#3
Ra về, khi cả lớp đã về hết, Nguyệt nói nhẹ với Phong:
- "Cảm ơn. Nhưng xin cậu lần sau đừng làm vậy nữa."
Nguyệt nói xong, cúi đầu nhẹ xuống chào rồi đi thẳng. Nguyệt luôn rất kiêu ngạo, chưa từng muốn thua kém ai. Nguyệt không phải là không biết ơn hành động ấy, nhưng nếu vậy, chẳng khác nào biến bản thân thấp kém hơn người ta.
Phong khẽ cười, ngồi lại một lúc để chép bài trên bảng vào vở của cậu.
Nguyệt về nhà, thấy có người lạ trong nhà mình thì lạ lắm, nhưng cũng lễ phép chào hỏi vài câu xã giao. Người ta cũng là người lớn, vượt qua tuổi tứ tuần rồi. Khuôn mặt người đàn ông này trông có vẻ phóng khoáng, nhưng không an toàn.
- "Con là Nguyệt phải không? Lớn quá nhỉ? Và rất xinh đẹp!"
- "Còn chú là?"
- "Quên chưa giới thiệu. Nguyệt này, đây là chú Đăng, bạn của mẹ. Chú giúp mẹ tìm việc trong công ty vải sợi ngày xưa ấy."
Nguyệt à một tiếng, cười gượng rồi đứng lên đi về phòng. Cô không có thiện cảm với người này, càng không thích hơn khi người ta cứ cố gần gũi mẹ cô.
Nguyệt học bài đến mười giờ đêm thì mẹ vào, mẹ ngồi ở giường, khuôn mặt trầm tư lắm, như có điều gì khó nói vậy.
Mẹ ở trước mặt người khác mới gọi Nguyệt xưng mẹ, nhưng cô không thích, nghe rất xa cách. Ở cùng với cô, lần đầu tiên mẹ nói chuyện cực kì nghiêm túc, khiến ngòi bút đang đưa nhẹ nhàng trên giấy bỗng chốc ngừng lại, con ngươi đen hướng về phía mẹ.
- "Nguyệt này! Con thấy chú Đăng vừa nãy thế nào?"
Nguyệt khẽ cười, cười chua xót, sao cô lại không biết câu tiếp theo mẹ muốn nói gì chứ. Nếu mẹ đã muốn, cô có cản cũng chẳng thể nào.
- "Rất tốt. Trông cũng giàu, đẹp trai phóng khoáng."
- "Thực ra chú và mẹ quen nhau cũng một thời gian dài rồi. Hai mẹ con mình cũng chẳng thể dựa vào nhau mà sống đến cuối đời được. Con gái lớn cũng phải gả chồng, mẹ cũng phải có chỗ nương tựa. Nhà chú ấy giàu, không sợ không lo được cho hai mẹ con mình."
Người Việt Nam rất trọng lễ giáo phong kiến. Mẹ cô vẫn cứ luôn quan niệm, con gái lấy chồng như bát nước đổ đi, chẳng có thể nương tựa.
Cũng không thể trách mẹ cô được. Nguyệt hiểu chứ, hiểu rất rõ. Ba Nguyệt mất năm cô còn rất nhỏ, cô thậm chí sẽ chẳng nhớ nổi khuôn mặt ba phúc hậu như thế nào nếu không có bức ảnh kỉ niệm kia.
Một người phụ nữ mới hai mấy tuổi mất chồng qua một vụ tai nạn, tần tảo nuôi con vất vả với một bên mắt duy nhất còn lại trong suốt hơn mười năm trời là quá khổ rồi. Mẹ cô cũng nên cần có hanh phúc.
Nhưng con người mà, chẳng ai lương thiện hoàn hảo cả. Trong tâm hồn ai cũng có niềm ích kỷ riêng.
Người đàn ông kia, không phải không tốt, nhưng cô không muốn xa mẹ, cô cũng không muốn sống cùng người sắp phải gọi là "dượng"!
Nguyệt cố gắng lắm để nói ra hai từ tự nhiên nhất:
- "Con hiểu!"
Mẹ cô nhìn một lúc lâu, rồi cũng đi ra giường ngủ.
Nguyệt không muốn nói với mẹ trong nước mắt. Cô tuyệt đối sẽ không bao giờ cho ai thấy điểm yếu của mình. Nguyệt trong mắt mọi người nhất định phải là người hoàn hảo nhất, tự tin nhất, kiêu ngạo nhất, và lạnh lùng nhất!
Mẹ Nguyệt nằm trong giường suy nghĩ vẩn vơ. Bà luôn tự hỏi, liệu quyết định này có phải là đúng? Nhà bác Đăng cũng rất giàu có, bà và con gái sẽ không phải chịu khổ. Bà cũng không muốn sống những tháng ngày cô đơn cực khổ nơi thôn xóm nghèo này nữa.
Bà thương con gái, nếu con bé không muốn, bà cũng sẽ không đi. Nhưng hình như với Nguyệt, bà đi hay không cũng chẳng quan trọng. Nguyệt từ nhỏ đã suy nghĩ bi quan về cuộc đời. Gương mặt lúc nào cũng đượm buồn, ánh mắt chưa bao giờ long lanh vui vẻ.
Con gái bà từ bao giờ đã trở nên lãnh đạm, chính bà cũng không hiểu rõ thâm tâm của Nguyệt đang nghĩ gì.
Nguyệt sáng sớm đã đến lớp với gương mặt lãnh đạm buồn lặng. Cả buổi học chỉ gián mắt vào mấy bài tập nâng cao, chưa hề nhìn đi chỗ khác.
Chẳng ai quan tâm để ý cả, Nguyệt vốn dĩ đã lạnh như vậy, mà có chăng cũng chẳng liên quan gì đến họ. Chỉ một người ngồi cạnh Nguyệt mới biết, khóe mắt Nguyệt đọng lại nước mắt, những giọt nước mắt đang cố gắng kiềm chế để không trào ra.
Nguyệt đang nhìn những con số phức tạp mờ ảo trong đôi mắt ươn ướt, thì nghe Phong nói trầm:
- "Sai rồi."
Nguyệt theo phản xạ nhìn sang, cũng thấy bạn đang làm bài tập, làm chung trong cuốn sách mà mình đang làm. Nguyệt nhìn lại bài tập, cố gắng tìm ra lỗi sai mà Phong đã bảo, nhưng vô vọng, vì mắt cô đã bị nước làm cho nhòa, chẳng thể nhìn thấy.
Các bạn đã ra sân sau chơi nên trong lớp chỉ có hai người Phong Nguyệt.
Phong ảm đạm nói nhẹ:
- "Sai không phải ở bài tập, là tâm sai."
Phong kéo ghế đứng lên, cho tay vào túi quần bước ra ngoài, để lại một mình Nguyệt trong phòng dõi mắt nhìn theo.
"Tâm sai"?
Cô là sai ở đâu? Nguyệt không biết, chỉ Phong mới biết.
Ngày hôm đó, mẹ cô dẫn bác Đăng về nhà giới thiệu. Hai gia đình nội ngoại đều đồng ý, nội cô ý muốn nuôi Nguyệt. Mẹ cô kiên quyết không đồng ý, nhất mực muốn dẫn cô theo.
Ai ai cũng dồn dập hỏi ý cô. Mẹ cô chắc rằng cô luôn muốn sống cạnh bà. Nội thì yêu thương Nguyệt nhất, không muốn rời xa Nguyệt, cũng không muốn cô phải sống trong gia đình người ta!
Họ tranh luận, cãi nhau. Các bác bên nội, cả bác Bảo bác Trung bác Vân đều kiên quyết giữ cô lại, nói con gái sống cùng với cha dượng không tốt.
Mẹ cô nóng lên, tay đôi cãi lại:
- "Thế bao năm qua sao chẳng ai nói nuôi con bé đi. Tôi nuôi nó mười mấy năm nay, sớm hôm vất vả, nó tất nhiên là phải theo tôi. Nguyệt, con nói đi, muốn theo mẹ hay ở cùng bà?"
Nguyệt mặt thờ ơ lãnh đạm, mắt khô không có lấy một giọt nước mắt.
Mấy ai thấu, tâm cô đang đau đớn đến thế nào?
Họ cãi nhau, chẳng ai để ý đến cảm nhận của người đứng giữa là cô - đứa con gái mới tròn mười bốn tuổi.
Cô những tưởng, hai mẹ con cô có thể nương tựa vào nhau mà sống. Cô chấp nhận ăn cháo muối rau lang, cơm đay canh cà, không đòi hỏi gì hơn.
Cô đã từng than vãn cuộc sống nghèo khổ cơ cực chưa? Chưa!
Đã khi nào đòi hỏi mẹ mua thịt, mua áo mới cho mặc?
Đã bao giờ than oán nửa lời?
Cô cười nhạt, trong thâm tâm cô cũng cười, tiếng cười chua xót cắt ngang mọi cuộc cãi nhau.
Nguyệt lãnh đạm:
- "Người đến cứ đến. Kẻ đi cứ đi. Có gì bắt tôi phải theo các người? Tôi muốn sống ở đây, sống tại căn nhà nơi ba tôi còn sống, sống tại nơi người mẹ đã dứt áo ra đi, sống nơi các người tranh cãi không nhường nhịn. Vậy đã đủ chưa?"
Cô ngước mắt nhìn mẹ, con mắt cô bé mười bốn tuổi ấy, không có sự ngây thơ đáng yêu của tuổi trăng tròn, đôi mắt ấy đau thương xót xa lắm. Nguyệt cụp mắt xuống, lặng lẽ bước ra ngoài. Đôi chân bước đi, có lúc không vững như sắp ngã, giống như cuộc đời sớm nắng chiều mưa của Nguyệt vậy.
Buổi tối mùa đông, lạnh lắm. Cái rét thấm đến từng da thịt qua cái áo len mỏng không đủ sưởi ấm cho thân thể đang run lên. Nguyệt lạnh lắm, lạnh cả thể xác lẫn tâm hồn. Những cơn gió như cắt da cắt thịt, mặc đó, Nguyệt vẫn cứ bước đi, không rõ phương hướng.
Cuối cùng cô mới biết, cảm giác cô đơn lạnh lẽo đến thế nào.
Cô ngước lên bầu trời đêm, chợt nghĩ đến người ba quá cố.
Tự hỏi: Ba cô chân trời xa, liệu có lạnh như cô bây giờ không? Có cô đơn không? Ba có nhớ cô không?
Cô mong câu trả lời là không. Chỉ cần một mình cô chịu, như vậy là đủ rồi.
Nguyệt đủ lý trí để phân biệt phải trái đúng sai. Nguyệt lớn rồi, cô chẳng có thể nào như một đứa trẻ con không được cái kẹo dỗi dỗi hờn hờn. Cô bắt buộc phải đối mặt với tất cả.
Hai mẹ con ngồi dưới ngọn đèn khuya, mẹ Nguyệt hỏi, giọng có phần ngập ngừng:
- "Nếu con không muốn, ta sẽ không đi!"
- "Không! Con không có quyền gì ngăn mẹ được hạnh phúc cả. Mẹ hãy cứ đi đi! Con sống ở đây cũng không phải một mình. Con có bà, có bác Bảo, bác Trung, bác Vân, mẹ yên tâm, con sẽ sống tốt!"
Kiên cường nói câu đó như vậy, nhưng sao đến ngày ấy, tiệc cỗ sang trọng, hoa hòe rực rỡ mà sống mũi cô cay.
Ngày ấy, chính xác là chín giờ ba mươi hai phút sáng ngày mùng bốn tháng mười hai dương lịch, mẹ cô trong áo cưới màu trắng xinh đẹp bước lên xe hoa, chính thức rời đi.
Cô vẫn đứng ở đó, trong căn nhà quê tồi tàn cũ nát, nhìn theo chiếc xa hoa chở mẹ đi, khẽ cười. Những giọt nước mắt mặn chát, cô cố gắng kiềm chế lại, theo dòng chảy dội ngược lại tim. Xót xa lắm!
Nhưng Nguyệt thà đau xót tâm can hàng vạn lần cũng không muốn nước mắt chảy ra từ hốc mắt, không bao giờ muốn cả.
Nếu mẹ cô biết, quyết định ngày hôm nay của bà sẽ khiến con gái bà đau khổ, liệu bà có hối hận không?
Hôm sau, cô vẫn đi học bình thường, tâm trạng vô cùng bất ổn.
Đến khi buổi học kết thúc, mọi người ra về hết, cô vẫn thẫn thờ ngồi đó, Phong cũng vậy. Phong đưa mặt Nguyệt đối diện với mình, nhẹ nhàng nói:
- "Không ai chê cười khi bạn khóc đâu."
Đến giây phút này, Nguyệt chẳng có thể kiên cường như vẻ bề ngoài lạnh lùng lãnh đạm nữa. Nguyệt khóc thật to, khóc cho hết nước mắt mấy ngày tích tụ.
- "Cậu hãy cho tôi biết, tâm tôi sai ở đâu?"
Đầu Nguyệt, tựa vai Phong tự bao giờ. Nguyệt không hiểu sao, thấy ấm áp lắm!
Chiều hôm ấy, bác Đăng quyết định đưa Nguyệt lên Hà Nội sống cùng gia đình bác.
Bà nội khóc xa Nguyệt, hai bác cũng vì thế mà rơi lệ. Nguyệt trước khi lên xe, còn ngoái đầu lại nhìn vùng quê mười bốn năm sinh sống.
Nguyệt phải xa nơi này rồi, đến một nơi cô chưa bao giờ đặt chân đến. Một vùng đất mới, một cuộc sống mới, nhưng vẫn là nơi đất khách quê người.
Chân cô cứ chần chừ, cô vẫn thấy thiếu, thiếu ai đó...
Chiếc xe rời đi, mang Nguyệt rời xa nơi đây, mang Nguyệt đến miền đất Hà Nội xa lạ!
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro