Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tinh gia thanh san pham

Tính giá thành sản phẩm thực tế

Tính giá thành sản phẩm và dịch vụ là một nhiệm vụ chiếm khá nhiều công sức của người làm kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất. Chúng ta cùng xem mô tả phương pháp tính giá thành trong chương trình 1C:KẾ TOÁN 8 để thấy vì sao giải pháp này lại trợ giúp hiệu quả cho công việc tính giá thành.

Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất chính và sản xuất bổ trợ trong kỳ hiện tại được ghi nhận bằng chứng từ "Phiếu yêu cầu vật tư", "Tiếp nhận hàng hóa và dịch vụ" (thẻ "Dịch vụ"), "Giấy thanh toán tiền tạm ứng" (thẻ "Phần khác"). Việc ghi giảm nguyên vật liệu, bán thành phảm, thành phẩm và hàng hóa để đưa vào sản xuất được ghi nhận theo giá trị tương ứng với phương pháp đánh hàng tồn kho theo như chính sách kế toán:

- nếu như sử dụng phương pháp "FIFO" thì để ghi giảm, sẽ chọn ra giá trị của lô hàng sớm nhất mà còn sót lại tại thời điểm kết chuyển chứng từ;

- nếu sử dụng phương pháp "LIFO" thì giá trị của lô hàng muộn nhất mà còn sót lại tại thời điểm kết chuyển chứng từ;

- nếu sử dụng phương pháp "Bình quân gia quyền" thì sẽ tính giá trị trung bình tại thời điểm kết chuyển chứng từ. Trong trường hợp này khi đóng kỳ, cần thực hiện nghiệp vụ"Điều chỉnh giá trị hàng hóa thực tế", và kết quả là việc ghi giảm tài sản sẽ được điều chỉnh chính xác đến giá trị bình quân gia quyền.

Dịch vụ mua ngoài của doanh nghiệp khác và chi phí khác mà được ghi nhận bằng các chứng từ "Tiếp nhận hàng hóa và dịch vụ"và "Giấy thanh toán tiền tạm ứng" sẽ được phản ánh vào chi phí sản xuất theo đúng như giá trị được ghi trên chứng từ.

Xuất xưởng thành phẩm và bán thành phẩm

Việc xuất xưởng thành phẩm và bán thành phẩm trong kỳ hiện tại được ghi nhận bằng chứng từ "Báo cáo sản xuất theo ca. Việc tiếp nhận thành phẩmvà bán thành phẩm từ sản xuất vào kho được phản ánh theo đơn giá dự tính (đơn giá kế hoạch) trong chứng từ "Báo cáo sản xuất theo ca". Để thuận tiện cho việc điền chứng từ này, có thể chỉ ra giá thành dự tính cho mỗi mặt hàng trong biểu ghi thông tin "Đơn giá mặt hàng". Dạng giá được dùng cho đơn giá dự tính được chỉ ra trong menu "Công ty - Tùy chinh tham số kế toán" trên thẻ "Sản xuất". Theo tỷ lệ của giá thành dự tính sẽ tính ra giá thành thực tế.

Tính giá thành thực tế của thành phẩm và bán thành phẩm

Tính giá thành thực tế được thực hiện bởi giao dịch hàng kỳ "Tính và điều chỉnh giá thành sản phẩm (dịch vụ)" trong chứng từ "Đóng tháng". Giá thành được tính có bao gồm cả số dư chi phí đầu kỳ, chi phí sản xuất thực tế trong kỳ và số dư chi phí cuối kỳ được chỉ ra trong chứng từ "Kiểm kê chi phí sản xuất kinh doanh dở dang".

Tính giá thành được thực hiện theo nhiều bước:

- tính chi phí trực tiếp theo mỗi sản phẩm và bộ phận theo như trình tự các bộ phận (chứng từ "Đặt trình tự các bộ phận khi đóng tài khoản");

- phân bổ chi phí gián tiếp theo như quy tắc được thiết lập trong biểu ghi thông tin "Phương pháp phân bổ chi phí gián tiếp";

- tính chi phí trực tiếp theo mỗi sản phẩm và bộ phận theo như trình tự các bộ phận (chứng từ "Đặt trình tự các bộ phận khi đóng tài khoản"), có tính đến chi phí gián tiếp;

- điều chỉnh giá trị thành phẩm và bán thành phẩm theo đúng giá thành thực tế (từ giá thành dự tính).

Nếu như doanh nghiệp sử dụng phương pháp Direct-costing thì chi phí quản lý doanh nghiệp (tài khoản 642) không được ghi giảm sang chi phí trực tiếp và không được đưa vào thành phần giá thành của thành phẩm và bán thành phẩm. Để tính đúng giá thành xuất xưởng, cần phải có sự tương ứng giữa nhóm sản phẩm và bộ phận trong các chứng từ ghi nhận chi phí sản xuất và chứng từ xuất xưởng thành phẩm ("Báo cáo sản xuất theo ca") hoặc được ghi nhận là số dư sản xuất dở dang ("Kiểm kê chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"). Trong trường hợp ngược lại, chứng từ "Đóng tháng" sẽ đưa ra thông báo lỗi về việc không có cơ sở phân bổ chi phí sản xuất và giá thành sẽ được tính không chính xác.

Ví dụ

Chúng ta cùng xem ví dụ tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ.

Giả sử trong tháng 4, doanh nghiệp đã đưa vào sản xuất các nguyên vật liệu sau:

- Để sản xuất ghế: 500 kg gỗ khối có giá trị không gồm thuế GTGT là 25 triệu và 50 kg sơn với giá trị là 5 triệu đồng.

- Để sản xuất bàn: 500 kg gỗ khối có giá trị không gồm thuế GTGT là 25 triệu và 50 kg sơn với giá trị là 5 triệu đồng

Chi phí keo dán để sản xuất tất cả các sản phẩm trên là 50 kg với số tiền là 4 triệu.

Chi phí nhân công sản xuất trong tháng 4 là 20 triệu, chi phí khấu hao thiết bị sản xuất là 5 triệu.

Trong tháng 4 đã sản xuất được 20 bàn với đơn giá dự tính là 1,8 triệu/chiếc và 50 ghế với đơn giá dự tính là 1 triệu/chiếc. Và đến cuối tháng 4, kết quả kiểm kê chi phí sản xuất dở dang cho thấy có dư lại 18 triệu đồng theo nhóm sản phẩm "Bàn".

Cuối tháng, chi phí tiền điện là 8 triệu, tiền nước là 10 triệu đồng.

Bởi vì chi phí keo dán không thể tính được cho từng loại sản phẩm, do vậy chi phí này sẽ được ghi nhận vào chi phí sản xuất chung.

Hình vẽ: Phân tích tài khoản 1547, tháng 4/2010

Chi phí tiền điện và tiền nước cũng được ghi nhận vào chi phí gián tiếp.

Hình vẽ: Phân tích tài khoản 642, tháng 4/2010

Sau khi ghi nhận tất cả các chứng từ gốc, số phát sinh bên bên Nợ TK 1541 sẽ phản ánh các chi phí sản xuất trực tiếp, còn phát sinh bên Có phản ánh việc xuất xưởng thành phẩm theo giá dự tính, lúc này, số dư trên tài khoản 1541 sẽ không mang tính thông tin cần thiết.

Hình vẽ: Phân tích tài khoản 1541, tháng 4/1010, chi tiết theo khoản mục: Nhóm sản phẩm

Sau khi tính giá thành thực tế của sản phẩm, số phát sinh bên Nợ TK 1541 sẽ phản ánh các chi phí sản xuất trực tiếp và gián tiếp, số phát sinh bên Có TK 1541 sẽ là giá thành sản phẩm thực tế, còn số dư sẽ là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.

Chi phí keo dán để sản xuất bàn là 1672,42. Bởi vì cơ sở phân bổ cho tài khoản 627 được chọn là "Giá thành dự tính", cho nên sẽ tính như sau:

4 triệu x 36 triệu / (36 triệu + 50 triệu)

Hình vẽ: Phân tích tài khoản 1541, tháng 4/2010, chi tiết theo khoản mục Nhóm sản phẩm

Như vậy, giá thành đơn vị của bàn là 1.685,45 đồng, của ghế là 1.105,8 đồng.

Nguồn: Công ty 1VS - www.1vs.vn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: