địa kinh tế
ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
Câu 1. Ý nào sau đây không đúng với đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa?
A. Sản xuất hàng hóa, chuyên môn hóa.
B. Năng xuất lao động cao.
C. Người sản xuất không quan tâm nhiều đến lợi nhuận.
D. Sản xuất quy mô lớn, sử dụng nhiều máy móc.
Câu 2. Nền nông nghiệp hàng hóa đặc trưng ở chỗ:
A. Mỗi cơ cấu sản xuất, mỗi địa phương đều sản xuất nhiều loại sản phẩm.
B. Phần lớn sản phẩm là để tiêu dùng tại chỗ.
C. Người sản xuất chỉ quan tâm nhiều tới sản lượng.
D. Người nông dân quan tâm nhiều hơn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm do họ sản xuất ra.
Câu 3. Nông nghiệp hàng hóa có điều kiện thuận lợi để phát triển ở những vùng:
A. Có truyền thống sản xuất hàng hóa.
B. Gần các trục giao thông.
C. Gần các thành phố lớn.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 4. Trong cơ cấu hộ nông thôn theo ngành sản xuất chính, hộ chiếm tỷ trọng lớn nhất là:
A. Dịch vụ.
B. Nông-lâm-thủy sản.
C. Công nghiệp-xây dựng.
D. Hộ khác.
Câu 5. Từ 2001 đến 2006, cơ cấu hộ theo ngành sản xuất chính có sự thay đổi theo hướng:
A. Tăng tỉ lệ hộ công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, hộ khác và giảm tỉ lệ hộ nông-lâm -ngư nghiệp.
B. Tăng tỉ lệ hộ nông-lâm -ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng, và giảm tỉ lệ hộ dịch vụ, hộ khác.
C. Tăng tỉ lệ hộ dịch vụ, hộ khác và giảm tỉ lệ hộ nông-lâm-ngư nghiệp, công nghiệp-xây dựng.
D. Tăng tỉ lệ hộ công nghiệp-xây dựng, dịch vụ, và giảm tỉ lệ hộ nông-lâm -ngư nghiệp, hộ khác.
Câu 6. Cây rau màu ôn đới được trồng ở đồng bằng sông Hồng vào vụ:
A. Đông.
B. Hè thu.
C. Mùa.
D. Xuân hè.
Câu 7. Ở nước ta, việc hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh cây công nghiệp ở miền núi và trung du phải gắn liền với việc :
A. Cải tạo đất đai. B. Trồng và bảo vệ vốn rừng.
C. Đẩy mạnh thâm canh. D. Giải quyết vấn đề lương thực.
Câu 8. Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta.
A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
B. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp.
C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
Câu 9. Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào :
A. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.
B. Hoạt động công nghiệp.
C. Hoạt động dịch vụ.
D. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
Câu 10. Trong cơ cấu sử dụng đất ở nước ta, loại đất có khả năng tăng liên tục là :
A. Đất nông nghiệp.
B. Đất lâm nghiệp.
C. Đất chuyên dùng và thổ cư.
D. Đất chưa sử dụng
Câu 11. Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể
hiện:
A. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông
nghiệp.
Câu 12. Đặc trưng không đúng của nền nông nghiệp cổ truyền.
A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.
C. Trình độ thâm canh cao.
D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
Câu 13. Xu hướng phát triển chung của kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là :
A. Nông lâm ngư nghiệp là hoạt động chính và ngày càng có vai trò quan trọng.
B. Các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn.
C. Cơ cấu kinh tế nông thôn rất đa dạng nhưng kinh tế trang trại là mô hình quan
trọng nhất.
D. Mô hình kinh tế hộ gia đình đang trở thành mô hình kinh tế chính ở nông thôn.
Câu 14. Đây là một vấn đề lớn đang đặt ra trong việc sử dụng hợp lí đất nông nghiệp ở hầu hết các tỉnh duyên hải miền Trung.
A. Trồng rừng phi lao để ngăn sự di chuyển của cồn cát.
B. Quy hoạch các công trình thuỷ lợi để cải tạo đất.
C. Thay đổi cơ cấu mùa vụ để tăng hệ số sử dụng đất.
D. Sử dụng đất cát biển để nuôi trồng thuỷ sản.
Câu 15. Đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp hiện đại đang phát triển ở nước ta hiện nay là :
A. Đang xoá dần kiểu sản xuất nhỏ manh mún.
B. Ngày càng sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
C. Người nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường.
D. Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 16. Đặc điểm nào sau đây không thể hiện nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:
A. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái.
B. Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
C. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến thực phẩm.
D. Đẩy mạnh sản xuất cây lâu năm.
Câu 17. Nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là
A. địa hình đa dạng.
B. đất feralit.
C. khí hậu nhiệt đới ẩm.
D. nguồn nước phong phú.
Câu 18. Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện:
A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Câu 19. Đâu là khó khăn chính của nền nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta
A. Nhiều thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi.
B. Khí hậu phân hóa đa dạng.
C. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp.
D. Địa hình ¾ là đồi núi.
Câu 20. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ :
A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
ĐÁP ÁN
Thực hiện: Ban chuyên môn Tuyensinh247
1.C
2.D
3.D
4.B
5.A
6.A
7.B
8.B
9.A
10.C
11.D
12.C
13.B
14.D
15.D
16.D
17.C
18.A
19.A
20.C
Read more:
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA
Câu 1. Giá trị sản xuất ngành nào chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành trồng trọt
A. Cây lương thực
B. Cây công nghiệp
C. Cây rau đậu
D. Cây ăn quả
Câu 2. Xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
A. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, giảm tỷ trọng sản xuất cây rau đậu, cây công nghiệp.
B. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây ăn quả, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây công nghiệp.
C. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây ăn quả, cây rau đậu và cây công nghiệp.
D. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây ăn quả.
Câu 3. Nhân tố có ý nghĩa hàng đầu tạo nên những thành tựu to lớn của ngành chăn nuôi
nước ta trong thời gian qua là :
A. Thú y phát triển đã ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
B. Nhiều giống gia súc gia cầm có chất lượng cao được nhập nội.
C. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi ngày càng được bảo đảm tốt hơn.
D. Nhu cầu thị trường trong và ngoài nước ngày càng tăng.
Câu 4. Đây là một trong những đặc điểm chủ yếu của sản xuất lương thực nước ta trong thời
gian qua :
A. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng d ẫn đầu cả nước về diện tích, năng suất và sản
lượng lúa.
B. Sản lượng lúa tăng nhanh nhờ mở rộng diện tích và đẩy mạnh thâm canh nhất là
đẩy mạnh thâm canh.
C. Sản lượng lương thực tăng nhanh nhờ hoa màu đã trở thành cây hàng hoá chiếm
trên 20% sản lượng lương thực.
D. Nước ta đã trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về xuất khẩu gạo, mỗi năm xuất
trên 4,5 triệu tấn.
Câu 5. Vùng có năng suất lúa cao nhất nước ta là :
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Đông Nam Bộ
Câu 6. Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích cây công nghiệp của nước ta thời kì 1975 - 2002.
(Đơn vị : nghìn ha)
Năm
Cây công nghiệp hằng năm
Cây công nghiệp lâu năm
1975
210,1
172,8
1980
371,7
256,0
1985
600,7
470,3
1990
542,0
657,3
1995
716,7
902,3
2000
778,1
1451,3
2005
861,5
1633,6
Nhận định đúng nhất là:
A. Cây công nghiệp hằng năm và cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục qua các năm.
B. Cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh hơn và luôn chiếm tỉ trọng cao hơn.
C. Giai đoạn 1975 - 1985, cây công nghiệp hằng năm có diện tích lớn hơn nhưng tăng chậm hơn.
D. Cây công nghiệp lâu năm không những tăng nhanh hơn mà còn tăng liên tục.
Câu 7. Trong nội bộ ngành, sản xuất nông nghiệp nước ta đang chuyển dịch theo hướng :
A. Giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi.
B. Tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, giảm tỉ trọng các sản phẩm không qua
giết thịt.
C. Giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi gia súc lớn, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi gia cầm.
D. Tăng tỉ trọng trồng cây ăn quả, giảm tỉ trọng ngành trồng cây lương thực.
Câu 8. Đối tượng lao động trong nông nghiệp nước ta là :
A. Đất đai, khí hậu và nguồn nước.
B. Hệ thống cây trồng và vật nuôi.
C. Lực lượng lao động.
D. Hệ thống cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng.
Câu 9. Để đảm bảo an ninh về lương thực đối với một nước đông dân như Việt Nam, cần phải :
A. Tiến hành cơ giới hóa, thủy lợi hóa và hóa học hóa.
B. Khai hoang mở rộng diện tích, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đẩy mạnh thâm canh tăng vụ.
D. Cải tạo đất mới bồi ở các vùng cửa sông ven biển.
Câu 10. Nguyên nhân chính làm cho ngành chăn nuôi trâu ở nước ta hạn chế phát triển :
A. Hiệu quả kinh tế thấp.
B. Đồng cỏ hẹp.
C. Nhu cầu về sức kéo giảm.
D. Không thích hợp với khí hậu.
Câu 11. Chăn nuôi lợn và gia cầm tập trung nhiều nhất ở các vùng nào của nước ta?
A. Trung du Bắc Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Câu 12. Bò được nuôi nhiều ở:
A.Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
C. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.
Câu 13. Trâu được nuôi nhiều nhất ở:
A.Bắc Trung Bộ.
B. Tây Nguyên.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 14. Vùng trồng đay truyền thống là
A. Đồng bằng sông Cửu Long
B. Bắc Trung Bộ
C. Duyên hải Nam trung Bộ
D. Đồng bằng sông Hồng
Câu 15. Chăn nuôi bò sữa đang phát triển mạnh ở
A. Một số nông trường Tây Bắc.
B. Một số nơi ở Lâm Đồng
C. Ven Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
D. Các tỉnh ở Tây Nguyên
Câu 16. Cánh đồng lúa nổi tiếng ở Trung du miền núi Bắc Bộ là:
A. Thái Bình
B. Bình - Trị - Thiên
C. Điện Biên
D. Đồng Tháp Mười
Câu 17. Cây công nghiệp quan trọng số một của Tây Nguyên là:
A. Chè.
B. Hồ tiêu.
C. Cà phê.
D. Cao su.
Câu 18. Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu do
A. mở rộng diện tích canh tác.
B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
D. đẩy mạnh thâm canh.
Câu 19. Nguồn thức ăn cho chăn nuôi nào sau đây được lấy từ ngành trồng trọt?
A. Đồng cỏ tự nhiên
B. Hoa màu lương thực
C. Thức ăn chế biến công nghiệp.
D. Phụ phẩm ngành thủy sản
Câu 20. Vùng cây ăn quả lớn nhất nước ta là
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Tây Nguyên
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Trung du và miền núi Bắc Bộ
ĐÁP ÁN
1.A
2.B
3.C
4.B
5.A
6.D
7.A
8.B
9.C
10.C
11.C
12.C
13.D
14.D
15.C
16.C
17.C
18.D
19.B
20.A
Read more:
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VÀ LÂM NGHIỆP
Câu 1. Nhân tố thuận lợi cho phát triển thủy sản ở nước ta là:
A. Nước ta có nhiều ngư trường rộng lớn với tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9-4,0 triệu tấn.
B. Nước ta nằm trên ngã tư hàng hải, hàng không quốc tế
C. Nước ta có nhiều bãi tắm đẹp
D. Nước ta có trữ lượng dầu khí lớn.
Câu 2. Đây là tỉnh có ngành thuỷ sản phát triển tương đối đồng đều cả khai thác lẫn nuôi trồng :
A. An Giang.
B. Đồng Tháp.
C. Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Cà Mau.
Câu 3. Điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn là
A. Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, các ô trũng ở đồng bằng.
B. Nhân dân có kinh nghiệm đánh bắt thủy sản.
C. Dọc bờ biển nước ta có nhiều đầm phá, bãi triều, các cánh rừng ngập mặn.
D. Ở một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái và nguồn lợi thủy sản suy giảm.
Câu 4. Nguyên nhân chủ yếu để ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long :
A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 5. Nước ta 3/4 diện tích là đồi núi lại có nhiều rừng ngập mặn, rừng phi lao ven biển
cho nên :
A. Lâm nghiệp có vai trò quan trọng hàng đầu trong cơ cấu nông nghiệp.
B. Lâm nghiệp có mặt trong cơ cấu kinh tế của hầu hết các vùng lãnh thổ.
C. Việc trồng và bảo vệ rừng sử dụng một lực lượng lao động đông đảo.
D. Rừng ở nước ta rất dễ bị tàn phá.
Câu 6. Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là :
A. Tạo sự đa dạng sinh học.
B. Điều hoà nguồn nước của các sông.
C. Điều hoà khí hậu, chắn gió bão.
D. Cung cấp gỗ và lâm sản quý.
Câu 7. Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là :
A. Quảng Ninh - Hải Phòng.
B. Hoàng Sa - Trường Sa.
C. Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa - Vũng Tàu.
D. Kiên Giang- Cà Mau
Câu 8. Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là :
A. Rừng phòng hộ.
B. Rừng đặc dụng.
C. Rừng sản xuất.
D. Rừng trồng.
Câu 9. Dựa vào Át lát Địa lý Việt Nam trang 25, Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh :
A. Lâm Đồng .
B. Đồng Nai.
C. Ninh Bình.
D. Thừa Thiên - Huế.
Câu 10. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, hai tỉnh có sản lượng thủy sản nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là:
A. Bến Tre và Tiền Giang.
B. Ninh Thuận và Bình Thuận.
C. An Giang và Đồng Tháp.
D. Cà Mau và Bạc Liêu.
Câu 11. Nơi thuận lơi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở nước ta là:
A. Kênh rạch.
B. Đầm phá.
C. Ao hồ.
D. Sông suối.
Câu 12. Các cánh rừng phi lao ven biển của miền Trung là loại rừng :
A. Sản xuất.
B. Phòng hộ.
C. Đặc dụng.
D. Khoanh nuôi.
Câu 13. Thuận lợi nào sau đây hầu như chỉ có ý nghĩa đối với việc khai thác thủy sản?
A. Các cơ sở chế biến thủy sản ngày càng phát triển
B. Nhân dân ta có kinh nghiệm về sản xuất thủy sản
C. Dịch vụ thủy sản được phát triển rộng khắp
D. Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị tốt hơn
Câu 14. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, tỉnh có tỷ lệ diện tích rừng so với diện tích toàn tỉnh đạt dưới 60% là:
A. Kon Tum
B. Lâm Đồng
C. Gia Lai
D. Quảng Bình
Câu 15. Nơi tập trung nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế ở nước ta là:
A. Bãi biển, đầm phá.
B. Các cánh rừng ngập mặn.
C. Sông suối, kênh rạch.
D. Hải đảo có các rạn đá.
Câu 16. Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của nước ta thời kì 1990 - 2005.
(Đơn vị : nghìn tấn)
Năm
1990
1995
2000
2005
Khai thác
728,5
1195,3
1660,9
1995,4
Nuôi trồng
162,1
389,1
589,6
1437,4
Sản lượng
890,6
1584,4
2250,5
3432,8
Nhận định nào sau đây chưa chính xác ?
A. Sản lựơng thuỷ sản tăng nhanh, tăng liên tục và tăng toàn diện.
B. Nuôi trồng tăng gần 8,9 lần trong khi khai thác chỉ tăng hơn 2,7 lần.
C. Tốc độ tăng của nuôi trồng nhanh gấp hơn 2 lần tốc độ tăng của cả ngành.
D. Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng nhanh hơn giai đoạn 1990 - 1995.
Câu 17: Dựa vào Atlat Địa lý, giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh nào cao nhất:
A. Bạc Liêu
B. Nghệ An
C. Trà Vinh
D. Khánh Hòa
Câu 18. Đặc điểm không đúng với ngành lâm nghiệp nước ta
A. Lâm nghiệp nước ta có vai trò quan trọng về mặt kinh tế và sinh thái
B. Tài nguyên rừng nước ta vô cùng phong phú, chủ yếu phục vụ xuất khẩu gỗ.
C. Tài nguyên rừng nước ta đã bị suy thoái nhiều
D. Hoạt động lâm nghiệp bao gồm lâm sinh, khai thác, chế biến gỗ và lâm sản
Câu 19. Đặc điểm đúng với sự phát triển ngành thủy sản nước ta:
A. Sản lượng thủy sản năm 2005 thấp hơn sản lượng thịt cộng lại từ chăn nuôi gia súc, gia cầm
B. Sản lượng thủy sản bình quân trên đầu người hiện nay khoảng 142kg/năm
C. Nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu sản xuất thủy sản
D. Sản lượng nuôi trồng thủy sản cao nhưng giá trị sản xuất theo giá so sánh lại thấp hơn khai thác thủy sản
Câu 20. Loại nào sau đây không được xếp vào loại rừng phòng hộ?
A. Rừng đầu nguồn.
B. Vườn quốc gia
C. Rừng chắn sóng ven biển.
D. Rừng chắn cát bay
ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI:
1.A
2.D
3.C
4.B
5.B
6.B
7.D
8.A
9.C
10.C
11.B
12.B
13.D
14.C
15.D
16.D
17.A
18.B
19.C
20.B
Lời giải:
Câu 16.
*Từ 1990-2005: sản lượng thủy sản khai thác tăng 1995,4/728,5 = 2,7 lần
sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 1437,4/162,1 = 8,9 lần
tổng sản lượng cả ngành tăng 3432,8/890,6 = 3,86
=> từ 1990-2005, tốc độ tăng sản lượng thủy sản nuôi trồng gấp hơn 2 lần cả ngành
* Từ 1990-1995: sản lượng thủy sản tăng 1584,4/890,6 = 1,8 lần
* Từ 2000-2005: sản lượng thủy sản tăng 3432,8/2250,5 = 1,5 lần
=> Sản lượng thuỷ sản giai đoạn 2000 - 2005 tăng chậm hơn giai đoạn 1990 - 1995. )
=> Đáp án D
Câu 17
Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 20, giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của Bạc Liêu là >50%, Trà Vinh, Khánh Hòa 30-50%, Nghệ An từ 10-20%
=> đáp án A
Read more:
TRẮC NGHIỆM TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Câu 1. Khu công nghiệp được hình thành ở nước ta từ:
A. Những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Những năm đầu của thế kỉ XXI.
Câu 2. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng là:
A. Hà Nội
B. Hải Phòng
C. Thái Nguyên
D. Nha Trang
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với khu công nghiệp?
A. Do chính phủ quyết định thành lập.
B. Không có ranh giới địa lí xác định.
C. Không có dân cư sinh sống.
D. Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Câu 4. Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là :
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, các trung tâm công nghiệp lớn là:
A. Hà Nội
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Đà Nẵng
D. Việt Trì
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải của điểm công nghiệp?
A. Chỉ bao gồm 1-2 xí nghiệp riêng lẻ
B. Phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ
C. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất
D. Mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay
Câu 7. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp rất lớn là:
A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
D. Hà Nội, Cần Thơ
Câu 8. Theo quy hoạch của Bộ công nghiệp (2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm
A. Các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh
B. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh
C. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
D. Các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ
Câu 9. Những trung tâm nào sau đây được xếp vào nhóm có ý nghĩa vùng ?
A. Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ.
B. Nha Trang, Đà Nẵng, Huế
C. Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang.
D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
Câu 10. Vùng công nghiệp số 6 thuộc
A. Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận Lâm Đồng
B. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
C. Các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng
D. Các tỉnh thuộc Tây Nguyên và Lâm Đồng
Câu 11. Khu công nghiệp tập trung còn được gọi là
A. Khu thương mại tự do.
B. Khu chế xuất
C. Khu công nghệ cao.
D. Câu B + C đúng
Câu 12. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định nhằm đạt được
A. Mục tiêu đã định trước.
B. Mục tiêu về mặt xã hội
C. Hiệu quả cao trong khai thác tài nguyên thiên nhiên
D. Hiệu quả cao về mặt kinh tế
Câu 13. Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên, nhưng trong quy hoạch công nghiệp lại thuộc vùng công nghiệp số:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6
Câu 14. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp là:
A. Tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, thị trường.
B. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội.
C. Tài nguyên thiên nhiên, thị trường, hợp tác quốc tế.
D. Thị trường, vị trí địa lí, điều kiện kinh tế-xã hội.
Câu 15. Những trung tâm nào sau đây được xếp vào nhóm có ý nghĩa địa phương (hoặc quy mô
nhỏ)?
A. Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Biên Hòa, Cần Thơ
B. Thái Nguyên, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng
C. Biên Hòa, Vinh, Nam Định, Đà Nẵng
D. Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang
Câu 16. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích để :
A. Sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh
thổ.
B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
C. Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
D. Tất cả các ý trên
Câu 17. Đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp :
A. Hà Tĩnh.
B. Thừa Thiên - Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Ninh Thuận.
Câu 18. Đây là đặc điểm của một khu công nghiệp tập trung.
A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn.
B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh s ống.
C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
D. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.
Câu 19. Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào :
A. Quy mô và chức năng của các trung tâm.
B. Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.
C. Vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.
D. Hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm.
Câu 20. Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ?
A. Quy Nhơn.
B. Tĩnh Túc.
C. Bắc Giang.
D. Hạ Long.
ĐÁP ÁN
1.C
2.B
3.B
4.C
5.A
6.D
7.B
8.A
9.D
10.B
11.D
12.D
13.C
14.B
15.D
16.D
17.A
18.B
19.C
20.B
Read more:
Trắc nghiệm CƠ CẤU NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Câu 1. Ý nào sau đây không phải là phương hướng chủ yếu để tiếp tục hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta hiện nay?
A. Xây dựng một cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
B. Đẩy mạnh phát triển ở tất cả các ngành công nghiệp.
C. Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ.
D. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
Câu 2. Vùng chiếm tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất ở nước ta là:
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải Nam Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đ ồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3. Sản xuất thủy điện là chuyên môn hóa sản xuất của cụm công nghiệp
A. Đáp Cầu - Bắc Giang.
B. Đông Anh – Thái Nguyên
C. Hà Đông – Hòa Bình.
D. Nam Định – Ninh Bình – Thanh Hóa
Câu 4. Ba vùng có giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 80% sản lượng của cả nước là
A. Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long
B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ
C. Đồng bằng sông Cửu Long, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
Câu 5. Ngành nào sau đây không được xem là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện
nay?
A. Dệt – may.
B. Luyện kim
C. Chế biến lương thực thực phẩm.
D. Năng lượng
Câu 6. Khu vực ngoài nhà nước gồm
A. Địa phương, tư nhân.
B. Tư nhân, cá thể, tập thể
C. Địa phương, tư nhân, cá thể.
D. Nước ngoài, cá thể, địa phương
Câu 7. Cơ cấu công nghiệp được biểu hiện ở
A. Các ngành công nghiệp trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
B. Mối quan hệ giữa các ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
C. Tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp
D. Thứ tự về giá trị sản xuất của mỗi ngành trong toàn b ộ hệ thống các ngành công nghiệp
Câu 8. Điểm nào sau đây không phải là kết quả trực tiếp của việc đầu tư theo chiều sâu, đổi mới trang thiết bị và công nghệ trong công nghiệp ?
A. Hạ giá thành sản phẩm
B. Tăng năng suất lao động
C. Đa dạng hóa sản phẩm
D. Nâng cao chất lượng
Câu 9. Hướng chuyên môn hoá của tuyến công nghiệp Hạ Long- Cẩm Phả là :
A. Vật liệu xây dựng, khai thác than và cơ khí.
B. Cơ khí, điện tử và vật liệu xây dựng.
C. Cơ khí, chế biến thực phẩm và luyện kim.
D. Dệt may, xi măng và hoá chất.
Câu 10. Theo cách phân loại hiện hành nước ta có:
A. 2 nhóm với 28 ngành.
B. 3 nhóm với 29 ngành.
C. 3 nhóm với 30 ngành.
D. 5 nhóm với 31 ngành.
Câu 11. Phân hoá học là sản phẩm của ngành công nghiệp :
A. Năng lượng.
B. Vật liệu xây dựng.
C. Công nghiệp hóa chất
D. Chế biến và hàng tiêu dùng
Câu 12. Ở Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng là nơi có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất cả nước được thể hiện ở :
A. Là vùng có tỉ trọng giá trị sản lượng công nghiệp cao nhất trong các vùng.
B. Là vùng có các trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất cả nước.
C. Là vùng tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp nhất cả nước.
D. Là vùng có những trung tâm công nghiệp nằm rất gần nhau.
Câu 13. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, Các trung tâm công nghiệp nằm ở phía tây bắc Hà Nội có hướng chuyên môn hoá về:
A. Luyện kim, cơ khí.
B. Dệt may, vật liệu xây dựng.
C. Năng lượng.
D. Hoá chất, giấy.
Câu 14. Đây không phải là một đặc điểm quan trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay :
A. Có thế mạnh lâu dài để phát triển.
B. Đem lại hiệu quả kinh tế cao.
C. Có tác động đến sự phát triển các ngành khác.
D. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm.
Câu 15. Đông Nam Bộ trở thành vùng dẫn đầu cả nước về hoạt động công nghiệp nhờ :
A. Có mức độ tập trung công nghiệp cao nhất nước.
B. Giàu có nhất nước về nguồn tài nguyên thiên nhiên.
C. Khai thác một cách có hiệu quả các thế mạnh vốn có.
D. Có dân số đông, lao động dồi dào và có trình độ tay nghề cao.
Câu 16. Đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay.
A. Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm
B. Luyện kim.
C. Chế biến gỗ và lâm sản.
D. Sành - sứ - thuỷ tinh.
Câu 17. Đây là trung tâm công nghiệp có quy mô lớn nhất của Duyên hải miền Trung.
A. Thanh Hoá.
B. Vinh.
C. Đà Nẵng.
D. Quy Nhơn.
Câu 18. Trong phương hướng hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta, ngành được ưu tiên đi trước một bước là :
A. Chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
B. Sản xuất hàng tiêu dùng.
C. Điện năng.
D. Khai thác và chế biến dầu khí.
Câu 19. Đây là một trong những phương hướng nhằm hoàn thiện cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.
A. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp theo chiều rộng.
B. Tăng nhanh tỉ tr ọng các ngành công nghiệp nhóm A.
C. Cân đối tỉ trọng giữa nhóm A và nhóm B.
D. Xây dựng một cơ cấu ngành tương đối linh hoạt.
Câu 20. Năm 2005, khu vực hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của nước ta là :
A. Quốc doanh.
B. Tập thể.
C. Tư nhân và cá thể.
D. Có vốn đầu tư nước ngoài.
ĐÁP ÁN
1.B
2.C
3.C
4.A
5.B
6.B
7.C
8.C
9.A
10.B
11.C
12.C
13.D
14.D
15.C
16.A
17.C
18.C
19.D
20.D
Read more:
TRẮC NGHIỆM
VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM
Câu 1. Đây không phải là một phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng.
A. Công nghiệp dệt - may.
B. Công nghiệp sành - sứ - thuỷ tinh.
C . Công nghiệp sản xuất giấy
D. Công nghiệp sản xuất đồ nhựa.
Câu 2. Vùng tập trung nhiều cơ sở công nghiệp dệt - may nhất của nước ta hiện nay là :
A. Đông Nam Bộ.
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Duyên hải miền Trung.
D. Đồng bằng sông Hồng.
Câu 3. Hai phân ngành của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thường gây ô nhiễm môi trường nên ít được phân bố gần các thành phố lớn là :
A. In và văn phòng phẩm.
B. Chế biến thực phẩm
C. Sản xuất giấy và thuộc da.
D. Sành - sứ - thuỷ tinh.
Câu 4. Nhà máy điện chạy bằng dầu có công suất lớn nhất hiện nay là :
A. Phú Mỹ.
B. Phả Lại.
C. Hiệp Phước.
D. Hoà Bình
Câu 5. Hiệu quả về mặt xã hội khi phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là :
A. Sử dụng lao động nữ, có kinh nghiệm, cần cù chịu khó.
B. Giải quyết việc làm.
C. Vốn đầu tư không lớn, thu hồi vốn nhanh.
D. Sử dụng ít điện năng, không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 6. Nhân tố giữ vai trò quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển mạnh mẽ công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng của nước ta trong những năm gần đây là
A. Nguồn nguyên liệu trong nước được cung cấp đầy đủ.
B. Thị trường đã được mở rộng cả trong lẫn ngoài nước.
C. Trình độ của người lao động đã được nâng lên rất nhiều.
D. Nguồn lao động có tay nghề đã được đáp ứng đầy đủ.
Câu 7. Đây là điểm khác nhau giữa các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc và các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam.
A. Các nhà máy ở miền Nam thường có quy mô lớn hơn.
B. Miền Bắc chạy bằng than, miền Nam chạy bằng dầu hoặc khí.
C. Miền Bắc nằm gần vùng nguyên liệu, miền Nam gần các thành phố.
D. Các nhà máy ở miền Bắc được xây dựng sớm hơn các nhà máy ở miền Nam.
Câu 8. Vấn đề đang được quan tâm nhiều nhất của ngành công nghiệp may của nước ta là :
A. Nguyên liệu.
B. Lao động.
C. Thị trường.
D. Máy móc thiết bị.
Câu 9. Đây là đặc điểm của ngành dầu khí của nước ta :
A. Tiềm năng trữ lượng lớn nhưng quy mô khai thác nhỏ.
B. Trên 95% sản lượng được dùng để xuất khẩu thô.
C. Mới được hình thành trong thập niên 70 của thế kỉ XX.
D. Bao gồm cả khai thác, lọc dầu và hoá dầu.
Câu 10. Đường dây 500 KV được xây dựng nhằm mục đích :
A. Khắc phục tình trạng mất cân đối về điện năng của các vùng lãnh thổ.
B. Tạo ra một mạng lưới điện phủ khắp cả nước.
C. Kết hợp giữa nhiệt điện và thuỷ điện thành mạng lưới điện quốc gia.
D. Đưa điện về phục vụ cho nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Câu 11. Tốc độ tăng sản lượng từ 1995 đến 2005 nhanh nhất thuộc về
A. Dầu khí.
B. Điện.
C. Than.
D. Câu A + C đúng
Câu 12. Nhà máy điện nào sau đây không chạy bằng tuốc bin khí?
A. Phả Lại.
B. Phú Mĩ.
C. Bà Rịa.
D. Cà Mau
Câu 13. Nhà máy điện nào sau đây chạy bằng dầu?
A. Bà Rịa.
B. Hiệp Phước.
C. Phả Lại.
D. Phú Mĩ
Câu 14. Nhà máy điện nào sau đây không chạy bằng than?
A. Uông Bí.
B. Na Dương.
C. Thủ Đức.
D. Ninh Bình
Câu 15. Công nghiệp năng lượng gồm các phân ngành
A. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện lực
B. Khai thác nguyên, nhiên liệu và nhiệt điện
C. Khai thác than, dầu khí và nhiệt điện
D. Khai thác than, dầu khí và thủy điện
Câu 16. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 22, cho biết trung tâm công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm lớn thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ là:
A. Nha Trang
B. Đà Nẵng
C. Quy Nhơn
D. Vũng Tàu
Câu 17. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục trang 22, cho biết ngành dệt may phân bố ở những trung tâm công nghiệp nào:
A. Hạ Long, Hải Phòng, Nam Định, Thủ Dầu Một
B. Nam Định, Hải Phòng, Đà Lạt, Cần Thơ
C. Thanh Hóa, Nam Định, Nha Trang, Cà Mau
D. Huế, Đà Nẵng, Hòa Bình, Biên Hòa
Câu 18. Các cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tập trung ở các đô thị lớn vì :
A. Có lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ lớn.
B. Gần nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ.
C. Có lực lượng lao động dồi dào và gần nguồn nguyên liệu.
D. Có thị trường tiêu thụ lớn và đảm bảo kĩ thuật.
Câu 19. Đây là ngành công nghiệp được phân bố rộng rãi nhất ở nước ta.
A. Chế biến sản phẩm chăn nuôi.
B. Chế biến chè, thuốc lá.
C. Chế biến hải sản.
D. Xay xát.
Câu 20. Nhà máy đường Lam Sơn gắn với vùng nguyên liệu mía ở :
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
B. Đông Nam Bộ.
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Bắc Trung Bộ.
ĐÁP ÁN
1.D
2.A
3.C
4.C
5.B
6.B
7.B
8.C
9.B
10.A
11.C
12.A
13.B
14.C
15.A
16.A
17.B
18.B
19.D
20.D
Read more:
TRẮC NGHIỆM TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP
Câu 1. Khu công nghiệp được hình thành ở nước ta từ:
A. Những năm 70 của thế kỉ XX.
B. Những năm 80 của thế kỉ XX.
C. Những năm 90 của thế kỉ XX.
D. Những năm đầu của thế kỉ XXI.
Câu 2. Trung tâm công nghiệp có ý nghĩa vùng là:
A. Hà Nội
B. Hải Phòng
C. Thái Nguyên
D. Nha Trang
Câu 3. Ý nào sau đây không đúng với khu công nghiệp?
A. Do chính phủ quyết định thành lập.
B. Không có ranh giới địa lí xác định.
C. Không có dân cư sinh sống.
D. Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.
Câu 4. Ở nước ta, vùng có nhiều khu công nghiệp tập trung nhất là :
A. Đồng bằng sông Hồng.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Đông Nam Bộ.
D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 5. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, các trung tâm công nghiệp lớn là:
A. Hà Nội
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Đà Nẵng
D. Việt Trì
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phải của điểm công nghiệp?
A. Chỉ bao gồm 1-2 xí nghiệp riêng lẻ
B. Phân bố gần nguồn nguyên, nhiên liệu hoặc trung tâm tiêu thụ
C. Giữa các xí nghiệp không có mối liên hệ về sản xuất
D. Mới được hình thành ở nước ta từ thập niên 90 của thế kỉ XX cho đến nay
Câu 7. Căn cứ vào giá trị sản xuất công nghiệp, trung tâm công nghiệp rất lớn là:
A. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
D. Hà Nội, Cần Thơ
Câu 8. Theo quy hoạch của Bộ công nghiệp (2001), vùng công nghiệp 1 bao gồm
A. Các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ, trừ Quảng Ninh
B. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh
C. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh
D. Các tỉnh Trung du miền núi Bắc Bộ
Câu 9. Những trung tâm nào sau đây được xếp vào nhóm có ý nghĩa vùng ?
A. Đà Nẵng, Huế, Cần Thơ.
B. Nha Trang, Đà Nẵng, Huế
C. Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang.
D. Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
Câu 10. Vùng công nghiệp số 6 thuộc
A. Các tỉnh Đông Nam Bộ và Bình Thuận Lâm Đồng
B. Các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long
C. Các tỉnh thuộc Tây Nguyên, trừ Lâm Đồng
D. Các tỉnh thuộc Tây Nguyên và Lâm Đồng
Câu 11. Khu công nghiệp tập trung còn được gọi là
A. Khu thương mại tự do.
B. Khu chế xuất
C. Khu công nghệ cao.
D. Câu B + C đúng
Câu 12. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định nhằm đạt được
A. Mục tiêu đã định trước.
B. Mục tiêu về mặt xã hội
C. Hiệu quả cao trong khai thác tài nguyên thiên nhiên
D. Hiệu quả cao về mặt kinh tế
Câu 13. Lâm Đồng thuộc vùng Tây Nguyên, nhưng trong quy hoạch công nghiệp lại thuộc vùng công nghiệp số:
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6
Câu 14. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp là:
A. Tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội, thị trường.
B. Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội.
C. Tài nguyên thiên nhiên, thị trường, hợp tác quốc tế.
D. Thị trường, vị trí địa lí, điều kiện kinh tế-xã hội.
Câu 15. Những trung tâm nào sau đây được xếp vào nhóm có ý nghĩa địa phương (hoặc quy mô
nhỏ)?
A. Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Biên Hòa, Cần Thơ
B. Thái Nguyên, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng
C. Biên Hòa, Vinh, Nam Định, Đà Nẵng
D. Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang
Câu 16. Tổ chức lãnh thổ công nghiệp nhằm mục đích để :
A. Sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh
thổ.
B. Sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường.
C. Thúc đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
D. Tất cả các ý trên
Câu 17. Đây là tỉnh không nằm trong vùng công nghiệp số 3 theo quy hoạch của Bộ Công nghiệp :
A. Hà Tĩnh.
B. Thừa Thiên - Huế.
C. Đà Nẵng.
D. Ninh Thuận.
Câu 18. Đây là đặc điểm của một khu công nghiệp tập trung.
A. Thường gắn liền với một đô thị vừa hoặc lớn.
B. Có phân định ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh s ống.
C. Thường gắn liền với một điểm dân cư, có vài xí nghiệp.
D. Ranh giới mang tính quy ước, không gian lãnh thổ khá lớn.
Câu 19. Sự phân chia các trung tâm công nghiệp thành 3 nhóm là dựa vào :
A. Quy mô và chức năng của các trung tâm.
B. Sự phân bố các trung tâm trên phạm vi lãnh thổ.
C. Vai trò của các trung tâm trong phân công lao động theo lãnh thổ.
D. Hướng chuyên môn hoá và quy mô của các trung tâm.
Câu 20. Các địa điểm dưới đây, nơi nào là một điểm công nghiệp ?
A. Quy Nhơn.
B. Tĩnh Túc.
C. Bắc Giang.
D. Hạ Long.
ĐÁP ÁN
1.C
2.B
3.B
4.C
5.A
6.D
7.B
8.A
9.D
10.B
11.D
12.D
13.C
14.B
15.D
16.D
17.A
18.B
19.C
20.B
Read more:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro