to tien........
Câu 4. Trình bày nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nghi thức thờ cúng tổ tiên.
A, nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
- Thờ cúng tổ tiên la 1 hiện tượng mang tính lịch sử, xã hội, tồn tại và phổ phiến ở nhiều nước trên thế giới trong đó có VN.
- Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như: ông bà, cụ kỵ, cha mẹ…những người có công sinh dưỡng, ảnh hưởng đến cuộc sống vậ chất và tinh thần của thế hệ những người đang sống.
- Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có nguồn gốc là tổ tiên Tô-Ten giáo của thị tộc, bộ lạc. Tổ tiên Tô-ten giáo trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ là những vật trong tự nhiên và khi được thành thánh, thiêng liêng hóa thì đc coi là Tô-Ten của thị tộc, bộ lạc. Thời kỳ thị tộc phụ hệ, tổ tiên là những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc như: tù trưởng, thủ lĩnh quân sự…đầy quyền uy.
- Tổ tiên trong xã hội có giai cấp thường là những người giữa địa vị chủ gia đình, gia tộc đã mất, có quyền thừa kế và di trúc tài sản được pháp luật và xã hội thừa nhận.
- Ngoài ra, trong quá trình phát triển của lịch sử, khía niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi và phát triển. tổ tiên còn là những anh hùng, danh nhân mà khi còn sống được tôn sung, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng trong các không gian văn hóa. Ở VN, họ là những vị tổ sư, tổ nghề, thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa.
- Thờ cúng tổ tiên là một hoạt đông có ý thức của con người. là tình cảm, biết ơn, tưởng nhớ, hướng về cội nguồn, quá khứ đòng thời cũng là sự thể hiện niềm tự hào, sự chở che, bảo hộ, trợ giáp của tổ tiên. Cơ sở hình thành ý thức về tổ tiên là niềm tin rằng hồn tổ tiên còn sống, có thể che chở, phù hộ độ trì cho con cháu.
- Thờ và cúng là 2 yếu tố có tác động qua lại và tạo nên chỉnh thể riêng biệt- đó là sự thờ phụng tổ tiên. Sự “thờ”, “tôn thờ” là nọi dung, còn hoạt đọng “cúng” là hình thức biểu đạt nội dung thờ cúng.
- Trong xã hội nguyên thủy, ý thức về tổ tiên là 1 yếu tố của ý thức xã hội nguyên thủy, phản ánh sự bất lực của con người trước sức mạnh tự nhiên. Về sau, cùng với lực lượng tự nhiên là lực lượng xã hội như áp bức, bóc lột gia cấp…luôn thống trị lên cuộc sống hàng ngày của con người. bế tắc trong cuộc sống hiện thực con người tím sự giải thoát trong đời sống tinh thần.
- Như vậy, có thể xem nguồn gốc xã hội sâu xa mang tính khách quan của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là tính hạn chế của lực lượng sản xuất và kèm theo đó là sự tù túng trong quan hệ kép giữa con gười với tự nhiên và giữa con người với con người trong xã hội. òn nguồn gốc mang tính trực tiếp, mahng tính xã hội của nó là sự phân hóa xã hội ,à hệ quả của nó là việc đề cao vai trò của người đứng đầu trong gia đình- thị tộc.
- Tư tưởng tôn thờ tự nhiên được xây dựng trên cơ sở nhân thức là những quan niệm, nhận thức ấu trĩ, thơ ngây về linh hồn người chết, về tổ tiên Tô-Ten giáo, về các thần che chở cho gia đình, thị tộc. Thêm vào đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở tâm lý, tình cảm mang tính tôn giáo của cá nhân, cộng đồng người trong xã hội.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cở sở niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn bắt nguồn từ lòng hieus thảo của con cháu. Quan hệ giữa bố mẹ đang sống hiện tạo với con cái là hiện thân của mói quan hệ giữa tổ tiên với con chúa sau này.
- Dwcaj trung nhất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là đó là: nó là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, một hiện tượng lịch sử, xã hội và văn hóa thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần
- Tóm lại, có thể nói tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian, gắn liền với tập tục văn hóa, đạo đức trên cơ sở của niềm tin cho rằng tổ tiên đã chét che chở, phù trợ cho con cháu, là sự phán ánh hoang đường quyền hành của người gia trưởng và được thể hiện thông qua nghi lễ thờ cúng theo quan niệm, phong tục, tập quán của mỗi con người, mỗi gia đình và mỗi cộng đồng xã hội.
B, Nghi lễ thờ cúng tổ tiên
Trong mỗi gia đình đều thiết lập bàn thờ tổ tiên được cố định ở vị trí trang tọng nhất, ở gian chính giữa của nhà trên.
Cách trang trí: nhìn chung một bàn thờ gia tiên thường được chia làm 2 lớp, giữa 2 lớp được ngăn bằng 1 bức y môn bằng vải che rủ. Lớp trong dặt khám thờ của thần chủ, bộ thờ đặt hộp trầu, chén nước, đĩa hoa quả…Lớp tngoiaf là hương án, trên đặt bình hương, đèn, mâm bồng…Ngoài ra, bàn thờ của các gia đình giàu có hoặc đại gia khoa bảng còn treo các bức hoành phi ở bên trên và câu đối ở 2 bên được sơn son, thiếp vàng. Hoành phi câu đối ở ban thờ gia tiên thường có nội dung bày tỏ òng thành kinhd, biết oen, lời hứa của con cháu đối với tổ tiên.
Ngoài ban thờ gia tiên, trong gia đình còn có ban thờ khác như thờ bà cô, ông mãnh (ông hoàng) là những người thân thích chết trẻ hoặc chết vào giờ thiêng, hoặc thờ vị tiền chủ…
Nếu trong gia đình sản suất hàng thủ công thì lập bàn thờ tiên sư (thành sư, tổ sư) gia đình tín đọa phật hoặc gia đình phật tử thì lập ban thờ phật. gia chủ có căn đồng thì lập bàn thờ mẫu, thờ chư vị, hoặc giành riêng 1 gian điện để để có thể hầu ólên đồng tại nhà. Trong các vị thần được thờ tại gia, thường không có vị thần nào được sắp xếp ngang bằng với tổ tiên.
Bài vị tổ tiên ghi tên các vị tổ. bộ đò thờ gồm: bát hương ở giữa và 2 bên là 2 cây đèn, nến. Những gia đình khá giả, đò thờ phụng là bộ ngũ sự hay thất sự. bộ ngũ sự bao gồm : bát hương; 2 cây đén, nến; lọ độc bình; mân bồng ngũ quả; cái kỷ hay còn gọi là tam sơn.
Đồ cúng: mân đồng để đựng hoa quả: có hoa có quả thể hiện ước vọng thịnh đạt. ngày tết hoa quả cúng thường là 5 loại hay còn gọi là ngũ quả. Ngũ quả thẻ hiện ngũ hành, tương sinh tương khắc tạo nên vạn vạn tỏng vũ trụ.
Lễ pham rohuj thuộc vào gai cảnh và nội dung ngày lễ, nhưng điều thiết yếu đó là đồ lễ phải là những thứ thanh khiết và dành riêng.
Lễ giỗ: theo “Thọ mai gia lễ” giỗ tròn 1 năm ngày qua đời là giỗ đầu, còn gọi là tiểu đường. giỗ năm thứ 2 là giỗ hết hay là hết tang. Từ năm thứ 3 là giỗ thường hay cát kỵ là ngày giỗ lành.
Việc thờ cúng tổ tiên dduocj người việt rất tôn trọng, vì việc cúng giỗ nghiêm túc là thể hiện đạo hiếu.
Quá trình làm giỗ
Trong 3 ngày, kể từ ngày đến hết ngày giỗ chính, trên ban thờ không được tắt hương khói. Văn khấn có nội dung cơ bản là: quốc hiệu, ngày tháng năm khấn, tên và địa chỉ cụ thể của gia chủ, lý do cúng lễ, khấn mời hương hồn và mời tát cả vong linh tổ tiên về chứng giám và hưởng lễ. cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu có sắc khỏe, may mắn, tài lộc…
Ví dụ: Khấn cúng tổ tông gia tiên
(Ngày giỗ bố, mẹ, ông bà, anh chị, chú, bác)
Bài khấn:
Nam mô A di đà Phật (3 lần)
Duy Việt nam tuế thứ… ngày.. tháng … năm…
Tín chủ:
Sinh quán:
Trú quán:
Toàn gia quyến cùng nhất tâm cúi lạy thánh hoàng bản thổ đại vương, đông trù tư mệnh, táo phủ thần quân, long mạch chính thần.
Chấp tay vái trước bàn thờ kính dâng lễ bạc, hương hoa đủ màu.
Tam sinh phẩm vật trầu cau
Lòng thành tâm nguyện thỉnh cầu gia tiên
Cao tằng thổ khảo đôi bên
Cao tằng tổ tỷ dưới trên từng người
Cô di tỷ muội kính mời.
Thúc bà huynh đệ qua đời đã lâu
Ở đời có trước có sau .
Nay nghe con cháu thỉnh cầu về đây.
Âm dương đoàn tụ sum vầy.
Lai lâm hiến hưởng từ nay phù trì.
Điều lành mang đến, dữ mang đi.
Cháu con mạnh khỏe có đi có về.
Làm ăn may mắn mọi bề
Gia đình yên ấm thuận hoà an khang
Cẩn cáo
cơ sở vật chất cơ bản và ổn định, đảm bảo cho hoạt động thờ cúng tổ tiên truyền thống của người việt là các loại bất động sản có nguồn gốc từ các loại hậu điền và hương hỏa.
Vì muốn hương khói tổ tiên “không đứt mạch”, nên người ta coi trọng việc sinh con trai để lập người thờ tự.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro