TL benh noi doi
Thế giới đang ngả nghiêng, lo sợ vì sự hoành hành của căn bệnh Ebola mà y học nhân loại hiện đang vẫn bó tay, chưa biết chống đỡ ra sao. Ngành y tế VN cũng gấp gáp triển khai các phương án dự phòng. Thế nhưng, có một loại virus khác, một căn bệnh khác, còn nặng hơn cả virus Ebola, đã hoành hành ngang dọc trong xã hội từ khá lâu. Và nước Việt hiện cũng dường như botay.com trước nó.
Điều nguy hiểm, nó lây từ tỉnh đến bộ, từ dân sự sang cả lĩnh vực phi dân sự. Và thuộc về phạm trù đạo đức, phạm trù nhân cách. Đó là bệnh gian dối, bệnh dối trá.
Bệnh không nói thật, nói một cách trần trụi nhưng đúng bản chất hơn, đó là bệnh nói dối đang khá phổ biến trong nhiều việc, nhiều ngành. Bệnh nói dối từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đang trở thành một căn bệnh trầm kha, đục khoét, làm xuống cấp hệ thống hành chính, tiếp tay cho tệ nạn tham nhũng và rất nhiều tiêu cực khác, gây tác hại vô cùng lớn, cần kiên quyết ngăn chặn.
Ở nước ta, giả dối đúng là một thứ "bệnh di căn" khó chữa. Ngay từ khi chưa kịp lớn, hàng triệu trẻ em đã bị "nhiễm" bệnh này rồi.Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục VN năm 2010, tỉ lệ học sinh nói dối và có hành vi dối trá ở nước ta ngày càng tăng. Đây là thực trạng rất đáng báo động, ảnh hưởng rất xấu đến nền tảng đạo đức, đời sống tinh thần và sự phát triển của xã hội.Sinh thời, Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng năm điều, trong đó có "khiêm tốn, thật thà, dũng cảm". Các trường học đều phát động phong trào "Làm theo năm điều Bác Hồ dạy" và thường xuyên nhắc học sinh thực hiện. Vậy vì sao tỉ lệ học sinh mắc bệnh dối trá tăng và càng lớn tuổi lại càng dối trá nhiều hơn?Có thể khẳng định trẻ em nói dối thì lỗi chính là tại người lớn. Ai cũng biết trẻ thơ giống như tờ giấy trắng, người lớn vẽ gì nên thế. Nhưng thực tế cho thấy nhiều thầy giáo, cô giáo cứ vô tư nói dối trước học sinh... Đặc biệt, vì bệnh thành tích mà không ít lớp học, nhà trường báo cáo láo, thậm chí bắt học sinh nói dối, tạo điều kiện cho học sinh quay cóp trong các kỳ thi.Những "virút" dối trá hằng ngày xâm nhập tâm hồn trong trắng của trẻ. Càng lớn, các em càng được chứng kiến nhiều những lời nói, việc làm thiếu trung thực của người lớn. Vậy là bệnh dối trá của các em ngày càng nặng, càng nghiêm trọng. Ngay từ bé đã bị nhiễm bệnh này thì đến lúc trưởng thành việc dối trá đã trở thành "kỹ năng, kỹ xảo", trở thành "bạo bệnh" rồi.Trong những năm qua, ngành giáo dục đã có phong trào "Nói không với bệnh thành tích, chống tiêu cực trong thi cử" và chương trình "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", nhưng thực chất "bệnh dối trá" và "bệnh thành tích" trong xã hội và trong chính ngành giáo dục vẫn còn rất nhiều. Cho nên hiệu quả của những phong trào này rất hạn chế. Nếu người lớn (trước hết là mỗi bậc phụ huynh, thầy cô giáo, lớn hơn là nhà trường, ngành giáo dục...) không quan tâm giải quyết bệnh nói dối thì một ngày nào đó, dối trá sẽ trở thành... dịch bệnh.
Câu 1: Một số bài viết về bệnh nói dối ở nước ta nói chung và trong ngành giáo dục nói riêng:
"Mới đây, dư luận xã hội vừa thấy hài hước, vừa bất bình trước một vụ việc bị vỡ lở ở TTGDTX Thanh Hóa. 40 học viên các sở, ban, ngành của tỉnh Thanh thi đầu vào cao học ngành quản lý kinh tế của ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) nộp tiền "chống trượt", với cái giá 27 triệu đồng/ người. Tổng số tiền "chống trượt" là 1, 08 tỷ đồng. Thế nhưng, kết quả chỉ có 07/40 học viên đỗ, còn lại trượt vẫn hoàn trượt.
Của đau con xót, các học viên còn lại rủ nhau đòi tiền. "Con nợ" ngắn hạn ở đây là 03 vị cán bộ thuộc TTGDTX Thanh Hóa- ông Bùi Sỹ Hồng - Trưởng phòng Quản lý đào tạo, Lê Trọng Sơn - Phó Trưởng phòng QLĐT, bà Lê Thị Liên - cán bộ phòng QLĐT. Chuyện tóe loe, và rút cục cả 43 vị học viên lẫn cán bộ phụ trách lớp học này ... trượt chân vào con đường vi phạm pháp luật. Đươc biết mới đây, cơ quan chức năng đã vào cuộc, điều tra những người có liên quan.
Cũng dính líu đến thi cử, đến quản lý kinh tế, và kết quả thi cũng rất tai tiếng, là chuyện của Bộ Công thương. Vụ việc thì có vẻ đơn giản, nhưng những cái xảy nảy cái ung của nó lại có vẻ nghiêm trọng hơn, và ồn ào đến tận bây giờ.
Tháng 10/2013, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) tổ chức thi tuyển công chức vào ngành QLTT- cái ngành "ngon ăn" trong con mắt không ít người bây giờ. Có gần 300 thí sinh dự thi cho 10 chỉ tiêu (tỉ lệ chọi xấp xỉ 1/30). Kết quả chỉ có 10 thí sinh trúng tuyển.
Bất ngờ, những người thi trượt gửi đơn khiếu nại tố giác cuộc thi lộ đề. Còn không bất ngờ, là 10 thí sinh trúng tuyển đều thuộc diện 5C trong cục (con cháu các cụ)."
Nguồn: vietnamnet.vn
______________________________________________________________
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia", giáo dục là nền tảng tạo dựng tương lai đất nước, chuyện khá giỏi của một lớp, một trường có thể là chuyện riêng nhưng với cả hệ thống giáo dục thì ai có thể coi đó là chuyện nhỏ.
Sự dối trá trắng trợn, nhất là khi đất nước đang đứng trước nhiều thách thức, tai ương, những người có lương tri không thể không giật mình: Tương lai nước nhà sẽ ra sao?
Một bà mẹ có con đang học lớp 4 tại Hà Nội đã gửi thư xin hạ điểm cho con khi cô giáo nâng điểm để cháu tiếp tục nhận giấy khen học sinh xuất sắc.
Chị viết: "Năm nay con mới chỉ 10 tuổi, học lớp 4. Trước mắt con chặng đường học tập còn rất dài và con sẽ còn phải trải qua nhiều kỳ thi với rất nhiều bài thi nữa còn khó khăn và căng thẳng hơn nhiều. Nếu con được nâng đỡ lần này, con sẽ không rút ra được bài học cho mình, con sẽ không nhớ lỗi sai đã mắc và có thể sẽ lặp lại. Vì vậy, mặc dù rất cảm kích tấm lòng của cô, nhưng bố mẹ con có nguyện vọng muốn xin cô cứ trừ điểm bài đó theo đúng quy định. Dù bài thi Toán này của con có thể bị trừ 1, 2 điểm, có thể ảnh hưởng tới kết quả chung đi nữa thì sẽ tốt cho con hơn nhiều về sau này cô ạ".
GS Ngô Bảo Châu từng phát biểu: "Trong hầu hết các gia đình Việt Nam, việc học hành rất được coi trọng, nhưng tình yêu tri thức, yêu khoa học, thì theo ý kiến chủ quan của tôi vẫn là chuyện hiếm"
Sự trung thực và dối trá của nền giáo dục từng được gửi gắm trong bức thư kinh điển của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học:
"Xin thầy dạy cho cháu biết thà rằng bị điểm kém vẫn còn hơn là gian lận trong thi cử.
Dối trá chỉ đi liền với sự xấu xa, nhà văn Nga Alekxandr Solzhenitsyn, chủ nhân giải Nobel Văn học năm 1970, người viết Bản tuyên ngôn Không sống bằng dối trá nổi tiếng đã nói rằng: "Bạo lực chỉ có thể được che đậy với một lời nói dối, và lời nói dối chỉ có thể được duy trì nhờ bạo lực. Ai từng đem bạo lực ra làm cách thức rồi chắc chắn sẽ buộc phải lấy dối trá làm nguyên tắc".
Nguồn: http://worldcup.thethaovanhoa.vn/world-cup-2014/tam-thu-ve-doi-tra-hoc-duong-va-tuong-lai-dat-nuoc-n20140612075055774.htm
Theo nghiên cứu cho thấy thì kết quả điều tra 532 học sinh ở một số trường THCS trên địa bàn Hà Nội cho thấy 82,3% học sinh có hành vi lệch chuẩn là nói dối. (theo nghiên cứu của viện nghiên Tâm Lý Học năm 2011).
- Nói dối bố mẹ về những thành tích trong học tập ở trường và việc vi phạm nội quy trường học, lớp học. (Nói tăng điểm kiểm tra ở lớp hoặc điểm kém thì giấu đi; vi phạm nội quy mà phải viết bảng kiểm điểm thì giấu đi không cho bố mẹ biết)
- Nói dối hoặc tìm người thay thế bố mẹ để đưa ra những phản hồi khi nhà trường thông tin về cho phụ huynh. (Giả mạo chữ kí của bố mẹ trong bản kiểm điểm, thuê xe ôm đi họp phụ huynh thay bố mẹ...)
- Thiếu trung thực trong thi cử và kiểm tra. (Quay cop, gian lận trong thi cử).
Nguyên nhân dẫn tới trẻ nói dối
Thứ nhất là do ảnh hưởng của môi trường sống, để khẳng định mình con người sử dụng không ít "mánh khóe" để có thể có được chỗ đứng trong xã hội
Thứ hai, trẻ nói dối là do quá sợ hãi, khi bố mẹ đặt áp lực tâm lí về mặt điểm số.
Thứ ba: Bên cạnh đó một nguyên nhân không thể không kể đến là do bố mẹ là tấm gương xấu để con bắt chước.
Nguồn: http://giasuducminh.com/Giat-minh-823-hoc-sinh-noi-doi-ai551.html
__________________________________________________________________
Câu 2: Tác hại và cản trở của bệnh nói dối đến sự phát triển của con người và của đất nước ta:
Đến con người:
- Với trẻ nhỏ, nếu ngay từ bé đã biết đến nói dối, thường xuyên sử dụng, dần dần nó sẽ trở thành 1 thói quen xấu cho nó.
- Khi thói quen nói dối đã hình thành, dù nhỏ bé nhưng nó cũng sẽ gây cho bạn sự lưỡng lự, lâm vào trạng thái có nên nói đúng sự thật hay không? Nói dối trong trường hợp này sẽ ra sao? Mình có được lợi hơn không? ...
- Ngoài ra, nó còn khiến cho ta trở nên thất vọng khi điều đó làm cho bản thân mình cứ tưởng như sự thật.
- Không những chỉ ảnh hưởng đến bản thân mình, mà đôi khi việc nói dối còn khiến cho người-bị-ta-lừa-dối tuyệt vọng.
- Nó còn làm cho họ không dám tin vào sự thật
- Không chỉ vậy, nói dối còn khiến cho người khác mất sự tin tưởng vào mọi người xung quanh, luôn trong trạng thái ngờ vực
- Làm cho họ không biết nhận đâu là sự thật và giả dối.
- Đồng thời, khiến cho họ không tự tin vào bản thân của mình nữa.
Tóm lại việc nói dối ảnh hưởng rất lớn đến sự phất triển của con người, nhất là với trẻ nhỏ, khi tính cách đang được hình thành mà lại biết và sử dụng thường xuyên việc nói dối nó sẽ gây hại không chỉ đến bản thân nó mà đôi khi lại ảnh hưởng đến cả đất nước vì trẻ em là tài nguyên của quốc gia, là những búp măng non tiếp bước những đàn anh đàn chị. Vì vậy việc giáo dục trẻ là cực kì quan trọng. Còn với người lớn thì mức độ nguy hiểm cũng cao không kém, biết suy nghĩ biết tính toán và sử dụng lời nói dối như 1 công cụ để đạt được mục đích, họ cứ ngỡ là mình đang điều khiển lời nói dối ấy nhưng thật ra họ đang bị lời nói dối ấy điều khiển lại: bởi vì để che đậy 1 lời nói dối người ta phải sử dụng vô số lời nói dối khác. Dần dần họ sẽ tự phá huỷ chính nhân cách của họ, thậm chí cả người xung quanh.Đến đất nước:
Việt Nam gia nhập WTO hứa hẹn sẽ nâng cao mức sống, bảo đảm đầy đủ việc làm và một khối lượng thu nhập và nhu cầu thực tế lớn và phát triển ổn định; mở rộng sản xuất, thương mại hàng hoá và dịch vụ, đảm bảo việc sử dụng tối ưu nguồn lực của thế giới theo đúng mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì môi trường.
Để đạt được điều đó yêu cầu nước ta phải có sự phối hợp hài hoà giữa chính phủ và nhân dân. Chính phủ cần đưa ra những chính sách đúng đắn, phù hợp vs người dân nước mình "dân có giàu thì nước mới mạnh", tuy nhiên đang có 1 căn bệnh nan y khó chữa, do một con virus rất nguy hiểm gây ra đó là căn bệnh nói dối, cứ ngỡ nó chỉ gây nguy hiểm trong cộng đồng nhỏ nhưng nếu không chữa trị kịp thời nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cả 1 quốc gia.
- Đầu tiên là làm xấu hình ảnh nước ta trong mắt người nước ngoài khi các người lao động nước ta làm việc ở nước họ. Các nước phát triển luôn chú trọng đến tính trung thực và tự giác của người dân. Đó cũng là 1 phần để nước họ phát triển được như thời điểm này. Tuy nhiên, đã có 1 số nước để biển thông báo cấm trộm cắp, đề nghị chỉ lấy đủ thức ăn để ăn không lấy thừa, .... Bằng tiếng việt. Nó thật sự làm xấu hình ảnh của nước ta rất nhiều.
- Tiếp theo, việc bán hàng chênh lệch giá quá cao cho khách du lịch nước ngoài vì họ... nhiều tiền? Nói dối về giá cả sản phẩm, đồ lưu niệm với du khách là 1 việc rất... bình thường hiện nay. Vô số du khách đã phải mua 1 chai nước suối với giá 50.000 vnđ hay 1 quả ổi vs giá 20.000 vnđ. Không khó khi bắt gặp những hình ảnh đấy. Người ngoại quốc đến Việt Nam du lịch vì người dân thân thiện, hiếu khách, tuy nhiên vì 1 chút lợi nhuận nhỏ mà 1 bộ phận người dân vô tình đã khiến cho Việt Nam mất dần khách du lịch. Làm mất đi 1 nguồn lợi không hề nhỏ với nước ta.
- Đó là người dân, còn về các doanh nghiệp, nếu như các doanh nghiệp kiếm lợi nhuận bằng cách lừa đảo, chiếm đoạt tiền, vốn liếng của các nhà đầu tư, người dân thử hỏi 1 đất nước như thế có phát triển được hay không??
- Chưa kể đến nền giáo dục hiện nay, học sinh sinh viện học hộ, thi hộ, chạy thành tích, rồi giáo viên nhận quà chạy điểm giúp học sinh, nhà trường đưa ra 1 loạt phí để bỏ túi riêng... đó có phải là lừa dối hay không? Dùng tiền để mua bằng thì liệu nó có phải là tri thức hay chỉ là 1 tờ giấy vụn? Cái gọi là tri thức đó có đem ra phục vụ cho đất nước được hay không hay chỉ làm đất nước ngày 1 yếu kém?
- Còn vô số các khía cạnh khác như việc trốn thuế, bán hàng nhái, hang rởm, rồi hoa quả kém chất lượng nhập khẩu từ trung quốc. Lừa dối người tiêu dùng để chuộc lợi cho bản thân. Trước tiên nó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người tiêu dùng, không chỉ vậy nó còn làm hang hoá trong nước bán kém, chậm đi. Ảnh hưởng đến nền kinh tế nước nhà .
Đó mới chỉ là 1 phần, 1 vài khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của đất nước, thậm chí còn khiến đất nước ta bị các nước khác "tẩy chay". Chung quy lại tất cả mọi người đều nên dừng ngay lại việc nói dối, lừa gạt người khác vì mục đích chuộc lợi cho bản thân hay vì mục đích xấu.
________________________________________________________________
Câu 3: Phân tích nguyên nhân tồn tại và phát triển của bệnh nói dối.
Nguyên nhân tồn tại của bệnh nói dối:
- Dưới góc độ khoa học nguyên nhân dẫn đến "bệnh nói dối" là do có dị tật nơi não.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Tổng hợp Nam California đã tiến hành thử nghiệm trên 49 người, chia làm ba nhóm. Nhóm thứ nhất gồm những người bình thường, không có biểu hiện về bệnh nói dối. Nhóm 2 là những người chuyên nói dối. Nhóm 3 gồm những bệnh nhân có vấn đề trong các hành vi biểu hiện.
Sau khi cho scan mặt cắt của não và quan sát, kết quả cho thấy tại não của những kẻ nói dối, phần vật chất trắng nhiều hơn 22 - 26% so với não của người ở nhóm 1 và nhóm 3. Chất trắng trong não chịu trách nhiệm truyền tải thông tin, trong khi chất xám có nhiệm vụ phân tích, tổng hợp chúng.
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy "bệnh nói dối" không hề phụ thuộc vào tuổi tác, dòng tộc xuất thân, sắc tộc hay bất cứ môi trường xã hội nào."Kết quả quan sát được trong thí nghiệm đã chứng tỏ nguyên nhân dẫn đến "bệnh nói dối" là do có dị tật nơi não của một số người" - người đứng đầu chương trình thí nghiệm trên, ông Eling Iang cho biết. Và theo họ, "dị tật" trên chỉ tới tỷ lệ phần vật chất trắng trong não của những người hay nói dối nhiều hơn một cách bất thường so với những người khác. Tuy nhiên, một số nhà tâm lý học lại cho rằng, tỷ lệ vật chất trắng trong não chỉ là một trong những nguyên do giải thích cho "bệnh" nói dối ở một số người.
- Trên thực tế, nói dối còn do nhiều nguyên nhân khác, việc nói dối vẫn luôn tồn tại quanh chúng ta, thậm chí là phát triển nguyên nhân chủ yếu là vì một số người muốn chuộc lợi cho bản thân họ: vì tiền, vì công danh sự nghiệp, vì vật chất, vì tinh thần... Đó là những nguyên nhân xấu, tuy nhiên cũng có 1 vài trường hợp người ta nói dối vì mục đích tốt: vì muốn cho người khác bớt buồn, vì lo cho người khác... Tuy nhiên, việc nói dối vì mục đích, nguyên nhân tốt là vô cùng ít, đa số họ chỉ nói dồi, lừa gạt người khác để chuộc lợi cho bản thân mình. Nói dối vẫn luôn tồn tại là do long tham của con người gây nên. Đó là nguyên nhân chủ quan cơ bản nhất. Còn 1 vài tác động khách quan như: bố mẹ nói dối nên con cái học tập theo, hay bắt chước theo bạn bè, hay bởi sự bất công trong cuộc sống ... và do chúng ta đã không kịp thời ngăn chặn nó mà để nó tiếp tục phát triển.
Nguyên nhân phát triển của bệnh nói dối:
- Cũng tương tự như nguyên nhân tồn tại của căn bệnh này, việc nó vẫn phát triển như hiện nay chủ yếu là do lòng tham của con người gây nên.
- Đồng thời, sự thiếu tin tưởng lẫn nhau cũng khiến cho căn bệnh này ngày càng phát triển. Khi thiếu tin tưởng, người ta sẽ đề phòng lẫn nhau bằng việc nói lảng đi chuyện khác, hoặc nói dối. Cái tâm lý: thà lười người còn hơn bị người lừa.
- Sự kiểm soát, quản lý chưa hợp lý của gia đình cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ em cứ mãi nói dối dù không ai dậy chúng cũng biết, bắt chước theo bạn bè: nó nói được con cũng nói được.
KẾT LUẬN
Có thể thấy tình trạng nói dối rải rác ở khắp mọi nơi. Hội nghị, hội thảo phải nói dối số ngày họp, số người dự nếu không sẽ thiếu kinh phí từ ngân sách. Đi chơi, phải nói dối là đi làm để còn có lương và không bị kỷ luật. Các kỳ thi tốt nghiêp, thi tuyển phải nói dối điểm để đủ chỉ tiêu, không ảnh hưởng tới "thành tích". Các công trình, dự án phải nói dối về khối lượng san lấp, vật liệu, ngày công để có tiền lo lót và tiền lãi. Xin việc làm, xét biên chế, chạy lên chức, chạy quyền, chạy án phải nói dối rằng không có đi đêm, hối lộ dù phải chi hàng trăm triệu, hàng tỷ đồng. Các con số được "chế biến" đầy rẫy trong các bản báo cáo khiến các con số thống kê cũng không còn mấy tin cậy. Không chỉ trong các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tư nhân, thậm chí nhiều cá nhân cũng quen nói dối và quen nghề nói dối để trốn thuế, có tiền hỗ trợ, bán được hàng xấu, hàng rởm. Người ta chỉ biết than phiền và ngán ngẩm khi biết đến tiền từ thiện cũng bị quỵt, hàng từ thiện cũng là hàng quá hạn, hàng chất lượng kém và ngay đến lễ vật dâng lên thần linh cũng là đồ dởm.
Hậu quả của những chuyện gian dối là dần dần, người ta mất tin vào những con số. Từ mất tin vào con số đến mất tin vào nhau. Từ mất tin vào nhau, mất tin vào sự nghiêm minh, liêm chính mà xã hội nào cũng cần có. Cho nên, phải coi bệnh nói dối là một nguy cơ, Không thể có cải cách hành chính, tăng trưởng bền vững, an sinh xã hội thành công nếu còn bệnh nói dối. Bởi thế, phải coi việc triệt phá nói dối là một khâu không thể bỏ qua khi làm bất cứ việc gì, triển khai bất kỳ chủ trương, kế hoạch gì.
Nhưng chống nói dối không phải là việc dễ dàng, một người, một ngành, một địa phương đơn lẻ có thể làm được. Chống nói dối là công việc lâu dài, phải có cơ chế chống nói dối, có sự minh bạch trong quản lý xã hội và phải có sự làm gương, cả gương xấu bị vạch mặt lẫn gương tốt được biểu dương.
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro