tlctv-3-2011
LỜI NGỎ
Các bạn Tình nguyện viên thân mến!
Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội rất vui mừng được đón nhận Bạn vào ngôi nhà chung của Hội. Thế là từ bây giờ Hội đã thêm một người bạn nữa để cùng chia sẻ những lúc buồn vui, chia sẻ những lúc khó khăn, vất vả qua công việc hàng ngày và cùng đón nhận những nụ cười hạnh phúc từ những người bệnh được cứu sống bằng truyền máu. Đặc biệt hơn nữa là những người bệnh thân yêu của chúng ta lại có thêm một niềm tin, niềm hy vọng vào cuộc sống của mình nhờ có thêm một người bạn đem đến cho họ “nguồn sống” - đó là máu để điều trị bệnh. Máu là loại thuốc đặc biệt và vô giá. Người bệnh được truyền máu không chỉ là được tiếp nhận một loại thuốc quý vào cơ thể mà còn được đón nhận vào mình cả một tình yêu thương bao la của đồng loại.
Thưa các bạn!
Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống nhân ái “thương người như thể thương thân”. Hiện nay ở nước ta tình trạng thiếu máu trầm trọng trong điều trị người bệnh là do nhận thức của nhiều người về hiến máu nhân đạo còn hạn chế. Chính vì vậy công tác vận động hiến máu nhân đạo còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng chúng ta tin tưởng rằng một ngày không xa nữa sẽ không còn những người bệnh rủi ro không được cứu sống do không có máu truyền. Chúng ta hãy siết chặt tay nhau cùng vượt qua những khó khăn trong công tác vận động hiến máu nhân đạo. Những nụ cười rạng rỡ hạnh phúc của người bệnh đang chờ đón cho chúng ta!
Chúc các bạn hạnh phúc và thành đạt!
HỘI THANH NIÊN VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU HÀ NỘI
NGÔI NHÀ CHUNG CỦA NHỮNG TẤM LÒNG NHÂN ÁI
- Tôn chỉ mục đích: Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội là một tổ chức đặc thù của Thanh niên Tình nguyện, với nhiệm vụ trọng tâm là vận động tuyên truyền hiến máu nhân đạo, hoạt động theo điều lệ của Hội liên hiệp thanh niên và dưới sự giám sát của Viện huyết học truyền máu TW.
- Nguyên tắc hoạt động
Hội tuân thủ theo nguyên tắc hoạt động của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội. Gồm 4 nguyên tắc:
- Tự nguyện, tự quản
- Tự trang trải.
- Hiệp thương dân chủ
- Đoàn kết, thống nhất cùng hành động
- Do vậy, cũng giống như các tổ chức Thanh niên Tình nguyện khác, sự ra đời của Hội được xuất phát từ những yêu cầu, đòi hỏi thực tế của xã hội và nội dung hoạt động của Hội cũng tập trung vào những vấn đề khó khăn bức xúc mà xã hội đang quan tâm.
- Là một tổ chức được thành lập từ rất sớm (ngày 24/01/1994) hoạt động trên một lĩnh vực cũng rất mới mẻ ở nước ta, đó là Vận động hiến máu nhân đạo.
Tiền thân của tổ chức Hội chúng ta là CLB Học sinh – Sinh viên hoạt động nhân đạo do GS– TSKH Đỗ Trung Phấn tập hợp và rèn luyện. CLB ra đời vào ngày 24/1/1994 sau khi tham gia tổ chức thành công buổi HMNĐ đầu tiên ở nước ta (24/1/1994). CLB trực thuộc TW Hội Sinh viên Việt Nam và Viện Huyết học - Truyền máu.
Đến 19/5/1995 CLB đổi tên thành CLB Vận động hiến máu nhân đạo, trực thuộc TW Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
Đến 19/05/96 CLB được nâng cấp thành Chi hội Thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo Tp Hà Nội và sau đó được chuyển giao về thành Đoàn Hà Nội.
Ngày 7/4/2000 Chi hội được nâng cấp thành Hội TNTN VĐ HMNĐ TP Hà Nội.
Cũng từ ngày này Hội của chúng ta gồm 4 Chi hội trực thuộc, đó là:
6/1 – 27/2 – 7/4 – 15-10
Ngày 31/12/2009 Hội đổi tên thành Hội thanh niên vân động hiến máu Hà Nội như ngày nay.
- Về mặt tổ chức trực thuộc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam Tp. Hà Nội.
- Về mặt chuyên môn trực thuộc Viện Huyết học - Truyền máu TW.
UB Hội có thể làm việc ngang cấp với UB Quận Huyện Đoàn, Hội TN.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Đại hội đại biểu tổ chức 5 năm 1 lần, Tại Đại hội bầu ra Ủy ban Hội để điều hành hoạt động của Hội giữa 2 kì Đại hội. Ủy ban Hội bầu ra Thường trực Ủy ban Hội và các chức danh chủ chốt.
Hiện nay Hội ta gồm 8 Chi hội và 1 Câu lạc bộ trực thuộc:
STT
Chi hội
Địa bàn
1.
Chi Hội 6/1
Khu vực Quận Cầu Giấy với các trường : ĐH Sư Phạm 1, CĐ Sư Pham, Học Viện Báo Chí Tuyên Truyền…
2.
Chi Hội 27/2
Khu vực Quận Đống Đa với các trường: ĐH Thủy Lợi, ĐH Công Đoàn, HV Ngân Hàng…
3.
Chi Hội 15/10
Khu vực Quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai với các trường : ĐH Bách Khoa, ĐH Kinh Tế Quốc Dân, ĐH Xây Dựng…
4.
Chi Hội 5/12
Khu Vực Đông Ngạc, Từ Liêm với các trường : HV Tài Chính, ĐH Mỏ- Địa Chất, CĐ Tài Nguyên Môi Trường …
5.
Chi Hội 24/1
Khu vực Quận Cầu Giấy, Đống Đa với các trường: ĐH Luật Hà Nội, ĐH Ngoại Thương,ĐH Giao Thông Vận Tải…
6.
Chi Hội 1/12
Khu vực Quận Cầu Giấy, Từ Liêm với các trường: ĐH Thương Mại, ĐH Công Nghiệp HN…
7.
Chi Hội 14/6
Khu vực Quận Hà Đông & khu vực Hà Nội mới với các trường : ĐH Thành Tây, CĐ Y Hà Đông…
8.
Chi Hội 7/4
Khu vực Quận Thanh Xuân với các trường: ĐH Tự Nhiên, ĐH Hà Nội, Học viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông, CĐ Xây Dựng, ĐH Thăng Long…
9.
CLB mau.vn
Hoạt động trên Internet, Quản trị diễn đàn mau.vn
CLB mau.vn
Ngoài ra Trực thuộc Ủy ban Hội còn có 4 ban và 1 văn phòng làm nhiệm vụ tham mưu và giúp đỡ cho Ủy ban Hội và các Chi hội các hoạt động chuyên môn.
- Ban Tổ chức kiểm tra - Ban Tổ chức hiến máu
- Ban Truyền thông - Ban Đào tạo
- Văn phòng Hội
Ý NGHĨA CÁC NGÀY LÀ TÊN CỦA CÁC CHI HỘI:
§ 6/1: Ngày tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam.
§ 24/1: Ngày thành lập Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội.
§ 27/2: Ngày thầy thuốc Việt Nam.
§ 7/4: Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện.
§ 14/6: Ngày thế giới tôn vinh những người hiến máu tình nguyện.
§ 15/10: Ngày truyền thống của Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam.
§ 1/12: Ngày thế giới phòng chống HIV – AIDS.
§ 5/12: Ngày quốc tế những người tình nguyện.
Qua 16 năm hoạt động, Hội Thanh niên Tình nguyện Vận động Hiến máu nhân đạo luôn giữ vai trò nòng cốt cho cuộc Vận động hiến máu ở thành phố Hà Nội. Những Hội viên đầu tiên của Hội là những người tham gia hiến máu nhân đạo từ những ngày đầu khi phong trào mới chỉ nhen nhóm, 13 thành viên đầu tiên của Hội cũng là 13 tuyên truyền viên hiến máu nhân đạo đầu tiên ở Việt Nam. Ngày hiến máu nhân đạo đầu tiên do Hội tổ chức cũng là ngày hiến máu nhân đạo đầu tiên ở nước ta (ngày 24/01/1994).
Trong những năm qua, lượng máu mà Hội trực tiếp vận động được nhiều hơn hẳn so với lượng máu của các quận huyện ở Hà Nội cộng lại, đặc biệt hơn nữa là lượng máu ấy luôn đảm bảo độ an toàn cao nhất trong tất cả các nhóm đối tượng tham gia hiến máu. Ước tính năm 2009 Hội đã trực tiếp vận động được 20 nghìn lượt người tham gia hiến máu, tổ chức trung bình 16 buổi hiến máu/tuần.
16 năm qua, Hội luôn được Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội đánh giá là đơn vị xuất sắc trong công tác Hội và phong trào Thanh niên, được đón nhận nhiều đoàn cán bộ của các địa phương tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Điều đáng mừng nữa là mỗi Hội viên của Hội đều nhanh chóng tiến bộ và trưởng thành.
Đến nay Hội đã có trên 1000 Hội viên hiện đã và đang học sau đại học, hàng chục Hội viên là giảng viên các trường đại học và cán bộ của các viện nghiên cứu, nhiều nhà doanh nghiệp trẻ đầy triển vọng, nhiều người đang giữ những vị trí quan trọng trong các cơ quan, doanh nghiệp… và qua những tâm sự của họ thì trong sự tiến bộ và trưởng thành của mình có sự đóng góp rất ý nghĩa của tổ chức Hội.
Tuy nhiên đối với mỗi Hội viên của Hội thì phần thưởng cao quý nhất mà họ mong muốn có được đó là những nụ cười của người bệnh đã được cứu sống nhờ dòng máu mà mình đã hiến và mình đã vận động được mọi người tham gia hiến máu nhân đạo.
Một tổ chức đoàn kết, nhân ái là chìa khoá mở ra các thành công trong hoạt động Hội.
Mỗi Hội viên của Hội luôn tự nhắc nhở mình phải học tập, rèn luyện hơn nữa, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để trở thành người có ích cho xã hội, để xây dựng Hội ngày càng vững mạnh. Những Tuyên truyền viên Hiến máu nhân đạo, những người luôn luôn xác định được trách nhiệm của mình là đem đến – nguồn sống của người bệnh.
DANH SÁCH CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA HỘI
(thường trực ủy ban Hội)
1. Chủ tịch Hội: Anh. Ngô Mạnh Quân
2. Phó chủ tịch Hội:
Chị. Trịnh Thanh Hương Anh. Nguyễn Trọng Nhàn
Anh Chử Nhất Hợp
3. Trưởng ban:
– Tổ chức hiến máu: Anh Đỗ Mạnh Trung
– Tổ chức kiềm tra: Anh Chử Nhất Hợp
– Trưởng ban Đào tạo: Anh Nguyễn Đại Phong
– Ban truyền thông & TCSK: Chị Trịnh Thanh Hương
– Văn phòng Hội: Anh Nguyễn Trọng Nhàn
Chi Hội Thanh Niên Vận Động Hiến Máu 07-04
Tiền thân là Câu lạc bộ Thanh Xuân – là một trong 4 CLB được thành lập sớm nhất. Ngày 07 tháng 4 năm 2000 CLB Thanh Xuân chính thức được đổi tên thành :
Chi hội thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo 07- 04
Và từ ngày 31/12/2009 là Chi hội thanh niên vận động hiến máu 07-04.
Từ đó đến nay, đã có biết bao thăng trầm, sóng gió, chông gai; Chi hội 07-4 vẫn đứng vững và ngày càng phát triển. Với địa bàn rộng lớn đầy tiềm năng trên khu vực Quận Thanh Xuân và Thành phố Hà Đông, tương xứng chúng ta có một lực lượng tuyên truyền viên hùng hậu – những sinh viên năng động và đầy nhiệt huyết của các trường trong khu vực.
Điều hành hoạt động của Chi hội là Ban Chấp hành Chi hội, Hội viên được tham gia sinh hoạt trong 10 Đội trực thuộc . Cơ cấu nhân sự Cán bộ Chi hội:
Ban Chấp Hành Chi Hội :
· Chi Hội Trưởng : Anh Lều Trung Anh 0986955307
· Chi Hội Phó : Chị Bùi Thị Thu Hương 01649728005
· Ủy viên tổ chức HM : Anh Phạm Quang Yên 01663855729
· Ủy viên Văn Phòng : Chị Nguyễn Thị Đức Hạnh 01688038410
· Ủy viên Đào tạo : Chị Bùi Thị Thu Hương 01649728005
· Ủy viên Truyền thông : Anh Phạm Khánh Bình 01689958352
· Ủy viên Tổ chức Sự kiện : Anh Đặng Ngọc Dũng 01696882420
Các đội trưởng các Đội :
· Kim Giang : Chị Đinh Thanh Huyền 01655885269
· Nhân Văn : Anh Ngô Văn Dương 01662046835
· Tự Nhiên : Anh Lại Viết Hoàng 01656113301
· Hà Nội : Chị Lê Hồng Dịu 01656288548
· Xây Dựng : Anh Lê Phương Nam 0977949790
· Kiến Trúc : Anh Lê Thanh Hải 01653072752
· Bưu Chính : Anh Vũ Mạnh Tuấn 01656042223
· Y Cổ Truyền : Chị Cao Thiên Hương 0976651791
· Tự Do : Anh Nguyễn Văn Giỏi 01649649572
· Cầu Bươu : Chị Nguyễn Thị Thu Lan 01662773187
Tổ chức và nhiệm vụ của BCH và các Đội :
Ban Chấp Hành
· Chi hội trưởng : Phụ trách chung toàn Chi Hội và công tác đối ngoại
· Chi Hội Phó : phụ trách vấn đề nhân sự, kiểm tra và chăm sóc Hội viên, cảm tình viên
· Ủy viên tổ chức HM : Phụ trách tất cả những việc về tổ chức hiến máu như: tuyên truyền, tổ chức điểm….
· Ủy viên văn phòng : phụ trách công văn, giấy tờ, hồ sơ hội viên – cảm tình viên, sổ sách và tài chính của Chi Hội, trả kết quả cho người HM..
· Ủy viên ĐT : Phụ trách tất cả các công việc liên quan đến đào tạo trong Chi Hội.
· Ủy viên PR : Phụ trách tổ chức sự kiện và truyền thông của Chi Hội.
· Ủy viên kĩ năng mềm : Phụ trách đào tạo mảng kỹ năng mềm
Các Đội :
· Kim Giang : Khu vực từ phố Hạ Đình trở lên Ngã Tư Sở, đường Khương Đình, các trường Chế Tạo Máy, ĐH Thăng Long …
· Nhân Văn : Khu vực quanh KTX Mễ Trì, lên đến Vũ Trọng Phụng, các trường Nhân Văn, Trung Học Nông Nghiệp, ĐH Mở …
· Tự Nhiên : Khu vực xung quanh Mễ Trì và trường Tự Nhiên, Phố Vũ Trọng Phụng trở lên Ngã Tư Sở…
· Hà Nội : Khu vực xung quanh ĐH Hà Nội, ĐH Hoà Bình và phần còn lại của Phùng Khoang.
· Xây Dựng : Khu vực xung quanh CĐ Xây Dựng Số 1, Viện Sốt Rét và Trung Văn
· Kiến Trúc : Khu vực xung quanh Kiến Trúc, HV Kỹ thuật mật mã khu trọ Văn Quán …
· Bưu Chính : Khu vực xung quanh Bưu Chính, khu trọ Ao Sen, Nguyễn Văn Trỗi…
· Y Cổ Truyền : Khu vực xung quanh Y Dược Cổ Truyền, ĐH Sư Phạm Nghệ Thuật TW…
· Tự Do : Khu vực CĐ Giao Thông, Triều Khúc…
· Cầu Bươu : Khu vực xung quanh Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật công nghiệp HN, Cầu Bươu, Cầu Tó.
TÓM TẮT NỘI DUNG THÔNG TIN VỀ HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ Ý NGHĨA CAO ĐẸP CỦA HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO
1. Sự cần thiết của hiến máu nhân đạo.
· Máu và chế phẩm máu là một loại thuốc điều trị đặc biệt, chỉ có thể được lấy từ người. Hằng ngày có rất nhiều người bệnh cần truyền máu và được cứu chữa nhờ truyền máu.
· Những trường trường hợp thường phải truyền máu cấp cứu với số lượng lớn đòi hỏi phải có hợp cần truyền máu cấp cứu như: các trường hợp tai, các tai biến sản khoa…Tính mạng của người bệnh sẽ bị đe doạ nếu không được truyền máu một cách kịp thời.
· Những người bệnh phẫu thuật cần phải truyền máu.
· Những bệnh nhân bị bệnh máu như: ung thư máu, suy tuỷ xương, xuất huyết giảm tiểu cầu… đặc biệt là những người bệnh bị mắc bệnh Hemophilia (bệnh ưa chảy máu do di truyền). Điều trị cho những người bệnh này thì máu như là một thứ thuốc không thể thiếu mà nếu không được truyền máu đồng nghĩa với việc chấm dứt cuộc sống của họ.
· Nhiều loại bệnh khác mà truyền máu cũng là một hoạt động không thể thiếu trong điều trị cho người bệnh như: chạy thận nhân tạo, thiếu máu do giun móc, hội chứng rối loạn sinh tuỷ, xuất huyết tiêu hoá, suy thận….
2. Ý nghĩa cao đẹp của việc hiến máu cứu người
· Bạn hiến máu tức là hiến một phần cơ thể của mình để cứu chữa người bệnh, máu của Bạn là sự sống của người bệnh. Hiến máu cứu người là thể hiện tinh thần nhân ái, sự văn minh của mỗi con người, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và mỗi dân tộc.
· Mỗi người đều có quyền lợi là được truyền máu khi bản thân cần tới máu để được cứu chữa thì cũng phải có trách nhiệm hiến máu khi bản thân mình khoẻ mạnh. Hiến máu để cứu người và cũng là để cứu chính bản thân mình vì một người hôm nay khoẻ mạnh nhưng có thể ngày mai có thể cần tới máu để được cứu chữa.
II. KHÁI QUÁT VỀ MÁU VÀ TRUYỀN MÁU.
1. Máu và thành phần máu:
a. Máu là một tổ chức lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Máu gồm nhiều thành phần với các chức năng khác nhau liên quan mật thiết đến chức năng sống của cơ thể.
- Lượng máu trong cơ thể người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, trọng lượng cơ thể... Bình thường tổng lượng máu trong cơ thể người trưởng thành bằng khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể. Lượng máu tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, trung bình khoảng 77 ml/kg cân nặng đối với nam và 66 ml/kg cân nặng đối với nữ. Lượng máu trong cơ thể tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa của cơ thể giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương bằng với lượng máu bị mất đi. Tuy vậy, nếu mất một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể mất ổn định.
- Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi, khi mất nước thì lượng máu giảm do bị cô đặc. Trong những trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy,... lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Nếu mất máu trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc thậm chí gây tử vong.
b. Thành phần và chức năng của máu:
Máu gồm hai phần: các tế bào (phần hữu hình) và huyết tương (phần vô hình).
· Các tế bào máu bao gồm:
- Hồng cầu: là tế bào không có nhân, chiếm số lượng nhiều nhất. Hồng cầu chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ) làm nhiệm vụ vận chuyển ôxy từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Đời sống trung bình của Hồng cầu là 90 - 120 ngày; Hồng cầu già bị tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan. Tủy xương sinh các hồng cầu mới thay thế để duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.
- Bạch cầu: là tế bào to, có nhân. Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ một tuần đến vài tháng tham chi hàng năm. Bạch cầu được sinh ra tại tủy xương. Bình thường ngoài lưu hành trong máu, một lượng lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.
- Tiểu cầu: là những mảnh tế bào rất nhỏ. Tiểu cầu tham gia vào chức năng cầm máu, tạo các cục máu đông bịt các vết thương ở thành mạch. Đời sống của tiểu cầu khoảng một đến hai tuần. Cũng giống như hồng cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.
· Huyết tương:là phần vô hình, có màu vàng, chứa chủ yếu là nước; ngoài ra còn rất nhiều chất rất quan trọng đối với sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể như:
- Albumin: là protein giúp cơ thể phát triển, tái tạo và sinh sản của các tế bào, mô...
- Các yếu tố đông máu tham gia vào chức năng đông máu.
- Các kháng thể làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
- Các chất mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, hormon, các men
- Huyết tương theo các mạch máu đến ruột hấp thu các chất dinh dưỡng rồi đi nuôi khắp cơ thể. Đồng thời nhận các chất cần đào thải từ các mô, các tế bào để đưa đến chuyển hóa ở gan, đào thải ở thận, tuyến mồ hôi, phổi,... Huyết tương thay đổi theo giờ trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong màu vàng chanh sau khi ăn từ một đến hai giờ. Máu có huyết tương đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh. Vì vậy, người hiến máu chỉ nên ăn nhẹ, ăn ít đạm, mỡ trước khi hiến máu.
- Khi hiến máu, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu chưa lưu thông được dự trữ trong gan, lách…để duy trì huyết áp và lượng tế bào lưu thông không thay đổi, sau đó kích thích tuỷ xương tăng sinh để bù lại lượng máu đã hiến. Do vậy, một người trưởng thành khoẻ mạnh nếu hiến lượng máu không quá 1/10 lượng máu trong cơ thể (hoặc không quá 9 ml/kg cân nặng) thì hoàn toàn không có hại tới sức khoẻ.
2. Quá trình tạo máu:
- Trong cơ thể người khoẻ mạnh lượng máu tương đối hằng định, trung bình là 70 ml/kg cân nặng (77 ml/kg với nam và 66 ml/kg với nữ) nhờ quá trình điều hoà sinh máu. Các tế bào máu được sinh ra bởi tuỷ xương nhằm thay thế cho các tế bào già bị mất đi. Khả năng sinh máu của tuỷ xương là rất lớn có thể gấp 6 đến 10 lần so với nhu cầu bình thường của cơ thể khi cần.
· Sơ đồ chu trình sống của tế bào máu:
- Các tế bào máu được sinh ra tại tủy xương. Sau khi tham gia hoạt động chức năng ở máu và các mô trong một thời gian nhất định chúng sẽ bị tiêu hủy. Khi bị tiêu hủy, một phần chúng được tái hấp thu, một phần được đào thải ra khỏi cơ thể.
- Bình thường thì hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu sẽ cân bằng để đảm bảo duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể. Ước tính mỗi ngày sẽ có một lượng máu tương đương với khoảng 40 ml đến 80 ml được thay thế.
- Khi bị mất máu, cơ thể sẽ huy động lượng máu dự trữ trong gan, lách,... và cả các chất nội môi để duy trì huyết áp không thay đổi. Sau đó tủy xương sẽ tăng sinh máu đề bù lượng máu đã mất. Nếu cơ thể bị mất nhiều máu vượt khả năng sinh máu của tủy hoặc do tủy xương rối loạn sẽ gây thiếu máu. Một trong những nguyên nhân khá phổ biến là thiếu máu do thiếu sắt
- Bạch cầu và tiểu cầu do cư trú ở nhiều tổ chức (mô) nên không ảnh hưởng nhiều sau khi bị mất máu. Huyết tương hồi phục rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ đến vài ngày khi bị mất máu.
3. Nhóm máu:
- Trong máu có các tế bào và huyết tương nên có các kháng nguyên tế bào và kháng nguyên protein huyết tương. Nếu truyền kháng nguyên vào cơ thể có kháng thể tương ứng (mỗi loại kháng nguyên có một loại kháng thể tương ứng) sẽ gây nên phản ứng. Trong các kháng nguyên của các tế bào máu thì kháng nguyên hồng cầu có vai trò quan trọng, chúng được gọi là nhóm máu. Có nhiều hệ nhóm máu khác nhau như hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ MN,... trong đó quan trọng là hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh.
- Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu chính là A, B, O và AB. Dựa vào sự có mặt của kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh (là huyết tương đã loại bỏ các yếu tố đông máu) có thể tóm tắt theo bảng sau:
§ Tên sơ đồ hệ nhóm máu :
- Nhóm máu
- Kháng nguyên
- trên bề mặt hồng cầu
- Kháng thể
- trong huyết thanh
- A
- A
- Chống B
- B
- B
- Chống A
- O
- O
- Chống A và chống B
- AB
- AB
- Không có kháng thể
- Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định nhóm máu chính xác trước khi truyền là rất quan trọng (xem thêm sơ đồ truyền máu).
- Tỉ lệ người có các nhóm máu A, B, O, AB trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, tỉ lệ đó là:
A: khoảng 21,2 % B: khoảng 30,1%
O: khoảng 42,1 % AB: khoảng 6,6%
- Hệ nhóm máu Rh: có hai loại nhóm máu là Rh dương và Rh âm. Người có nhóm máu Rh âm không nhận máu từ nhóm Rh dương (ngoại trừ lần đầu truyền máu vì chưa có kháng thể chống Rh dương). Ở Việt Nam, tỷ lệ người Rh âm chiếm tỷ lệ rất thấp là 0,07% dân số nên họ được coi là người có nhóm máu hiếm. Trong khi ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc,... tỷ lệ này cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% - 40% dân số.
4. Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu
- Truyền máu là một trong những đường lây của nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,... Do vậy, việc ngăn chặn lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua truyền máu là rất quan trọng.
- Việc chống lây nhiễm cho người hiến máu được thực hiện khá đơn giản vì chỉ cần đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ lấy máu và kim lấy máu chỉ dùng một lần. Thực tế hiện nay, khả năng lây bệnh do tham gia hiến máu là không xảy ra. Điều đáng ngại nhất là người bệnh nhận máu và nhân viên y tế có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ những người hiến máu.
- Ở nước ta, Bộ Y tế quy định bắt buộc phải xét nghiệm sàng lọc tại đơn vị máu trước khi truyền cho người bệnh 5 bệnh nhiễm trùng là: HIV/AIDS, viêm gan virus B, viêm gan virus C, giang mai và sốt rét. Tuy vậy, khó khăn nhất là xét nghiệm không phát hiện được các tác nhân này trong “giai đoạn cửa sổ” như HIV là 3 tháng, viêm gan B là 4 tuần, viêm gan C là 12 tuần, giang mai là 4 đến 8 tuần và ký sinh trùng sốt rét thì chỉ phát hiện được khi cho máu trong lúc đang lên cơn sốt. Ngay cả các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật,... thì tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS qua truyền máu cũng còn rất cao (khoảng 1/1.000.000 lần truyền máu) mặc dù họ đã áp dụng nhiều phương pháp xét nghiệm rất hiện đại để sàng lọc máu.
- Những biện pháp chính để phòng chống các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu:
+ Vận động HMTN không lấy tiền để người hiến máu “tự sàng lọc”, nếu thấy mình có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh thì nhất định không hiến máu. Đây là biện pháp quan trọng nhất.
+ Tư vấn và khám lâm sàng để lựa chọn người hiến máu an toàn.
+ Xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây qua truyền máu.
+ Thực hiện truyền máu từng phần, và đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ, trang thiết bị trong truyền máu.
III. ĐIỀU KIỆN, QUY TRÌNH VÀ THỦ TỤC KHI THAM GIA HIẾN MÁU.
1. Những điều kiện cần thiết để hiến máu an toàn:
- Hoàn toàn tự nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.
- Là công dân, tuổi từ 18 đến 60 đối với nam và 18 đến 55 đối với nữ, cảm thấy mình thực sự khoẻ mạnh, không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh nhiễm trùng khác lây qua đường máu.
- Có nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn về hiến máu nhân đạo (qua tuyên truyền vận động và qua tư vấn trước hiến máu).
- Có giấy tờ tuỳ thân, địa chỉ liên hệ rõ ràng.
- Được bác sỹ khám tuyển chọn kết luận là đủ điều kiện để tham gia hiến máu.
- Thực hiện tốt những hướng dẫn của bác sỹ trước, trong và sau khi hiến máu.
2. Quy trình tham gia hiến máu nhân đạo:
à Tư vấn và đăng kí hiến máu.
à Khám tuyển chọn (lâm sàng và xét nghiệm sơ bộ).
à Hiến máu.
à Nghỉ ngơi và ăn nhẹ tại chỗ sau khi hiến máu.
à Nhận kết quả xét nghiệm và tư vấn sau khi hiến máu (sau 1 tuần).
- Thời gian dành cho việc hiến máu tại điểm hiến máu từ 30 đến 60 phút.
- Quy trình lấy máu đảm bảo tuyệt đối không bị lây nhiễm bệnh khi hiến máu do kim lấy máu chỉ dùng một lần duy nhất, không dùng lại cho người thứ hai; các dụng cụ lấy đều đảm bảo vô trùng.
- Ít có cảm giác đau đớn khi hiến máu, không đau như khi tiêm thuốc vào cơ thể vì khi tiêm dùng áp lực đẩy thuốc vào cơ thể còn khi hiến máu áp suất máu trong cơ thể đẩy máu ra 1 cách tự nhiên. Mặt khác tiêm thì tiêm vào bắp thịt có nhiều dây thần kinh còn kim lấy máu thì không chạm nhiều vào dây thần kinh.
- Người hiến máu có vai trò đặc biệt quan trọng, tuy vậy máu thu gom được từ người hiến máu mới chỉ là “nguyên liệu” bước đầu cho cả một dây truyền công nghệ phức tạp để có các đơn vị máu và chế phẩm máu an toàn, chất lượng. Do vậy, tuy Hiến máu tình nguyện không nhận tiền bồi dưỡng nhưng khi bệnh nhân nhận máu hoặc chế phẩm máu thì vẫn phải trả một phần các chi phí đó.
3. Quyền lợi của người hiến máu khi tham gia hiến máu nhân đạo:
Mục đích cao cả khi tham gia hiến máu là để cứu chữa người bệnh. Tuy vậy khi tham gia hiến máu, người hiến máu nhân đạo cũng có những quyền lợi nhất định. Thông tư 40/2007/TTLT - BTC - BYT ký ngày 2007 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính quy định cụ thể như sau:
- Được xã hội tôn vinh.
- Được khám, tư vấn sức khỏe, kiểm tra các xét nghiệm máu (để sàng lọc) miễn phí : Nhóm máu, HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét. Được đảm bảo bí mật các thông tin về cá nhân theo đúng quy định.
- Được bồi dưỡng trực tiếp :
Ăn nhẹ, nước uống tại chỗ : tương đương 20.000 VNĐ.
Hỗ trợ chi phí đi lại (bằng tiền mặt) : 30.000 VNĐ.
Nhận quà tặng : tối đa 80.000 VNĐ.
- Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện. (có giá trị bồi hoàn máu miễn phí bằng với lượng máu đã hiến khi cần tại các bệnh viện công lập trên toàn quốc).
- Ngoài việc được bồi hoàn máu tương đương với số lượng máu đã hiến, người hiến máu được ưu tiên trong việc nhận máu khi cần ở tất cả các bệnh viện công lập trong toàn quốc.
Để đảm bảo an toàn truyền máu và tôn vinh ý nghĩa cao đẹp của hành động hiến máu cứu người thì cần phải đẩy mạnh cuộc vận động động hiến máu nhân đạo không nhận tiền bồi dưỡng.
4. An toàn truyền máu.
Hiểu theo nghĩa rộng an toàn truyền máu là không để xảy ra bất kì điều nguy hiểm nào cho người hiến máu, người bệnh nhận máu và người phục vụ truyền máu.
Có 3 đối tượng trong « An toàn truyền máu » :
- Người hiến máu.
- Người tham gia vào quá trình lấy máu.
- Người được nhận máu.
5. Hiến máu theo hướng dẫn không có hại đến sức khỏe
· Hiến máu phải theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc
- Tức là tuân thủ đúng các quy định khi hiến máu như: đủ tuổi, cân nặng, đáp ứng được các yêu cầu về mạch, huyết áp, lượng huyết sắc tố, đủ thời gian giữa các lần hiến máu...; người hiến máu được tư vấn đầy đủ trước khi hiến máu, đảm bảo việc hiến máu là hoàn toàn tự nguyện, không có bất kỳ sức ép nào, không có động cơ và vụ lợi cá nhân.
- Giải thích tại sao hiến máu theo hướng dẫn không có hại đến sức khỏe là một nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền vận động HMTN. Chúng ta có thể dựa trên 3 cơ sở chính là cơ sở sinh lý máu, qua các công trình nghiên cứu khoa học và thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
· Cơ sở sinh lý máu:
- Lượng máu cho đi: lượng máu có trong mỗi người tỷ lệ thuận với trọng lượng cơ thể (xin xem thêm mục 1.1). Theo quy chế truyền máu 2007, mỗi lần hiến dưới 9ml máu/kg, không hiến quá 500ml/ngày là không ảnh hưởng tới sức khỏe. Như vậy, một người 45kg có khoảng trên 3500ml máu và có thể hiến 350ml máu mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.
- Máu gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có chức năng và đời sống nhất định. Khả năng sinh máu của tủy xương là rất lớn, có thể gấp 10 lần so với nhu cầu bình thường của cơ thể (xin xem thêm mục 1.2).
- Khi bị mất máu, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu được dự trữ trong gan, lách... để duy trì huyết áp và lượng tế bào lưu thông không thay đổi, sau đó kích thích tủy xương tăng sinh để bù lại lượng máu đã cho đi.
· Qua các công trình nghiên cứu khoa học:
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam ở người hiến máu lần đầu và người hiến máu nhiều lần, ở các mức thể tích từ 250m0 – 500ml, ở các thời điểm khác nhau: ngay sau khi hiến máu, trong ngày đầu và 5 ngày liên tục sau hiến máu. Kết quả cho thấy, các chỉ số như mạch, huyết áp, cân nặng... cũng như xét nghiệm: số lượng hồng cầu, lượng huyết sắc tố, bạch cầu, tiểu cầu không thay đổi hoặc có thay đổi nhẹ trong giới hạn bình thường. Điều đó đã khẳng định hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc thì hoàn toàn không có hại tới sức khỏe.
· Thực tế trên thế giới và ở nước ta trong những năm qua:
- Hàng ngày đã có hàng ngàn người hiến máu nhưng họ vẫn hoàn toàn không bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe... Cho đến nay, chưa có một quốc gia nào có thông báo là có người HMTN bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do hiến máu.
· Ngoài việc không có hại tới sức khỏe, việc hiến máu có những tác dụng tốt đối với sức khỏe.
- Gần đây có nhiều nghiên cứu về liên quan giữa việc hiến máu nhắc lại thường xuyên và tỷ lệ các bệnh tim mạch, như nghiên cứu của Americal Medical Association hoặc nghiên cứu của trường Đại học Kansas, Đại học Yale (Mỹ) … Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng việc hiến máu thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là cơn đau tim và cơn đột qụy tim. Trên thực tế, nghiên cứu đã chỉ ra những người đàn ông hiến máu thường xuyên có nguy cơ các bệnh tim mạch thấp hơn.
- Hiến máu làm giảm lượng sắt dư thừa - thành phần làm hình thành các gốc tự do trong cơ thể; các gốc tự do này gây ra các thay đổi trong tế bào làm phá vỡ chức năng bình thường của tế bào và tăng nguy cơ mắc một số bệnh mạn tính như ung thư, bệnh tim mạch.
· Tuy vậy, có một số trường hợp (ít gặp) sau khi hiến máu có thể bị xỉu, mệt mỏi... hiện tượng này là do tâm lí hồi hộp, lo lắng, đói... và sẽ bị mất đi sau 15 phút đến vài giờ. Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể đối với việc mất một thể tích tuần hoàn, không có nghĩa là người hiến máu bị bệnh hay có vấn đề gì đó về sức khỏe. Người hiến máu chỉ cần được nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh, không khí thoáng mát (mùa hè) hoặc ấm áp (mùa đông), uống nhiều nước... là những phản ứng đó nhanh chóng qua đi. Người hiến máu sẽ được các cán bộ y tế theo dõi và quyết định đồng ý để rời khỏi điểm hiến máu khi đảm bảo sức khỏe của họ hoàn toàn bình thường.
· Cần lưu ý, nếu không thực hiện theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc khi tham gia hiến máu thì có thể sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.Ví dụ như hiến máu nhiều lần trong vòng 3 tháng, hiến máu khi bản thân không được khỏe mạnh, không thực hiện theo căn dặn của bác sỹ trước và sau khi hiến máu...
IV. PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN.
1. Khái niệm và những yêu cầu cơ bản trong tổ chức tuyên truyền vận động hiến máu
Tuyên truyền vận động HMTN là quá trình chia sẻ thông tin, tình cảm nhằm tạo dựng được nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và hành vi phù hợp của mọi người dân về HMTN. Để các hoạt động này đạt hiệu quả cao, công tác tổ chức tuyên truyền vận động HMTN cần đảm bảo tốt các yêu cầu sau:
· Đảm bảo tính đại chúng:
- Thông tin về hiến máu cần phải đến được với mọi người dân và đối tượng tuyên truyền vận động HMTN là tất cả mọi người.
- Thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân, nhiều cơ quan, tổ chức xã hội và các cá nhân tham gia vào công tác vận động HMTN đặc biệt đối tượng là học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang…
· Đảm bảo tính khoa học:
- Các nội dung thông tin để tuyên truyền vận động HMTN phải có cơ sở khoa học đã được xác định.
· Đảm bảo tính trực quan:
- Thông tin tuyên truyền vận động phải dễ hiểu, dễ nhớ.
- Hình thức tuyên truyền vận động phải đa dạng, hấp dẫn và dễ gây ấn tượng.
· Đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn:
- Nội dung, hình thức chuyển tải thông tin phải phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Tránh sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên môn sâu về y tế.
- Các hoạt động tuyên truyền vận động phải phù hợp với các phong tục, tập quán của đối tượng.
· Đảm bảo tính bền vững:
- Tổ chức vận động tuyên truyền phải đi đôi với việc quản lý, kiểm soát được dư luận xã hội và quá trình thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng.
- Chú trọng công tác chăm sóc người hiến máu để họ tiếp tục hiến máu nhắc lại và vận động mọi người cùng tham gia hiến máu.
2. Nội dung thông tin về HMTN
Các thông tin về HMTN rất đa dạng phong phú. Do vậy việc lựa chọn các nội dung thông tin phù hợp để chuyển tới đối tượng là rất quan trọng. Sau đây là 6 nhóm thông tin cơ bản:
- Nhóm các thông tin thể hiện sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người. Đây là nhóm thông tin phong phú nhất và cũng dễ gây xúc động với đối tượng.
- Nhóm thông tin giải thích hiến máu theo hướng dẫn của thầy thuốc không có hại cho sức khoẻ: cơ sở sinh lý của máu, các nghiên cứu khoa học và cơ sở thực tế.
- Nhóm thông tin về an toàn truyền máu: điều kiện để hiến máu an toàn, các hoạt động đảm bảo an toàn truyền máu, các bệnh lây nhiễm qua truyền máu.
- Nhóm thông tin giới thiệu về điều kiện, quy trình, thủ tục hiến máu và những cam kết về chất lượng phục vụ.
- Nhóm thông tin giải thích về quyền lợi của người hiến máu.
- Nhóm thông tin giới thiệu về phong trào HMTN trên thế giới và ở Việt nam, giới thiệu các điểm hiến máu, giới thiệu về Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội.
Tùy từng đối tượng cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà các thông tin sẽ được sắp xếp lại theo một bố cục, mức độ cụ thể phù hợp. Người làm công tác vận động HMTN và TTV cần thu thập nhiều câu chuyện, nhiều thông tin về HMTN để có thể lựa chọn được các thông tin hiệu quả nhất khi gửi đến đối tượng vận động HMTN.
3. Các hình thức vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện.
Có nhiều hình thức vận động tuyên truyền hiến máu nhân đạo nhưng có thể tập trung lại thành 3 hình thức cơ bản sau:
Hình thức vận động tuyên truyền trực tiếp.
- Là là hình thức vận động tuyên truyền mà TTV trực tiếp tiếp xúc với đối tượng. Đây là hình thức vận động quan trọng nhất, quyết định hiệu quả của cuộc vận động hiến máu nhân đạo, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mới phát động phong trào.
Hình thức vận động tuyên truyền gián tiếp.
- Là hình thức mà các kiến thức, thông tin, tình cảm giữa tuyên truyền viên với đối tượng được truyền tải thông qua các phương tiện truyền thông (báo, đài…) tờ rơi, băng rôn, tranh áp phích… về hiến máu tình nguyện.
- Hình thức vận động tuyên truyền này dễ áp dụng, vận động được nhiều đối tượng, dễ gây ấn tượng và ít tốn kém. Tuy vậy thông tin cung cấp mang nặng tính 1 chiều khó chọn lọc và phân loại đối tượng.
Hình thức vận động tuyên truyền thông qua sinh hoạt khoa học.
- Là hình thức tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi hội thảo, hội nghị các cuộc thi tìm hiểu, họp hành…
- Hình thức này cũng rất quan trọng, qua đó nó làm nâng cao hiệu quả họat động của tuyên truyền viên. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu và tham gia trong suốt quá trình hoạt động Hội.
4. Phương pháp vận động tuyên truyền trực tiếp.
· Một số yêu cầu:
- Phải tiến hành thường xuyên, liên tục, chú trọng cả bề rộng và chiều sâu. Cần phối hợp với vận động tuyên truyền gián tiếp bằng sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông và tài liệu tuyên truyền.
- Nội dụng vận động tuyên truyền phải dễ hiểu, sinh động và phù hợp với từng đối tượng.
- Người tuyên truyền viên không chỉ cung cấp mà phải trao đổi, chia sẻ những thông tin, kiến thức đầy đủ với một thái độ và tình cảm đúng đắn mới có sức thuyết phục cao, đạt hiệu quả tốt.
· Các bước tiến hành.
Tìm hiểu đối tượng.
- Việc này sẽ giúp tuyên truyền viên xây dựng được một phương pháp vận động phù hợp nhất, hiệu quả nhất với đối tượng mà tốn ít công sức, thời gian nhất.
- Tìm hiểu kỹ về đặc điểm tâm sinh lý và xã hội của đối tượng như: giới tính, tuổi, sức khoẻ, trình độ, ngành nghề, quan niệm về giá trị cuộc sống, hiểu biết về hiến máu nhân đạo và an toàn truyền máu, điều kiện sống, thời gian có thể dành được cho tuyên truyền viên…
- Việc này có thể được chuẩn bị tiến hành một cách đầy đủ (khảo sát đối tưọng - địa bàn…) nhưng cũng có thể chỉ được tiến hành trọng một thời gian ngắn, thậm chí vừa cung cấp, trao đổi thông tin, vừa tìm hiểu đối tượng.
Tiếp xúc đối tượng.
- Người tuyên truyền viên chuẩn bị cho bản thân thật tốt về tư tưởng, phong cách và phương pháp vận động phù hợp và cần có sự dự phòng trước các tình huống có thể xảy ra.
- Chọn thời điểm phù hợp, tránh làm phiền đối tượng, tránh tiếp xúc vào những thời điểm đối tượng đang có nhiều biến cố về tình cảm và cuộc sống…
- Người tuyên truyền viên cần gây cho đối tượng vận động những ấn tượng tốt đẹp ngày từ khi tiếp xúc, tạo được sự quan tâm chú ý của đối tượng về vận động hiến máu nhân đạo.
Cung cấp, trao đổi thông tin về hiến máu nhân đạo.
Đây là quá trình lựa chọn những thông tin đơn giản, dễ hiểu, thông tim mà đối tượng quan tâm để cung cấp đồng thời giải đáp những băn khoăn của đối tượng. Cần cung cấp, trao đổi một cách tế nhị, khéo léo, đảm bảo cuộc giao tiếp cởi mở, thoải mái nhưng vẫn đạt được các yêu cầu đề ra.
Lưu ý: Cần tránh tranh luận gay gắt và gây căng thẳng, đặc biệt là xúc phạm đối tượng trong quá trình tuyên truyền.
Không tuỳ tiện bịa đặt ra các thông tin hoặc tự giải thích những thắc mắc vượt quá khả năng của mình. Chúng ta có thể xin khất đối tượng, giải đáp vào dịp khác hoặc giới thiệu người có đủ khả năng để giải đáp một cách đầy đủ và chu đáo.
Chúng ta không nên quá nóng vội ép buộc đối tượng vận động phải hiểu, phải sẵn sàng hiến máu ngay khi mình đang tiến hành vận động.
5. Những tố chất cần có ở 1 tuyên truyền viên vận động hiến máu tình nguyện.
- Có sức khoẻ tốt, có lòng nhân ái, đoàn kết, sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
- Nhiệt tình, giao tiếp tốt.
- Có hiểu biết xã hội tốt.
- Có đủ kiến thức và kỹ năng về vận động tuyên truyền hiến máu nhân đạo.
- Luôn có ý thức giữ uy tín và phong cách cá nhân.
· Nếu bạn muốn trở thành 1 TTV giỏi:
- Nghiên cứu các tài liệu về HMNĐ một cách kỹ càng. Nắm bắt kiến thức một cách chính xác để cung cấp cho đối tượng được tuyên truyền một cách đầy đủ và chính xác.
- Luôn tự ý thức rèn luyện các kỹ năng liên quan (thuyết trình, nắm bắt tâm lý đối tượng, tổ chức trò chơi, hát, đọc thơ, kể chuyện…).
- Trước tiên hãy là một tuyên truyền viên ở nơi mình sống, nơi mình học tập. Hãy chủ động tự mình tuyên truyền.
- Chủ động tìm hiểu thông tin và tham gia càng nhiều càng tốt các buổi tuyên truyền do Chi hội tổ chức trong điều kiện có thể. Đừng ngại ngần khi đứng trước người lạ, đứng trước đám đông; đừng ngại ngần khi xung phong nhận nhiệm vụ và có trách nhiệm hết mình với nó!Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến thức và kỹ năng trong điều kiện có thể.
- Quan tâm chăm sóc đến những bạn Hội viên xung quanh mình.
- Là một người chăm sóc những người tham gia Hiến máu một cách khéo léo.
- Đặt mục tiêu trở thành một cán bộ Hội để được trưởng thành hơn.
PHỤ LỤC
MỘT SỐ BÀI HÁT THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG HỘI
Hội ca - LÊN ĐÀNG
(Lưu Hữu Phước - Huỳnh Văn Tiểng)
(Bài hát truyền thống Hội Liên hiệp TNVN)
Nào anh em ta cùng nhau xông pha lên đàng, kiếm nguồn tươi sáng. Ta nguyện đồng lòng điểm tô non sông từ nay ra sức anh tài. Đoàn ta chen vai nề chi chông gai lên đàng, ta người Việt Nam. Nhìn tương lai huy hoàng, Đoàn ta bước lên đàng cùng hiên ngang hát vang.
Nhìn non sông ta trời mây bao la muôn đời, tâm hồn phơi phới. Mau nhìn hoàn cầu khắp trông năm châu cùng nhau tung chí anh hào. Đoàn ta đi mau lòng trai không nao lên đàng, ta người Việt Nam. Nhìn non sông tưng bừng, Đoàn ta hát vang lừng nào tung bay chí trai.
Kìa gương trung kiên truyền lưu muôn năm lên đàng, kết đoàn hùng tráng, danh lừng Bạch Đằng, tiếng vang Chi Lăng, đồng tâm noi dấu anh hùng. Ngày xưa ai đem tài cho quê hương bao lần khuông phò nhà Nam. Đoàn ta ghi trong lòng thề hi sinh anh hùng, nhìn non sông thẳng xông.
DƯỚI ÁNH MAI HỒNG (TRẦN ĐÌNH VĂN)
(Bài hát truyền thống của Hội TN Vận động HM Hà Nội)
Dưới mai hồng bạn ơi ta đi, nào cùng thắp lên trong lòng mình ngọn lửa. Tiếng Bác Hồ còn vang trong tim, nào cùng hát vang ta qua mọi nẻo đường.
ĐK: Nhiễu điều phủ lấy giá gương, từng lời thiêng liêng ngàn đời vọng lại ấm nồng vòng tay yêu thương, nào cùng hát vang ta qua mọi nẻo đường.
Biển sâu non cao (biển sâu non cao), làng quê phương xa (làng quê phương xa), bạn ơi ta đi! Vì từng mái tranh đang qua mùa giông bão, vì từng xóm thôn đã bao mùa tần tảo. Vì các mẹ già, vì các em thơ. (Đoàn ta đi)2 sưởi ấm tình người, để ngày mai tươi sáng những nụ cười.
(Dưới ánh mai hồng bạn ơi ta đi)3
KHÚC CA LÊN ĐƯỜNG (TRẦN ĐÌNH VĂN)
Nào bạn ơi chúng ta vui lên đường. Tuổi 20 đem sức xuân dâng đời nhựa sống. Nhìn non sông lung linh gấm hoa. Đoàn ta đi âm vang tiếng ca. Tình quê hương như nâng cánh ta bay vào ngày mới.
ĐK: Vượt đèo cao (zô ta), qua sông dài (zô hò). Ta đi tới, những chân trời. Rộn ràng những bước chân, vượt ngàn muôn khó khăn, nào bạn ơi ta hát, hát khúc ca lên đường
Bình minh lên bóng đêm đã tan rồi. Mùa xuân sang nghe líu lo trên cành chim hót. Giọt lệ đau thương nay đã vơi, nụ cười long lanh trên khoé môi. Bạn cùng tôi ta đi khắp nơi xây đời xanh tươi. ĐK
HÀNH TRÌNH TUỔI 20 ( NGUYỄN VĂN HUYÊN)
Hành trình tuổi 20 chúng ta vẫn còn nhớ một chặng đường chông gai, hiến dâng cho ngày mai. Hành trình tuổi 20 qua núi cao sông dài từ mọi miền quê hương về đây chung bài ca.
ĐK: Băng qua Trường Sơn, cát trắng biển xanh, băng qua Phước Long còn in dấy chân hùng anh, về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội. Tuổi 20 đẹp sao những ước mơ xanh. Đi trong tình yêu Đất nước đẹp tươi, đi trong tiếng ca cùng nhau góp tay dựng xây, về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội. Tuổi 20 đẹp sao ước mơ xanh!
Hành trình tuổi 20 tiếng quê hương gọi mãi. Sài Gòn ngày 30 Bắc Nam chung bài ca. Hành trình tuổi 20 theo bước chân anh hùng từ mọi miền xa xôi về đây chung bài ca.
ĐK: Băng qua Trường Sơn, cát trắng biển xanh, băng qua Phước Long còn in dấy chân hùng anh, về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội. Tuổi 20 đẹp sao những ước mơ xanh. Đi trong tình yêu Đất nước đẹp tươi, đi trong tiếng ca cùng nhau góp tay dựng xây, về Tây Nguyên xanh lòng vui như mở hội. Tuổi 20 đẹp sao ước mơ xanh. Tuổi 20 đẹp sao ước mơ xanh!
Hµnh khóc ngµy vµ ®ªm
(Bïi C«ng Minh / Phan Huúnh §iÓu)
(Bài hát truyền thống của Chi Hội TN Vận động HM 07/04)
RÊt dµi vµ rÊt xa lµ nh÷ng ngµy th¬ng nhí. N¬i ch¸y lªn ngän löa lµ tr¸i tim lµ tr¸i tim yªu th¬ng. Anh ®ang mïa hµnh qu©n ph¸o l¨n dµi chiÕn dÞch. Bé ®éi ®ªm xuÊt kÝch chît nghe tiÕng ph¸o ran. Ng«i sao nh m¾t anh trong ®ªm dµi kh«ng ngñ. Gi¸o ¸n em vÉn më cho ¸nh sao bay vµo. Ngµy vµ ®ªm xa nhau ®©u chØ dµi vµ nhí thêi gian trong c¸ch trë ®èt ch¸y ngêi t×nh yªu. Ph¸o anh trªn trêi cao n· vµo ®Çu giÆc Mü, bôc gi¶ng díi hÇm s©u em còng lµ chiÕn sÜ. C¸i chÕt cói gôc ®Çu, tuæi ®êi xanh t¬i trÎ, ngµy ®ªm ta bªn nhau, nh÷ng ®ªm dµi chiÕn ®Êu, ngµy ®ªm ta bªn nhau, nh÷ng ®ªm dµi chiÕn ®Êu. §ªm ngµy trong chiÕn ®Êu anh víi em sèng vÉn gÇn nhau.
NGỒI LẠI BÊN NHAU (PHẠM UYÊN NGUYÊN)
Ngồi lại bên nhau này bạn thân ơi! Ngồi lại bên nhau cùng hát ca. Bạn bè thân yêu cách xa lâu rôi, giờ ngồi bên nhau hát ca vui đùa, truyền lại cho nhau hơi ấm bạn bè.
Ngồi lại bên nhau kể chuyện nhau nghe, chuyện buồn chuyện vui chuyện chúng ta, về ngày xa xưa ở bên ngôi trường, về ngày hôm nay với bao ước vọng, nắm chặt tay nhau ta bước vững vàng.
ĐK: Nhớ những lúc gắn bó bên nhau hôm nào, nhớ ánh mắt lấp lánh trao nhau nụ cười, nhớ tiếng nói tiếng hát thiết tha trong lòng, và nhớ những ngấn nước mắt của ngày chia tay ta xa nhau. Hãy thắp sáng thắp sáng trong tim bạn bè những ước muốn ước muốn với bao hy vọng. Những sóng gió bão tó có nhau trong đời, và hãy gắng sống xứng đáng cho nhau!
MỘT GIỌT MÁU ĐÀO (ĐÌNH KHIÊM)
Ngồi lại bên nhau ta cùng hát bài ca tình nguyện. Nối tròn vòng tay vì cuộc sống ngày thêm thắm tươi. Vì hạnh phúc bao con người vì nỗi đau bao cảnh đời. Một giọt máu cho đi biển tình yêu sáng ngời. Một giọt máu đào cứu bao mạng người. Sáng lại nièm tin vì cuộc sống quý hơn bao điều. Một giọt máu đào trái tim nhân loại, nào hãy cùng nhau chúng ta hiến máu cứu người.
EM VẪN NHƯ NGÀY XƯA (TRẦN TIẾN)
Biển chiều đầy sóng vỗ, chúng ta hát ca vui như trẻ thơ. Bao năm dưới mái trường mộng mơ, ta như con sóng nô đùa. Biển chiều đầy thương nhớ, giấc mơ đã qua (bao giờ)2 . Ai cách xa phai mờ nỗi nhớ. Em vẫn như ngày xưa.
Biển chiều đầy sóng vỗ, tóc em xoã bay mênh mang biển xa. Em đã đến bên tôi hồn nhiên, đôi chân giẫm sóng xô bờ. Biển chiều đầy thương nhớ, giấc mơ đã qua (bao giờ)2. Ai cách xa phai mờ nỗi nhớ. Em vẫn như ngày xưa.
Bạn đừng quên nơi ấy, chúng ta sống bên nhau vui hồn nhiên. Em trốn dưới bóng cây thần tiên, cho tôi ngơ ngác đi tìm. Biển chiều đầy thương nhớ, giấc mơ đã qua (bao giờ)2. Xa mãi xa cánh buồm xanh thắm. Ôi giấc mơ tuổi thơ. Bao cách xa phai mờ nỗi nhớ. Em có quên chiều xưa. Bao cách xa xoá nhòa năm tháng. Em vẫn như ngày xưa!
NHỚ MÃI MỘT THỜI (TRẦN ĐÌNH VĂN)
Chiều không có nắng, áo ai chợt trắng bâng khuâng sân trường vắng. Tuổi hồng ngẩn ngơ nép bên vần thơ nghe con tim buồn vu vơ. Lặng thầm lời ru héo mây mùa thu lá bay trên con đường cũ. Đôi bàn tay nhỏ nhẹ nâng cành hoa đỏ lung linh tuổi học trò. Rồi thời gian êm trôi cho ta nhớ những ngày xa xôi. Giọt mực nào vương trên tay ôi tím biếc một thời thơ ngây. Rồi bạn bè chia xa, mang theo những kỉ niệm thiết tha. Gửi về ngày đó ai đã trao nhau lần đầu, khúc tình ca)3.
ĐÊM CHIA TAY (TRẦN ĐÌNH VĂN)
Ngồi bên nhau ta thắp lên ngàn ánh sao trời (hớ hơ hơ hờ). Giờ chia tay bốn xốn xang lưu luyến không rời. Đây mái trường thân yêu, ghi dấu những kỷ niệm đã qua, tươi thắm sắc màu tuổi hồng nở hoa.
Bạn thân ơi! trong mắt nhau tình yêu sáng ngời (hớ hơ hơ hờ). Cầm tay nhau bao nhớ thương không nói nên lời. Bao ngọt bùi cùng xẻ chia, năm tháng đường đời ta bước đi. Hơi ấm một thời tuổi hồng còn ghi
Bạn ơi! cháy lên trong tim tình yêu thiết tha, dù mai những cánh chim bay về muôn phương cách xa, còn mãi trong ta niềm tin trong sáng. Dẫu dòng đời miệt mài trôi mau, ta mãi nhớ về những ngày bên nhau.
THỜI HOA ĐỎ
Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao. Bước lặng trên con đường vắng năm nao. Chỉ còn tiếng ve sôi ồn ào. Mà chẳng cho lòng người yên chút nào. Anh mải mê về một màu mây xa. Cánh buồm bay về một thời đã qua. Em thầm hát một câu thơ cũ. Về một thời thiếu nữ say mê (về một thời hoa đỏ diệu kỳ). Mỗi mùa hoa đỏ về. Hoa như mưa rơi rơi. Cánh mỏng manh xao xác đỏ tươi. Như nuối tiếc một thời trai trẻ. Mỗi mùa hoa đỏ về. Hoa như mưa rơi rơi. Như tháng ngày xưa ta dại khờ. Ta nhìn sâu vào trong mắt nhau. Trong câu thơ của em anh không có mặt. Câu thơ hát về một thời yêu đương. Anh đâu buồn mà chỉ tiếc em không đi hết những ngày đắm say. Sau bài hát rồi em im lặng cái lặng im rực màu hoa đỏ. Sau bài hát rồi em như thế em của thời hoa đỏ ngày xưa. Sau bài hát rồi anh cũng thế. Anh của thời trai trẻ ngày xưa. Mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi, mỗi mùa hoa đỏ về hoa như mưa rơi rơi, mỗi mùa hoa đỏ về ......
MÀU HOA ĐỎ (THUẬN YẾN)
Có người lính mùa thu ấy ra đi từ mái tranh nghèo. Có người lính mùa xuân ấy ra đi từ ấy không về. Dòng tên anh khắc vào đá núi, mây ngàn hoá bóng cây tre. Chiều biên cương trắng trời sương núi, mẹ già mỏi mắt nhìn theo.
ĐK:
Việt Nam ơi ! Việt Nam !
Núi cao như tình mẹ bốn mùa tóc bạc nỗi thương con.
Việt Nam ơi ! Việt Nam !
Ngọn núi nơi anh ngã xuống,
Rực cháy lên màu hoa đỏ phía rừng xa,
Rực cháy lên màu hoa đỏ phía hoàng hoàng hôn.
ĐỒNG ĐỘI
Sáng tác : Hoàng Hiệp
Chúng tôi ngồi kề vai bên nhau trăng trôi qua đầu súng. Ánh lửa hồng bừng soi đêm thâu làn khói che sương mờ. Bạn tôi đang mơ nơi làng quê yêu dấu, có con kênh đào lúa xanh hai mùa mát cánh đồng. Còn tôi đang mơ, mơ người tôi yêu dấu cách xa muôn dặm mà lòng không xa
Chúng tôi nằm đầu gối trên tay nghe chim kêu ngoài bãi, mắt đưa nhìn trời sao lung linh chuyện mãi quên đêm dài. bạn tôi cho hay: Sau này xong chiến đấu sẽ đi nông trường sớm hôm trên đồng lái máy cày. Còn tôi mong sao bao ngày tôi đang sống sẽ không bao giờ mờ nhạt mai sau
Giữa khu rừng ngàn năm âm u nơi biên cương chùa tháp. Chúng tôi thường đổi trao suy tư cùng thắp ngọn lửa hồng. Cùng chia cho nhau bao hiểm nguy gian khó,giữa cơn mưa rừng, những khi lưng tựa vách chiến hào. Nhiều khi vui sao đang hành quân chiến đấu lá thư quê nhà truyền tay trao nhau.
GỬI LẠI EM
Ngày mai tôi sẽ lên đường, xin chào thành phố mến thương. Ngày mai tôi sẽ lên đường tạm biệt nhé người thương. Gần nhau trong giây phút này êm đềm hạnh phúc trao tay. Gần nhau trao nhau nụ cười qua ánh mắt xanh như màu mây
ĐK : Gửi lại em giấc mơ bên giảng đường, gửi lại em lúc ngô đang vào mùa. Gửi lại em phố vui qua từng chiều tạm biệt nhé chúng tôi lên đường.
Cùng nhau ra nơi biên thuỳ. Căm thù giặc bước chân đi. Hàng me xôn xao vẫy gọi. Tạm biệt nhé người thương. Gần nhau trong giây phút này êm đềm hạnh phúc trao tay. Gần nhau trao nhau nụ cười qua ánh mắt xanh như màu mây.
NỐI VÒNG TAY LỚN
Rừng núi dang tay nối lại biển xa, ta đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà. Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão táp quay cuồng trời rộng, bàn tay ta nắm nối trọn một vòng Việt Nam
ĐK : Cờ nối gió đêm vui nối ngày, dòng máu nối con tim đồng loại, dựng tình người trong ngày mới. Thành phố nối thôn xa vời vợi, người chết nối linh thiêng vào đời và nụ cười nở trên môi.
Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay, ta đi từ đồng hoang vu vượt hết núi đồi. Vượt thác cheo leo, tay ta vượt đèo từ quê nghèo lên phố lớn nắm tay nối liền biển xanh song gấm nối trọn một vòng tử sinh.
TUỔI TRẺ THÁNG MƯỜI (Mạnh Hùng)
Nào cùng nắm tay về đây ta sum vầy. Cùng bên nhau ta hát chung bài ca. Là thanh niên xây đất nước đẹp giàu, nối những nhịp cầu cho bài ca tháng 10. Tuổi xuân ta đi phơi phới bao niềm mơ ước. Tuổi xuân ta đi phơi phới bao niềm tự hào. Đây Hà Nội vinh quang, đây Thủ đô thân yêu. Tương lai đón chờ ta.
ĐẾN VỚI CON NGƯỜI VIỆT NAM TÔI
Này bạn thân nơi năm châu bốn phương, Việt Nam đất nước chúng tôi xin chào. Ngày nào còn chìm trong khói bom, mà giờ đây cất cao lời ca vang.
Hà nội thủ đô con tim dấu yêu. Ngược xuôi phố xá đã vui thêm nhiều. Tàu vào Nam rộn vang tiếng ca. Ngàn bàn tay vẫy nhau chào tương lai.
Sài Gòn hôm nay bao nhiêu đổi thay. Hoà theo sức sống với bao công trình. Từ bàn tay cùng nhau đắp xây, để giờ đây chúng tôi gọi mời.
Hãy đến với những con người Việt Nam tôi. Đến với quê hương đất nước thanh bình. Đến với tết đón giao thừa ngày ba mươi. Với những chiến công mùa xuân năm ấy.
Quê hương tôi đây đã sống hôm qua. Quê hương tôi đây vẫn sáng hôm nay. Quê hương tôi đây sẽ mãi mai sau. Vang danh non sông trái tim Việt Nam.
Một ngày cha ông vang danh núi sông. Một ngày đất nước đứng lên thanh bình. Ngày dựng xây cùng bao cánh tay. Ngày hôm nay bước lên cùng anh em.
Mảnh đạn năm xưa gieo trên đất nâu. Giờ đây đã hoá những thân lúa vàng. Gởi vào trong từng trang sách thơ, chờ tương lai trái tim mỉm cười.
MÙA HÈ XANH (Vũ Hoàng)
Tựa đàn chim tung bay trên những nhịp cầu tre. Mùa hè xanh xôn xao nâng bước chân ta về. Đường làng quê tiếng ve như gọi mời say mê. Ngoài bờ đê có con trâu già nằm ngủ mê.
Mùa hè xanh long lanh trong mắt đàn trẻ thơ. Trường làng quê cho em trang sách mới i-tờ. Ngoài đồng xa có nghe bao giọt mồ hôi rơi. Để màu xanh vút lên trên ruộng đồng ngát hương. Mùa hè xanh. Mùa hè xanh.
ĐK: Bao yêu thương, ôi mùa hè xanh vấn vương. Đi muôn phương, lưu luyến tình quê hương. Trong tim ta, ôi mùa hè xanh thiết tha. Vang câu ca, trên những chặng đường xa.
BÀI CA SINH VIÊN (Trần Hoàng Tiến)
Bài ca sinh viên ta hát, có ánh nắng ban mai ửng hồng. Tuổi sinh viên theo năm tháng, trang giấy trắng ước mơ tràn đầy. Hàng me đang thay lá mới, có tiếng hát bay cao trời mây. Đàn chim hôm nay đã lớn, ta vẫn nhớ mãi sân trường này.
Tới những chân trời mới, nhìn tổ quốc xiết bao tươi đẹp. Tới những công trình mới, vì hạnh phúc ấm no cho đời. Ta mơ một ngày mai, bàn tay ta biến sông thành điện. Đi đi nào bạn ơi, dệt nên những ước mơ cho đời.
TRƯỜNG SƠN ĐÔNG - TRƯỜNG SƠN TÂY
Cùng mắc võng trên rừng Trưòng Sơn hai đứa ở hai đầu xa thẳm. Đường ra trậ mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. Trường Sơn Tây anh đi thương em, thương em bên ấy mưa nhiều con đường mà gánh gạo, muỗi bay rừng già cho dài mà tay áo hết rau rồi em có lấy măng không? Còn em thương bên Tây anh mùa đông, nước khe cạn bướm bay lèn đá biết long anh say miền đất lạ là chắc em lo đường chắn bom thù.
Anh lên xe trời đổ cơn mưa, cái gạt nước xua đi nỗi nhớ. Em xuống núi nắng vàng rực rỡ, cái nhành cây gạt mối riêng tư.Từ nơi em đưa sang bên nơi anh, những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến, như tình yêu nối lời vô tận là Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn.
Sîi nhí sîi th¬ng
Trêng S¬n §«ng, Trêng S¬n T©y, bªn n¾ng ®èt bªn ma qu©y. Em dang tay em xoÌ tay ch¼ng thÓ nµo mµ xua tan m©y. Ch¼ng thÓ nµo mµ che anh ®îc. Chõ rót sîi th¬ng Êy mÊy ch»ng m¸i lîp. Rót sîi nhí ®an vßm xanh. Nghiªng sên §«ng mµ che ma anh. Nghiªng sên T©y mµ xoÌ bãng m¸t. Rîp Tr¬ng S¬n Êy mÊy mµu xanh suèt. Mµ em nghiªng hÕt Êy mÊy vÒ ph¬ng anh. Mµ em nghiªng hÕt Êy mÊy vÒ ph¬ng anh.
TUỔI TRẺ THẾ HỆ BÁC HỒ
Từ biển khơi tới miền rừng núi cao,cờ đoàn ta mang ảnh Bác với tên Người vĩ đại Hồ Chí Minh công ơn của Bác như biển trời, tình người ấm trong tim ta trên đường tranh đấu.(Vì đất nước tar a đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thoả long mong ước của Bác Hồ đêm ngày hhằng mong )2
Là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, vì ngày mai ta xây đắp những công trình vĩ đại : Đồng lúa trĩu bông quê ta nhà máy khói ngút trời.Cả tổ quốc trong tương lai ánh điện toả sang.( Là công sức ta xây lên đất trời Tổ Quốc them xanh tươi thoả long mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong)
CHÀO NGƯỜI BẠN MỚI ĐẾN
Chào người bạn mới đến góp thêm 1 niềm vui. Chào người bạn mới đến góp thêm 1 nụ cười. Đến đây vui, đến đây chơi là bài ca muôn màu muôn sắc. Đến đây vui đến đây chơi là bài ca ấm áp tình người.
GẶP NHAU
Vừa gặp nhau ta đã thấy quen quen. Thấy quen quen nhưng chưa phải là quen. Cười lên đi, hát lên đi cho chúng mình quen nhau.
Vừa gặp nhau ... thân thân. Thấy thân thân ... thân nhau.
Vừa gặp nhau ... thương thương. Thấy thương thương ... thương nhau.
Vừa gặp nhau ... yêu yêu. Thấy yêu yêu ... yêu nhau.
LÀM QUEN (Trần Minh Phi)
Gặp em anh mến liền. Em ơi em tên thật là chi. Gặp em anh kết liền. Em ơi em tên thật là gì. Là chi tên em ối a là gì? Em cho anh biết đi đừng có giấu anh làm chi. Em cho anh biết đi đừng có giấu anh làm gì.
Gặp anh em mến liền. Anh ơi em tên gọi là xinh. Gặp anh em kết liền. Anh ơi em tên thật là tình. Là xinh tên em ối a là tình. Anh ơi anh biết chưa đừng có tính tang tình tang. Anh ơi anh biết chưa đừng có tính tang tình tình.
Anh em ta vÒ (TrÇn Long Èn)
Anh em ta vÒ cïng nhau ta qu©y quÇn nµo. Mét, hai, ba, bèn, n¨m. Anh em ta vÒ cïng nhau ta xum häp nµo. N¨m, bèn, ba, hai, mét. Mét ®Òu ch©n bíc nhÐ. Hai quay nh×n nhau ®i. Ba cÇm cho ch¾c nhÐ, kh«ng muèn ai chia l×a. Bèn nhí r»ng chóng ta bèn bÓ anh em mét nhµ. N¨m nhí m·i t×nh ngêi trong c©u ca.
CHO BẠN CHO TÔI (LAM TRƯỜNG)
Ngày xưa thật nghe hồn nhiên, là tôi mộng mơ thần tiên, trong ánh nắng mới ấm áp của tình bạn thân. Ngày xưa phượng rơi đầy sân, đàn ca hồn tôi nhẹ lâng, biết đâu mai đây, là nơi tôi đến. Khi người trao niềm tin, đưa bàn tay lên trái tim mình, cho bao nhiêu đam mê vang lên lời hát!
ĐK:
Lời ca còn mãi cho bạn cho tôi
Tình yêu còn mãi trong trái tim này
Để cuộc đời, còn mãi bao nhiêu niềm vui
Lời ca còn mãi cho bạn cho tôi
Tình yêu còn mãi trong trái tim này
1. Từng nụ hoa, còn đẹp mãi có nhau trong đời.
(=> ĐK ....... => trái tim này)
2. Từng nụ hoa trao nhau còn đẹp mãi cho bạn cho tôi.....
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro