Tôi là Zlatan (kỳ 21-30)
Kỳ 21: Đối đầu với "Mệnh phụ phu nhân"
Tởm hết sức tởm. Tôi nổi hết cả gai ốc khi nghe gã khoe mẽ dù thời gian ấy, đá cho Arsenal đúng là oai thật. Nhưng gã cứ phàn nàn như đàn bà. "Lưng tôi sao mà đau thế này", hay "Tôi không thể đi xe bus thường được, đi xe riêng cơ". Tôi tỏ thái độ khinh bỉ và tình hình trở nên căng thẳng. Lars Lagerback phải gọi tôi đến nói chuyện.
"Zlatan, làm ơn nhe, xử lý việc này chuyên nghiệp tí cho tôi nhờ. Chúng ta không thể có bất kỳ mối hiềm khích nào trong đội".
"OK. Nhưng nếu gã tôn trọng tôi thì tôi trọng gã. Hết chuyện".
Ngoại trừ chuyện "mệnh phụ phu nhân" ra, phần còn lại đều rất tuyệt. Khi chúng tôi đá trận ra quân với Bulgaria tại Lisbon, toàn sân gần như đã được phủ một màu vàng. Mọi người cùng hát: "Đưa bóng vào lưới nào". Chúng tôi hoàn toàn thống trị trận đấu và đè bẹp Bulgaria.
5-0. Sự kỳ vọng dành cho Thụy Điển tăng lên rõ rệt. Nhưng với chúng tôi thì Euro chưa thực sự khởi đầu. Trận đấu lớn với Italia tại Porto vào ngày 18-6 mới thật sự chiếm hết tâm trí của cả đội.
Người Italia sẽ vào trận với tâm lý phục thù. Họ chỉ giành được một trận hòa với Đan Mạch ở vòng đầu tiên, họ cũng chưa thể quên thất bại khó nuốt trước Pháp trong trận chung kết Euro 2000 tại Rotterdam ngày nào.
Italia sẽ đá với Thụy Điển với quyết tâm phải thắng bằng mọi giá. Họ sẽ mang vào trận đấu một dàn cầu thủ tuyệt đẹp với Nesta, Cannavaro và Zambrotta ở hàng thủ, Buffon trong khung thành và Christian Vieri trên hàng công. Dù Totti không thể đá vì án treo giò sau khi phun nước bọt vào mặt đối phương trận gặp Đan Mạch, Italia vẫn là một đối thủ quá lớn với chúng tôi.
Đấy cũng là trận đấu quan trọng nhất từ ngày tôi bắt đầu khoác áo đội tuyển. Cha tôi cũng sẽ đến xem, bầu không khí hết sức tuyệt vời và ngay từ đầu trận, tôi đã nhận ra là các hậu vệ Italia dành cho mình nhiều sự tôn trọng.
Họ thi đấu hết sức tập trung và không cho tôi một phút giây lơi lỏng nào. Italia có một hàng tấn công rất mạnh và cuối hiệp 1 thì Cassano, gã tiền đạo trẻ đá thay cho Totti, đã ghi bàn mở tỷ số từ đường chuyền của Panucci.
Đấy là một kết cục hợp lý bởi Italia đã thống trị trận đấu. Nhưng chúng tôi cố hết sức để giành quyền chủ động trong hiệp 2 và có vài cơ hội sau giờ nghỉ. Nhưng trận đấu vẫn thuộc về Italia, việc gỡ hòa ngày càng trở nên mông lung. Ai mà không biết Italia có hàng thủ hay nhất thế giới. Nhưng khi trận đấu chỉ còn lại 5 phút thì chúng tôi có một quả phạt góc ở cánh trái.
Kim Kallstromg đá quả bóng vào trong vòng cấm. Marcus Allback dứt điểm, Olof Mellberg cũng sút và trước vòng cấm thật sự là một pha hỗn loạn. Khi quả bóng nảy lên trên không, tôi lao đến, nhảy lên và giật gót. Giống như động tác kung-fu vậy.
Những bức ảnh chụp sau đó cho thấy gót chân tôi cao hơn vai và quả bóng thì bay theo một quỹ đạo hoàn hảo. Christian Vieri cố nhảy lên cản phá nhưng quả bóng đã bay vào khoảng trống chỉ vài centimet giữa đầu anh ấy và xà ngang. Một siêu phẩm vào lưới Italia, tại VCK của một kỳ Euro.
Tôi đã chạy như điên, sau lưng là các đồng đội cũng đang vui mừng như hoang dại, chỉ trừ "mệnh phụ phu nhân" thì lặng lẽ đi hướng khác. Nhưng mặc kệ chứ. Chúng tôi chỉ hòa, nhưng cảm giác sung sướng không khác gì đã giành trọn 3 điểm. Chúng tôi vào tứ kết và chạm trán Hà Lan.
Các CĐV Hà Lan mặc đồ cam, đội mũ cam, la ó và huýt sao tôi như kẻ thù từ kiếp nào vậy. Trận đấu đã diễn ra rất căng thẳng với nhiều cơ hội cho cả 2 bên. Nhưng đến hết trận thì tỷ số vẫn là 0-0 và phải bước vào hiệp phụ. Chúng tôi sút trúng cả xà ngang lẫn cột dọc và lẽ ra đã có thể giải quyết trận đấu, thay vì phải bước vào loạt sút luân lưu, nơi cả sân vận động đều cầu Chúa.
Đấy là khoảng thời gian nghẹt thở và như thường lệ, nhiều người không dám dõi theo loạt sút. Một số khác thì la hét và cố làm chúng tôi phân tâm. Áp lực thật kinh khủng. Nhưng mọi thứ đã khởi đầu tốt. Kim Kallstrom sút thành công, Henrik cũng vậy. 2-2. Lượt thứ 3 là của tôi.
Tôi bước đến chấm 11 mét, đeo băng đô đen, tóc dài, mỉm cười. Tôi cũng chả biết vì sao khi ấy mình lại cười. Hồi hộp, nhưng không hoảng loạn. Trong khung thành là Edwin van der Sar cũng mặc.
Ngày nay khi thực hiện một quả penalty, tôi cũng không biết chính xác mình sẽ sút vào đâu. Nhưng trong cái sát na ngắn ngủi khi chân vừa chạm bóng, tôi sẽ cảm giác được quả bóng sẽ vào hay không.
Trong quả sút thứ 3 mà tôi đang nói, tôi biết nó sẽ hỏng. Và nó hỏng thật. Olof Mellberg sau đó cũng hỏng và chúng tôi bị loại. Thật thất vọng, chúng tôi có một đội ngũ tuyệt vời và lẽ ra đã có thể tiến xa hơn. Nhưng trận đấu thỉnh thoảng lại diễn ra theo những chiều hướng trớ trêu như vậy.
Kỳ 22: Gặp "Bố già" Moggi
Tất cả những cầu thủ trẻ đều muốn được bán đi. Nhìn ai cũng hồi hộp, mọi người đi tới đi lui, tự hỏi là đồng đội của mình liệu có ra đi trước chăng? Tại sao người đại diện của mình chưa gọi? Không khí trần ngập sự căng thẳng và ghen tỵ. Nhưng tôi vẫn cố tập trung hết sức vào bóng đá.
Ajax đá giao hữu với Utrecht. Điều cuối cùng tôi nghĩ đến là mình lại bị thay ra giữa chừng. Nhưng thật sự là vậy. Koeman vẫy tôi ra, tôi quá điên và đá vào tấm biển quảng cáo trên sân. Lúc đấy tôi đã có thói quen gọi điện cho Mino sau các trận đấu. Nói chuyện với gã mập lúc nào cũng nhẹ nhõm. Nhưng lần này tôi hét lên trong điện thoại:
"Tay khốn HLV dám thay tôi ra giữa chừng đấy? Coi còn ai ngốc hơn gã nữa không".
Khi nói vậy, tôi chờ đợi Mino sẽ thốt ra vài câu an ủi. Nhưng không. Mino nói:
"Thay mày là đúng rồi còn gì. Mày đá dở nhất sân, dở như rác rưởi ấy".
"Ông nói cái quái gì thế hả?".
"Tao nói mày dở. Phải là Koeman thì tao còn thay mày ra sớm hơn".
"Ê mập"
"Gì"
"Ông biến đi. Cả ông lẫn tay HLV ngốc ấy".
Tôi cúp máy, đi tắm rồi về nhà. Tâm trạng không hề khá hơn được chút nào. Nhưng vừa đến cửa thì tôi đã thấy có người đứng chờ sẵn. Mino chứ còn ai nữa.
Lão mập này gan nhỉ. Chửi bố mày xong rồi còn đứng trước cửa nhà, chắc lâu quá không được ăn đòn. Chưa kịp ra khỏi xe, chúng tôi đã lời qua tiếng lại.
"Tao đã nói mày bao nhiêu lần rồi hả thằng ngu si tứ chi phát triển kia?", Mino gầm lên. "Mày đá như rác rưởi thì mày đi ra. Mày đá tấm biển quảng cáo làm gì? Bao giờ mày mới trưởng thành?"
"Mẹ kiếp, câm cái mồm lại đi".
"Mày mới phải câm đấy, thằng đần".
"Tôi không muốn đá cho Ajax nữa".
"Vậy qua Turin nhé".
"Ông đang nói cái gì vậy"
"Juventus muốn mày"
"Gì? Nói lại xem nào?
"Mày không những đần mà còn điếc nữa".
"Có thật là ông có thể thương lượng với Juventus không?"
"Có thể".
"Đừng giỡn, mấy chuyện này không vui đâu nha mập?"
"Giỡn cái đầu mày. Chưa gút xong, nhưng tao đang lo".
Ồ, Juventus, có thế chứ. Làm ăn ngon lành là phải thế, chứ ai lại đi thương lượng với Southampton.
Juventus khi ấy đang là đội bóng hay nhất châu Âu. Họ có những ngôi sao như Thuram, Trezeguet, Del Piero, Buffon, Nedved. Họ vừa vào trận chung kết Champions League với Milan một năm trước đó xong.
Huống chi CLB lại vừa ký hợp đồng với Fabio Capello, HLV của AS Roma vốn đã muốn có tôi trong nhiều năm liền. Tôi thật sự hy vọng vào cuộc chuyển nhượng này. Cố lên Mino, cố lên, phải gút lại vụ này.
Juventus khi ấy đang được điều hành bởi Luciano Moggi, một tay cứng cựa, đầy quyền lực. Từ 2 bàn tay trắng, Moggi leo lên một trong những vị trí quyền lực nhất trong làng bóng đá Italia. Đấy là ông Vua của thị trường chuyển nhượng.
Chính Moggi là người đã xoay chuyển cục diện bóng đá Serie A, mang Juventus trở lại vị thế thống trị. CLB đã giành hết danh hiệu này đến danh hiệu kia dưới thời ông ấy.
Nhưng Luciano Moggi tất nhiên không thuộc tuýp chính diện như Bạch Tuyết rồi. Bao quanh ông ấy là hàng loạt những scandal tham nhũng, doping, thậm chí người ta còn bảo Moggi có kết nối với dân Camorra anh chị của Naples.
Thật hư không biết, nhưng Moggi đúng kiểu dân Mafia. Ông ấy hút xì gà, lúc nào cũng vận bộ đồ lớn và là một tay thương thuyết bậc thầy. Ông ấy không ngán bất kỳ một ca nào. Nhưng Mino có chút quan hệ với nhân vật này.
Giữa họ là mối quan hệ trước thù sau bạn. Mino cố thu xếp một cuộc gặp với "người bạn" này để bàn chuyện của tôi. Tất nhiên là nhiêu khê, phòng làm việc của Moggi bao giờ cũng phải có 20 người đứng ngoài xếp hàng chờ gặp. Ông ta không có nhiều thời gian.
Một hôm thư ký Moggi gọi. Ông ấy sẽ dành cho chúng tôi khoảng nửa tiếng, gặp tại Monte Carlo, hoàn toàn bí mật, bên lề cuộc đua F1.
Moggi đang ở Monaco để bàn chuyện làm ăn. Tập đoàn Fiat sở hữu Juventus cũng là chủ sở hữu của đội đua Ferrari. Chúng tôi sẽ được thu xếp để gặp Moggi tại một phòng VIP trong sân bay. Nhưng giao thông quá tệ, chúng tôi phải nhích từng chút một. Sợ lỡ hẹn, cả đám nhảy xuống chạy bộ.
Nhưng Mino đâu phải VĐV. Lão mập phệ, chậm chạp và vừa chạy vừa thở như bò rống. Mồ hôi nhễ nhại, Mino thậm chí còn không có được trang phục ra hồn. Lúc tiến vào sân bay, trên người gã mập là một chiếc quần Hawaii, áo khoác và giày Nike, không tất và người thì nhễ nhại mồ hôi.
Cái phòng VIP mà chúng tôi lao vào đầy khói. Moggi đang hút một điếu xì gà bự xự. Ông ta già hơn Mino và hói. Vừa gặp là tôi lập tức cảm nhận được đây là một người đàn ông đầy quyền lực, vốn quen với việc buộc mọi người phải làm việc theo ý mình.
Moggi nhìn chằm chằm vào bộ quần áo mà Mino đang mặc.
"Mày mặc cái gì vào gặp tao vậy thằng mập?"
"Vậy ông ở đây để phán xét chuyện tôi mặc đồ gì hả?", Mino đáp lại, quyết không thua sút.
Đấy là nơi cuộc chuyển nhượng của tôi từ Ajax sang Juve được tiến hành.
Juventus khi ấy đang là đội bóng hay nhất châu Âu. Họ có những ngôi sao như Thuram, Trezeguet, Del Piero, Buffon, Nedved. Họ vừa vào trận chung kết Champions League với Milan một năm trước đó xong.
Huống chi CLB lại vừa ký hợp đồng với Fabio Capello, HLV của AS Roma vốn đã muốn có tôi trong nhiều năm liền. Tôi thật sự hy vọng vào cuộc chuyển nhượng này. Cố lên Mino, cố lên, phải gút lại vụ này.
Juventus khi ấy đang được điều hành bởi Luciano Moggi, một tay cứng cựa, đầy quyền lực. Từ 2 bàn tay trắng, Moggi leo lên một trong những vị trí quyền lực nhất trong làng bóng đá Italia. Đấy là ông Vua của thị trường chuyển nhượng.
Chính Moggi là người đã xoay chuyển cục diện bóng đá Serie A, mang Juventus trở lại vị thế thống trị. CLB đã giành hết danh hiệu này đến danh hiệu kia dưới thời ông ấy.
Nhưng Luciano Moggi tất nhiên không thuộc tuýp chính diện như Bạch Tuyết rồi. Bao quanh ông ấy là hàng loạt những scandal tham nhũng, doping, thậm chí người ta còn bảo Moggi có kết nối với dân Camorra anh chị của Naples.
Thật hư không biết, nhưng Moggi đúng kiểu dân Mafia. Ông ấy hút xì gà, lúc nào cũng vận bộ đồ lớn và là một tay thương thuyết bậc thầy. Ông ấy không ngán bất kỳ một ca nào. Nhưng Mino có chút quan hệ với nhân vật này.
Giữa họ là mối quan hệ trước thù sau bạn. Mino cố thu xếp một cuộc gặp với "người bạn" này để bàn chuyện của tôi. Tất nhiên là nhiêu khê, phòng làm việc của Moggi bao giờ cũng phải có 20 người đứng ngoài xếp hàng chờ gặp. Ông ta không có nhiều thời gian.
Một hôm thư ký Moggi gọi. Ông ấy sẽ dành cho chúng tôi khoảng nửa tiếng, gặp tại Monte Carlo, hoàn toàn bí mật, bên lề cuộc đua F1.
Moggi đang ở Monaco để bàn chuyện làm ăn. Tập đoàn Fiat sở hữu Juventus cũng là chủ sở hữu của đội đua Ferrari. Chúng tôi sẽ được thu xếp để gặp Moggi tại một phòng VIP trong sân bay. Nhưng giao thông quá tệ, chúng tôi phải nhích từng chút một. Sợ lỡ hẹn, cả đám nhảy xuống chạy bộ.
Nhưng Mino đâu phải VĐV. Lão mập phệ, chậm chạp và vừa chạy vừa thở như bò rống. Mồ hôi nhễ nhại, Mino thậm chí còn không có được trang phục ra hồn. Lúc tiến vào sân bay, trên người gã mập là một chiếc quần Hawaii, áo khoác và giày Nike, không tất và người thì nhễ nhại mồ hôi.
Cái phòng VIP mà chúng tôi lao vào đầy khói. Moggi đang hút một điếu xì gà bự xự. Ông ta già hơn Mino và hói. Vừa gặp là tôi lập tức cảm nhận được đây là một người đàn ông đầy quyền lực, vốn quen với việc buộc mọi người phải làm việc theo ý mình.
Moggi nhìn chằm chằm vào bộ quần áo mà Mino đang mặc.
"Mày mặc cái gì vào gặp tao vậy thằng mập?"
"Vậy ông ở đây để phán xét chuyện tôi mặc đồ gì hả?", Mino đáp lại, quyết không thua sút.
Đấy là nơi cuộc chuyển nhượng của tôi từ Ajax sang Juve được tiến hành.
"Này, cho phép tôi được lặp lại lần nữa nhé. Tôi không chủ đích làm anh chấn thương. Có nghe rõ không vậy".
"Ừ, nghe rồi".
Nghe, nhưng lọt vào tai này và đi ra tai kia. Phòng thay quần áo trở nên càng lúc càng căng thẳng. Đội bóng như chia làm 2 phe: nhóm Hà Lan ủng hộ Van der Vaart, còn nhóm cầu thủ nước ngoài đứng về phía tôi.
Cuối cùng thì Koeman đành phải triệu tập một cuộc họp bởi 2 đứa đều là những trụ cột trong đội. Cuộc họp với mục đích tốt đẹp là hòa giải, nhưng nó lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại. Van der Vaart phát pháo trước:
"Zlatan cố tình chơi tôi. Tôi quả quyết là như vậy".
"Tao không có. Mày cũng biết rõ là tao không cố tình. Và nếu mày còn cáo buộc tao thêm một lần, tao thề sẽ bẽ gãy chân mày làm đôi. Lần này là tao cố tình đấy, tao nói trước".
"Đấy, mọi người thấy chưa. Thằng này nó bị điên".
Koeman cố xoa dịu tình tình:
"Đừng đẩy mọi việc đi xa hơn nữa. Chúng ta sẽ cùng nhau giải quyết việc này".
Cách giải quyết của Koeman là lôi Louis van Gaal vào cuộc. Giữa tôi và Van Gaal vốn từng có va chạm trước đó, khỏi nói trong vụ này ông ta bênh ai. Van Gaal nói:
"Ở đây tôi là ông chủ, mong các cậu nhớ cho".
Ồ, thông tin bổ ích phết.
"Và tôi yêu cầu các cậu xóa bỏ mâu thuẫn. Khi Rafael khỏe lại, các cậu sẽ lại vào sân cùng nhau, sẽ vẫn phối hợp như những đồng đội của nhau. Rõ chưa!".
"Còn lâu!" tôi nói. "Chừng nào thằng khốn ấy còn trên sân, tôi sẽ không đá đấm gì hết".
"Cậu nói gì thế?", Van Gaal sửng sốt. "Rafael là thủ quân của tôi. Cậu phải đá với anh ta, cậu phải đá vì CLB".
"Thủ quân ư? Thứ thủ quân gì mà cư xử khốn nạn như vậy? Thủ quân gì mà đi vu cáo tôi cố tình chơi hắn? Thủ quân gì mà tấn công chính đồng đội của mình? Tôi không thèm đá với cái thứ thủ quân ấy, không một giây nào. Ông nói gì mặc kệ ông".
Rồi tôi rời khỏi phòng. Đấy là một canh bạc mạo hiểm. Nhưng tất nhiên là tôi chỉ có thêm dũng khí để làm vậy sau khi biết những liên hệ với Juventus đang tiến triển tốt.
Nhưng vẫn chưa có gì được ký. Tôi nóng ruột và gọi cho Mino: "Sao rồi? Bên Juve nói gì?".
Rồi tháng 8 cũng trôi về những ngày cuối cùng. Giải vô địch Hà Lan cũng đã khởi tranh và Ajax sẽ có trận đấu với NAC Breda. Báo chí vẫn viết về mâu thuẫn giữa chúng tôi, họ đang ủng hộ Van der Vaart mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
"Mày phải chuẩn bị tinh thần bị huýt sáo và la ó đấy nhé," Mino nói. "CĐV giờ ghét mày vô cùng".
"Tốt thôi"
"Tốt?"
"Ừ, nó kích thích tôi. Tôi sẽ cho họ thấy mình là ai".
Sân nhà của Ajax tràn ngập những tiếng la ó. Van der Vaart ngồi trên khán đài vì vẫn đang dưỡng thương, vỗ tay khi nghe cả sân dành cho tôi những lời chửi bới. Tôi thầm nói: "Mày tự đắc đi thằng khốn, rồi mày sẽ biết tao là ai".
Kỳ 24: Siêu phẩm tặng thủ quân
Khi còn lại 5 phút, tôi có bóng cách vòng cấm 20 mét. Sau lưng tôi là một hậu vệ, đang cố cài người và đoạt bóng. Rồi tôi cũng thoát ra khỏi gã này và lừa qua thêm một gã.
Nhưng đấy chỉ là khúc dạo đầu. Tôi giả vờ tung ra một cú sút, rồi ngoặt bóng đế tiến gần hơn đến vòng cấm, tiếp nối là một động tác kỹ thuật khác để đưa bóng đến vị trí có thể sút. Nhưng trước mặt vẫn còn nhiều hậu vệ và có lẽ tôi phải chuyền bóng đi. Nhưng không. Tôi đã lừa qua tất cả, loại bỏ nốt luôn thủ môn trước khi sút vào khung thành bằng chân trái. Pha ghi bàn ấy lập tức đã trở thành kinh điển.
Người ta gọi đấy là pha ghi bàn theo phong cách Maradona bởi nó rất giống với pha solo của Maradona vào lưới đội tuyển Anh tại tứ kết World Cup 1986. Tôi đã lừa bóng qua gần như cả đội đối phương và sân vận động bùng nổ vì vẻ đẹp của nó.
Ngay cả Koeman cũng nhảy lên như điên, bất chấp việc trước trận tôi đã đến gặp ông ta và thông báo ý định muốn sang Juve. Mọi sự căm ghét đổ dồn vào tôi suốt từ đầu trận phút chốc tan biến, chỉ còn lại tình yêu và sự hân hoan.
Mọi người hò reo và la hét. Họ đứng dậy và ôm nhau, chỉ trừ một người. Khi camera lia qua đám đông đang ôm nhau, họ dừng lại ở khuôn hình có Van der Vaart. Hắn ta ngồi đó, im lặng như một pho tượng, không vui mừng, không biểu lộ bất kỳ một cảm xúc nào bất chấp đội bóng của mình vừa ghi bàn.
Với Van der Vaart, pha solo của tôi là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra trong trận đấu này. Mới đầu trận mọi người còn la ó, nhưng bây giờ thì họ lại reo hò.
Họ hô vang tên tôi và bỏ quên thủ quân Van der Vaart trong thoáng chốc. Suốt đêm ấy các đài truyền hình chiếu đi chiếu lại pha bóng ấy. Sau đó siêu phẩm này cũng được khán giả của Eurosport bầu là pha ghi bàn đẹp nhất trong năm. Nhưng tâm trí của tôi lại để ở một vấn đề hoàn toàn khác.
Đồng hồ vẫn đang nhảy múa. Thị trường chuyển nhượng đang dần đi đến những ngày cuối cùng. Moggi vẫn chưa nhúc nhích gì, có thể ông ấy đang chơi chiêu, như thường lệ. Moggi bảo tôi và David Trezeguet không thể đá chung một đội. Mà Trezeguet thì đang là chân sút số 1 của Juventus. Mua thêm tôi làm gì.
"Ý là không mua chứ gì?" Mino sốt ruột.
"Cách chơi của bọn nó khác nhau. Không hợp", Moggi cố tình lái câu trả lời ra khỏi chủ đề câu hỏi.
Moggi cố giữ quân bài sát vào ngực mình, nhưng Mino đã nhìn ra một kẽ hở. Đó là Fabio Capello, người rất muốn có tôi trong suốt một thời gian dài.
Đúng là Moggi là sếp, nhưng Capello cũng không phải hạng xoàng. Ông ta có thể làm bất kỳ ngôi sao nào cũng phải cúi đầu chỉ với một ánh nhìn. Mino thu xếp được một buổi ăn tối có cả Moggi lẫn Capello. Vừa đặt mông xuống ghế là gã mập tung chiêu ngay:
"Tôi nghe bảo Trezeguet và Zlatan không thể đá cùng một đội à?"
Capello đáp ngay: "Ai bảo? Nhưng chuyện ấy có liên quan gì đến bữa ăn tối này không?"
"Moggi bảo đấy, đúng là ông từng nói thế phải không Luciano?"
Moggi gật đầu.
"Vậy tôi lập lại câu hỏi nhé Fabio: có đúng là Trezeguet và Zlatan không thể đá chung không?"
"Tôi không quan tâm đến chuyện có đúng hay không. Và các anh cũng đừng quan tâm chi cho mệt. Chuyện xảy ra trên sân là vấn đề của tôi, hãy để tôi lo. Cứ đảm bảo là Zlatan sẽ đến đây là được. Phần còn lại tôi chịu trách nhiệm".
Capello đanh thép như thế, Moggi không thể nào đáp trả. Ông ta đâu thể thảo luận chuyện cầm quân với Capello được, nên đành im lặng. Mino tận hưởng chiến thắng của mình một cách âm thầm. Lão mập đã đánh đúng vào điểm yếu duy nhất của Moggi và thành công. Nhưng sau bữa ăn tối ấy, vấn đề vẫn chưa ngã ngũ.
Buổi lễ trao giải thưởng thường niên của giải vô địch Hà Lan diễn ra. Tôi và Mino đến gala để chúc mừng Maxwell nhận danh hiệu cầu thủ hay nhất của mùa bóng trước.
Suốt buổi lễ Mino cứ nhấp nhổm. Gã cứ đi ra đi vào, bốc điện thoại nói chuyện liên tục với các lãnh đạo của Juventus lẫn Ajax. Những câu hỏi mới cứ lần lượt xuất hiện và cuộc thương lượng liên tục gặp trắc trở. Tôi đã cố gây áp lực hết mức có thể cho Ajax, nhưng vẫn không ăn thua.
Ngày cuối cùng của thị trường chuyển nhượng, tôi ngồi trong nhà, vùi đầu vào Xbox và tự hỏi phải chăng vụ này sẽ đổ bể. Phải chăng tôi phải kẹt lại ở Ajax thêm một mùa nữa?
Kỳ 25: Gột rửa chất Ajax
Tất cả những nỗi âu lo, hồi hộp như thời thơ ấu ùa về. Capello có lẽ là người duy nhất khiến tôi hồi hộp. Wayne Rooney từng bảo khi Capello đi ngang qua, bạn có cảm giác mình như "tử tội" vậy, điều ấy có thật đấy. Ông ta có thể đang nhâm nhi cà phê, nhưng chỉ một ánh nhìn đã khiến bạn phát rét.
Tôi từng nói những ngôi sao tại Italia không nhảy lên chỉ vì HLV ra lệnh. Nhưng chuyện ấy không đúng với Capello. Ông ấy muốn bạn làm gì, bạn buộc phải làm theo răm rắp. Tất cả đứng thành hàng khi ông ấy xuất hiện. Một nhà báo từng hỏi Capello thế này:
"Làm thế nào mà ông nhận được sự tôn trọng từ tất cả các học trò?"
"Nhận được? Không, chả có nhận gì cả. Tôi phải giành giật nó".
Tôi mãi không bao giờ quên câu trả lời ấy.
Khi Capello tức giận, đố bạn dám nhìn thẳng vào mắt ông ấy. Nếu nhận một cơ hội từ Capello mà không biết tận dụng, bạn nên sắm một chiếc xe bán hot dog bên ngoài sân vận động chứ đừng nghĩ đến chuyện trở lại nữa.
Bạn không thể mang những vấn đề đến mà nhờ Capello giải quyết, ông ấy không phải là bằng hữu của bạn. Ông ấy không nói chuyện, ông ấy là một chỉ huy sắt thép. Vì thế khi Capello đã cất tiếng gọi, ắt hẳn là phải có chuyện chẳng lành.
Tôi có được một may mắn, đó là Capello trấn an tôi ngay từ những ngày mới đến: "Cậu chả phải chứng tỏ gì với tôi cả, tôi biết cậu có thể làm gì". Điều ấy khiến tôi yên tâm vô cùng và nhẹ nhõm đi một chút ít.
Ở Italia, áp lực thật sự rất kinh khủng. Nhiều tờ báo hoài nghi cuộc chuyển nhượng của tôi, họ nghĩ tôi ghi hơi ít bàn nếu so với những chân sút hàng đầu khác. Nhiều người thậm chí còn nghĩ đến chuyện tôi chỉ được dự bị. Làm sao Zlatan có thể giành vị trí ở trong một đội hình khủng như thế chứ.
"Liệu Zlatan đã sẵn sàng cho Italia chưa?", một tờ báo viết.
"Vậy liệu Italia đã sẵn sàng chứng kiến Zlatan bùng nổ chưa?", Mino Raiola đã trả lời như thế.
Bạn nên đưa ra những câu trả lời đanh thép như vậy, phải chơi cứng, không thì báo chí sẽ nuốt chửng bạn. Tôi tự hỏi nếu không có Mino thì liệu tôi có thể thành công tại Italia không? Câu trả lời luôn là không.
Nếu tôi đến Juventus với thái độ như còn hồi ở Ajax, tôi sẽ chết chắc. Người Italia điên cuồng với bóng đá. Nếu như ở Thụy Điển người ta chỉ bàn về trận đấu trước và sau một ngày thì ở đây, họ nói về trận đấu cả tuần.
Mino đã trở thành một bức tường phòng vệ. Tôi gọi điện cho gã mập liên tục để nhận được sự trấn an. Ajax chỉ là một ngôi trường nhỏ bé so với Juve. Ngay cả việc ghi bàn trên sân tập đã là một vấn đề bởi đâu chỉ có Cannavaro và Thuram theo kèm mà còn là Buffon trong khung gỗ nữa. Cũng chả có ai đối xử tốt chỉ vì tôi là một tân binh cả. Tôi phải tự bơi.
Capello có một vị trợ lý tên Italo Galbiati. Galbiati lớn tuổi nên tôi gọi ông ấy là "ông lão", nhưng đấy là một người rất dễ thương. Đứng kế Capello thì đúng là một trời một vực. Capello cứng rắn, Galbiati mềm mỏng. Capello lạnh lùng, Galbiati quan tâm. Sau buổi tập đầu tiên, Capello đã gửi tôi đến cho Galbiati: "Này ông bạn, cho thằng nhỏ này nếm mùi đau khổ hộ tôi nhé".
Cả đội tập xong và đi tắm, riêng tôi thì phải ở lại. Một thủ môn từ đội trẻ lên đứng vào khung thành và màn tập sút bắt đầu. Galbiati cứ ném bóng ra và nhiệm vụ của tôi là sút vào khung thành của cậu thủ môn kia, sút từ mọi góc, sút đủ mọi kiểu, nhưng phải đứng trong vòng cấm. "Đây là khu vực của chú mày," Galbiati nói.
"Sút đi, mạnh hơn nữa vào, chính xác hơn nào, đừng có lười," Galbiati liên tục hò hét. Và nó trở thành một phần trong giáo án tập luyện của tôi, một thói quen.
Đôi khi Del Piero và Trezeguet cũng được giữ lại để tập cùng, nhưng thường thỉ chỉ có một mình tôi và Galbiati với 50, 60 cho đến hàng trăm quả sút trong một buổi như thế. Thỉnh thoảng Capello cũng ghé qua xem. Ông ấy nói:
"Bọn ta đang tẩy chất Ajax ra khỏi người cậu, nhóc ạ".
"Vâng, tốt thôi".
"Ta không cần cái chất Hà Lan ấy. Một - hai, một - hai, kỹ thuật rườm rà, lừa qua cả đội. Không cần. Ta cần những pha ghi bàn, đơn giản càng tốt, không cần phải lừa qua ai cả. Cậu chưa có bản năng sát thủ, nhưng bọn ta sẽ nhét nó vào người cậu".
Đấy chính xác là điều mà tôi muốn cải thiện. Tôi học hỏi từ Van Basten, nói chuyện với Mino, nhưng đúng là tôi không có hiệu suất ghi bàn cao thật. Tôi vẫn thích lừa bóng và tìm kiếm những siêu phẩm hơn là ghi bàn đơn giản. Tôi lớn lên từ khu ổ chuột, tôi tồn tại bởi những tiếng trầm trồ và những lời khen. Nhưng với Capello, chất nghệ sĩ trong tôi phai nhạt dần, nhường chỗ cho một "sát thủ".
Kỳ 26: Khi Zlatan trở thành... Ibra
Ở Italia, không ai vỗ tay cho một pha bóng đẹp, một cú giật gót nếu như đội nhà thua trận. Không ai mảy may để ý đến siêu phẩm nếu nó không mang lại 3 điểm. Dần dần tôi đã trở thành một chiến binh trên sân cỏ.
Nhưng đừng nghĩ là tôi cố ép mình phải làm theo lời Capello, không phải vậy. Tôi vẫn là chính mình, vẫn chơi thứ bóng đá quen thuộc với mình, chỉ là thích nghi để tồn tại ở một môi trường khắc nghiệt mà thôi.
Tôi không giỏi ngôn ngữ, những buổi học tiếng Italia không đến đâu cả, nhưng "nói chuyện" trên sân cỏ chưa bao giờ là vấn đề bởi bóng đá có thứ ngôn ngữ riêng của nó. Song khi bước chân ra khỏi sân cỏ, tôi cảm thấy mình lạc lõng vô cùng. CLB phải gửi cho tôi một giáo viên dạy kèm tiếng Italia. Tôi phải gặp bà cô này 2 tuần/lần để học ngữ pháp. Ngữ pháp ư? Bộ định trả tôi lại trường học hay sao thế?
Tôi đâu thể ngồi yên một chỗ như thời học sinh. Vì thế tôi nói với cô ấy: "Cô cứ giữ tiền, nhưng chả cần dạy dỗ gì hết, không cần nói lại với ông chủ, không một ai cả. Cứ ở nhà vào những giờ dạy học. Cứ giả vờ như cô vẫn đến đây bình thường. Nếu tôi tiến bộ chậm thì cứ nói là Zlatan nó ngu cực, mà tôi ngu thật nên cô cũng không phải ngại khi nói ra câu đó đâu".
Và cô ấy đã làm đúng như vậy. Đừng nghĩ là tôi trốn tránh tiếng Italia, không phải. Tôi vẫn học, học trong phòng thay quần áo, học trong khách sạn, trên những chuyến xe và những chuyến bay, tôi liên kết những dữ kiện và câu chữ khá tốt.
Tôi học nhanh, dù đó là thứ tiếng bồi của dân ba lô chứ không phải thứ ngữ pháp chính quy được dạy trong giáo trình, trường lớp. Ngay cả khi đứng trước các phóng viên, tôi cũng chủ động dùng tiếng Italia trước khi chuyển sang tiếng Anh. Điều đó giúp tôi giành được sự tôn trọng, kiểu như "thằng này được, ít ra nó cũng cố giao tiếp".
Chỉ sau một thời gian ngắn khổ luyện, tôi đã thay đổi, cả về thể lực lẫn tinh thần. Tôi vẫn nhớ trận đấu tiên tiên của mình trong màu áo Juve: gặp Brescia vào ngày 12/9. Hôm ấy tôi ngồi dự bị. Trên khán đài ở khu vực danh dự là gia đình Agnelli. Họ vừa xem trận đấu vừa bàn về tôi: thằng nhóc ấy liệu có đáng tiền không?
Sau giờ nghỉ tôi vào thay Nedved, cũng là một cầu thủ do Mino làm đại diện và vừa được chọn là "cầu thủ hay nhất châu Âu" mới một năm trước đó. Nedved tập luyện với cường độ kinh khủng. Mọi người tập bình thường rồi về, anh ta dành thêm một giờ đồng hồ để đạp xe, rồi sau đó chạy vài vòng gọi là... tráng miệng.
Một cầu thủ ở đẳng cấp và sự tận tụy như thế không dễ dàng để thay thế. Ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, vậy mà phải vào thay một ngôi sao cỡ bự như thế, nhưng tôi không lo sợ. Mình đã chờ ngày này từ lâu cơ mà.
Tôi nhận bóng bên cánh trái, trước mặt là 2 hậu vệ đang lao đến truy cản. Đường vào khung thành bị khóa rồi, nhưng không sao, tôi phóng lên, thoát qua 2 người, ghi bàn rồi lắng nghe những thanh âm vọng từ khán đài: "Ibrahimovic, Ibrahimovic!"
Từ ấy, tôi được người ta gọi với cái tên thân mật Ibra.
Sau màn khởi đầu tuyệt vời, Capello tiếp tục tìm thấy những điểm chưa được: thể hình của tôi. Khi ấy tôi vẫn khá gầy gò: cao 1,96 mét nhưng chỉ nặng có 84 kg.
"Thế cậu có bao giờ chui vào phòng gym không thế?" ông ấy hỏi.
"Chưa bao giờ," tôi đáp thật tình.
Tôi chưa bao giờ nâng một cái tạ nào trong đời và Capello xem việc ấy như một scandal. Thế là bên cạnh một HLV tập sút, ông ấy bố trí thêm một HLV tập tạ. Mà tập thì phải đi đôi với ăn uống. Lần đầu tiên trong đời tôi học cách chăm lo cho bản thân mình. Không được ăn mỳ ống thỏa thích nữa, phải nuốt theo thực đơn. Tôi dần tăng cân và trở thành một cầu thủ khỏe hơn, dai sức hơn.
Ở Ajax, người ta để cầu thủ ăn uống tự do. Vì thế khi thay đổi thực đơn và đi vào quy củ, bạn nhận ra hóa ra mình hoàn toàn có thể mạnh hơn, sung sức hơn mình tưởng rất nhiều. Ở Italia chúng tôi ăn trước và sau buổi tập, trước các trận đấu. Trong những ngày lưu trú tại khách sạn, luôn có 3 suất ăn/ngày.
Tôi vọt lên 90 kg, hơi lố. Tôi giảm lượng tạ lại và chạy bộ nhiều hơn. Tôi cũng không còn rụt rè khi đứng trước những ngôi sao khác trong đội. Chính Capello dạy điều đó: đừng để bị át vía, nếu làm điều ngược lại thì càng tốt.
Tôi dần trưởng thành và đạt đến trình độ đỉnh cao như ngày hôm nay. Sự tự tin tràn ngập cơ thể, tôi gào thét vào bất cứ gã nào dám chơi xấu mình. Dần dần các cầu thủ trẻ Juve đều cảm thấy lo sợ Ibra. Tôi dẫn trở thành một ngôi sao có tiếng nói trong đội, như Thuram, như Cannavaro, như Zambrotta.
Kỳ 27: Cú phật thủ của Ibra
Capello không chỉ gột rửa chất Ajax ra khỏi người tôi mà còn biến tôi trở thành một nhà vô địch đúng nghĩa, một kẻ luôn hướng đến mục tiêu cao nhất trong mỗi trận đấu và mỗi mùa bóng.
Rồi sự cố đầu tiên ở Juve cũng diễn ra. Trong đội có một gã trung vệ người Pháp tên Jonathan Zebina. Tay này từng chơi tại Roma cho Capello và họ cùng nhau giành Scudetto hồi 2001. Giờ thì Zebina theo Capello sang Juve.
Tôi không nghĩ gã cảm thấy thoải mái ở đây bởi đá tập thôi mà gã chơi rất thô bạo. Một ngày kia gã xoạc bóng trúng vào chân tôi. Tôi đứng dậy, dí sát vào mặt gã và nói:
"Mày muốn chơi xấu phải không? Cứ nói một tiếng, bố mày chơi xấu lại!"
Hắn không đáp lại mà húc đầu luôn (sao mấy gã người Pháp thích cái màn này thế nhỉ). Bam, mọi thứ diễn ra rất nhanh.
Thích chơi thì chơi, lâu quá cũng phải ôn lại mấy ngón taekwondo chứ. Gã ngã nhào xuống mặt đất, dám còn chưa biết mình đã bị ăn đòn như thế nào.
Bạn nghĩ lúc này Capello làm gì? Điên tiết lao vào sân tách 2 con gà chọi ra hả? Không hề. Ông ấy cứ đứng nhìn quan sát, mặt lạnh như băng, mặc cho chúng tôi biến sân cỏ thành sàn đấu. Mọi người ngạc nhiên: "Gì vậy? Cái gì tùm lum vậy".
Cannavaro, người vẫn luôn giúp tôi từ khi tôi đến đây, lao đến trước tiên: "Ibra. Mày làm cái gì vậy?". Hỏi xong anh ta... tảng lờ luôn, ngụ ý "mày dạy dỗ Zebina một chút vậy cũng tốt". Cannavaro cũng đâu có thích gã người Pháp mấy.
Nhưng có một người đứng về phía Zebina, đó là gã người Pháp khác: Lilian Thuram. Thuram lao đến và hét lên: "Ibra. Mày trẻ trâu ngu ngốc nó vừa thôi. Mày không được làm cái trò đó ở đây, đầu đất ạ".
Nhưng Thuram không có cơ hội để kết thúc màn rủa xả của mình. Một tiếng thét vang lên khiến cả sân im lặng như tờ. "Thuuuuuraaam", Capello hét đấy. "Câm mồm và biến ra khỏi sân ngay".
Thuram đang gồng lên như Kinh Kong, nghe tiếng Capello chợt mềm nhũn như chi chi, vội vàng bước ra khỏi sân như con nít sợ ăn đòn. Tôi cũng bước ra khỏi đó, cố hạ nhiệt lại.
Hai tiếng đồng hồ sau tôi gặp lại Zebina, đang chườm đá trên mặt, vẫn còn rất đau vì lãnh trọn một cú phật thủ của võ sư Zlatan. "Chà, có vẻ mình hơi nặng tay," tôi tự nghĩ. Con mắt ấy mà bầm chắc phải cả tháng, đóng phim cướp biển khỏi hóa trang.
Moggi phạt cả 2 đứa. Capello thì tuyệt không nói một lời, cũng chả buồn họp hành gì cả. "Vậy là tốt cho cả đội," ông ấy nói gọn lỏn vậy thôi.
Capello là vậy đó, ông ấy muốn bầu không khí trong đội bao giờ cũng đặc lại. Muốn đánh cho đánh, chỉ duy nhất một việc cấm làm: thách thức quyền lực với ông ấy và cư xử hỗn hào.
Tôi nhớ trận tứ kết với Liverpool tại Champions League khi chúng tôi thua 0-2. Trước trận Capello đã lên chiến thuật và quyết định kỹ càng xem ai sẽ kèm ai trong những tình huống chống phạt góc. Nhưng vào trận, Lilian Thuram thay đổi người kèm. Anh ta tự ý kèm một người khác và Liverpool đã ghi bàn ngay trong tình huống đó.
Trong phòng thay quần áo, Capello cứ đi tới đi lui. Sau khi ngồi xuống, ông đặt câu hỏi với Thuram:
"Ai bảo cậu đổi người kèm?"
"Không ai cả. Tôi thấy tình huống ấy làm vậy là đúng".
Capello im lặng nín thở.
"Ai bảo cậu đổi người kèm", ông ấy lặp lại?
"Tôi nghĩ làm vậy là đúng".
Đoạn đối thoại ấy lặp lại đến lần thứ 3 thì quả bom Capello chính thức bùng nổ.
"Tôi có bảo cậu thay đổi người kèm không? Ở đây tôi là sếp, cậu hay thằng nào hả? Là tôi, cậu thủng không? Chỉ có tôi mới được quyền ra lệnh, tôi bảo gì, cậu làm đó. Cậu hiểu không, hiểu không hả?".
Nói xong Capello đá cái bảng thông báo về phía chúng tôi với sức mạnh khủng khiếp. Lúc đó mắt cả bọn đều dán chặt xuống sàn nhà, không một ai dám ngước lên, không một ai. Trezeguet, Cannavaro, Buffon, cứng đến mấy cũng sợ một phép, nhúc nhích còn không dám, không một ai dám nghĩ đến chuyện một ngày nào đó mình sẽ ở vào vị trí của Thuram, không ai dám nghĩ đến chuyện chọc Capello nổi giận lần nữa.
Capello đã cho Del Piero dự bị để lấy chỗ cho tôi. Trong cả chục năm trước chưa một HLV nào dám làm điều này.
Đẩy Del Piero lên ghế dự bị nghĩa là cầm tù biểu tượng của CLB và điều đó khiến các CĐV điên tiết. Họ la ó Capello và gào lên những thông điệp ủng hộ Del Piero. "Il pinturicchio, il fenomeno vero."
Vào thời điểm ấy, Alessandro Del Piero đã 7 lần giành Scudetto với Juve và luôn là nhân vật chủ chốt của họ trong mọi mùa bóng. Anh ấy cũng vô địch Champions League cùng Juve và được các ông chủ yêu mến, một ngôi sao lớn thực thụ.
Cho Del Piero dự bị là một điều không bình thường. Nhưng Capello quả là đâu có bình thường. Ông ấy mặt kệ lịch sử và giá trị biểu tượng. Ông ấy chọn đội hình mà ông ấy cho là tốt nhất.
Tôi thật sự rất biết ơn Capello vì điều đó dù nó cũng đặt trên vai tôi thêm những sức ép. Nhưng rồi mọi thứ cũng dần tốt hơn, những tiếng kêu gọi Del Piero thưa dần. Thay vào đó là nhiều hơn những tiếng "Ibra, Ibra".
Đến tháng 12, tôi đã được chọn làm cầu thủ hay nhất của đội trong tháng. Một sự ghi nhận tuyệt vời!
Kỳ 28: "Cậu còn giỏi hơn cả Van Basten"
Trong bóng đá mọi thứ thay đổi rất nhanh. Mới hôm trước bạn là người hùng, hôm sau bạn đã là rác rưởi ngay. Chế độ tập luyện với Galbiati đã phát huy tác dụng rõ rệt, càng lúc tôi càng trở thành một con quái vật trong vòng cấm. Khi bóng đến chân tôi không cần phải suy nghĩ gì nhiều nữa. Bam, bam, bam và bóng nằm gọn trong lưới.
Tôi xin nhắc lại cho bạn rõ một việc: để nguy hiểm trước khung thành thì tập luyện không chưa đủ. Nó là vấn đề của cảm giác, của bản năng. Bạn hoặc là có nó, hoặc bạn không, không cách nào tập luyện được.
Cũng có lúc bạn đánh mất cảm giác ghi bàn ấy, nhưng nó vẫn ở đó, chờ ngày được kích hoạt. Bạn sinh ra cùng bản chất "sát thủ", nó sẽ xuất hiện, miễn là bạn gọi nó đúng cách.
Tháng Giêng, tôi đã ngừng ghi bàn suốt 5 vòng đấu. Trong 3 tháng tôi chỉ ghi được 1 bàn. Tôi chả thể giải thích được vì sao như vậy. Và Capello buộc phải chỉ trích tôi. "Cậu chơi chán quá, cậu vô dụng thật," ông ta nói. Nhưng nói thì nói vậy, Capello vẫn tung tôi vào sân.
Thời gian ấy Del Piero vẫn bị cho ngồi dự bị và tôi đoán Capello la hét tôi vì muốn tạo động lực để tôi phấn đấu. Capello muốn cầu thủ tin tưởng vào khả năng của mình, miễn đừng vênh váo, kiêu ngạo là được. Ông ấy rất ghét cầu thủ tỏ thái độ ngôi sao. Capello nâng bạn lên được thì cũng có thể vùi bạn xuống bùn được.
"Ibra, vào đây tôi bảo!"
Nghe những tiếng ấy, tôi có cảm giác mình chết đến nơi rồi. Tôi giật mình: "Chết cha! Bộ mình vừa trộm xe đạp lại sao? Mình có húc đầu ai mà quên mất không nhỉ?".
Quãng đường từ ngoài vào trong phòng thay quần áo, tôi bước đi như một tử tội vào phòng hành quyết, trong đầu tự đặt ra cho mình những lời biện hộ, dù bản thân tôi chả biết Capello gọi mình vào vì việc gì. Khi đã vào đến trong rồi, tôi giật mình vì không dám tin vào những gì mình đang nhìn thấy.
Capello đang đứng đó, quấn mỗi cái khăn tắm trên người. Ông ta vừa từ nhà tắm đi ra, mắt kính hãy còn đầy hơi nước. Trên đời này ngoài vợ Capello ra còn có ai thấy ông ấy trong bộ dạng như vậy không nhỉ. Tôi tiếp tục tự hỏi mình chuyện gì sẽ xảy ra, Capello sẽ trách móc chuyện gì. Đứng trước một HLV như thế, đặc biệt là đứng riêng, bạn có cảm giác mình thật nhỏ bé.
"Ngồi xuống đi đã," ông ấy nói. Và tất nhiên là tôi ngồi ngay lập tức. Trước mắt đã là một chiếc tivi cũ và một đầu video đọc băng VHS. Capello lấy một cuộn băng và nhét vào đó.
"Cậu làm tôi nhớ đến một cầu thủ mà tôi từng huấn luyện tại Milan"
"Tôi biết ông định nói đến ai rồi".
"Thật à?".
"Vâng, tôi nghe người ta nói nhiều rồi".
"Hoàn hảo. Cậu nghe nhiều mà cậu không run sợ, nghĩa là cậu không bị áp lực bởi sự so sánh. Vậy giờ nghe tôi nói nhé: cậu không phải Van Basten mới. Cậu có phong cách riêng và riêng tôi thấy cậu còn giỏi hơn Van Basten. Chỉ có một điều cậu dở hơn anh ta một chút: khả năng di chuyển trong vòng cấm địa. Đấy là cuốn băng ghi lại tất cả những bàn Van Basten đã ghi trong sự nghiệp. Học cách di chuyển của anh ta được không? Bật máy lên, xem và học".
Rồi Capello rời khỏi phòng, để tôi lại một mình và xem cuốn băng, đủ tất cả các pha ghi bàn từ mọi góc độ. Quả bóng cứ được rót vào vòng cấm và Van Basten cứ xuất hiện đúng chỗ, đúng lúc để đưa bóng vào lưới. Tôi đã ngồi đó 10 phút, 15 phút, đến bao lâu tôi cũng không nhớ nữa.
Liệu Capello có cử ai ở ngoài đó để giám sát việc coi phim của tôi không nhỉ? Chắc phải có. Nhưng lần này tôi không cần người theo dõi, tự tôi muốn xem toàn bộ cuốn băng ấy. 25 phút rồi 30 phút trôi qua, cho đến khi tôi cảm thấy mình đã xem đủ và ra về, trong đầu không biết liệu mình có thể tiếp thu được bao nhiêu. Thông điệp của Capello thì không thể rõ ràng hơn: ông ấy muốn tôi ghi nhiều bàn hơn. Ông ấy muốn tôi di chuyển tốt hơn, dứt điểm hiệu quả hơn.
Chúng tôi đang dẫn đầu BXH cùng với Milan. Vị trí đầu bảng thay đổi liên tục và để vô địch Scudetto, Juve rất cần những pha ghi bàn của tôi. Nhưng càng ngày tôi càng bị kèm chặt, hậu vệ xông vào tôi như những con chó sói. Các hậu vệ thay phiên nhau dở trò, khiêu khích tôi theo đủ mọi kiểu. Họ chửi từ bố, từ mẹ tôi chửi xuống. Họ húc đầu, đủ hết các kiểu.
Nhưng tôi chơi thứ bóng đá tốt nhất của mình khi tôi giận dữ. Ngày 17-4, tôi ghi một hat-trick vào lưới Lecce, các CĐV vui mừng hoang dại và báo viết:
"Người ta nói Ibra không phải là một chân sút có hiệu suất tốt. Giờ anh ta đã có 15 bàn".
Tôi leo lên vị trí thứ 3 trong danh sách những tay săn bàn hàng đầu. Họ nói về tôi như cầu thủ quan trọng nhất của Juve. Những lời tán dương ở mọi nơi. "Ibra, Ibra".
Nhưng tôi đâu biết đang có những áng mây đen ở đàng xa, đang chực chờ mang cơn giông đến.
Kỳ 29: Chiếc Enzo của Ibra
Khi ấy tôi đang ở vào khoảng thời gian đẹp nhất đời mình. Chúng tôi (Juventus) và Milan đang cũng nhau dẫn đầu BXH và rốt cuộc tôi cũng được sống chung với người phụ nữ của đời mình. Helena làm việc rất chăm chỉ, luôn tỏ ra độc lập. Buổi sáng nàng làm cho Fly Me ở Gothenburg, đến tối thì kinh doanh nhà hàng. Đã vậy nàng còn bỏ thời gian học hành và đi đi về về giữa Gothenburg và Malmo.
Làm việc căng sức, một hôm nàng đổ bệnh. Tôi đã nói với Helena: "Đủ rồi em yêu, bỏ bớt việc đi. Sang Italia sống với anh". Đấy là một cuộc xáo trộn lớn trong đời, nhưng tôi nghĩ nó tốt cho cô ấy, giống như Helena đã bắt đầu hít thở được trở lại vậy.
Lúc ấy tôi đã rời khỏi căn hộ của Inzaghi để dọn ra một căn hộ riêng, cũng chung tòa nhà Piazza Castello nhưng với trần nhà cao hơn. Nó trông giống một nhà thờ. Ở tầng trệt là một quán cà phê tên gọi Mood, rất dễ thương, chúng tôi dần kết thân với những người làm việc trong Mood, từ nhân viên cho đến quản lý. Thỉnh thoảng họ đãi chúng tôi ăn sáng không lấy tiền.
Khi ấy tôi chưa có con, nhưng bọn tôi rất thích Hoffa, một cậu nhóc mập dễ thương hết sức. Chúng tôi thường mua 3 phần pizza, một cho tôi, một cho Helena và một cho cậu mập ấy. Hoffa ăn hết cả một cái bánh cỡ to một cách ngon lành, chỉ chừa lại viền bánh và vung vãi khắp nơi.
Chúng tôi xem đấy như con mình. Nhưng tất nhiên, so với Hoffa, chúng tôi vẫn như đến từ một thế giới khác.
Chúng tôi bay đến Dubai để nghỉ hè và ngồi ghế hạng thương gia. Tôi và Helena dĩ nhiên là những người biết cư xử. Nhưng gia đình của tôi thì khác.
Kỳ 29: Chiếc Enzo của Ibra
Khi ấy tôi đang ở vào khoảng thời gian đẹp nhất đời mình. Chúng tôi (Juventus) và Milan đang cũng nhau dẫn đầu BXH và rốt cuộc tôi cũng được sống chung với người phụ nữ của đời mình. Helena làm việc rất chăm chỉ, luôn tỏ ra độc lập. Buổi sáng nàng làm cho Fly Me ở Gothenburg, đến tối thì kinh doanh nhà hàng. Đã vậy nàng còn bỏ thời gian học hành và đi đi về về giữa Gothenburg và Malmo.
Làm việc căng sức, một hôm nàng đổ bệnh. Tôi đã nói với Helena: "Đủ rồi em yêu, bỏ bớt việc đi. Sang Italia sống với anh". Đấy là một cuộc xáo trộn lớn trong đời, nhưng tôi nghĩ nó tốt cho cô ấy, giống như Helena đã bắt đầu hít thở được trở lại vậy.
Lúc ấy tôi đã rời khỏi căn hộ của Inzaghi để dọn ra một căn hộ riêng, cũng chung tòa nhà Piazza Castello nhưng với trần nhà cao hơn. Nó trông giống một nhà thờ. Ở tầng trệt là một quán cà phê tên gọi Mood, rất dễ thương, chúng tôi dần kết thân với những người làm việc trong Mood, từ nhân viên cho đến quản lý. Thỉnh thoảng họ đãi chúng tôi ăn sáng không lấy tiền.
Khi ấy tôi chưa có con, nhưng bọn tôi rất thích Hoffa, một cậu nhóc mập dễ thương hết sức. Chúng tôi thường mua 3 phần pizza, một cho tôi, một cho Helena và một cho cậu mập ấy. Hoffa ăn hết cả một cái bánh cỡ to một cách ngon lành, chỉ chừa lại viền bánh và vung vãi khắp nơi.
Chúng tôi xem đấy như con mình. Nhưng tất nhiên, so với Hoffa, chúng tôi vẫn như đến từ một thế giới khác.
Chúng tôi bay đến Dubai để nghỉ hè và ngồi ghế hạng thương gia. Tôi và Helena dĩ nhiên là những người biết cư xử. Nhưng gia đình của tôi thì khác.
Kỳ 30: Chứng nghiện xăm mình
Có một danh sách dài dằng dặc những người xếp hàng đăng ký được mua. Thế là họ gọi ngay cho sếp của Ferrari, Luca di Montezemolo, và giải thích tình hình: "Không có cái xe thì Ibra nó không ký đâu".
Tay chủ Ferrari suy nghĩ: "Khó phết đấy, nếu như không muốn nói là không thể". Nhưng rốt cuộc tôi cũng có được chiếc xe tuyệt diệu này, với một điều kiện: tôi phải hứa không bao giờ bán nó.
"Tôi sẽ giữ chiếc xe của quý vị cho đến khi tôi chết," tôi hứa, và hứa một cách chân thành. Tôi yêu chiếc xe ấy vô cùng.
Helena không thích tôi lái chiếc Enzo chút nào, nó quá hoang dã và hầm hố so với phong cách của cô ấy. Nhưng tôi thì phát điên với nó. Nó quá đẹp, đẹp từ trong ra ngoài và trên hết là nhanh nữa.
Tôi nhìn món quà hậu hĩnh mà Juve tặng mình, lòng thầm hứa sẽ cố đá thật tốt và thật tốt. Tôi thậm chí còn nghĩ nếu chơi không hay, dám Juve sẽ đòi lại chiếc xe lắm. Tất nhiên là không có chuyện đó rồi, nhưng chiếc Enzo đã trở thành một dạng động lực để tôi phấn đấu.
Cứ mỗi lần cần động lực trước đây tôi lại đi xăm mình. Xăm bị nghiện đấy, tôi khuyên bạn suy nghĩ kỹ trước khi quyết định xăm hình đầu tiên.
Với tôi, hình xăm là một dạng ma túy. Tôi lúc nào cũng muốn xăm những thứ mới mẻ lên người. Có khi vừa xăm xong một hình mất nhiều tiếng đồng hồ, tôi ngay lập tức đã nghĩ về những hình xăm mới. Hình xăm đầu tiên của tôi chính là tên tôi, từ hông này qua hông kia, xăm mực trắng, nó chỉ hiện lên khi tôi đi phơi nắng và da sạm lại.
Sau đó tôi xăm những thứ kích động hơn. Hình xăm thứ 2 là hàng chữ "Chỉ Chúa mới được phán xét tôi". Đúng vậy, họ có thể viết bất cứ thứ gì họ thích trên báo. Mọi người có thể la ó miệt thị bất cứ lời lẽ nào trên sân. Nhưng phán xét tôi chỉ có Chúa mà thôi. Sau đó tôi có xăm thêm một con rồng. Trong văn hóa Nhật Bản rồng là biểu tượng của chiến binh, mà tôi là một chiến binh đích thực.
Hình xăm tiếp theo là một con cá chép, một biểu tượng của nhà Phật để chống lại sự căng thẳng, mệt mỏi. Tôi cũng xăm gia đình mình, đàn ông trong gia đình xăm bên phải, còn phụ nữ thì bên trái. Bên trái là nơi của trái tim, nơi tôi dành cho mẹ tôi, người chị cùng mẹ khác cha đã rời xa gia đình. Nhưng tất cả đều là người thân, là máu thịt của mình. Bạn có thể từ bỏ tất cả, trừ gia đình mình.
Serie A thường được giải quyết vào mùa xuân. Khi ấy cục diện của BXH thường rất rõ ràng, có một nhóm vượt lên hẳn so với phần còn lại. Nhưng năm nay thì cuộc đua diễn ra hết sức quyết liệt.
Chúng tôi lẫn Milan đều có 70 điểm, tất nhiên báo chí viết rất nhiều về cuộc cạnh tranh này. Ngày 8/5 chúng tôi gặp nhau tại San Siro, nó giống như là một trận chung kết vậy.
Khi ấy người ta đặt nhiều niềm tin vào Milan, Milan của Kaka và Andriy Shevchenko. Cầu thủ giỏi là một chuyện, lượt đi ngay tại Delle Alpi họ đã cầm hòa chúng tôi 0-0. Nhiều người còn xem Milan là đội bóng hay nhất châu Âu vào lúc ấy. Cũng trong mùa xuân ấy, Milan đã lọt vào tới trận chung kết Champions League. Nói chung mọi thứ đều chống lại chúng tôi. Đã vậy chuyện còn tệ hơn sau khi chúng tôi đá với Inter.
Hôm ấy là 20/4, chỉ vài ngày sau khi tôi lập cú hat-trick vào lưới Lecce. Tôi được khen ngợi nhiều và Mino cảnh báo là Inter sẽ "chăm sóc" tôi rất đặc biệt. Tôi là ngôi sao và Inter không muốn thấy tôi tỏa sáng. "Muốn sống sót, mày phải chơi hay gấp đôi bình thường, nếu không mày chết chắc," Mino nói.
"Yên chí đi. Hãy xem tôi hạ bọn họ".
Tất nhiên là tôi rất hồi hộp. Giữa Inter và Juve là một mối thù truyền kiếp. Năm ấy Inter cũng có một hàng hậu vệ rất mạnh. Một trong số đó là Marco Materazzi. Trong lịch sử Serie A chưa có cầu thủ nào nhận nhiều thẻ đỏ hơn gã này.
Materazzi sẵn sàng chơi rắn và dùng tiểu xảo. Sau đó một năm tên tuổi của Materazzi đã vang dội sau cú húc đầu của Zinedine Zidane trong trận chung kết World Cup. Cho đến bây giờ, người ta vẫn còn tự hỏi: Materazzi đã phun ra những lời khủng khiếp gì đến mức một tay lão luyện như Zidane phải mất bình tĩnh như vậy. Ở Italia người ta cũng gọi Materazzi là tên chặt thịt.
Inter còn có Ivan Cordoba, một hậu vệ người Colombia, không cao nhưng người chắc nịch. Rồi Sinisa Mihajlovic nữa. Mihajlovic người Serbia, có thể khiến mọi tiền đạo đối thủ cảm thấy như bước vào chiến tranh Balkan.
Sau đó tôi và Mihajlovic trở thành bạn với nhau tại Inter, tôi đến với bạn không bao giờ nhìn vào xuất xứ hay quá khứ. Chơi được thì chơi thôi. Chả phải nhà tôi cũng là một sự hỗn độn đấy sao? Bố người Bosnia, mẹ người Croatia, đứa con trai riêng của mẹ thì có bố người Serbia. Gốc gác có là gì đâu chứ.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro