TNK1
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Tình dục là bộ môn thuộc, chi phối và bao trùm ngũ dục, nhất là khi đã nhận thức rằng trong mọi bộ môn thuộc khoa học nhân văn, nó luôn hiện diện, ẩn hiện lung linh... càng làm chúng ta thêm khoan dung, tăng thêm hiểu biết. Mà biết thêm rằng cùng tột của tính dục lại là nghệ thuật kềm chế, thì đó là sự hành dâm cao thượng hơn hết thảy.
Các cảm quan đủ vẻ do ngũ dục đem lại, nếu hiểu là đáng buồn rầu, thì là buồn rầu thanh bai. Nếu hiểu (cuốn này) chỉ cốt viết ra để khuyến khích sự đắm đuối dục lạc thì đấy là loại dục lạc thô trọc. Tính dục được loài người nghiên cứu, viết ra, đã từng lưu hành ở khắp nơi, qua mọi thời đại như Kama-Sutra (Ấn Độ), Nhục Bồ Đoàn, Đạo Ma Mật Truyền, Ngọc Phòng Bí Kiếp (Trung Hoa),... thì độc giả sẽ không coi bản dịch này chỉ chứa hậu ý khuyến dâm.
Bản chất của tính dục thì chỉ có một. Cảm quan tính dục thì khác nhau, tuỳ cách tuỳ người, tuỳ thời : Nếu ăn ngon chả là điều nhân loại luôn tán thưởng, phải chăng nghệ thuật nấu nướng đã chẳng luôn luôn được đề cao?. Tình dục cũng có điểm chung như thế. Xưa Tố Nữ Bí Truyền được coi là pho sách phải cấm, dành riêng cho tầng lớp thuợng lưu, Trưởng giả phong kiến của Trung Hoa, nay chúng tôi cố thực hiện qua Việt ngữ với thiện ý và cẩn trọng. Cách thế tương quan giữa nhân loại ngày nay ngày càng mật thiết hơn : Đúng, sai, xấu, tốt. .. không hoàn toàn bị ai độc quyền giải thích, tách bạch giản dị như xưa. Những tàng ẩn, bí truyền cấm kỵ, phải tránh né của một thời, ngày càng được bạch hóa. Tính dục, lâu nay đã là một đề tài nghiêm cẩn, đúng đắn. .. đến với bất cứ ai muốn tìm hiểu, suy ngẫm...
Nhà xuất bản Xuân Thu
LỜI DỊCH GIẢ
Trung Hoa có nhiều chuyện gợi trí tò mò của thiên hạ, ngoài pho dịch lý - kho tàng vô giá của Đông Phương - Trung Hoa còn có "TỐ NỮ KINH", pho sách nói lên cái tuyệt vời của chuyện lứa đôi vượt hẳn Kama Sutra-pho kinh điển về nghệ thuật yêu đương của xứ Aán Độ .
Tiếc thay, người xưa cố chấp, mang nặng tinh thần bảo thủ, khăng khăng cho rằng thố lộ chuyện ái ân là hành động làm đồi phong bại tục, phạm điều răn cấm của thánh hiền ! Bởi quan niệm hẹp hòi như vậy mà Tố Nữ Kinh bị giấu kín ở Viện Bảo Tàng đến cả hàng ngàn năm chẳng mấy ai biết đến. (Ngoại trừ các bậc vua chúa, hàng Vương tôn và các quyền thần ở triều nội dành độc quyền hưởng thụ).
Trong khi đó thì thế giới Tây phương quan niệm ngược lại, cho rằng sinh lý cũng là một trong những nhu cầu cần thiết như đói ăn, khát uống, như không khí và sự sống hàng ngày không thể thiếu được. Thế thì mang vấn đề sinh lý ra luận bàn ngoài đại chúng cũng như đưa vào học đường đâu phải là sự xấu? Nếu có xấu chăng là bởi ta lạm dụng quá đáng, vượt cả vòng kỷ cương làm thương tổn đến luân thường đạo lý...
Nhiều người khắt khe cho rằng Tố Nữ Kinh là tập sách trăng hoa dâm dật, hướng dẫn con người đi đến hành động bất chính. Thật là một điều lầm lẫn đáng tiếc, họ có biết đâu rằng chính vì sự thiếu hiểu biết về nghệ thuật ái ân mà bao nhiêu gia đình phải tan vỡ. Tố Nữ Kinh không phải là một pho kinh " bướm lả ong lơi" mà chính là một hướng đi, một lẽ sống, là kim chỉ nam, là vị lương y lỗi lạc, một nhà cố vấn tuyệt vời đời sống lứa đôi đến răng long đầu bạc .
Bác sĩ Huệ Hồng Anh.
Hiểu biết các bí quyết hành sự dựa trên âm dương ngũ hành
Hoàng Đế nói với Tố Nữ rằng: "Ta cảm thấy mình khí suy nhược, khi giao hợp thì không đồng nhịp với người nữ. Bình thường thì lòng chẳng cảm thấy vui, lại luôn luôn lo sợ hồi hộp như sắp có chuyện gì nguy hiểm xảy ra cho mình. Tại sao vậy?"
Tố Nữ đáp: "Tất cả hiện tượng nói trên đều do âm dương không điều hoà mà sinh ra.Ââm dương không điều hoà vì sinh hoạt phòng sự không đúng cách. Nếu tinh lực của nữ nhân cường thắng hơn nam nhân thì chẳng khác nào như nước tạt vào ngọn đuốc, đuốc sẽ tắt; nam nhân không kham nỗi nên không còn hứng thú .
Nói cách dễ hiểu, sinh hoạt phòng sự như nấu nương thức ăn phải phối hợp diều hòa giữa lửa và nước mới có món ăn ngon. Nếu thấu triệt nguyên tắc trên và thực hiện được thì sẽ hưởng thụ sự lạc thú của nhân gian, bằng không thì thân thể trở nên suy nhược có thể đến tán mạng nữa. Lúc đó đâu còn gì vui thú nữa .
Bởi vậy nhân gian phải thận trọng trong việc phòng the, tránh đi ra ngoài nguyên tắc không đồng điệu nói trên."
GHI CHÚ:
Hoàng Đế là một trong ba vị vua thời thái cổ : Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế. Tương truyền Phục Hy phát minh ra bát quái, nghiên cứu về âm dương ngũ hành. Âm dương là những thể đối nghịch nhau của sự vật như trời-đất, mặt trời-mặt trăng, nam-nữ, trắng-đen, ngày-đêm...
Phục Hy cũng là vị vua chỉ dạy cho nhân dân sự kết hôn. Trong việc phòng sự nam nữ, Phục Hy bàn rằng:" Trời (dương) chuyển từ phải sang trái, đất (âm) chuyển từ trái sang phải. Nam nhân trong lúc giao hợp, theo thuộc tính dương đó, chuyển động (sàng) sang trái trong khi nữ nhân chuyển động (sàng) sang bên phải,. Nam nhân như trời ở trên trùm phủ xuống dưới. Nữ nhân như đất ở dưới nghinh tiếp lên trên. Vị thế cơ bản của phòng the giao hợp là vậy, hai bên sàng ngược chiều nhau và trên thúc xuống, dưới hẩy lên".
Hoàng Đế vốn người thuộc lưu vực sông Hoàng Hà, là người lãnh đạo của mấy bộ lạc lớn tại đây. Theo sử, ông sanh sống vào khoảng 2.550 trước Công-nguyên, thông tuệ, đã phát kiến ra kim chỉ nam, đã quan sát được sự vận hành của Thái dương hệ. Trên mặt đất thì ông quan sát về những dấu vết để lại do cầm thú chim muông từ đó xác định phái đực cái của từng con. Về nhân văn, ông thiết lập ra hệ thống chữ viết của người Trung Quốc thời đó. Nhờ sự phát minh này, người Trung Hoa mới bắt đầu ghi lại các chuyện xảy ra chung quanh mình lưu truyền lại cho đời sau.
Về Y khoa, Hoàng Đế và sáu vị y sĩ trong nhóm Chi-Bách hoàn thành một bộ Bách Khoa Y-Học có tên là "Y học trọng điển" mà "Hoàng Đế nội kinh" là một quyển ở trong bộ đó. Chi-Bách và những vị danh sư lúc bấy giờ là những người cố vấn của Hoàng Đế về những vấn đề y dược và là y sĩ của Hoàng Đế.
Hoàng Đế có nhiều cung nữ nhưng giao hợp không đúng phương pháp cho nên khi niên tuế vào độ ngũ tuần thì thầnsắc suy nhược không còn tráng kiện nữa. Ôâng mới đi hỏi Chi-Bách và Tố Nữ về cách thế giao hợp dúng cách để khỏi suy nhược thân thể. Trong sách Hoàng Đế nội kinh, thiên "Thượng cổ thiên chân luận"có ghi sự vấn kế nầy như sau:
"Trẫm thường nghe người thời xưa sống hàng trăm năm mà động tác (tình dục) không suy yếu. Người thời nay tuổi mới vừa khoảng năm mươi mà động tác (tình dục) đã suy nhược...".
Chi-Bách đáp rằng : "Người xưa sở dĩ được trường thọ vì họ hiểu thấu đáo đạo âm dương, từ đó chuyện gối chăn được thực hành hợp lý. Lão tử nói: "Vạn vật phụ âm nhi bão dương, xung khí dĩ vi hòa". Bốn mùa, trời đất, âm dương, con người phải "thuận theo" đó là nguyên tắc cơ bản của sống còn, nếu nghịch lại hay vi phạm nguyên tắc tự nhiên này thì sẽ sinh ra rất nhiều tai hại. Ví dụ như nguyên tắc xuân sanh, hạ trưởng, thu liễm, đông tàng (muà xuân gieo mạ trồng lúa, mùa hạ lúa lớn, mùa thu gặt lúa, mùa đông gặt lúa cất vào kho). Nếu bây giờ không thuận theo mà mà mùa thu hay đông lại gieo mạ trồng lúa thì lúa sẽ khô chết, không lớn lên được.
Tố Nữ trả lời như sau: "Vấn đề Hoàng thượng đưa ra đó, giải đáp trả lời có thể căn cứ theo thuyết âm dương ngũ hành. Như tính nước cực mạnh sẽ tiêu diệt được tính lửa, đó là nguyên tắc gây ra thể lực suy yếu ở người nam. Trong trời đất có năm yếu tố chánh (ngũ hành) là kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Chúng tương khắc nhau là mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc, mộc khắc thổ... cứ như vậy mà tuần hoàn mãi mãi.
Vậy thì nếu thuỷ tính (nữ nhân) quá mạnh thì dễ hại tới hỏa tính (đàn ông). Mặt khác trong lúc giao hoan cao trào tuyệt hứng của đôi bên so le thì cũng gây nên hậu quả không tốt.
Một điều nữa là nam nhân sau khi xuất tinh xong quá mệt lăn ra ngủ, trong khi đó nếu nữ nhân chưa hoàn thành cao trào, còn đầy cảm hứng thì hậu quả sự bất hòa hợp nầy là một bệnh trạng cần phải sửa đổi hay chữa trị.
Nay Hoàng Đế sớm xuất tinh, suy nhược động tác (tình dục) là vì không hiểu biết sinh hoạt phòng sự một cách bình thường. Hậu quả là không cảm thấy thống khoái mà là một trạng thái mệt mỏi. Tất cả vì Hoàng Đế không thông hiểu thuỷ tính và hỏa tính, không thông hiểu tệ quả của bất điều hòa âm dương."
GHI CHÚ:
Bác sĩ Kim Soai cho rằng sau khi bắn tinh xong, nam nhân từ trạng thái sung sướng cực độ trở về trạng thái không còn cảm giác và rất buồn ngủ. Bởi vậy mới có nhiều trường hợp bẽ bàng trong đêm tân hôn. Trước đó thì nữ nhân e dè, sợ sệt, nam nhân "hoa ngôn xảo ngữ" để được tiến hành, nhưng khi xong phần mình liền lăn ra ngủ đuốc hoa bỏ đó mặc nàng nằm trơ khiến cho cô dâu từ đó có một tâm trạng chán sợ chuyện chăn gối ái ân, có thể thành bệnh lãnh cảm sau nầy.
Bác sĩ Kim Soai cũng cho biết là âm đạo càng được dương vật cọ xát, người đàn bà càng cảm thấy sướng thú hứng tình đến nỗi muốn từ chối ái ân vì một lý do nào đó cũng không thể nào từ chối được. Điều xác định nầy phù hợp với lời của Tố Nữ nam nhâm hỏa tính, nữ nhân thủy tính. Khi nước dâng lên cao (nước nôi tràn đầy đầm đìa) lửa bị tắt (bắn khí, xìu, mệt). Khi nước bị lửa đun sôi (cọ xát, chọc, đâm) thì nước sôi ào ạt, phùn phụt...
Nhiếp bổ và cường tinh (Bổ thận và cường dương)
Tố Nữ nói : " Có một người con gái tên Thái Nữ rất thâm hiểu đạo âm dương", Hoàng Đế sai Thái Nữ đi mời Bành Tổ cho mình thỉnh giáo về phương pháp diên niên ích thọ (sống lâu).
Bành Tổ trả lời: " Giữ tinh khí, thu dưỡng tinh thần. uống các thứ thuốc bổ dưỡng thì có thể trẻ mãi không già. Tuy nhiên nếu đã có ba thứ trên mà không biết cách giao hợp cho phải phép thì cũng vô ích thôi.
Đạo giao hợp là hợp thành nhất thể với người giao hợp. Xem kìa trời đất liền nhau thành nhất thể nên mãi mãi trường tồn. Con người cũng vậy, không khác gì. Nếu không biết nguyên tắc đó thì bị thương thân bại thể có khi còn táng mạng nữa".
GHI CHÚ:
Hoàng đế vì trăm công ngàn việc nên người đã mệt mỏi. Thêm chuyện tửu sắc nên thần kinh không nhiều thì ít bị suy hoại, luôn luôn cảm thấy như mình đang mang bệnh. Để cho Hoàng Đế tin tưởng thuốc thang công dụng, các y sư trong triều mới bàn nhau đi mời Bành Tổ tiên sinh là một vị triết nhân thông hiểu thuật dưỡng sinh. Tương truyền Bành Tổ tiên sinh rất thọ và dùng phương pháp nhiếp bổ (dùng thuốc bổ) và cường tinh (làm cho tinh khí mạnh hơn, cường dương) nên khi đã già mà vẫn thấy như thanh xuân và khí thế giao hợp vẫn không giảm.
Thái Nữ, như Tố Nữ, là người con gái thật đẹp lại thấu hiểu các phương cách phòng sự. Những điều chỉ dạy của bà ta rất ích lợi cho cuộc dưỡng sinh và đời sống chăn gối.
Sách "Liệt tiên toàn truyện" có ghi lại truyện Thái Nữ vâng lệnh của vua Chân Mục Vương (976 tr. Công nguyên) đi hỏi Bành Tổ tiên sinh về bí thuật phòng trung để về truyền lại cho vua. Từ đó về sau mục Vương là người hưởng được kết quả diệu kỳ của hành sự giao hoan theo đúng phương pháp.
Sách "Thập di ký" có ghi chuyện Vương mẫu xuống trần ăn ở cùng với Mục Vương của vùng Vị Châu thời Đông Tấn. Lúc nầy Mục Vương đã hơn 50 tuổi. Vương mẫu chỉ dẫn Mục Vương cách giao hoan và hai người đã hưởng một đêm sung sướng tuyệt trần .
Sách có nói thêm là trong đêm dó Vương mẫu lấy ra trong âm đạo một "hạch tổ" bảo vương nuốt đi vì rất bổ cho việc dưỡng sinh và cường tinh. Sách y học Trung quốc có ghi là hạch nầy dùng chữa bệnh tạng suy, cải lão. Hạch còn trị được bệnh tinh thần không an định, giúp cho người bệnh cảm thấy an định thơ thới tâm hồn.
Từ thời Hán y giới Trung Hoa đã có "Cam mạch đại tổ thang" là thang thuốc an thần trị bệnh cho phụ nữ mà chất chính vẫn là hạch tổ lấy từ trong âm đạo.
Trung quốc vốn nổi tiếng về các thang thuốc cường tinh tráng thể. Các thứ nầy vốn khác xa với các thứ thuốc kích dâm ngày nay. Thuốc kích dâm kích động thần kinh cho hứng tình gợi dục mà không giúp thân thể bổ dưỡng, không giúp cho nam nhân tiết khí (tiết giảm xuất tinh). Thuốc cương tinh tráng thể của trung quốc trái lại là thứ giúp thân thể chống lại bệnh suy nhược do các cách giao hợp không đúng phương pháp sanh ra mà vẫn giúp được người dùng cảm thấy thích thú trong khi giao hoan.
Chơi nhiều ít mệt
(Da ngự, tiểu tiết)
Thái Nữ nói: "Xin Bành Tổ tiên sinh chỉ dãn thêm về đạo giao hợp để giữ được thân thể tinh tráng."
Bành Tổ nói : "Đạo lý nầy nói ra thì rất dễ hiểu thôi, chỉ hiềm loài người không theo hoặc theo mà không tin thôi. Hoàng đế hiện tại trăm công ngàn sự, tâm thần mỏi mệt không thể nào thấu đáo các lời giải thích về phép dưỡng sinh. Ta chỉ xin nói về trương hợp Hoàng Đế có thể làm được mà thôi.
Hiện trong cung có nhiềi phi thiếp, chỉ cần thâm hiểu cái đạo lý giao hợp thì cũng đã nắm được phương pháp nhiếp dưỡng rồi. Nguyên tắc là "đa dữ niên thanh nữ giao hợp", tịnh thả lũ giao bất tiết" nghiã là giao hợp cùng thật nhiều cô gái trẻ trung nhưng tiết giảm sựï bắn khí xuất ti nh. Tiết giảm được bắn khí thì thân thể sẽ đượcnhẹ nhàng dễ chịu, không bệnh tật nào có thể sanh ra dược. "
GHI CHÚ:
Bành Tổ chú trọng tâm lý trị liệu. Vua nhiều việc nên mệt mỏi, ông khuyên vua nên về hậu cung vui cùng cung nữ quên bớt những chuyện lo âu về quốc sự vốn làm cho con người dễ sút giảm sinh lực.
Nhưng vui chơi nhiều (đa ngự) mà không được mất sức, càng ít xuất tinh (tiểu tiết, tiết : rỉ ra, lộ ra, chảy ra) càng tốt.
Lựa gái thanh xuân trẻ đẹp để giao hợp đó là nguyên tắc tâm lý người đàn ông thấy mình hưởng nhiều, mình hơn người, may mắn hưởng được của quý là sự thanh xuân của người con gái .
Gần đây áp dụng nguyên tắc nầy, bác sĩ Havelock Ellis khuyên các cặp vợ chồng nên tạo thanh xuân cho nhau trong việc chăn gối. Hai bên nên vui vẻ giao tình để cùng nhau thấy như mới như trẻ. Người chồng vui vẻ trong sự gợi xúc cảm, người vợ chải chuốt trang điểm, tạo thêm vẻ thanh xuân cho chính mình và cho sự giao hợp.
Thống kê cho thấy có nhiều cặp vợ chồng lâm vào tình trạng càng lâu xa đêm tân hôn hào hứng thì càng có sút giảm trong niềm thích thú gối chăn. sự quen nhàm là một yếu tố, khiến tạo nên tình trạng miễn cưỡng. Ta tránh tệ hại nầy bằng cách hợp tác với nhau, làm như mới, đối với nhau như mới gặp lần đầu thì sự khoái sướng mới lâu dài trong cuộc sống vợ chồng được.
Nhìn lại câu nói của Bành Tổ bằng con mắt của người hiện đại ta thấy ông khuyên nếu muốn hưởng hạnh phúc đời thì phải tạo cho có được một tinh thần vui vẻ (bớt lo lắng), một thân thể khỏe khoắn (ít bắn khí, hưởng tuổi xuân và sự vui vẻ của người bạn tình ). Đời nay con người phải sống trong một xã hội bận rộn, tâm lý dễ bị xáo trộn phiền muộn bất an từ đó dễ sinh ra bệnh hoạn. Kinh Tố Nữ chương nầy lời của Bành Tổ tiên sinh là một lời khuyên tốt cho chúng ta, nếu chúng ta biết cách sống.
Chín lần cạn mười lần sâu (Cửu thiển nhất thâm)
Tố nữ nói với Hoàng đế: "Khi hành sự thì phải coi người con gái như ngõa thạch (gạch ngói), tự coi mình như ngọc quí (kim ngọc). Khi nhận thấy người con gái tới mức khoái cảm, thân thể vặn vẹo luôn thì phải mau mau rút dương vật ra khỏi âm hộ."
Nếu muốn chinh phục nữ nhân thì khi giao hợp phải đặc biệt cẩn thận. Trên mình người đẹp, khi hứng tình muốn giữ cho khỏi bắn khí không phải là dễ, nó kéo mình theo khó lòng kiềm chế, cẩn thận lắm mới kềm chế được. Sự kiện nầy chẳng khác nào thắng sợi dây cương mục rã sắp đứt vô con ngựa chứng, hay đang đứng trên bờ vực thẳm của chóp núi cao. Chỉ cần sơ ý một chút thì tai hại sẽ xảy ra không lường được
GHI CHÚ:
Căn cứ trên các trắc nghiệm y học người ta thấy rằng nam nhân rất dễ hứng tình và khi tình hứng tới cao độ, bắn khí thì không còn làm gì được nữa. dương cụ trở nên xìu mềm, vô năng, ở bên cạnh người đẹp lòng cũng dửng dưng nguội lạnh. Nữ nhân trái lại thời gian bắt trớn hứng tình chậm, sự sờ mó rờ rẫm (ái phủ) trong giai đoạn đầu rất cần thiết để đưa nàng đến tình trạng sẵn sàng nhập cuộc. Vì vậy khi hai người xáp lại, đã có một sự so le về thời gian hứng cảm. Lúc nam nhân đạt tới cao điểm hứng thú thì nữ nhân nhiều khi chưa đạt được cao điểm nầy. Nếu không cẩn thận, không kềm được cương con nộ mã mà bắn khí thì cuộc giao hợp chấm dứt trong sự bẽ bàng của nữ nhân.
Tố Nữ nói :
"Coi nữ nhân như ngõa thạch? là muốn nói phải nhẹ nhẹ nương tay đừng mạnh bạo quá mà ngói gạch vỡ bể đi. Sờ mó nhè nhẹ, ái phủ khắp toàn thân nữ nhân để kéo đến sự đồng bộ hứng tình sau này, cũng là để chuẩn bị cho có đồng điệu trong lúc tuyệt cùng sướng khoái.
"Coi mình như ngọc thạch" là mình phải quý mình, tiết kiệm tinh khí không bắn khí quá sớm, chưa phải lúc. Đối phương chưa sẵn sàng thì sự xuất tinh, riêng mình cũng chưa hưởng tuyệt cùng của đời sống ái ân.
Vấn đề tuyệt hứng phải phối hợp, phải đồng bộ trong sự giao hợp nam nữ rất là quan trọng. Nam nhân không được chỉ nghĩ đến cái sướng bắn khí của mìnhmà phải đoán coi thái độ của nữ nhân nữa.
Tập quán của người Do Thái kết tội "cưỡng dâm sau hôn nhân" (hậu hôn cưỡng dâm) nếu người chồng chỉ muốn thỏa mãn dục tính tiến hành giao hợp trong khi người vợ chưa sẵn sàng cuộc mây mưa hay không thể có được đồng bộ sướng khoái .
Ở đời cổ Trung quốc có một số ngưới biết lợi dụng nguyên lý châm cứu để kích thích dục tình của nữ nhân trước khi giao hợp, và họ đã đạt được kết quả làkhiến cho nữ nhân "xuân tình bộc phát" sẵn sàng đáp ứng để cùng nhau đạt tớt cao điểm sướng khoái cùng lúc. Nguyên tắc châm cứu là " kích thích 14 kinh mạch và các đường huyệt đạo liên quan tới tình dục " (thập tứ kinh lạc huyệt đạo tuyến ).
Thời xưa kỹ thuật vuốt ve trước khi ái ân là:
Mân mê từ các ngón tay, bắt đầu từ ngón giữa tới ngón cái, các ngón cọ sát vào nhau. Ban đầu còn thoa bóp các ngón sau rờ rẫm từ từ lên cánh tay rồi lên bả vai.
Xoa bóp nựng nịu ban đầu là ngón chân cái rồi sang ngón bên cạnh, từ từ rờ lên mu chân tiến lên tới phía bên trong đùi.
Sau đó thì sờ mó nựng nịu toàn thân. Kế tiếp nam nhân dùng tay trái ôm sát lưng nữ nhân tay phải từ từ di động lên vuốt ve những vùng mãnh cảm nhất của nữ nhân đồng thời tiến hành những động tác hôn hít. Hôn hít thì cũng tiến hành chậm chậm, đầu tiên hôn cổ, sau hôn trán. Dùng lưỡi liếm cổ, phía trước và phía sau cổ là những vùng cần được liếm nhất. Kế tiếp là liếm đầu vú nàng, cắn nhẹ lổ tai nàng để cho nàng rùng mình xúc cảm
Sau đó khi thấy tình trạng đã chín mùi thì áp dụng nguyên tắc " cửu thiển nhất thâm hữu t tả bãi nhược hoạnh hoành". Đây là bí quyết của đàng trai để tạo hứng thú tuyệt đại cho nữ nhân cùng mình giao hợp mà cũng là phương cách chống xuất tinh sớm. một căn bệnh đem đến bẽ bàng cho nhiều nam nhân .
"Cửu thiển" là chín lần đâm cạn, đâm nhẹ nhàng để chuẩn bị cho nữ nhân ý xuân phơi phới, tâm hồn bồn chồn như là khỉ chuyền ngựa chạy. Lúc đó mới áp dụng" nhất thâm", đâm mạnh lút vào sâu không chừa chút nào. Cho em hết những gì anh có. Thâm sâu, quy đầu cọ sát vào âm hộ tạo một trạng thái hứng thú tột độ. A? hộ lúc đó có khả năng mở ra bóp lại. Nở ra để đón nhận hết, rút lại để bóp chặt ôm khít dương thể trong trạng thái nhất thể hoà đồng .
" Hữu tam tả tam" là kích động hai bên bờ của âm hộ. Cọ xát bên trái ba lần, bên phải ba lần. Nữ nhân lúc nầy cảm thấy đâu đâu cũng có dương thể cọ vào, sự sung sướng không thể nào lường được. Như vậy động tác aí ân không chỉ là một cách tiến vào rút ra mà biến hóa dương vật bơi lội như con cá, thân mình thằng nhỏ chuyển động hai bên, bò như con trùng khi lên khi xuống. Tất cả mọi vùng khoái cảm của âm đạo đều được tiết xúc cọ xát, bên mép, trong sâu, bên nầy, bên kia ; nữ nhân không thể nào cưỡng lại mình được nữa, khoái cảm sẽ lên đến tột độ kịp thờivới tột độ của nam nhân .
Thời Tuỳ Đường có cuốn sách nói về chuyện ái ân là " Ngọc Phòng Bí Quyết " bàn về nghệ thuật phòng trung, trong đó có câu thiệu "bát thiển nhị thâm, tử vãn sanh hoàn" cũng tương tự nhưng bổ xung cho nguyên tắc "cửu thiển nhất thâm tả tam hữu tam " nói trên.
Bát thiển nhị thâm chẳng qua là thay đổi số lần sâu đâm vào, thường là theo lời yêu cầu của nữ nhân. Nên nhớ phải có cạn sâu, không được sâu cả như nhau vì đâm vô một chỗ khoái cảm sẽ bị tê liệt đi giống như gãi lưng gãi nhẹ mạnh khác nhau, thay đổi chỗ này chỗ khác thì khoái và đã ngứa, nếu chỉ gãi mạnh một nơi thì chỉ có tróc da tróc thịt đau đớn mà thôi.
" Tử vãn sanh hòan" là " khi chết đi vào, khi sống đi ra". Dương vật ở trong âm hộ đã lâu, ấm áp khoái lạc rất dễ không thể tự thắng mà phải bắn khí, khi thấy nó có mòi dương lên cực đại sắp xuất tinh thì phải rút ra khỏi âm đạo - đi ra khi còn cứng còn sống - Bên ngoài nó nghỉ ngơi một chút thì bị xìu, đó là lúc cho nó xung trận lại nữa - đi vào lúc mềm, lúc chết- Cứ thế quá trình tử vãn sanh hoàn thì cuộc vui kéo dài được nhiều lần khoái cảm.
Có sách nói "nhược nhập cường xuất" cũng là cách nói khác của tử vãn sang hoàn mà thôi. Lúc hơi mềm, xìu cho vào, lúc cứng quá độ sắp bắn khí thì phải rút ra. Càng theo các nguyên tắc trên càng hưởng được cuộc vui kéo dài mà hòa thuận vợ chồng vì kéo được lúc cực điểm khoái lạc của hai người nam nữ về cùng thời điểm.
(Sách gốc bị mất một đoạn)
Nay, Trang Tử có truyện Hoa Đà (145-280 Công nguyên) là danh y của Trung Quốc thời cổ đại. Hoa Đà rất rành về phép đạo dẫn cổ truyền. Quan sát loài gấu leo cây, ông sáng tác ra cách luyện tập tứ chi. quan sát năm cách vận động của phi cầm, ông đặt ra cách luyện tập để thân thể tráng kiện, tinh thần thoải mái. Nhờ theo phép đạo dẫn Hoa Đà sống trường thọ, năm 99 tuổi tay mắt vẫn còn sáng tỏ, răng chưa rụng cái nào.
Ngày nay, ta nói mà không sợ, phép đạo dẫn là những động tác co duỗi, xấp ngửa, đi ngồi, đứng lên quỳ xuống, đi bộ, hô hấp... có tác dụng lưu thông máu huyết để cường sinh khang kiện thân thể .
Đồng thời với Hoa Đà có ông Lãnh Thọ Quang cũng là người thực hành viên mãn phép đạo dẫn. O?g thường vận động đầu cổ và hít thở thật sâu lại áp dụng thành công các bí quyết phòng trung nên khi đã hơn 160 tuổi tuy đầu tóc đã bạc mà thần khí vẫn như người thanh xuân. bí quyết phòng sự của ông ta là " thái âm bổ dương". gặt hái thu lượm cái âm khí để làm bổ cái dương khí.
Sách Hậu hán thư, trong các truyện về phương thuật có ghi ở quận Thượng Đãng, tỉnh Sơn Tây có người tên Vương Chân tuổi gần 100 mà mặt hồng hào rạng rỡ như người chưa quá ngũ tuần. Bí quyết trường thọ của ông nầy là thực hiện phép "thai tức " và phép " thai thực".
"Thai thực" có nghĩa là chỉ ăn những gì sanh ra từ bào thai mà thôi, tỷ dụ như thịt bò, thịt heo... không ăn những gì có nguồn gốc mễ cốc.
Thời cổ Trung quốc htuật dưỡng sinh ngoài những vận động thân thể và hô hấp còn để ý đến sự ăn uống đầy đủ (thai thực ) và thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Như vậy sự sinh hoạt mới quân bình không vì một mặt nào của đời sống mà hủy bỏ mặt khác của đời sống. Sự quân bình đó làm cho con người được kiện khang và trường thọ.
Theo khoa học hiện đại thì:
"Đạo dẫn " là thể thao thể dục, các loại hoạt động làm cho giãn gân cốt, bắp thịt được cứng rắn, thân thể được kiện toàn.
"luyện khí" là phương pháp thở hít không khí đúng cách, thở ra hết chất hơi đã bị phổi thải hồi, hít vô không khí mới để giúp cơ thể lọc máu.
Hai cách nầy ngày nay ai năng chăm chỉ thực hành thì sẽ có sức khỏe lâu dài diên niên ích tho? trẻ trung thoải mái .
Đồng hương với Vương Chân có Diệc Mạnh Tiết thực hành phép ngưng thở, ông ngồi yên tạm ngưng hô hấp, thân mình bất động trong khoảng 100 ngày. Điều nầy phù hợp với những khám phá về thuật du già ở A? Độ, có loại khiến cho người luyện tập có khả năng "công đông miên", ngủ trong mùa đông, lúc đó hô hấp thật chậm nhẹ nhàng như gần đứt, động mạch đập rất khẽ cơ hồ như không còn nữa, Những người nầy có thể chôn mình trong hầm sâu dưới đất không ăn trong vòng một tháng mà không nguy hiểm gì đến tính mạng bởi vì chính họ hít thở thật ít không khí, uống một số lượng cực nhỏ nước và tiêu thụ một phần nhỏ thể lực của họ để bù trừ .
Người xưa dùng phương pháp hô hấp ép bụng phối hợp với phép thực tiếp để trừ căn bệnh già nua suy nhược, bệnh áp huyết cao và táo bón. Họ còn dùng khí công để trừ bệnh thần kinh suy nhược, bệnh đau bao tử và bệnh kết hạch. Hai phép dưỡng sinh nầy chẳng qua là ngồi yên hô hấp (phép tĩnh tọa của võ lâm)
"Thái cực quyền " là do Hoa Đà quan sát ngũ cầm mà đặt ra. Thái cực quyền gồm 24 động tác. Tuy các động tác thay đổi nhưng từ động tác nầy sang động tác kế tiếp không đứt đoạn mà là các động tác liên tục của nhau, biến chuyển tương hợp từ từ mà thành, rất ích lợi cho sự luyện tập thân thể nhất là khi hơi có tuổi.
"Bát đoạn cẩm" cũng tương tự như thế. Các yếu tố luyện tập là tập trung ý chí, thống nhất tinh thần để điều hòa hô hấp, tuy toàn thân vận động nhưng phải giữ phịp thở sao cho tự nhiên, nhẹ mà sâu. Mỗi ngày càng tập hít thở sâu càng tốt.
Cả hai phép thể dục phịp điệu nầy dùng phòng ngừa và trị các chứng áp huyết cao, tinh thần khẩn trương, đau bao tử bệnh tim và nhiều bệnh khác. Đối với hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh, cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa cũng rất có hiệu quả.
Kinh Thái Cực Quyền có ghi người luyện tập phải hô hấp do đan điền. Đan điền là danh từ dùng trong khoa châm cứu chỉ một trong ba vị trí trong người. thứ nhất là trên đầu (đại não), thứ hai ở hoành cách mô, thứ ba ở rốn. Căn cứ vào các sách vở của đạo gia thì đan điền là chỗ trọng yếu nhất trong cơ thể con người. Vậy chữ đan điền nói trong kinh thái cực quyền là chỉ chỗ nầy. Khi hô hấp có thể để dưỡng khí tồn trữ tại đây để duy trì "tâm bình khí hòa tình tự an định" (cái tâm hồn được bình tĩnh, cái khí được điều hòa, cái dục vọng đầu mối của tình dục được an định). Y giới Mỹ gần đây nghiên cứu về Thái Cực Quyền và Bát Đoạn Cẩm đều công nhận khả năng làm cho tâm an và bình ẩn cái tình dục.
Phép hô hấp đan điền được luyện tập dùng cho trường hợp phòng sự mà thiết giảm xuất tinh, có mục đích điều tức dưỡng khí tăng gia khí lực trong trường hợp bất lực hành sự.
Nội dung hô hấp đan điền người xưa có ghi lại trong sách. Trang Tử có nói : "Chân nhân hô hấp thâm nhập cước, phàm nhân hô hấp tiển tại hầu " nghĩa là bậc chân nhân hít thở không khí vô đến chân, người thường chỉ hít thở được không khí vô đến họng mà thôi. Đại ý khuyên luyện tập hít thở không khí mới để bài trừ mệt mỏi trong người.
Đời Động Tấn có người Cất Hồng đề xướng lối "thai tức" nghĩa là thở như thai nhi trong bụng mẹ, thở bằng mũi, không thở bằng miệng, hgít vào thật lâu sau mới từ từ thở ra. Cát Hồng khuyên sau khi hít vào phải đếm đến 120 tiếng mới từ từ thở ra mà số lượng không khí thở ra phải ít hơn số lượng không khí hít vào có như vậy không khí trong lành mới tòn tại trong thân thể. người siêng năng luyện tập có thể kéo dài thời gian giữ hơi trong bụng đếm đến 1000 mới phải thở ra. Ai luyện đến mức nầy có thể phản lão hoàn đồng, vĩnh bảo thanh xuân không bao giờ già.
Phép thai tức là phương pháp giảm bớt thở ra thán khí, tích tụ dưỡng khí trong cơ thể, phù hợp với quan điểm y học ngày nay.
Áp dụng nguyên tắc nầy trong việc phòng sự là cách giữ lại không cho xuất tinh bằng cách hít hơi thật dài vô phổi nìn hơi thật lâu mới thở ra tư từ. Lám như vậy nhiều lần khi thấy mình sắp bắn tinh. Ở Trung Hoa có thuật "thái âm bổ dương" tức thâu lượm âm khí để bổ cho dương khí và "thái dương bổ âm" là nguyên tắc áp dụng cho nữ nhân sẽ bàn đến ở những chương kế tiếp.
Nam nhân không thể lãng phí tinh dịch của mình, mỗi lần xuất tinh là mỗi lần phải có hiệu ích. Khi nữ nhân lên đến cực độ khoái lạc thì âm hộ sẽ có sức hút rất mạnh, quy đầu của nam rất khó lòng mà cưỡng lại để rút ra, lúc đó âm đạo sẽ hút tinh dịch của nam nhân vào cơ thể của nữ nhân để sau đó biến thành tinh dịch của nàng.
Cổ truyền ở Trung quốc có phương pháp luyện tập gọi là "tiểu châu thiên" là khi ngồi yên tĩnh tọa dương khí từ đan điển (chỗ rốn), tiến lên hội âm (giữa cơ quan sinh dục và bàng quang) xuyên qua giáp-suy (giữa xương sống) vào ngọc-chẩm (sau ót) tới nê- hoàn (đại não), xuống đài trung (giữa hai vú) trở về lại đan điền là xong một quá trình. Cứ như vậy mà điều khiển dưỡng khí chu du, công phu nầy phải luyện đến hai ba năm mới xong. Nam nhân đạt được pháp môn "tiểu châu thiên" khi giao hợp dương cụ và âm hộ phối hợp với nhau mà thực hiện quá trình tiểu châu thiên. Nữ nhân trong lúc tuyệt hứng, nguyên khí bị hút sẽ phần khoái lạc không bao giờ nghĩ đến chuyện chia tay.
Tố nữ khi nói về luyện tập thứ phương pháp tuyệt diệu nầy có bảo phải phối hợp với phương pháp đạo dẫn, cả hai phối hợp sẽ giúp cho nam nhân đạt được mục đích hoàn tinh Trong quyển "Ngọc Phòng Bí Quyết" có nói nếu đàn ông tập luyện được cách hô hấp đằng bụng, cho không khí vào sâu tới bụng (thật ra là hít thật nhiều hơi) thì sẽ tăng thể lực và trì lực (sức chống chỏi), khi giao hợp chống lại xuất tinh chỉ cần hít hơi dài vào đan điền đếm từ một đến 30 mới thay hơi khác, như vậy dương cụ sẽ cương cứng lâu hơn và chống chỏi lại khuynh hướng xuất tinh. Cho có hiệu quả hơn, áp dụng thêm phương pháp "tử vãn sinh lai" đã nói ở trên nghĩa là khi cương cứng quá phải rút ra, đợi hơi xìu xuống mới tiến hành trở lại.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro