Lịch sử hình thành
Thành Phố Hội An nằm bên bờ sông Thu Bồn. Nơi đây xưa kia đã có một thời nổi tiếng với tên gọi Faifoo mà các thương nhân Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Ðào Nha, Italia v.v.. đã biết đến từ thế kỷ 16, 17. Từ thời đó, thương cảng Hội An đã thịnh vượng, là trung tâm buôn bán lớn của vùng Đông Nam Á, một trong những trạm đỗ chính của thương thuyền vùng Viễn Ðông.
Lịch sử hình thành
Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên từ 3.000 năm trước, trên vùng đất Hội An ngày nay đã xuất hiện những lớp cư dân đầu tiên. Qua kết qủa nghiên cứu khảo cổ học đã phát hiện nhiều loại hình mộ chum cùng những công cụ sản xuất, công cụ sinh hoạt, đồ trang sức tuyệt xảo bằng đá, gốm, thủy tinh, kim loại, tiền đồng, những hiện vật sắt, đồ trang sức với kỹ thuật chế tác tinh luyện cho phép khẳng định chiều dài tồn tại và phát triển nền văn hóa Sa Huỳnh muộn, đỉnh cao của thời kỳ tiền - sơ sử (từ thế kỷ thứ II trở về trước).
Đặc biệt, tại các hố khai quật các di chỉ ở Hội An thuộc thời kỳ này đã phát hiện được hai loại tiền đồng Ngũ Thù, Vương Mãng thời Hán, gốm và những hiện vật sắt kiểu Tây Hán, hiện vật đồng mang dáng dấp văn hóa Đông Sơn (phía Bắc), những hiện vật mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Óc Eo (phía Nam), hoặc đồ trang sức với công nghệ chế tác tinh luyện có nguồn gốc Ấn Độ, Trung Quốc...chứng minh cư dân Hội An thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh đã có sự giao lưu rộng rãi với bên ngoài. Điều này cũng cho phép khẳng định đầu công nguyên đã có nền ngoại thương manh nha hình thành ở Hội An.
Dưới thời vương quốc Champa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV) vùng đất Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Đại Chiêm Hải Khẩu (Cửa Đại) và Chiêm Bất Lao (Cù Lao Chàm) trở thành điểm dừng chân quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế. Lâm Ấp phố là một thương cảng phát triển, thu hút nhiều thuyền buôn Ả rập, Ba Tư, Trung Quốc đến buôn bán, trao đổi. Hàng hóa xuất khẩu chủ yếu lúc bấy giờ là tơ tằm, ngọc trai, đồi mồi, vàng, trầm hương, nước ngọt...Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời kỳ khá dài, Chiêm cảng Lâm Ấp phố đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và trung tâm tôn giáo- tín ngưỡng Mỹ Sơn.
Với những phế tích nền móng kiến trúc Chăm, những giếng nước Chăm và những pho tượng Chăm (tượng Vũ Công Thiên Tiên Gandhara, tượng Nam thần Tài lộc Kubera, tượng Voi thần...) cùng những mảnh gốm- sứ Trung Quốc, Đại Việt, Trung Cận Đông thế kỷ II - XIV và đồ trang sức, những mảnh vật dụng bằng thủy tinh màu nổi tiếng của vùng Trung cận Đông, Nam Ấn Độ được phát hiện càng làm sáng tỏ giả thuyết từng có một Lâm Ấp phố (thời Champa) trước Hội An (thời Đại Việt), từng tồn tại một Chiêm cảng với nền mậu dịch hàng hải phát triển phồn thịnh.
Đầu thế kỷ thứ XIV, sau sự kiện vua Chiêm Thành là Chế Mân cắt hai châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân của thượng hoàng Trần Nhân Tông, biên giới phía Nam của nước Đại Việt đã đến bờ Bắc sông Thu Bồn. Đầu thế kỷ XV, nhà Hồ (Hồ Hán Thương) tiếp tục mở rộng bờ cõi đến cả Chiêm Động, Cổ Lũy (tương ứng vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay), chia vùng đất mới thành 4 châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa; đặt lộ Thăng Hoa thống lãnh 4 châu, cử An phủ sứ lộ trông coi việc bình định và khai khẩn. Chiến lược di dân từ các vùng phía Bắc đã được các triều đại phong kiến Đại Việt trong thời kỳ này sơ khởi đã phải gián đoạn; phần thì do sự tranh chấp, thôn tính xảy ra liên miên giữa hai nước Việt - Chiêm, phần thì do quân Minh xâm lược đặt ách đô hộ nước ta.
Cho đến giữa thế kỷ XV, năm 1471, đại binh "Nam tiến bình Chiêm" của vua Lê Thánh Tông kéo vào triệt hạ kinh đô Đồ Bàn của Chiêm Thành, đặt ra Đạo thừa tuyên Quảng Nam, bắt đầu cho sự hiện diện chính thức của người Việt ở miền Trung. Tuy nhiên, phải đến thời các chúa Nguyễn vào trấn thủ vùng Thuận Hóa- Quảng Nam thì sự nghiệp khai phá đất Đàng Trong thật sự bước vào thời cao điểm.
Khởi phát từ năm 1558, khi Nguyễn Hoàng quyết tâm rời bỏ vùng đất bản hộ của họ Nguyễn ở Thanh Hóa để tiến về phương Nam, thoát khỏi ách kiềm tỏa của vua Lê - chúa Trịnh, thực hiện kế sách tạo dựng một khu vực quản chế độc lập, phát triển lâu dài, dựa vào ưu thế của vùng đất "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân". Cả vùng đất rộng lớn từ đèo Hải Vân đến đèo Cù Mông mới trở nên ổn định và thu hút đông đảo nhân dân ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và Bắc Trung bộ vào khai hoang lập làng, xây dựng cuộc sống mới. Một bộ phận cư dân Việt phát tích từ các vùng Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đã dừng bước lưu dân, an cư lạc nghiệp, dựng làng lập phố bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng.
Để thu phục nhân tâm, có đủ sức đương đầu với thế lực hùng mạnh của chính quyền Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài, Nguyễn Hoàng đã ban hành và thực thi hàng loạt các chính sách tích cực, xây dựng và củng cố uy lực của một thể chế chính quyền mới như khuyến khích khai hoang, trọng dụng người tài, xây dựng lực lượng quân đội hùng hậu...Đến thời các chúa Nguyễn kế nghiệp sau đó ở Đàng Trong là thời kỳ phát triển rất mạnh của nền công nghiệp hàng hải mậu dịch quốc tế và là thời đại hoàng kim của hệ thống thương mại Đông Á. Cùng với tài thao lược của các chúa Nguyễn đương thời; cộng đồng cư dân Hội An - xứ Quảng đã biết phát huy tính cần cù, trí thông minh, óc sáng tạo để xây dựng nên phố thị, làng quê ngày càng thêm trù phú.
Từ giữa thế kỷ XVI, các "Chiêm cảng" ở miền Trung vốn có truyền thống từ thời đại Champa được tái sinh. Do có vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn nhân lực tràn đầy sinh khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khôn khéo, thoáng mở...nên cảng thị Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm...tấp nập đến giao thương.
Từ một "Chiêm cảng" bị suy tàn, Hội An mau chóng phục hưng và trở thành trung tâm thương mại quốc tế phát triển thịnh đạt bậc nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Hội An giữ vai trò trung tâm điều phối cho các thương cảng miền Trung như Thanh Hà (Huế), Thị Nại (Bình Định) và cùng với các cảng Đồng Nai, Sài Gòn, Hà Tiên...trở thành những thương cảng trọng yếu ở Đàng Trong. Không những thế, với vai trò là trung tâm liên vùng, Hội An đã cùng với Goa (Ấn Độ), Ayuthaya (Siam), Malacca (Malaysia), Batavia (Indonesia), Lyzon (Philippin)...nối kết với Formosa (Đài Loan), Macao, Hạ Môn (Trung Quốc), Pusan (Hàn Quốc) tạo nên một hệ thống thương mại hoàn chỉnh của châu Á.
Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, "cảng thị thuyền buồm" Hội An suy thoái dần, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc tế cho "cảng thị cơ khí" Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của Quảng Nam.
Dưới thời Pháp thuộc, Đà Nẵng là đất "nhượng địa", còn Quảng Nam trở thành đất "bảo hộ". Bên cạnh chính quyền Nam triều còn có chính quyền bảo hộ của thực dân Pháp cai trị, mà đứng đầu là công sứ Pháp kiêm nhiệm Chủ tịch Hội đồng tỉnh Quảng Nam, đóng tòa sứ tại Hội An cùng các cơ quan đầu não của bộ máy chính quyền bảo hộ. Trong các thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ đều chọn Hội An làm tỉnh lỵ, đặt nhiều cơ quan đầu não chính trị, quân sự của Quảng Nam.
Nên đi Hội An vào thời gian nào?
Thời tiết Hội An mỗi năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 7 hàng năm, thỉnh thoảng tùy vào thời tiết từng năm có thể có những đợt rét nhưng không quá lạnh và kéo dài.
- Thời điểm lý tưởng nhất đến Hội An là vào khoảng tháng 2 đến tháng 4, thời tiết lúc này hầu như không mưa và khá dễ chịu.
- Đi Hội An vào ngày 14 âm lịch hàng tháng để tham dự đêm phố cổ. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội được nghe các bài hát cổ truyền, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức các món ăn ngon tuyệt, đặc biệt được tận mắt nhìn ngắm những chiếc đèn lồng đỏ rực giăng khắp phố
Phương tiện đi và tới Hội An
Thành phố Hội An cách Đà Nẵng khoảng 30km, từ đây có 2 hướng để đến được Hội An, Một là đi theo quốc lộ 1 về phía Nam khoảng 27km đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái thêm 10km. Vào Hội An theo đường Huỳnh Thúc Kháng có thể ghé thăm Tháp Chàm Bằng Anh ở Vĩnh Điện. Con đường thứ hai gần hơn, vắng hơn, đi từ Trung Tâm Đà Nẵng qua cầu sông Hàn, vào tỉnh lộ Đà Nẵng - Hội An, ghé thăm Ngũ Hành Sơn, đến Hội An khoảng 30km. Từ Hà Nội và Sài Gòn các bạn có thể lựa chọn các nhà xe chất lượng cao đi Hội An, từ Đà Nẵng có thể thuê xe máy tự di chuyển tới Hội An hoặc thuê riêng một chuyến taxi để đi, nếu thuê taxi các bạn chú ý nên thống nhất giá cả với lái xe ngay từ đầu, không cần thiết sử dụng cách tính cước bấm đồng hồ.
Thuê xe máy tại Đà Nẵng
- Thân Thiện Nhân
Địa chỉ : 69 Phan Thúc Duyện, Đà Nẵng
Điện thoại : 0511 3956996 - 0905 860960
- Hà Long
Địa chỉ : 77b Phạm Văn Nghị, Đà Nẵng
Điện thoại : 0905 506406 - 0511 3703350
- Bảo Long
Địa chỉ : 55 Đặng Thai Mai, Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện thoại : 0905 732000
- Thanh Hà
Địa chỉ : Lô 6, khu B9, khu dân cư Nam cầu Tuyên Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại : 0125 5125127
- Anh Kườm
Địa chỉ : 243 Điện Biên Phủ, Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện thoại : 0166 2353347
- Tín Nghĩa
Địa chỉ : Lô 8 khu B3, Phạm Đình Hổ, Thanh Khê, Đà Nẵng
Điện thoại : 0902444697
- Trung Châu
Địa chỉ : 36 Thanh Long, Đà Nẵng
Điện thoại : 0903 095699
Thuê xe đạp tại Hội An
- Anh Trung
Địa chỉ : 15/1 Đuờng Trần Hưng Đạo, Tp Hội An
Điện thoại : 0905 892315
- Chị Ánh
Địa chỉ : 80 Trần Hưng Đạo, Tp Hội An
Điện thoại : 01695 102268
- Chị Loan
Địa chỉ : 129 Trần Hưng Đạo, Tp Hội An
Điện thoại : 0905 710907
- Chị Lành
Địa chỉ : 308 Nguyễn Duy Hiệu, Tp Hội An
Điện thoại : 0935 041891
- Chị Linh
Địa chỉ : 201 - 203 Lý Thường Kiệt, Tp Hội An
Điện thoại : 0903 164707
- Chị Phong
Địa chỉ : 1 Lê Lợi, Tp Hội An
Điện thoại : 0905 762526
- Anh Cước
Địa chỉ : 79 Thái Phiên, Tp Hội An
Điện thoại : 0914 080912
- Chị Yến
Địa chỉ : 617 Hai Bà Trưng, Tp Hội An
Điện thoại : 0905 397138
- Anh Cường
Địa chỉ : 599 Hai Bà Trưng, Tp Họi An
Điện thoại : 0976 055817
- Chị Trâm
Địa chỉ : 56 Bà Triệu, Tp Hội An
Điện thoại : 0935 969576
- Anh Cảnh
Địa chỉ : 115 Bà Triệu, Tp Hội An
Điện thoại : 01627 565018
Khách sạn nhà nghỉ tại Hội An
Là một thành phố thân thiện, homestay khá phổ biến ở Hội An. Ngoài ra với mạng lưới các khách sạn cao cấp cho tới các nhà nghỉ bình dân dày đặc, bạn không cần quá lo lắng về chỗ nghỉ khi tới với Hội An. Có điều nếu đi vào mùa cao điểm, các ngày lễ kỳ nghỉ dài các bạn vẫn nên chủ động đặt phòng trước để không quá bị động.
Các địa điểm du lịch tại Hội An
Phố cổ Hội An
Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km², với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo kiểu bàn cờ. Nằm sát với bờ sông là đường Bạch Đằng, tiếp đó tới đường Nguyễn Thái Học rồi đường Trần Phú nối liền với Nguyễn Thị Minh Khai bởi Chùa Cầu. Do địa hình khu phố nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, các con đường ngang Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hoàng Văn Thụ và Trần Quý Cáp hơi dốc dần lên nếu đi ngược vào phía sâu trong thành phố. Đường Trần Phú xưa kia là con đường chính của thị trấn, nối từ Chùa Cầu tới Hội quán Triều Châu. Vào thời Pháp thuộc, đường này được mang tên Rue du Pont Japonnais, tức Phố cầu Nhật Bản. Ngày nay, đường Trần Phú rộng khoảng 5 mét với nhiều ngôi nhà không có phần hiên, kết quả của lần mở rộng khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hai con đường Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng hình thành muộn hơn, đều do bùn đất bồi lấp. Đường Nguyễn Thái Học xuất hiện năm 1840, sau đó được người Pháp đặt tên là Rue Cantonnais, tức Phố người Quảng Đông. Đường Bạch Đằng ra đời năm 1878, nằm sát bờ sông nên xưa kia từng có tên gọi là Đường Bờ Sông. Nằm sâu về phía thành phố, tiếp theo đường Trần Phú là đường Phan Chu Trinh, con đường mới được xây dựng thêm vào khoảng thời gian sau này. Trong khu phố cổ còn nhiều đường hẻm khác nằm vuông góc với đường chính kéo dài ra đến tận bờ sông.
Đường Trần Phú là con đường chính, nơi tập trung nhiều nhất những công trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình cho kiến trúc Hội An. Nổi bật nhất trong số này là các hội quán do người Hoa xây dựng để tưởng nhớ đến quê hương của họ. Nếu bắt đầu từ Chùa Cầu, sẽ thấy năm hội quán trên đường Trần Phú, tất cả đều bên số chẵn: Hội quán Quảng Đông, Hội quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quỳnh Phủ và Hội quán Triều Châu. Ở góc đường Trần Phú và Nguyễn Huệ là miếu Quan Công, di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của người Minh Hương ở Việt Nam. Ngay sát miếu về phía Bắc, có thể thấy Bảo tàng Lịch sử - Văn hóa Hội An, nguyên trước đây là ngôi chùa Quan Âm của dân làng Minh Hương. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Gốm sứ Mậu dịch cũng nằm trên con đường này. Theo đường Trần Phú, đi qua Chùa Cầu sẽ dẫn tới đường Nguyễn Thị Minh Khai. Những ngôi nhà truyền thống ở đây được tu bổ và bảo tồn rất tốt, phần lối đi bộ hai bên được lát gạch đỏ, phía cuối đường là vị trí của đình Cẩm Phô. Phía Tây đường Nguyễn Thái Học có một dãy phố được hình thành bởi những ngôi nhà có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần phía Đông là khu phố mua bán nhộn nhịp với những ngôi nhà kiểu hai tầng, diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An nằm ở số 33 của con đường này là ngôi nhà cổ lớn nhất khu phố cổ, có chiều dài 57 mét, chiều ngang 9 mét. Trong mùa mưa bão, đường Nguyễn Thái Học và khu vực xung quanh thường bị ngập lụt, dân cư phải sử dụng thuyền để đi mua sắm và đến các quán ăn. Khu phố phía Đông phố cổ từng là khu phố của người Pháp. Trên đường Phan Bội Châu, dãy phố phía Tây được xây dựng san sát những ngôi nhà với mặt đứng kiểu châu Âu, đa số một tầng. Nơi đây từng là nhà ở của các công chức dưới thời Pháp thuộc.
Hệ thống các nhà cổ
Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. Khuôn viên trung bình của các ngôi nhà có chiều ngang khoảng 4 đến 8 mét, chiều sâu khoảng 10 đến 40 mét, biến thiên theo từng tuyến phố. Bố cục mặt bằng phổ biến của những ngôi nhà ở đây gồm: vỉa hè, hiên, nhà chính, nhà phụ, hiên, nhà cầu và sân trong, hiên, nhà sau ba gian, vườn sau. Thực chất, nhà phố ở Hội An bao gồm nhiều nếp nhà bố trí theo chiều sâu và cấu thành không gian kiến trúc gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ cúng. Cách phân chia này phù hợp với mặt bằng hẹp và kết hợp nhiều công năng của ngôi nhà. Có thể nhận thấy đây là một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa khu vực.
Ở không gian nhà chính, hệ thống 16 cây cột phân bố 4 x 4 tạo thành phân vị chiều ngang và chiều sâu theo cấu trúc 3 x 3 gian, trong đó 4 cột trung tâm cao hơn hẳn các cột còn lại. Đây chính là không gian dành cho buôn bán với gian đầu từ đường vào là chỗ bán hàng, gian kế tiếp là kho hàng hóa được ngăn bằng vách, gian thứ ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong. Điểm đặc biệt này là một đặc trưng rất quan trọng của nhà phố Hội An, dù đôi khi cũng có trường hợp bàn thờ quay ra phía đường. Bên cạnh các nhà chính phổ biến dạng 3 x 3 gian, một số ít ngôi nhà khác có nhà chính rộng hoặc hẹp hơn, kiểu 3 x 2 gian hoặc 3 x 5 gian. Không gian tiếp theo nhà chính là nhà phụ, thường thấy ở những ngôi nhà hai tầng có chiều cao thấp. Khoảng không gian mở này vừa được tiếp nối với mặt đường, vừa tách biệt với những hoạt động buôn bán phía ngoài, lại có thể tiếp nhận ánh sáng của sân trời, được dùng làm nơi gia chủ tiếp khách. Nhà cầu và sân trong là không gian được chia hai phần theo chiều dọc, có kết cấu độc lập với nhà trước và nhà sau, mang chức năng chuyển tiếp. Phần sân trời được lát đá, trang trí bể nước, non bộ, cây cảnh, giúp ngôi nhà thoáng và hòa hợp với thiên nhiên hơn. Ngược lại, phần nhà cầu có mái nối liền nhà trước với nhà sau thành một cơ cấu liên tục, rất phù hợp với điều kiện khí hậu nhiều mưa và nắng nóng ở đây. Dù trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, mọi sinh hoạt trong nhà vẫn có thể diễn ra bình thường. Nhà sau là không gian sinh hoạt của cả gia đình, được ngăn buồng bằng các vách gỗ. Phía sau nhà sau còn một khoảng không gian nữa, dành cho bếp, nhà vệ sinh và các chức năng phụ khác. Đối với một ngôi nhà thông thường, không gian thờ cúng chỉ chiếm một phần nhỏ, nhưng luôn được dành riêng một vị trí quan trọng. Để các công năng buôn bán, vận chuyển hàng hóa, sinh hoạt không bị cản trở, ban thờ thường được chuyển lên gác lửng. Ở những ngôi nhà một tầng, ban thờ được đặt ở phần mái phụ của nhà trước hoặc trung tâm nhà sau. Trong những ngôi nhà hai tầng, toàn bộ tầng hai của nhà chính thường được dùng làm kho hàng và ban thờ cũng được bố trí ở tầng này.
Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Rất ít trường hợp mái nhà chính phủ lên cả phần nhà phụ. Ngược lại, đa số nhà cầu được lợp theo kiểu bốn mái. Trên mặt bằng tổng thể thì nhà trước, nhà cầu và nhà sau được lợp bằng những mái riêng biệt. Ngói ở Hội An là loại ngói làm từ đất, mỏng, nung thô, mang hình vuông, mỗi cạnh khoảng 22 cm và có dạng hơi cong. Khi lợp, đầu tiên người ta xếp một hàng ngói ngửa lên và sau đó tiếp tới một hàng ngói úp xuống. Cách lợp này được gọi là kiểu lợp ngói âm dương. Khi lợp xong mái, các viên ngói được cố định bằng vữa, tạo thành những dải ngói nhô lên dọc xuôi theo mái, khiến toàn bộ mái toát nên một vẻ cứng cáp, mạnh mẽ. Ở trên đỉnh mái, phần nóc mái được xây cao lên hình chữ nhật như một cái hộp, cũng có một số trường hợp hai bên tường hồi cũng được xây cao hẳn làm cho toàn bộ tổng thể dường như bị mất cân đối. Hình thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.
Nhà cổ Quân Thắng
Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
Đó là một điển hình của loại nhà trệt thông hai mặt đường Trần Phú và Nguyễn Thái Học. Ngôi nhà này là một trong những ngôi nhà cổ nhất trong Đô thị cổ. Bước vào nhà, có thể nhìn thấy nhiều đặc trưng kiến trúc của Hội An. Đó là kiểu vì "kẻ chuyền" trong cấu trúc hệ mái nhà chính, là một không gian nhỏ có mái che nhìn ra sân trời với vì kèo "chồng rường" được trang trí rất đẹp. Đối diện với sân trời là mái vì vỏ cua. Tường bao xung quanh sân trời được trang trí đẹp bằng gốm Trung Quốc, các đồ án trang trí hình các con vật, cảnh vật cùng với hòn non bộ đã biến nơi đây thành một bức tranh tuyệt tác.
Nhà cổ Tấn Ký
Nhà cổ Tấn Ký gồm nhiều nếp nối với nhau, nếp thứ nhất có 6 hàng cột tạo thành 3 gian nhà, 2 gian hai bên và gian giữa. Xuất xứ của những tảng đá tròn nằm bên dưới những cây cột kia được chở về từ Thanh Hóa, chỉ có loại đá chắc khỏe này mới giúp cho những thanh cột tránh được mục ruỗng, điều đó cũng lý giải vì sao đã mấy trăm năm nay, ngôi nhà cổ này vẫn còn như nguyên trạng.
Còn các cột hiên hình vuông này lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn. Còn mí cửa gắn 2 con mắt kia là "hình xoáy âm dương lá đề", đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình".
Nóc ngôi nhà chia làm hai phần vì nóc sát hiên nên được kiến trúc theo kiểu "cột trốn kẻ chuyền" (các cột được "trốn" bằng cách "mọc" lên từ các thanh xà ngang) gồm 3 hàng cột cộng với hàng cột hiên. Rồi kế tiếp hàng cột thứ 4 và thứ 5, kiến trúc theo kiểu "chồng rường giả thủ" (các rường cột chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón) được chạm trổ tinh vi. Hàng cột thứ 5 và thứ 6 có kết cấu vì vỏ cua cong vồng lên in hệt vỏ cua vậy.
Có thể nói thêm rằng các hình chạm khắc này đều có ý nghĩa biểu trưng của nó như con dơi là biểu trưng về hạnh phúc; hòm thư: Học hành; quả lựu: Thật nhiều con cái. Đi hết nếp 2, nếp 3 lại xoay ngang gồm 4 hàng cột ăn thông lên mái. Mái lợp ngói âm dương rất dày nên thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.Nếp thứ hai chạy dọc theo sân trời (vì rằng những ngôi nhà hình ống ở Hội An chung tường với nhau và ít có cửa sổ, để thông thoáng cũng như tuân theo triết lí Tam Tài của người phương Đông, chủ nhân những ngôi nhà này để một gian chính giữa đón lấy bầu trời gọi là sân trời) gồm hai tầng kết cấu và cũng theo lối "chồng rường giả thủ" quen thuộc nhưng nhỏ hơn, 2 cột vuông đứng trên tảng đá vuông với các tai cột chạm khắc hình con sóc, hòm thư, quả lựu, quả phật thủ, con dơi.
Đôi câu đối trên bức hoành phi tại ngôi nhà cổ gần như vẫn giữ được nguyên vẹn.
Bích xích thùy dương thiên lý vũ
Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư
Tạm dịch:
Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm
Một mảnh trăng chỉ rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách
Nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng cách đây hơn 100 năm trong thời kỳ phát triển của đô thị Hội An. Chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là người Việt buôn bán phát đạt và giao lưu rộng rãi. Ông đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng có nghĩa là Hưng Thịnh với mong muốn gia đình luôn làm ăn phát đạt. Xưa kia đây là tiệm bán các mặt hàng lâm thổ sản như quế, tiêu, muối, các mặt hàng lụa tơ tằm, đồ sứ, thủy tinh...chủ nhân hiện nay là con cháu thuộc thế hệ thứ 8 vẫn còn sống và bảo quản nhà cổ. Đây là một trong những mẫu nhà đẹp nhất của kiến trúc cổ Hội An.
Đây là kiểu nhà buôn bán phổ biến thế kỷ 19 tại các đô thị ở Việt Nam: nhà hình ống, mặt tiền rộng, vật liệu chủ yếu là gỗ. Nhà cổ Phùng Hưng có kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc Việt Nam, Nhật Bản và Trung Hoa. Hệ thống ban công và cửa là của người Trung Quốc. Mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái "tứ hải" là kiến trúc Nhật. Còn lại là hệ thống sườn gỗ, xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là của Việt Nam. Với hệ thống 80 cột gỗ lim tất cả được đặt trên chân đá để tránh việc tiếp xúc chân cột với đất.
Hệ thống cửa trên song dưới bản dễ di chuyển trong nhà có thể mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Các cánh cửa có thể tháo rời ra. Người ta cũng lợp ngói âm dương, giữ cho ngôi nhà mát mẽ, thông thoáng quanh năm vì mái nhà có nhiều khe rãnh. Bộ phận đỡ mái hiên được chạm khắc hình cá chép vốn là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cá chép đối với người Trung Hoa là sự may mắn, đối với người Nhật là quyền lực, đối với Việt Nam là sự thịnh vượng. Trên gác gia đình đặt bàn thờ và Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Nhà cổ Đức An
Nhà cổ Đức An một ngôi nhà đã 180 năm tuổi mà ở đó những nét cổ kính, trầm mặc vẫn đang hiện hữu trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình khiến người ta cảm nhận rõ hơn cái sự trôi chậm của thời gian. Từ những đồ vật rất đỗi giản dị trong ngôi nhà như chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút... đến những bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình cũng đã ngót nghét hàng trăm năm.
Lịch sử nhà cổ Đức An với sau sự kiện chống thuế năm 1908, nhà Đức An chuyển sang bán thuốc Bắc hòa vào việc buôn bán tấp nập của cùng nhiều hiệu thuốc Bắc ở Hội An song vẫn là điểm hẹn gặp gỡ của các chí sĩ yêu nước trong khu vực. Vào những năm 1925 - 1926, khi các phong trào yêu nước và kháng Pháp đã chuyển hướng tiến bộ hơn, nhà Đức An trở thành nơi gặp gỡ của những thanh niên và trí thức yêu nước. Những tác phẩm về dân chủ tư sản thế giới, các tác phẩm của Phan Châu Trinh về phong trào Duy Tân và các sách báo tiến bộ khác như: Báo "Chuông rè", "Đông Pháp thời báo", " Tân thế kỷ", " Nhân loại" và đặc biệt là báo "Việt Nam hồn" xuất bản tại Pháp cũng được cất giữ và lưu hành tại đây.
Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên
Nhà cổ Diệp Đồng Nguyên, nằm trên đường Nguyễn Thái Học. Nơi đây được nhiều du khách, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước coi như một bảo tàng cổ vật vô giá- luôn mở rộng cửa cho du khách đến xem. Hiện vật cổ bày la liệt mà không có vẻ được bảo vệ, nhưng cũng chưa bao giờ xảy ra chuyện mất mát.
Ngôi nhà này được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ 19. Tổ tiên của chủ nhà này là một thương nhân người Hoa. Đặc biệt, bên trong ngôi nhà bài trí rất nhiều cổ vật Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản có nhiều niên đại khác nhau. Nhà kết cấu có ô thông sàn lên tầng hai, kiểu ô thông sàn này là đặc trưng của các nhà cổ ở Hội An, từng được sử dụng để làm nơi vận chuyển hàng hoá, đồ vật thông qua hệ thống ròng rọc dây kéo bằng tay.
Nhà thờ cổ tộc Trần
Nằm trong khu vườn rộng 1.500 m2 được bao bọc bằng bờ tường cao cùng cây cối xanh tươi và chịu ảnh hưởng bởi lối kiến trúc Á Đông mang phong cách Nhật Bản, Trung Hoa, ngôi nhà chia làm 2 phần: phần chính để thờ cúng và phần phụ bên cạnh để vị trưởng tộc cũng như khách ở. Giữa gian phòng khách và gian thờ cúng có một ngạch cửa dùng như chướng ngại vật, nhắc nhở mọi người khi vào bên trong phải cúi đầu làm lễ. Phía sau ngôi nhà là mảnh vườn với mô đất cao là nơi để "chôn nhau cắt rốn" của dòng họ. Tất cả được xây dựng hài hòa, tuân thủ theo phép phong thủy nghiêm ngặt. Hằng năm, vào một ngày định kỳ, tất cả bà con trong dòng họ đều tụ tập lại cùng nhau hương khói để tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên. Sự gặp gỡ hằng năm như thế giúp mối quan hệ giữa các thành viên trong dòng họ ngày càng sâu sắc vì với thời gian, con cháu trong tộc sẽ ngày càng đông hơn cho nên sự củng cố nhà thờ càng thêm cần thiết.
Hệ thống các hội quán
Vào thời kỳ trung cổ do quá trình giao thương giữa Trung Hoa và các nước lân cận phát triển mạnh mẽ và ở bất cứ nơi đâu người Hoa cũng có cách tổ chức cộng đồng chặt chẽ dựa trên cơ sở những người đồng hương. Để ổn định việc buôn bán và đảm bảo quyền lợi cho những người đồng hương của mình họ đã dựng lên hội quán để là nơi sinh hoạt văn hoá, tâm linh chung của cả cộng đồng. Có lẽ đây là một đặc trưng riêng của người hoa trên toàn thế giới
Trong quá khứ, Hội An là nơi sinh sống, làm ăn của 5 bộ phân dân cư lớn của người Hoa đó là: Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu, Quỳnh Phủ và Quảng Đông và tương xứng với đó là 5 hội quán với quy mô khá lớn để làm nơi sinh hoạt cộng đồng của họ. Về kiến trúc của các Hội Quán thường tuân thủ theo nguyên mẫu đó là: cổng lớn phía trước, tiếp đến một khoảng sân rộng có trang trí cây cảnh, non bộ và hai nhà phụ thờ Tả thần và Hữu thần, sau đó là phương đình, nơi tiến hành các nghi lễ, kết thúc bởi nhà thờ, kiến trúc lớn nhất của tổng thể. Các hội quán đều được trang trí cầu kỳ, tỷ mỷ với bộ khung gỗ được chạm trổ, sơn son thếp vàng, phần mái tô điểm các con thú bằng sành tráng men nhiều màu. Ngày nay, các hội quán tuy đã bị thay đổi sửa chữa nhiều, nhưng bộ khung gỗ vẫn bảo lưu được nhiều yếu tố gốc. Ngoài chức năng duy trì sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn một chức năng quan trọng khác, đó là tín ngưỡng. Tùy theo tục quán tín ngưỡng của từng cộng đồng mà hội quán lấy cơ sở để thờ phụng.
Hội quán Phúc Kiến
Sử Trung Hoa kể rằng, vào thế kỷ XVII, năm 1649, ở Trung Quốc, nhà Thanh diệt nhà Minh, lập ra triều Mãn Thanh. Các tướng lĩnh triều Minh không thuần phục, nỗi dậy phản Thanh phục Minh và đã bị thất bại. Nhiều người trong số họ đã đưa gia đình lên tàu vượt biển đến xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Hội An. Họ đã xin Chúa Nguyễn cho phép định cư ở Hội An, và thành lập ở đây làng Minh Hương, đó là những người dến từ 5 bang chính: Triều Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến, Hải Nam, Haka hay còn gọi là Hẹ. Vì người Hoa cũng như người Việt sống mang tính cộng đồng rất cao, để có thể đoàn kết cùng nhau buôn bán, tương trợ lẫn nhau khi hoạn nạn mỗi bang đã lập nên cho mình một hội quán. Hội quán Phúc Kiến nỗi tiếng bởi vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ, uy nghiêm trong một không gian rộng lớn, kiến trúc đặc sắc kiểu Trung Hoa và sự linh thiêng của nó.
Hội quán Phúc Kiến là nơi thờ Bà Thiên Hậu Thánh Mẫu và các vị thần bảo hộ về sông nước, tiền của, con cái, các vị tổ tiên và là nơi họp đồng hương và giúp dỡ lẫn nhau của người Phúc Kiến, những người đến Hội An sớm nhất và đông nhất. Đây là công trình kiến trúc tiêu biểu tại Hội An được xây dựng vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp của Hoa Kiều bang Hội Quán Phúc Kiến càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô diểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Trước kia Hội quán được xây dựng hoàn toàn bằng gỗ nhưng đến năm 1757 đã được xây lại bằng gạch và mái gói. So với các Hội quán khách ở Hội An như Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam ... thì Phúc Kiến có không gian rộng và sâu nhất
Hội quán Quảng Đông
Hội quán được Hoa Kiều Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Nghệ thuật sử dụng hài hòa các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực và họa tiết trang trí đã đem lại cho hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hiện nay hội quán còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ như: 4 bức hoành phi lớn, 1 lư trầm lớn bằng đồng cao 1,6m rộng 0,6m, 1 cặp đôn sứ men ngọc Trung Quốc... Hàng năm, vào ngày Nguyên Tiêu (15/1 âm lịch) và vía Quan Công (24/6 âm lịch), hội quán lại tổ chức lễ hội rất linh đình, thu hút nhiều người tham gia.
Hội quán Triều Châu
Hội quán Triều Châu hay còn gọi là chùa Âm Bổn, tọa lạc tại 157 Nguyễn Duy Hiệu. Hội quán Triều Châu được Hoa kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 làm nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng riêng của người Triều Châu ở Hội An. Hội quán thờ các vị thần chế ngự sóng gió, qua đó cầu mong việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm, xuôi gió. Hội quán là một công trình kiến trúc với bộ khung gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những họa tiết, trang trí bằng gỗ theo các truyền thuyết dân gian và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hệ thống bảo tàng
Bảo tàng lịch sử văn hóa Hội An
Bảo tàng hình thành từ năm 1989, trưng bày trên 212 hiện vật bằng gốm, sứ, đồng, sắt, giấy, gỗ ...có liên quan đến các giai đoạn phát triển của Ðô thị - thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hóa Sa Huỳnh (Từ đầu đắn thế kỷ thứ II sau Công nguyên), tiếp nối bởi văn hóa Champa (Thế kỷ II - TK XV) và văn hóa Ðại Việt, Ðại Nam (TK XV - XIX). Với những hiện vật khảo cổ được phát hiện dưới lòng sông, lòng biển, trên mặt đất, cả trong lòng phố cổ và vùng ngoại ô, Bảo tàng Lịch Sử Văn Hoá đã minh chứng sinh động diễn trình lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Hội An. Đặc biệt những hiện vật thời Đại Việt (từ cuối thế kỷ XV - giữa thế kỷ XIX) được trưng bày ở Bảo tàng này phần nào nói lên vai trò Hội An với tính chất là một trung tâm thương cảng mậu dịch quốc tế ở Đàng Trong - Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á.
Bảo tàng văn hóa dân gian Hội An
Bảo tàng Văn hoá Dân gian Hội An được bắt đầu mở cửa đón khách vào ngày 24/3/2005. Nguyên đây là ngôi nhà cổ điển hình trong Đô thị cổ, có chiều dài 57m, chiều ngang 09m, gồm hai tầng, sàn bằng gỗ, thông hai mặt phố Nguyễn Thái Học và Bạch Đằng. Ở tầng 2, Bảo tàng trưng bày 490 hiện vật, giới thiệu về bốn chủ đề chính: Nghệ thuật tạo hình dân gian, nghệ thuật diễn xướng dân gian, ngành nghề truyền thống và sinh hoạt dân gian. Ở tầng 1, gồm các hoạt động trình diễn khá sống động minh hoạ cho những giá trị Văn hoá Dân gian Hội An. Bảo tàng được coi là thiết chế văn hoá đặc biệt và hiếm hoi trong khu vực. Bằng những hình ảnh, hiện vật gốc và các hoạt động trình diễn Bảo tàng Văn hoá Dân gian đã thể hiện các giá trị thuộc văn hoá phi vật thể, giới thiêụ về bề dày truyền thống văn hoá, sự sáng tạo, những đóng góp của các thế hệ cư dân địa phương trong quá trình xây dựng phát triển vùng đất Hội An.
Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh
Bảo tàng Văn hóa Sa Huỳnh nằm tại 149 Trần Phú, Tp Hội An. Tại đây trưng bày tại bảo tàng là bộ sưu tập đầy đủ và độc đáo về các hiện vật nhằm cung cấp những thông tin về cư dân cổ thuộc hệ Văn hoá Sa huỳnh (niên đại cách đây hơn 2000 năm), được coi là chủ nhân của cảngsahuynh1 - thị sơ khai Hội An, từng có quan hệ, giao lưu với Nam Ấn Độ, với Trung Hoa. Điều lý thú là các hiện vật đều có địa chỉ khảo cổ học rất tin cậy, vì cùng với hiện vật là hệ thống tài liệu, ảnh chụp, phim vidéo... minh chứng rõ ràng vị trí của chúng trong lòng đất. Cùng với hiện vật, các tài liệu ghi chép trong quá trình khảo cổ còn phản ảnh nhiều thông tin khác về táng tục, quan niệm sống chết, nhận thức về sự phát triển, mối quan hệ giao lưu... của cư dân cổ thuộc hệ Văn hoá Sa Huỳnh trên đất Hội An. Không kể số có trong kho, chỉ riêng phần trưng bày đã có 216 hiện vật Văn hoá Sa Huỳnh phát hiện từ kết quả các đợt thám sát, khai quật khảo cổ học ở Hội An từ 1989 -1995 tại các địa điểm Hậu Xá, Thanh Chiếm, An Bang, Xuân Lâm, Đồng Nà.
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An
Được xây dựng từ năm 1995, lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Được xây dựng vào năm 1995, bảo tàng lưu giữ trên 430 hiện vật gốm sứ có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 18. Hầu hết các hiện vật là gốm sứ mậu dịch có nguồn gốc từ Trung Cận Đông, Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan, Việt Nam... minh chứng cho vai trò quan trọng của thương cảng Hội An trong mạng lưới mậu dịch gốm sứ trên biển vào các thế kỷ trước, đồng thời cũng cho thấy quan hệ giao lưu văn hoá- kinh tế quốc tế đã từng diễn ra rất mạnh mẽ ở Hội An.
Các làng nghề
Làng gốm Thanh Hà
Có nguồn gốc Thanh Hoá, làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Cẩm Hà được hình thành từ cuối thế kỷ 15 và phát triển mạnh cùng với cảng thị Hội An trong các thế kỷ kế tiếp. Sảm phẩm gốm Thanh Hà được làm từ nguồn nguyên liệu chính là đất sét bởi những bàn tay điêu luyện của nghệ nhân và kỹ thuật truyền thống của làng nghề. Sản phẩm chủ yếu là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con giống ... mang nhiều kiểu dáng, màu sắc rất phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác. Cho đến nay, làng gốm Thanh Hà vẫn tồn tại và hoạt động sản xuất thủ công với phương tiện và kỹ thuật truyền thống. Chính vì thế làng gốm Thanh Hà trở thành một bảo tàng sống, một nguồn tư liệu quý giá cho các nhà khoa học tìm hiểu, nghiên cứu về nghề gốm cổ truyền của Việt Nam nói riêng cũng như của vùng Đông Nam Á nói chung.
Làng rau Trà Quế
Làng rau truyền thống Trà Quế thuộc phường Cẩm Hà, Tp Hội An. Rau xanh Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với nhiều sản phẩm rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò nên có hương vị đặc trưng riêng. Trà Quế không chỉ là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng cao mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.Giữa tiết trời xuân ấm áp, chúng tôi đến làng nghề truyền thống Trà Quế để thưởng thức dư vị ngan ngát thơm nồng của các loại rau và xem người làng rau... làm du lịch.
Làng Mộc Kim Bồng
Làng Kim Bồng (tên cũ là Kim Bồng Châu, nay một phần lớn thuộc xã Cấm Kim thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam), nơi hình thành nghề thủ công nổi tiếng mang tên nghề mộc Kim Bồng, nằm ở hữu ngạn hạ lưu sông Thu Bồn chảy qua Hội An trước khi đổ ra biển. Từ làng nhìn qua bên kia sông là khu phố cổ Hội An. Đây là một vị trí thuận lợi vừa không cách xa trung tâm đô thị, vừa dễ dàng trong việc giao thông - vận chuyển vật liệu bằng đường thủy để phát triển ngành nghề.
Chùa Cầu
Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước. Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến.
Chùa Ông
Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Toàn thể ngôi chùa gồm 4 tòa nhà, một tiền đình, 2 tả, hữu vu và một chính diện rộng. Bốn tòa cất xây theo kiểu chữ khẩu và kiến trúc, cấu trúc theo kiểu chồng tránh, ngói lợp và nóc rất độc đáo, trang trí Rồng, Giao. Chính điện đặt pho tượng Quan Vân Trường tướng quân, mặc thanh bào thêu rồng nổi kim tuyến, nét mặt oai nghiêm tươi sáng, đôi mắt sắc mà lung linh nhìn về phía trước.Chính điện còn có 2 pho tượng Châu Thương, người nô tì dũng cảm, trung thành của Quan Công và tượng Quan Bình nghĩa tử; 2 con ngựa thờ cao bằng ngựa thật, bên tả là con ngựa trắng, bên hữu ngựa xích thố - con ngựa mà Vân Trường rất quý khi được Tào Tháo ban cho. Đứng trước những pho tượng này khách thưởng lãm không thể không ngợi khen bàn tay tinh xảo tỉ mỉ của người thợ tạo hình từ xa xưa.
Hiện nay, trong miếu còn rất nhiều biển liễn, hoành phi, sắc phong, bia đá và những hiện vật cổ, đặc biệt là còn lưu lại bài thơ đề vịnh của Xuân Quận Công Nguyễn Nghiễm ( thân phụ của Đại thi hào Nguyễn Du) xướng và 2 bài họa của Uông Sĩ Cư và Nguyễn Lệnh Tân và bài ngụ ngôn cổ phong của Nguyễn Nghiễm. Mấy bài này làm vào năm 1775, lúc Xuân Quận Công phụng chức tả tướng quân Bình Nam vào đóng quân ở Hội An. Đó là một di tích lịch sử lưu dấu vết xa xưa trong thời phân tranh Trịnh- Nguyễn còn lại ở xứ Đàng Trong từ thế kỷ 18 còn đến ngày nay.
Giếng cổ Bá Lễ
Đã từ lâu, giếng Bá Lễ không chỉ là nguồn sống cho những gia đình gánh nước thuê mà còn cho hàng trăm hộ dân khác, từ những gánh hàng rong đến những nhà hàng sang trọng. Những món đặc sản của Hội An như cao lầu, mì quảng, xí mà... đều không thể ngon, đúng vị đặc trưng nếu dùng nước giếng khác để chế biến.
Nước giếng Bá Lễ còn dùng để phục vụ du khách. Nhiều người khi đến Hội An đều mong muốn uống một ngụm nước giếng này thử hương vị thế nào. Vì lẽ đó, một gia đình ở đường Nguyễn Thái Học, con đường dẫn vào giếng Bá Lễ trang bị sẵn một chum nước giếng với dòng chữ "Nước giếng dành cho du khách". "Món đặc sản" này thu hút nhiều du khách, nhất là du khách quốc tế đến thưởng thức.
Theo nhiều người già ở Hội An thì giếng Bá Lễ có từ thời của người Chăm xưa (khoảng từ thế kỷ thứ VIII-IX). Chất liệu làm giếng cổ bằng gạch mà không dùng vôi vữa kết lại. Dưới chân là khung gỗ lim rộng bản, tồn tại cả ngàn năm nay. Không phải giếng bình thường như ở bất kỳ nơi đâu trên đất nước Việt Nam, giếng Chămpa Hội An được xem như một giá trị văn hoá vật thể phản ánh đời sống sinh hoạt của cộng đồng cư dân Chămpa tại đây từ hơn 10 thế kỷ trước. Qua nhiều nguồn tư liệu cho biết, người Chămpa xưa đào giếng, ngoài việc phục vụ nhu cầu hàng ngày, họ còn trao đổi nước ngọt với các thuyền, tàu buôn nước ngoài đến cảng thị Hội An. Điều kỳ lạ là cho đến hôm nay, người Hội An vẫn sử dụng hầu hết các giếng cổ này vì giếng rất trong, sạch và ngọt. Điều này thể hiện trình độ chọn đất hay sự am hiểu về phong thuỷ rất cao.
Biển Cửa Đại
Cách trung tâm Hội An khoảng 5km, bãi biển Cửa Đại yên bình và mang nét trầm tĩnh như chính cái hồn của phố cổ Hội An. Nền cát ở bãi biển Cửa Đại không trắng tinh như cát ở bãi biển Mỹ Khê của Đà Nẵng, Bãi Sao của Phú Quốc mà cũng không ngả vàng như ở biển Mũi Né của Phan Thiết...lớp cát mịn và trắng ngà hơi đậm dường như làm tăng sự mênh mông và kéo dài mãi của những dải cát. Những cơn gió biển từ biển xanh thẫm đến tận chân trời thỉnh thoảng dạt vào từng cơn như đẩy những đợt sóng lăn tăn vào bờ nhanh hơn. Điều đặc biệt ở bãi biển Cửa Đại là rất sạch, cho dù bạn dừng chân ở đoạn nào trong suốt chiều dài 7km của bãi biển nơi đây, chẳng khi nào phải than phiền bởi tất cả đều rất sạch và trong lành. Ngay cả khi du lịch biển Hội An khá phá triển, những khách sạn gần biển, những khu nghỉ dưỡng liên tục xuất hiện, bãi biển Cửa Đại vẫn thế - vẫn là khoảng không gian bình yên, tĩnh lặng, rất sạch và rất trong lành.
Biển An Bàng
Chỉ đến khi có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới của trang CNNGo, An Bàng mới được nhiều người biết đến dù nó chỉ nằm cách biển Cửa Đại hơn một km. Bãi Biển An Bàng, thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm Phố Cổ Hội An khoảng 3km về phía Đông; có chiều dài khoảng 4km với cảnh quan tự nhiên trong lành và thảm thực vật khá đa dạng. Vì mới được hình thành nên Bãi Biển An Bàng vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ và tĩnh mịch.
Đảo Cù lao Chàm
Với 8 hòn đảo nhỏ trải dài theo hình cánh cung xanh mướt, Cù lao Chàm là một trong nhiều quần đảo hoang sơ mới được đưa vào khai thác trong vài năm gần đây ở Quảng Nam. Những ai lần đầu đến với Cù lao Chàm chắc đều bị hòn đảo này quyến rũ. Một màu biếc xanh nguyên sơ của cây rừng nối liền với màu xanh của biển bằng dải lụa cát trắng mịn màng, lấp lánh dưới ánh nắng vàng và màu trời xanh thẳm...
Trong quá khứ, cụm đảo Ciam pullo, Chiêm Bất Lao, Tiêm Bích La ... (Cù Lao Chàm ngày nay) từng là địa chỉ được đánh dấu đậm nét trên bản đồ hàng hải quốc tế ven biển Đông, từng là điểm dừng chân quen thuộc của thương thuyền nhiều nước ở phương Đông cũng như phương Tây trên các tuyến hải trình dọc theo các con đường hương liệu, tơ lụa, gốm sứ trên biển.
Từ những thế kỷ đầu Công nguyên, phương tiện đi lại trên biển rất thô sơ, những chuyến hải hành liên quốc gia thường phải kéo dài trong nhiều tháng. Cũng trong thời gian đó, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Ấn Độ được thiết lập. Con đường hàng hải nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ đi từ phía Bắc Việt Nam, dọc theo bờ biển của bán đảo Đông Dương, qua bán đảo Mã Lai ở phần phía bắc và tới Kancipura ở miền Nam Ấn Độ. Một con đường khác không cắt ngang qua bán đảo, nhưng đi xuyên qua eo biển tới Malacca. Lúc này nhiều cảng thị hình thành trên bán đảo Đông Dương như: Phù Nam, Lâm Ấp... Chúng không chỉ là những trạm, những hải cảng quan trọng trên con đường hàng hải quốc tế, mà còn là nơi trú ngụ và điểm thu mua nhiều sản vật quý dùng để xuất khẩu như: trầm hương, hồ tiêu, ngà voi, tơ lụa, đồi mồi... Trong đó Cù Lao Chàm là điểm tiền tiêu trên biển thuộc vương quốc Champa, nó là hành lang nối giữa Trung Quốc với Ấn Độ, Ả Rập, Ba Tư, Ai Cập và các nước Châu Âu. Cho nên, Cù Lao Chàm có vị trí trọng yếu trong tuyến hàng hải khu vực, là điểm dừng chân rất thuận tiện để trao đổi hàng hóa, tích trữ lương thảo, nước ngọt của thương thuyền các nước trong cuộc hành trình đi đến các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á và một số vùng lân cận.
Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XII, con đường tơ lụa, hương liệu và gốm sứ được hình thành, hoạt động hàng hải trên biển Thái Bình Dương rất nhộn nhịp. Tàu buôn từ Địa Trung Hải đến Trung Quốc mang theo vàng bạc và kim loại khai thác được từ các mỏ Ba Tư và các vùng lân cận; cùng thủy tinh và các đồ trang sức là những sản phẩm của Trung Đông sang các nước phương Đông và Trung Quốc buôn bán, sau đó họ mua lại đồ gia dụng, tơ lụa, gốm sứ, lâm hải sản từ các nước này về. Trên chặng đường dài đó, họ đã đi qua quần đảo Cù Lao Chàm, để đi sâu vào vùng biển phía nam Trung Quốc và các hải cảng của Nhật.
Đặc biệt, cuối thế kỷ XV, các quốc gia ở phương Tây với nhiều đoàn thuyền khổng lồ ồ ạt tràn sang phương Đông để tìm kiếm thị trường, làm cho hoạt động thương mại trên biển của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở nên sôi động hơn, lần lượt lôi cuốn các nước phương Đông tham gia vào thị trường khu vực và thế giới đang hình thành, Việt Nam là một trong những nước nằm bên con đường thương mại quốc tế. Vào thời điểm này ở Đàng Trong, Vương quốc Champa suy tàn, người Việt đã làm chủ một vùng đất rộng lớn ở phía Nam. Dưới sự dẫn dắt của các chúa Nguyễn, người Việt kế thừa những thành quả khai phá Chiêm cảng xưa của người Chăm và xây dựng Hội An trở thành một đô thị thương cảng sầm uất, phát triển mạnh mẽ trong các thế kỷ XVII - XVIII. Cửa Đại Chiêm trở thành một trong những cảng thị thuận lợi để tàu thuyền quốc tế cập bến, trao đổi mua bán hàng hóa. Thương thuyền của các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Xiêm La, Miến Điện, Malaixia, Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan... đến Hội An buôn bán, thường phải qua trạm kiểm soát và thu thuế ở Cù Lao Chàm.
Cù Lao Chàm trở thành một thương cảng sôi động ở khu vực Đông Nam Á trong nhiều thế kỷ và là điểm dừng chân của các thuyền buôn trong nước cũng như quốc tế. Nguồn hàng hóa phong phú của xứ Quảng cùng vị trí thuận lợi trong con đường tơ lụa trên biển của cửa Đại Chiêm và Cù Lao Chàm, cộng với chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn, đã nâng cao vai trò vùng đất Quảng Nam trong quá trình phát triển của xứ Đàng Trong.
Nên đi Cù lao Chàm vào thời điểm nào ?
Nên đi vào mùa hè để tận hưởng không khí mát mẻ và hưởng thụ cảm giác được nhảy xuống làn nước mát lạnh của biển Cù Lao Chàm
Đi vào ngày rằm hàng tháng để kết hợp ngắm phố cổ Hội An và thưởng thực đặc sản ốc vú nàng Cù lao Chàm
Lễ giỗ tổ nghề lấy yến ở Cù Lao Chàm diễn ra vào 9-10/3 (âm lịch)
Lễ hội cầu ngư ở Cù Lao Chàm diễn ra vào ngày 3-4/4 (âm lịch)
Phương tiện tới Cù Lao Chàm
Từ Hội An các bạn có 2 loại phương tiện để ra Cù Lao Chàm là ca nô và tàu chợ. Nếu lựa chọn ca nô thời gian sẽ chỉ mất khoảng 20′ nhưng giá thành cao, lựa chọn tàu chợ giá thành rẻ nhưng mất khoảng 2h để ra được đảo, tuy vậy khi đi tàu chợ bạn sẽ có cảm giác thích thú khi được lênh đênh với từng con sóng, có thời gian để ngắm biển trời bao la. Ca no thường đi từ bến tàu Cửa Đại, tàu chợ thường xuất phát ngay từ bến Bạch Đằng trong phố cổ Hội An, số điện thoại của tàu 0985686465 (Bác Bốn)
Từ Hà Nội và Sài Gòn các bạn có thể đi xe buýt giường nằm tới Hội An rồi từ đó tiếp tục di chuyển bằng thuyền gỗ hoặc ca nô ra với Cù Lao Chàm. Ở Cù lao Chàm, bạn có thể thuê thuyền đi quanh đảo, đưa đi lặn ngắm san hô cho chủ động với kế hoạch của mình, không bị phụ thuộc như việc đặt tour đi trong ngày. Liên hệ với các chủ nhà nghỉ để được hỗ trợ thuê thuyền hoặc liên hệ trực tiếp với Chú Cữ 01677874651
Khách sạn nhà nghỉ tại Cù Lao Chàm
Trên Cù Lao Chàm không có các khách sạn hay resort mà là các nhà nghỉ kiểu homestay nhưng rất thú vị với bất cứ ai muốn khám phá hòn đảo xanh xinh đẹp này. Giá dịch vụ tại nhà dân khoảng 50k/1 người. Các bạn có thể liên hệ với một số điện thoại dưới đây.
Anh Nguyên 0976 204279 (Anh Nguyên là một hướng dẫn viên du lịch tại đảo, nhà là quán cafe ở ngay cạnh Khu bảo tồn biển. Các bạn có thể liên hệ với anh Nguyên để nhờ đặt vé ca nô, đặt nhà nghỉ, thuê thuyền, thuê xe máy đi du lịch quanh đảo. Anh ấy rất nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ các bạn)
Em Tuyết 0166 4175920
Chị Hương 0169 5845899
Chị Tám 01644 644760
Danh sách các nhà nghỉ homestay ở Cù Lao Chàm
Nhà nghỉ Bích Vân
Địa chỉ : Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01695007779
Nhà nghỉ Vân Đức
Địa chỉ : Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01663037716
Nhà nghỉ Tấn Lộc
Địa chỉ : Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01694067604
Nhà nghỉ Trang Vũ
Địa chỉ : Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01677663110
Nhà nghỉ Trần Chúng
Địa chỉ : Bãi Ông, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01639618438
Nhà nghỉ Quang Huy
Địa chỉ : Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01642879126
Nhà nghỉ Phạm Văn Nghiên
Địa chỉ : Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 0510 3930263
Nhà nghỉ Trần Biên
Địa chỉ : Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 05103930229
Nhà nghỉ Thành Vương
Địa chỉ : Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 0987443820
Nhà nghỉ Nguyễn Nhứt
Địa chỉ : Thôn Cấm, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 05103930047
Nhà nghỉ Huỳnh Văn Trí
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 0974994189
Nhà nghỉ Thư Trang
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 0985237941
Nhà nghỉ Hoa Lưu Ly
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01695845899
Nhà nghỉ Việt Ý
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 0984034532
Nhà nghỉ Hoa Biển
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01696037322
Nhà nghỉ Ngô Thảnh
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01696807182
Nhà nghỉ Ngô Tình
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 01644778538
Nhà nghỉ Phan Hưng
Địa chỉ : Bãi Làng, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 0987443835
Chị Lan
Địa chỉ : Bãi Hương, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 0510 3863822
Chị Hiệp
Địa chỉ : Bãi Hương, Cù Lao Chàm, Quảng Nam
Điện thoại : 0986651448
Các địa điểm du lịch ở Cù Lao Chàm
Nhà Bảo tàng biển Cù lao Chàm
Cù Lao Chàm không phải là hòn đảo đặc biệt so với nhiều đảo gần bờ cũng như các khu dự trữ sinh quyển khác của Việt Nam. Cũng có bãi tắm tự nhiên đẹp, cảnh quan hoang sơ, hải sản phong phú... - những lợi thế có thể bắt gặp ở bất kỳ hòn đảo du lịch nào, nhưng cái dấu ấn đặc sắc mà du khách bắt gặp ở Cù Lao Chàm không phải là những lợi thế đó mà chính là cách khai thác những lợi thế.
Điểm dừng chân đầu tiên khi thuyền cập bến tàu Cù lao Chàm chính là nhà bảo tồn biển. Tuy nhỏ nhưng khi đến đây và được nghe các hướng dẫn viên trên đảo thuyết trình, dẫn dắt người nghe từ lịch sử hình thành, các phong tục truyền thống, lễ hội cho đến những sản vật phong phú của Cù lao Chàm sẽ khiến bạn đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.
Hệ thống các bãi biển của Cù lao Chàm
Các bãi biển ở đây vốn thiên nhiên tạo hóa đã đẹp và người dân và chính quyền địa phương đã phát động các phong trào gìn giữ môi trường nên các bãi biển Cù Lao Chàm được gìn giữ sạch đẹp hơn, khách du lịch vì thế ngày càng kéo về đây đông hơn, các dịch vụ du lịch cũng hoàn thiện hơn.
Dọc theo bờ biển từ Tây Bắc xuống Đông Nam của Hòn Lao, Có các bãi biển như: Bãi Bắc (gồm 4 bãi nhỏ), Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Xếp (gồm 3 Bãi nhỏ), Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương. Các bãi biển có chiều dài từ 100m (Bãi Bắc) đến 700m (Bãi Hương); chiều rộng phổ biến là 20m.
Các bãi biển thoải với nền cát trắng mịn, sạch, nằm xen giữa các mỏm đá nhô ra tạo nên sự phong phú của địa tầng địa mạo. Ở Bãi Bắc, Bãi Chồng du khách sẽ gặp nhiều khối đá lớn được mài tròn tự nhiên hoặc nằm chồng lên nhau, tạo nên các hình ảnh gợi cảm mang tính biểu tượng sâu sắc.
Tại Bãi Bắc, trên nền đá mài mòn xuất hiện nhiều hang tự nhiên. Tại Bãi Ông, Bãi Làng, Bãi Hương do các thềm cát mở rộng tạo thành bãi cát rộng từ 40 - 50m. Dân cư khai phá những dải đất bồi hẹp, tạo thành một số ruộng bậc thang sản xuất lương thực, thực phẩm. Như thế nhờ thiên nhiên tạo hóa và nhân tạo nên Cù Lao Chàm chứa nhiều cảnh đẹp tuy dung dị hoang sơ nhưng đầy gợi cảm.
Biển Cù lao Chàm trong xanh có thể nhìn thấy đáy sâu hàng chục mét. Làn nước trong vắt ấy như mời gọi ta xuống tắm, rồi phơi mình trên những bãi cát mịn tưng sạch sẽ.
Lặn ngắm San hô
Là một khu bảo tồn biển nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học có nhiều giống loài quý hiếm, tuy nhiên những năm gần đây với lượng khách du lịch đến Cù Lao Chàm ngày càng tăng thì áp lực khai thác trên vùng rạn san hô là rất lớn làm cho rạn san hô phục hồi chậm ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng cho hệ sinh cảnh biển tại Cù Lao Chàm. Hầu hết các tour du lịch Cù Lao Chàm đều có các hoạt động lặn ngắm san hô
Giếng cổ Chăm
Giếng Xóm Cấm nằm tại ngã ba con đường bêtông của khu dân cư xóm Cấm, cách 500m về phía Đông Bắc là di tích Tiền Sa Huỳnh Bãi Ông, cách di tích khảo cổ Bãi Làng 300m về hướng Tây Nam. Cấu trúc của giếng mang đặc trưng giống với nhiều kiểu giếng Chăm khác ở Hội An.
Giếng có kiểu hình ống tròn, thành giếng hình tròn, nền giếng hình vuông, ở mỗi góc có một trụ vuông. Diện tích khuôn viên giếng khoảng 15m2, đường kính miệng giếng khoảng 1,2m. Lòng giếng xây gạch tô vữa vôi, được xây theo kiểu "vành khăn." Độ sâu từ miệng giếng đến đáy giếng khoảng 5m. Tuy nhiên, trải qua quá trình sử dụng hàng trăm năm, người dân nơi đây đã cải tạo lại nền giếng và xây thêm gạch vữa ximăng lên thành giếng nên đã phần nào làm biến đổi cấu trúc.
Người dân tại thôn Bãi Làng cho biết Giếng Xóm Cấm là nguồn cung cấp nước dồi dào cho người dân trong khu vực. Điểm đặc biệt là nước của giếng này không bao giờ cạn, cho dù là vào mùa khô kiệt nhất.
Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây thì nước Giếng Xóm Cấm cực kỳ hiệu nghiệm khi giải chứng bệnh say sóng. Nếu người nào đi từ đất liền ra Cù Lao chàm bị say sóng thì lấy nước Giếng Xóm Cấm nấu với lá rừng của Cù Lao Chàm (chỉ người dân địa phương mới nhận biết và thường hái loại lá này) thì uống vào là hết say sóng.
Mặc dù chưa xác định được chính xác niên đại của giếng, song qua so sánh đối chiếu với các kiểu giếng Chăm khác ở Hội An và vùng lân cận cũng như thông tin từ các nguồn tư liệu cổ thì các nhà chuyên môn cho rằng Giếng Xóm Cấm có thể đã được xây dựng cách đây khoảng trên 200 năm.
Bãi Đá Chồng
Chuyện kể rằng vào thời xa lắc xa lơ, đã lâu lắm rồi, thuở ông bà còn để chỏm, ở đất liền trù phú dân dã sống bình yên. Như mọi nhà, dưới mái tranh êm đềm có cặp vợ chồng nghèo. Do cả hai bên có chồng đều mất sớm vì đi biển gặp bão, những người vợ trẻ của họ ráng cắn răng chịu khổ nỗi cô đơn mất chồng để nuôi con khôn lớn. Bởi cùng cảnh ngộ nên cặp đôi trai gái đến với nhau tự nhiên và thề yêu nhau đến trọn đời. Chàng trai có bộ ngực vạm vỡ và sức khoẻ vượt trội hơn hẳn mọi trai làng. Cô gái có nước da trắng như trứng gà mới bóc. Khuôn mặt bầu bĩnh cùng mái tóc dài thuôn thả bồng bềnh làm tôn thêm vẻ yêu kiều của nụ cười luôn tươi rói trên môi. Vẻ đẹp của nàng được người trong làng từ già tới trẻ truyền tai nhau không chỉ vang xa hàng vạn dặm trên đất liền mà còn theo từng con sóng nước truyền đến tai Thần Biển. Ngày cưới của hai người được ấn định vào ngày đẹp trời. Cả làng đều mong cho họ răng long đầu bạc hạnh phúc trăm năm. Rồi ngày đứng trước bàn thờ gia tiên cũng đã đến, hai người ước nguyện mãi mãi không rời nhau. Bỗng đâu trời nổi giông gió, cát bụi mù mịt mọi người không thấy mặt nhau. Đất dưới chân rung rinh như muốn lún sụp thành vực thẳm. Trong bóng bão cát nhập nhoà hiện rõ gương mặt hung tợn của thần biển cùng tiếng nói chói lói lỗ tai: Ai có gan tìm được nàng ta sẽ trả. Cô gái bị cướp đi trong tiếng gầm rú ghê người. Sau phút hoảng loạn mọi người cùng nhận ra rằng vì mê đắm nhan sắc nên Thần Biển đến cướp cô gái về phục dịch trong Thủy cung.
Bỗng dưng mất nàng, lòng chàng trai đau như muối xát, giữ lời thề son sắt xưa, được sự giúp sức của dân làng, chàng trai nín nhịn nỗi đau chia tay hai người mẹ thân yêu quyết chí đi tìm cứu vợ, thề rằng không gặp không về, nếu đuối sức ở đâu thì chết tại đấy. Một mình một ghe, lương khô lót bụng, lấy gió làm bạn, lấy mưa nắng che mình. Trải bao khó khăn, thử thách rồi một ngày kia, chàng bị bão tố nổi lên đánh bạt vào bãi đá một hòn đảo. Sức người có hạn, đói khát và nỗi đau mất vợ cùng cùng sự thất vọng cô đơn xúm lại quật ngã chàng. Trời sáng, ánh dương dần chói chang cả vùng biển đẹp. Ráng đứng lên hướng nhìn đất liền, tạ lỗi với dân làng về niềm tin mà họ đã gửi gắm, chàng đứng sững trút hơi thở cuối cùng. Dân trên đảo gần đấy nghe tiếng kêu ai oán kế sau tiếng sét rung trời. Thì ra mến trọng lòng chung thuỷ và sự chịu đựng thử thách của chàng, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã cho chàng hoá đá để mãi nhìn về quê hương trong khắc khoải thương đau vì lời thề chưa trọn. Về sau lâu dần, hình chàng được mưa gió bào mòn thành hòn đá chồng lên nhau như hình người bé nhỏ, đang trong cơn đau khổ tuyệt vọng nên được gọi là Đá Chồng, bãi đá có hòn đá ấy cũng được gọi là Bãi Đá Chồng. Cũng có người nói do hòn đá nhỏ chồng lên hòn đá lớn nên gọi Đá Chồng.
Ông bà xưa kể rằng mấy thày Phong thuỷ người Tàu nói nếu đứng từ đây nhìn về Hội An thấy Cửa Đại và Hòn núi Chúa ở Khu Thánh địa Mỹ Sơn là một đường thẳng. Đấy là hướng Phong Thuỷ hợp cung Càn Khôn như là sự định đoạt hài hoà của Trời và Đất. Bởi thế Cù Lao Chàm vốn dĩ là đất linh nhưng đất vùng này còn là tụ điểm địa linh ít nơi bì được. Cũng có người nói vùng đất Bãi Chồng là trái tim của cả hòn Biền, hòn Lao nên mọi hoạt động ở đây phải cẩn thận lắm mới có kết quả tốt.
Đã có một thời bọn cướp biển người Tàu thường chọn nơi Bãi Chồng làm nơi giấu tàu để lùng cướp, trấn lột những lái buôn chân chính đến với cảng Hội An nên bãi cát gần Đá Chồng còn có tên Bãi Tàu. Nhưng có điều lạ là những tàu của bọn người làm điều phi nghĩa khi đậu ở đây sau đó ra biển thường gặp nạn, không sóng lớn đánh vỡ tàu thì cột buồm cũng bị bẻ gãy, ít gặp bình an.
Với người lương thiện thì lại hay gặp may. Ai có lòng trước khi ra biển mà lên thắp hương van vái sẽ dễ trúng lớn. Cá ở đâu không biết cứ về bơi hàng đàn quanh ghe để mọi người chỉ việc khoắng vợt xuống hớt lên. Chuyện xưa kể rằng ông Trùm Cải ở Bãi Làng có đứa con gái mới đẻ được hơn năm nhưng hai chân cứ bắt chéo nhau không dứng lên được mới sai vợ bồng đến đây neo ghe ngủ qua đêm, một lòng cầu khẩn thề thốt. Gần sáng bỗng một ông già râu tóc bạc phơ tay cầm cái gậy ngọc Như Ý đến gõ gõ vào chân con bé nói cha mày là Trùm, có lần làm ác mới đẻ ra mày dị tật, nay biết hối muốn làm điều lành, một lời cầu khẩn nên ta giúp đây, dậy mau, dậy mau, nói rồi biến mất. Mẹ con bàng hoàng trở dậy thấy chân con bé lành lặn không ngờ. Từ đấy không mấy ai dám làm ác ở Bãi Làng và ông Trùm Cải thì một lòng làm việc thiện, nghe nói sau này nhân chuyến du hành của một vị quan trong triều đến đảo qua tiếp xúc, lại nghe dân chúng một lòng khen ngợi nên thấy yêu mến bèn đưa về kinh cho làm chức lớn. Thỉnh thoảng sau đó, ông Trùm Cải vẫn đưa vợ con về thăm đảo và cho tiền giúp nhiều người nghèo vượt qua cơn khó. Về sau nghe nói ông Trùm chết già ở kinh còn con gái lớn lên nổi tiếng xinh đẹp và được làm dâu nhà quyền quý sung sướng cả đời.
Lại cũng hay tương truyền rằng vùng này linh lắm. Ai có người yêu, có chồng, vợ bị phụ bạc, hoặc chẳng gặp may chuyện lứa đôi trong đời, cứ đến đây thầm thì nguyện ước là qua vận rủi, còn nếu không, cũng thoả được niềm ưu tư để cuộc đời xuôi chèo mát mái.
Truyện tích về Bãi Chồng ở Cù Lao Chàm qua nhiều người truyền xa đến tận Quảng Ngãi, Bình Định đều biết. Cũng có khi được thêu dệt thêm nhiều tình tiết đau lòng đầy thương cảm nhưng đều có hậu. Cũng lại có chuyện kể rằng sau khi chết, chàng trai và cả cô gái được Ngọc Hoàng cho diện kiến để thử lòng bằng cách hỏi nguyện vọng muốn được sinh vào nhà quyền quý cao sang hay muốn đầu thai trở lại làm vợ chồng để thỏa nguyện ước ba sinh, dù có phải sống nghèo. Trong hai chỉ được quyền chọn một. Cả hai đều nhất quyết xin được sống với nhau cho trọn lời thề xưa, dù có phải bần hàn. Rồi Ngọc Hoàng cũng không nỡ nên đã cho họ tái sinh trở thành cặp vợ chồng vừa giàu có vừa nổi tiếng yêu thương nhau hết mực, nghe nói là cặp vợ chồng mẫu mực số một trên thế gian này. Mỗi khi được nghe kể mọi người đều chép miệng ao ước, phải chi mình được một góc của họ và cố tìm dịp để vượt sóng nước đến với Bãi Chồng, Đá Chồng và Cù Lao Chàm đầy ắp những truyền thuyết.
Chùa Hải Tạng
Chùa cổ Hải Tạng - Cù Lao Chàm là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng thờ Phật kết hợp thờ thánh thần nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của ngư dân trên đảo Cù Lao Chàm nói riêng và cho thương thuyền các nước ghé vào hành lễ cúng kính tín ngưỡng Phật giáo với cầu mong được phù hộ trên con đường làm ăn, buôn bán của họ.
Chùa được xây dừng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoản 200m về phía bắc vì do bão làm hư hại nặng nề, để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ Chùa được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 19 (1758) ở vị trí cách nơi này khoảng 200m về hướng đông bắc, sau vì do bão làm hư hại nặng và để thuận tiện cho các tín đồ đến hành lễ nên vào năm Tự Đức nguyên niên (1848) Chùa được dời về vị trí hiện nay và tiếp tục được tôn tạo khang trang hơn.
Chùa ở vào thế phong thủy lý tưởng, tọa lạc sát chân núi phía Tây của Hòn Lao thuộc Cù Lao Chàm, lưng tựa núi vững chãi, mặt tiền xoay theo hướng Tây - Tây Nam nhìn thẳng vào núi Bà Mộc như thể hòn xôi án ngữ. Đây là hướng nhìn lý tưởng, bởi có sự thông thoáng, tiền hậu, tả hữu phân minh. Ngay dưới chân là đồng ruộng, khu dân cư và mờ xa về đất liền là Đô thị cổ Hội An. Phía Nam có khoảng trống gió lùa trải dài qua Rừng Cấm (nay là Xóm Cấm) đưa hơi nước từ Hòn Nhờn lướt qua trước mặt thổi lên khu dốc Chùa. Theo truyền thuyết, trước đây khu này rừng rậm có nhiều trăn, rắn độc. Vì thế, để an toàn, tường thành bao bọc xung quanh chùa được xây bằng đá, cổng tam quan phía trước gồm 3 lối vào, tam quan tạo dáng vòm, mái lợp ngói âm dương và đắp nhiều con giống. Toàn bộ tam quan cao 5m, rộng nhất 1,5m, dài 6m. Kề ngay đấy là 4 trụ biểu, trên chóp trụ có khối hình hoa sen cánh lật... Dù thiên nhiên khắc nghiệt, lại phải đương đầu với nhiều trận cuồng phong hàng trăm năm qua nhưng đến nay, công trình chính vẫn vững vàng, bề thế. Tuy nhà Tây đã bị sập hoàn toàn, nhà Đông còn lại phần kiến trúc chính nhưng toàn bộ di tích vẫn toát lên vẻ hào sảng uy nghiêm hiếm thấy ở các di tích khác. Chính điện lợp ngói âm dương, bờ nóc, bờ hồi đắp nổi nhiều đường nét uốn lượn mềm mại, uyển chuyển tạo cảm giác nhẹ nhàng.
Lùi vào mái hiên khoảng 2,5m là hệ thống cửa (thường khép kín), thượng song hạ bản, gồm 3 bộ, mỗi bộ 4 cánh ngăn không gian bên ngoài với không gian nội thất. Toàn bộ nếp nhà chính này có hệ vì kèo kết cấu kiểu "chồng rường giả thủ" chia làm 3 lòng. Việc mở rộng diện tích ở đây được sử dụng biện pháp tăng thêm lòng nhà bằng cách tăng cường hệ liên kết các cây rường, cột cái, cột quân và giả thủ trong thế đỡ thẳng lên đòn tay (hoành), lòng 3 của mái trước được ngăn cách bởi hệ thống cửa tạo thành mái hiên. Với lối kiến trúc này, cộng với liên kết ngang gồm 4 vì (vài) chia làm 3 gian, tạo cho không gian nội thất của chùa thông thoáng, vừa có chiều cao, vừa có chiều sâu và mở rộng.
Nội thất chùa lộng lẫy nhờ hệ thống hoành phi, câu đối sơn son thếp vàng, uy nghiêm, lớp lang huyền ảo thiêng liêng nhờ hệ thống tượng thờ đồ sộ trên những bàn hương án tả hữu, trước sau như những mạch tiếp nối huyền bí thẳm sâu trong khung cảnh đường bệ đầy màu sắc. Nổi bật là bộ Tam thế Phật bằng hợp chất gồm 3 tượng. Kế đến là tượng Thích Ca ngồi trên đài sen...
Chùa có nhiều truyền thuyết nhưng cư dân ở đây vẫn tâm đắc nhất câu chuyện về việc xây chùa. Tương truyền các cây cột được làm từ ngoài Bắc đem về làm một chùa nào đó trong Nam nhưng khi về đến Cù Lao Chàm vì trời tối nên phải neo ghe nghỉ lại. Sáng ra, ghe kéo neo đi tiếp, nhưng thật lạ lùng, biển tự dưng sóng dậy, ghe cứ xà quần, tới lui lòng vòng không đi ra khỏi Lao. Sau có người trong đoàn lên cúng xin keo mới biết dàn cột này phải để lại dựng chùa cho Cù Lao Chàm không được đem đi. Vì thế chùa dựng lên lấy tên là Hải Tạng. Hải là biển, Tạng là kinh, ý nói Chùa là nơi hội tụ kinh tạng mênh mông như biển. Một ý khác là Kinh Tạng của Nhà Phật đây được hội tụ từ mọi con đường trên biển.
Chợ Tân Hiệp
Đến du lịch Cù Lao Chàm, du khách không thể không ghé qua Chợ Tân Hiệp (nhiều khách du lịch gọi là Chợ Cù Lao Chàm). Chợ Tân Hiệp bán các đặc sản rừng, biển và quà lưu niệm, Chợ Tân Hiệp nằm ngay bên trong chân cầu tàu du lịch, kề bên bến cá Bãi Làng. Tuy là "chợ" nhưng lại thiếu hẳn những âm thanh ồn ào quen thuộc. Chỉ có những bước chân di chuyển rất chậm, để ngắm nghía, để sờ nắm và để ngã giá với giọng vừa đủ nghe. Nếu muốn, khách phương xa cũng có thể ướm thử chuỗi hạt làm từ vỏ sò, thử hơi với chiếc tù và vỏ ốc hoặc giải nhiệt miễn phí với một cốc nước lá lao thơm lừng, ngọt lịm...
Đảo Yến
Cù lao Chàm là nơi duy nhất của tỉnh Quảng Nam có loài chim Yến hàng - Collocalia Fuciphaga Genmaini Oustalet, thuộc phân giống Yến hông xám (Swiftlets), giống Collocalia, họ Apodidac, bộ Yến Apdiformes. Chim Yến có vóc dáng chỉ nhỏ bằng chim sẻ, hông và bụng màu xám, toàn thân nâu đen; cánh dài (115-125mm), vút nhọn, bay rất khoẻ, đuôi ngắn, chẻ đôi; mỏ ngắn, dẹp, có thể há rất rộng.
Hàng năm, vào cuối tháng 11 âm lịch, yến bắt đầu làm tổ theo một cách rất độc đáo: yến nhả nước bọt thành những dãi trắng lên những vách đá cheo leo của các hang động trên đảo. Dãi yến mới nhả ra có màu trắng phớt hồng, gặp gió quánh lại, chuyển thành màu trắng đục.
Tổ chim yến thường được gọi là yến sào hay tai yến. Yến đẻ trứng, ấp trứng và nuôi cho đến khi chim con đủ sức tự bay đi kiếm mồi. Tổ yến có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, chiếm từ 36-52% protein và là một nguồn dược liệu rất quý. Tổ yến giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ khí huyết, tráng dương, ổn định thần kinh, chống lão hoá, làm đẹp nước da và có thể ngăn ngừa, thậm chí chữa được nhiều loại bệnh nan y như lao phổi, hen suyễn, viêm xương...Chính vì vậy, yến sào là loại hàng hoá hiếm quý, đắt giá trên thị trường từ xưa đến nay.
Ở Hội An, một ông lão họ Trần tình cờ phát hiện ra tổ yến sau đó tổ chức khai thác và nộp thuế. Vì thế, các chúa Nguyễn (từ thế kỷ 17) đã cho lập "Đội Thanh Châu", thực chất là giao cho dân làng Thanh Châu (Hội An) khai thác yến sào ở vùng đảo Cù lao Chàm và nộp thuế hàng năm cho nhà nước. Sau này, mở rộng vào các tỉnh Bình Định, Khánh Hòa.
Khai thác yến sào phải leo lên các vách đá cheo leo, hiểm trở, bên dưới là mặt nước biển ăn sâu vào hang sâu, nếu sơ sẩy, người thợ khai thác khó an toàn tính mạng.
Ở Cù lao Chàm, chim yến thường làm tổ trong các hang ở Hòn Khô (mẹ), Hòn Lao, Hòn Tai... Việc khai thác yến sào ở Hội An hiện nay do Đội Khai thác Yến, trực thuộc UBND Thị xã phụ trách. Mỗi năm, khai thác 2 kỳ (vào tháng 4 và tháng 8 dương lịch).
Miếu tổ nghề Yến
Miếu tổ nghề Yến nằm ở Bãi Hương - Hòn Lao - Cù Lao Chàm. Miếu Tổ nghề Yến được xây dựng hoàn chỉnh vào khoảng đầu thế kỷ 19 để thờ Tổ nghề Yến và các vị thần bảo hộ nghề Yên. Hàng năm vào ngày 10/3 âm lịch, cư dân và những người làm nghề khai thác yến tổ chức cúng rất linh đình để chuẩn bị cho mùa vụ khai thác mới
Trên bàn thờ, ngoài các bài vị của những bậc tiền bối khai sáng nghề yến sào là các vị thần liên quan đến sông biển. Trên tường bên hữu có tấm bia đá ghi công đức của các chư phái tộc và ca tụng vẻ núi non kỳ vĩ của Cù Lao Chàm.
Các món ăn ngon ở Cù Lao Chàm
Mực một nắng
Mực một nắng Cù Lao Chàm khá đa dạng với nhiều loại: mực lá, mực ống, mực tuộc, mực ghim... nhưng chỉ có mực ống mới chế biến được món mực một nắng ngon. Người ta chọn những con mực vừa mang từ biển về hãy còn tươi rói, sau đó chỉ phơi duy nhất một lần nắng giòn.
Thật ra thao tác phơi chỉ là quá trình rút bớt nước cho bay bớt mùi tanh, mực còn ở dạng tái nên khi thưởng thức vẫn cảm nhận được độ tươi ngon của mực nhưng thấy cả hương vị của mực khô. Tuy nhiên, để mực một nắng ngon, người phơi cũng phải đảm bảo kỹ thuật, sao cho mực phơi rồi thân ngoài đã ráo hẳn nhưng bên trong thịt vẫn còn tươi rói.
Rau rừng
Rau rừng Cù Lao Chàm tập hợp gồm 16 loại cây lá rừng mang hương vị của thuốc nam rau rừng mọc hoang ở các chân núi, khá phong phú về chủng loại: rau dớn, rau sân, rau lủi, mã đề... Đầu hạ là vào mùa chính thu hoạch rau rừng của đảo này. Đơn giản nhất là luộc rau, chấm mắm cái dầm ớt tỏi, khi thưởng thức món này. Qúy khách có thể thấm tháo được mùi của các loại rau hòa quyện lại với nhau tạo thành một mùi thơm rất là đặc biệt và mang đặc trưng riêng của rau rừng Cù Lao Chàm
Bánh ít lá gai
Thuở ban đầu, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm chỉ xuất hiện trong dịp lễ, tết truyền thống. Nhưng nhờ hương vị thơm ngon, bánh ít lá gai Cù Lao Chàm thành thương hiệu riêng, nổi tiếng và không biết tự bao giờ, bánh ít là gai nơi biển đảo Cù Lao Chàm đã trở thành hương vị khó quên với nhiều du khách mỗi lần ghé thăm.
Để cho ra đời một chiếc bánh ít lá gai ngon phải trải qua rất nhiều công đoạn, đòi hỏi người làm bánh phải khéo léo và tỉ mỉ. Riêng tại vùng đảo Cù Lao Chàm quy trình làm bánh rất riêng, khó có thể nhầm lẫn. Đầu tiên chọn loại lá gai tươi. Người nấu bánh phải vào tận rừng trên đảo để tìm bằng được những gùi lá gai xanh đậm. Lá đem về xé làm hai, tước bỏ xơ, sống lá, rửa sạch, luộc cho lá mềm nhừ rồi vớt ra để nguội, vẩy cho thật ráo nước. Cho vào cối hoặc máy nghiền từng ít một, giã cho lá nhuyễn mịn. Công đoạn tiếp theo là quết bột bằng cách trộn đều bột nếp (loại bột nếp lúa mới, vừa thơm vừa dẻo) sau đó quết hỗn hợp bột với lá gai đã giã mịn. Khâu quết bột quyết định bánh có ngon hay không. Phải quết thật kỹ, nếu không hỗn hợp bột sẽ bị lợn cợn làm bánh không mịn. Sau khi quết, trộn đều nước đường tỉ lệ vừa ăn với hỗn hợp bột và lá gai, nhồi kỹ lần nữa cho thật mịn bóng.
Riêng phần nhân bánh làm bằng đậu xanh được hấp chín, giã nhuyễn mịn trộn với ít đường. Tuy nhiên, để có được chiếc bánh ít ngon và đạt hạng như ở vùng đảo Cù Lao Chàm, phần nhân bánh không chỉ thuần túy làm bằng đậu xanh mà còn trộn chung với dừa nạo sợi trụng qua nước sôi để ráo và không quên nhỏ thêm vài giọt dầu hoa bưởi. Cuối cùng là gói và mang bánh đi hấp. Người ta chọn lá gói bánh ít là lá chuối chát (chuối hột), không dùng lá chuối khác. Người gói bánh phải đảm bảo bánh gói cho nhanh, cho khéo. Từng cục bột được dàn mỏng, cho nhân vào, vo tròn. Lót từ hai đến ba miếng lá chuối xếp mí lên nhau, thoa lên mặt lá trong cùng ít dầu ăn rồi đặt viên bánh vào giữa. Chỉ cần vài ba động tác khéo léo từ đôi bàn tay người thợ là đã có những chiếc bánh ít lá gai hình tam giác, hình tháp xinh xắn.
Bánh gói xong mang đi hấp cách thủy trong nồi nước sôi để lửa lớn. Khâu hấp bánh tưởng đơn giản nhưng cũng khá kỳ công và quyết định chất lượng bánh. Bánh phải xếp thưa, không quá hai chồng để dễ chín đều. Hấp đúng 30 phút sau khi nước sôi là được. Nhanh tay lấy bánh ra, để chỗ thoáng gió cho lá mau ráo.
Từ lâu, bánh ít lá gai là niềm tự hào của người dân nơi phố cổ Hội An. Người con xa quê trên mỗi bước đường cứ nhớ hoài mùi hương gạo nếp, hương lá gai phảng phất trong từng chiếc bánh ít nhỏ nhắn. Mỗi du khách khi đến Hội An cũng tìm đường vượt sóng đến được đảo Cù Lao Chàm để tha hồ thưởng thức những chiếc bánh ít hay tận mắt chứng kiến cách làm bánh rồi mua về làm quà cho người thân.
Các lễ hội ở Cù lao Chàm
Lễ hội cầu ngư
Đến với Cù Lao Chàm, du khách không những thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp với biển xanh, cát trắng, nắng vàng cùng những rạn san hô tuyệt đẹp, mà du khách còn bị thu hút bởi những giá trị văn hoá tinh thần, các hình thái văn hoá phi vật thể vốn được bảo lưu bền bỉ, thầm lặng, sâu kín trong cuộc sống đời thường của các thế hệ cư dân vùng biển đảo, mà trong đó lễ cầu ngư là một trong những lễ hội tiêu biểu của cư dân xứ đảo này. Lễ cầu ngư năm nay diễn ra trong 2 ngày 23-24/4/2012 (tức ngày mồng ba và mồng bốn tháng tư âm lịch).
Việc tôn sùng, tín bái cá Ông là một tập tục có từ lâu đời của hầu hết ngư dân vùng ven biển miền Trung Việt Nam. Có thể nói, nơi nào có ngư dân sinh sống làm ăn thì nơi đó có lăng Ông để thờ cá Ông. Quan niệm của những người đánh cá cho rằng, cá Ông là vị thần biển có nhân tính, thường xuất hiện cứu vớt những người bị nạn trên biển, là vị cứu tinh kịp thời của dân chúng trên vùng biển mênh mông khi gặp thủy tai. Vì vậy, khi có cá Ông lỵ (lụy) do đánh nhau với cá mập, cá xà, trôi dạt vào bờ thì người ta có nhiệm vụ phải làm đám tang đúng theo sách Thọ mai gia lễ, sau đó chôn cất và đưa xương vào lăng thờ cúng. Trước đây, nhà nước phong kiến Việt nam cũng công nhận vai trò quan trọng của cá Ông đối với ngư dân, nên đã nhiều lần ban sắc phong, gia tặng mỹ tự là "Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân tôn thần" và cho ngư dân khắp nơi xây lăng lập miếu để thờ.
Ở Cù Lao Chàm, khi ngư dân phát hiện được xác cá ông luỵ họ thường đem mai táng tại Bãi Ông (thôn Bãi Ông), vì nơi đây bãi biển có độ dốc thấp và có đất đai rộng rãi nên rất thuận lợi cho việc mai táng. Sau khi chôn được 3 năm, người ta đào lấy xương cá ông, dùng rượu rửa sạch và thỉnh về thờ tại lăng Ông ở Bãi Làng.
Hàng năm, trước khi chuẩn bị ra khơi đánh bắt cá vụ nam, ngư dân Cù Lao Chàm thường tổ chức lễ cúng tại lăng Ông gọi là lễ cầu ngư. Lễ này được tổ chức khá quy mô với sự tham gia của hầu hết ngư dân sinh sống trên đảo và đông đảo ngư dân ở các vùng lân cận. trong ngày lễ, ngoài việc cúng tế, người ta còn tổ chức hát bả trạo mà người dân địa phương quen gọi là hát chèo (hát bả trạo hay hát chèo là vừa hát vừa cầm chèo diễn tả động tác chèo thuyền, chứ không phải như hát chèo ở miền Bắc).
Lễ cúng cầu ngư được diễn ra theo nghi thức tế lễ truyền thống vốn có từ bao đời nay của địa phương. Lễ tế thường diễn ra trong hai ngày, ngày đầu người ta tổ chức bày trí trần thiết trong lăng; đến tối thì tiến hành cúng lễ túc (còn gọi là lễ cáo yết hay lễ tiên thường). Sang ngày hôm sau thì tổ chức lễ nghinh thần. Để tiến hành lễ nghinh, người ta làm một kiệu thần rồi đặt lên một chiếc thuyền lớn, trên thuyền trang trí cờ hoa, cờ hội rất là lộng lẫy. Ngoài ra, còn bố trí chiêng trống, đội nhạc để phụ trợ trong lễ nghinh thần. Sau khi nghinh thần về người ta tiến hành cúng âm linh, cầu an. Lễ cúng âm linh kéo dài khoảng hơn một giờ, sau đó người ta hoá vàng mã và tiếp tục phần tễ ông Ngọc Lân Nam Hải. Lễ tế Ông thường bao gồm ba phần chính đó là sơ hiến lễ, á hiến lễ và chung hiến lễ; Trong lễ cúng bao giờ cũng có xướng tế, đọc văn tế và đi gia lễ. Thành phần tham dự chủ yếu trong lễ tế là các cụ cao tuổi, cư dân địa phương và ngư dân ở các vùng lân cận. Thông thường sau khi kết thúc tế lễ là phần hát chèo bả trạo, trước đây người ta còn tổ chức hát bội 6,7 ngày. Sau lễ cầu ngư, ngư dân thường tổ chức các hoạt động thể thao vui chơi giải trí như: đua thuyền, lắc thúng chai, kéo co...
Mục đích chính của lễ cúng cầu ngư và hát bả trạo là nhân lúc trước khi ra khơi, người ta tổ chức cúng ông Nam Hải và chư thần để cầu mong làng xóm bình yên, những người ra khơi được thuận buồm xuôi gió, đánh bắt được nhiều hải sản. Lễ cầu ngư ở Cù Lao Chàm là một trong những lễ hội dân gian truyền thống tiêu biểu của xứ Cù Lao; Đây là một lễ hội gắn liền với tín ngưỡng sông nước của đai da số nhân dân làm nghề biển nên mỗi khi tổ chức đều thu hút đông đảo quần chúng tích cực tham gia. Qua lễ hội này có thể thấy được sự phong phú, đa dạng về các hoạt động văn hoá lễ hội ở Cù Lao Chàm.
Lễ giỗ tổ nghề Yến ở Cù lao Chàm
Với mỗi một nghề, người Việt đều có ông tổ nghề và mỗi năm đến một ngày nhất định người dân lại có tục cúng tổ sư với lòng thành kính, tri ân. Nghề lấy yến ở Cù Lao Chàm - Hội An cũng thế. Theo người dân Cù Lao Chàm thì nghề khai thác yến sào chính thức ra đời tại làng vào khoảng giữa thế kỷ XVIII, với hai tổ nghề là ông Trần Tiến và Hồ Văn Hòa.
Vào ngày mồng 9 và 10 tháng Ba âm lịch hàng năm tại xã đảo Tân Hiệp- Cù Lao Chàm người dân lại tổ chức lễ tế nhằm cầu mong biển trời phù hộ và tưởng niệm tri ân các bậc tiền bối đã có công trạng đối với nghề khai thác Yến sào; đồng thời nâng cao niềm tự hào và ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm của vùng biển đảo. Ngày tế lễ diễn ra như ngày hội với nhiều hoạt động phong phú: Tế Tổ nghề Yến, Vui hội làng chài ( đua ghe ngang, kéo co bằng thuyền trên biển, hội Bài chòi, trò chơi bịt mắt đập nồi), đêm hội Cù lao (biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, giao lưu văn nghệ đất liền- hải đảo- du khách), Chợ ẩm thực món ngon Cù Lao Chàm (các đặc sản biển, rau rừng, bánh ít, tổ yến khô, yến chưng hột sen, rượu yến, rượu hải sâm- bào ngư...), tour tham quan thắng cảnh biển đảo- các khu du lịch Cù Lao Chàm, hang Yến sào (hang Tò Vò), làng chài Bãi Hương, xem san hô, các loài hải sản dưới biển bằng thuyền đáy kính và thúng đáy kính khu vực Bãi Nần.
Lịch trình đi du lịch phượt Cù lao Chàm
Ngày 0 : Du lịch Hội An
- Có mặt tại Hội An, tối dạo chơi phố cổ
Ngày 1 : Hội An - Cù Lao Chàm
- 7h00 có mặt tại bến tàu ngay trong phố cổ Hội An
- 8h00 di chuyển ra Cù Lao Chàm, mất khoảng hơn 1h nếu đi bằng tàu chợ và 20′ nếu đi bằng cano
- 9h30 : Đến Cù Lao Chàm, thăm quan khu bảo tồn biển ở ngay cảng
- 10h30 : Thuê tàu đi một vòng quanh đảo, đi dọc theo các bãi biển và khu khai thác Yến, trước khi đi nhớ nhờ nhà nghỉ chuẩn bị cơm trưa.
- 12h00 : Quay về nhà nghỉ ăn cơm, nghỉ ngơi
- 13h30 : Tham quan một số địa điểm như Giếng nước cổ, Chùa Hải Tạng ...
- 15h00 - 17h00 : Lặn ngắm san hô và tắm biển tự do
- 17h30 : Trở về nhà nghỉ ngơi, ăn tối
- 20h00 : Có thể ra một bãi biển nào đó, đốt lửa trại, nướng mực, uống bia
Ngày 2 : Cù Lao Chàm - Hội An
- Sang dậy sớm thuê xe máy đi một vòng quanh đảo
- Có thể về ngay trong buổi sáng bằng cano hoặc đợi đến đầu giờ chiều để về lại Hội An bằng tàu chợ
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro