hiệu thiếu bền vững do các khoản chi tiêu ngân sách không tạo ra nguồn thu trong tương lai, thậm chí gây sức ép cho chuỗi bội chi mới. Gói kích cầu trong thời gian qua đã có tác dụng loại trừ nguy cơ đổ vỡ dây chuyền trong khu vực doanh nghiệp và nền kinh tế không bị rơi vào suy thoái trầm trọng, nhưng xu hướng mở rộng chi tiêu công và các biện pháp nới lỏng kiểm soát tiền tệ kéo dài đang gặp phải cản trở lớn là hiệu quả đầu tư quá thấp với bằng chứng là chỉ số ICOR năm 2008 đã lên con số 8. Trên thực tế, nền kinh tế đứng trước nguy cơ của vòng xoáy lạm phát, nếu cứ tiếp tục kích cầu và thực hiện gói kích cầu thứ hai mà không có giải pháp dài hạn để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đảm bảo nguồn trả nợ trong tương lai. Þ Một số giải pháp và kiến nghị CSTT và CSTK là hai bộ phận trọng yếu trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô, hai chính sách này có mối quan hệ chặt chẽ đan xen và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hoạch định và thực thi. Để đảm bảo hiệu quả phối hợp giữa CSTT và CSTK, cần có sự thống nhất trong các chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu chung, đồng thời cân nhắc tác động trái chiều của các chính sách, tăng cường trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính và NHNN để làm cơ sở xây dựng và thực thi các biện pháp chính sách một cách có hiệu quả và kịp thời. Đối với các gói kích cầu, cần tăng cường kiểm soát chất lượng các khoản tín dụng hỗ trợ lãi suất, kiểm soát tín dụng cho các mục tiêu kinh doanh chứng khoán và bất động sản. Cải cách cơ chế cấp phát ngân sách và kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu, có biện pháp giảm thất thoát trong chi tiêu đối với các dự án và công trình lớn nhưng không hiệu quả, đảm bảo yêu cầu kiểm soát chi tiêu hiệu quả hơn là chỉ nhằm mục tiêu kiểm soát việc chấp hành chế độ. Có biện pháp quyết liệt về cải cách doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn ngân sách nhà nước. Rà soát lại hệ thống DNNN, xử lý kiên quyết các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Cần tính đến ảnh hưởng tiêu cực của chính sách vay nợ nước ngoài liên quan đến tỉ giá, hoạt động xuất khẩu và cán cân thương mại, không để ảnh hưởng xấu đến cán cân vãng lai và cán cân thanh toán. 2.Th ự c trạng cho vay tái cấp vốn của NHTW Þ Thực trạng cho vay tái cấp vốn của NHTW vẫn còn tồn tại một số hạn chế: Thứ nhất: tên gọi công cụ “tái cấp vốn” đã gây nhầm lẫn cho nhiều người đọc, nhất là các nhàn nghiên cứu và hoạch định chính sách nước ngoài thuộc các tổ chức tài chính quốc tế. thuật ngưc tái cấp vốn được hiểu là NHTW cấp/ bổ sung vốn hoạt động cho các ngân hàng, nhất là các NHTM thuộc sở hữu nhà nước. trong khi thực tế, hoạt động tái cấp vốn của NHTW chỉ hỗ trợ tạm thời sự thiếu hụt về nguồn vốn tronghoạt động kinh doanh của các NH và quan hệ tái cấp vốn này là quan hệ vay trả có thời hạn. Điều này làm giảm tính minh bạch trong hoạt động tái cấp vốn của NHTW. Thứ hai là hiệu lực can thiệp của công cụ này đến thị trường tiền tệ chưa cao và mối liên hệ giữa công cụ tái cấp vốn và tổng phương tiện thanh toán chưa rõ ràng. Thứ ba là thời gian hoàn thành 1 đề nghị cho vay cầm cố( GTCG) của NHTW còn dài. Đối với đề nghị vay vốn của các NHTM có trụ sở tại Hà Nội thì thời gian làm việc từ khi nhận hồ sơ đến khi vay vốn thường không quá 2 ngày làm việc, nhưng đối với các NH không có trụ sở chính tại Hà Nội thì thời gian này thường bị kéo dài. Có khi lên tới 5 ngày làm việc. đây là 1 trong những hạn chế cơ bản của công cụ này, làm giảm tính chất hỗ trợ khẩn cấp của công cụ tái cấp vốn để bổ sung dự trữ của NH. Thứ tư là sự quan tâm hiểu biết của hệ thống NHTM tới các nghiệp vụ tái cấp vốn không đồng đều và nhìn chung chưa cao. Các NH thường xuyên tiếp cận nguồn vốn này chỉ là 4 NHTM Nhà nước có trụ sở tại Hà Nội . Ngoài ra, các cán bộ nghiệp vụ của NHTM còn lúng túng. Tuy NHTW đã ban hàng các quy chế về công cụ tái cấp vốn và quy trình thực hiện khá rõ ràng, dễ hiễu nhưng các cán bộ này vẫn chưa hiểu rõ được nội dung cần thiết của bộ hồ sơ vay vốn, trình tự thực hiện nghiệp vụ. Tổng hạn mức chiết khấu đã phân bổ cho các NH chỉ đạt 60 – 80 % tổng hạn mức được sử dụng trong quý. Điều này thể hiện sự thiếu quan tâm của các NH đối với hình thức tái cấp vốn này. Thứ năm, về cơ bản, khôgn có nghiều khác biệt giữa hình thức tái chiết khấu có kỳ hạn và hình thức cầm cố GTCG có thời hạn. Tuy nhiên lãi suất áp dụng lại khác nhau. Mặc khác , hình thức chiết khấu GTCG của NHTW trên thị trường mở. Điều này dẫn tới sự khác biệt không cần thiết trong việc tiếp cận các công cụ của NHTW. Þ Một số giải pháp: Một, nên gọi tái cấp vốn là công cụ cho vay hỗ trợ vốn của NHTW để đúng với bản chất và mục tiêu của công cụ này. Hai, NHTW cần hiện đại hóa hệ thống thông tin, hệ thống vi tính và công nghệ. Ba, tổ chức đăng ký giao dịch và xử lý, giải quyết các yêu cầu của NHTM qua hệ thống mạng vi tính. Bốn, Thống đốc NHTW nên ủy quyên, phân cấp cho vụ trưởng vụ tín dụng chủ động giải quyết ở mức độ nào đó. Năm, NHTW cũng cần đẩy mạnh tuyên truyền về công cụ này đối với tất cả các NHTM, nhất là NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mạnh dạn sử dụng công cụ tái cấp vốn. Sáu, NHTW cũngn ên bãi bỏ hạn mức tín dụng, mà cần căn cứ vào nhu cầu thực tế của NHTM và GTCG của NHTM để quyết định cho vay. Cuối cùng là, NHTW cũng cần đa dạng hóa hơn nữa các GTCG giao dịch trên thị trường mở, giao dịch tái cấp vốn. Tăng cường đào tạo và đào tạo lại cán bộ làm nghiệp vụ cho vay tái cấp vốn tại NHTW là hết sức cần thiết và có tính cấp bách trong việc nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công cụ này. 3. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM NĂM 2009 Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), châu Á đã dẫn đầu thế giới thoát ra khỏi khủng hoảng và trở thành động lực tăng trưởng chủ yếu cho kinh tế toàn cầu. Đáng chú ý là Việt Nam - một trong những nước giữ được tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng nhất khu vực Đông Nam Á, ngăn ngừa được lạm phát, an sinh xã hội được đảm bảo...Chính sách vĩ mô được ban hành một cách nhanh chóng và mạnh mẽ của Chính phủ đã giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái, trong đó có sự đóng góp chủ đạo của ngành Ngân hàng. Dưới đây là những nét tiêu biểu trong chỉ đạo, điều hành và hoạt động của NHTW trong năm 2009. 1. Gói kích thích kinh tế góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế, ngăn ngừa suy giảm, đảm bảo an sinh xã hội. Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời chỉ đạo các ngân hàng thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất 4% đạt những kết quả nhất định. Trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm hoặc chưa qua đáy khủng hoảng, kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cả năm ở mức ấn tượng, vượt 5,2%. Mặt bằng giá trong năm tương đối ổn định. Lạm phát cả năm được kiềm chế ở mức 6,8%. Góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế là các biện pháp hỗ trợ, kích thích kinh tế của Chính phủ với gói kích thích kinh tế có tổng giá trị gần 10% GDP. Cụ thể, gói kích thích kinh tế bao gồm 4 khoản: Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17 nghìn tỷ đồng; vốn đầu tư phát triển của Nhà nước khoảng 90,8 nghìn tỷ đồng; thực hiện chính sách miễn, giảm thuế khoảng 28 nghìn tỷ đồng; các khoản chi khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội khoảng 9,8 nghìn tỷ đồng. Trong đó, hỗ trợ lãi suất là khoản được “quan tâm nhiều nhất”. Ngành ngân hàng đã triển khai kịp thời các chính sách hỗ trợ lãi suất. Quán triệt rõ nhiệm vụ này, NHTW đã tổ chức chỉ đạo triển khai kịp thời, quyết liệt các Quyết định 131/QĐ-TTg hỗ trợ 4% cho các khoản vay vốn lưu động của các doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế với thời gian hỗ trợ không quá 8 tháng và trước 31/12/2009; Cơ chế thứ 2 là hỗ trợ lãi suất với mức 4% cho các khoản vay vốn trung và dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh với thời hạn hỗ trợ không quá 24 tháng và trước 31/12/2011 bao gồm 9 ngành, lĩnh vực thuộc nông nghiệp và công nghiệp (443/QĐ-TTg); Cơ chế thứ 3 theo QĐ 447 là thực hiện hỗ trợ lãi suất các khoản vay mua máy móc thiết bị tối đa là 24 tháng; vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn (tối đa là 12 tháng), áp dụng đối với những khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ 1/5 đến 31/12/2009. Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam đến ngày 24/12/2009 là 412.179,83 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất đã xuất hiện một số khó khăn, vướng mắc nhưng đây là một trong những giải pháp kích thích kinh tế tối ưu với chi phí thấp, phù hợp với điều kiện nước ta, có tác động tích cực giúp nhiều doanh nghiệp và hộ sản xuất giảm chi phí vay vốn, giảm giá thành sản phẩm, duy trì và mở rộng sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Việc triển khai cơ chế hỗ trợ lãi suất cũng thể hiện sự nỗ lực lớn và khả năng thực thi chính sách của hệ thống ngân hàng. 2.Chính sách tiền tệ được điều hành linh hoạt và hiệu quả, góp phần duy trì cac chỉ số tiền tệ và kinh tế vĩ mô ở mức hợp lý Lãi suất cơ bản giữ nguyên trong 10 tháng NHTW c đã điều hành chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng thận trọng, hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng hiệu quả. Tháng 2/2009, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất chủ đạo (lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn), giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đáp ứng nhu cầu mở rộng tín dụng của nền kinh tế. Theo đó, lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam được điều chỉnh giảm từ 8,5%/năm xuống 7%/năm. lãi suất tái cấp vốn giảm từ 9,5%/năm xuống 7%/năm, lãi suất tái chiết khấu giảm từ 7,5/năm xuống 5%/năm. Các mức lãi suất này được giữ nguyên cho đến hết tháng 11/2009. Tuy nhiên, từ cuối tháng 11/2009, để phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu thêm 1% áp dụng từ 1/12/2009 Thị trường ngoại hối dần đi vào ổn định Đầu năm, phần do lo ngại rủi ro biến động tỷ giá, nhiều doanh nghiệp chọn vay VND do được hỗ trợ lãi suất, nên tại nhiều ngân hàng rơi vào nghịch lý thừa USD cho vay nhưng lại thiếu USD để bán. Doanh nghiệp xuất khẩu găm giữ USD trên tài khoản. Trong bối cảnh các nguồn cung USD từ FDI, kiều hối, du lịch…bị suy giảm do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nên đã ảnh hưởng đến cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước và là một trong những nguyên nhân khiến thị trường ngoại tệ của Việt Nam có biểu hiện căng thắng. Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp để ổn định thị trường này, trong đó có quyết định mở rộng biên độ ấn định tỷ giá mua bán USD/VND của các ngân hàng thương mại từ +3% lên +5% kể từ ngày 24/3/2009 và điều hành linh hoạt tỷ giá bình quân liên ngân hàng phù hợp với tín hiệu thị trường và mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập siêu. Từ cuối tháng 11/2009, để phù hợp với diễn biến mới của nền kinh tế và trên cơ sở xem xét mối quan hệ giữa tỷ giá, lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng và cán cân thanh toán quốc tế, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm biên độ ấn định tỷ giá xuống +/-3% kể từ ngày 26/11/2009, đồng thời điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng cho ngày 26/11/2009 tăng thêm 5,4% so với ngày 25/11/2009. Đồng thời Chính phủ cũng chỉ đạo 7 tập đoàn, tổng công ty bán ngoại tệ cho ngân hàng. Ngày 30/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký ban hành Thông tư số 26/2009/TT-NHNN quy định mua – bán ngoại tệ của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Nhờ có những giải pháp tích cực trên, thị trường ngoại hối đã dần đi vào ổn định. 3. Triển khai đồng bộ các giải pháp về điều hành tín dụng nhằm khuyến khích sản xuất và xuất khẩu, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, như: Chỉ đạo các tổ chức tín dụng thực hiện các giải pháp về tín dụng và lãi suất để vừa chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, vừa bảo đảm an toàn hoạt động và ngăn ngừa nguy cơ tái lạm phát… Đáng chú ý là việc thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo. 4. Hiện đại hoá hoạt động ngân hàng và phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Việc triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong năm 2009 tiếp tục đạt được những kết quả tích cực. Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành tiếp tục triển khai giai đoạn II Chỉ thị 20/2007/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo hướng tập trung nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ và gia tăng các tiện ích phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; Tập trung chỉ đạo việc tái cấu trúc Banknetvn để triển khai thành lập Trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất. Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn II được đưa vào vận hành từ tháng 11/2008 với khả năng xử lý 2 triệu giao dịch/ngày đã góp phần rất quan trọng tăng cường khả năng cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử hiện đại, tiện ích cao cho xã hội. 5. Hạ nhiệt thị trường vàng Do ảnh hưởng của diễn biến giá vàng thế giới và yếu tố đầu cơ, thị trường vàng trong nước diễn biến phức tạp. Ngày 2/12/2009 giá vàng giao ngay đóng cửa tại thị trường New York đạt mức kỷ lục 1.215,8 USD/oz. Mức giá này đã bỏ xa kỷ lục đóng cửa 1.002,8 USD/oz của năm 2008. Giá vàng vật chất trong nước lập đỉnh 29,3 triệu đồng một lượng ngày 11/11, cao hơn từ 2,5 – 3 triệu đồng so với giá vàng trên thị trường quốc tế. Trước những diễn biến bất thường của thị trường vàng trong nước, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định cho phép nhập khẩu vàng nhằm hạ nhiệt thị trường. Quyết định được công bố vào chiều ngày 11/11 này được xem như một liều thuốc giải nhiệt hiệu quả và kịp thời đối với cơn sốt vàng đang ở đỉnh điểm. Trước đó, hoạt động nhập khẩu vàng đã bị tạm ngừng một năm rưỡi. Sau khi vấn đề nguồn cung được giải quyết, giá vàng tiếp tục có những biến động mạnh do xu hướng leo thang của tỷ giá USD thị trường tự do. Tuy nhiên, vấn đề này đã được khắc phục sau khi Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh tỷ giá USD/VND liên ngân hàng và thu hẹp biên độ tỷ giá từ +/-5% về +/-3% vào ngày 25/11. Từ thời điểm đó tới nay, với sự ổn định của tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do và nguồn cung vàng không còn khan hiếm, giao dịch trên thị trường vàng diễn ra khá ổn định. Sự kiện quan trọng liên quan đến số phận của các sàn giao dịch vàng là ngày 30/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký văn bản số 369/TB-VPCP yêu cầu không được tổ chức và thực hiện việc kinh doanh vàng trên tài khoản trong nước dưới mọi hình thức. Theo đó, chậm nhất 90 ngày kể từ ngày 30/12/2009, mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh sàn giao dịch vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản ở trong nước phải chấm dứt hoạt động (trước ngày 30/3/2010). Thủ tướng cũng yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bãi bỏ ngay quy định về việc kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài theo Quyết định số 3/2006/QĐ-NHNN ngày 18/01/2006. 6. Tăng cường hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế Trong khuôn khổ các đợt phân bổ Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) của IMF nhằm tăng dự trữ ngoại hối cho các nước hội viên, Việt Nam đã được phân bổ 276,6 triệu SDR. Phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan trình Thủ tướng Chính phủ vận động Chính phủ Nhật Bản cho vay 2 khoản ưu đãi hỗ trợ khắc phục khủng hoảng trị giá 57 tỷ Yên. Ngân hàng Nhà nước đã chủ trì đàm phán với WB và ADB 20 chương trình/dự án với tổng giá trị 3,8 tỷ USD, nâng tổng số chương trình/dự án đã đàm phán/ký kết với 2 tổ chức này từ năm 1993 đến nay lên 175 khoản với tổng trị giá 17 tỷ USD. Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành hữu quan tích cực vận động 2 tổ chức này bổ sung các chương trình cho vay mới và tăng số tiền cam kết của các chương trình/dự án hiện có cho Việt Nam (đã huy động thêm được 325 triệu USD giá trị tăng thêm từ các chương trình hiện có và 1 tỷ USD từ 2 khoản vay mới). Mới đây, WB và ADB đã tiếp tục cam kết sẽ cho Việt Nam vay 3,9 tỷ USD trong năm 2010, trong đó có trên 800 triệu USD hỗ trợ ngân sách trực tiếp.Các văn bản hợp tác trao đổi thông tin thanh tra giám sát ngân hàng với 12 cơ quan quản lý ngân hàng các nước, vùng lãnh thổ và nhiều thỏa thuận hợp tác với các đối tác song phương trên toàn thế giới được ký kết. Tiếp tục thể hiện vai trò tích cực trong tiến trình hợp tác tài chính tiền tệ khu vực ASEAN, ASEAN+3, SEACEN, APEC... Trong năm nay, Ngân hàng Nhà nước cũng cho phép 2 ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh tại Việt Nam, nâng tổng số chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam lên 47. Đặc biệt, sự kiện Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được toàn thể Thống đốc các nước thành viên IMF/WB bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IMF/WB nhiệm kỳ 2008-2009 cho thấy sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế đối với những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội; đó cũng là kết quả của những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc tăng cường và phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam với IMF/WB và các nước hội viên của hai tổ chức này. Trên cương vị được giao, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hoàn thành xuất sắc vai trò Chủ tịch Hội đồng Thống đốc IMF/WB và chủ trì thành công Hội nghị thường niên 2009 tổ chức vào tháng 10 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, được lãnh đạo IMF/WB đánh giá cao. 7. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành việc thống kê và công bố Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước, và là đơn vị hoàn thành sớm nhất giai đoạn 1 – giai đoạn rà soát và thống kê tất cả các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực hoạt động ngân hàng, đảm bảo đúng yêu cầu và có chất lượng. Trong giai đoạn 2 của Đề án 30 (giai đoạn rà soát thủ tục hành chính), Ngân hàng Nhà nước cũng đã hoàn thành việc rà soát ưu tiên 15 thủ tục hành chính theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách, trong đó đã đề xuất bãi bỏ 2 thủ tục hành chính, bổ sung, sửa đổi 8 thủ tục hành chính. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tập trung rà soát các thủ tục hành chính còn lại để đề xuất đơn giản hoá tối thiểu 30% các quy định về thủ tục hành chính theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ. 8. Hoàn thiện thể chế về tiền tệ và thánh lập các cơ quan đủ mạnh để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước Thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh năm 2009 của Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trình Quốc hội Khoá XII cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6. Năm 2010, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung hoàn thiện 2 dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các TCTD để trình Quốc hội thông qua, đồng thời xây dựng các văn bản hướng dẫn để có thể áp dụng ngay sau khi Luật có hiệu lực thi hành. Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thiện, trình và được Thủ tướng Chính phủ ban hành một số văn bản quan trọng, như: Quyết định số 83/2009/QĐ-TTg qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng; Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại; Ban hành 25 văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. 9. Năm 2009, trong khi nhiều ngân hàng tại Mỹ bị “sập tiệm” và con số đã tới trên 140, các vụ bê bối tài chính trên thế giới xuất hiện, thì tại Việt Nam, hệ thống ngân hàng mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đã đứng vững, vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển. 10. Xử lý các tin đồn trên thị trường tài chính - tiền tệ Năm 2009 cũng là năm nhiều tin đồn tấn công cả vào thị trường tài chính - tiền tệ. Cơ quan quản lý đã kịp thời lên tiếng, ổn định thị trường, trong đó có vấn đề minh bạch thông tin. Điểm lại một số tin đồn trong năm 2009 có thể thấy, sau động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ (lãi suất cơ bản, tỷ giá) hơn một tuần (25/11), những tin đồn liên quan đến thị trường tiền tệ có tốc độ lây lan nhanh. Tin đồn cho rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều chỉnh nâng mức lãi suất cơ bản và tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Ngân hàng Nhà nước đã kịp thời khẳng định tin đồn trên là không đúng. Trước đó ngày 2/12, dư luận xôn xao với thông tin Việt Nam sẽ phát hành tiền mệnh giá 1 triệu đồng và mạnh tay thắt chặt chính sách tiền tệ. Ngoài thông tin sẽ có thêm tiền mệnh giá lớn, giới đầu tư còn hoang mang khi nghe tin Chính phủ bắt các ngân hàng mua trái phiếu bắt buộc với tỷ lệ lên tới 50% vốn điều lệ, cao gấp 5 lần mức yêu cầu đưa ra hồi khủng hoảng tiền tệ đầu năm 2008; đồng thời tăng tiếp lãi suất cơ bản và nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng tiền đồng. Dư luận còn bàng hoàng với tin đồn Việt Nam sẽ đổi tiền cho dù thị trường tiền tệ không có nhiều xáo trộn. Sáng 14/12, trên các sàn chứng khoán lại rộ lên tin đồn về việc NHTW đã “bơm” gần 30.000 tỷ đồng cho các ngân hàng thương mại cải thiện thanh khoản. Trước các tin đồn trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã chính thức bác bỏ. Thị trường đã nhanh chóng ổn định trở lại. Giữa năm, vào ngày 5/6/2009, cổ phiếu ngân hàng đột ngột tăng nóng do nhiều yếu tố tác động, trong đó có cả tin đồn đối tác ngoại được tăng tỷ lệ sở hữu từ 30% lên 49%. Giới đầu tư nhìn nhận nếu việc nâng room là sự thật thì thị trường sẽ có thêm nhiều cơ hội mới khi ôm cổ phiếu ngân hàng. Tuy nhiên, lập tức sau đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã khẳng định tăng tỷ sở hữu chỉ là tin đồn, Việt Nam chưa có chủ trương về vấn đề này. NHTW đã chỉ đạo các đơn vị trong ngành đặc biệt chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền về các biện pháp chỉ đạo và điều hành hoạt động tiền tệ - ngân hàng, nhất là các nội dung liên quan đến hỗ trợ lãi suất, chính sách tỷ giá, quản lý ngoại hối để các doanh nghiệp, tổ chức, người dân nắm bắt được thông tin. Tóm lại, NHTW đã điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến của thị trường, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, góp phần quan trọng vào việc ngăn chặn suy giảm kinh tế và duy trì các chỉ số kinh tế vĩ mô ở mức hợp lý. Kết luận Gia nhập tổ chức Thương Mại Kinh Tế Thế Giới (WTO), Việt Nam đang chuyển mình nhanh chóng để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cùng với sự sáng tạo và nỗ lực vượt bậc của toàn Đảng, toàn dân, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong cơ chế đổi mới nền kinh tế nước nhà. Tuy nhiên, để phát huy hết các lợi thế trong nước nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển xuất khẩu và ngày càng hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam mà vẫn giữ ổn định kinh tế, chính trị, xã hộithì thực tế còn phải hoàn thiện và đổi mới hơn nữa nhiều cơ chế chính sách trong thời gian tới, đặc biệt là đổi mới cơ chế, chính sách về tài chính – tiền tệ của ngân hàng trung ương. Quaù trình ñoåi môùi Ngaân haøng thaønh coâng – vôùi söï hình thaønh heä thoáng ngaân haøng hai caáp, trong ñoù Ngân hàng nhà nước Việt Nam thực sự đã có những bước đi khá đúng đắn trong việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ, góp phần không nhỏ vào thành tựu tăng trưởng và ổn định kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động khó lường như hiện nay, không một chính sách nào có thể tồn tại mãi mà không có những bất cập. những hạn chế của ngành Ngân hàng nói chung và ngân hàng Trung ương nói riêng là điều khó tránh khỏi và cần có sự cải cách kịp thời. . Ñeå khaéc phuïc haïn cheá, yeáu keùm - tröôùc heát NHT W cần phaûi noå löïc ñoåi môùi, quản lý và sử dụng tốt chính sách tiền tệ quốc gia. Hơn nữa, còn đòi hỏi một sự phối hợp đồng bộ và nhịp nhàng giữa Chính phủ, Ngân hàng trung ương và toàn bộ các chủ thể trong nền kinh tế. Hoàn thành bài tiểu luận này, nhóm chúng em không có tham vọng gì hơn ngoài việc tham gia tìm hiểu ban đầu về Ngân hàng Trung ương ở Việt Nam, từ đó đưa ra một số ý kiến xây dựng Ngân hàng trung ương nhằm góp phần nhỏ bé, hoàn thiện thêm chính sách tiền tệ quốc gia cho phù hợp với tình hình đất nước, để có thể vượt qua những cam go thử thách, đảm bảo ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh và nâng cao đời sống của nhân dân lao động.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro