Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

ĐỢT 1

Hey dô!~ Giờ thì Chiêm Tinh Lang Thang sẽ trả lời câu hỏi của các bạn nhen. Tình hình là bọn mình đã bàn luận qua thật kĩ lưỡng để có thể cho bạn câu trả lời tốt nhất. Tụi mình xin phép vào thẳng vấn đề nhé!

Q1Mình gặp vấn đề trong việc diễn đạt các cậu ạ :(( có ai thấu nỗi đau lòng của mình không, khi mà cảm xúc dâng trào máu họng, văn thơ lai láng viết một lèo hơn 2000 từ, rồi đến lúc đọc lại sao mà nó cục, nó cụt, nó fail ứa nước mắt :(( thế là lại phải ngồi đắp chỗ này, bù chỗ kia, đến 2h sáng díp cả mắt vẫn chưa xong nữa :(( Xong rồi nhiều chỗ sợ độc giả không hiểu, lại tả tràn lan, tả hết cả một chap mà cũng thấy chưa đã, rồi chậm tiến độ truyện, nó bị lê thê ấy :(( Mình lại còn không lãng mạn, sắp xếp trình tự tình huống lộn xộn, làm đứa con tinh thần cứ nhảy cà tưng cà tưng, muốn khóc thét :((

A: Thật ra ở trường hợp của bạn, hầu như tụi mình đều đã trải qua và chắc hẳn các tác giả nghiệp dư khác cũng vậy. Tự bản thân cảm thấy lỗi diễn đạt bất ổn, kì cục và đọc lại nhiều lần, sửa lại mấy lần vẫn không hài lòng... thì bên mình mạn phép đưa ra câu trả lời là: Bạn đang tự làm khó mình rồi. :(

Nào, hãy bình tĩnh lại. Bạn đang cầu toàn hóa bản thân, cũng như muốn câu chuyện mình phải hoàn hảo, phải là tốt nhất mới dám đăng lên trình diện độc giả. Vì theo những gì bạn nói, bạn đã viết tới 2000 chữ, thế thì không hẳn là diễn đạt của bạn không tốt đâu. Mà là chính bạn đang chưa hài lòng về những gì bản thân đã viết và đang làm. Tụi mình có hai hướng cho bạn: Bạn có thể sửa đến khi nào hài lòng; hoặc bạn hãy thả lỏng tinh thần mình, đừng vội vàng, đừng gấp và bình tĩnh đọc lại để biết mình có thật sự cần sửa tiếp hay không.

- Tiếp theo là phần giải thích nhiều do sợ độc giả không hiểu dẫn đến lan man mà bạn đang phạm phải. Hu hu, nếu thế thì bạn không thật sự cần phải giải thích đâu. Giải thích một vấn đề nào đó ở trong truyện chỉ khi vấn đề đó đủ lớn, đủ cần thiết, hoặc những cái không thể hiện qua hành động được mà chỉ nằm ở nội tâm, có ảnh hưởng nhất định tới diễn biến câu chuyện của bạn thì hẵng cần giải thích. Còn nếu nó nằm ở trường hợp là cử chỉ bình thường, trong ngoài như một nhìn cái biết ngay của nhân vật thì bạn không cần nói nhiều.

Hay ý bạn là hội thoại giữa nhân vật khó hiểu nên cần giải thích? Nếu thế vài lúc cũng không cần, vì bạn có thể để cho độc giả đoán. Độc giả thường thích đọc những gì gợi tò mò và có tính thử thách, nếu bạn đang viết tới một vấn đề vừa đặt ra mà đã giải đáp ngay thì sẽ khá là chán đó...

Hơn nữa, đại đa số độc giả do có bề dày lượt đọc trong mình nên phán đoán tình tiết và cốt truyện cũng cao siêu lắm, bạn đừng quá lo xa độc giả sẽ không hiểu gì nhen.

Chung quy lại, bạn chỉ cần diễn giải những gì bạn thấy cần thiết và nó có sức tác động lớn tới cốt truyện, mấy vấn đề nhỏ nhặt thì bạn cứ mô tả qua một cách đơn giản.

- Cuối cùng: vấn đề trình tự lộn xộn trong câu chuyện khi bạn viết. Hừm, cái này thì mình có thắc mắc chút là trước khi viết, bạn có lập dàn ý chi tiết cho sườn truyện của mình không?

Thật ra khi viết, chúng ta nên lập dàn ý chi tiết trước khi bắt tay vào chương đầu để tác giả biết bản thân mình đang viết gì và sẽ viết tới đâu. Bạn cũng đừng nghĩ lập dàn ý rồi là mình cứ viết theo dàn ý nhen, vì dàn ý chỉ là cho chúng ta biết tiến độ của chúng ta đặt ra, dự định sẽ theo thôi đó. Đồng thời nó tạo thành một dạng ám thị tâm lí nho nhỏ để tránh tình tiết xảy ra hiện tượng lộn xộn.

Đây cũng là một cách hay, vì đa phần tác giả đều viết theo cảm tính. Nhưng cảm tính chính là con dao hai lưỡi của tác giả luôn... Bởi cảm tính khiến tác giả dễ lái lụa lắm, lệch khỏi đường ray ban đầu của cốt truyện và những dự định mình đặt ra trước đó. Hoặc cảm tính có thể khiến tác giả đưa ra những ý tưởng hay cho tình tiết đó, cảm thấy hài lòng, tuyệt vời ông mặt trời khi sử dụng tình tiết và diễn biến được đẻ ra bởi cảm tính. Cơ mà ai biết được mình sẽ rơi vào trường hợp nào trong quá trình viết chứ?

Vậy nên, hãy cứ lập ra dàn ý trước, để biết rõ mình sẽ đi con đường nào. Sau đó, bạn có thể rẽ nhánh con đường ấy nếu muốn thay đổi mà không mất đi cái gốc của bạn đặt ra. Thật ra nếu lập dàn ý theo sơ đồ tư duy cũng là một cách hay lắm á.

────────────────

Q2: cho em hỏi làm sao để cải thiện trình độ viết lách cũng như kĩ năng dùng từ ngữ một cách linh hoạt hơn ạ? năm sau em thi cấp 3 rồi, em lo quá :(((

A: - Chiêm Tinh Lang Thang đã có câu trả lời cho bạn rồi đây. Thật ra chuyện cải thiện trình độ viết lách nói riêng và chung đều cần mài dũa qua lượt đọc và viết của bạn cả. Viết lách, là phải viết thật nhiều thì tay viết mới khá hơn được. Cũng như đọc, bạn phải đọc nhiều rồi mới hình thành được kho dữ liệu riêng trong não bộ của bản thân về cách viết sao cho đúng nhưng cũng không bị ảnh hưởng lớn bởi tác phẩm gốc.

Bọn mình chia ra làm hai cách đọc sách:

+ Một là đọc để học tập. Cách này thì bọn mình thường đọc những tác phẩm trau chuốt hành văn hay có những bài học truyền tải. Những quyển này tụi mình đặc biệt quan tâm về cách sử dụng từ ngữ trong tác phẩm, cách sử dụng câu, cách ngắt câu bằng dấu phẩy và chấm, tổng thể là cách diễn biến trong một đoạn, tình tiết được đặt ra trong một tình huống. Cơ mà nhớ là lúc đọc, bạn phải ở trong tư thế người học kĩ năng chứ không phải học vẹt hay sao chép nguyên si của người ta.

+ Còn lại là đọc giải trí - cách để bạn khuây khỏa đầu óc, nhớ tình tiết, cốt truyện, nhân vật nhưng không để bản thân bị ảnh hưởng quá rồi lỡ tay đặt bút viết, tạo ra bầu không khí và nhân vật giống tác phẩm mình đã đọc qua trong vô thức. Èo, thế là gay to á! Đọc giải trí thật ra cũng là một cách để học, nhưng đỡ mệt và thấy phiền hơn cách đọc để học tụi mình đã nói ở trên thôi. Vì bọn mình sẽ chọn những tác phẩm có điểm mạnh ở cốt truyện và tình tiết, điển hình là các tác phẩm Trung, Nhật. Các tác phẩm Trung, Nhật rất mạnh về cốt truyện, tình tiết và plot twist. Đồng thời do cùng là nước châu Á nên cũng gần gũi và dễ tiếp cận người Việt chúng ta hơn.

Với những tác phẩm này, khi bạn đọc cũng nên nhớ mình đọc để học hỏi là chính (cứ ám thị tâm lí mình thế hen). Bạn sẽ theo dõi tình tiết giữa các nhân vật ở câu chuyện và thử tưởng tượng thử một tình tiết khác do bạn biên chế thì có thể giữ nguyên kết quả không? Yup, là giữ nguyên kết quả tình tiết nhân vật nhé. Bạn thấy vô lí thì thôi, đừng nghĩ nữa, cứ đọc tiếp rồi thử suy tiếp. Cách này thật ra là đang luyện tập phản xạ phản ứng tình tiết, diễn biến cho bạn trong cốt truyện đó.

Ư ư... có lẽ lải nhải hơi nhiều. Nhưng tất cả đều là điều bọn mình muốn nói. Để trình viết lách có thể tốt lên, không thể ngày một ngày hai mà thành. Thậm chí nhân sự trong bọn mình, ít nhất cũng viết lách ba năm, nhiều nhất là tám năm. Ai cũng có bề dày lượt đọc nhất định luôn, ngoại trừ những lần đọc mạng, ít nhất họ cũng đọc qua chục đầu sách trong đầu; người đọc nhiều nhất cũng không nhớ là đọc được bao nhiêu.

Có câu thế này. Số sách mà bạn đã đọc, chính là kinh nghiệm bổ ích cho viết lách mà bạn có được. (À mình không chắc nhớ đúng không nữa... mà đại ý là vậy, haha).

Đúng rồi, quên nói với bạn. Cách sử dụng từ ngữ để viết lách và thi cử khác nhau lắm nhé, không thể áp dụng được hoàn toàn. Vì thi Văn ở nước mình đa số là ép vào khuôn, khó để chúng ta linh hoạt lắm. Những gì tụi mình nói ở trên là để bạn cải thiện được trình độ và có thêm kinh nghiệm cày truyện cho chính mình thôi.

Cuối cùng là một vài đầu sách bạn có thể tham khảo:

- Kẻ trộm sách.

- Đất dữ.

- Các tác phẩm của Phan Hồn Nhiên.

- Điều kỳ diệu của tiệm tạp hóa Namiya.

- Colorful.

- Những lá thư không gửi.

────────────────

Q3Dạ em muốn hỏi là cách chuyển ý mấy đoạn như kiểu " Ngay sau đó, sau đó, dừng một chút..... " em cảm thấy thi thoảng dùng mấy từ kiểu vậy sẽ làm đoạn văn trở nên cứng, không mềm mại nữa

A: Chiêm Tinh Lang Thang xin được phép trả lời câu hỏi của bạn nhé. Thật ra cách sử dụng "ngay sau đó, sau đó, dừng một chút..." rất là bình thường, không có gì cứng nhắc hay không mềm mại. Hiển nhiên đây chỉ là cảm giác của bạn thôi, nên bạn cứ an tâm mà sử dụng nha. Tụi mình còn có nhân tố hay sử dụng cách chuyển ý vậy lắm, phải tiết chế kia kìa, hí hí.

Hoặc là, bạn có thể sử dụng miêu tả hành động nhân vật để thay thế, tức là thay vì sử dụng cách chuyển ý như bạn nói, hãy để hành động nhân vật nói lên đoạn này đã được chuyển (cái này tùy theo tình huống trong truyện của bạn rồi).

Ví dụ:

Kiểu: Cô ấy hát. Ngay sau đó, mọi người vỗ tay.

Thành: Cô ấy hát. Tiếng hát vừa cất, mọi người đã vỗ tay.

────────────────

Q4Làm thế nào để truyện nhiều muối, mặn mòi ạ:(((((

A: Vì câu hỏi của bạn khá tối nghĩa nên bọn mình xin hiểu từ mặn ở đây theo nghĩa: gây ấn tượng, hứng thú cho người đọc hen. U v U

Bọn mình nghĩ, để truyện "mặn" thu hút độc giả và không té ngửa vì ngủ gật thì trước hết, cần phải đảm bảo:

- Yếu tố sáng tạo, mới lạ hoặc đơn giản chỉ là mang đến cảm xúc cho người đọc. Cảm xúc ấy có thể là vui, có thể là buồn, cũng có thể là nghẹt thở, đồng cảm, tức giận, hả hê,... bất cứ một trạng thái nào đó của con người mà bạn chạm đến được thông qua tình tiết hay nhân vật. Vì thế, bạn cứ đầu tư thật nhiều cho đứa con tinh thần của mình nhé!

- Phải để cho người đọc hiểu. Đừng viết quá rắc rối, quá làm màu, quá khó hiểu đến phi logic, điều đó chỉ khiến mọi thứ bạn gõ ra trở nên sáo rỗng.

- Mạch truyện không nên dài lê thê, lan man hoặc cụt lủn, vắn tắt qua loa. Người đọc sẽ phát ngán nếu cứ có một vấn đề mà 7749 chương truyện bạn vẫn nói mãi. Người đọc cũng sẽ vô cùng chưng hửng nếu như bạn vẽ ra một tình tiết rất hay ho mà không khai thác về nó.

- Lưu ý: Mặn thì mặn vừa, cái gì nhiều quá cũng không tốt, đừng rải muối một cách lố bịch, đặc biệt là cố ý viết từ ngữ chỉ "nửa thân dưới" nhằm câu kéo tiếng cười. Ban nãy bên trên bọn mình có nói, bạn có thể khiến người đọc tức giận, nhưng là tức giận vì những gì diễn ra trong truyện (như cái ác, sự bất công trong đó), chứ tuyệt đối đừng khiến người đọc tức giận với chính cách viết truyện của bạn.

────────────────

Q5Em có đang viết một bộ 12 chòm sao. Cốt truyện và tất tần tật về nhân vật đều đã dựng xong nhưng em vẫn bị bí ý tưởng và điều đó làm em cảm thấy không thoải mái. Em thường không nghĩ ra những chi tiết vụn vặt phù hợp để dẫn dắt đến chi tiết chính. Giống như có gạch mà em chẳng biết bắt đầu xây nhà từ đâu ấy ạ. Em rất cần lời khuyên từ Chiêm Tinh Lang Thang và em thật sự cảm ơn nếu mọi người cho em lời khuyên ạ :((

A: Ý tưởng là thuộc về tư duy cá nhân của mỗi người nên thú thật, bọn mình không thể giúp bạn được gì hơn ngoài một số lời khuyên nhỏ.

Nếu bạn không thể tạo những chi tiết nhỏ thành chi tiết lớn, vậy bạn nghĩ sao về việc từ chi lớn tạo thành chi tiết nhỏ? Hầu hết nhóm bọn mình, ai cũng thiết lập cái sườn trước rồi mới suy ra các thứ nhỏ hơn hết á, và con người xây nhà cũng vậy, họ phải có bản thiết kế trước thì mới đi mua gạch. Đơn giản hóa thì bạn đừng đắn đo cái gì tạo thành A, mà hãy suy ngẫm A tạo thành cái gì. Rồi từ những gì mà A sinh ra, ta sẽ có B - dàn tình tiết nhỏ, từ tình tiết B đó ta sẽ lại dẫn qua những tình tiết C, D,... khác.

Nhân vật cũng là một yếu tố quyết định trọng yếu, nhờ những tính cách khác nhau, họ sẽ hành động khác nhau, dệt thành những hoàn cảnh riêng, để rồi cọ sát với cả truyện.

Nếu bạn đang cần khơi nguồn ý tưởng thì có thể đi nghe nhạc, đi chơi, bung lụa,... kể cả tắm, làm bất cứ cái gì khiến đầu óc mình thoải mái nhất nhé.

Hãy dành nhiều thời gian một chút, nghĩ nhiều về những thứ mình đang có một chút, bạn sẽ biết mình cần làm gì với chúng. U v U

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro