Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

PHẦN 1 TIẾP THEO


KHÔNG ÁC VỚI TIỂU NHÂN GIỮ LỄ VỚI QUÂN TỬ


Giữ thái độ nghiêm nghị với tiểu nhân không hề khó, cái khó là làm sao trong thâm tâm ta không ghét bỏ họ; tôn kính những bậc quân tử cao thượng cũng không hề khó, cái khó là ở chỗ chúng ta giữ lễ đúng mực với họ.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ



Lương Vũ Đế Tiêu Diễn thời Nam Bắc triều có một thuộc hạ tên là Trịnh Thiệu Thúc, rất trung thành với Tiêu Diễn.

Một hôm, anh của Trịnh Thiệu Thúc là Trịnh Thực đột ngột đến nhà, lấy cớ là đến thăm em, chuẩn bị hành thích Tiêu Diễn. Trinh Thiệu Thúc vô cùng khó xử, nhưng do trung thành với Tiêu Diễn, nên ông kể cho ông nghe mục đích đến ám xác anh trai của mình. Tiêu Diễn cũng lấy làm khó xử: Mặc kệ thì nguy hiểm cho mình, giết người kia thì có lỗi với lòng trung thành của Trịnh Thiệu Thúc. Thế rồi ông nghĩ ra một cách vẹn cả đôi đường. Ông bày một cỗ tiệc lớn dành riêng thết đãi anh em Trịnh Thiệu Thúc. Trong tiệc rượu, Tiêu Diễn giọng nữa thật nữa đùa bảo Trịnh Thực: " Có người sai ngài đến giết ta. Trong bữa tiệc hôm nay, chỉ có ta bà hai anh em ngài, đây chính là cở hội tốt để ngài ra tay đấy!". Trịnh Thực nghe Tiêu Diễn nói thế không dám manh động. Tiệc xong, Tiêu Diễn đích thân dẫn Trịnh Thực di tham quan quân đội của mình. Trịnh Thực thấy cả một thành trì Tương Dương kiên cố, binh tướng hùng hậu, thuyền chiến vô số, chiến mã hí vang trời, quân lương đầy ấp nên từ bỏ ý định hành thích ban đầu. Trịnh Thực chẳng những đã không ra tay giết Tiêu Diễn, trái lại còn bị khuất phục bởi thái độ chính trực, khẳng khái của Tiêu Diễn, từ đó ông tự nguyện làm thuộc hạ của Tiêu Diễn.


MỞ RỘNG TẤM LÒNG, SAU KHI CHẾT ƠN NGHĨA DÀI LÂU


Đối đãi với người khác phải mở rộng lòng mình để khiến người khác không thể oán hận bất mãn; phước đức để lại sau khi chết phải được truyền tụng lâu dài mới có thể được người nhớ đời đời.

ĐIỂN CỐ XỬ THẾ


Vua Sở thời Xuân Thu làm mất cung khi đi săn ở đầm Vân Mộng, quan quân vội đi tìm. Vua Sở nói: "Thôi đừng tìm nữa, ta làm mất cung ở nước Sở thì người dân Sở nhặt được, chẳng mất đi đâu cả". Mọi người đều khâm phục tấm lòng bát ái của vua Sở. Sau đó, chuyện đến tai Khổng Tử, Khổng Tử chê bai: " Cung của Sở Vương bị mất, không chỉ người dân Sở nhặt được mới coi như không mất mà thiên hạ nhặt được cũng phải coi như không mất". Tuy Khổng Tử chẳng có tấc đất nào nhưng xét về tấm lòng khoan dung thì lại rộng hơn vua Sở.


ĐI PHẢI NHƯỜNG MỘT BƯỚC, ĂN PHẢI BỚT BA PHẦN

Khi đi trên con đường trật hẹp phải chừa một phần nhỏ chỗ trống co người khác đi; khi có đồ ăn ngon phải nhường ba phần cho người khác cùng ăn. Đây là cách vui vẻ nhất để làm người biết xử thế.

   ĐIỂN CỐ XỬ THẾ


Trương Anh là Đại học sĩ Kiêm Lễ bộ Thượng thư đời nhà Thanh. Người nhà của ông khi xây nhà ở quê đã xảy ra tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm họ Phương, kiện ra quan phủ. Biết tin, Trương Anh lập tức viết một bức thử gửi về quê. Thư viết; "Thư gửi xa xôi chỉ vì một bức tường, nhường họ ba thước thì đã sao? Trường Thành vạn dặm nay vẫn còn đó, đâu thấy Tần Thủy Hoàn năm xưa". Sau khi  nhận được thư, người nhà của ông vội chủ động chừa ra ba thước đất. Nhà họ Phương thấy thế làm xấu hổ cũng vội chừa ra ba thước. Do vậy, giữa hai nhà đã tạo nên một ngõ đi rộng sáu thước. 


KHIÊM TỐN ĐƯỢC LỢI, KIÊU NGẠO TỔN HẠI

Đồ chứa vì đựng đầy nước nên mới tràn ra ngoài, ống tiền vì trống rỗng nên mới được bảo toàn. Vì vậy, chính nhân quân tử thà không cố gắng làm việc gì hơn là phải tranh đoạt, thà chịu khiếm khuyết hơn là phải ngạo mạn.

 ĐIỂN CỐ XỬ THẾ

Sau khi triều Tần diệt vong, Tây Sở Bá Vương Hạng Vũ và Hán Vương Lưu Bang cùng tranh đoạt thiên hạ. Hạng Vũ là người bảo thủ cố chấp, không biết khiêm tốn nghe các ý kiến của các thuộc hạ. Còn Lưu Bang là người khiêm tốn hạ mình cầu hiền, nhân tài trong thiên hạ đều nô nức rời bỏ Hạng Vũ mà đến phò tá Lưu Bang. Sau đó Lưu Bang dẫn đại quân đi thảo phạt Hạng Vũ, bao vây Hạng Vũ ở Cai Hạ. Hạng Vũ nhân lúc đêm tối trốn khỏi vòng vây chạy về hướng NAm, Lưu Bang vội vàng hạ lệnh cho kỵ tướng là Quán Anh đuổi theo. Hạng Vũ vượt qua sông Hoài, trên đường tháo chạy, các kỵ binh cùng theo ông người thì chết kẻ thì bỏ trốn, cuối cùng chỉ còn lại hơn trăm người. Hạng Vũ chạy đến bên bờ sông Ô Giang. Đình trưởng Ô Giang cắm thuyền bên bờ sông đợi Hạng Vũ, ông khuyên bảo Hạng Vũ rằng: "Giang Đông tuy nhỏ, đất hàng ngàn dặm, dân vài mươi vạn cũng đủ làm vương. Xin đại vương mau mau vượt sông". Hạng Vũ cười lớn nói: "Ông trời đã muốn tiêu diệt ta, ta hà cớ gì phải vượt sông?". Nói xong ông rút kiếm cắt cổ tự sát.








Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro