Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

Tinh tan yeu chi

Hiện nay ngày càng có nhiều người trở thành học viên Đại Pháp, và có một xu thế là những

vị mới có hiểu biết nhận thức tốt hơn. Không bị chướng ngại từ những tu duy tả khuynh trong

xã hội thời gian trước, hoặc từ quá trình nhận hiểu, họ không phải mất nhiều thời gian tranh

luận khi học Pháp thành nhóm. Do vậy họ có thể giành rất nhiều thời giờ để học Pháp và tăng

tiến nhanh nhất có thể. Quý vị càng ghi nhớ được nhiều bao nhiêu, quý vị tiến càng nhanh

bấy nhiêu.

Đã có lần tôi đề cập đến người thế nào là tốt, thế nào là xấu. Không phải đơn giản là cứ ai

phạm phải việc ác là kẻ xấu, còn ai đã từng làm việc tốt là người tốt. Một số người đầu óc họ

chỉ toàn là suy nghĩ xấu-chỉ có điều là chúng chưa lộ ra hoặc được che giấu một cách khôn

khéo mà thôi-và họ là những kẻ xấu thật sự. Trái lại một số người ban dầu cũng không tồi

nhưng họ có làm một số việc tệ hại; tuy thế họ không nhất thiết đã là người xấu. Vậy chúng ta

hiểu người tốt kẻ xấu như thế nào?

Người ta giống như một vật chứa. Mọi thứ người ta thấy bằng mắt và nghe bằng tai là: bạo

lực, thú tính, tranh giành quyền lợi qua các văn hoá phẩm, tranh giành quyền lợi, thời phụng

tiền bạc, hoặc những hiện tướng khác của ma-tính, v.v nơi thế giới vật chất này. Nếu đầu

người ấy chứa đầy những thứ như thế, kẻ ấy chắc chắn là người xấu, dẫu bề ngoài có như thế

nào đi nữa. Hành động của người ta do tư tưởng kiểm soát. Nếu đầu óc chỉ toàn những thứ

như thế, hỏi người ấy có thể có những hành xử nào khác được nữa? Chỉ vì đầu óc mọi người

đều bị ô nhiễm ít nhiều cũng đã đến cấp độ người ta không còn có thể phát hiện ra những trục

trặc nay đã hiển lộ. Những khuynh hướng sai lệch của xã hội đã hiện rõ mọi mặt nơi cuộc

sống và chúng âm thầm thay đổi con người, đầu độc nhân loại, và tạo ra rất nhiều những kẻ

được gọi là "phản truyền thống", "phản chính thống", hay "phản đạo đức", thể hiện rất rõ

ma-tính. Thật đáng lo ngại! Dẫu kinh tế xã hội có phát triển nhiều đi nữa, nó sẽ bị tiêu huỷ

trong tay của những kẻ như vậy bởi vì họ đâu còn lương tri con người.

Trái lại, nếu người kia chấp thuận những tư tưởng thuần hậu, truyền thống của con người đã

thịnh hành trong hàng nghìn năm qua, đặt niềm tin vào hành xử và chuẩn mực đạo đức nơi

con người, và đầu óc họ chứa đầy những điều ấy, thử hỏi hành xử ngoài đời của họ sẽ như thế

nào? Dù họ có thể hiện ra hay không, họ chính là người tốt.

Là một học viên, nếu đầu óc không có gì ngoài Đại Pháp, người ấy đích thị là kẻ chính tu.

Như vậy quý vị phải hiểu rõ vấn đề này. Đọc sách và học từ sách nhiều hơn nữa là chìa khoá

đưa người tu tiến lên. Nói đơn giản, chừng nào quý vị còn đọc Pháp, quý vị càng thay đổi;

chừng nào quý vị còn đọc Đại Pháp, quý vị càng tiến lên. Nội dung vô biên của Đại Pháp

cộng với phương tiện hỗ trợ-các bài động công-sẽ cho phép quý vị tu thành viên mãn. Đọc

sách thành nhóm hoặc tự đọc cũng có tác dụng như nhau.

Cổ nhân có câu: "Nghe Đạo buổi sáng, chiều chết cũng yên lòng." Nhân loại ngày nay không

còn ai thật sự hiểu hết câu nói ấy. Quý vị có biết chăng một khi tâm một người chấp nhận

Pháp, chẳng phải phần ấy trong tâm đã chấp nhận Pháp và đồng hoá Pháp? Phần ấy sẽ đi đâu

sau khi kẻ đã được nghe Pháp kia chết? Tôi yêu cầu quý vị học Pháp nhiều hơn nữa, rũ sạch

mọi chấp trước, và từ bỏ những quan điểm khác nhau của người đời, sao cho quý vị không

mang theo chỉ một phần nhất định, mà phải đạt sự hoàn thiện. Mỗi khi nghe đến chữ Phật là nhiều người nghĩ ngay về Phật-giáo. Kỳ thực, Phật-giáo chỉ là

một dạng hiển tướng của Phật Pháp nơi cõi người mà thôi. Phật Pháp còn có nhiều hiển tướng

khác nữa cũng ngay nơi cõi người này. Nói cách khác, Phật-giáo không thể đại diện cho toàn

thể Phật Pháp được.

Về Phật-giáo, không phải mọi điều đều do đức Phật Thích-ca tuyên giảng. Có những chỗ

không thờ đức Thích-ca làm bổn sư. Kỳ thực còn có những chỗ không liên quan gì đến đức

Thích-ca nữa. Ví dụ Hoàng-giáo của Phật-giáo Tây-tạng thờ phụng đức Đại Nhật Như Lai và

coi đức Thích-ca như một pháp-thân Phật của đức Đại Nhật Như Lai. Với việc tôn thờ

Milerepa, Bạch-giáo của Phật-giáo Tây-tạng không liên quan gì đến đức Thích-ca, và cũng

không nhắc gì đến đức Thích-ca-mâu-ni. Thời trước những tu sĩ thuộc dòng này thậm chí còn

không biết tên Phật Thích-ca-mâu-ni, chứ chưa nói đến việc họ hiểu Phật Thích-ca là ai. Các

giáo phái khác nhau của Phật-giáo Tây-tạng đều có nhìn nhận khác nhau về đức Thích-ca.

Phật giáo nguyên thuỷ [Theravada] luôn tự nhận mình là dòng Phật-giáo chính thống truyền

từ Phật Thích-ca, bởi vì trên thực tế quả là họ thừa hưởng, về mặt nghi thức, pháp tu triển

khai thời Phật Thích-ca. Họ duy trì những giới y nguyên thuỷ, và chỉ tôn thờ duy nhất Phật

Thích-ca. Phật-giáo Trung Quốc được du nhập sau khi đã biến đổi từ ấn-độ. Pháp tu thay đổi

rất nhiều, thờ phụng nhiều vị Phật chứ không phải duy nhất Phật Thích-ca. Đồng thời số giới

luật cũng nhiều gấp đôi, và có nhiều lễ nghi của riêng Trung Quốc được lồng lẫn vào. Trong

các nghi lễ tôn giáo, người ta dùng cả các nhạc cụ dân tộc Hán-như cá gỗ, chuông, khánh,

trống-và mặc theo y phục Hán cổ. Phật-giáo có tên mới là "Đại thừa" và khác biệt khá

nhiều so với những gì Phật Thích-ca thiết lập ban đầu. Vì vậy Phật-giáo Nguyên-thuỷ tại thời

điểm bấy giờ không thừa nhận Đại-thừa như một nhánh Phật-giáo.

Phần trên minh họa quan hệ giữa Phật Pháp và Phật-giáo trong khuôn khổ Phật-giáo. Bây giờ

tôi xin trình bày điểm này theo khía cạnh lịch sử. Trong xã hội Tây phương xa xưa, qua cổ

vật đào được thuộc về nền văn minh Hy-lạp, người ta tìm thấy ký hiệu chữa vạn1. Thực ra từ

xa xưa người ta đã thờ Phật từ trước đại hồng thuỷ liên quan đến con thuyền Nô-ê (Noah).

Khi xảy ra trận hồng thuỷ, một số người tổ tiên Hy-lạp sống tại miền tây châu á và sườn nam

dãy Hy-mã-lạp sơn (Hymalaya) đã sống sót. Họ được gọi là Bà-la-môn (Brahman) và hiện

nay là người ấn-độ trắng. Trên thực tế, Bà-la-môn-giáo nguyên gốc thờ Phật. Nó kế thừa từ

người Hy-lạp cổ, trước đó gọi Phật là các vị "Thần". Khoảng một nghìn năm sau Bà-la-môn-

giáo bắt đầu biến dạng, cũng giống như sự thay đổi nơi Phật-giáo hiện đại: Đại-thừa, Phật-

giáo Tây-tạng, Phật-giáo Nhật-bản. Khoảng một nghìn năm sau Bà-la-môn-giáo tại ấn-độ cổ

đã đến kỳ Pháp tận. Người ta thờ phụng đủ điều lộn xộn chứ không còn thờ Phật. Lúc ấy

người theo Bà-la-môn-giáo không còn tin vào Phật. Trái lại những gì họ thờ phụng đều là ma

quỷ. Người ta giết và hiến tế súc vật trong các lễ hội tôn giáo. Đến khi Phật Thích-ca đản

sinh, Bà-la-môn-giáo đã hoàn toàn là tà đạo. Trong những cổ vật khai quật ấn-độ cổ, người ta

tìm thấy những bức tượng khảm trong hang động trên núi của Bà-la-môn-giáo trước đó.

Tượng khảm đó là các vị Thần mang hình giống chư Phật. Chúng cũng được tìm thấy trong

Phật-giáo trong các bức phù điêu hình Phật tại Trung Quốc. Chẳng hạn tại một số hang động

chính còn giữ các tượng Phật ngồi đối diện vào nhau, v.v. Phật vẫn luôn là Phật, chỉ có tôn

giáo đã biến thành tà đạo mà thôi. Tôn giáo không thể đại diện cho Thần hoặc Phật. Chính

lòng người xuống cấp đã làm biến dạng tôn giáo.

Tất cả điều ấy nói rằng Phật Pháp là vĩng hằng, rằng Phật Pháp là bản chất của vũ trụ. Chính

nơi Phật Pháp vĩ đại đã tạo nên chư Phật, chứ không phải Phật Thích-ca đã tạo nên Phật

Pháp. Phật Thích-ca-mâu-ni đã chứng ngộ Phật Pháp, và đã khai ngộ đến cấp quả vị của

mình.

Tôi xin có vài ghi chú về chu kỳ nhân loại hiện nay. Quý vị có biết rằng Đạo cũng là một loại

Thần; Phật cũng là một loại Thần; Jehovah, Giê-su và thánh Mary cũng là một loại Thần?

Quả vị và hình thể của họ là kết quả tuỳ theo mục đích tu luyện và hiểu biết về Đại Pháp của

vũ trụ. Chính Phật Pháp đã tạo nên đại thiên thể này, chứ không phải các vị Phật, Đạo, Thần

kia. Nhân loại chỉ có thể được biết đến đây thôi. Những gì nhân loại chưa biết còn rộng lớn

vô cùng! Chẳng phải chính Phật Thích-ca-mâu-ni đã nói rằng riêng chư Phật cấp Như-lai đã

nhiều như cát sông Hằng? Liệu những vị Phật đó có giảng pháp giống với những gì Phật

Thích-ca tuyên giảng? Nếu họ đến cõi người, hỏi họ có giảng pháp hợp theo những gì Phật

Thích-ca theo từng câu từng chữ? Liệu sáu vị Phật ra đời trước Phật Thích-ca-mâu-ni cũng

giảng Pháp giống với Phật Thích-ca? Người ta nói rằng Phật tương lai là đức Di-lặc

(Maitreya) sẽ đến thế giới con người để giảng pháp. Vậy ông ta liệu có nhắc lại những lời của

Phật Thích-ca? Tôi lấy làm tiếc khi thấy rằng Phật-giáo hôm nay đã đến giai đoạn chạy theo

tôn giáo một cách dại dột mà không chịu theo tu luyện chân chính. Những kẻ đạo đức giả và

lừa đảo [núp bóng] tôn giáo đang gây hại nghiêm trọng đến những nơi tu luyện và các tu sĩ.

Suy nghĩ lại, điều ấy cũng chẳng lạ. Kỳ thực Phật Thích-ca đã huyền ký về tình trạng thời

mạt-pháp. Theo nghĩa nào đó thì Phật-giáo đương đại và Bà-la-môn-giáo giai đoạn cuối nào

có khác gì?

Hôm nay, tôi một lần nữa quay lại nhân thế này để thuyết Pháp, trực tiếp tuyên giảng nguyên

lý cơ bản của vũ trụ. Nhiều người không dám nhận ra sự thật ấy-không phải vì họ lo cho

đường tu của riêng mình mà vì họ muốn bảo vệ chính tôn giáo, hoặc vì họ đã để tình cảm

người đời len vào suy nghĩ của họ. Họ đánh đồng tôn giáo với chư Phật. Có những kẻ khác

dùng lối suy nghĩ người đời của mình để phản đối [Đại Pháp] bởi vì sự nổi danh của Phật-

giáo đương đại đang bị thách thức. Đó có phải là chấp trước không? Những kẻ chỉ vì động cơ

xấu đã dám huỷ báng Phật Pháp và chư Phật, nay chúng đã thành quỷ sứ nơi địa ngục. Chỉ vì

mệnh sống nơi nhân thế của chúng chưa hết hạn mà thôi. Chúng thường tự nhận rằng mình là

một loại học giả tôn giáo uyên bác. Vậy hiểu biết về Phật Pháp của chúng có được bao nhiêu!

Nói chung, mỗi khi nói đến chữ Phật, chúng liền hiểu ngay đến Phật-giáo; nói đến Phật-gia,

chúng liền nghĩ ngay đến môn phái Phật-giáo chúng biết; nói đến Phật Pháp chúng liền cho

rằng đấy là điều chúng đã biết. Có rất nhiều người trên thế giới tu luyện sâu trong núi trong

rất nhiều năm. Nhiều tu sĩ đi theo các pháp tu khác nhau của Phật-gia đã được truyền thừa

trong hàng trăm năm. Họ không liên quan chút nào đến tôn giáo của Phật Thích-ca-mâu-ni.

Với những kẻ lừa đảo [núp bóng] tôn giáo kia, chúng chẳng hiểu nổi những khái niệm và

thuật ngữ như thế, hỏi chúng lấy tư cách gì để chỉ trích Pháp Luân Đại Pháp? Trong quá khứ,

đức Giê-su giáng sinh đã làm rung chuyển đạo Do-thái (Judaism). Hai nghìn năm trăm năm

trước, đức Thích-ca đản sinh đã làm lung lay Bà-la-môn-giáo. Có lẽ con người vẫn không

học được những bài học lịch sử ấy. Trái lại họ chỉ biết học những thứ xấu phụng sự cho tư lợi

mà thôi. Nơi vũ trụ có quy luật sinh trụ hoại diệt. Không gì là vĩnh viễn không thay đổi. Chư

Phật từng xuống thế gian này vào các thời điểm lịch sử khác nhau để độ thoát chúng sinh.

Lịch sử đã phát triển như thế. Nhân loại trong tương lai cũng lại được nghe Phật Pháp này.

Lý Hồng Chí Gửi trạm phụ đạo tại Sơn-đông

Về việc học viên xây chùa tại Khánh-vân, các học viên phải hiểu rõ rằng đây không phải là

việc nên làm dưới danh nghĩa Đại Pháp, và nó không liên quan gì đến việc tu luyện Đại Pháp.

Không được để tâm vào việc như thế này. Các vị sư sãi xây chùa là việc làm của cá nhân và

chỉ liên quan đến các thầy tu xuất gia. Khi các tu sĩ xuất gia đến học Đại Pháp từ mấy năm

trước đây, xét đến việc chỗ sinh hoạt cho họ, tôi, là ông thầy, đã đề cập đến vấn đề này. Giờ

đây người ta chẳng yên tâm bình tĩnh tu luyện. Một số học viên đã rời thành phố, không

chuyên chú tu luyện Đại Pháp tại nhà. Trái lại họ đến Khánh-vân để vào hùa cùng với những

vị kia. Sự việc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tu luyện của học viên. Những học viên tại

gia cũng nhọc tâm nghĩ đến việc xây chùa. Khi một số học viên khác chỉ ra rằng hành động

ấy không hợp với Đại Pháp họ lại lý luận rằng Sư Phụ đã từng ở đây, hay những lý do tương

tự, tự che giấu những chấp trước của mình. Một số hành xử của họ đã ảnh hưởng nghiêm

trọng đến việc tu hành có hệ thống của học viên, hoặc thậm chí đối nghịch với hình thức [tổ

chức] của Đại Pháp. Như họ vẫn bướng bỉnh đi theo con đường sai lệch ấy. Hãy nói với

những học viên rằng, hãy rũ bỏ chấp trước và học Pháp. Những ai đã rời thành phố cần quay

về nhà.

Dẫu trong tình huống nào, cũng không được thay đổi Đại Pháp. Những ai không xuất gia dứt

khoát không được theo chân những vị xuất gia đi đây đi đó, càng không được lang bạt giữa

những học viên nơi các vùng khác nhau. Họ thậm chí còn xin tiền học viên với danh nghĩa

xây chùa. Tôi không tin rằng những đồng tiền do học viên đóng góp xây chùa ấy sẽ giúp

được gì cho việc tu luyện. Trái lại chúng chẳng liên quan tí nào đến việc tinh tiến trên đường

tu. Hơn nữa chúng có thể gây những gánh nặng lớn cho những học viên hoàn cảnh khó khăn,

vậy là đã ảnh hưởng đến việc tu luyện của họ. Tôi không quan tâm lắm đến việc cá nhân này

khác muốn làm gì, nhưng đây không phải là việc tôi yêu cầu quý vị làm và nó cũng không

liên quan gì đến tu luyện. Hỡi các đồ đệ, tại sao các vị không rũ bỏ được dính mắc vào những

hành động có chủ ý như thế!?

Kỳ thực, mỗi khi họ hành xử không đúng, tôi luôn có gợi ý đi kèm. Nhưng họ vẫn che giấu

với những chấp trước. Họ không muốn và không dám đối mặt với nó. Họ thậm chí giữ chấp

trước đến nỗi khi học Pháp, họ tìm từ tìm chữ để biện hộ cho hành động của mình. Không thể

gọi đó là học Pháp được, chứ chưa nói đến việc tu luyện. Đã rất nhiều dịp trước đây tôi đã

nhấn mạnh rằng các học viên không được di chuyển chỗ này chỗ khác mà phải tập trung tu

luyện. Tôi cũng cảnh cáo trước những cái gọi là "thuyết Pháp" của học viên nơi các vùng

khác nhau. Những hành động của họ đã gây xáo động tại nơi này nơi khác. Tôi vẫn luôn quan

sát những việc ấy và liên tục tạo điều kiện để họ tỉnh ngộ và nhận ra. Vậy mà lần nào họ cũng

không đón nhận những cơ hội ấy và lần nào cũng hành động trái với Pháp. Họ không thể tu

cho đúng nữa lại còn gây nhiễu hại đến học viên khác. Cơ hội này cơ hội khác đều lần bị bỏ

lỡ. Hãy coi chừng! Tôi luôn quan sát thấy rõ con đường mỗi quý vị chọn sẽ đi trong tương

lai. Trước mỗi khó khăn, hãy tìm lời giải chính nơi mình-đấy là sự khác biệt cơ bản của

người tu và người đời. Đại Pháp không thể bị lợi dụng

Đại Pháp có thể độ thoát mọi chúng sinh. Trước sự thật kỳ vĩ này, ngay cả những vị được gọi

là "sinh mệnh cao cấp" vốn là đang thoát khỏi tam giới, và những vị trong tam giới đã từng

phá hoại Đại Pháp nay cũng không thể không thừa nhận điều ấy. Tuy nhiên có một vấn đề

nảy sinh và hiển lộ nơi người đời. Ví dụ, một số vị trước chống đối Đại Pháp và không tin

Đại Pháp, cũng đã đến luyện Đại Pháp. Đại Pháp có thể độ thoát mọi chúng sinh. Tôi không

ngăn cản ai đến học nó [Đại Pháp], và trên thực tế tôi đang giảng Đại Pháp cho tất cả chúng

sinh. Điểm chốt ở chỗ những vị kia trong tâm khảm của mình không hề nhìn nhận tôi là ông

thầy chân thực của họ. Mục đích họ đến học Đại Pháp là để bảo vệ những gì trong tâm mà họ

không thể xả bỏ, những thứ về tôn giáo, hay Thần. Đây là hành động trộm Pháp. Ngay ý đồ

lợi dụng Pháp thôi đã là tội lỗi không thể tha thứ. Đối với một số vị, phần con người trong

tâm thức của họ dù sao vẫn còn chưa rõ, do vậy tôi vẫn quan sát họ. Bởi vì tôi nghĩ rằng, dẫu

đến với Pháp bằng con đường nào đi nữa, đối với họ đây cũng là một cơ hội hy hữu-tôi tạo

một cơ hội nữa cho những vị lầm lối ấy. Dù sao họ đã sinh ra đúng thời Đại Pháp được tuyên

giảng rộng khắp và họ cũng mang một thân người. Tôi đã chờ đợi để họ tự nhận ra điều ấy.

Kỳ thực có một nhóm người đã đến như thế và họ đã hoàn toàn thay đổi quan điểm ban đầu

trở thành đồ đệ chân chính của Đại Pháp. Nhưng một nhóm khác không hề có ý định thay đổi

và vấp váp mãi trên đường tu Đại Pháp. Để có được Đại Pháp vững bền nơi cõi người, tôi

không thể dung thứ cho họ tiếp tục như thế được nữa. Vậy họ đã mất cơ hội của mình. Tôi đã

từng nói, thay đổi bên ngoài chỉ để cho người ta thấy. Quý vị có được độ thoát hay không là

tuỳ vào sự thay đổi và thăng hoa nơi tâm quý vị. Nếu chẳng có sự biến đổi ấy người ta không

thể tiến bộ được và cũng không đạt được gì. Kỳ thực, chính nhờ đọc Chuyển Pháp Luân mà

thân xác quý vị được hưởng một số ân huệ nào đó. Ngoài điều đó ra quý vị chẳng thâu nhận

được gì. Nếu tâm đã tà như thế, hỏi quý vị còn có thể nhận được gì? Hỡi con người! Hãy nghĩ

lại đi! Cái gì quý vị nên tin? Cái gì chẳng nên tin? Tại sai cần phải tu luyện? Tu luyện là để

cho ai? Sinh mệnh quý vị sống là vì ai? Tôi tin rằng quý vị thật sự coi trọng những câu hỏi

ấy. Nếu không những gì quý vị đánh mất sẽ không có lại được đâu. Khi Đại Pháp thật sự hiển

tướng nơi nhân thế, đấy sẽ không chỉ là những gì quý vị đã đánh mất.

Lý Hồng Chí

16 tháng Ba, 1999

Kiên định

Tu luyện Phật Pháp là việc trang trọng, đồng thời cũng rất nghiêm túc. Này đồ đệ, các vị chỉ

biết rằng nơi thế tục này có sự thật và giả, nhưng các vị không biết đến sinh mệnh nơi tầng

cấp khác-gồm cả chư Thần-có nhiều dạng vô cùng khác biệt, tuỳ theo tầng cấp của họ. Vì

vậy họ [thần] hiểu về vật chất và chân lý cũng khác nhau. Đặc biệt, họ không rõ sự thực về

thanh lọc Pháp [vũ trụ]1, do vậy một số đã gây nhiễu loạn và kháng cự, gây tác hại bằng cách

dùng phương thức này khác để liên lạc với học viên. Như thế chúng làm một số học viên có

thiên nhãn đã mở tại cấp thấp bị lẫn lộn và nghi ngờ Đại Pháp. Trong các sinh mệnh còn

trong tam-giới (được gọi là "thần") và một số vị được gọi là "sinh mệnh cao tầng" vốn là

những sinh mệnh chạy trốn từ các tầng cấp cao hơn để tránh quá trình thanh lọc bằng Pháp,

hầu hết không hiểu gì về sự thật việc thanh lọc Pháp do vậy khác cự thanh lọc Pháp. Chúng

phá đức tin đúng đắn của học viên bằng cách phô diễn và trình bày với học viên những thứ

dựa trên khái niệm cũ của riêng chúng, hoặc truyền đạt thứ này thứ khác cho các học viên,

v.v. Kỳ thực, tất cả chỉ là những thứ cấp rất thấp và là những điều không trung thực. Là

những vị Thần, chúng rất tử tế do vậy làm nhiều học viên chưa hiểu thấu Đại Pháp phải lung

lay tâm trí. Kết quả có một số vị ngưng tu luyện Đại Pháp, một số còn đi ngược lại. Đến nay

vấn đề đã khá trầm trọng. Do vậy, tình cảnh của nhiều học viên đã đến mức báo động. Đồng

thời những gì họ đánh mất sẽ không thể giành lại được. Đấy là tai hoạ lớn nhất trong cuộc đời

họ.

Tôi đã từng đề cập đến điều này trong cả cuốn Tinh Tấn Yếu Chỉ và Chuyển Pháp Luân qua

các đề tài: "tu luyện phải chuyên nhất" và tu luyện khi thiên nhãn đã mở. Tại sao quý vị

không biết tự hành xử cho đúng khi gặp những cái gọi là "sinh mệnh cao hơn" đạo đức giả

kia đến diễn nói? Tại sao quý vị không cân nhắc điều này? Tại sao chúng vốn chẳng quan

tâm chi đến quý vị trước khi quý vị học Đại Pháp? Tại sao chúng đột nhiên lại quan tâm một

khi quý vị học Đại Pháp. Tu luyện là việc rất nghiêm túc. Tôi đã dạy quý vị tất cả nguyên lý

của Pháp. Tất cả chỉ còn mỗi việc là quý vị phải thực hành và kiểm định tất cả những gì phải

vượt qua trên con đường tu luyện. Thi trượt không qua là việc của quý vị. Tôi lúc nào cũng

đã tạo điều kiện để quý vị tự nhận ra và quay lại đường đúng. Vì Đại Pháp, tôi không thể đợi

lâu hơn nữa và viết bài này. Tôi biết rằng một khi đọc nó, quý vị sẽ hiểu ra, nhưng điều ấy

không xuất phát từ chính sự thức tỉnh của quý vị. Tại sao những người [học viên] khác không

bị nhiễu hại? Tôi đã nói rằng việc thanh lọc Pháp bắt nguồn từ ngoài tam-giới, vì vậy ngay

những vị được coi là "thần" trong tam-giới cũng không thể nhận ra được. Do vậy chúng dám

chống phá Đại Pháp. Khi tiến trình thanh lọc Pháp đến cõi người, chúng hết đường trốn chạy.

Ngoài ra có hồ sơ lưu hết những việc chúng đã làm, qua đó xác định vị trí của chúng trong

tương lai. Một số sẽ bị xuống cấp, một số sẽ thành người. Một số sẽ thành quỷ cõi âm và một

số sẽ bị tận diệt qua một quá trình huỷ hoại gần như vô tận để trả cho những hành động chúng

đã làm; đó là vì vị trí được xác định qua sự hiện lộ trung thực nhất tâm tính của chúng. Bằng

cách ấy, tất cả các sinh mệnh ở trên cũng được sắp xếp lại trong Đại Pháp; chứ không phải

chỉ những gì nơi nhân thế và những người thường. Trong quá trình thanh lọc Pháp, có những

vị lên, có vị xuống, và có những vị bị huỷ diệt. Quý vị phải biết quý tiếc khi được làm con

người hôm nay, vì quý vị có thể tu luyện; chính vì vậy mà quý vị được học Pháp cao như thế.

Quý vị đáng quý ở chỗ bằng tu luyện quý vị có thể trở thành những bậc đại giác với ngộ đức

và chính Pháp.

Lý Hồng Chí

16 tháng Ba, 1999

Trừ sạch ma-tính

Sau kỳ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tại miền Tây Hoa Kỳ, một số vị nghe Pháp với chấp

trước đã tuyên bố rằng quá trình tu luyện sẽ sớm kết thúc và Sư-phụ sẽ ra đi và mang theo

một số đồ-đệ. Hành động ấy làm hại Pháp rất lớn, là sự lộ rõ của ma-tính. Tôi có tuyên bố

như thế bao giờ? Đó chỉ là tưởng tượng nơi quý vị với chấp trước làm động cơ đằng sau. Làm

sao quý vị dám biết mình sẽ đạt viên mãn? Quý vị làm sao có thể đạt viên mãn khi mà tâm

dính mắc cá nhân còn chưa bỏ hết? Đại Pháp rất nghiêm túc. Nó lẽ nào lại theo cách làm của

tà giáo? Quý vị còn nuôi dưỡng những dạng ma-tính nào khác nữa đây? Tại sao quý vị lại sang phía đối lập với Đại Pháp như thế? Nếu quý vị còn là đồ đệ của tôi, hãy lập tức dừng

ngay đừng để ma quỷ lợi dụng khi quý vị nói.

Hỡi các đồ đệ, tôi đã nhắc nhở rất nhiều lần rằng tu luyện là nghiêm túc và thiêng liêng. Đồng

thời sự tu luyện của chúng ta cũng mang trách nhiệm với xã hội, với nhân loại và bản thân.

Cớ gì quý vị không thể tu luyện đường đạt và thuận theo phương cách xã hội? Hỡi những ai

đã tuyên bố với người khác rằng không còn thời gian nữa, rằng họ đang đi những bước cuối

cùng, rằng Sư-phụ sẽ mang người này người kia theo cùng, v.v, tôi đề nghị hãy lập tức thu

hồi những tác hại mà quý vị đã gây ra dẫu là trực tiếp hay gián tiếp. Không được để ma quỷ

lợi dụng dẫu cho đến một lời nói. Chúng ta đạt viên mãn cũng quang minh lỗi lạc.

Lý Hồng Chí

30 tháng Ba, 1999

Thấy chân-tính

见 真 性 Kiến Chân Tính

坚修大法心不动 Kiên tu Đại Pháp tâm bất động

提高层次是根本 Đề cao tằng thứ thị căn bản

考验面前见真性 Khảo nghiệm diện tiền kiến chân tính

功成圆满佛道神 Công thành viên mãn Phật Đạo Thần

Dịch nghĩa

Chân tính hiển lộ, thấy được

Tu Đại Pháp chắc chắn với tâm không lay chuyển

Nâng tầng cấp là việc cơ bản nhất

Đối diện với trắc nghiệm chân tính được lộ rõ

Tu thành viên mãn thành Phật Đạo Thần

Tạm dịch

Thấy Chân Tính

Vững tu Đại Pháp chẳng động tâm

Điểm chốt chính là nâng cao tầng

Gian khó phơi bày đâu chân tính

Công thành viên mãn Phật Đạo Thần

Một vài suy nghĩ của riêng tôi

Gần đây thông tin đại chúng thuật lại rằng Trung Quốc đề nghị giảm bớt phần thương mại

thặng dư (với Hoa Kỳ) 500 triệu Mỹ kim để có tôi được dẫn độ về Trung Quốc. Tôi xin bày

tỏ một số nhận xét về chuyện này. Tôi chỉ dạy mọi người hành thiện. Đồng thời tôi giúp mọi

người loại trừ bệnh tật vô điều kiện, và tạo điều kiện để nâng cao cảnh giới tâm thức. Tôi

không nhận công thưởng dưới bất kỳ dạng vật chất hay tiền bạc nào. Tất cả những gì chúng

tôi làm đều có ảnh hưởng tốt đến xã hội và nhân loại, gieo điều thiện vào lòng người, đem

tâm cao thượng vào lương tri nhân thế. Phải chăng vì lý do ấy mà họ muốn dẫn độ tôi về? Họ

có lẽ muốn tôi trở lại Trung Hoa để giúp nhiều người đắc Pháp và tu tâm? Nếu đúng là như

vậy, xin đừng phung phí 500 triệu Mỹ kim của quốc gia cho sự trao đổi ấy. Tôi sẽ tự trở về.

Nhưng người ta nói rằng, thông thường những kẻ chịu dẫn độ đều là tội phạm chiến tranh, kẻ

thù của xã hội, hoặc tôi phạm này khác. Nếu vậy, tôi không hiểu người ta định xếp tôi vào

phạm trù nào trong các loại nêu trên.

Kỳ thực, tôi liên tục thuyết giảng mọi người phải hành xử tuân theo nguyên lý chủ đạo Chân-

Thiện-Nhẫn. Vì thế tôi tự nhiên cũng phải làm gương. Trong mọi tình huống khi các đồ đệ

Pháp Luân Công và tôi bị nghi oan tiếng xấu, hoặc bị ngược đãi, chúng tôi luôn luôn thể hiện

tâm đại thiện đại nhẫn ngõ hầu giúp chính phủ có thời gian hiểu chúng tôi hơn, và chúng tôi

im lặng chịu đựng tất cả. Tuy nhiên, tất cả những chịu đựng ấy không phải vì học viên Pháp

Luân Công và tôi sợ hãi gì hết. Cần phải biết rằng một khi đã hiểu ra chân lý và ý nghĩa tối

hậu của cuộc đời, người ta sẵn sàng vì nó mà hy sinh mạng sống chẳng hề hối hận. Đừng thấy

chúng tôi hiện tâm đại thiện đại nhẫn liền cho rằng chúng tôi sợ hãi, rồi cứ thế lấn lướt hành

xử [chống lại chúng tôi] như thế. Kỳ thực đó là những học viên đã giác ngộ, là những người

tu đã nhận ra ý nghĩa chân thực của cuộc đời. Cũng vậy, đừng nên chụp mũ những học viên

Pháp Luân Công thành những kẻ "mê tín". Có vô vàn hiện tượng mà khoa học và nhân loại

hôm nay đã hiểu được đâu. Ngay cả quan điểm về tôn giáo, chẳng phải tôn giáo vẫn tồn tại

trên cơ sở đức tin vào Thần thánh (Chúa) đấy ư? Kỳ thực, chính nhờ những chính giáo và đức

tin cổ đại vào Thần thánh mà xã hội có được chuẩn mực đạo đức duy trì trong hàng nghìn

năm qua, nhờ thế mới có sự tồn tại của nhân loại hôm nay-gồm cả tôi, quý vị, và người

khác. Nếu không loài người từ lâu đã phạm tội lỗi rồi dẫn đến thảm hoạ. Tiền nhân hẳn đã tận

diệt từ lâu, và những sự kiện hôm nay cũng chẳng tồn tại. Thật ra lương tri con người vô cùng

quan trọng. Nếu người không có đức, họ sẽ làm muôn chuyện xấu xa rất nguy hiểm cho nhân

loại. Đấy là điều tôi muốn nói cho tất cả. Kỳ thực tôi không hề có chút ý định có hoạt động gì

nơi xã hội loài người, tôi không muốn tham gia vào bất kỳ việc gì nơi con người, chứ chưa

nói đến chuyện tranh giành quyền lực của bất cứ ai. Không phải ai cũng tôn thờ quyền lực.

Nhân loại chẳng phải có lời rằng: "ai cũng có ước nguyện riêng"? Tôi chỉ có nguyện ước giúp

người muốn tu được đắc Pháp, cũng như dạy họ cách nâng cấp tâm tính; nghĩa là nâng cao

chuẩn mực đạo đức nơi họ. Hơn nữa không phải tất cả mọi người đều học Pháp Luân Công.

Những gì tôi làm cũng chẳng thể có gì quan hệ đến chính trị. Dẫu thế nào đi nữa thì mọi thứ

cũng là rất tốt cho bất kỳ quốc gia hay dân tộc nào có những người tu vốn có thiện tâm và

chuẩn mực đạo đức được nâng cao. Cớ gì lại chụp tà giáo cho việc giúp người chữa bệnh

nâng cao sức khoẻ, đồng thời nâng cao chuẩn mực đạo đức của họ? Mỗi một học viên Pháp

Luân Công cũng là một công dân và cũng có công tác và sự nghiệp riêng. Họ chỉ đơn thuần

đến công viên để luyện Pháp Luân Công độ nửa tiếng hoặc một tiếng hằng sáng rồi sau đó đi

làm. Thậm chí chẳng có bất kỳ điều lệ hoặc quản chế mang tính tôn giáo nào, chứ chưa nói

đến chùa triền, nhà thờ hay nghi lễ này khác. Người ta có thể đến học nếu họ muốn-không

hề có quan hệ hội viên. Vậy nó có gì liên quan đến tôn giáo? Còn nhãn hiệu "tà" kia, hỏi làm

sao nó [Pháp Luân Công] có thể xem là "tà" khi nó dạy người ta hành thiện, chữa bệnh, giữ

gìn sức khoẻ mà không hề lấy tiền? Phải chăng bất kỳ cái gì nằm ngoài phạm trù lý thuyết

cộng sản đều là "tà"? Hơn nữa, tôi hiểu rằng, một tà giáo vẫn là tà giáo, bất kể chính phủ gọi

nó như thế nào. Một tà giáo có trở thành "chính" chỉ vì nó thuận theo quan điểm một số vị

quan chức nhà nước hay không? Cũng vậy, một chính giáo có trở thành tà khi nó không tuân

theo quan điểm của họ?

Kỳ thực, tôi biết rõ tại sao họ khăng khăng chống phá Pháp Luân Công. Cũng chính theo

thông tin đại chúng, có quá nhiều người theo Pháp Luân Công. Một trăm triệu quả không

phải là con số nhỏ. Nhưng tại sao có nhiều người tốt lại là điều đáng sợ? Chẳng phải càng

nhiều người tốt là càng tốt, càng ít kẻ xấu là càng tốt hay sao? Tôi, Lý Hồng Chí đã giúp đỡ

vô điều kiện những học viên nâng cao chuẩn mực đạo đức và giữ gìn sức khoẻ, mà điều này

lại giúp ổn định xã hội. Hơn nữa, có sức khoẻ tốt hơn là điều kiện đóng góp cho xã hội nhiều

hơn. Chẳng phải đấy là đem lại sự thịnh vượng cho những vị cầm quyền hay sao? Trên thực

tế, chúng tôi đã đạt được điều ấy. Vậy hỏi tại sao không những chẳng thể hiện sự cảm ơn tôi,

mà lại làm chính phủ hắt hủi hơn 100 triệu con người như thế? Chính phủ ấy là loại như nào

mà không thể hiểu nổi? Hơn nữa, trong 100 triệu người ai mà không có gia đình con cái, thân

quyến bè bạn? Đây đâu chỉ liên quan đến hơn 100 triệu người mà thôi? Số người bị chống đối

có thể sẽ còn nhiều hơn. Không hiểu chuyện gì đã xảy đến "những vị lãnh đạo chính quyền

nơi Tổ quốc thân yêu của tôi"? Nếu tôi, bằng [việc hy sinh] tính mạng của Lý Hồng Chí này,

có thể xoá bỏ lập tức mọi nỗi lo sợ những người tốt kia, thì tôi sẽ lập tức về [Trung Quốc]

ngay và để hoàn toàn mọi người xử lý. Nhọc công làm chi phải "đi ngược lại thiên ý" rồi viện

đến cả chính trị và tiền bạc để làm cái việc vi phạm nhân quyền kia để làm gì? Tuy nhiên Hoa

Kỳ là quốc gia đi đầu về tôn trọng nhân quyền. Với tình hình như thế, hỏi chính phủ Hoa Kỳ

có vi phạm nhân quyền để được món tiền kia không? Hơn nữa tôi hiện là công dân chính thức

của Hoa Kỳ sống tuân theo quy định của luật pháp Hoa Kỳ.

Tôi không có ý chỉ trích cụ thể người nào. Tôi chỉ không hình dung được cách xử lý tình

huống như thế mà thôi. Tại sao người ta lại bỏ lỡ một cơ hội kêu gọi thiện tâm của mọi

người, mà làm trái lại là đặt hơn 100 triệu con người thành phía đối lập.

Tôi được báo lại là vì có nhiều người đến Trung-nam-hải, do vậy làm một số vị cảm thấy bị

xúc phạm. Thực ra số người đến đó đâu có nhiều. Hãy thử tính xem, có hơn 100 triệu người

theo học Pháp Luân Công, vậy mà chỉ có hơn 1 vạn người đến [Trung-nam-hải]. Con số đó

làm sao có thể xem là nhiều được. Không cần điều động các học viên. Trong 100 triệu người,

người này muốn đến rồi người kia muốn đến, chỉ trong một thời gian ngắn là trên 1 vạn

người có mặt. Không hề có khẩu hiệu hay biểu ngữ gì, và cũng không có hành xử quá khích

nào hết. Hơn nữa họ cũng không chống lại chính phủ. Họ đơn thuần chỉ muốn trình bày sự

thật. Làm vậy đâu có gì sai? Trước tình huống ấy ai không khỏi cảm động? Tại sao có một số

vị cứ tìm cách bắt lỗi Pháp Luân Công? Ngoài ra cái cách viện đến mọi phương tiện để trấn

áp Pháp Luân Công cũng rất lỗi thời. Pháp Luân Công không hề ghê sợ như đầu óc một vài vị

tưởng tượng ra. Trái lại nó [Pháp Luân Công] là điều tuyệt vời. Xã hội nào cũng có thể có lợi

nhờ nó chứ tuyệt nhiên không có hại gì. Trái lại đánh mất lòng tin của con người mới thật sự

kinh khủng nhất. Nói thực lòng, các học viên Pháp Luân Công cũng vẫn là con người còn

đang trong giai đoạn tu luyện; như vậy họ vẫn còn mang cách nghĩ của người đời. Nếu họ

vẫn phải liên tục chịu ngược đãi, tôi thật không chắc họ sẽ nhẫn nhịn bao lâu. Đây lại là điều

mà tôi lo lắng nhất. Những khảo nghiệm người tu trải qua là những thử thách người đời không thể chịu được.

Chính vì vậy trong lịch sử những người tu thành viên mãn rất ít và rời rạc. Con người vẫn là

con người. Vào những thời điểm cam go nhất họ rất khó bẻ gãy được lối nghĩ theo kiểu người

đời, và họ luôn viện đến những lý do để bào chữa. Ngay trong những khảo nghiệm quyết định

nhất, một tu sĩ lớn sẽ có thể rũ bỏ bản ngã và tất cả lối nghĩ của người đời. Tôi xin chúc mừng

những người tu luyện Đại Pháp đã vượt qua những trắc nghiệm này và quyết tâm tu thành

viên mãn. Tính vĩnh hằng nơi sinh mệnh bất diệt của quý vị và cấp độ quý vị đạt được trong

tương lai-đó là những thứ quý vị tự gây dựng cho mình. Uy đức là do quý vị, chính quý vị

tu luyện thành. Hãy tinh tấn. Đây là việc vĩ đại nhất và cao thượng nhất.

Lý Hồng Chí

13 tháng Sáu, 1999

An định

Về những sự kiện xảy ra trong thời gian gần đây, chúng đã gây những tác hại nghiêm trọng

đến học viên Đại Pháp. Đồng thời chúng cũng bôi nhọ thể diện quốc gia. Tuỳ theo chúng biết

làm ảnh hưởng và nhiễu hại đến việc tu luyện của học viên Pháp Luân Công, các học viên có

thể trình báo những sự vụ lên chính quyền các cấp hoặc lên nhà nước trung ương. Còn với

tình huống một số kẻ lạm dụng chức quyền để xúi bẩy sự rắc rối Pháp Luân Công-chia rẽ

các mảng lớn nhân dân chính phủ trở thành đối lập nhau, lấy đó làm cơ hội thâu tóm quyền

lực-cũng có thể trình báo lên chính quyền các cấp hoặc nhà nước trung ương.

Tuy nhiên, chúng ta là người tu. Không được thực hành chính trị và không đươc để những sự

kiện kia làm nhiễu. Hãy an tâm, tiếp tục tu luyện như bình thường, hãy học Pháp, tinh tấn và

vững bước tu luyện, liên tục nâng cao bản thân.

Lý Hồng Chí

13 tháng Bảy, 1999

Lại nói về mê-tín

Khởi thuỷ, "mê-tín" là một thuật [có sắc thái] bình thường. Rồi một số vị trong giới chính trị

Trung Quốc đã đẩy nó thành một thuật ngữ với quyền lực chết người. Thực ra cái mê-tín mà

những chính khác kia tuyên truyền không phải là mê-tín, mà là cái nhãn chính trị và khẩu

hiệu chính trị; nó là thuật ngữ chính trị dùng để tấn công người khác. Một khi dán cái nhãn

này lên điều gì, điều ấy liền trở thành đối chọi với khoa học và công nhiên bị chống phá.

Kỳ thực, vị nào từng kinh qua những chính biến đều có những khả năng phân tích rất mạnh.

Trong quá khứ, họ đã từng tin tưởng, thất vọng và tôn thờ mù quáng, và họ rút ra bài học từ

những kinh nghiệm đó. Đặc biệt họ từng gánh chịu những đón sốc nặng nề nơi tâm hồn trong

thời Đại Cách Mạng Văn Hoá. Làm sao những vị ấy dễ có lòng tin vào những điều gì nữa?

Nhân dân ngày nay đã rất sáng suốt nhận ra được đâu là sự thật, đâu là điều "mê tín" do

những chính khách bày đặt.

Một việc là khoa học hay là mê-tín hoàn toàn không thể do những kẻ liên quan đến chính trị

quyết định được. Trái lại nó phải do các nhà khoa học thẩm định. Tuy nhiên cũng có những

vị mang danh "khoa học gia" nhưng lại do thế lực chính trị điều khiển, và thực ra họ cũng là

chính khách. Những vị này khó mà có thể đưa ra một cách chân thực kết luân công bằng và

khoa học theo quan điểm qua học được. Trong tình huống này, cũng không thể coi họ là các

khoa học gia. Nhiều lắm họ cũng chỉ đáng được coi là cái gậy trong tay những chính khách

dùng để đánh người mà thôi.

Hiểu biết về chân lý của vũ trụ nơi học viên tu luyện Đại Pháp là [do] sự nâng tầng của họ

một cách hợp lý và khả thi. Con người hoàn toàn vô vọng, dẫu có xem xét từ bất kể giác độ

nào, không thể phủ nhận Pháp và những nguyên lý vũ trụ vốn vượt khỏi mọi lý thuyết của

người đời. Nhất là khi chuẩn mực đạo đức xã hội đã đến bờ sụp đổ, chính nhờ vào vũ trụ

hùng vĩ lại một lần nữa hiển lộ từ tâm tạo cho nhân loại thêm một cơ hội cuối cùng. Đó là

nguồn hy vọng loài người phải biết quý tiếc và trân trọng hơn tất cả. Nhưng từ lòng ích kỷ,

con người đang phá hoại niềm hy vọng cuối cùng mà vũ trụ ban cho mình, vì vậy trời đất

phẫn nộ. Hơn nữa, sự ngu dốt đã làm con người coi những tai họa là những hiện tượng tự

nhiên. Vũ trụ không phải tồn tại vì nhân loại. Con người chỉ là một dạng hữu tình cấp thấp

nhất. Nếu nhân loại đánh mất chuẩn mực tồn tại của mình nơi vũ trụ, nó chỉ có một con

đường chịu xoá khỏi lịch sử vũ trụ mà thôi.

Hỡi nhân loại! Hãy tỉnh lại! Những thệ nguyện của chư Thần trong lịch sử đang được hoàn

tất. Đại Pháp đang thẩm định tất cả sinh mệnh. Con đường sống ở ngay nơi chân quý vị. Một

suy nghĩ loé lên nơi ước nguyện mỗi người cũng quyết định cho tương lai của người ấy.

Hãy trân trọng và quý tiếc nó. Pháp và nguyên lý vũ trụ đang ngay nơi trước mắt quý vị.

Lý Hồng Chí

13 tháng Bảy, 1999

Một lời tuyên bố ngắn của tôi

Pháp-Luân-Công chỉ là một hoạt-động khí-công của quần chúng. Nó không có một tổ-chức gì

đặc-biệt, cũng chẳng có mục-đích chính-trị nào cả. Chúng tôi chưa hề dính líu trong bất cứ

hoạt động chống chánh-phủ nào. Chính tôi cũng là người trong giới tu, và tôi không hề có sứ-

mệnh liên-quan tới quyền lực chánh-trị. Tôi chỉ dạy cho người ta cách tu luyện. Nếu một

người muốn tu luyện tốt, họ cần phải làm một con người có tiêu chuẩn đạo-đức cao. Trên

thực tế, tôi đã đạt được điều nầy-- hơn 100 triệu người đã trở nên những con người tốt, hoặc

càng tốt hơn nữa. Sự thật, tôi không có ý làm điều đó, nhưng khi đạo-đức của những người tu

luyện được thăng tiến, nó thật sự mang đến lợi ích cho xã-hội.

Có nguồn tin nói rằng tôi cấm người ta dùng thuốc. Sự thật, điều đó hoàn tòan không đúng.

Tôi chỉ giãi thích sự liên-hệ giữa sự tu luyện và việc dùng thuốc. Tôi đã giúp cho hơn 100

triệu người đạt được sức khỏe. Vô số người bệnh nặng đã được lành bệnh và trở nên khỏe

mạnh. Điều đó là một sự thật. Còn đối với những người bệnh quá trầm trọng và người mắt

bệnh tâm thần, tôi luôn khuyên họ không nên học Pháp-Luân-Công. Nhưng một số người tuy

vậy vẫn cưỡng cầu học nó mà không cho tôi biết. Trường hợp như thế đó, bệnh nhân phải

chết vì bệnh của họ mà lại cho là đệ tử của tôi thì có công bằng không? Tôi chưa bao giờ

nghe nói có những người không được săn sóc đến mà sẽ không chết chỉ nhờ họ học được một

vài động tác. Như nói rằng, vì các nhà thương có thể chữa được bệnh, điều đó phải chăng có

nghĩa là trong nhà thương sẽ không có ai phải chết cả?

Có người phao tin đồn rằng tôi sửa đổi ngày tháng sanh của tôi, điều nầy có thật. Trong thời

Cách-mạng Văn-hóa, chánh quyền đã in sai ngày tháng sanh của tôi. Tôi chỉ sửa chữa lại cái

ngày tháng in sai thành đúng mà thôi. Còn về điều mà Thích-Ca-Mâu-Ni cũng cùng ngày

tháng sanh đó, nó có liên-quan gì với tôi? Nhiều người khác cũng sanh vào ngày tháng đó.

Hơn nữa, tôi không bao giờ tuyên-bố rằng tôi là Thích-Ca-Mâu-Ni.

Còn về vấn đề những người tu đã tập họp nơi Trung Nam Hải ở Bắc- Kinh để trình bày các

sự kiện, tôi lúc bấy giờ đang trên đường đi úc và đổi máy bay ở Bắc Kinh. Tôi rời Bắc-Kinh

và hoàn toàn không biết điều gì xảy ra ở đấy. Tôi luôn du hành một mình để tránh bất tiện.

Tôi không liên lạc với những người tu luyện sở địa những nơi mà tôi đi qua vì sẽ có nhiều

người họ mong được nhìn thấy tôi. Do đó mà tôi hoàn toàn không hay biết về những gì đang

xảy ra ở Bắc-Kinh.

Chúng tôi không chống chánh phủ bây giờ đây cũng như trong tương lai. Những người khác

có thể đối xử tệ với chúng tôi, nhưng chúng tôi không đối xử tệ với người khác, chúng tôi

cũng không đối xử với người khác như thù nhân.

Chúng tôi kêu gọi mọi chánh phủ, mọi tổ-chức quốc-tế, mọi người dân có lòng tốt trên thế

giới, hãy ủng-hộ và giúp đỡ chúng tôi để giải-quyết tình hình khũng hoảng hiện đang xảy ra

tại Trung-Quốc. Hiện nay, mẹ và chị tôi vẫn còn ở Bắc-kinh, và họ đang trong tình trạng khó

khăn. Nghe nói rằng cảnh sát muốn bắt họ. Có tin cho rằng các nhân viên cảnh sát đã đánh

đập nhiều người tại Thẩm Dương (Shenyang), Đại Liên (Dalian), và những vùng khác. Tôi

xin chánh phủ Trung-Quốc đừng đối xử với họ như vậy. Hy vọng của tôi là chánh phủ Trung-

Quốc và các cấp lãnh đạo sẽ đừng đối xử với những người tu Pháp-Luân-Công như là những

kẻ thù. Dân chúng Trung-Quốc khắp nước có một sự hiểu biết rất sâu sắc về Pháp-Luân-

Công, và kết quả có thể là làm cho dân chúng mất lòng tin nơi chánh-quyền và cấp lãnh đạo,

và bị thất vọng nơi chánh phủ Trung-Quốc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: #gegege5g