Cách xưng hô trong gia đình Nhật Bản
Cách xưng hô trong gia đình Nhật Bản
NGƯỜI NHẬT GỌI CHA, MẸ LÀ GÌ?
Chắc đó cũng là câu hỏi của nhiều bạn khi tiếp cận với văn hóa Nhật Bản. Takahashi sẽ nói chuyện về chủ đề này. Giả sử các bạn gặp cha, mẹ một người bạn Nhật, thì các bạn thường gọi là [Tên]-san - đây là cách gọi lịch sự, ví dụ Mori-san chẳng hạn. Bạn cũng có thể gọi họ là "Otou-san, okaa-san" (giống như gọi là "bác", "cô" trong tiếng Việt).
Người ta cũng gọi người khác là otou-san, okaa-san thay cho con cái của những người được gọi. Ví dụ anh A gặp anh B, chị C (cũng ngang ngang tuổi với mình) và gặp bé D (là con anh B và chị C) thì có thể gọi anh B là "otou-san", gọi chị C là "okaa-san", dịch ra tiếng Việt thì kiểu như là "ba bé D", "mẹ bé D". Nhưng mà tốt nhất vẫn gọi là "[Tên]-san".
Thế người Nhật gọi cha mẹ họ trong nhà là gì?
Họ thường gọi là otou-san, okaa-san, giống như "ba / má" (miền Nam) hay "bố / mẹ" (miền Bắc). Nếu gọi thân mật hơn thì sẽ là tou-chan, kaa-chan.
Ông, bà trong tiếng Nhật cũng vậy:
Thông thường: ojii-san (chú ý 2 chữ i nhé), obaa-san
Thân mật: ojii-chan, obaa-chan (đừng bỏ "o" kẻo bị uýnh!)
Cô, dì: oba-san / oba-chan
Chú, bác, cậu: oji-san / oji-chan
Ngoài ra:
Anata: Lịch sự, xa cách; có khi được coi là bất kính (gọi cha mẹ theo kiểu "ông", "bà" trong tiếng Việt)
Cha mẹ Nhật gọi con cái
Sẽ dùng tên (chứ không dùng họ nhé - không lại chẳng biết đang gọi ai), ví dụ: Naoko, Takeshi. Hoặc là:
Naoko-chan, Takeshi-kun: Thân mật
Omae: Suồng sã
Anata: Lịch sự, xa cách (như kiểu cha mẹ gọi con cái là "anh", "chị" trong tiếng Việt)
Cách khác gọi cha, mẹ
Các bạn xem "Densha-otoko" thì sẽ thấy anh chàng Sakurai gọi cha mình là "Oyaji" (親父, kanji: phụ thân), đây là cách gọi thân mật, kiểu như "thầy" hay "tía".
Chichi / chichi-oya, haha / haha-oya là cách nói về "cha / mẹ" mình hay của ai đó với người khác chứ không phải là cách gọi trong nhà nhé. Khi nói về cả cha lẫn mẹ thì dùng 両親 Ryōshin (kanji: lưỡng thân, nghĩa: song thân). Tổng kết lại như dưới đây:
Chichi / chichi-oya: Ba tôi / bố tôi (khi nói với người khác)
Haha / haha-oya: Má tôi / mẹ tôi (khi nói với người khác)
Không nói là "watashi no otou-san, watashi no okaasan". (Không bao giờ dùng "san" khi nói về mình, người trong gia đình mình hay người phe mình.)
Otou-sama, okaa-sama: Cách gọi trong nhà vua chúa hay các gia đình quý tộc / Cách gọi trong các buổi lễ trang trọng
Cách gọi anh chị em của người Nhật
Anh: Onii-san / onii-chan / nii-chan
Chị: Onee-san / onee-chan / nee-chan
Em: Gọi tên (tên không không có "san" nhé) / Kimi (hơi lịch sự quá!) / Omae ("mày", suồng sã)
Ở vùng Kansai (Osaka) thì lại có cách gọi riêng:
Anh: Aniki
Chị: Aneki (Chắc các bạn còn nhớ phim truyền hình "Kikenna Aneki = Người chị nguy hiểm" do Itoh Misaki đóng!)
Em: Mình cũng chẳng rõ, chắc là gọi tên
Cách gọi chó, mèo của người Nhật
Chó ở Việt Nam sẽ được gọi thân mật là "cún" và kêu là "gâu gâu". Mèo thì sẽ kêu là "meo meo". Nhưng ở Nhật thì lại không như vậy!
Chó Nhật sẽ kêu là "wan wan", mèo kêu là "nyaa, nyaa" (ニャー).
"Chó" trong tiếng Nhật là "inu" còn "cún" thì được gọi thân mật là "wan-chan". Còn mèo? Lẽ ra gọi là "Nyaa-chan" nhưng cách này lại ít phổ biến, cách hay gọi nhất là "nyanko" (にゃんこ). Các bạn tìm trên Google thì sẽ thấy:
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro