tổ chức nghiệp vụ hải quan
MỤC LỤC
Câu 1: Hải quan là gì? Đặc điểm và vai trò của hải quan trong hội nhập kinh tế quốc tế?
.
2
Câu 2: Thế nào là trị giá hải quan? Mục đích xác định trị giá hải quan? Thời điểm xác định trị giá hải quan?
2
Câu 3: Các phương pháp xác định trị giá hàng NK theo GATT/WTO?
.
3
1. Phương pháp xác định trị giá giao dịch
.
3
Câu 4: Nêu hình thức, kết cấu và giá trị pháp lý của tờ khai trị giá hải quan?
.
9
Câu 5: xác định căn cứ tính thuế NK, cách tính thuế NK, thuế GTGT và thuế TTĐB đối với hàng hóa XNK ?
10
Câu 6: Xác định các trường hợp miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế XNK
..
12
Câu 7: Phân loại hàng hóa là gì? Nguyên tắc khi phân loại hàng hóa? Vai trò của phân loại hàng hóa trong hải quan. Khi phân loại và áp mã tính thuế cần chú ý những điều gì? Cách phân loại đối với những hàng hóa đặc thù như thiết bị toàn bộ, đồng bộ và các linh kiện rời của các mặt hàng cơ khí- điện- điện tử?
.
13
Câu 8 : Trình bày các quy định về đánh số , đánh phân cách , mô tả hàng hóa trong Danh mục HS và trong xây dựng chú giải ?
.
16
Câu 9 :Trình bày quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa trong Danh mục HS .Nêu ví dụ cho từng quy tắc?
.
17
Câu 10 : Xuất xứ hàng hóa là gì? Ý nghĩa của việc xác định suất sứ hàng hóa ? hàng hóa nào được coi là có xuất xứ thuần túy ? hàng hóa nào được coi là có xuất xứ không thuần túy? Các công đoạn gia công chế biến nào không làm thay đổi cơ bản hàng hóa ?
.
20
Câu 11: quy tắc xuất xứ ưu đãi là gì? Để được hưởng ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ ko thuần túy thì việc thay đổi cơ bản hàng hóa được xác định dựa trên điều kiện nào?
.
22
Câu 12: xác định các quy tắc xuất xứ GSP và quy tắc xuất xứ theo CEFT
..
23
Câu 13: C/O là gì? Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng những mẫu C/O nào? Trình bày các quy định liên quan đến cấp và chứng nhận C/O
..
27
Câu 14: khi thông quan hàng hóa xnk cần xuất trình những chứng từ gì? Số lượng chứng từ phải nộp?
.
31
Câu 15: thủ tục hải quan là gì? Nội dung làm thủ tục hải quan ( ND khai báo, kiểm tra giám sát, thông quan, phúc tập kiểm tra sau thông quan)?
Quy trình làm thủ tục hải quan?
.
32
Câu 16: gia công quốc tế là gì? Trình bày nghiệp vụ hải quan đối với hàng gia công?
.
34
Câu 17: XNK tại chỗ là gì? Trình bày nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ?
.
37
Câu 18: tạm nhập tái xuất là gì? Trình bày nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa XNK tạm nhập tái xuất?
.
39
Câu 19: Hải quan điện tử là gì? Thủ tục hải quan điện tử? Điều kiện áp dụng thủ tục hải quan điện tử?
.
40
Câu 20: đại lý hải quan là gì? Điều kiện để làm đại lý hải quan?
.
42
Câu 1: Hải quan là gì? Đặc điểm và vai trò của hải quan trong hội nhập kinh tế quốc tế?
Khái niệm
:
Hải quan là cơ quan Nhà nước được thành lập để thực hiện chức năng quản lý để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
Vai trò của hải quan trong hội nhập kinh tế
:
-
Thi hành và buộc thi hành các biện pháp liên quan tới ngoại thương: kiểm tra hàng hóa, giám sát hải quan...
-
Thống kê hải quan, phục vụ cho hoạt động quản lý kinh tế
-
Giám sát việc thi hành các quan hệ tài chính với nước ngoài
-
Chống gian lận thương mại, vận chuyển trái phép, buôn lậu qua biên giới
-
Thi hành và giám sát thi hành các quy chế liên quan tới vệ sinh dịch tễ, kiểm dịch động thực vật, bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội…
Nhiệm vụ
:
-
Kiểm tra giám sát hàng hóa, phương tiện vận tải
-
Phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
-
Tổ chức thực hiện các luật về thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu
-
Thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu
-
Kiến nghị các chủ trương, các biện pháp quản lý nhà nước về biện pháp XNK, chính sách thuế đối với hàng hóa XNK
Câu 2: Thế nào là trị giá hải quan? Mục đích xác định trị giá hải quan? Thời điểm xác định trị giá hải quan?
Khái niệm
:
Trị giá HQ là trị giá của hàng hóa XNK dùng cho mục đích HQ (mục đích tính thuế, thống kê HQ…)
TGHQ = TGHQ hàng hóa XK + TGHQ hàng hóa NK
TGHQ hàng hóa XK là giá trị của hàng hóa XK tại cửa khẩu xuất đầu tiên theo hợp đồng hoặc các chứng từ khác kèm theo
TGHQ hàng hóa NK: Giá thực tế phải trả của hàng hóa NK tại của khẩu nhập khẩu đầu tiên ghi trên hợp đồng hoặc các chứng từ khác kèm theo, được áp dụng tuần tự 6 phương pháp xác định trị giá tính thuế theo CVA (Hiệp định trị giá HQ) và dừng lại ngay ở phương pháp nào đã xác định được trị giá hàng hóa.
Mục đích của xác định TGHQ:
-
Tính thuế
-
Thống kê
-
Quản lý hạn ngạch
-
Xử lý các vi phạm trong quy định HQ: gian lận thương mại, trốn thuế…
Thời điểm xác định trị giá HQ:
Khi người khai thực hiện kê khai HQ, người khai phải tự tính giá trị kê khai, kê khai sai phải tự chịu trách nhiệm
Câu 3: Các phương pháp xác định trị giá hàng NK theo GATT/WTO?
1. Phương pháp xác định trị giá giao dịch
1.1. Khái niệm
:
Là giá thực tế của người mua phải thanh toán tính đến cửa khẩu nhập khẩu đầu tiên theo quy định của HĐ (thường tính theo giá CIF)
1.2. Cách xác định:
TGHQ = Giá người NK (CP người NK) đã, sẽ phải thanh toán +/- các khoản điều chỉnh
a. Gía người NK đã, sẽ phải thanh toán:
Gía mua ghi trên hóa đơn thương mại & các khoản khác người mua đã và sẽ phải thanh toán nhưng không ghi trên HĐTM: các khoản đặt cọc hoặc ứng trước…
*> Chú ý: nếu giá ghi trong hóa đơn chưa phản ánh các khoản đặt cọc trả trước, các khoản thanh toán gián tiếp thì khi thanh toán trị giá HQ hàng NK phải cộng thêm các khoản này. Các khoản này phải được xác định trên hợp đồng, có các chứng từ khác để chứng minh. Còn các khoản này đã được phản ánh trong hóa đơn thương mại thì không cần cộng thêm nữa
b. Các khoản điều chỉnh cộng
Nguyên tắc xác định: các khoản vay này phải được ràng buộc trong hợp đồng và có chứng từ chứng minh, liên quan đến hàng hóa nhập khẩu; các khoản điều chỉnh cộng chưa được phản ánh trong hóa đơn nếu như đã được tính trong giá HĐ.
Các khoản cộng bao gồm:
-
Chi phí hoa hồng BH, CP môi giới (trừ thuế VAT nếu có)
-
CP bao bì : CP NVL để sản xuất bao bì, CP vận chuyển bao bì đến nơi đóng gói, sản xuất…( mà hàng hóa trùng với mã bao bì)
-
CP đóng gói ( vật liệu đóng gói, nhân công đóng gói…)
-
CP vận chuyển ( Vận chuyển quốc tế, phương tiện bốc xếp, CP nâng hạ, xăng dầu…)
-
CP bảo hiểm
ð
Nếu CP bảo hiểm và vận chuyển là chi phí chung phải phân bổ các chi phí chung này cho hàng hóa trong trường hợp lô hàng có nhiều hàng hóa khác nhau
ð
Các cách phân bổ CP:
-
Phân bổ theo tỉ lệ trị giá của lô hàng đó
-
Phân bổ đều theo trọng lượng, số lượng, theo quy định 2 bên của người mua, người bán
-
Phân bổ chung theo bảng cước phí của hãng vận tải
-
Phân bổ khác theo quy định của 2 bên, phân bổ hết cho lô hàng: lần đầu, lần cuối
-
Phí bản quyền
-
Các khoản trợ giúp:
+ Người mua miễn phí hoặc giảm giá cho người bán để người bán sản xuất XK 1 số đối tượng sau: các NVL tiêu hao trong quá trình sx, NVL cấu thành lên SP…
+ Các công cụ để thực hiện hđ sxkd
+ các bảng biểu, công thức, sơ đồ, tài liệu được làm ra từ nước người phục vụ cho quá trình sản xuất ra hàng hóa. Nếu chi phí các khoản trợ giúp này là CP chung thì phân bổ
+ các khoản mà người NK phải trả sau khi DN NK hang hóa: khoản tiền thu được từ DT bán lại hàng hóa (tạm thời chưa thu, người NK cam kết kê khai bổ sung…)
c> Các khoản trừ
Những khoản này đã nằm trong trị giá hóa đợn và chỉ điều chỉnh trừ khi có số liệu, chứng từ cụ thể
Các khoản trừ:
-
CP cho hoạt động phát sinh sau khi NK do người mua phải trả sau thời điểm NK hàng hóa: CP xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng, CP giám sát, tư vấn…
-
Các khoản thuế, lệ phí phải nộp ở nước NK nhưng đã nằm trong giá hàng hóa NK
-
CP bảo hiểm nội địa
-
Các khoản giảm giá chưa được tính trong hóa đơn như mua nhiều, mua với số lượng lớn, giảm giá do thanh toán sớm, hàng tồn kho, kém chất lượng…
-
Khoản tiền lãi phải trả liên quan đến việc mua hàng NK, các khoản tiền lãi này phải có chứng từ, phân biệt được giá
-
Các khoản CP liên quan đến việc tiếp thị hang hóa NK do người mua trả: Nghiên cứu, điều tra kết quả thị trường, quảng cáo thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa, CP mở L/C thanh tán tiền hàng NK. CP trưng bày, giới thiệu hàng hóa NK, CP kiểm tra chất lượng SP trước khi NK ( nếu là điều kiện của HĐ sẽ không được trừ ra khỏi giá trị HĐ)
1.3. Điều kiện áp dụng
-
Người mua phải có quyền định đoạt đối với hàng hóa NK, người mua ko bị hạn chế đối với quyền định đoạt và sử dụng hàng hóa sau NK)( có một số hạn chế về mặt pháp luật: quyết định gián nhãn, giám định, quyết định không làm thay đổi giá trị của hàng hóa
-
Không áp dụng 1 điều kiện mua bán nào khác kèm theo (trong điều kiện xác định được các số liệu cụ thể về đk ràng buộc vẫn có thể tính toán theo phương pháp trị giá giao dịch. Trong TH có điều kiện ràng buộc và không có ĐK ràng buôc vẫn có thể tính toán theo p2 TGGD
-
Sau khi bán lại hang hóa, người NK không phải trả thêm bất kỳ các khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hoặc SD hàng hóa mang lại, không ký điều chỉnh các quyết định ở bên trên
-
Giữa người mua và người bán không có quan hệ đặc biệt nào khác
2. Phương pháp xác định trị giá hàng NK giống hệt/ Tương tự
2.1. Khái niệm
Hàng giống hệt là những hàng giống nhau về mọi phương diện bao gồm:
-
Đặc điểm về vật chất: có cùng bề mặt SP, vật liệu cấu thành, phương pháp chế tạo, chức năng, mục đích sử dụng, tính chất cơ, lý, hóa…
-
Có cùng chất lượng như nhau
-
Có cùng danh tiếng, nhãn hiệu sản phẩm
-
Được sản xuất ở cùng một nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền
-
Đối với những hàng hóa có khác biệt nhỏ: màu sắc, kích thước…không làm ảnh hưởng tới giá trị hàng hóa, được coi là hàng giống hệt
-
Đối với trường hợp những bảng thiết kế, công thức, bảng biểu (khoản trợ giúp miễn phí của người mua đối với người bán…) được mua ở nước NK, những lô hang này được coi là hàng giống hệt hay tương tự đối với hàng NK đang xét
Hàng tương tự: mặc dù không giống nhau ở mợi phương diện nhưng giống nhau ở một số đặc trưng cơ bản, được làm từ các NVL tương đương có cùng phương pháp chế tạo, cùng mực đích, chức năng sử dụng
-
Có chất lượng sản phẩm tương đương nhau và SP có khả năng hoàn toàn đổi cho nhau trong Thương mại (người mua có thể sử dụng các sản phẩm tương tự cho sản phẩm NK đang xét và ngược lại)
-
Được sản xuất ở cùng một nước bởi cùng 1 nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền
2.2. Cách xác định
-
Khi không xác định được trị giá của hàng NK theo phương pháp trị giá giao dịch thì xác định theo trị giá tính thuế của lô hàng NK tương tự/ giống hệt
-
Khi không có hàng NK tương tự hoặc giống hệt của 1 nhà sản xuất thì lấy lô hàng GH, TT của nhà SX khác với điều kiện là cùng xuất xứ để đảm bảo các quyết định của hàng tương tự hay GH
-
Nếu trong TH mà xác định được cùng 2 lô hàng NK GH, tương tự mà trị giá khác nhau thì lấy trị giá của lô hàng thấp nhất ( Trị giá tính thuế = TG giao dịch thấp nhất sau khi đã điều chỉnh cùng các điều kiện ở trên)
2.3. Điều kiện áp dụng
-
Về thời gian: Lô hàng Nk giống hệt phải được Xk đến VN cùng ngày hoặc trong vòng 60 ngày trước hoặc sau ngày NK của lô hàng đang được xét giá trị
-
Hàng Nk về cấp độ TM, cấp độ số lượng (lô hàng NK giống hệt có giao dịch mua bán ở cùng cấp độ thương mại và cùng số lượng với lô hàng Nk đang xác định GT
Ưu tiên
: - Điều chỉnh về cùng cấp độ TM
-
Điều chỉnh về cùng cấp độ số lượng
-
Điều chỉnh về cùng cấp độ TM và số lượng
2.4. Chứng từ phải nộp
-
Tờ khai của mặt hàng NK đang xét
-
Tờ khai Nk của hàng giống hệt, tương tự
-
Có bảng đơn giá của nhà sản xuất hay người XK
-
Hóa đơn BH ( HĐ TM đối với người sản xuất)
3. Phương pháp xác định trị giá khấu trừ
3.1. Khái niệm
TG hàng NK xác định theo phương pháp khấu trừ là trị giá được xác định căn cứ vào giá bán của hàng NK hoặc giá bán của hàng NK giống hệt hoặc tương tự trên thị trường nội địa của nước NK sau khi đã trừ chi phí hợp lý, LN thu được sau khi bán hàng NK
3.2. Điều kiện áp dụng
- phải có hoạt động bán lại hàng hóa trên thị trường Nk nội địa
- Hàng hóa NK giống hệt hoặc tương tự khi bán phải có cùng điều kiện như khi NK (nếu có gia công tái chế cũng không làm thay đổi bản chất, công dụng , khi thanh toán phải trừ các CP này)
- Hàng hóa NK bán lại cho người mua không có quan hệ đặc biệt
- Hàng NK giống hệt, tương tự phải được bán lại cùng thời điểm hay cùng thời kỳ với lô hàng đang xác định trị giá
( cùng kỳ: ngày gần nhất với ngày nhập khẩu, trước 90 ngày kể từ ngày NK)
3.3. Phương pháp xác định
TG NK = Giá bán lại hàng hóa Nk trên thị trường nội địa – CP hợp lý – LN – Thuế nội địa(thuế HQ liên quan)
*> Giá bán lại: lấy mức giá nào mà có số lượng nhiều nếu hàng hóa Nk được bán trên thị trường nội địa với nhiều mức giá khác nhau, với nhiều mức số lượng khác nhau
-> giá bán lại là giá bán tương ứng với mức số lượng hàng hóa cao nhất
- Giá bán lại tuan theo quy luật cạnh tranh và bán cho người có quan hệ bình thường
*> chi phí hợp lý:
- CP vận chuyển
- Hoa hồng cho người bán
- Ln dự kiến của nhà NK
- Thuế: HQ hoặc nội địa nếu có
3.4. Chứng từ phải nộp
- Hóa đơn bán hàng
- Hợp đồng đại lý
- chứng từ thuế
- các chứng từ về kiểm toán
- các chứng từ liên quan đến CP hợp lý
- Tờ khai TG của hàng NK giống hệt hoặc tương tự
4. Phương pháp trị giá tính toán
4.1. KN
: Đây là phương pháp xác định TGHQ của hàng hóa dựa trên các CP liên quan đến việc sản xuất và bán hàng để XK đến nước NK
4.2. Điều kiện áp dụng
- Khi không áp dụng được các phương pháp trên thì áp dụng P2 này
- TGHQ phải được xác định trên cơ sở thông tin có sẵn tại nước XK
- Các thông tin về CP của hàng NK dựa trên việc hạch toán cảu nhà sản xuất và phù hợp với các nguyên tắc thanh toán được chấp nhận
4.3. Cách xác định
- CPSX gồm có: Cp nhân công, CP NVL, Cp liên quan tới quá trình sản xuất, CP vận chuyển, bảo hiểm, bảo quản hàng hóa từ nước XK đến nước NK
- Thuế VAT được khấu trừ, SCT không được khấu trừ
4.4. Chứng từ phải nộp
- Các chứng từ liên quan tới các khoản Cp
- Bảng giải trừ các khoản Cp
5. Phương pháp dự phòng (suy luận)
5.1 Khái niệm
: là p2 xác định TG của hàng hóa NK bằng cách áp dụng lại các phương pháp từ 1 tới phương pháp 5 ( áp dụng tuần tự) theo thứ tự dựa trên cơ sở số liệu đã thu thập được ở nước Nk và dừng ngay ở phương pháp xác định TG tính thuế
5.2. Điều kiện áp dụng
- không áp dụng các phương pháp bị cấm: áp đặt trị giá của hàng hóa,
- 2 giao dịch giống hệt nhưng kết quả đơn giá khác nhau thì lấy trị giá cao hơn trong 2 giao dịch này
- sử dụng giá tối thiểu, tối đa
- Phải sử dụng các biện pháp 1 cách hợp lý: áp dụng linh hoạt, tuần tự và được phép kết hợp các phương pháp với nhau
- Phải xác định trên cơ sở số liệu có sẵn, thu thập được từ nước NK
- Các phương pháp áp dụng phải tuân thủ nguyên tắc chung của hiệp định GATT
5.3. Phương pháp xác định
- Áp dụng linh hoạt, tuần tự các p2 từ 1 ->5, mở rộng điều kiện áp dụng cho các phương pháp này
- Cho phép mở rộng linh hoạt 120 ngày
- kết hợp nhiều phương pháp để tính TG
Câu 4: Nêu hình thức, kết cấu và giá trị pháp lý của tờ khai trị giá hải quan?
1.
Hình thức
:
-
Tờ khai có ký hiệu HQ/2003- TGTT và phụ lục tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa nk có ký hiệu HQ/2003- PLTG.
-
Áp dụng trị giá giao dịch thực tế đc in hai mặt giấy khổ A4, chữ đen, nền màu xanh nhạt, có biểu tượng hải quan in đậm, ngôn ngữ sử dụng bằng tiếng việt (kí hiệu HQ/…-TGTT tùy thuộc vào các năm sử dụng)
2.
Kết cấu
-
Mặt trước tờ khai gồm 24 tiêu thức
+ phần tiêu đề của tờ khai:
Kèm theo tờ khai hàng hóa nk HQ/2003- NK số…/ Nhập khẩu…/… ngày…/…200…dành riêng cho công thức hải quan ghi chép
+ phần khai báo của người hải quan, từ tiêu thức 1 đến 24
-
Mặt sau tờ khai
+ từ tiêu thức 6 đến 25 là phần khai báo của người khai hải quan
+ tiêu thức 26 và 27 dành riêng cho công chức hải quan
3.
Trị giá pháp lý
-
Tờ khai trị giá tính thuế là một phần ko thể tách rời của tờ khai hàng hóa nk
-
Tờ khai HQ/2005- TGTT phải được lập thành 2 bản và nộp kèm theo tờ khai HQ/2005- NK khi làm thủ tục khải quan
-
Bản poto ko có giá trị pháp lý trong việc khai báo trị giá tính thuế hàng hóa nk
Câu 5: xác định căn cứ tính thuế NK, cách tính thuế NK, thuế GTGT và thuế TTĐB đối với hàng hóa XNK ?
Trả lời
Căn cứ tính thuế Nhập Khẩu
Thuế quan là khoản thu bằng tiền do Nhà nước quy định bắt buộc các tổ chức hoặc cá nhân khi xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải nộp vào ngân sách Nhà nước.
Để nộp thuế, chủ đối tượng hải quan phải:
-
Tự tính thuế theo phương pháp do Nhà nước quy định
-
Khai vào tờ khai hải quan.
Cơ quan hải quan phải:
-
Kiểm tra tự khai thuế phải nộp của DN trên tờ khai.
-
Thông báo thuế
-
Tạo điều kiện thuận lợi cho DN nộp thuế.
Để tính thuế cần nắm được một số cơ sở sau:
-
Xác định trị giá hải quan nếu thuế quan tính theo giá trị:
+ Các phương pháp tính trị giá hải quan là cơ sở cho việc tính thuế đó là:
(1)
Trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu(Transation Value)
(2)
Trị giá giao dịch đối với hàng hóa nhập khẩu giống hệt nhau(Identical goods)
(3)
Trị giá gia dịch đối với hàng hóa nhập khẩu tương tự(Similar goods)
(4)
Phương pháp khấu trừ(Deductive method)
(5)
Phương pháp tính toán(Computed method)
(6)
Phương pháp diễn giải hợp lý(Fall – backmethod)
Hiệp định cũng chỉ ra rằng không một nhà nhập khẩu hoặc một cơ quan quản lý nào có quyền lựa chọn tùy tiện phương pháp xác định giá mà đều phải tuân thủ theo trình tự. Nguyên tắc này chỉ ngoại lệ đối với phương pháp thứ tư và thứ năm, nếu nhà nhập khẩu yêu cầu thì có thể đảo lộn trật tự áp dụng giữa 2 phương pháp này.
-
Xác định số lượng hàng hóa phải tính thuế nếu tính theo số lượng, số lượng hàng hóa giao dịch như:
+ Cái, chiếc, thùng, hòm, kiện…
+ Tấn, tạ, kg…
-
Thuế suất
+ Thuế suất bao gồm: Thuế suất tương đối( theo tỷ lệ %) hoặc thuế suất tuyệt đối là một lượng tiền tuyệt đối cho 1 đơn vị hàng hóa mà không căn cứ vào trị giá hàng hóa) áp dụng cho từng loại hàng hóa do Nhà nước quy định.
-
Biểu thuế:
Thuế suất được biểu hiện thông quan biểu thuế của Nhà nước.
Biểu thuế được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
+ Biểu thuế cho từng loại hoặc nhóm loại hàng hóa.
+ Biểu thuế cho hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Biểu thuế theo quan hệ thương mại với các nước ưu đãi hoặc thông thường.
+ Biểu thuế bảo hộ mậu dịch, chống phá giá, trừng phạt…
Cách tính thuế NK, thuế GTGT và thuế TTĐB đối với hàng hóa XNK
-
Cách tính thuế nhập khẩu:
Số lượng x giá tính thuế x thuế suất thuế nhập khẩu. (Thuế suất thuế nhập khẩu rượu đề nghị tra cứu tại biểu thuế nhập khẩu hiện hành ban hành kèm theo Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính).
-
Cách tính thuế Tiêu thụ đặc biệt:
Số lượng x (giá tính thuế + thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt. ( Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt rượu đề nghị tra cứu tại Thông tư số 115/2005/TT-BTC ngày 16/12/2005 của Bộ Tài chính).
-
Cách tính thuế giá trị gia tăng:
Số lượng x (giá tính thuế + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế giá trị gia tăng (10%).
Câu 6: Xác định các trường hợp miễn thuế, xét miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế XNK
Trả lời:
-
Miễn thuế:
+ Hành lý kèm theo người
+ Hàng viện trợ
+ Tạm nhập tái xuất
+ Hàng hóa XNK theo dự án đầu tư ( Đặc biệt khuyến khích đầu tư) miễn trong vòng 5 năm kể từ ngày sx
+ Hàng hóa nguyên vật liệu nhập để sản xuất hàng xuất khẩu
-
Xét miễn thuế:
Những hàng hóa chuyên dụng phục vụ cho quốc phòng, an ninh, nghiên cứu kỹ thuật, giáo dục đào tạo, hàng biếu, quà tặng của tố chức Việt nam ở nước ngoài xét miễn thuế trong hạn mức
-
Giảm thuế:
có hư hỏng, tổn thất( thuế giảm tương ứng với giá trị tổn thất của hàng hóa)
-
Hoàn thuế:
Hàng hóa đã nộp thuế nhập khẩu nhưng trên thực tế thuộc diện được miễn thuế hoặc xét miễn thuế; nộp thừa hơn so với quy định.
Đối với hàng miễn thuế không phải kê khai vào tờ khai trị giá nhưng phải khai vào tờ khải hàng nhập khẩu hoặc xuất khẩu
Câu 7: Phân loại hàng hóa là gì? Nguyên tắc khi phân loại hàng hóa? Vai trò của phân loại hàng hóa trong hải quan. Khi phân loại và áp mã tính thuế cần chú ý những điều gì? Cách phân loại đối với những hàng hóa đặc thù như thiết bị toàn bộ, đồng bộ và các linh kiện rời của các mặt hàng cơ khí- điện- điện tử?
Trả lời:
-
Phân loại hàng hóa:
Phân loại hàng hóa XNK là việc căn cứ vào tên gọi, mô tả hàng hóa về tính chất, thành phần, cấu tạo, công dụng, quy cách phẩm chất, đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định sắp xếp hàng hóa vào 1 mã số nhất định theo công ước điều hòa mô tả và mã hàng hóa Việt Nam( International Convention on the Hasmonited Commodity Description and Coding System) và các quy định khác có liên quan.
-
Nguyên tắc khi phân loại hàng hóa:
+ Tuân thủ 6 quy tắc tổng quát và các chú giải của hệ thống HS.
+ Tuân thủ danh mục hàng hóa XNK vào VN, biểu thuế XK, NK ưu đãi và NK ưu đãi đặc biệt.
+ Một mặt hàng sau khi được phân loại phải có đầy đủ mã số ( 8 số, 10 số hoặc 12 số). Mỗi hàng hóa chỉ có 1 mã HS nhất định.
+ Các dấu hiệu phân loại phải tuân thủ nguyên tắc: dấu hiệu khách quan, tổng quát áp dụng bậc cao, cho nhiều hàng hóa; dấu hiệu cụ thể áp dụng bậc thấp cho 1 số loại hàng hóa nhất định.
-
Vai trò của phân loại hàng hóa trong hải quan:
+ Phục vụ cho công tác hoặc nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hải quan, thu thuế XNK, chống buôn lậu và kiểm tra sau thoongquan.
+ Tạo ra sự khách quan trong lĩnh vực giám định chất lượng hàng hóa và bảo vệ lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp.
+ Tạo ra môi trường kinh doan và đầu tư bình đẳng khách quan cho DN.
+ Giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tự do hóa toàn cầu.
+ Phục vụ cho hoạt động thống kê, tạo cơ sở cho việc hoạch định chính sách của chính phủ.
+ Việc phân loại hàng hóa bao quát toàn bộ hàng hóa, phân tích một cách có hệ thống toàn bộ danh mục hàng hóa, đánh giá cơ cấu hàng hóa điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc hàng hóa.
-
Khi phân loại và áp mã tính thuế cần chú ý:
+ Cấu trúc danh mục HS và quy định về cách đánh số, đánh phân cách, mô tả hàng hóa danh mục và xây dựng chú giải.
·
Cấu trúc danh mục HS và danh mục hàng hóa XNK VN
Quy tắc tổng quát
Chú giải từng phần, từng chương, từng phân nhóm
Nhóm hàng và phân nhóm hàng, mã số số học.
·
Đánh số, đánh phân cách, mô tả hàng hóa trong danh mục:
Mã hàng – Nhóm hàng: 4 số
Hai số đầu tiên là tên chương, hai chữ sau chỉ thứ tự nhóm trong chương
Mã hàng có thể chi tiết theo 6 số, 8 số, 12 số( 4 số đầu không ngăn cách, sáu các số này 2 số ngăn cách bằng dấu chấm)
Ø
Dấu gạch:
4 số đầu thể hiện tên nhóm, không thể hiện bằng dấu gạch( - )
Từ số thứ 5 trở đi, việc phân nhóm được thể hiện bằng nét gạch, có bao nhiêu số khác 0 thì có bấy nhiêu gạch
Phân nhóm nào có 2 số cuối là 00 thì không phân chi tiết theo nhóm nữa.
Nội dung mô tả thường đi từ tổng quát đến chi tiết
Ø
Dấu phân cách
Dấu “;” : phân tách riêng biệt mô tả hàng hóa hoặc các thành phần độc lập với nhau
Dấu “,” : phân biệt tiêu chí mô tả sử dụng
Dấu “:”: liệt kê tên mặt hàng, tiêu chí trong nhóm
Dấu “.” : kết thúc 1 hoặc 1 nhóm hàng. Sau dấu “.” Không còn mặt hàng nào được liệt kê trong nhóm nữa
Ø
Chú giải:
Giải thích khái niệm được mô tả trong danh mục và giới hạn phạm vi từng nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng: Chú giải loại trừ, chú giải định nghĩa, chú giải bao gồm, chú giải định hướng.
+ Quy tắc tổng quát: 6 quy tắc
·
QT2: AD sản phẩm được làm từ hợp kim
·
QT3b: Dạng bộ đóng gói bản lẻ thỏa mãn yêu cầu:
Ø
2 hàng hóa khác nhau
Ø
Ngay từ đầu có thể xếp vào nhiều nhóm hàng khác nhau
Ø
SP xếp đặt cùng nhau để thể hiện chức năng xác định, đáp ứng yêu cầu nhất định
Ø
Được xếp 1 cách thích hợp bán cho người sử dụng mà không cần đóng gói tiếp.
Ø
Quy tắc này không AD cho hàng hóa bao gồm những thành phẩm được đóng gói riêng biệt và có hoặc không được xếp cùng với nhau trong 1 bao chung với tỷ lệ cố định trong SXCN.
·
QT5: Quy tắc bao bì:
Ø
Có hình dạng đặc biệt hoặc thích hợp riêng để đựng 1 loại hàng hóa nhất định
Ø
Phù hợp việc sử dụng lâu dài
Ø
Dùng bảo quản hàng hóa khi không sử dụng
Ø
Được trình bày cùng hàng hóa à nó chứa đựng
Ø
Không mang tính chất cơ bản của bộ hàng hóa và không mang tính chất nổi trội hơn mà nó chứa đựng
*** QT1 đên QT5 sử dụng cho nhóm
QT6 sử dụng cho phân nhóm
-
Cách phân loại đối với những hàng hóa đặc thù như thiết bị toàn bộ, đồng bộ và các linh kiện rời của các mặt hàng cơ khí- điện- điện tử
+
Đối với hàng hóa XNK là tập hợp máy móc thuộc các nhóm, phân nhóm của các chương 84-90 hoặc hàng hóa là linh kiện rời được NK để lắp ráp sản phẩm cơ khí, điện, điện tuer thì nguyên tắc chung là phân loại theo máy chính để tính thuế NK. Nếu lô hàng NK nhiều dây chuyền, mỗi dây chuyền có 1 máy chính thì sẽ phân loại theo từng dây chuyền.
+
Nếu thuế suất của phụ kiện thấp hơn thuế suất máy chính thì DN được quyền lựa chọn phân loại theo các chi tiết và AD mức thuế theo chi tiết đó( Áp mã của hàng hóa đó). Lô hàng NK bao gồm nguyên nhiên vật liệu, vật tư, phụ thì AD đúng mã của bán thành phẩm hàng hóa đó trong danh mục. Đối với linh kiện rời của mặt hàng về điện cơ khí điện tử có thể nhập khẩu dưới dạng đa hoàn thiện hoặc chưa nhưng có đặc trưng của sản phẩm hoàn thiện, nếu được nhập khẩu rời không đồng bộ thì phân loại và tính thuế theo từng loại sảm phẩm đó.
Câu 8 : Trình bày các quy định về đánh số , đánh phân cách , mô tả hàng hóa trong Danh mục HS và trong xây dựng chú giải ?
- Mã hàng- nhóm hàng : 4 số : 2 số đầu tiên là tên chương, hai chữ sau chỉ thứ tự nhóm trong chương .Mã hàng có thể ghi chi tiết 6 số , 8 số , 12 số ( 4 số đầu không ngăn cách ,sau các số này 2 số ngăn cách bằng dấu chấm )
- Dấu gạch : 4 số đầu thể hiện tên nhóm không thể hiện bằng dấu gạch “ – “ , từ số thứ 5 trở đi việc phân nhóm được thể hiện bằng nét gạch , có bao nhiêu số khác 0 thì có bấy nhiêu nét gạch . Phân nhóm nào 2 số cuối là 00 thì không phân chi tiết theo nhóm nữa.
-Dấu phân cách :
+ Dấu chấm phẩy “ ; ” : phân tách riêng biệt mô tả hàng hóa hoặc các thành phần độc lập với nhau.
+ Dấu hai châm “ : ” : phân biệt tiêu chí mô tả sử dụng .
+ Dấu chấm “ . ” : kết thúc một hoặc một nhóm hàng . Sau dấu chấm không còn mặt hàng nào được liệt kê trong nhóm nữa
- Chú giải: giải thích khái niệm được mô tả trong danh mục và giới hạn phạm vi từng nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng . Các loại chú giải: chú giải loại trừ, chú giải định nghĩa , chú giải bao gồm, chú giải định hướng
Câu 9 :Trình bày quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa trong Danh mục HS .Nêu ví dụ cho từng quy tắc?
Nguyên tắc 1:
"Tên của các phần, của chương hoặc của phân chương được đưa ra chỉ nhằm mục đích dễ tra cứu. Để đảm bảo tính pháp lý, việc phân loại hàng hoá phải được xác định theo nội dung của từng nhóm, chú giải của các phần, chương liên quan và theo các quy tắc dưới đây (nếu các nhóm hoặc các chú giải đó không có yêu cầu nào khác)".
Việc phân loại hàng hoá được xác định dựa theo nguyên tắc chia theo nhóm, phân nhóm hàng và mặt hàng. Đọc kỹ phần chú giải.
Ví dụ:
Chương 1: "Động vật sống", nhưng cá sống không được phân loại vào chương 1 thậm chí về mặt sinh học chúng là động vật sống nhưng theo biểu thuế chúng được phân loại vào chương 3 "Cá và động vật giáp xác thân mềm và động vật không xương sống dưới nước". Có mã số 03019310 - cá chép để làm giống thuế suất 0%, nếu mã số 03019390 - cá khác thì thuế suất là 20%.
Nguyên tắc 2:
Một mặt hàng được phân loại trong một nhóm hàng, thì những mặt hàng dạng chưa hoàn chỉnh, hoặc chưa hoàn thiện nhưng đã có những đặc trưng cơ bản chất của thành phần cũng thuộc nhóm đó. Cũng như vậy đối với hàng hoá dạng (hoàn chỉnh) thành phần hoặc đã có đặc trưng cơ bản của thành phầm nhưng chưa lắp ráp hoặc không lắp ráp. Theo nguyên tắc này, các nhóm hàng không những bao gồm mặt hàng ở dạng hoàn chỉnh, mà còn bao gồm mặt hàng ở dạng chưa hoàn chỉnh, hoặc chưa hoàn thiện với điều kiện chúng mang những đặc trưng cơ bản của hàng đã hoàn chỉnh hoàn thiện.
Cần phân biệt với loại hàng hoá thuộc dạng SKD - CKD - IKD.
Ví dụ:
Xe đạp không có yên thuộc nhóm 8712 "xe đạp hai bánh và các loại xe đạp bằng chân khác….," (thuế suất 5%).
Nguyên tắc 3:
Hàng hoá thoạt nhìn có thể xếp vào hai hay nhiều nhóm, thì sẽ phân loại như sau:
a) Hàng hoá được xếp vào nhóm có mô tả đặc trưng nhất sẽ phù hợp hơn xếp vào nhóm có phạm vi khái quát. Tuy nhiên khi hai hoặc nhiều nhóm mà mỗi nhóm chỉ liên quan đến một phần của vật liệu hoặc chất liệu chứa trong hàng hoá hỗn hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hoá hỗn hợp chất, hoặc chỉ liên quan đến một phần của hàng hoá trong trường hợp hàng hoá ở dạng bộ được đóng gói để bán lẻ, thì những nhóm này được coi như đặc trưng tương đương trong quan hệ với những hàng hoá nói trên, ngay cả khi một trong số các nhóm đó có mô tả đầy đủ hoặc chính xác hơn về những hàng hoá đó.
b) Những hàng hoá là hỗn hợp của nhiều chất, những hàng hoá cấu tạo từ nhiều chất khác nhau hoặc được tạo ra bởi một tập hợp các sản phẩm khác nhau và hàng hoá ở dạng bộ đóng gói để bán lẻ nếu không phân loại được theo nguyên tắc 3.a, thì xếp theo chất hoặc mặt hàng tạo ra chất cơ bản của chúng.
Hàng hoá được cấu tạo từ nhiều chất khác nhau: dựa vào chất đặc trưng và hàm lượng chất đó có trong hàng hoá.
Thí dụ:
Mặt hàng "thảm dệt móc và dệt kim được sử ;dụng trong xe ôtô". Mặt hàng này có thể được phân vào hai nhóm:
- Nhóm 8703, "phụ tùng và bộ phận phụ trợ dùng cho xe có động cơ" thuế suất 45%.
- Nhóm 5703, "thảm …. dệt móc…." thuế suất 35%.
Theo nguyên tắc này, nhóm xác định rõ hơn và kèm theo mô tả mặt hàng cụ thể đầy đủ hơn là nhóm có đặc trưng hơn, do vậy cần được xếp vào nhóm 5703.
Nguyên tắc 4:
Hàng hoá không thể phân loại theo các nguyên tắc 1,2,3 nêu trên thì phải xếp vào nhóm phù hợp với loại hàng giống chúng nhất bằng cách sử dụng phương pháp hàng hoá cùng loại hoặc tương tự.
Cách này đòi hỏi việc so sánh hàng hoá định phân loại với hàng hoá tương tự đã được phân loại bằng cách xác định hàng hoá giống chúng nhất dựa trên nhiều yếu tố như tên gọi, tính chất, đặc điểm, cấu tạo, mức độ chế biến, công dụng…. của hàng hoá.
Ví dụ:
Phân loại mặt hàng: giấy nhôm bịt nút cổ chai" (loại này thường được dung bịt cổ chai rượu shampagne, bia… ), có thể được xếp vào hai mã số:
- 7607: nhom lá mỏng có chiều dày không quá 0,2mm có thuế suất 1%.
- 8309: Nút chai lo…, bao chiếc bít nút chai bằng kim loại thường có thuế suất 20%.
Theo đó, giấy nhôm bịt nút cổ chai có tính chất sử dụng tương tự bao thiếc bịt nút chai. Do vậy sẽ được xếp vào nhóm 8309 nếu chú giải phần, chương, nhóm không có yêu cầu nào khác.
Nguyên tắc 5:
- Bao bì do người mua cung cấp, người bán đóng gói hàng hoá sau đó giao trả lại cho người mua.
- Bao bì do người bán cung cấp, người mua sử dụng xong trả lại bao bì cho người bán.
- Bao bì do người bán cung cấp, trị giá bao bì lớn sẽ được tách riêng khi tính thuế.
- Bao bì giá trị nhỏ sử dụng cùng hàng hoá.
- Bao máy ảnh, hộp đựng nhạc cụ, bao súng, hộp đựng dụng cụ vẽ, hộp tư trang và các loại bao hộp tương tự, sắp xếp riêng để đựng một loại hàng xác định hay một bộ phận, có thể dùng trong một thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán được phân loại cùng với sản phẩm đó. Tuy nhiên, nguyên tắc này không liên quan đến vỏ, bao mang tính chất cơ bản của một tập hợp (hàng + vỏ (bao) đồng thời không áp dụng đối với loại bao bì được dung lặp đi lặp lại.
Ví dụ:
Mặt hàng Ga gia dụng loại 10kg/bình, thì phải tách riêng ga thuộc nhóm 2711 thuế suất 10% còn bình đựng ga thuộc nhóm 7311 (bình thép) thuế suất 11%.
Mặt hàng ga du lịch loại 2kg/bình khi phân loại xếp chung vào nhóm 2711.
Nguyên tắc 6:
Để đảm bảo tính pháp lý, phân loại hàng hoá giữa các phân nhóm của một nhóm phải được xác định phù hợp theo nội dung của từng phân nhóm đó và chú giải của những phân nhóm có liên quan với những sửa đổi về chi tiết cho thích hợp cho từng nhóm, trong điều kiện là chỉ có những phân nhóm cùng cấp đội mới so sánh được và các nguyên tắc 1,2,3,4,5 nói trên.
Ví dụ:
P hân loại "cá sống" thuộc nhóm 0301. Nếu cá chép có dạng như cá cảnh thì không thể xếp chúng ở phân nhóm cấp 1. Tại phân nhóm cấp 1 chỉ xác định cá chép có thuộc dạng cá cảnh hay không? Do cá chép có dạng như cá cảnh nên phải phân loại vào phân nhóm 030110 chứ không phân theo phân nhóm 030193 "cá chép".
Câu 10 : Xuất xứ hàng hóa là gì? Ý nghĩa của việc xác định suất sứ hàng hóa ? hàng hóa nào được coi là có xuất xứ thuần túy ? hàng hóa nào được coi là có xuất xứ không thuần túy? Các công đoạn gia công chế biến nào không làm thay đổi cơ bản hàng hóa ?
-Xuất xứ hàng hóa
: xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa , hoặc là nơi thực hiện công đoạn cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều quốc gia / vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất đó .
- Ý nghĩa của việc xác định xuất xứ hàng hóa :
+ Việc xác định xuất xứ hàng hóa là cơ sở xác định quy trình thủ tục hải quan: áp mã thuế , phân loại hàng hóa và thống kê thương mại , và là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định về thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu
+ Xác định xuất xứ thể hiện chất lượng hàng hóa đặc biệt hàng hóa thổ sản mang tính địa phương
+ Việc xác định xuất xứ có thể trở thành công cụ cạnh tranh hữu hiệu đối với doanh nghiệp hoặc quốc gia
+ Là cơ sở để khẳng định vị trí quốc gia trên thị trường thế giới
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy ( toàn bộ ):
hàng hóa được khai thác, chế biến, sản xuất toàn bộ ở một quốc gia / vùng lãnh thổ
Những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc được gia công chế biến không có sự tham gia của các nguyên vật liệu nhập khẩu từ các nước ngoài : khoáng sản , nông lâm sản , động vật sống , chế biến từ động vật sống, đánh bắt được từ các tầu đăng kí hoặc treo cờ quốc gia vùng lãnh thổ .
-Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy :
hàng hóa hoặc sản phẩm trong quá trình sản xuất hay gia công chế biến có sự tham gia nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động sản xuất ra sản phẩm này .
Chú ý: để xác định được xuất xứ hàng hóa không thuần túy phải xem xét việc gia công chế biến cuối cùng ở quốc gia / vùng lãnh thổ có làm thay đổi cơ bản hàng hóa hay không.
-Các công đoạn gia công, chế biến không làm thay đổi cơ bản hàng hóa :
Ta có các tiêu chí xác định sự thay đổi cơ bản của hàng hóa như sau:
+ Sự chuyển đổi mã hàng ( tiêu chí chính ) : theo danh mục HS ( CTC)
+ Tỷ lệ phần trăm của giá trị ( RVC) . RVC là phần giá trị gia tăng có được sau khi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất , gia công hoặc chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia vùng lãnh thổ này so với tổng giá trị hàng hóa sản xuất ra
RCV =( FOBxk -- CIF NVLNK) / FOB xk >= 40%
+ Tỷ lệ gia công chế biến : là kết hợp của 2 tiêu trí
Câu 11: quy tắc xuất xứ ưu đãi là gì? Để được hưởng ưu đãi đối với hàng hóa có xuất xứ ko thuần túy thì việc thay đổi cơ bản hàng hóa được xác định dựa trên điều kiện nào?
1.
Quy tắc xuất xứ ưu đãi:
là các quy định về xuất xứ áp dụng cho các hàng hóa của các quốc gia dành cho nhau quan hệ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan như MFN, NT hoặc những ưu đãi đặc biệt như GSP, CEPT, thỏa thuận đa phương hoặc song phương.
Thuế suất:
thuế thông thường: 7.5%, thuế suất ưu đãi: 5%
2.
Các điều kiện
-
Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” CTC
a) "Chuyển đổi mã số hàng hóa" là sự thay đổi về mã số HS của hàng hóa ở cấp bốn (04) số so với mã số HS của nguyên liệu không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra sản phẩm đó;
- Tiêu chí "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" RVC
a) "Tỷ lệ phần trăm của giá trị" là phần giá trị gia tăng có được sau khi một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất, gia công, chế biến các nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ này so với tổng trị giá của hàng hoá được sản xuất ra;
b) Phần giá trị gia tăng nói trên phải đạt ít nhất 40% của giá trị hàng hóa được sản xuất ra và được thể hiện theo công thức sau:
Giá FOB – Giá nguyên liệu không có xuất xứ
từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất
__________________________________________ x 100% ≥ 40%
Giá FOB
Hay tỷ lệ tối đa giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu để sx hàng hóa <=60%
c) “Nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm nguyên liệu có xuất xứ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác và nguyên liệu không rõ xuất xứ;
d) “Giá nguyên liệu không có xuất xứ từ quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp (đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác) hoặc giá tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng (đối với nguyên liệu không rõ xuất xứ) dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng;
- Tiêu chí "công đoạn gia công, chế biến hàng hoá" SP
: "Công đoạn gia công, chế biến hàng hoá" là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hoá.
Câu 12: xác định các quy tắc xuất xứ GSP và quy tắc xuất xứ theo CEFT
1.
Quy tắc xuất xứ theo GSP
Khái niệm
Đây là một hệthống mà theo đó các nước phát triển, được gọi là các nước cho hưởng, cho các nước đang phát triển, được gọi là các nước được hưởng, hưởng chế độ ưu đãi bằng cách giảm hoặcmiễn thuế. Chế độ ưu đãi được xây dựng trên cơ sở không có sự phân biệt và không đòi hỏi bất kỳ nghĩa vụ nào từ phía các nước đang phát triển.Trên cơ sở của Hệ thống GSP, mỗi quốc gia xây dựng một chế độ GSP cho riêng mình với những nội dung, quy định, mức ưu đãi khác nhau tuy nhiên mục tiêu của hệ thống GSP vẫn được đảm bảo.
* Quy tắc xác định xuất xứ
Sản phẩm xuất khẩu từ một nước được hưởng có thể được chia làm hai nhóm sau:
(a) Những sản phẩm được sinh trưởng hoàn toàn, được lấy từ đất hoặc được thu hoạchtrong nước xuất khẩu, hoặc được sản xuất chỉ từ những sản phẩm này. Những sản phẩm như vậy, được gọi là sản phẩm "xuất xứ toàn bộ", có xuất xứ GSP bởi vì hoàn toàn không sử dụng các bộ phận hay nguyên phụ liệu nhập khẩu, hoặc không rõ xuất xứ.
(b) Những sản phẩm được làm từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu, có nghĩa là những sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ nguyên liệu, bộ phận hoặc phụ tùng nhập khẩu vào nước hưởng ưu đãi hoặc từ những nguyên liệu nguyên liệu không rõ xuất xứ. Những sản phẩm này, được gọi là "những sản phẩm có thành phần nhập khẩu", có xuất xứ tại nước được hưởng chỉ khi chúng đã được "gia công hoặc chế biến đầy đủ" tại nước xuất khẩu được hưởng.
* Quy tắc xuất xứ thuẩn túy
* Quy tắc xuất xứ không thuần túy
-
Là hàng hóa hoặc sản phẩm trong quá trình sx hoặc gia công chế biến có sự tham gia của NVL hoặc lao động của hải hay nhiều quốc gia tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm này
- Để xác định xuất xứ thật sự của hàng hóa có xuất xứ ko thuần túy phải xem xét việc gia công chế biến cuối cùng ở 1 quốc gia có làm thay đổi cơ bản hàng hóa hay ko
- Những thao tác, gia công, chế biến ko làm thay đổi hàng hóa: phân loại hàng hóa, đóng gói, phơi, sấy, làm lạnh, đóng chai, giết mổ, dán nhãn
Quy tắc cộng gộp:
-
Tỷ lệ cộng gộp: cộng gộp giá trị xuất xứ của các nước được hưởng ưu đãi để thỏa mãn các quy định về xuất xứ
VD: giá trị gia tăng ở Việt Nam là 30%, khi xuất khẩu sang Trung Quốc không đủ 40% ko được hưởng ưu đãi về thuế. Nhưng theo tỷ lệ cộng gộp Asean được phép cộng giá trị nhập khẩu từ Thái Lan 10%, Campuchia 5%, Singapore 10% thành tổng là 55% nên vẫn được hưởng ưu đãi
-
Có 2 cách cộng gộp:
-
Mỹ, EU cộng gộp theo khu vực
-
Các quốc gia khác như úc, newzealand, nga, đông âu cho phép cộng gộp theo các nước được hưởng ưu đãi.
2. Quy tắc xuất xứ theo CEPT
* Quy tắc xác định xuất xứ
Hàng hóa nhập khẩu vào lãnh thổ của một Nước thành viên
trong ASEAN
từ một Nước thành viên khác được coi là có xuất xứ và đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi thuế quan nếu hàng hóa đó đáp ứng một trong các quy định về xuất xứ dưới đây:
1. Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên xuất khẩu
2. Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một Nước thành viên xuất khẩu, nhưng đáp ứng các quy định
về quy tắc xuất xứ không thuần túy hoặc quy tắc cộng gộp.
* Quy tắc
xuất xứ thuần túy
-
Hàng hóa được khai thác, nuôi trồng chế biến toàn bộ ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Hoặc các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc những sp gia công chế biến ko có sự tham gia của các NVL NK từ nước ngoài.
VD: những sp được khai thác ở một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, hoặc là các tàu được đăng ký hoặc treo cờ của quốc gia và vùng lãnh thổ đó.
* Quy tắc
xuất xứ không thuần túy
1. Tiêu chí xuất xứ chung.
a) Hàng hoá được coi là có xuất xứ tại Nước thành viên nơi diễn ra việc sản xuất hoặc chế biến hàng hoá đó nếu:
- Hàng hoá có hàm lượng giá trị khu vực (dưới đây được gọi là “Hàm lượng giá trị ASEAN” hoặc “hàm lượng giá trị khu vực (RVC)”) không dưới bốn mươi phần trăm (40%), tính theo công thức
RVC
quy định
hoặc
- Tất cả nguyên vật liệu không có xuất xứ sử dụng để sản xuất ra hàng hoá đó trải qua quá trình chuyển đổi mã số hàng hoá (dưới đây được gọi là “CTC”) ở cấp bốn (4) số (có nghĩa là thay đổi nhóm) của Hệ thống Hài hoà.
b) Mỗi Nước thành viên cho phép người xuất khẩu hàng hoá được quyết định sử dụng một trong hai tiêu chí “RVC không dưới bốn mươi phần trăm (40%)” hoặc “chuyển đổi mã số hàng hoá ở cấp bốn (04) số” để xác định xuất xứ hàng hoá.
Công thức tính RVC
1. RVC nêu trên được tính dựa trên một trong hai phương pháp sau:
a) Công thức trực tiếp
RVC=
Chi phí nguyên vật liệu ASEAN
+
Chi
phí nhân công trực tiếp
+
Chi
phí phân bổ trực tiếp
+
Chi
phí khác
+
Lợi nhuận
x100%
Trị giá
FOB
hoặc
Cô
ng thức gián tiếp
RVC=
Trị giá
FOB
-
Trị g
iá của nguyên vật liệu, phụ tùng hoặc
hàng hoá
không có xuất xứ
x 100 %
Trị giá FOB
* Quy tắc c
ộng gộp
1. Trừ khi có những quy định khác tại Hiệp định ATIGA, hàng hoá có xuất xứ của một Nước thành viên, được sử dụng làm nguyên vật liệu tại lãnh thổ của một Nước thành viên khác để sản xuất ra một hàng hoá đủ điều kiện được hưởng ưu đãi thuế quan, sẽ được coi là có xuất xứ của Nước thành viên nơi việc sản xuất hoặc chế biến hàng hoá đó diễn ra.
2. Nếu RVC của nguyên vật liệu nhỏ hơn bốn mươi phần trăm (40%), hàm lượng này sẽ được cộng gộp (sử dụng tiêu chí RVC) theo đúng tỉ lệ thực tế vào hàm lượng nội địa với điều kiện RVC đó bằng hoặc lớn hơn hai mươi phần trăm (20%).
Câu 13: C/O là gì? Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng những mẫu C/O nào? Trình bày các quy định liên quan đến cấp và chứng nhận C/O
1.
C/O
(giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa): là một văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ XK hàng hóa cấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan tới xuất xứ và chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
2.
Hiện nay ở Việt Nam đang sử dụng những mẫu C/O:
C/O ưu đãi
Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A
- Là loại C/O đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của các nước có tên ở mặt sau Mẫu A. Có C/O này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu.
- Chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước được ghi ở mặt sau Mẫu A và nước này đã cho Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP; và khi hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định.
- VCCI không cấp Mẫu A cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU
Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu D
- Là loại C/O theo Hiệp định về Chương trình Ưu đãi Thuế quan có Hiệu lực Chung (CEPT)
- Chỉ cấp cho hàng hóa xuất khẩu từ một nước thành viên của ASEAN sang một nước thành viên ASEAN khác.
Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu E
Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc
- Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa của Việt Nam được hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hiệu lực từ ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu S
Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Lào
- Là loại Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền được Bộ Thương mại uỷ quyền cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật giữa Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đã ký tại Hà Nội ngày 07 tháng 01 năm 2005 (gọi tắt là Hiệp định Việt – Lào)
Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu AK
Là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc
- Là loại C/O hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa các Chính phủ của các nước thành viên thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc.
C/O không ưu đãi
Giấy Chứng nhận xuất xứ C/O Mẫu B
Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:
- Loại C/O cấp cho hàng hóa xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang các nước khác trên thế giới trong các trường hợp sau:
+ Nước nhập khẩu không có chế độ ưu đãi GSP
+ Nước nhập khẩu có chế độ GSP nhưng không cho Việt Nam hưởng
+ Nước nhập khẩu có chế độ ưu đãi GSP và cho Việt Nam hưởng ưu đãi từ chế độ này nhưng hàng hóa xuất khẩu không đáp ứng các tiêu chuẩn do chế độ này đặt ra.
Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu hàng Dệt đi EU - C/O Mẫu T
Là loại C/O theo quy định của Hiệp định Dệt May giữa Việt Nam và EU.
Giấy Chứng nhận xuất xứ Mẫu ICO
- Là loại C/O theo quy định của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) chỉ cấp cho mặt hàng cà phê. Loại Mẫu này luôn được cấp kèm với hoặc Mẫu A hoặc Mẫu B.
Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu Venezuela
- Là loại C/O không ưu đãi cấp cho một số sản phẩm (tuân theo luật chống bán phá và bồi thường) xuất khẩu sang Venezuela.
Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu Mexico
- Là loại C/O không ưu đãi chỉ cấp riêng cho mặt hàng dệt may, giầy dép của ViệtNam xuất khẩu sang Mexico.
- Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may và giầy dép không phải sử dụng loại Form M này nữa.
Và các loại form khác
Tuỳ theo quy định của nước nhập khẩu hoặc các hiệp định quốc tế.
3.
Quy định liên quan đến việc cấp và chứng nhận C/O
·
Hồ sơ cấp C/O:
- C/O đã được khai, bao gồm một bản chính và tối thiểu hai bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản. Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại mẫu C/O. Riêng đối với cà phê xuất khẩu, ngoài Mẫu C/O cà phê, Người xuất khẩu có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B;
- Đơn đề nghị cấp C/O đã được khai, ký tên và đóng dấu;
- Hóa đơn thương mại (bản chính);
- Tờ khai Hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan (bản sao có chữ ký của người có thẩm quyền và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo qui định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này;
- Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu, ví dụ: tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; vận đơn đường biển; vận đơn đường không, và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.
Vận đơn gửi hàng có thể nộp chậm trong vòng 15 ngày
·
Quy trình cấp C/O
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Bộ Thương Mại ( Phòng Thương mại và Công nghiệp VN).
- Trong vòng 03 ngày làm việc, kể từ thời điểm nhận được bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, sẽ cấp C/O. Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế thì 05 ngày làm việc.
- Hồ sơ cấp C/O được lưu trữ ít nhất 3 năm, kể từ ngày cấp hoặc xác nhận và được bảo mật.
- Nếu C/O bị sử dụng sai mục đích sẽ bị thu hồi.
Nếu C/O cấp sau khi gửi hàng một thời gian thì sẽ được cấp loại C/O cấp sau có hiệu lực từ khi gửi hàng
Nếu C/O bị thất lạc muốn cấp lại thì sẽ có C/O trên đó ghi certified true copy.
·
Thẩm quyền cấp C/O:
-
Bộ công thương: có thể ủy quyền cho
-
Phòng TM và công nghiệp Việt Nam: có thể ủy quyền cho
-
Phòng quản lý XNK ở các tỉnh thành phố
-
Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất
·
Các trường hợp ko phải nộp C/O
-
Trị giá hàng hóa ko quá 200 USD
-
Hàng nk phi mậu dịch: hàng viện trợ, quà tặng, quà biếu
-
Hàng đã qua sử dụng
-
Hàng nông sản tươi Nk từ các nước có đường biên giới đất liền với Việt Nam
-
Hàng mua bán trao đổi của cư dân biên giới
·
Kiểm tra xuất xứ
-
Nguyên tắc kiểm tra: căn cứ vào nội dung ghi trên chứng từ, dựa vào thực tế hàng hóa
-
Trong trường hợp có sự khác biệt nhỏ giữa C/O và chứng từ hải quan khác nhưng có quan hải quan ko nghi ngờ tính xác thực của xuất xứ thì C/O vẫn được chấp nhận
-
Trường hợp C/O ko được chấp nhận thì hàng hóa vẫn được thông quan theo thủ tục thông thường nhưng ko được hưởng ưu đãi về thuế
-
Trường hợp chưa có C/O: vẫn khai theo mức thuế suất thông thường. khi xuất trình C/O trong thời hạn cho phép (15 ngày) sẽ được hoàn lại thuế
-
Trên C/O đã nộp ko được thay đổi hoặc sửa chữa trừ khi có lý do chính đáng và do cơ quan có thẩm quyền cấp C/O tiến hành sửa đổi
·
Kiểm tra C/O
- Kiểm tra các tiêu chí trên C/O
- Đối chiếu thông tin trên C/O với các chừng từ hải quan và thực tế hàng hóa.
- Kiểm tra mẫu tên và chữ ký người cấp
- Kiểm tra thời hạn hiệu lực của C/O
- Việc kiểm tra C/O sẽ tiến hành trong 150 ngày kể từ ngày người nhập khẩu tiến hành nộp hồ sơ hợp lệ.
Câu 14: khi thông quan hàng hóa xnk cần xuất trình những chứng từ gì? Số lượng chứng từ phải nộp?
-
Tờ khai hải quan: gồm 2 bản chính. Đối với hàng hóa có thuế có tờ khai trị giá đi kèm (2 bản) và bản phụ lục kèm theo nếu có
-
Tờ khai xuất khẩu tối đa 9 mặt hàng, tờ khai Nk tối đa 3 mặt hàng. Trường hợp xuất khẩu tại chỗ người XK kê khai 4 bản tờ khai.
-
Hợp đồng bằng các các ngôn ngữ khác tiếng anh, tiếng việt thì phải có bản dịch
-
Hóa đơn thương mại xuất trình 1 bản chính
-
Bảng kê chi tiết hàng hóa
-
Phiếu đóng gói 1 bản chính
-
C/O 1 bản chính
-
Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng, chứng từ giám định 1 bản chính
-
Giấy phép XNK nếu có
Câu 15: thủ tục hải quan là gì? Nội dung làm thủ tục hải quan ( ND khai báo, kiểm tra giám sát, thông quan, phúc tập kiểm tra sau thông quan)?
Quy trình làm thủ tục hải quan?
1.
Thủ tục hải quan
: là những công việc, những hoạt động mà người khai hải quan,cơ quan hải quan phải thực hiện để tuân thủ các quy định về pháp luật đối với hàng hóa XNK, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, quá cảnh.
2.
Nội dung làm thủ tục hải quan
·
Nội dung khai báo
-
Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp và xuất trình những chứng từ thuộc hồ sơ hải quan
-
Đưa hàng hóa, phương tiện đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải
-
Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật
-
Người khai phải tự khai và chịu trách nhiệm về thông tin trên mặt trước của tờ khai
-
Có thể tự in tờ khai
-
Hình thức khai: bằng lời, bằng văn bản, bằng điện tử
·
Kiểm tra giám sát
-
Kiểm tra hồ sơ: kiểm tra tư cách pháp lý, thông tin trên hồ sơ, loại chứng từ
+ tính hợp pháp của lô hàng, của phương tiện XNK
+ kiểm tra tính đồng bộ, hợp lệ của hồ sơ kèm theo tờ khai
-
Kiểm tra thực tế hàng hóa: tính chất hàng hóa, căn cứ vào chính sách pháp luật của nhà nước có liên quan, căn cứ vào hồ sơ hải quan và các thông tin có liên quan. Có các mức kiểm tra hàng hóa
+ kiểm tra bề ngoài
+ kiểm tra điểm: kiểm tra bộ phận quan trọng nhất
+ kiểm tra đại diện
+ kiểm tra toàn bộ
·
Thông quan.
-
Tiến hành sau khi hàng hóa làm xong thủ tục hải quan
Vẫn cho thông quan nếu:
-
Khi hàng hóa thiếu một số chứng từ nhưng cơ quan hải quan cho phép nộp chậm chứng từ (trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông quan), cho phép nộp chậm C/O 70 ngày.
-
Nếu chưa nộp hoặc chưa nộp đủ thuế nhưng có bảo lãnh
-
Chủ hàng bị phạt vi phạm và đã nộp tiền phạt hoặc được bảo lãnh tiền phạt
-
Đối với hàng hóa có yêu cầu giám định nhưng chưa có kết quả giám định có thể đưa hàng hóa về kho của DN nhưng phải dưới sự giám sát của hải quan. Giám sát bằng niêm phong hoặc bằng phương tiện hiện đại
·
Phúc tập hồ sơ
: là việc kiểm tra đối chiếu lại hồ sơ (chỉ kiểm tra hồ sơ)
-
Thời gian kiểm tra: 15 ngày kể từ ngày thông quan
-
Đối với hàng gia công xuất khẩu: 5 ngày sau khi thông quan
-
Chỉ kiểm tra tại cơ quan hải quan
·
Kiểm tra sau thông quan
-
Chỉ kiểm tra khi có dấu hiệu nghi ngờ
-
Thời gian kiểm tra: 5 năm kể từ sau khi thông quan
3.
Quy trình làm thủ tục hải quan
Bước 1
-
Công chức hải quan
+ tiếp nhận hồ sơ
+ nhập mã số thuế và kiểm tra điều kiện
+ đăng ký tờ khai
+ nhập thông tin vào hệ thống
+in lệnh và quyết định mức độ kiểm tra hải quan
-
Lãnh đạo chi cục: tiếp nhận kiểm tra hồ sơ và đưa ra quyết định
-
Công chức hải quan
+ xử lý kết quả kiểm tra
+ làm thủ tục hải quan và đóng dấu xác nhận
Bước 2
-
Xử lý, khai bổ sung chứng từ
-
Kiểm tra thực tế hàng hóa, ghi kết quả kiểm tra và kết luận kiểm tra
-
Xử lý kết quả kiểm tra và xác nhận đã làm thủ tục hải quan
Bước 3
-
Thu thuế và lệ phí theo quy định
-
Đóng dấu đã làm thủ tục lên tờ khai (lưu giữ 1 bản và trả cho người khai 1 bản)
-
Vào sổ theo dõi
Bước 4: phúc tập hồ sơ
Câu 16: gia công quốc tế là gì? Trình bày nghiệp vụ hải quan đối với hàng gia công?
1.
Gia công quốc tế
:
là một phương thức giao dịch trong đó người đặt gia công cung cấp nguyên liệu, định mức , tiêu chuẩn kỹ thuật, bên nhận gia công tổ chức sản xuất sau đó giao lại sản phẩm và được nhận một khoản tiền công tương đương với lượng lao động hao phí để làm ra sản phẩm đó, gọi là phí gia công. Gia công quốc tế là hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với sản xuất.
2.
Nghiệp vụ
B1
: Bên nhận gia công tiến hành thủ tục đăng ký tiếp nhận hợp đồng gia công.
_ Sau khi ký hợp đồng gia công 3 ngày trước khi nhập khẩu nguyên phụ liệu, đầu tiên cần tiến hành thủ tục đăng ký gia công.
_ Hồ sơ Hải quan gồm :
+ Hợp đồng gia công và phụ kiện hợp đồng nếu có.
+ Văn bản chấp nhận, giấy phép của Bộ Công Thương đối với hàng hoá gia công thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép.
+ Giấy chứng nhận của cục sở hữu công nghiệp khi gia công hàng hóa.
_ Hải quan tiến hành kiểm tra, nếu đầy đủ và hợp lệ sẽ tiến hành xác nhận cho hợp đồng gia công.
B2: Nhập khẩu nguyên vật liệu và máy móc thiết bị.
_ Nguyên vật liệu nhập khẩu làm thủ tục như hàng hóa thương mại nhưng không kiểm tra tính thuế hải quan, sẽ lấy mẫu niêm phong => nhận gia công, đăng ký định mức tiêu hao.
_ Máy móc thiết bi: làm thủ tục nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái xuất. Bên đặt gia công phải có giấy chứng nhận sử dụng.
_ Nguyên phụ liệu : Bên nhận gia công tự cung cấp, được mua trong nước không phải làm thủ tục hải quan, nhưng thuộc diện quản lý giấy phép phải có văn bản, giấy phép xuất khẩu của bộ công thương, phải có quy định rõ ràng về danh mục tên gọi, định mức tiêu hao để làm thủ tục nộp thuế sau này nếu có.
B3: làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công.
TH1
: Toàn bộ thành phẩm gia công được xuất trả lại cho bên đặt gia công, bên gia công phải làm thủ tục xuất khẩu như hàng hóa thương mại nhưng phải cung cấp định mức tiêu hao NVL, xuất trình mẫu NVL được niêm phong, xuất trình bảng kê các tờ khai NK, tờ khai XK để tính thuế.
TH2:
Một phần hay tất cả thành phẩm được giao cho DN trong nước theo chỉ định của bên đặt gia công => Làm thủ tục như XNK tại chỗ.
TH3
: Nguyên phụ liệu còn thừa được chuyển sang hợp đồng gia công khác, chỉ cần thông báo cho Hải quan về việc chuyển nguyên vật liệu, vật tư kèm theo văn bản thỏa thuận của 2 bên với điều kiện chỉ liên quan đến bên đặt gia công và bên nhận gia công để làm thủ tục Hải quan tại một nơi.
TH4
: Gia công nhiều bên (gia công chuyển tiếp). Doanh nghiệp nhận gia công hoàn thành công đoạn của mình sẽ chuyển sản phẩm của mình cho doanh nghiệp tiếp theo thông qua thủ tục Hải quan gia công chuyển tiếp.
(1)
Bên giao sản phẩm sẽ lập 4 phiếu giao sản phẩm gia công trực tiếp và 4 tờ khai Hải quan cho sản phẩm chuyển giao, giao cùng sản phẩm cho bên nhận.
(2)
Bên nhận làm thủ tục Hải quan
(3)
Hải quan bên nhận giữ lại 1 tờ khai và một phiếu chuyển giao sản phẩm rồi chuyển trả lại cho bên giao sản phẩm.
(4)
Bên nhận giữ lại 1 tờ khai và 1 phiếu chuyển giao sản phẩm rồi chuyển trả lại cho bên giao sản phẩm.
(5)
Bên giao sản phẩm đến HQ để làm thủ tục HQ cho lô hàng.
(6)
HQ bên giao sẽ giữ lại 1 tờ khai và phiếu sản phẩm còn trả lại 1 tờ khai và 1 phiếu cho bên giao
TH5 :
Các nguyên phụ liệu còn thừa được tiêu hủy tại VN => Bên đặt gia công phải xin giấy phép.
Câu 17: XNK tại chỗ là gì? Trình bày nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ?
1.
XNK tại chỗ
: là hàng hóa do thương nhân Việt Nam xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài nhưng thương nhân nước ngoài chỉ định giao nhận hàng hóa đó cho thương nhân Việt Nam khác tại Việt Nam
-
Người XK tại chỗ là người được thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng tại Việt Nam
-
DN nhập khẩu tại chỗ là người được thương nhân nước ngoài chỉ định nhận hàng hóa.
2.
Nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa XNK tại chỗ
·
Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan:
- Trên cơ sở hợp đồng ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, kê khai đầy đủ các tiêu chí giành cho doanh nghiệp xuất khẩu trên cả 04 tờ khai. Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được giám đốc doanh nghiệp uỷ quyền ký tên, đóng dấu;
- Giao 04 tờ khai hải quan và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng) cho doanh nghiệp nhập khẩu.
·
Làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
a – Doanh nghiệp nhập khẩu:
-
Sau khi đã nhận đủ 04 tờ khai hải quan (đã được doanh nghiệp xuất khẩu kê khai, xác nhận, ký, đóng dấu) và hoá đơn giá trị gia tăng (liên giao khách hàng) trên hoá đơn này ghi rõ tên thương nhân nước ngoài, tên doanh nghiệp nhập khẩu, địa điểm giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp nhập khẩu khai đầy đủ các tiêu chí giành cho doanh nghiệp này trên cả 04 tờ khai hải quan;
- Nộp hồ sơ hải quan và mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (đối với hàng nhập khẩu tại chỗ làm nguyên liệu để gia công, sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ theo quy định, phù hợp với từng loại hình (ví dụ: nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu thì làm thủ tục nhập khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu; nếu hàng nhập khẩu tại chỗ để làm nguyên liệu gia công thì làm thủ tục theo loại hình gia công);
- Sau khi làm xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai; 02 tờ khai còn lại chuyển cho doanh nghiệp xuất khẩu.
b – Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ:
- Tiếp nhận 04 tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan nhập khẩu tại chỗ; tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định phù hợp với từng loại hình, kiểm tra tính thuế (đối với hàng có thuế) theo quy định hiện hành đối với hàng nhập khẩu. Trị giá tính thuế hàng nhập khẩu tại chỗ là giá bán thực tế ghi trên hoá đơn thương mại của thương nhân nước ngoài phát hành cho doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ ở Việt nam. Niêm phong mẫu (nếu có) giao doanh nghiệp tự bảo quản để xuất trình cho cơ quan Hải quan khi có yêu cầu.
- Tiến hành kiểm tra hàng hoá hoặc chứng từ nhập kho hàng hoá của doanh nghiệp nhập khẩu khi có nghi vấn việc giao nhận hàng hoá không đúng khai báo, giao nhận khống. Lập biên bản kiểm tra; tiến hành xử lý theo quy định pháp luật nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm.
- Xác nhận đã làm
thủ tục hải quan
, ký tên và đóng dấu công chức vào cả 04 tờ khai.
- Lưu 01 tờ khai và chứng từ doanh nghiệp phải nộp, trả lại cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp xuất trình.
- Có văn bản thông báo cho Cục thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để theo dõi (mẫu TB/2006 kèm theo) hoặc thông báo gửi qua mạng máy tính nếu giữa Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu và Cục Thuế địa phương đã nối mạng.
·
Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
a – Doanh nghiệp xuất khẩu:
Sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ đã có đủ khai báo, chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.
b – Hải quan làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ:
- Tiếp nhận 02 tờ khai hải quan (đã có đầy đủ khai báo, xác nhận, ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ) và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ.
- Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan .
- Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.
Câu 18: tạm nhập tái xuất là gì? Trình bày nghiệp vụ hải quan đối với hàng hóa XNK tạm nhập tái xuất?
1.
Tạm nhập tái xuất
:
là việc thương nhân Việt Nam mua hàng của một nước để bán cho một nước khác, có làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
Tạm nhập tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: hợp đồng mua hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng do thương nhân Việt Nam ký với thương nhân nước nhập khẩu. Hợp đồng mua hàng có thể ký trước hoặc sau hợp đồng bán hàng.
2.
Nghiệp vụ
-
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thuế.
-
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa.
-
Bước 3: Thu lệ phí hải quan, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan” và trả tờ khai cho người khai hải quan
-
Bước 4: Phúc tập hồ sơ
-
Bước 5: Thanh khoản tờ khai tạm nhập.
Ngoài ra, do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:
Địa điểm làm thủ tục hải quan:
a. Hàng hoá kinh doanh tạm nhập tái xuất chỉ được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu;
b. Hàng hoá khi tái xuất được làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.
c. Hàng hoá tạm nhập – tái xuất là hàng hoá thuộc danh mục cấm nhập khẩu thì phải lưu giữ trong khu vực cửa khẩu nhập, phải làm thủ tục tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hàng. Trường hợp hàng tái xuất được phép đi qua cửa khẩu khác cửa khẩu tạm nhập thì việc giám sát hàng hoá trong quá trình vận chuyển đến cửa khẩu xuất áp dụng như đối với hàng chuyển cửa khẩu.
- Khi Nk có thể chia thành nhiều lô hàng để tái xuất nhưng khi tái xuất thì chỉ tái xuất 1 lần
Câu 19: Hải quan điện tử là gì? Thủ tục hải quan điện tử? Điều kiện áp dụng thủ tục hải quan điện tử?
1.
Hải quan điện tử
:là việc mà chủ các đối tượng hải quan và cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan cho các đối tượng hải quan thông qua các phương tiện điện tử, đường truyền thông tin qua mạng, cơ sở dữ liệu thông tin, chương trình phần mềm…
2.
Điều kiện áp dụng
-
Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật: trang thiết bị, máy tính hiện đại, có trang bị phần mềm để tiến hành thủ tục hải quan điện tử.
-
Điều kiện về nguồn nhân lực: nguồn nhân lực phải được đào tạo về kỹ năng tin học và am hiểu hệ thống công nghệ thông tin
-
Điều kiệm về cơ sở pháp lý về hải quan điện tử: có hệ thống cơ sở chính sách pháp luật chặt chẽ để có thể quản lý hoạt động hải quan một cách chặt chẽ và có hiệu quả. Ngoài ra cần có quy định về chữ ký số.
3.
Thủ tục hải quan điện tử
4.
Câu 20: đại lý hải quan là gì? Điều kiện để làm đại lý hải quan?
1.
Đại lý hải quan
: là thương nhân thay mặt các thương nhân khác, thay mặt cho chủ đối tượng hải quan thực hiện việc khai báo hải quan cho đối tượng hải quan theo quy định của luật hải quan và tiến hành các công việc khác về thủ tục hải quan theo thỏa thuận trong hợp đồng.
2.
Điều kiện
-
Đã đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
-
Có ngành nghề kinh doanh nghiệp vụ giao nhận hàng hóa XNK hoặc dịch vụ khai thuê hải quan ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
-
Có bằng trung cấp về kinh tế và luật trở lên
-
Có chứng chỉ nghiệp vụ hải quan
-
Có thời gian làm việc cho đại lý hải quan nơi được cấp thẻ ít nhất 3 tháng
-
Đáp ứng được điều kiện nối mạng máy tính với cơ quan hải quan để tiến hành thủ tục hải quan điện tử tại các cục hải quan cấp tỉnh và thành phố
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro