Chào các bạn! Vì nhiều lý do từ nay Truyen2U chính thức đổi tên là Truyen247.Pro. Mong các bạn tiếp tục ủng hộ truy cập tên miền mới này nhé! Mãi yêu... ♥

tinh chat

IV. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA DẦU NHỜN:

* Yêu cầu phẩm chất của dầu nhờn:

-Dầu nhờn phải làm nhờn tốt trong mọi điệu kiện

-Độ nhớt ít thay đổi theo nhiệt độ và áp suất .

-Có tính ổn định chống ôxy hóa tốt

-Không có lẫn tạp chất và nước

1. Độ nhớt:

-Độ nhớt thể hiện độ đặc, loãng hoặc khả năng lưu chuyển của dầu nhờn.

a. Quan hệ giữa độ nhớt và áp suất: độ nhớt phụ thuộc vào áp suất theo tỉ lệ thuận.

b. Quan hệ giữa độ nhớt và nhiệt độ: khi nhiệt độ tăng, độ nhớt sẽ giảm và ngược lại.

c. Thành phần hóa học:

            Gồm cácbua metanic, cácbua napten, cácbua thơm.

-Nếu phân tử của chúng càng dài, càng nhiều mạch nhánh, thì độ nhớt càng cao.

-Nếu 2 phân tử có số vòng bằng nhau, phân tử nào có nhiều mạch nhánh, thì sẽ làm cho phẩm chất của dầu nhờn được nâng cao.

-Đối với 2 phân tử mạch vòng, phân tử nào có mạch vòng nhiều hơn, thì hệ số độ nhớt nhiệt độ sẽ lớn, khả năng làm nhờn sẽ kém.

d. Ảnh hưởng đến việc sử dụng:

Nếu độ nhớt quá lớn.

-Máy bị giảm công suất

-Khả năng lưu chuyển kém, ảnh hưởng đến việc làm mát, làm sạch.

-Làm cho động cơ khó khởi động, nhất là sáng sớm hoặc mùa Đông

Nếu độ nhớt quá nhỏ:

-Tăng khả năng mài mòn máy do dầu nhờn dễ bị đẩy ra khỏi bề mặt ma sát, làm cho bề mặt làm việc ở nửa ướt và nửa khô.

-Khả năng làm kín kém.

-Tăng khả năng hao hụt

2. Tính ổn định chống ôxy hóa:

-Là khả năng chống sự ôxy hóa của dầu nhờn đối với môi trường xung quanh.

-Trong khi bảo quản dầu nhờn, ta phải thường xuyên chú ý che nắng, che mưa, tránh tư tưởng cho rằng dầu nhờn ít bay hơi, ít cháy, ít hao hụt mà lơi lỏng khâu bảo quản.

3. Tính dính bám:

-Dầu nhờn dính bám được vào trong bề mặt kim loại vì trong dầu nhờn có chứa gốc           –COOH, -COH, -CO, các chất nói trên sẽ phân cực định hướng thẳng góc với bề mặt kim loại, nó có tác dụng như lò xo ngăn 2 bề mặt kim loại không trực tiếp tiếp xúc với nhau. Dầu nhờn có tính dính bám tốt thì luôn giữ được 2 màng dầu giữa 2 bề mặt kim loại.

-Dầu động thực vật thì có khả năng dính bám cao hơn dầu khoáng chất.

4. Độ bén lửa:

-Định nghĩa: là nhiệt độ mà dầu nhờn bốc hơi hòa trộn với không khí và bén cháy ngay được với điệu kiện là thời gian không quá 5 giây. Nếu lớn hơn 5 giây là độ bén cháy.

-Ý nghĩa: dầu nhờn có độ bén lửa thấp, có nghĩa là trong dầu nhờn có nhiều thành phần nhẹ hoặc lẫn nhiên liệu. Như vậy, trong sử dụng tránh để cho dầu nhờn gặp bén lửa gây hỏa hoạn.

5. Muội than:

-Hình thành do sự phân hủy dầu nhờn ở nhiệt độ cao nhưng thiếu không khí.

Tác hại:

-Muội than là chất dẫn nhiệt kém, do đó khi đỉnh píttông và thành buồng đốt  bám nhiều muội than, thì động cơ sẽ nóng và dễ xảy ra hiện tượng kích nổ.

-Muội than sẽ xen kẽ vào giữa bề mặt làm việc của píttông và xylanh, gây nên cào xướt và mài mòn máy và nó lọt xuống cácte lẫn vào trong dầu nhờn, làm mất tính năng bôi trơn của dầu nhờn.

6. Lượng tro:

-Lấy một khối lượng dầu nhờn nhất định, đốt ở nhiệt độ khoảng 600-10000C, thì trong chén bạch kim hoặc chén sứ còn để lại một số cặn, thì lượng cặn còn lại tính theo phần trăm trọng lượng so với lượng dầu đã đốt cháy, người ta gọi là lượng tro. Nếu dầu nhờn chứa nhiều lượng tro, chứng tỏ dầu nhờn không tinh chế kỹ, lượng tro trong dầu nhờn góp phần tăng cao lượng hao mòn.

7. Tính ăn mòn:

-Nguyên nhân: là trong dầu nhờn có lẫn lưu huỳnh hoặc hợp chất của lưu huỳnh, hoặc axit sunfuric có trong quá trình chế luyện nhưng tẩy không hết, hay là axit hữu cơ, nước lẫn vào trong qúa  trình bảo quản, sử dụng. Những chất này có tác dụng ăn mòn rất mạnh.

8. Tạp chất cơ học và nước:

-Tạp chất cơ học thường là những chất ở bên ngoài lẫn vào trong dầu nhờn như đất, cát, bụi,... và ở trong dầu nhờn có tạp chất cơ học nằm dưới dạng huyền phù. Đối với dầu có phẩm chất xấu còn có thêm cả than cốc, mùn kim loại và những tạp chất khác.

-Dầu nhờn chứa nhiều tạp chất sẽ không có lợi, làm cho động cơ tăng mài mòn, làm tăng muội than, làm tắc bầu lọc, làm giảm thời gian chăm sóc bảo dưỡng máy.

-Nước lẫn vào trong dầu nhờn sẽ làm cho dầu mau biến chất, tăng tính ăn mòn, làm loãng thuốc pha và làm cho dầu nhờn bị nhũ hóa. Ở nhiệt độ thấp, nước dễ kết tinh làm tắc bầu lọc, làm thay đổi độ nhớt của dầu.

   Trong bảo quản, vật chứa, ống dẫn phải được lau chùi sạch sẽ. Khi bảo quản, phải chú ý che đậy, để tránh mưa, nước lã lẫn vào trong dầu nhờn, phải có nắp đậy, nắp phải có đệm kín và có khóa riêng cho từng bể

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro

Tags: