Phần Không Tên 22
Đề số 22
Đọc – hiểu
Con ong làm mật, yêu hoa
Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời
Con người muốn sống, con ơi
Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Một ngôi sao, chẳng sáng đêm
Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng.
Một người – đâu phải nhân gian?
Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!
Núi cao bởi có đất bồi
Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?
Muôn dòng sông đổ biển sâu
Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?"
(Trích Tiếng ru – Tố Hữu)
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
Câu 2: Đoạn thơ đề cập đến nội dung gì?
Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của hai biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: Con ong làm mật, yêu hoa/Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời.
Câu 4: Ghi lại cảm xúc của anh/chị về hai câu thơ: Con người muốn sống, con ơi/Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.
Câu 5: Đoạn thơ gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về lẽ sống của con người trong xã hội ngày nay? (Trình bày bằng một đoạn văn khoảng 15 dòng).
Nghị luận xã hội 200 chữ :
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong cuộc sống được gợi ra từ đoạn trích ở phần Đọc hiểu.
Gợi ý đáp án :
Câu 1
1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm. (0,5)
2. Nội dung đoạn thơ:
Từ mối quan hệ gắn bó giữa các sự vật trong tự nhiên (con ong, con cá, con chim, cây lúa...) với môi trường sống và đồng loại, đoạn thơ thể hiện lẽ sống con người: Hãy sống yêu thương; tự nguyện sống hòa nhập, gắn bó cá nhân với cộng đồng.
HS có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục.
Điểm 0,5: Trả lời đúng, đầy đủ nội dung trên hoặc diễn đạt theo cách khác nhưng hợp lí.Điểm 0,25: Trả lời được 1/2 nội dung trên; trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
3. HS trả lời 2 trong các biện pháp tu từ sau:
Biện pháp tu từ được sử dụng trong 2 câu thơ: liệt kê, lặp cấu trúc ngữ pháp, điệp từ, nhân hóa ...Tác dụng: Tạo nhịp điệu thơ hài hòa, cân đối, thiết tha; Nhấn mạnh sự gắn bó của sự vật với môi trường sống...Điểm 1,0: Trả lời đúng 2 biện pháp tu từ và hiệu quả biểu đạt của các biện pháp đó.Điểm 0,5: Trả lời đúng và nêu được hiệu quả biểu đạt 1 biện pháp tu từ hoặc chỉ ra được 2 biện pháp tu từ nhưng không nêu được hiệu quả biểu đạt.Điểm 0,25: Chỉ ra được 1 biện pháp tu từĐiểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
* Lưu ý:
HS có thể chỉ ra cụ thể biện pháp tu từ hoặc nêu đúng tên biện pháp tu từ cũng cho điểm; nếu học sinh nêu đúng tên biện pháp tu từ nhưng chỉ ra sai thì không cho điểm.HS có thể trả lời riêng tác dụng của từng biện pháp hoặc trả lời gộp tác dụng của 2 biện pháp đều cho điểm.
4. HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng cần hướng vào những nội dung:
Muốn sống cuộc sống có ý nghĩa thì mỗi cá nhân phải có sự gắn bó, hoà hợp với mọi người.Không chỉ có sự gắn bó, hoà hợp mà còn phải yêu thương, đồng cảm, chia sẻ với mọi người để cuộc sống tốt đẹp hơn.Điểm 0,5: Hiểu đúng quan điểm của nhà thơ trong 2 câu thơ và có suy nghĩ đúng đắn, tích cực.Điểm 0,25: Hiểu quan điểm của nhà thơ nhưng trả lời chung chung, chưa thật rõ ý.Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
5. Có thể diễn đạt theo cách khác nhưng phải hợp lí, có sức thuyết phục. HS hướng vào những nội dung sau:
Giải thích lẽ sống.Phân tích, bình luận về lẽ sống.Điểm 1.5: Nắm được đầy đủ nội dung cũng như kĩ năng viết đoạn văn nghị luận; diễn đạt tốt, có sức thuyết phục...Điểm 1,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, song một số ý còn chưa đầy đủ hoặc cách trình bày, diễn đạt chưa thật rõ ràng, thuyết phục.Điểm 0,5: Đáp ứng 2/3 các yêu cầu trên.Điểm 0: Không đáp ứng được bất kì yêu cầu nào trong các yêu cầu trên.
Câu 2
1. Giải thích:
– Đoàn kết là sự hợp tác chung tay góp sức để kết thành một khối thống nhất về cả tư tưởng lẫn hành động nhằm thực hiện một mục đích chung, đem lại lợi ích vì sự phát triển của tập thể. Đoàn kết là một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, thể hiện qua sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau bằng những hành động cụ thể, nhất là những khi gặp hoạn nạn, khó khăn.
2. Phân tích, bình luận:
– Đoàn kết là tập hợp mọi người thành một khối thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, không thể tách dời, cùng đồng lòng chung sức, hỗ trợ nhau để giải quyết công việc. Sự kết hợp ấy sẽ tạo nên sức mạnh to lớn giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, rào cản vật chất cũng như tinh thần, đem lại kết quả tốt đẹp cho cuộc sống.
– Tại sao đoàn kết lại có sức mạnh to lớn như vậy? Nó kết hợp được nhiều người, mỗi người một ưu điểm riêng mà người khác không có, nên khi tất cả họ đồng tâm cùng làm một công việc thì công việc ấy sẽ được chia ra tùy theo khả năng mà mỗi người có thể. Vậy nên, thành công nằm trong tầm tay của họ.
– Đoàn kết chung với nhau không có nghĩa là nhất thiết phải chọn được người toàn diện. Và nhấn mạnh rằng mỗi cá nhân sẽ khó đi đến thành công nếu không có sự kết hợp, nên sự đoàn kết mang chúng ta đến gần nhau hơn để dễ dàng giúp đỡ lẫn nhau. Thế nên, sự bền vững của tinh thần đoàn kết cũng có vai trò quan trọng trong tập thể, xã hội.
– Khi đất nước có giặc ngoại xâm, toàn thể đân tộc đoàn kết, đồng lòng chống giặc cứu nước, bảo vệ nền độc lập và chủ quyền dân tộc.
– Khi đất nước hòa bình, tinh thần đoàn kết thể hiện trong những hành động chung tay xây dựng tổ quốc, khắc phục những khăn của đất nước sau chiến tranh,
– Trong bối cảnh ngày nay, tinh thần ấy một lần nữa được khẳng định mạnh mẽ. Hành động chung tay góp sức ủng hộ, giúp đỡ đồng bào miền trung vượt qua bão lũ.
3. Bài học nhận thức và hành động:
– Cần phân biệt đúng sai, tốt xấu trong các mối quan hệ xã hội, giữa cá nhân với cộng đồng.
– Rèn luyện bản lĩnh sống, nâng cao tinh thần tự chủ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro