Chương 71: Nghĩa Địa Dưới Đáy Hồ Tây
Đi bộ ở ven hồ Tây làng Võng Thị, thuộc phường Bưởi (Hà Nội), phóng tầm mắt ra giữa hồ, ai cũng có thể thấy những khối đen sì trồi lên giữa biển nước mênh mông, thi thoảng lại bị những con sóng bạc đầu nhấn chìm. Dùng máy ảnh thu zoom hết cỡ, trên màn hình hiện rõ, đó là những ngôi mộ. Xa hơn, còn một ngôi vài mộ nữa, cũng chơ vơ giữa biển nước. Mùa nước cạn, thì những ngôi mộ phía xa tít tắp hiện ra, mùa nước lớn thì biến mất.
Ông Bân sống trong một ngôi biệt thự, trong một con ngõ sâu hun hút ở phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm). Khi gợi chuyện Hồ Tây, những kỷ niệm tràn về. Suốt 40 năm lặn ngụp ở Hồ Tây, ông thuộc nó như thuộc những đường chỉ trên bàn tay mình.
Theo ông Bân, xưa kia Hồ Tây chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, không rộng tới 560 hécta và chứa tới 8 triệu mét khối nước như hiện nay. Bên Hồ Tây, có hàng chục làng mạc cổ, hàng chục cánh đồng, ruộng vườn bám ở mép hồ và cũng có hàng chục cái nghĩa địa, để chôn cất những người trong làng, hoặc chôn người chết ở các làng bên trong.
Trong sử sách cũng chép, thời Lê, các tướng lĩnh sau khi đánh quân Chăm pa, bắt được tù binh, đều tạo điều kiện cho họ lập kế sinh nhai bằng cách khai hoang vùng đất rậm rạp, heo hút quanh Hồ Tây. Người Chăm pa sinh sống lâu ngày, lập lên những ngôi làng đặc thù quanh Hồ Tây suốt hàng trăm năm trời. Sống ven hồ, chết cũng ở ven hồ, nên theo ông Bân, dưới đáy Hồ Tây, có thể vẫn còn hàng ngàn ngôi mộ Chăm pa. Tuy nhiên, thời gian đã quá lâu, lớp bùn đất bồi lấp, dìm những nghĩa địa này xuống rất sâu rồi.
Cùng với nghĩa địa của người Chăm, còn hàng chục nghĩa địa khác của người Việt hình thành trên những dải đất hoang ven hồ. Chỉ cần lặn xuống đáy Hồ Tây, khu vực làng Hồ, Võng Thị, Trích Sài thuộc Phường Bưởi, có thể phát hiện cả một góc hồ là một nghĩa địa khổng lồ, rộng hàng chục hécta. Toàn bộ đáy Hồ Tây ở khu vực phường Bưởi, là một nghĩa địa. Những nghĩa địa tồn tại từ hàng ngàn năm trước, đã bị những đợt sóng kiên trì của Hồ Tây đánh tan và nhấn chìm xuống đáy bùn.
Theo khảo sát của ông Bân, khu vực làng Xuân La nhìn ra, cũng từng có một nghĩa địa rộng chừng 3 ha, bị sóng Hồ Tây nhấn chìm. Giờ đứng ở đoạn Xuân La nhìn ra, chỉ thấy biển nước mênh mông, với những đợt sóng lớn, đang ngoạm dần vào đường Lạc Long Quân.
Rất nhiều xuồng máy của các doanh nghiệp quản lý, khai thác Hồ Tây bị gãy chân vịt mỗi khi chạy qua khu vực Phủ Tây Hồ. Cảnh tượng Hồ Tây ở khu vực này rất đẹp, song ít ai biết rằng, dưới mặt nước xanh biêng biếc ấy, cách bờ vài trăm mét là một nghĩa địa rộng mênh mông với dày đặc các ngôi mộ nhấp nhô. Những người lái xuống máy không thuộc luồng lạch, chỉ cần sơ xuất một chút là gãy chân vịt khi chạm vào mộ.
Ông Bân từng là người trực tiếp chứng kiến nghĩa địa cuối cùng bị sóng Hồ Tây nhấn chìm dưới xuống đáy, đó là nghĩa địa của làng Nghi Tàm.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro