tinh boc hoi
I. Tính bốc hơi:
• Hiện tượng chuyển trạng thái lỏng sang trạng thái khí và khả năng để thực hiện trạng thái đó gọi là tính bốc hơi.
• Quá trình chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn ở ngoài buồng đốt.
- Giai đoạn ở trong buồng đốt.
• Nhiên liệu phải bốc thành hơi hoàn toàn và cháy hết trong thời gian rất ngắn (khoảng 0,002 - 0,004s).
A. Các điều kiện ảnh hưởng đến tính bốc hơi:
1. Thành phần của nhiên liệu:
• Nếu số cácbon trong phân tử thấp thì có nhiều thành phần nhẹ, độ sôi thấp và dễ bốc hơi.
Ví dụ:
• Hexan (C6H14) sôi ở 68,80C
• Octan (C8H18) sôi ở 125,60C
• Tridecan (C13H28) sôi ở 235,50C
• Hexadecan (C16H34) sôi ở 315,30C
2. Áp suất hơi:
• Nhiên liệu có phạm vi chưng cất như nhau, nếu áp suất hơi khác nhau thì loại nào có áp suất hơi cao hơn, sẽ bốc hơi mạnh hơn.
• Tốc độ bay hơi tỷ lệ với áp suất hơi bão hòa.
3. Ẩn nhiệt bay hơi:
• Ẩn nhiệt bay hơi là nhiệt lượng cần thiết để một đơn vị trọng lượng nhiên liệu biến từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi
• Ẩn nhiệt bay hơi phụ thuộc vào thành phần hóa học của nhiên liệu và nhiệt độ môi trường xung quanh.
4. Nhiệt độ và áp suất không khí:
• Nhiệt độ càng cao, áp suất càng nhỏ thì tốc độ bốc hơi càng nhanh.
• Chú ý khi tồn chứa bảo quản phải để nhiên liệu ở nơi râm mát, trong nhà hoặc dưới hầm. Các bể chứa có thể tích lớn xây nổi ngoài trời cần được tưới nước trong những ngày có nhiệt độ cao (nắng về mùa hè). Sơn màu trắng cho bể có dung tích lớn để nổi ngoài trời làm giảm sự hấp thu nhiệt .
5. Diện tích mặt thoáng và thể tích khoảng trống:
• Diện tích mặt thoáng và thể tích khoảng trống càng lớn, càng tạo điều kiện cho nhiên liệu bốc hơi dễ dàng.
• Cho nên, phải chứa đầy khoảng 95 - 97% và chứa gọn, phải có đủ nắp, đệm cho thùng chứa.
• Tính bốc hơi của nhiên liệu còn ảnh hưởng đến quá trình tra nhiên liệu, phun nhiên liệu và vận chuyển nhiên liệu trong đường ống.
B. Tác dụng của tính bốc hơi:
1. Tính bốc hơi của xăng ảnh hưởng đến khởi động động cơ:
• Xăng bốc hơi kém sẽ làm cho động cơ khó khởi động, nhất là khi trời lạnh hoặc sáng sớm. Tính bốc hơi tốt thì khởi động động cơ dễ dàng chủ yếu là do thành phần nhẹ của độ cất đầu tiên và độ cất 10% quyết định.
• Độ cất 10% là nhiệt độ làm cho xăng bốc hơi và đọng lại, ta hứng được 10% thể tích của xăng trước khi đốt nóng.
• Nhiệt độ sôi 10% của xăng ôtô là 700C hoặc thấp hơn. Nếu nhiệt độ cất 10% càng lớn thì thời gian khởi động máy càng lâu và lượng xăng tiêu thụ càng nhiều.
• Ở nước ta, các loại xăng có độ sôi 10% từ 70 – 800C là dùng thích hợp.
2. Tính bốc hơi của xăng có liên quan đến việc nút hơi và sặc xăng:
• Khi vận hành, các loại xăng có nhiều thành phần nhẹ bốc hơi mạnh, có thể tạo thành nút hơi trong đường ống dẫn nhiên liệu, xăng phun ra có lẫn nhiều bọt nên hỗn hợp khí bị loãng, động cơ chạy không bình thường và có lúc bị tắt máy. Về mùa hè dễ xảy ra nút hơi hơn mùa đông, ở vùng có áp suất khí trời thấp càng dễ xảy ra nút hơi.
• Nhiệt độ không khí có thể tạo thành nút hơi liên hệ tới độ cất theo công thức:
Tkk = 2t10% - 93
• Hoặc tính nhiệt độ tạo thành nút hơi (bắt đầu) theo áp suất hơi bão hòa (Râyđơ) như sau:
T = 260 - 77,8 lg P
- T: nhiệt độ bắt đầu tạo nút hơi
- P: áp suất hơi bão hòa của xăng (mmHg)
Ví dụ: khi P = 500 mmHg thì nút hơi sẽ tạo thành ở trên 500C
• Xăng nhẹ bốc hơi nhanh, đôi khi ta thấy có hiện tượng hơi xăng tập trung trong bộ chế hòa khí và đẩy xăng lỏng vào trong động cơ. Xăng bị đẩy vào như vậy sẽ tạo thành hơi hỗn hơp đặc, dẫn đến động cơ làm việc không ổn định, ta gọi là hiện tượng sặc xăng. Xăng có nhiều thành phần nhẹ, trong bảo quản dễ bốc hơi hao hụt tự nhiên, nên số lượng bị giảm và phẩm chất có thể bị kém đi.
3. Tính bốc hơi của xăng ảnh hưởng đến việc tăng tốc độ của ôtô:
• Xe chạy có đà tốt nhất là khi tỷ lệ xăng và không khí là 1/12. Nếu xăng bốc hơi kém, khi tăng ga tỷ lệ hỗn hợp không khí với xăng không đạt ngay được 1/12. Do đó lấy đà không tốt, thời gian tăng tốc phải dài. Thời gian tăng tốc lâu hay mau phụ thuộc chủ yếu vào độ cất 50% trong xăng. Nếu độ cất 50% càng thấp thì việc điều khiển cho xe tăng tốc càng tốt. Độ cất 50% của xăng thường cao hơn 1150C.
4. Ảnh hưởng của độ cất 90% và độ cất cuối cùng của xăng ôtô:
• Độ cất 90% và độ cất cuối cùng của xăng có liên quan đến sự mài mòn máy.
• Lượng tiêu thụ xăng tốn nhiều vì thành phần nặng không bốc hơi thì không thể cháy hết được, cho nên dù có được đưa vào động cơ, nhiên liệu cũng đọng xuống cácte hoặc phân hủy đi chứ không cung cấp nhiệt năng cho động cơ, do đó thành phần nặng tiêu thụ vô ích
• Giảm độ sôi cuối cùng của xăng sẽ làm tăng rất nhiều các tính chất và khả năng sử dụng của xăng, nhưng lại giảm bớt trữ lượng của chúng (khi cất ra từ dầu mỏ).
• Lượng tiêu thụ xăng tốn nhiều vì thành phần nặng không bốc hơi thì không thể cháy hết được, cho nên dù có được đưa vào động cơ, nhiên liệu cũng đọng xuống cácte hoặc phân hủy đi chứ không cung cấp nhiệt năng cho động cơ, do đó thành phần nặng tiêu thụ vô ích
• Giảm độ sôi cuối cùng của xăng sẽ làm tăng rất nhiều các tính chất và khả năng sử dụng của xăng, nhưng lại giảm bớt trữ lượng của chúng (khi cất ra từ dầu mỏ).
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro