[Thai sản] Vỡ màng ối sớm (PROM)
Chú ý: Các thông tin dưới đây được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau, có khả năng không thể đúng hoàn toàn mà chỉ là để lấy tư liệu.
Ối vỡ sớm (PROM - Premature ruptune of membranes) có thể xảy ra ở khi thai đủ tháng (≥ 37 tuần) hoặc sớm hơn (được gọi là sinh non nếu < 37 tuần).
NGUYÊN NHÂN
Ngôi thai bất thường, khung chậu hẹp, đa thai hoặc đa ối, hở eo tử cung, viêm màng ối, sau sang chấn, một số trường hợp sẽ không tìm ra nguyên nhân...
TRIỆU CHỨNG VÀ DẤU HIỆU
• Hiện tượng rỉ nước từ âm đạo: Nước ối có thể bị rỉ ra một chút, nhưng trong một vài trường hợp có thể chảy ồ ạt. (Nước ối không có màu và mùi, đồng thời độ pH cũng khác xa nước tiểu và có thể được phát hiện bằng giấy quỳ.)
• Rỉ nước kèm xuất huyết: Trong trường hợp nước ối rỉ nhiều, kèm theo máu, cần cấp thiết đến bệnh viện.
• Nước ối chảy ra có màu hoặc mùi bất thường: Trong trường hợp nước ối chảy ra có màu lạ như vàng, xanh, đó có thể là dấu hiệu của những vấn đề như nước ối bị nhiễm trùng hoặc lẫn phân su.
(Nói qua một chút về phân su: được tạo thành từ những gì thai nhi nuốt vào khi còn ở trong bụng mẹ như nước ối, chất nhầy... Nếu hít phải phân su lẫn nước ối có thể khiến thai nhi tắc nghẽn đường thở, những kích ứng hóa học do phân su gây ra có gây nhiễm trùng bào thai, dị tật bẩm sinh, viêm phổi...)
CHẨN ĐOÁN
• Khám âm đạo thấy có dịch ối hoặc chất gây hoặc phân su.
• Đánh giá dịch âm đạo có hình dương xỉ hoặc độ kiềm (màu xanh dương) trên giấy Nitrazin.
(Lại nói một chút về giấy Nitrazin - theo những gì mình đã tìm hiểu - là để giúp xác nhận dịch chảy ra có phải là nước ối hay không. Dịch tiết âm đạo và nước tiểu có tính acid, trong khi đó thì dịch ối có tính kiềm. Tuy nhiên dịch máu và ấm đạo nhiễm trùng vẫn có thể gây kết quả sai.)
• Đôi khi chọc ối dưới hướng dẫn bằng siêu âm với thuốc nhuộm để xác định.
(Thuốc nhuộm carmin indigo có thể được dùng bằng cách chọc ối có hướng dẫn bằng siêu âm. Sự xuất hiện của thuốc nhuộm màu xanh lam trên miếng băng âm đạo hoặc peripad xác nhận chẩn đoán.)
Khám mỏ vịt vô khuẩn được thực hiện để xác minh PROM, đánh giá sự giãn mở cổ tử cung, thu thập dịch ối làm xét nghiệm trưởng thành phổi thai nhi, và lấy mẫu làm xét nghiệm cấy dịch cổ tử cung.
Vị trí của thai nhi nên được đánh giá. Nếu nhiễm trùng ối trong buồng ối là một mối lo ngại, chọc ối qua bụng (lấy nước ối bằng kỹ thuật vô trùng) có thể xác nhận nhiễm trùng này.
*Ở những trường hợp không quá nghiêm trọng, thai phụ sẽ được yêu cầu dùng một miếng thấm và theo dõi ở bệnh viện trong vài giờ, không có gì chuyển biến xấu thì có thể theo dõi tình trạng tại nhà.
PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN & ĐIỀU TRỊ
1. Thai 22 - 31 tuần
Thai phụ cần cố gắng dưỡng thai, ngoài ra các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc trưởng thành phổi thai (Tiêm bắp Betamethasone 12mg/24 giờ x2 ngày hoặc Dexamethasone 6mg/12 giờ x 2 ngày).
Quản lý nhiễm khuẩn:
+ Hạn chế thăm khám bằng tay. (Khám vùng chậu bằng tay, đặc biệt là khám nhiều lần sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và tốt nhất là tránh trừ khi việc sinh sắp xảy ra.)
+ Cấy dịch cổ tử cung, âm đạo, hậu môn.
+ Sử dụng kháng sinh phổ rộng ngăn ngừa nhiễm trùng cho cả mẹ và thai, ngoài ra còn làm giảm tỷ lệ chuyển dạ. Do đó được khuyến cáo sử dụng thường quy trong trường hợp cần kéo dài thai kỳ khi ối vỡ non để kích thích trưởng thành phổi thai.
(Hiện nay các nghiên cứu đều đồng thuận sử dụng kháng sinh không nên quá 7 ngày, vì việc kéo dài thời gian sử dụng kháng sinh ở những thai kỳ này là không cần thiết, mà còn làm tăng kháng thuốc của vi khuẩn.)
2. Thai 32 - 33 tuần
Theo dõi Monitor tim thai lúc nhập viện.
Xác định thai chậm phát triển trong tử cung.
Corticoid trưởng thành phổi thai nhi.
Quản lý nhiễm trùng.
Sử dụng thuốc giảm co cho thai phụ, và sẽ tiến hành khởi phát chuyển dạ khi có đủ bằng chứng về các dấu hiệu trưởng thành phổi, nhiễm khuẩn, thai suy.
3. Thai 34 - 36 tuần
Chấm dứt thai kỳ: Hầu hết thai phụ sẽ chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối. Có thể là chờ chuyển dạ tự nhiên hoặc khởi phát chuyển dạ tùy tình trạng ối, thai và nhiễm khuẩn. Việc kéo dài thai kỳ có nguy cơ nhiễm trùng tử cung và viêm màng ối, thiểu ối, nhau bong non, suy thai, thiểu sản phổi, biến dạng chi. Nếu có đủ bằng chứng trưởng thành phổi thì chấm dứt thai kỳ ngay.
Nếu giữ thai: quản lý nhiễm trùng (tương tự như trên).
Lưu ý: Nếu có dấu hiệu nhiễm ối như: sốt, bạch cầu tăng cao, nước ối đổi màu, có mùi hôi..., hoặc nước ối vẫn tiếp tục ra, siêu âm hết ối... bắt buộc phải chấm dứt thai kỳ.
4. Thai trên 37 tuần
Bác sĩ sẽ tiến hành chấm dứt thai kỳ tùy tình trạng cổ tử cung, ngôi thai, tình trạng thai, có nhiễm trùng hay không:
- Ngôi bất thường hoặc có những bằng chứng cho thấy thai nhi không chịu nổi cuộc chuyển dạ → mổ lấy thai.
- Nếu có bằng chứng nhiễm trùng trên lâm sàng và không có chống chỉ định đẻ đường âm đạo, cho kháng sinh và khởi phát chuyển dạ ngay lập tức.
5. Tổng hợp ý
Đẻ nếu thai bị tổn thương, nhiễm trùng hoặc tuổi thai > 34 tuần.
Nếu không, nghỉ ngơi, hạn chế thăm khám dưới, theo dõi chặt chẽ, kháng sinh, và đôi khi sử dụng corticosteroid.
Quản lý PROM đòi hỏi cân bằng nguy cơ viêm nhiễm khi chuyển dạ bị trì hoãn với các nguy cơ do thai non tháng khi sinh ngay lập tức. Không có một biện pháp nào là chính xác, nhưng nói chung, các dấu hiệu của sự tổn thương thai hoặc nhiễm trùng (ví dụ như kết quả xét nghiệm thai nhi không hồi phục liên tục, tử cung căng tức cộng với sốt) nên chỉ định đẻ.
Nếu không, việc chuyển dạ có thể được trì hoãn lại trong một khoảng thời gian khác nhau nếu phổi thai nhi vẫn còn non hoặc nếu chuyển dạ có thể bắt đầu tự phát (ví dụ sau khi tuổi thai muộn).
CÁC NGUY CƠ TIỀM ẨN NẾU HIỆN TƯỢNG ỐI VỠ NON KÉO DÀI
Gây nhiễm khuẩn ối, nhiễm khuẩn hậu sản, suy hô hấp sơ sinh.
Thiếu ối dẫn đến thai nhi bị thiếu sản phổi, biến dạng chi, chèn ép dây rốn.
Rau bong non, có thể dẫn đến hiện tượng thai nhi chết trong tử cung.
QUẢN LÝ THEO DÕI
Khi có chỉ định chờ đợi, hoạt động của sản phụ hạn chế để nghỉ ngơi trên giường và nghỉ ngơi vùng chậu hoàn toàn. BP, nhịp tim, và nhiệt độ phải được đo ≥ 3 lần/ngày.
Kháng sinh (thường là 48 giờ của ampicillin tĩnh mạch và erythromycin, tiếp theo là 5 ngày uống amoxicillin và erythromycin); chúng kéo dài thời gian tiềm ẩn và giảm nguy cơ bệnh tật sơ sinh.
Đối với thai < 34 tuần tuổi, nên dùng corticosteroid để làm tăng sự trưởng thành của phổi thai.
Magnesium sulfate đường tĩnh mạch nên được xem xét trong thời kỳ mang thai < 32 tuần; với thuốc này có vẻ như giúp giảm nguy cơ rối loạn chức năng thần kinh trầm trọng (ví dụ, xuất huyết trong não thất), bao gồm bại não, ở trẻ sơ sinh.
Sử dụng thuốc giãn cơ tử cung (thuốc ngăn chặn các cơn co tử cung) để điều trị PROM sinh non là vấn đề gây tranh cãi; việc sử dụng chúng phải được xác định theo từng trường hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ:
- MSD MANUAL
- Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
- Âu Nhựt Lan (2010) Quản lý một trường hợp chuyển dạ sanh non.
- Ngô Thị Kim Phụng (2008) Ối vỡ sớm, Ối vỡ non. Sản Phụ Khoa tập 1 NXB Y học.
- Nguyễn Thị Anh Phương (2010) Y học chứng cứ về thuốc giảm gò.
Và các nguồn tài liệu khác không xác định (Vì author lỡ tắt tab trong khi đang ở chế độ ẩn danh :v)...
Bạn đang đọc truyện trên: Truyen247.Pro