Câu 4
Câu 4: Anh chị hãy phân tích để làm rõ các tác động kinh tế của hoạt động du lịch đối với điểm đến? Cho ví dụ minh họa?
a) Tác động tích cực
- Du lịch góp phần làm tăng GDP cho nền kinh tế quốc dân:
+ Du lịch phát triển đem lại nguồn thu lớn cho xã hội, địa phương, các ngahf và các thành phần kinh tế có liên quan
+ Làm tăng nguồn thu ngoại tệ quốc gia điểm đến bằng nhiều cách khác nhau
+ Góp phần thúc đẩy gần như toàn bộ ngành kinh tế, tạo nguồn thu nhập ngân sách cho địa phương từ các khoản trích nộp nhân sách và thuế của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn
+ Ở nhiều nước, du lịch là 1 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, là 1 ngành kinh tế chủ yếu góp phần đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước
+ Ví dụ: Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, năm 2013, du lịch VN đón về 7.57 triệu lượt khách quốc tế, thu về 7.5 tỉ USD, tăng 9.9% so với năm 2012
- Du lịch tạo việc làm cho người dân:
+ Là 1 ngành tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân lao động
+ Ngành du lịch phát triển mạnh mẽ đã thu hút được lượng lao động lớn, không chỉ có các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế mà kể cả hàng ngàn hộ tư nhân cũng tham gia kinh doanh du lịch
+ Du lịch tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, bao gồm cả nhũng người lao động trực tiếp trong ngành du lịch và những người lao động gián tiếp từ các ngành kinh tế có liên quan
+ Ví dụ: Theo thống kê năm 2012 của tổ chức du lịch thế giới, yoongr số lao động liên quan đến du lịch chiếm 9.1% tổng số lao động toàn cầu( cứ 11 lao động trên thế giới thì lại có 1 lao động du lịch)
- Du lịch góp phần cân bằng cán cân thanh toán:
+ Du lịch được xem là công cụ hữu hiệu để giúp cân bằng cán cân thanh toán
+ Du lịch mang lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước thông qua chi tiêu của khách du lịch quốc tế. Với sự gia tăng thu nhập ngoại tệ, du lịch có ảnh hưởng tích cực tới cấn cân thanh toán quốc tế của nhiều quốc gia
- Du lịch phát triển sẽ kích thích đầu tư:
+ Nhìn chung, sự phát triển của bất cứ ngành nào cũng tạo ra cơ hội đầu tư. Du lịch là ngành có cấu trúc độc đáo . Vì vậy, sự đầu tư của nhà nước vào các cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng ..sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp , đầu tư nước ngoài.
+ Tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm ngày càng cao trong GDP
- Hiệu quả số nhân trong du lịch( Hệ số tác động bội)
+ Tiêu dùng của khách du lịch sẽ tạo thu nhập cho các đơn vụ kinh doanh du lịch . Các đơn vị này sẽ tiêu dùng thu nhập, tạo nên thu nhập cho các ngành khác. Cứ như vậy, tạo nên chuối tiêu dùng – thu nhập – tiêu dùng..., chuỗi này sẽ tạm thời dừng lại khi " sự rò rỉ" xuất hiện.
+ Độ lớn của hệ số nhân có sự khác nhau giữa các quốc gia, các vùng..tùy thuộc vào bản chất kinh tế của mỗi nơi
+ Hiệu quả số nhân sẽ càng cao khi số vòng thu nhập – tiêu dùng diễn ra càng nhiều ở trong địa phương, quốc gia đó
+ Ví dụ: Một khách du lịch trả 100 USD cho 2 đêm nghỉ ở khách sạn, người chủ khách sạ này lại tiêu dùng 100 USD này vào việc trả lương cho nhân viên, mua thực phẩm, tiết kiệm....hoạt động này tạo ra thu nhập cho những người khác
- Du lịch phát triển làm tăng thu nhập về thuế:
+ Những chi tiếu của khách du lịch đến Việt Nam sẽ làm tăng thu nhập về thuế cho Nhà nước: thuế nhập cảnh, thuế hải quan, lưu trú..
+ Ví dụ:
- Du lịch phát triển thúc đẩy sự phát triển của các địa phương:
+ Trong 1 quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo động hoạt động luân chuyển hàng hóa, tiền tệ. Cán câu thu chi được thực hiện giữa các vùng có trình độ kinh tế khác nhau, có tác dụng điều hòa nguồn vốn( từ vùng KT phát triển sang vùng kém phát triển hơn) , kích thích sự phát triển kinh tế giữa các vùng sâu, vùng xa.
+ Ví dụ:
- Phát triển du lịch sẽ mở mang, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế:
+ Thúc đẩy sựu phát triển của cơ sở hạ tầng: hệ thống giao thông vận tải, hệ thống cung cấp điện nước....
+ Ví dụ:
- Ngoài ra, du lịch còn có tác động làm đa dạng hóa nền kinh tế trong nước. Giúp thực hiện xuất khẩu tại chỗ nhiều mặt hàng.
b) Tác động tiêu cực:
- Sự rò rỉ:
+ Sự rò rỉ xảy ra khi du khách đòi hỏi các trang thiết bị, thức ăn, sản phẩm mà địa phương không cung cấp được
+ Sự rò rỉ cũng xảy ra khi các điểm đến nghèo nàn thường chỉ đầu tư vốn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng và các tiện nghi du lịch thiết yếu
+ Ví dụ: Sự rò rỉ của du lịch Thái Lan cho biết có đến 70% số tiền chi tiêu của du khách bị rò rỉ ra khỏi đất nước này
- Chi phí hạ tầng:
+ Sự phát triển của du lịch đòi hỏi chính quyền địa phương cần có sự đầu tư lớn
+ Ví dụ: Chi phí nâng cấp sân bay,đướng sá, miễn thuế và tạo điều kiện thuận lợi khác để kích thích đầu tư....
- Sự phụ thuộc quá mức vào du lịch:
+ Một vài điểm đến đã quá phụ thuộc vào ngành du lịch, đa số sinh kế của người dân đều dựa vào hoạt động du lịch
+ Du lịch là 1 ngành rất dễ bị tổn thương do những thay đổi từ bên trong ngành và bên ngoài ngành. Nên các quốc da cần đa dạng hóa nên kinh tế, tránh phụ thuộc quá mức vào du lịch
+ Ví dụ: Ở Gambia , khoảng 30% trong tổng số lao động làm việc trực tiếp hay gián tiếp trong lĩnh vực du lịch; Ở Maldives là 84%
- Giá cả gia tăng:
+ Sự gia tăng cầu của các hàng hóa và dịch vụ cơ bản làm gia tăng giá
+ Sự phát triển du lịch cũng làm tăng giá trị đất đai, người dân địa phương phải trả mức giá cao để mua đất xây nhà
- Đặc tính thời vụ của hoạt động du lịch:
+ Nếu hoạt động du lịch ở địa phương mang tính thời vụ cao thì người dân chỉ có thu nhập trong mùa du lịch
ü Công việc và thu nhập không ổn định
ü Không có sự đảm bảo về việc làm trong tương lai
ü Khó khăn về đào tạo, các lợi ích liên quan đến người lao động
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro