Tổng phân tích nước tiểu - p3
Sự vấy nhiễm của phân sẽ làm bẩn mẫu xét nghiệm. Vì vậy, bệnh nhân cần tiểu để lấy mẫu vào túi bảo quản trước khi đi cầu.
· Nếu còn máu kinh hoặc dịch tiết ở vùng sinh dục thì xét nghiệm nên trì hoãn hoặc dùng ống thông tiểu để lấy nước tiểu sẽ hạn chế sự vấy nhiễm.
V. Các chỉ số bình thường của nước tiểu
A. Thể tích nước tiểu
· Giá trị bình thường: 600ml-2500ml
· Tổng quan: việc đo thể tích nước tiểu là một phần quan trọng của việc đánh giá sự cân bằng dịch và chức năng thận. Thể tích nước tiểu bình thường của người trưởng thành trong suốt 24h khoảng 600ml đến 2500ml, lượng nước tiểu trung bình khoảng 1200ml/ngày. Lượng nước tiểu trong tất cả các giai đoạn trong ngày liên quan trực tiếp đến lượng dịch nhập, nhiệt độ, thời tiết và lượng mồ hôi. Thể tích nước tiểu tạo ra vào ban đêm nhỏ hơn 700ml, tỉ lệ nước tiểu ngày/đêm xấp xỉ 2:1 đến 4:1.
· Giải thích: thể tích nước tiểu phụ thuộc vào lượng nước bài tiết ra từ thận. Nước là thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể, vì thế lượng chất bài tiết liên quan đến lượng nước của cơ thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến thể tích nước tiểu bao gồm lượng dịch nhập, lượng dịch mất ngoài thận, sự rối loạn bài tiết của hormon kháng lợi niệu ADH, hàm lượng các chất tan như đường và muối. Đa niệu là sự tăng đáng kể lượng nước tiểu. Thiểu niệu là giảm lượng nước tiểu. Và hình thức cuối cùng của quá trình này là vô niệu; giảm toàn bộ lượng nước tiểu.
· Những gợi ý về lâm sàng:
(1) Đa niệu + tăng nồng độ BUN và Creatinin: tiểu đường nhiễm xeton acid, tắc nghẽn một phần đường niệu, hoại tử ống thận ( đặc biệt do aminoglycoside)
(2) Đa niệu với nồng độ BUN và Creatinin bình thường: bệnh tiểu đường, tình trạng bị tâm thần kinh( cuồng uống) hoặc bị ép uống nhiều nước, u não hoặc u tủy sống.
(3) Thiểu niệu( < 200ml NT/24h): nguyên nhân do thận như thiếu máu cục bộ đến thận, bệnh thận do nhiễm các chất độc ảnh hưởng đến hệ thống thận, tình trạng viêm cầu thận do mất nước( gây ra bởi nôn ói kéo dài, tiêu chảy, vã mồ hôi quá nhiều, bỏng), tắc nghẽn đường niệu, suy tim.
(4) Vô niệu ( < 100ml NT trong 24h): nguyên nhân do tắc nghẽn đường niệu hoàn toàn, hoại tử vỏ thận cấp, viêm cầu thận ( cấp hoặc hoại tử ), hoại tử ống thận cấp, tán huyết do phản ứng truyền máu.
· Những yếu tố ảnh hưởng đến thể tích nước tiểu:
(1) Đa niệu: truyền tĩnh mạch đường hoặc muối, thuốc lợi tiểu, café, rượu, trà, caffein.
(2) Thiểu niệu: ăn muối quá nhiều.
B. Tỷ trọng nước tiểu
· Giá trị bình thường: 1.005-1.030
· Nước tiểu cô đặc: 1.025-1.030
· Nước tiểu pha loãng: 1.001-1.010
· Giải thích: tỷ trọng nước tiểu đánh giá khả năng cô đặc của nước tiểu của thận. Bởi vì nước tiểu chứa hoáng chất, muối và các chất hòa tan trong nước tiểu nên tỷ trọng nước tiểu đánh giá qua độ đậm đặc của các chất hòa tan trong mẫu xét nghiệm. cũng như một sự đánh giá độ đậm đặc của mẫu xét nghiệm, tỷ trọng nước tiểu bị ảnh hưởng cả về số lượng lẫn kích thước của các chất hiện diện trong nước tiểu. Sự biến đổi về tỷ trọng nước tiểu phụ thuộc vào tình trạng nước của cơ thể, thể tích nước tiểu và lượng chất hòa tan được bài tiết.
· Gợi ý về lâm sàng:
(1) Tỷ trọng bình thường: giá trị tỷ trọng thường thay đổi nghịch đảo với lượng chất bài tiết của nước tiểu ( giảm thể tích nước tiểu = tăng tỷ trọng). Tuy nhiên mối liên quan này không có giá trị trong các trường hợp sau:
A. Tiểu đường: tăng thể tích nước tiểu, tăng tỷ trọng.
B. Tăng huyết áp: thể tích bình thường, giảm tỷ trọng.
C. Bệnh thận mạn thận mạn tính giai đoạn sớm: tăng thể tích, giảm tỷ trọng.
(2) Nước tiểu giảm tỷ trọng ( tỷ trọng 1.001-1.010) xảy ra trong các trường hợp sau:
A. Tiểu đường ( tỷ trọng thấp với tăng lượng thể tích nước tiểu). Nguyên nhân này do sự thIếu hoặc giảm ADH, một hormon giúp thận tái hấp thu nước ở ống góp. Không có ADH, thận sẽ tạo ra một lượng lớn nước tiểu do không được tái hấp thu ( khoảng 15-20l/d)
B. Viêm cầu thận ( viêm thận không nhiễm trùng ) và viêm đài bể thận ( viêm thận do nhiễm trùng nhưng không cấp tính). Tỷ trọng thấp trong viêm cầu thận, với giảm thể tích nước tiểu. Tổn thương ống thận ảnh hưởng đến khả năng cô đặc nước tiểu.
C. Tổn thương thận nặng gây rối loạn về khả năng pha loãng và cô đặc nước tiểu.
(3) Nước tiểu tăng tỷ trọng ( tỷ trọng 1.025-1.030)xảy ra trong các trường hợp sau:
A. Tiểu đường
B. Thận hư
C. Mất nước quá nhiều ( sốt, nôn ói, tiêu chảy)
D. Tăng tiết ADH
E. Suy Tim ứ huyết
F. Nhiễm độc thai nghén.
· Các yếu tố ảnh hưởng:
A. Chất cản quang, khoáng chất, dextran làm tăng tỷ trọng nước tiểu.
B. Nhiệt độ mẫu nước tiểu ảnh hưởng đến tỷ trọng, nhiệt độ lạnh làm tăng tỷ trọng giả tạo.
C. Nước tiểu kiềm cho kết quả tỷ trọng thấp giả tạo
D. Nước tiểu có protein niệu từ 100-750mg/dl làm tăng tỷ trong giả tạo.
E. Lợi tiểu và kháng sinh cho kết quả tỷ trọng cao giả tạo.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro