Tnú
Rừng xà nu dk NTT viết vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Câu ch kể về cuộc đồng khởi của nhân dân Tây Nguyên những năm 60 vs 1 triết lí sâu sắc dk rút ra từ bài học chiến tranh: “ chúng n cầm súng ta phải cầm mác”. Rừng xà nu là bản anh hùng ca mag đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nd Tây Nguyên, của dt VN trong cuộc đtranh chống Mỹ. nv tiêu biểu nhất trong tp là Tnú.
Rừng Xà nu” của Nguyễn Trung Thành là một bản anh hùng ca về cuộc đấu tranh anh
dũng của đồng bào Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm đã thể hiện sự
trưởng thành của một thế hệ cách mạng trẻ trung, mưu trí. Kiên cường, mỗi nhân vật mang một vẻ
đẹp riêng tiêu biểu cho cốt cách, linh hồn của mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Nổi bật nhất là
nhân vật Tnú, nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Ngay từ nhỏ Tnú đã là cậu bé thông minh, lanh lợi, gan dạ. Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, Tnú được
dân làng Xô Man đùm bọc, nuôi dạy lớn khôn. Tnú đã chứng kiến bao cảnh đau thương của dân
làng Xô Man: “Giặc treo cổ anh Sút lên cây vả đầu làng, chúng giết bà Nhan chặt đầu, cột tóc treo
đầu súng” chỉ vì họ đã dám nuôi dấu cán bộ cách mạng. Tnú đến với cách mạng như một lẽ sống
tự nhiên. Mới 10 tuổi, Tnú đã thay người lớn vào rừng tiếp tế cho cán bộ. Tnú nhớ như in lời cụ
Mết: “Cán bộ là Đảng, Đảng còn thì núi nước này còn”.
Khi đi liên lạc, Tnú không đi đường mòn, “cứ xé rừng mà đi lọt qua tất cả các ổ phục kích
của giặc. Khi qua sông, Tnú không thích qua chỗ nước êm, cứ chọn chỗ thác mạnh mà bơi ngang,
cữỡi trên thác băng băng như một con cá kình”. Trong một lần đi liên lạc, không may Tnú bị giặc
bắt giam cầm 3 năm, bị tra tấn dã man song vẫn cương quyết không khai nửa lời.
Khi trốn thoát khỏi ngục trở về với dân làng, Tnú đã trở thành một cán bộ cách mạng, trưởng
thành về mọi mặt. Anh trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man. Cùng với dân làng Tnú
chuẩn bị giáo mác cho cuộc chiến đấu sắp tới. Tnú cũng gặp lại Mai- cô bạn gái năm xưa cùng đi
liên lạc, đi tiếp tế cho cán bộ nay trở thành bạn đời của anh.
Tnú đã phải chịu đựng và vượt qua một bi kịch lớn về tình cảm. bọn giặc kéo đến làng
Xôman lùng bắt Tnú nhưng không được. Chúng bắt Mai và đứa con vừa đầy tháng tuổi ra tra tấn.
Bọn giặc dùng một cây sắt tra tấn mẹ con Mai: “ở chỗ hai con mắt anh bây giờ bây giờ là hai cục
lửa lớn”. Tnú đã không kìm nén được lòng mình, anh chồm lên xông vào bọn giặc với một tiếng
thét dữ dội. Nhưng Tnú không cứu được mẹ con Mai, không bảo vệ được tình yêu và giọt máu
của mình bởi anh chỉ có hai bàn tay trắng. Cả vợ và con đã bị giặc giết hại, Tnú đã phải chịu đựng
nỗi đau mất mát lớn lao.
Tnú đã phải chịu đựng và vượt qua sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù. bọn giặc đã quấn giẻ tẩm
dầu Xà nu đốt 10 ngón tay Tnú để dập tắt caí “mộng cầm giáo mác” của dân làng Xô man. Trong
cuộc đối đầu quyết liệt này, phẩm chất kiên cường của Tnú càng tỏa sang hơn bao giờ hết. “Mười
ngón tay anh cháy như 10 ngọn đuốc. Lửa như cháy trong lồng ngực. Máu mặn chát ở đầu lưỡi.
Răng anh đã cắn nát môi anh rồi”. Nhưng Tnú vẫn không kêu một tiếng “Người Cộng sản không
thèm kêu van”. Tnú mở mắt nhìn vào kẻ thù trừng trừng đầy căm hận.
Hình ảnh 10 ngón tay Tnú rừng rực cháy như 10 ngọn đuốc đã trở thành biểu tượng của một
nỗi đau thương và tinh thần bất khuất của con người và mảnh đất Tây Nguyên anh hùng. Mười
ngọn đuốc từ tay Tnú đã châm bùng lên ngọn lửa nổi dậy đẩu tranh của dân làng Xô man. Tnú
thét lên một tiếng, chỉ một tiếng thội nhưng đã vang dội thành nhiều tiếng thét rung chuyển cả núi
rừng. Cả làng Xô man đã đứng dậy. “Cả rừng Xô man ào ào rung động và lửa cháy khắp rừng”.
Đau thương và căm thù đã chuyển hóa thành sức mạnh quật cường như một quy luật tất yếu
“chúng nó đã cầm sung mình phải cầm giáo”.
Tnú trở thành một anh bộ đội của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam. Lửa Xà nu đã tắt
trên 10 đầu ngón tay Tnú. Tay anh mỗi ngón chỉ còn hai đốt như một chứng tích đầy căm hận mà
anh anh mang theo suốt đời. Nhưng “tay còn hai đốt vẫn bắn sung được”. Tnú đi bộ đội lực lượng
tham gia chiến đấu. Chính bàn tay có những ngón chỉ “còn hai đốt” ấy sau này đã bóp cổ thằng
Dục (thằng ác ôn đã giết mẹ con Mai). Trong ánh đèn soi vào mặt thằng Dục, Tnú dã cho nó nhìn
rõ bàn tay trừng phạt. Đối với anh bây giờ “bọn giặc đứa nào cũng là thằng Dục” bởi mối thù
riêng của anh đã hòa vào mỗi thù riêng của Tây Nguyên, của đất nước. Đó cũng là sự trưởng
thành về nhận thức mà Tnú đã rút ra được từ nhiều nỗi đau của gia đình, của quê hương trong
cuộc chiến khốc liệt này.
Tnú còn là một người có tính kỉ luật rất cao và giàu tình yêu thương: . Trong ba năm đi lực
lượng vũ trang, xa làng Xô Man, nỗi nhớ về quê hương day dứt trong lòng anh. Nhưng phải được
cấp trên cho phép Tnú mới về thăm làng và chỉ được về đúng một đêm. Con người kiên nghị, gan
góc, không biết run sợ , khuất phục trước bạo tàn cũng lại là con người rất giàu tình cảm. Bước
chân về đến đầu làng anh xúc động mãnh liệt “cứ vấp mãi vào mấy cái gốc cây”. Tnú sung sướng
tắm mình trong dòng nước mát của con suối. Vào tới nhà Ưng, lòng anh như náo nức những tiếng
gọi thân thương với những cái tên quen thuộc, mộc mạc đã gắn bó với anh như ruột thịt. Tnú là
đứa con yêu thương của tất cả dân làng Xô Man.
Câu chuyện về anh Tnú và sự trưởng thành của anh tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp và con
đường trưởng thành cách mạng của tất cả các dân tộc Tây Nguyên trong thời kì kháng chiến
chống Mĩ. Tnú mang trong mình dòng máu của Đăm săn, Sinh Nhã… dòng máu anh hùng thần
thoại của xứ sở Tây Nguyên. Anh cũng mang sức mạnh của rừng Xà nu hào hùng ngay cả trong
đau đớn, bất diệt ngay trong sự hủy dịêt. Tnú hiện lên trong tác phẩm như một nhân vật anh hùng
mang đậm chất sử thi hoành tráng.
Qua nhân vật này, tác giả muốn đã bỉêu dương vẻ đẹp một thế hệ cách mạng trẻ trung, kiên
cường, bất khuất. Cũng qua cuộc đời nhân vật này, tác giả muốn khắc sâu vào tâm can đời sau
một chân lý “Chúng nó cầm sung, mình phải cầm giáo”. Đó là chân lý mà chúng ta đã chọn cho
còn đường cách mạng đi tới thắng lợi cuối cùng.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro