Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Phần Không Tên 47


ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng;

Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to

Như những mạch máu khổng lồ

Trên thân hình trái đất

Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói

Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng văn mình lớn, đông, tây, kim, cổ...

Tất cả những ngã ba trên con có thể học biết (trong sách địa dư, trên bản đồ)

Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa...

Xong rồi con có thể quên...

Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc"

(Ngã ba Đồng Lộc, Huy Cận)

Câu 1. Đoạn thơ trên là lời giao tiếp của ai với ai? Nói về điều gì?

Câu 2. Tác giả chủ yếu sử dụng phép liên kết gì?

Câu 3. Hãy chỉ ra các phép tu từ trong đoạn thơ và cho biết giá trị của các phép tu từ đó.

Câu 4. Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua lời khuyên "Chớ quên ngã ba Đồng Lộc"?

LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường".

Câu 2 (5,0 điểm)

Một trong những nét đặc trưng phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân là luôn khám phá con người dưới phương diện tài hoa nghệ sĩ.

Qua nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn và người lái đò trong tùy bút anh/ chị hãy bình luận nhận định trên.

—————- Hết —————-

Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh..................................................; Số báo danh..............................................

HƯỚNG DẪN CHẤM BÀI

Môn Ngữ Văn

(Đáp án gồm có 04 trang)

CÂUNỘI DUNGĐIỂMPHẦN ĐỌC HIỂU3,0Câu 1Đoạn thơ là lời của người cha – thế hệ đi trước nói với người con – thế hệ đi sau. Đó là lời khuyên đừng quên những người đã ngã xuống để bảo vệ nền độc lập dân tộc, đừng quên lịch sử hào hùng của đất nước ta.0,50Câu 2Đoạn thơ sử dụng phép lặp để liên kết0,50Câu 3Chỉ ra được 2 biện pháp tu từ:

– So sánh: "Như những mạch máu khổng lồ"

– Ẩn dụ: Hạt hồng cầu đỏ chói

Tác dụng: Làm cho đoạn thơ vừa trừu tượng vừa cụ thể; vừa sống động vừa bộc lộ được niềm tự hào mãnh liệt.

1,0Câu 4Học sinh tự do bộc lộ cảm xúc nhưng cảm xúc phải chân thành, phù hợp với nội dung đoạn thơ, với thời đại ngày nay. Chủ đề chính là: phải luôn ân nghĩa thủy chung, luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của các bậc cha anh đi trước đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc; luôn tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.1,0PHẦN ĐỌC HIỂU 1Viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về một tư tưởng đạo lý được nêu trong đề bài2,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của ý chí và nghị lực trong cuộc sống của mỗi người.0,50 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động.1,25Giải thích ý nghĩa của câu nói

Ý chí: là nghị lực tinh thần thuộc phần nội tại của con người, có tác dụng giúp họ kiên trì theo đuổi mục tiêu đã được đặt ra, thực hiện được lí tưởng sự nghiệp đã hướng tới.

Con đường: là con đường đi tới thành công, đạt được mục đích, thực hiện được lí tưởng cao quý của cuộc đời.

– Nội dung câu nói trên: Ý chí, niềm tin là yếu tố tạo nên thành công trên mọi con đường. Nói cách khác, để tìm ra con đường đi tới thành công trong cuộc đời cần có ý chí, sự nỗ lực, quyết tâm và kiên trì theo đuổi mục đích.

0,25Bàn luận vấn đề

– Ý chí là nghị lực tinh thần giúp con người kiên trì theo đuổi mục tiêu cao quý của cuộc đời. Khi kiên trì theo đuổi mục đích chúng ta sẽ tìm ra con đường đi tới thành công.

– Có ý chí và lòng quyết tâm con người sẽ vượt qua tất cả những khó khăn cản trở trên đường đời.

– Không có ý chí chúng ra sẽ nản lòng, chùn bước và gục ngã trước những khó khăn.

0,75Bài học nhận thức và hành động

– Đây không phải là một tư tưởng duy ý chí mà là một nhân sinh quan tích cực.

– Ý kiến trên thực sự là một chân lý, là kim chỉ nam hành động cho mọi người nhất là đối với thanh niên chúng ta.

0,252Khám phá con người dưới phương diện tài hoa nghệ sĩ là một nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân. Điều này được thể hiện rõ qua nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tùngười lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà.5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:

Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân.

0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Đặc trưng phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện qua nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tùngười lái đò trong tùy bút Người lái đò Sông Đà.0,50 c. Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp, sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; biết bình luận nâng cao vấn đề.4,0· Vài nét về tác giả, tác phẩm và nhân vật

– Nguyễn Tuân được mệnh danh là người suốt đời đi tìm cái đẹp. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng vừa mang tính thống nhất vừa thể hiện sự chuyển biến.

– Vài nét về vị trí của hai tác phẩm: Chữ người tử tù là một trong những thành công nổi bật của tập Vang bóng một thời ca ngợi vẻ đẹp của những con người tài hoa, nghệ sĩ. Người lái đò sông Đà là thiên tùy bút tiêu biểu nhất trong tập Túy bút Sông Đà ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người Tây Bắc.

– Huấn Cao là ông lái đò là những nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Đó đều là những con người tài hoa nghệ sĩ.

0,50· Giải thích ý kiến

– Nhận định đặt ra vấn đề về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: khám phá con người trên phương diện tài hoa nghệ sĩ.

– Đây là một nhận định đúng về nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, đó là lớp nhân vật tài hoa, nghệ sĩ (những con người có tài năng hơn người, tài năng ấy được nâng lên thành nghệ thuật và ở họ còn có một tâm hồn nghệ sĩ). Điều này thể hiện rõ qua nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù và ông lái đò trong Người lái đò sông Đà.

1,0· Bình luận ý kiến trên qua phân tích nhân vật Huấn Cao và Ông lái đò

– Vấn đề con người tài hoa, nghệ sĩ trong các sáng tác của Nguyễn Tuân không đơn thuần chỉ là những người lao động trong nghệ thuật mà con người dù làm ở bất cứ ngành nghề nào thì tài năng của họ cũng đạt đến thành thạo, điêu luyện và trở thành những con người tài hoa, nghệ sĩ.

+ Huấn Cao có tài viết chữ đẹp, dưới bàn tay của Huấn Cao, viết chữ Hán đã được nâng lên thành một thứ nghệ thuật – nghệ thuật thư pháp: thể hiện qua ước muốn, khát khao của viên Quản ngục có được chữ của Huấn Cao treo trong nhà như một báu vật; qua tương truyền (cả vùng tỉnh Sơn đều biết tài viết chữ của Huấn Cao); qua lời nói của Huấn Cao (những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người). Bên cạnh đó, Huấn Cao là người có tâm hồn nghệ sĩ, người có thiên lương trong sáng. Không chỉ vậy, ông còn cảm hóa, truyền dạy thiên lương cho người khác. Nét tài hoa, nghệ sĩ được Nguyễn Tuân đặc tả ở cảnh cho chữ.

+ Ông lái đò: Dưới tay "lái ra hoa" của ông lái đò thì công việc lái đò đã được nâng lên thành một nghệ thuật: nghệ thuật vượt thác: Tài vượt thác, leo ghềnh, nắm chắc binh pháp của thân sông thần đá; thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này; thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước,... Bên cạnh đó ông lái đò còn là người có tâm hồn nghệ sĩ: sau khi vượt qua ghềnh thác sông Đà ở thượng nguồn, ông hòa mình vào cuộc sống thành bình và thiên nhiên tươi đẹp ở hạ lưu.

– Xây dựng nhân vật Huấn Cao, ông lái đò là những con người tài hoa, nghệ sĩ, tác giả ca ngợi, khám phá cái đẹp và gửi đến người đọc những thông điệp thẩm mĩ khác nhau.

– Bên cạnh những điểm thống nhất trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là việc khám phá con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ qua nhân vật Huấn Cao và ông lái đò, tác giả còn tạo nên sự phong phú, đa dạng, chuyển biến trong việc khám phá: con người tài hoa, nghệ sĩ ở nhân vật Huấn Cao là con người ở thời kì vang bóng, xuất chúng, đặc tuyển còn ông lái đò là con người của hiện tại, là người anh hùng trong cuộc sống đời thường...

2,0· Đánh giá chung

– Nhận định trên đã thể hiện được phong cách nghệ thuật độc đáo của nhà văn Nguyễn Tuân trong cách xây dựng nhân vật.

– Bên cạnh đó, người đọc còn bắt gặp một Nguyễn Tuân với phong cách "ngôn" của một nhà văn uyên bác; luôn đặt nhân vật vào những hoàn cảnh thử thách; tô đậm và khắc chạm vào tâm trí độc giả bằng những ấn tượng, va đập mạnh. Nguyễn Tuân là nhà văn của việc sáng tạo trong ngôn ngữ, độc đáo điêu luyện trong liên tưởng, so sánh...

0,50 d. Sáng tạo:

Có nhiều cách diễn đạt độc đáo; thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

0,25

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro