Phần Không Tên 25
Đề số 25
Phần đọc hiểu: (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:
Hằng đêm, hàng trăm bạn trẻ gác lại công việc của mình để đến với những lớp học miễn phí tại nhà mở, mái ấm hay trong nhà chùa giúp các em không may mắn. Những gia sư không lương này tâm niệm: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình".
Từ ý tưởng "Thay đổi xã hội từ những điều nhỏ nhất",dự án Gia sư tình nguyện , do bạn Hồ Diên Tuấn Anh, 23 tuổi, cựu sinh viên Đại học Bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh khởi xướng, hoạt động được một năm qua. Ban đầu chỉ có 3 thành viên dạy học miễn phí cho các em ở các nhà mở, mái ấm, ở chùa; các em có hoàn cảnh khó khăn, sau gần 4 tháng, hoạt động có ý nghĩa này thu hút hơn 500 bạn trẻ tham gia.
(Theo Văn Hiếu- Báo Tiền phong).
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? ( 0.5 điểm)
Câu 2: Xác định nội dung của văn bản trên? ( 0.5 điểm)
Câu 3: Em hiểu như thế nào về ý tưởng "Thay đổi xã hội từ những điều nhỏ nhất" được nói đến trong văn bản? ( 1.0 điểm)
Câu 4: Việc làm trên của các bạn trẻ là biểu hiện và là sự tiếp nối truyền thống gì của dân tộc tộc Việt Nam? ( 1.0 điểm)
Phần làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sự cần thiết của lối sống "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình" được gợi ra từ đoạn trích phần Đọc – hiểu.
Câu 2 (5.0 điểm)
Về hình tượng cây xà nu trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, Sách Giáo viên Ngữ văn 12 nâng cao (tập 2, NXB Giáo dục, năm 2008, trang 39) có viết: "...Xà nu trở thành biểu tượng cho cuộc sống và phẩm chất của nhân dân làng Xô Man".
Anh (chị) hãy phân tích hình tượng cây xà nu để làm sáng tỏ ý kiến trên.
Đáp án :
1. Phong cách ngôn ngữ báo chí 0.5
2. Nội dung: Văn bản kể về một việc làm từ thiện của một nhóm cựu sinh viên. Họ mở lớp dạy học miễn phí cho các trẻ em nghèo, gặp hoàn cảnh khó khăn ở các nhà mở, mái ấm hay ở chùa. Tính đến nay việc làm đó đã thu hút được hơn 500 bạn trẻ tham gia. Những gia sư không lương này luôn tâm niệm "sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình"
0,5
3. Ý tưởng "thay đổi xã hội từ những điều nhỏ nhất" có thể xem là mục đích, động cơ hành động vô cùng cao đẹp của những bạn trẻ. Bằng việc làm nhỏ nhưng vô cùng ý nghĩa của mình, họ đã giúp cho những trẻ em nghèo, thiếu may mắn có cơ hội được học tập và trưởng thành như bao bạn bè cùng trang lứa. Việc làm đó đã đem lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội, góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn và chắc chắn nó sẽ còn lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. 1,0
4. Việc làm trên của các bạn trẻ là biểu hiện của tấm lòng hảo tâm, nhân đạo, vị tha cao đẹp; là sự tiếp nối truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc Việt Nam "tương thân tương ái', lá lành đùm lá rách", "thương người như thế thương thân". Truyền thống đó cần được phát huy và nhân rộng trong xã hội hiện nay.
1,0
Phần 2
Câu 1 :
* Yêu cầu về hình thức: Viết một đoạn văn, có câu chủ đề, trình bày mach lạc, lô gic
* Yêu cầu về nội dung: Làm nổi bật vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết của lối sống biết cống hiến trong xã hội hiện đại "sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình"
1.Giải thích:
– Mô tả lại câu chuyện
– Ý nghĩa của câu chuyện: Thể hiện tấm lòng hảo tâm của các bạn trẻ khi tự nguyện cống hiến tài năng, sức lực của mình để giúp đỡ những trẻ em nghèo, bất hạnh trong xã hội. Việc làm ấy đem lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội.
2. Phân tích, bình luận ý kiến:
– Thái độ sống "sống là cho", cho đi nghĩa là nhận lại được thể hiện trên những phương diện sau:
+ Cống hiến những thứ mà mình có cho người khác: vật chất, tài năng, sức lực, tình cảm....
+ Hi sinh những lợi ích của bản thân vì lợi ích của người khác trên tinh thần tự nguyện. ( Dẫn chứng)
– Tại sao trong xã hội cần có những tấm lòng biết nghĩ về người khác?
+ Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, con người không thể tồn tại nếu chỉ sống vị kỉ mà không biết nghĩ đến người khác.
+ Xã hội sẽ không thể phát triển nếu mỗi cá nhân chỉ lo xây dựng hạnh phúc, tạo dựng lợi ích cá nhân mà quên đi lợi ích của người khác.Chỉ khi con người biết nghĩ về người khác , biết cống hiên thì mới có thể làm cho xã hội tốt đẹp hơn.
+ Đạo lí truyền thống của dân tộc là lá lành đùm lá rách, thương người như thể thương thân, là đạo lí cao đẹp từ ngàn đời nay. Mỗi người cần ghi nhớ và phát huy. ( Dẫn chứng)
– Trong hoàn cảnh xã hội hiện đại, con người sống thực dụng hơn, nghĩ về bản thân nhiều hơn, một lối sống biết cống hiến, biết cho đi lại càng vô cùng có ý nghĩa, càng cần thiết để làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
– Một lối sống vì người khác là một lối sống đẹp, tuy nhiên cũng không phải chỉ hoàn toàn nghĩ đến người khác mà quên đi cá nhân mình. Cần biết dung hòa hai lối sống để có được lối sống tích cực mà có ý nghĩa nhất.
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Hướng tới một lối sống biết cho đi là nhận lại.
– Thực hiện những hành động cụ thể trong cuộc sống đời thường để thể hiện lối sống tốt đẹp đó.
– Bài học nhận thức, hành động cho bản thân.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro